Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Ma trận đề sinh 9 học kì II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.97 KB, 5 trang )

THIẾT KẾ MA TRẬN ĐỀ
I Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức trong chương sinh vật và môi trường. Trong đó cho học sinh nêu những ảnh hưởng của nhân tố ánh
sáng đến đặc điểm hình thái, giải phấu, sinh lý của thực vật.
- Đánh giá được mức độ nhận thức của học sinh trong việc bảo vệ môi trường, thông qua chương con người, dân số và môi
trường.
- Củng cố lại các khái niên và đánh giá mức độ nhận thức các khái niệm đó thông qua chương hệ sinh thái.
- Đánh giá được mức độ vận dụng kiến thức vào thực tế thông qua chương bảo vệ môi trường.
II. Hình thức đề kiểm tra:
- Đề tự luận.
III. Ma trận đề kiểm tra:
Tên Chủ đề
(nội dung, chương…)
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Chủ đế 1: Sinh vật và
môi trường
Nêu được ảnh hưởng
của ánh sáng nên đời
sống TV
Hiểu được vai trò của
quang hợp đối với đời
sống TV
Ý 1 – Câu 1:
Số điểm : 75% = 1,5
điểm
Ý 2 - Câu 1:
Số điểm 25% = 0,5
điểi
Chủ đề 2: Con người
dân số và môi trường


Nêu được tác nhân
gây ô nhiễm môi
trường và ảnh hưởng
của các tác nhân đối
với đời sống con
người
Biện pháp khắc phục
những tác nhân gây ô
nhiễm môi trường
30% = 3 điểm Ý 1 - Câu 2:
Số điểm 50% = 1,5
Ý 2 - Câu 2:
Số điểm 25% = 1,5
điểm điểm
Chủ đề 3: Hệ sinh thái
Nêu được khái niệm
về quần thể sinh vật
So sánh quần thể
người và quần thể sinh
vật
20% = 2 điểm Ý 1 - Câu 3:
Số điểm 50% = 1
điểm
Ý 2 - Câu 3:
Số điểm 50% = 1 điểm
Chủ đề 4: Bảo vệ môi
trường
Nêu được các biện
pháp bảo vệ thiên
nhiên

Biết đề xuất được các
biên pháp khắc phục
tình trạng suy thoái
môi trường trong thực
tế
Biết vận dụng luật bảo
vệ môi trường vào thực
tế đời sống
30% = 3 điểm Y1 - Câu 4:
Số điểm: 33% = 1
điểm
Ỳ 2 - Câu 4:
Số điểm: 33% = 1
điểm
Ỷ 3 - Câu 4:
Số điểm: 34% = 1
điểm
Tổng số câu: 4
Tổng số điểm:100% =
10 điểm
4 ý
Số điểm:5 điểm
Tỉ lệ : 50%
3 ý:
Số điểm : 3điểm
30%
1 ý:
Số điểm: 1 điểm
10%
1 ý

Số điểm: 1 điểm
10%
IV. Đề kiểm tra:
Câu 1: (2 điểm)
Phân biệt nhóm thực vật ưa sáng và ưa bóng. Khi cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của cây bị ảnh hưởng như
thế nào ?
Câu 2: (3 điểm)
Tại địa phương em có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường ? Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của
con người ?
Câu 3: (2 điểm)
Thế nào là một quần thể sinh vật ? Quần thể người khác quần thể sinh vật ở điểm cơ bản nào?
Câu 4: (3 điểm)
Hãy liệt kê những hành động làm suy thoái môi trường mà em biết trong thực tế. Thử đề xuất cách khác phục. Là học sinh
em cần làm gì để thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường.
2
V. Đáp án và biểu điểm:
Câu Đáp án Biểu điểm
Câu 1
* Sông ở nơi quang đãng, ánh sáng mạnh .
* Sống ở nơi có ánh sáng yếu, dưới tán cây khác.
* Khi cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của cây sẽ bị giảm, ảnh hưởng đến sự
phát triển của cây.
0,75 điểm
0,75 điểm
0,5 điểm
Câu 2
* Tác nhân gây ô nhiễm môi trường ơ địa phương:
+ Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của người dân.
+ Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật.
+ Ô nhiễm do các chất thải rắn như giấy vun, rác thải, túi nilon, hô vữa, cát, bụi và bông băng

y tế …
+ Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh.
+ Ô nhiễm do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình
+ Ô nhiễm do tiếng ồn
+ Ô nhiễm do nước thải công nghiệp và sinh hoạt

* Ô nhiễm môi trường sẽ làm suy thoái môi trường, gây ra sự thay đổi về chất lượng,số lượng
của môi trường.Gây ảnh hưởng xấu tới cuộc sống (sức khỏe) con người, và sự phát triển của
sinh vật
1,5 điểm
(Nêu được 5 ý,
mỗi ý 0,3 điểm)
1,5 điểm
Câu 3 * Quần thể sinh vật:
Là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một
thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau để sinh sản.
* Điểm khac nhau cơ ban giữa quần thể người với quần thể sinh vật là: quần thể người có
pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa …quần thể sinh vật không co các đặc diểm đó.
1 điểm
1 điểm
Câu 4 * Những hành động làm suy thoái môi trương:
- Khai thác và đốt rừng bừa bãi.
- Săn bắn các động vật hoang dã và động vật quý hiếm
1 điểm
3
- Xả các chất thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt bừa bãi.
- Đổ các chât độc hại như chất phóng xạ và các chất độc hại khác ra môi trường.
* Cách khắc phục:
- Tránh bỏ hoang và lãng phí đất, tránh làm cho đất bị thói hóa.
- Áp dụng biện pháp chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất, nâng cao độ

màu mỡ của đất.
- Ngăn chặn nạn phá rừng.
-Tích cực trồng cây cung cấp gỗ củi cho công nghiệp và sinh hoạt.
- Vận động đồng bào dân tộc tránh đốt rừng làm nương rẫy.
- Xây dựng hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên.
tích cực bảo vệ nguồn nước sử dụng tiết kiệm nguồn nước để duy trì quá trình sinh tuần hoàn
nước.
- Khai thác, sử dụng vừa phải và đúng kĩ thuật, đãm bảo cho sinh vật tiếp tục sinh sản và phát
triển.
* Nhiệm vụ của học sinh:
- Cần học tập thật tốt, nhất là môn sinh học.
- Phải nắm vững Luật bảo vệ môi trường và nghiêm túc thực hiên, tuyên truyền vận động mọi
người cùng thực hiên,
1 điểm
1 điểm
4
5

×