Thân chào cô và các bạn
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Đề tài: Văn hóa miền Trung
Nhóm 6
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ)
có phía Bắc giáp khu vực đồng bằng
Sông Hồng và Trung du miền núi vùng
Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình
Phước, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu
vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển
Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và
Campuchia. Dải đất miền Trung được
bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ
phía Tây và sườn bờ biển phía Đông,
vùng có chiều ngang theo hướng Đông -
Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50 km)
và nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Địa hình miền Trung gồm 3 khu vực cơ
bản là Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và
Nam Trung Bộ.
1. Vị trí địa lý:
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
2. Điều kiện tự nhiên:
a. Khí hậu:
Khu vực Bắc Trung Bộ: Vào
mùa đông, do gió mùa thổi theo
hướng Đông Bắc mang theo hơi
nước từ biển vào nên toàn khu
vực chịu ảnh hưởng của thời tiết
lạnh kèm theo mưa. Đây là điểm
khác biệt với thời tiết khô hanh
vào mùa Đông vùng Bắc Bộ.
Đến mùa Hè không còn hơi
nước từ biển vào nhưng có thêm
gió mùa Tây Nam (còn gọi là
gió Lào) thổi ngược lên gây nên
thời tiết khô nóng.
Vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ: Gió mùa Đông Bắc khi thổi
đến đây thường suy yếu đi do bị
chặn lại bởi dãy Bạch Mã. Vì vậy
khi về mùa hè khi xuất hiện gió
mùa Tây Nam thổi mạnh từ vịnh
Thái Lan và tràn qua dãy núi
Trường Sơn sẽ gây ra thời tiết
khô nóng cho toàn bộ khu vực.
Đặc điểm nổi bật của khí hậu
Trung Bộ là có mùa mưa và mùa
khô không cùng xảy ra vào một
thời kỳ trong năm của hai vùng
khí hậu Bắc Bộ và Nam Bộ
ĐẶC ĐIỂM BẮC TRUNG BỘ NAM TRUNG BỘ
Mùa
Đông
Khí
hậu
Thời tiết lạnh kèm theo
mưa.
Gió mùa Đông Bắc thổi tới
đây thì bị suy yếu do bị
chặn bởi dãy Bạch Mã nên
mùa Đông không lạnh.
Mùa Hè
Thời tiết khô nóng. Thời tiết khô nóng.
Địa
hình
-
Gồm các dãy núi phía
Tây có độ cao trung bình
và thấp. Riêng khu vực
miền núi Nghệ An - Hà
Tĩnh là đầu nguồn của
dãy Trường Sơn nên có
địa hình hiểm trở, núi cao
nằm rải rác.
-
Đồng bằng có diện tích
6200km, trong đó đồng
bằng Thanh Hóa chiếm
gần nửa.
- Gồm các đồng bằng ven
biển và núi thấp chạy theo
chiều ngang hướng Đông
Tây.
-
Có hệ thống sông ngòi
ngắn và dốc, bờ biển sâu
với nhiều đoạn khúc khuỷ,
thềm lục địa hẹp.
-
Đồng bằng có diện tích
không lớn chủ yếu được
bồi đắp do sông và biển,
bám sát theo các chân núi.
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
2. Điều kiện tự nhiên:
b. Địa hình:
Bắc Trung Bộ bao gồm các dãy núi
phía Tây. Nơi giáp Lào có độ cao trung
bình và thấp. Khu vực miền núi Nghệ An
- Hà Tĩnh là đầu nguồn của dãy Trường
Sơn có địa hình rất hiểm trở, phần lớn các
núi cao nằm rải rác ở đây. Các miền đồng
bằng có tổng diện tích khoảng 6.200km2,
trong đó đồng bằng Thanh Hoá do nguồn
phù sa từ sông Mã và sông Chu bồi đắp,
chiếm gần một nửa diện tích và là đồng
bằng rộng nhất của Trung Bộ.
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
2. Điều kiện tự nhiên:
b. Địa hình:
Nam Trung Bộ thuộc khu vực cận
giáp biển. Địa hình ở đây bao gồm đồng
bằng ven biển và núi thấp, có chiều
ngang theo hường Đông - Tây (trung bình
40 – 50 km). Có hệ thống sông ngòi ngắn
và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc
khuỷu, thềm lục địa hẹp. Các miền đồng
bằng có diện tích không lớn do các dãy
núi phía Tây trải dọc theo hướng Nam
tiến dần ra sát biển và có hướng thu hẹp
dần diện tích lại. Đồng bằng chủ yếu do
sông và biển bồi đắp, khi hình thành nên
thường bám sát theo các chân núi.
Nam Trung Bộ
II. KINH TẾ:
Công nghiệp: Đây là vùng có nhiều khoáng sản quý đặc biệt là đá
vôi, nên có điều kiện phát triển các nghành khai khoáng, sản xuất vật
liệu xây dựng.
Nông nghiệp: Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp nên thuận lợi cho
việc trồng cây lâu năm và chăn nuôi gia súc. Vùng đồng bằng ven biển
chủ yếu là đất feralit và đất cát pha nên không phù hợp cho việc trồng
cây lúa.
Ngoại thương: Là vùng có nhiều cửa khẩu biên giới như: Nậm
Cắn, Cầu Treo, Lao Bảo,… Có đường bờ biển dài tạo điều kiện cho
buôn bán, trao đổi hàng hóa.
Du lịch: Ngày càng phát triển đặc biệt là du lịch biển đảo, di tích
lịch sử văn hóa dân tộc.
Ngư nghiệp: Nguồn lợi thủy hải sản lớn có giá trị kinh tế cao, ngày
càng được nhà nước đầu tư và xây dựng.
III. VĂN HÓA:
Do vị thế địa chính trị, địa văn hóa, lịch sử mà Trung Bộ có
những nét văn hóa khá độc đáo và thú vị. Trung Bộ là nơi ra đời và phát
triển của vương quốc Chămpa, là nơi kinh sư, thượng kinh của nhà
Nguyễn.Bên cạnh đó nơi đây là nơi cư trú của nhiều dân tộc như Chăm,
Khơmer, Ba Na, Xơ Đăng,Cơ Ho, Mơ Nông, Khơ Mú, Rẻ Chiêng, Mạ,
Co, . . . Chính vì điều đó đã góp phần làm cho nền văn hóa của Trung Bộ
mang nhiều màu sắc của các nền văn hóa khác nhau. Tiêu biểu là văn hóa
Chămpa và vùng văn hóa xứ Huế.
1. Dân tộc chăm
- Tên gọi các nhóm thuộc dân tộc Chăm: Chiêm Thành, Hroi,
- Tiếng nói của dân tộc Chăm thuộc ngữ hệ Nam Đảo, nhóm ngôn
ngữ Malayo – Polinesia .
- Ở Việt Nam, dân tộc Chăm có số dân 161.729 người.
a, Địa bàn cư trú
Dân tộc Chăm sống tập chung và lâu đời ở hai tỉnh Ninh Thuận và
Bình Thuận, miền núi các tỉnh Bình Định, Phú Yên (Chăm Nam
Trung Bộ)
b, Kinh tế truyền thống:
Có 2 hoạt động sản xuất chính
Nông nghiệp Thủ công nghiệp
Ngoài ra còn có các hoạt động như trao đổi, buôn bán, đánh cá
hay khai thác tự nhiên.
NÔNG NGHIỆP THỦ CÔNG NGHIỆP
- Người Chăm ở Ninh Thuận,
Bình Thuận sống chủ yếu bằng
nghề trồng lúa nước.
- Ruộng của người Chăm được
chia làm ba loại: thủy điền (hamu
thòon), ruộng trầm thủy ( hamu
ya) và sơn điền (hamu rilon).
- Ngoài cây lúa, đồng bào còn
trồng bắp, đậu, mè và các loại
khoai, bầu, bí, . . .
- Về kĩ thuật canh tác, sử dụng
sức kéo trong nông nghiệp, dùng
hai con bò để kéo cày, bừa và
trục. Đối với ruộng thủy điền,
chờ mưa hoặc chủ động tưới tiêu,
sau khi đã cày, bừa thì người
Chăm có thể dùng kĩ thuật sạ lúa.
Nghề gốm:
Đặc điểm: không cần bàn xoay
Lao động chính là phụ nữ
Nghề gốm ở Bầu Trúc không nung
trong lò nung mà xếp gốm mộc thành
khối lò trên mặt đất, rồi dùng nhiên liệu
là rơm, rạ, trấu, phân trâu, bò phơi khô
để đun nung. Nung vài giờ là xong.
Nghề gốm chỉ được sản xuất trong
mùa nông nhàn.
Nghề dệt:
Nghề dệt thổ cẩm ở Mỹ Nghiệp
được phát triển từ nghề dệt truyền
thống của người Chăm tại Ninh Thuận.
Những mặt hàng dệt thổ cẩm này thì có
giá trị rất cao, có mặt khắp thị trường
trong nước và thị trường nước ngoài.
Nông nghiệp
- Người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận sống chủ yếu bằng nghề trồng
lúa nước.
- Ruộng của người Chăm được chia làm ba loại: thủy điền (hamu thòon),
ruộng trầm thủy ( hamu ya) và sơn điền (hamu rilon).
- Ngoài cây lúa, đồng bào còn trồng bắp, đậu, mè và các loại khoai, bầu,
bí, . . .
- Về kĩ thuật canh tác, sử dụng sức kéo trong nông nghiệp, dùng hai con
bò để kéo cày, bừa và trục. Đối với ruộng thủy điền, chờ mưa hoặc chủ
động tưới tiêu, sau khi đã cày, bừa thì người Chăm có thể dùng kĩ thuật sạ
lúa.
Thủ công nghiệp
Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận có hai nghề thủ công truyền
thống đó là nghề làm gốm ở Bầu Trúc và nghề dệt Mỹ Nghiệp.
Nghề gốm:
Đặc điểm: không cần bàn xoay
Lao động chính là phụ nữ
Nghề gốm ở Bầu Trúc không nung trong lò nung mà xếp gốm mộc
thành khối lò trên mặt đất, rồi dùng nhiên liệu là rơm, rạ, trấu, phân trâu,
bò phơi khô để đun nung. Nung vài giờ là xong.
Nghề gốm chỉ được sản xuất trong mùa nông nhàn.
Nghề dệt:
Nghề dệt thổ cẩm ở Mỹ Nghiệp được phát triển từ nghề dệt truyền
thống của người Chăm tại Ninh Thuận. Những mặt hàng dệt thổ cẩm này
thì có giá trị rất cao, có măt khắp thị trường trong nước và thị trường nước
ngoài.
c, Văn hóa tổ chức xã hội:
- Người dân tộc Chăm có tổ chức xã hội là làng
- Làng của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận được dựng chủ
yếu dọc theo phía Tây quốc lộ 1.
- Trong làng thì có nhiều dòng họ cùng chung sống, mỗi dòng họ thường
cư trú ở một khu vực. Đồng bào thường cư trú theo huyết thống, tính theo
dòng mẹ.
- Không gian làng thường có ít cây cối.
d, Nhà ở:
- Nhà của đồng bào Chăm khu vực miền Trung là nhà trệt
- Nguyên liệu: gỗ, tre, đất, đá
- Khuôn viên nhà gồm nhiều ngôi nhà: từ 2 đến 8 ngôi nhà, mỗi nhà
được xây dựng theo một quy định nghiêm ngặt và có chức năng riêng.
- Điều đặc biệt là trong khuôn viên nhà ở có ngôi nhà được lợp hai mái:
mái dưới là mái đất trát, mái trên là mái bằng cỏ gianh.
18
e, Y phục, trang sức
- Nam giới thường mặc xà rông hoặc quần váy (bek khăn), khi mặc
dùng thêm một thắt lưng vải dệt bằng chỉ màu (talay khanh). Áo đàn ông
lá áo dài chui đầu, không xẻ tà, thân áo được ghép bằng bốn miếng vải,
có viền hoa văn ở trước và sau lưng.
- Phụ nữ thì mặc váy (khăn) vá áo (ao). Váy dài buông chùng quá gót
chân, vải thường là màu đen, sẫm. Áo dài không xẻ tà, mặc chui đầu, khi
mặc phủ trùm lên váy.
- Đàn ông hay đàn bà khi đi đường xa, khi làm ruộng đều đội khăn
- Phụ nữ còn hay đeo một loại nhẫn bằng kim loại có khảm mặt đá đen
(karah mưta).
- Trong dịp lễ hội, lễ tạt, tết nhất con trai, con gái Chăm còn dùng đồ
trang sức bằng chiếc thắt lưng do người Chăm tự dệt, có hoa văn trang
trí, màu sặc sỡ.
f, Ẩm thực:
- Người Chăm ăn cơm, gạo được nấu trong nồi đất nung lớn, nhỏ. Thức
ăn gồm cá, thịt, rau củ, do săn bắt hái lượm và chăn nuôi trồng trọt đem
lại. Thức uống có rượu cần và rượu gạo. Tục ăn trầu cau rất phổ biến.
- Dân tộc Chăm có một nét đặc trưng trong ẩm thực đó là người Chăm
theo đạo Bà-là-môn không ăn thịt bò.
g, Phương tiện vận chuyển:
- Đồng bào có cách vận chuyển độc đáo là mang các vật nặng để lên đầu:
đội vò nước trên đầu,… và dùng xe hai bò kéo…
h. Tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội
- Người chăm ở miền trung thuộc nhóm đạo Bà-la-môn và nhóm đạo Bà-ni.
- Đạo bà-la-môn tôn thờ ba vị thần: Bà-la-môn (vị thần sáng tạo), Vishnu (vị
thần bảo tồn), Shiva (vị thần hủy diệt).
- Nhóm đạo Bà-ni là Chăm theo Hồi giáo, nhưng còn bảo lưu nhiều yếu tố tín
ngưỡng dân gian bản địa và chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo như thờ bò, thờ
khỉ… tạo nên hình thức biến thái của hồi giáo ở nước ta - Hồi giáo Bà-ni.
- Lễ hội tiêu biểu của người Chăm miền Trung là lễ hội Kate. Diễn ra vào
ngày 1-7-lịch Chăm ( khoảng 14, 15 – 9 âm lịch), trong các tháp Chăm.
- Ngoài ra còn có các nghi lễ nông nghiệp như: Lễ khai mương đắp đập - Pa
băng yang, Lễ hạ điền - Yor yang, Lễ mừng lúa non - Trum trak, Lễ mừng lúa ra
đồng - Paday mutin…
i. Nghệ thuật
- Văn học: Có nhiều thể loại như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ,
dân ca, ca dao, tục ngữ…
- Điêu khắc: Bằng đá là loại hình nghệ thuật độc đáo của người
chăm.
- Âm nhạc, nhạc cụ khá phong phú, các nhạc cụ đặc trưng như:
trống, ginăng, trống baranung, chiên đồng và kèn saranai.
k. Văn hóa xã hội.
- Gia đình dòng họ: Gia đình người Chăm theo đạo Bà-la-môn là gia
đình mẫu quyền người mẹ, người vợ có vị trí quan trọng, có quyền
quyết định việc cưới xin, tang ma. Chăm Bà-ni gia đình của họ được tổ
chức theo hình thái vừa có tính phụ hệ vừa có tính mẫu hệ.
-Tục lệ cưới xin hôn nhân của người Chăm là ngoại hôn dòng tộc. Nét
đặc trưng trong cưới xin của người Chăm miền Trung là gái đi hỏi
chồng và cưới chồng về nhà mình.
-Tập quán tang ma: Người Chăm theo đạo Bà-la-môn thì có hình thức
mai táng là hỏa táng.