Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Báo cáo thực tập bệnh viện đa khoa Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.37 KB, 32 trang )

1
PHẦN 1: TỔNG QUÁT
Bệnh viện là cơ sở trực tiếp khám, chữa bệnh và chăm sóc sức
khoẻ cho người bệnh, là nơi thể hiện năng lực hoạt động của ngành y tế.
Thuốc có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ nhân dân, là một trong những yếu tố chủ yếu đảm bảo
mục tiêu SK cho mọi người. [1]
Hoạt động cung ứng thuốc tại các bệnh viện là một trong những
nhiệm vụ hết sức quan trọng. Cung ứng thuốc hiện nay không chỉ dừng
lại ở công việc cấp phát thuốc đơn thuần như trước kia mà cần phải quan
tâm đến việc quản lý, nhằm đạt được hiệu quả cung ứng thuốc tốt nhất,
đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hiệu quả kinh tế cũng như về
thông tin tư vấn sử dụng thuốc cho bác sĩ và người bệnh. Cung ứng
thuốc không đầy đủ, kịp thời và chất lượng không tốt sẽ gây lãng phí tiền
của và có khi gây nên những tác hại tới sức khoẻ, thậm chí còn gây nguy
hiểm đến tính mạng của con người. Tuy nhiên, hoạt động cung ứng
thuốc chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, nhất là trong công cuộc đổi
mới kinh tế của đất nước ta hiện nay nên cần có sự nghiên cứu đầy đủ
các yếu tố này để lựa chọn những phương thức hợp lý trong cung ứng
thuốc.
Bệnh viện ĐKTBG là một bệnh viện đa khoa hạng II trực thuộc Uỷ
ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Sở
Y tế Bắc Giang, với qui mô 550 giường bệnh, biên chế 627 cán bộ, với
35 khoa phòng, được trang bị nhiều máy móc hiện đại, có nhiệm vụ tiếp
nhận khám và điều trị cho khoảng 1,6 triệu dân trong tỉnh thuộc 10
huyện/ thành phố và một số vùng lân cận; hợp tác trong lĩnh vực y tế với
các bệnh viện trung ương. Là BV lớn nhất của tỉnh Bắc Giang, hằng năm
tiếp nhận khám và điều trị số lượng bệnh nhân rất lớn, mô hình bệnh tật
đa dạng, phức tạp. Vì vậy việc nghiên cứu nâng cao chất lượng hoạt
động cung ứng thuốc trong bệnh viện là hết sức cần thiết.
Trong quá trình thực tập tại Bệnh viện ĐKTBG chúng tôi thấy vấn


đề cung ứng thuốc tại bệnh viện là một vấn đề đáng được quan tâm và
2
cần có những can thiệp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng
thuốc trong bệnh viện.
I. Vài nét về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.
I.1. Mô hình tổ chức.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang là bệnh viện đa khoa hạng II,
nằm ở trung tâm Thành phố Bắc Giang - tỉnh Bắc Giang, có các chức
năng và nhiệm vụ như các BVĐK hạng II được quy định theo quy chế
BV; với quy mô 550 giường bệnh gồm 35 khoa, phòng:
- 17 khoa lâm sàng có giường bệnh;
- 05 khoa không có giường bệnh;
- 06 khoa cận lâm sàng;
- 07 phòng chức năng.
01 Trung tâm Giám định Pháp y.
Tổng số cán bộ viên chức 627. Bệnh viện do Giám đốc phụ trách và 2
Phó giám đốc giúp việc.
Mỗi khoa, phòng có 1 trưởng khoa dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc
bệnh viện, tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quy chế chuyên
môn thuộc lĩnh vực khoa phòng mình.
Là BVĐK hạng II, song là BV lớn nhất tỉnh BG nên lưu lượng bệnh
nhân đến KCB rất đông. BV luôn trong tình trạng quá tải. Vì vậy Sở Y tế
cũng như BVĐKTBG đã có đề nghị nâng hạng BV lên hạng I, với qui
mô 800 giường bệnh)
Sơ đồ tổ chức BVĐKTBG (hình 1.1).
3
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức BVĐKTBG
Khối LS & CLS:
K. Hồi sức TC - CĐ
K.cấp cứu.

K. Nội tim mạch.
K. Nội tổng hợp.
K. Nội hô hấp
K. Nội thậnTN &LM
K. Truyền nhiễm.
K. Da liễu
K. Y học dân tộc
K. Vật lý trị liệu và
phục hồi chức năng.
K. Ngoại tổng hợp.
K. Ngoại chấn thương.
K Ung bướu
K. Mắt.
K. Tai - Mũi - Họng.
K.Răng - Hàm - Mặt
K. Khám bệnh.
K. PTGM HS.
K. Thần kinh - CXK
Khối LS & CLS:
- Khoa Dược.
- K. Chống nhiễm
khuẩn.
- K. Giải phẫu bệnh.
- K. Dinh dưỡng.
- K. Huyết học.
- K. Hoá sinh.
- K. Vi sinh.
- K. Chẩn đoán HA
- K. Thăm dò chức
năng.

Phòng chức năng:
- Kế hoạch tổng hợp.
Tổ chức cán bộ.
Hành chính quản trị.
Tài chính kế toán.
Y tá (điều dưỡng).
Vật tư - Thiết bị y tế.
Chỉ đạo tuyến.
Hội đồng tư vấn:
Khoa học kỹ thuật.
Thuốc và điều trị.
Thi đua khen
thưởng.
Các đoàn thể
Trung tâm Giám định pháp y
BAN GIÁM ĐỐC
4
1.3.2. Cơ cấu nhân lực.
Bảng 1.1. Cơ cấu nhân lực bệnh viện năm 2013.
Stt Cán bộ Năm 2013
Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Bác sĩ sau đại học 74 11,80
2 Bác sĩ 85 13,56
3 Dược sĩ sau đại học. 05 0,80
4 Dược sĩ đại học 05 0,80
5 Dược sĩ trung học, KTV. 24 3,83
6 Dược tá 02 0,32
7 Y tá điều dưỡng đại học 58 9,25
8 Y tá ĐD, KTV (trung học). 214 34,13
9 Cán bộ khác 145 23,13

10 Hợp đồng 15 2,39
Tổng số 627 100

Theo “Báo cáo hoạt động BV Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2013,
phương hướng nhiệm vụ năm 2014”; tại BVĐKTBG có tổng số 627 cán
bộ, trong đó:
- Tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn (bác sĩ, dược sĩ đại học, sau đại
học) chiếm 26,96%, trong đó trình độ sau đại học chiếm 12,60% (với 01
tiến sĩ, 06 bác sĩ CKII, 22 thạc sĩ, 45 bác sĩ CKI và 05 dược sĩ CKI).
Ngoài ra còn một số cán bộ đang được đào tạo các trình độ: CKII, Thạc
sĩ và CKI.
- Tỷ lệ ĐD đại học, cao đẳng chiếm 9,25%; tỷ lệ cán bộ trình độ trung
cấp là 37,96%, sơ cấp còn 0,32%. Như vậy có thể thấy BV có đội ngũ
cán bộ chuyên môn có trình độ cao, chuyên sâu khá mạnh; BV đã quan
tâm tới công tác đào tạo chuyên môn cho cán bộ: tăng cán bộ đại học và
trên đại học, giảm sơ học nhằm mục đích nâng cao chất lượng ĐT, chăm
sóc người bệnh.
Tuy nhiên còn có sự mất cân đối giữa cán bộ Y và cán bộ Dược: Có 36
cán bộ dược/627 tổng số cán bộ, chiếm 5,75% so với toàn BV (trong đó
biên chế cho khoa Dược 29 cán bộ, chiếm 4,63%). So với qui định chung
của Bộ Y Tế - Bộ Nội vụ năm 2007 là 12 - 15%; như vậy thực tế nhân
lực khoa Dược còn thiếu.
5
Tỷ lệ dược sĩ ĐH, trên ĐH so với bác sĩ, bác sĩ trên ĐH là 1/15,9. Tỷ lệ
này tương đối cân đối, vì theo Bộ Y tế - Bộ Nội vụ năm 2007 thì định
mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước tỷ lệ dược sĩ đại
học/bác sĩ: 1/15-1/8. [13]
* Sơ đồ tổ chức Khoa Dược: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và nguồn
nhân lực của mình; Khoa Dược BVĐKTBG năm 2013 được tổ chức theo
sơ đồ (hình 1.2)

GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN
Trưởng khoa Dược
HĐT & ĐT
Nghiệp vụ dược - TK TTT - Dược LS
-Hành
chính
-Thống

- Cung
ứng
- Kiểm tra
quy chế
chuyên
môn
- Đưa
thuốc đến
KLS
Kho chính
Bộ phận cung ứng thuốc
Thông
tin
thuốc-
Dược
lâm
sàng
- Kiểm
tra, giám
sát SD
thuốc.
-Theo

dõi ADR
Nội
trú I
Nội
trú II
Ngoại
trú
Bảo
hiểm
Bộ
phận
pha chế
Thuốc
đông y
Dịch
truyền
T. G
nghiện
- HTT
6
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức Khoa DượcBVĐKTBG năm 2013.
* Hội đồng thuốc và Điều trị.
- HĐT&ĐT của BVĐKTBG được thành lập theo Quyết định số
1182/QĐ-BV của Giám đốc BVĐKTBG ngày 28/11/2011 (gồm 19
thành viên do Giám đốc BV làm Chủ tịch HĐ, một PGĐ làm Phó chủ
tịch HĐ và Trưởng khoa Dược là Uỷ viên thường trực, Trưởng phòng
KH- TH làm thư ký, một số trưởng khoa ĐT, TK Khám bệnh, Trưởng
phòng: Vật tư, Điều dưỡng, TC-KT là uỷ viên). - Chức
năng, nhiệm vụ của HĐT&ĐT:
+ Tư vấn cho giám đốc về cung ứng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý,

hiệu quả.
+ Cụ thể hóa các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện.
+ Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với MHBT và chi phí của bệnh
viện.
+ Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án
và kê đơn điều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa
dược.
+ Theo dõi ADR và rút kinh nghiệm các sai sót trong dùng thuốc.
+ Thông tin về thuốc, theo dõi tác dụng của thuốc mới trong bệnh
viện.
+ Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sĩ, bác sĩ và y tá.
[17]
Như vậy, HĐT-ĐT có ảnh hưởng đến tất cả các khâu cung ứng thuốc
một cách trực tiếp hay gián tiếp. Chức năng quan trọng nhất của
HĐT&ĐT là đánh giá và lựa chọn thuốc để xây dựng DMTBV. Thông
thường, HĐT&ĐT sẽ phối hợp với bộ phận chịu trách nhiệm mua thuốc
là khoa Dược bệnh viện. Bộ phận mua thuốc sẽ thực hiện theo các yêu
cầu của HĐT&ĐT.
1.3.3. Tình hình khám chữa bệnh.
7
Một số chỉ tiêu thực hiện năm 2013. (Bảng 1.3)
Bảng 1.3. Một số chỉ tiêu khám chữa bệnh thực hiện năm 2013.
Stt Nội dung 2013
Chỉ tiêu
Thực
hiện
Đạt tỷ lệ
(%)
1 Số lần khám bệnh 170 000 197 618
116,25

2 Số lượt bệnh nhân ĐT nội
trú
25 430 29 415
115,67
3 Tổng số ngày ĐT nội trú 216 155 261 182
120,83
4 Số lượt bệnh nhân ĐT
ngoại trú
5 230 4 264
81,53
5 Ngày ĐT trung bình 8,5 8,99
(105,77)
Nhận xét: Năm 2013 số lượt bệnh nhân đến KB, chữa bệnh rất lớn, số
bệnh nhân ĐT nội trú khá cao; số BN ĐT ngoại trú có giảm do BHYT
chuyển nơi đăng ký KCB ban đầu cho cán bộ một số cơ quan và các đối
tượng hưu trí về một số BV trong Thành phố, đồng thời cũng triển khai
khám và ĐT ngoại trú các bệnh không lây nhiễm (tiểu đường, huyết
áp ) về tuyến huyện để giảm tải cho BVĐK tỉnh.
1.3.4. Mô hình bệnh tật. Qua khảo sát các số liệu thống kê của phòng
Kế hoạch tổng hợp kết quả cho thấy MHBT của BV ĐKTBG năm 2013
phân loại theo ICD - 10.[3]; thể hiện ở bảng 1.4.
Bảng 1.4. Mô hình bệnh tật của BVĐKTBG năm 2013 ( thứ tự giảm
dần)
St
t
Chương bệnh

ICD-10
Số
lượng

Tỷ lệ
(%)
1 Bệnh hệ tiêu hoá K00-
K93
5767 19,62
2 Chấn thương, ngộ độc do nguyên
nhân bên ngoài
S00-
T98
4634 15,75
3 Bệnh hệ tuần hoàn I00-I99 3884 13,24
4 Bệnh hệ hô hấp J00-
J99
2964 10,09
5 Khối u C00-
D48
2818 9,58
8
6 Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật A00-
B99
2006 6,82
7 Bệnh hệ tiết niệu - sinh dục N00-
N99
1935 6,59
8 Bệnh mắt và phần phụ của mắt H00-
H59
1127 3,83
9 Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết M00-
M99
841 2,87

1
0
Bệnh da và mô dưới da L00-
L99
831 2,84
1
1
Các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng
không phân loại ở nơi khác
R00-
R99
676 2,31
1
2
Bệnh hệ thần kinh G00-
G99
656 2,23
1
3
Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển
hoá
E00-
E90
526 1,80
1
4
Bệnh máu, cơ quan tạo máu và một số
rối loạn liên quan tới cơ chế miễn dịch
D50-
D89

174 0,59
1
5
Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và
tử vong
V00-
Y98
164 0,57
1
6
Bệnh tai và xương chũm H60-
H95
149 0,52
1
7
Rối loạn tâm thần và hành vi F00-
F99
136 0,46
1
8
Dị tật bẩm sinh và bất thường về nhiễm
sắc thể
Q00-
Q99
106 0,36
1
9
Chửa đẻ và sau đẻ O00-
O99
15 0,05

2
0
Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng SK và
việc tiếp xúc với cơ quan y tế
Z00-
Z99
4 0,014
2
1
Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ
chu sinh
P00-
P96
2 0,007
Tổng số 29
415
100
Các bệnh hệ tiêu hoá chiếm tỷ lệ cao nhất: 19,62% (bệnh của ruột
thừa: 1492; liệt ruột và tắc ruột không có thoát vị: 1063; viêm dạ dầy và
tá tràng: 768;…). Nguyên nhân do an toàn vệ sinh thực phẩm, do ô
9
nhiễm môi trường …; tiếp đó đến các bệnh về: tai nạn chấn thương, ngộ
độc do nguyên nhân bên ngoài: 15,75%; bệnh hệ tuần hoàn: 13,24%;
bệnh hệ hô hấp: 10,09%; bướu tân sinh: 9,58%; bệnh nhiễm khuẩn đứng
vị trí thứ 6 trong mô hình bệnh tật với 6,82% Nguyên nhân do đô thị
hoá, đời sống người dân được nâng lên, phương tiện giao thông tăng
nhanh, ô nhiễm môi trường, sự thay đổi diễn biến phức tạp của thời tiết,
khí hậu
PHẦN 2: THỰC TRẠNG
Thực trạng hoạt động lựa chọn, mua cấp phát và sử dụng thuốc

tại Bệnh viện ĐKTBG năm 2013
2.1. Lựa chọn thuốc
2.1.1. Quy trình xây dựng Danh mục thuốc bệnh viện
Xây dựng DMT BV là công việc đầu tiên, đặc biệt quan trọng của
HĐT&ĐT trong quá trình cung ứng thuốc cho BV. Quy trình xây dựng
DMT của BV được trình bày ở hình 2.1.
Dự
thảo
DMT

vấn
Giám
sát
Ban
hành
Căn cứ dự trù
thuốc
xây dựng
DMT lần sau
UỶ VIÊN THƯỜNG
TRỰC HĐT&ĐT
căn cứ các yếu tố
1. Mô hình bệnh tật;
2. Điều kiện kinh phí
của BV;
3. Trình độ chuyên môn
kỹ thuật;
4. Trang thiết bị;
5. Dự trù của các khoa
phòng;

6. DMT chủ yếu sử
dụng tại các cơ sở KB,
CB (được quỹ Bảo hiểm
y tế thanh toán - TT31)
7. DM thuốc trúng thầu
đang còn hiệu lực.
HĐT & ĐT
(xem xét, sửa
đổi và thông
qua)
GIÁM ĐỐC
BỆNH VIỆN
DMT
BỆNH VIỆN
10
Hình 3.5. Sơ đồ quy trình xây dựng DMT BV
Nhận xét:
Năm 2013, quy trình xây dựng Danh mục thuốc bệnh viện được
thực hiện sau khi có kết quả đấu thầu, Uỷ viên thường trực HĐT&ĐT
(Trưởng khoa Dược) tổng hợp, gửi dự thảo danh mục thuốc lên
HĐT&ĐT. HĐT&ĐT tiến hành họp xem xét tư vấn cho Giám đốc bệnh
viện. Khi Giám đốc bệnh viện phê duyệt cho ban hành, khoa Dược căn
cứ DMTBV làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động mua thuốc, tồn trữ cấp
phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện.
Theo quy trình, việc xây dựng DMTBV đã dựa trên các yếu tố cơ bản,
cần thiết như: Mô hình bệnh tật, tình hình điều trị và nhu cầu thực tế, tài
chính của bệnh viện: kinh phí - viện phí - bảo hiểm y tế, danh mục thuốc
chủ yếu,…do Bộ Y tế ban hành. Tuy nhiên, tiêu chí hướng dẫn thực
hành điều trị các bệnh thường gặp; hiệu quả - chi phí chưa được quan
tâm đúng mức để làm cơ sở cho việc xây dựng DMT. DMT BV chưa

thường xuyên nhận được sự đóng góp ý kiến của các khoa lâm sàng; đề
xuất của bác sĩ điều trị còn chủ yếu theo kiến thức và kinh nghiệm của
mình, mà nội dung đề xuất chưa bao gồm các thông tin như:
. Cơ chế tác dụng dược lý và chỉ định của thuốc.
. Bằng chứng làm rõ tính tính ưu việt của thuốc đề xuất đưa vào DM so
với các thuốc khác đã có trong DM.
. Bằng chứng từ y văn ủng hộ việc bổ sung vào danh mục thuốc
2.1.2. Cơ cấu Danh mục thuốc Bệnh viện
a, Phân loại theo nhóm tác dụng
DMT sử dụng tại BVĐKTBG với các loại thuốc được phân theo
nhóm tác dụng điều trị; (Danh mục có kèm theo giá thuốc).
Đề tài tiến hành phân tích cơ cấu thuốc tân dược trong DMT BV, kết
quả thể hiện tại bảng 2.4.
11
Bảng 2.4. Phân loại DMT BV theo nhóm tác dụng
Stt Nhóm thuốc SL
hoạt
chất
SL
thuốc
1 số
nhóm
Tỷ lệ
(%)
1 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống
nhiễm khuẩn
40 95 19,0
2 Thuốc tim mạch 36 80 16,0
3 Hor mon và các thuốc tác động vào hệ
thống nội tiết

13 50 10,0
4 Thuốc điều trị ung thư và điều hòa
miễn dịch
21 44 8,8
5 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm
không steroid, thuốc điều trị gút và
các bệnh xương khớp.
16 39 7,8
6 Thuốc đường tiêu hoá 24 35 7,0
7 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 12 24 4,8
8 Thuốc gây tê, mê 13 20 4,0
9 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải,
cân bằng
acid - base và các DD tiêm truyền khác
10 19 3,8
10 Thuốc tác dụng đối với máu 12 17 3,4
11 Khoáng chất và vitamin 18 12 2,4
12 Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong
TH ngộ độc.
5 11 2,2
13 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng 9 9 1,8
14 Thuốc chống co giật, chống động kinh 3 8 1,6
15 Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase 6 8 1,6
16 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các 5 7 1,4
12
TH quá mẫn.
17 Thuốc lợi tiểu 2 5 1,0
18 Thuốc điều trị bệnh da liễu 4 4 0,8
19 Thuốc dùng chẩn đoán 4 4 0,8
20 Thuốc chống rối loạn tâm thần 3 3 0,6

21 Thuốc điều trị đau nửa đầu, chóng mặt 0 0 0
22 Thuốc khác 3 5 1,0
Tổng 259 499 100
Nhận xét:
Có 259 hoạt chất thuốc tân dược (499 thuốc). Nhìn chung, DMTBV khá
đa dạng, bao gồm đầy đủ các nhóm thuốc so với DMTCY. Trong
DMTBV có trung bình 1,93 thuốc cho một hoạt chất. Trong 259 hoạt
chất, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có số lượng
hoạt chất cũng như số lượng thuốc nhiều nhất (95 thuốc/40 hoạt chất).
Tiếp đó là nhóm thuốc tim mạch (80 thuốc/36 hoạt chất); hor mon và các
thuốc tác động vào hệ thống nội tiết (50 thuốc/13 hoạt chất); thuốc điều
trị ung thư và điều hòa miễn dịch (44 thuốc/21 hoạt chất); thuốc giảm
đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh
xương khớp (16 thuốc/39 hoạt chất); tổng cộng 5 nhóm trên đã chiếm tỷ
lệ tới > 61,7 % số lượng thuốc trong DMTBV.
b, Thuốc một tên hoạt chất có nhiều biệt dược hoặc nhiều hãng sản
xuất
Trong DMTBV có nhiều nhóm thuốc một hoạt chất có nhiều thuốc
có nồng độ, hàm lượng khác nhau (thậm chí có nhiều thuốc cùng hàm
lượng, cùng dạng bào chế) hoặc của nhiều hãng sản xuất; tập trung nhiều
ở nhóm thuốc kháng sinh, nhóm Hormon và các thuốc tác động vào hệ
thống nội tiết (thuốc tiểu đường), nhóm thuốc tim mạch… Ở đây đề tài
chỉ xin thống kê thuốc một số nhóm ở bảng 3.5.
Bảng 2.5. Thuốc một hoạt chất có nhiều biệt dược hoặc nhiều hãng
sản xuất
Stt Tên hoạt
chất
Đường dùng,
dạng dùng, HL,
dạng BC

Tên thuốc Nước sản
xuất
13
1. Kháng sinh Cephalosporin
1 Cefotaxime Tiêm, lọ 1g Evantax 1g Tây Ban
Nha
Fortaacef 1g Liên
doanh
Newcetoxime 1g Hàn Quốc
Tarcefoksym 1g Ba Lan
Tiêm, lọ 1500mg Mezicef 1,5g Việt Nam
Cefotaxime +
sulbactam
Tiêm, bột pha
tiêm, lọ 1000mg
+ 500mg
TP Bacxime Việt Nam
Bioxim-S-1,5g Ấn Độ
2 Cefoperazon
*
Tiêm, lọ 1g Kephazon 1g Ý
Cefinrone inj. 1g Hàn Quốc
Cefoperazon
+ sulbactam
*
Tiêm, lọ 500mg
+ 500mg
Midapezon 1g Việt Nam
Hwasul 1g Hàn Quốc
Levifam Inj. Hàn Quốc

3 Ceftriaxon* Tiêm, lọ bột pha
tiêm, lọ 1000mg
Tartriakson Ba Lan
Ceftriaxone 1g Việt Nam
Ceftriaxon*
+
Sulbactam
Tiêm, lọ 1500mg Tp Bacxone Việt Nam
Ceftirox-S Ấn Độ
4 Ceftazidim Tiêm, bột pha
tiêm, lọ 1000mg
Klocedim Argentina
Prizidime inj Hàn Quốc
Alfacef 1g Liên
doanh
Tiêm, bột pha
tiêm,
lọ 1250mg
Akedim 1,25g Việt Nam
2. Thuốc điều trị tim mạch
5 Amlodipin Uống, viên 5mg Amnorpyn 5mg Hungary
Amlor Pháp
Ampori 5 Banglades
h
Kardam 5 Ấn Độ
6 Enalapril Uống, viên 5mg Renapril Tablet
5mg
Bulgaria
Angonic 5mg Rumani
Enarenal Ba Lan

Hasitec 5 Việt Nam
14
Uống, viên 10mg Renapril Tablet
10mg
Bulgaria
Enalapril 10mg Việt Nam
3. Insulin và nhóm hạ đường huyết
7 Gliclazid Uống, viên 30mg Dorocron- MR Việt Nam
Diamicron MR Pháp
Azukon MR Ấn Độ
Uống, viên 80mg D- Amin Hàn Quốc
Hawonglize Hàn Quốc
Navadiab Ý
Azukon Ấn Độ
Glicazid +
Metformin
Uống, viên 80mg
+ 50mg
Dianorm- M Ấn Độ
8 Metformin Uống, viên
500mg
Diaberim 500 CH Síp
Metformin 500mg Việt Nam
Diafase 500 Việt Nam
Glucophage 500 Pháp
Glucophage XR Pháp
Uống, viên
850mg
Glucofast 850 Việt Nam
Brot formin CH Síp

Uống, viên
100mg
Glucophage
1000mg
Pháp
Meglucon 1000 Ba Lan
Metformin +
Glibenclamid
Uống, viên
500mg+ 2,5mg
Gluvan
500mg/2,5mg
Việt Nam
Uống, viên
500mg + 5mg
Hasanbest 500/5 Việt Nam
4. Thuốc tác dụng đối với máu
9 Erythropoieti
n
Tiêm, 2000UI Pronivel Argentina
Eprex 2000 Thuỵ Sĩ
Eritromax Brazil
Eriprove Hàn Quốc
5. Thuốc giải độc và thuốc dùng trong các trường hợp ngộ độc
10 Glutathion Tiêm, lọ 300mg,
dạng bột đông
khô
Thioxene 300 Italia
Glubay Trung
Quốc

Saluta Trung
Quốc
Tiêm, lọ 600 Lutasun Trung
15
dạng bột đông
khô
Quốc
Nhận xét:
Có nhiều thuốc cùng một hoạt chất có nhiều biệt dược hoặc nhiều
hãng sản xuất. Kết quả trên cho thấy chỉ 4 hoạt chất kháng sinh trong
nhóm Cephalosporin (đều là Cefalosporin thế hệ III) đã có tới 20 thuốc
khác nhau cả ở dạng đơn chất và dạng phối hợp với Sulbactam. Ở các
nhóm thuốc tim mạch, thuốc hạ đường huyết, thuốc giải độc và thuốc
dùng trong các trường hợp ngộ độc cũng vậy, một hoạt chất có từ 4
đến 11 thuốc cả ở dạng đơn chất và dạng phối hợp, thậm chí nhiều hoạt
chất có tới 4 biệt dược cùng hàm lượng, cùng dạng bào chế.
HĐT&ĐT đưa vào DMTBV thuốc cùng một hoạt chất có các biệt
dược khác nhau để có thể cung ứng thuốc được chủ động khi xảy ra
trường hợp có công ty nào đó không đáp ứng nguồn hàng kịp thời. Tuy
nhiên cũng cần xem xét để giảm số đầu thuốc, đặc biệt ở một số nhóm
thuốc nêu trên nhất là với kháng sinh Cefalosporin thế hệ III, IV (30
thuốc).
2.2. Mua thuốc
2.2.1. Các hình thức mua
Trong năm 2013 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang thuốc được
mua theo các hình thức thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Các hình thức mua thuốc
Hình thức mua Loại sản phẩm Giá trị
(1000VNĐ)
Tỷ lệ

(%)
Đấu thầu rộng rãi (theo
kết quả đấu thầu của Sở
Y tế)
Hầu hết các loại thuốc ở
tất cả các nhóm theo
DMT BV.
70 083
013,7
95,53
- Thông tư 63; TT 131.
- Thông tư 68.
Một số thuốc không có
kết quả trúng thầu. 3 281 494,5 4,47
Nhận xét:
Bệnh viện mua thuốc chủ yếu theo kết quả đấu thầu - Sở Y tế Bắc Giang
tổ chức đấu thầu thuốc, vật tư y tế chung cho các cơ sở y tế công lập
trong toàn tỉnh; căn cứ kết quả trúng thầu, tùy nhu cầu điều trị, Bệnh
viện lựa chọn thuốc, số lượng thuốc, ký kết hợp đồng và làm dự trù mua
16
gửi cho các công ty trúng thầu đề nghị cung ứng. Chỉ còn lại rất ít thuốc
(4,47%) mua theo hình thức chào hàng cạnh tranh, chủ yếu mua một số
thuốc cho điều trị ung thư (Etoposid 100mg; Paclitaxel 30mg, 100mg;
Fluorouracil 250mg); hoá chất cho chạy thận nhân tạo; sinh phẩm; huyết
thanh mẫu; thuốc cấp cứu: (Adrenalin, Digoxin, Diaphylin),
2.2.2. Qui trình mua thuốc
Tại BVĐKTBG thuốc được mua chủ yếu theo kết quả đấu thầu.
Quy trình mua thuốc được thể hiện ở hình 2.7
Hình 2.7. Quy trình mua thuốc tại BVĐKTBG
Nhận xét:

Bệnh viện đã xây dựng qui trình mua thuốc và quản lý chặt chẽ, đúng
qui chế.
- Thuốc tân dược, thuốc đông y: mua tại các công ty trúng thầu.
- Thuốc tự pha chế: chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ là thuốc dùng ngoài.
Thuốc được giao nhận tại Khoa Dược.
Kết quả trúng thầu
Thông báo tới các công ty trúng thầu yêu
cầu cung ứng theo dự trù
Lập dự trù thuốc hàng tháng (căn cứ nhu cầu
điều trị và lượng thuốc tồn kho)
Tổ chức mua thuốc
17
2.3. Tồn trữ - cấp phát thuốc
Thuốc sau khi mua được nhập vào kho để tồn trữ, bảo quản và cấp
phát. Theo ký kết tại hợp đồng - Các công ty bán sẽ giao thuốc tại khu
vực trước cửa kho Khoa Dược BV. Tất cả các thuốc, vật tư y tế tiêu hao
đều phải qua quy trình kiểm nhập chặt chẽ.
2.3.1. Tồn trữ
a, Quy trình kiểm nhập thuốc (hình 2.8)
Hình 2.8. Quy trình kiểm nhập thuốc tại BVĐKTBG
Nhận xét:
Tất cả các loại thuốc, hoá chất đều được kiểm nhập trước khi nhập
kho.
Các công ty nhập hàng
Kiểm tra, đối chiếu hoá đơn,
phiếu báo lô, phiếu kiểm nghiệm
với dự trù và với thực tế về chủng
loại, nguồn gốc, số lượng, đơn vị,
đơn giá, số khoản
- Làm biên bản kiểm nhập.

- Các thành viên hội đồng nhất trí.
Hội đồng
kiểm nhập
18
Hội đồng kiểm nhập do Giám đốc bệnh viện quyết định gồm: Giám
đốc BV, trưởng khoa Dược, trưởng phòng Tài chính- Kế toán, kế toán
dược, thống kê dược, cán bộ cung ứng và thủ kho; (trên thực tế, Giám
đốc BV, trưởng khoa Dược, trưởng phòng Tài chính- Kế toán do có
nhiều công việc phải giải quyết, lại thêm việc các công ty nhập hàng
không tập trung mà nhập rải rác, kéo dài nên không tham gia kiểm nhập
thuốc mà uỷ quyền cho cán bộ cung ứng, kế toán dược, thống kê và thủ
kho kiểm nhập).
Hội đồng kiểm nhập tiến hành kiểm tra, đối chiếu giữa hóa đơn và
các tài liệu chứng từ có liên quan với thực tế và kết quả thầu về các chi
tiết của từng mặt hàng như: chủng loại, số lượng và các thông tin khác
ghi trên nhãn như tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, nhà sản xuất, nhà cung
cấp, quy cách, đơn giá, số đăng ký, số kiểm soát, hạn dùng, kiểm tra
chất lượng bằng cảm quan.
Thuốc nguyên đai nguyên kiện được kiểm nhập trước, toàn bộ
thuốc được kiểm nhập trong thời gian tối đa là một tuần từ khi nhận về
kho;
Các thuốc có yêu cầu kiểm soát đặc biệt, điều kiện bảo quản đặc
biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm
thuốc, thuốc cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh…) phải nhanh chóng được
kiểm tra, phân loại và bảo quản theo các chỉ dẫn ghi trên nhãn và theo
các quy định của pháp luật.
Làm biên bản kiểm nhập, xác định nguyên nhân thừa thiếu (nếu có)
và thông báo cho nhà cung cấp để bổ sung, giải quyết.
Biên bản kiểm nhập có đủ chữ ký của thành viên hội đồng kiểm
nhập.

Vào sổ kiểm nhập thuốc theo quy định
Trưởng khoa Dược thường xuyên theo dõi, giám sát số lượng,
chủng loại thuốc nhập về qua thủ kho và cùng với tài vụ theo dõi, kiểm
tra giá nhập thực tế với giá trúng thầu.
Thuốc sau khi kiểm nhập được tồn trữ, bảo quản trong các kho của
BV.
- Làm biên bản kiểm nhập.
- Các thành viên hội đồng nhất trí.
Kho chính
Kho lẻ nội trú - Kho Bảo hiểm
- Kho Ngoại trú
19
b, Số lượng thuốc tồn trữ tại kho của khoa Dược
Tồn kho thuốc hợp lý là hoạt động quan trọng không thể thiếu
trong công tác đảm bảo cung ứng thuốc chữa bệnh tại BV. Tồn kho
thuốc hợp lý đảm bảo được an toàn trong cung ứng và hạn chế được
những tác động bất lợi của thị trường đối với hoạt động cung ứng thuốc
của BV. Tuy nhiên, nếu để tồn kho thuốc quá nhiều không những làm
tăng chi phí bảo quản mà còn gây ứ đọng tiền vốn, ảnh hưởng đến tình
hình sử dụng kinh phí của BV.
Để đánh giá cơ số tồn kho dự trữ thuốc hợp lý của BVĐKTBG đề tài
tiến hành nghiên cứu giá trị tiền thuốc tồn kho năm 2013. Kết quả thể
hiện ở bảng 2.9
Bảng 2.09. Giá trị tiền thuốc tồn kho, dự trữ năm 2013
Giá trị tiền thuốc tồn
kho
(VNĐ)
Tiền thuốc SD bình
quân 1 tháng (VNĐ)
Thời gian SD thuốc

dự trữ (tháng)
(1) (2) (3) = (1): (2)
7 659 184 069 5 708 343 108 1,34
Nhận xét: Kết quả trên cho thấy lượng thuốc dự trữ năm 2013 trong kho
chỉ đảm bảo cho SD 1, 34 tháng. (hướng dẫn của Bộ Y tế: từ 2 - 3 tháng
[14].)
C, Bảo quản [10].
Kho thuốc của Khoa Dược thực hiện mô hình quản lý với một kho
chính và 8 kho lẻ: thuốc mua về chủ yếu được nhập vào kho chính sau
đó phân vào các kho lẻ tùy theo tính chất, đặc thù của mỗi kho để bảo
quản. Từ kho lẻ thuốc được cấp phát tới các khoa lâm sàng.
Điều kiện bảo quản thuốc được thể hiện tại bảng 2.10.
Bảng 2.10. Bảo quản thuốc tại kho thuốc Khoa Dược - BVĐKTBG
Chú thích: Có (+);
Không (-)
Stt Tiêu chí Kho chính Kho lẻ
1 Đầy đủ tủ đựng, giá kệ + +
2 Đảm bảo nhiệt độ + -
20
3 Đảm bảo độ ẩm - -
4 Thông gió + +
5 FIFO (First in First out);
FEFO (First expiry First out)
+ +
6 Thực hiện 5 chống + +
7 Kiểm kê, báo cáo theo qui định + +
Nhận xét:
Kho chính và 8 kho lẻ được bố trí tại tầng 1, sạch sẽ, thoáng mát;
kho thuốc Đông y được bố trí gần khoa Y học Cổ truyền tiện cho việc
cấp phát; kho BHYT trên tầng 2 gần khoa Khám bệnh, để thuận tiện cho

bệnh nhân ngoại trú có bảo hiểm y tế.
Hệ thống kho của Khoa Dược có các trang thiết bị có khả năng tồn
trữ và bảo quản được các thuốc thông thường và cả thuốc cần bảo quản ở
nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, mới chỉ có một số kho lẻ có máy điều hoà nhiệt
độ (có kho có điều hoà nhưng thường xuyên hỏng hóc, không đảm bảo),
các kho chưa có máy chống ẩm. Vì vậy bệnh viện cần trang bị thêm cho
khoa Dược một số trang thiết bị như máy điều hoà có chất lượng tốt,
máy chống ẩm
- Kho được đảm bảo yêu cầu về chuyên môn và an toàn, thực hiện 5
chống:
. Chống nhầm lẫn.
. Chống quá hạn sử dụng.
. Chống mối mọt, chuột, gián.
. Chống trộm cắp.
. Chống thảm hoạ (bão, lụt, cháy, nổ )
- Thuốc được sắp xếp theo nhóm tác dụng và sắp xếp theo nguyên tắc
FIFO (First in First out); FEFO (First expiry First out), để thuận tiện khi
cấp phát và thông tin thuốc, tránh tồn kho nhiều các thuốc ngắn hạn và
tránh để thuốc hết hạn sử dụng.
- Khoa Dược và mỗi khoa lâm sàng đều có một tủ thuốc thường trực.
DMT tủ trực do Giám đốc BV phê duyệt theo yêu cầu từng khoa.
21
- Thuốc trong kho và các tủ trực luôn được kiểm tra, theo dõi về chất
lượng và luôn được luân chuyển trong quá trình cấp phát, sử dụng tránh
thuốc quá hạn sử dụng gây lãng phí.
- Khoa đã được trang bị 12 máy vi tính, phần mềm quản lý dược và đã
hoạt động tương đối hiệu quả, chính xác từ tháng 6/2012.
- Công tác kiểm kê kho được thực hiện định kỳ một tháng một lần, kiểm
kê tủ trực tại các khoa lâm sàng cuối quý và tổng kiểm kê cuối năm.
Không có tình trạng hư hao, mất mát. Hàng tháng có báo cáo tồn kho, có

báo cáo đặc biệt về các thuốc có hạn dùng dưới 6 tháng.
2.3.2. Cấp phát thuốc
a, Cấp phát cho bệnh nhân nội trú
Khoa Dược tổ chức cấp phát thuốc cho khoa lâm sàng để điều trị cho
bệnh nhân nội trú theo sơ đồ: hình 2.11.
Duyệt
Duyệt
Cấp phát
BÁC SĨ
Y lệnh
Tổng hợp,
in phiếu lĩnh
Kho lẻ
Ytá hành chính
Cán bộ K. Dược
Lãnh đạo duyệt một số
thuốc đặc biệt
Trưởng (phó) khoa ĐT
LĐ duyệt thuốc gây nghiện
Dược sĩ được phân công
Dược sĩ
22
Hình 2.11. Quy trình cấp phát thuốc cho khoa lâm sàng của BVĐKBG
Nhận xét:
Với bệnh nhân nội trú thì chủ yếu y tá hành chính các khoa lĩnh
thuốc (một số khoa cán bộ dược lĩnh) tại các kho lẻ nội trú và về chia
thuốc tại khoa lâm sàng, sau đó phát thuốc đến tận tay người bệnh.
Thực hiện nhiệm vụ đưa thuốc đến khoa lâm sàng, Do khoa Dược
nhân lực còn thiếu nên chỉ thực hiện phát thuốc tới người bệnh ở khoa
Nội Hô hấp.

Trường hợp thuốc lĩnh hằng ngày không SD hết (bệnh nhân chuyển
viện, tử vong…) thì thuốc sẽ được viết phiếu và nhập trả lại kho lẻ, kiểm
tra sơ bộ chất lượng thuốc bằng cảm quan theo quy định, thuốc đảm bảo
chất lượng kho lẻ sẽ nhập lại và cấp phát.
b, Cấp phát cho bệnh nhân ngoại trú
Quy trình cấp phát thuốc ngoại trú được mô tả ở hình 2.12.
Y tá điều trị (thực
hiện y lệnh)
BỆNH NHÂN
23
Hình 2.12. Quy trình cấp phát thuốc ngoại trú
Nhận xét:
Với bệnh nhân có bảo hiểm khám và điều trị ngoại trú: sau khi bác sĩ
khám bệnh, kê đơn, viết phiếu cấp; cán bộ bảo hiểm kiểm tra, tính tiền,
in phiếu; bệnh nhân lĩnh thuốc trực tiếp từ kho Bảo hiểm, kho Ngoại trú.
2.4. Sử dụng thuốc
2.4.1. Kinh phí mua thuốc của Bệnh viện
Nguồn kinh phí của BV chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp, thu viện
phí và BHYT chi trả. Số tiền này dùng để chi lương cho cán bộ viên
chức, mua và sửa chữa tài sản cố định, mua thuốc, tiền thưởng, tiền bồi
dưỡng ngoài giờ, mua văn phòng phẩm, vật tư y tế Trong số đó chiếm
tỷ trọng lớn là tiền chi cho Khoa Dược để mua thuốc (bao gồm cả thuốc
đông y, hoá chất, vacxin sinh phẩm, vật tư tiêu hao), thể hiện trong bảng
2.13.
Bảng 3.10. Tỷ lệ kinh phí mua thuốc trong tổng kinh phí của bệnh
viện
Nội dung Giá trị (1000 VND) Tỷ lệ (%)
Khoa Dược mua thuốc 73 364 508,2 45,50
Chi khác 87 884 151,7 54,50
Tổng kinh phí bệnh viện đã

chi
161 248 659,9 100,00
Bác sĩ khám bệnh kê đơn
Cán bộ Bảo hiểm kiểm tra, tính tiền,
vào sổ, in phiếu lĩnh
Kho lẻ Bảo hiểm, kho Ngoại trú
BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ
24
Giá trị tiền mua thuốc của BV chiếm 45,5% tổng kinh phí BV chi
năm 2013. Điều này cho thấy BV đã rất quan tâm, giành phần lớn kinh
phí cho việc mua thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc
sức khoẻ nhân dân.
3.4.2. Giá trị tiền sử dụng thuốc của Bệnh viện
DMT BV bao gồm nhiều DMT: thuốc tân dược, thuốc y học cổ
truyền; sinh phẩm y tế; Tuy nhiên giá trị SD các nhóm thuốc y học cổ
truyền; sinh phẩm y tế; năm 2013 chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong phạm vi đề
tài này, chúng tôi chỉ xin nghiên cứu DMT tân dược, là DM chủ yếu
trong DMTBV.
3.4.2.1. Sử dụng thuốc nội, thuốc ngoại trong BV
Để xem xét tính kinh tế trong SD thuốc, đề tài khảo sát giá trị tiền SD
thuốc nội, thuốc ngoại trong DMT thuốc tân dược năm 2013, kết quả thể
hiện trong bảng 2.11
Bảng 2.11. Giá trị tiền SD thuốc nội, thuốc ngoại năm 2013
Thuốc Số lượng Giá trị
Số lượng Tỷ lệ
(%)
Giá trị
(1000 đồng)
Tỷ lệ (%)
Thuốc nội

203 40,93
14 938 269,1 21,81
Thuốc ngoại
293 59,07
53 561 848,2 78,19
Tổng 496 100,0 68 500 117,3 100,0

Nhận xét:
Số lượng SD thuốc nội trong DM chiếm 41% tổng số thuốc tuy
nhiên giá trị tiền chỉ chiếm 22%, chênh lệch khá lớn so với thuốc ngoại
(59% thuốc/ 78% giá trị tiền SD). Tỷ lệ trên còn thấp so với trung bình
các BV SD thuốc nội (46,7%) [9] và rất thấp so với chỉ tiêu của Bộ Y tế
là khoảng 70% [15] . Nguyên nhân của thực trạng này là do ngành công
nghiệp Dược phẩm trong nước còn chưa đáp ứng được về số lượng cũng
như chất lượng thuốc. Thuốc nội chủ yếu là các thuốc, vitamin, dung
dịch điều chỉnh nước và điện giải, kháng sinh thông thường, thuốc giảm
25
đau hạ sốt chống viêm. Các thuốc chuyên khoa sâu như thuốc tim mạch,
ung thư, nội tiết chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài, các nhóm thuốc
này lại có giá thành lớn.
Dù vậy, BV cũng cần xem xét có sự điều chỉnh tăng cường lựa
chọn, sử dụng thuốc nội có chất lượng, giá rẻ hơn thuốc ngoại, để đảm
bảo tính kinh tế trong SD kinh phí mua thuốc phục vụ khám và chữa
bệnh.
2 4.2.2. Sử dụng thuốc mang tên gốc, tên thương mại trong BV
Để xem xét tính kinh tế trong SD thuốc, sự đa dạng trong cơ cấu thuốc,
đề tài tiến hành so sánh việc sử dụng thuốc tên gốc, thuốc tên thương
mại trong BV, kết quả được trình bày trong bảng 2.12.
Bảng 2.12. Sử dụng thuốc tên gốc, tên thương mại trong BV
Thuốc Số lượng Giá trị

Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
(1000 VNĐ)
Tỷ lệ (%)
Thuốc tên gốc 112 22,58 6 308 132, 29 9,2
Thuốc tên thương
mại
384 77,42 62 191 985, 01 90,8
Tổng số thuốc SD 496 100 68 500 117,30 100
Tại bảng 2.15. cho thấy Bệnh viện SD số lượng thuốc mang tên thương
mại 77%, thuốc tên gốc 23% (chủ yếu là dịch truyền và một số thuốc
điều trị ung thư); giá trị SD thuốc mang tên thương mại lên tới 91%,
thuốc tên gốc chỉ chiếm 9% cao gấp hơn mười lần. Đây cũng là tình
trạng chung của ngành y tế trong những năm gần đây. Thuốc tên gốc
thường có giá rẻ hơn thuốc mang tên thương mại rất nhiều nên việc tăng
cường SD thuốc mang tên gốc trong BV cũng góp phần giảm chi phí cho
người bệnh.
3.4.2.3. Giá trị sử dụng một số nhóm thuốc
Để xem xét phần lớn tiền được chi trả cho việc SD những nhóm
thuốc nào, đề tài tiến hành khảo sát giá trị SD một số nhóm thuốc, kết
quả được trình bày trong bảng 2.13
Bảng 2.13. Giá trị sử dụng một số nhóm thuốc năm 2013

×