Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Giáo án tuần-Đủ các tích hợp- mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.53 KB, 36 trang )

Gi¸o ¸n líp 5
Trêng TtiÓu La
Thứ hai/11/4/ 2011
Tập đọc (63): ÚT VỊNH
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động
dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh ( trả lời các câu hỏi trong SGK).
*GDPCTNTT: Phải chấp hành tốt Luật ATGT; có ý thức giữ gìn và bảo vệ đường sắt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi
và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu
hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài
- Hỏi: Tên chủ điểm tuần này là gì?
- Theo em, những ai sẽ là chủ nhân của
tương lai?
- Giới thiệu:
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn : 4 đoạn
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp lần 1


- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: thanh
ray, trẻ chăn trâu, thả diều, buổi, giục giã,
chuyền thẻ, mát rượi, giục giã, lao ra như
tên bắn, la lớn,……
- Đọc nối tiếp lần 2.
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- Yêu cầu HS giải thích nghĩa của các từ
ngữ: sự cố, chềnh ềnh, thanh ray, thuyết
phục, chuyền thẻ. Nếu HS giải thích chưa
đúng GV giải thích thêm cho các em hiểu.
* Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
* GV đọc mẫu toàn bài
* Tìm hiểu bài
- 3 HS đọc thuộc lòng và trả lời từng câu
hỏi theo SGK.
- Nhận xét.
- HS nêu: Chủ điểm Những chủ nhân tương
lai.
+ Những chủ nhân của tương lai chính là
chúng em.
- Theo dõi.
- HS đọc toàn bài
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong
SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- HS đọc: thanh ray, trẻ chăn trâu, thả diều,
buổi, giục giã, chuyền thẻ, mát rượi, giục
giã, lao ra như tên bắn, la lớn,……
- HS nối tiếp nhau đọc.

- 1 HS đọc cho cả lớp nghe.
- 5 HS nối tiếp nhau giải thích.
+ Sự cố: Hiện tượng bất thường và không
hay xảy ra trong một quá trình hoạt động
nào đó.
+ Chềnh ềnh: Gợi tả vẻ nằm, đứng, ngồi lù
lù trước mắt mọi người.
+ Thuyết phục: Làm cho người khác thấy
đúng, hay mà tin theo, làm theo.
+ Chuyền thẻ: Một trò chơi dân gian mà các
bé gái hay chơi: vừa đếm que, vừa tung
bóng, bộ que chuyền có 10 que.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc từng
đoạn (2 lượt).
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5
Trêng TtiÓu La
Đoạn 1:
- Cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm
+ Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy
năm nay thường có những sự cố gì?
Đoạn 2:
- Cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm
+ Trường của Út Vịnh đã phát động phong
trao gì? Nội dung của phong trào ấy là gì?
+ Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ
giữ gìn an toàn đường sắt?
Đoạn 3, 4:
- Cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm

+ Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng
hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt đã
thấy điều gì?
+ Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu
hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?
• Em học tập được Út Vịnh điều gì ?
• Em cần làm gì để thể hiện ý thức chấp
hành Luật ATGT?
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
* Luyện đọc diễn cảm
Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. Yêu
cầu HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn từ
“Thấy lạ, Út Vịnh nhìn ra đường tàu đến
trước cái chết trong gang tấc”.
+ Treo bảng phụ có viết đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò
? Em có nhận xét gì về bạn nhỏ Út Vịnh?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Những
cánh buồm.
- Theo dõi.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
+ Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường
tàu chạy, lúc thì ai đó thaó cả ốc gắn các

thanh ray. Nhiều khi, trẻ chăn trâu còn ném
đá lên tàu khi tàu qua lại.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
+ Trường Út Vịnh đã phát động phong trao
Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam
kết không chơi trên đường tàu, không ném
đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ
an toàn cho những chuyến tàu qua.
+ Út Vịnh tham gia phong trào Em yêu
đường sắt quê em; nhận việc thuyết phục
Sơn – một bạn thường chạy trên đường tàu
thả diều; đã thuyết phục được Sơn không
chạy trên đường tàu thả diều.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
+ Út Vịnh thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi
chuyền thẻ trên đường tàu.
+ Út Vịnh lao ra đường tàu như tên bắn, la
lớn báo tàu hỏa đến, Hoa giật mình ngã lăn
khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người,
khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới. Vịnh
nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.
+ Em học được ở Út Vịnh ý thức trách
nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao
thông và tinh thần dũng cảm.
+ Câu chuyện ca ngợi Út Vịnh có ý thức
của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt
nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng
cảm cứu em nhỏ.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. HS
cả lớp ghi vào vở.

- 4 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài, cả lớp
theo dõi. Sau đó 1 HS nêu ý kiến về giọng
đọc, cả lớp bổ sung và thống nhất cách đọc
như mục 2.2.a đã nêu.
+ Theo dõi GV đọc mẫu, gạch chân dưới từ
cần nhấn giọng.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5
Trêng TtiÓu La
Thứ hai/11/4/ 2011
Toán(156): LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Biết:
- Thực hành phép chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Cả lớp làm bài 1 (a,b dòng 1), 2 (cột 1, 2), 3. HSKG làm thêm các phần còn lại.
II. Chuẩn bị
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời 1 HS lên bảng làm các bài tập 4
của tiết học trước.
- GV chữa bài nhận xét ghi điểm
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài
Bài 1- GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài
trước lớp.

- Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên
bảng GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2- GV yêu cầu HS tự làm bài nhanh vào
vở, sau đó yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu kết
quả trước lớp.
- GV nhận xét bài làm của HS.
? Hãy nêu cách làm phần a, b?
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV làm bài mẫu trên bảng.
- GV hỏi: Có thể viết phép chia dưới dạng
phân số như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên
bảng GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 4 HSKG
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, yêu cầu HS nhắc lại cách tìm
tỉ số phần trăm của 2 số.
- GV nhận xét cho điểm HS.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn HS chuẩn bại bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một
cột.
- Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên

bảng, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi
chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- HS cả lớp làm bài vào vở, 6 HS tiếp nối
nhau nêu kết quả của các phép tính trước
lớp, mỗi HS nêu 2 phép tính.
- Phần a: Khi chia một số cho 0,1; 0,01;
0,001 …. ta chỉ việc nhân số đó với 10,
100, 1000 …
Phần b: Khi chia một số cho 0,5; 0,25; …
ta chỉ việc nhân số đó với 2, 4, …
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- Theo dõi GV làm bài mẫu phần a
- HS: Ta có thể viết kết quả phép chia dưới
dạng phân số có tử số là số bị chia và mẫu
số là số chia.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
vào vở.
- HS nhận xét bài làm của các bạn trên
bảng.
- 1 HS đọc đề bài, HS cả lớp đọc thầm đề
bài trong SGK.
- Khoanh vào đáp án D.
- 1 HS nêu, cả lớp nghe và nhận xét.
- HS lắng nghe.
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5
Trêng TtiÓu La
- HS chuẩn bại bài sau.
Thứ ba/12/4/2011
Khoa học(63): TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

I. MỤC TIÊU:
Nêu được một số ví dụ và ích lợi của tài nguyên thiên nhiên .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh hoạ trang 130, 131 - SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 62.
- Nhận xét ghi điểm HS.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài:
+ Hãy kể tên những tài nguyên mà em biết.
b.Hoạt động 1: Các loại tài nguyên thiên nhiên và tác dụng của
chúng.
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo định hướng :
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
+ Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết, quan sát hình 130, 131 SGK và
trả lời câu hỏi sau:
+ Thế nào là tài nguyên thiên nhiên?
+ Loại tài nguyên thiên nhiên nào được thể hiện trong hình minh
hoạ?
Nêu ích lợi của từng loại tài nguyên thiên nhiên đó.
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
+ GV ghi nhanh lên bảng thành 2 cột
Tài nguyên gió Công dụng
Năng lượng gió làm quay cánh quạt, chạy
máy phát điện.
c . Hoạt động 2: Ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
- GV tổ chức cho HS củng cố được các ích lợi của một số tài nguyên
thiên nhiên dưới dạng trò chơi.

- Cách tiến hành:
+ GV viết vào mảnh giấy nhỏ tên các loại tài nguyên.
+ Chia HS thành nhóm, Nhóm 6 HS.
Nhóm trưởng lên bốc thăm tên một loại tài nguyên thiên nhiên.
+ Cả nhóm cùng trao đổi để vẽ tranh thể hiện lợi ích của tài nguyên
thiên nhiên đó.
+ GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
+ Tổ chức cho HS triển lãm tranh Nhận xét về cuộc thi.
3. Củng cố, dặn dò:- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS
hăng hái tham gia xây dựng bài Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn
- 3 HS lên bảng lần
lượt trả lời.
+ Tài nguyên đất.
+ Tài nguyên rừng
+ Tài nguyên nước
+ Tài nguyên gió
- Hoạt động trong
nhóm theo hướng
dẫn của GV.
+ HS quan sát hình
minh hoạ, trả lời câu
hỏi. Nhóm trưởng
ghi câu trả lời vào
giấy.
- 8 HS nối tiếp nhau
trình bày, Mỗi HS
chỉ nói về 1 hình
minh hoạ.
+ Tài nguyên thiên
nhiên là những của

cải sẵn có trong mỗi
trường tự nhiên.
+ HS hoạt động theo
nhóm 6. Nhóm
trưởng lên bốc thăm
tên một loại tài
nguyên thiên nhiên.
+ Các nhóm trao đổi
và vẽ tranh.
+ HS triển lãm tranh.
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5
Trêng TtiÓu La
cần biết. - Chuẩn bị bài sau.
Thứ ba/12/4/2011
Luyện từ và câu(63): ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy)
I. MỤC TIÊU:
- Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn (BT1).
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu được
tác dụng của dấu phẩy (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung hai bức thư trong mẩu chuyện Dấu chấm và dấu phẩy.
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng nội dung:
Các câu văn Tác dụng của dấu phẩy
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5
Trêng TtiÓu La
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có sử dụng ít nhất hai dấu
phẩy.
- Gọi HS dưới lớp nêu tác dụng của dấu phẩy.
- Gọi HS dưới lớp nêu tác dụng của từng dấu phẩy trong
câu bạn đặt.
- Nhận xét, cho điểm HS đặt câu và trả lời tốt các câu
hỏi.
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện vui Dấu chấm và
dấu phẩy.
- Hỏi:
+ Bức thư đầu là của ai?
+ Bức thư thứ hai là của ai?
- Yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS cách làm bài:
+ Đọc kỹ mẩu chuyện.
+ Điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
+ Viết hoa những chữ đầu câu.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Hỏi: Chi tiết nào chứng tỏ nhà văn Bớc-na Sô là một
người hài hước?
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Treo bảng phụ và nhắc HS các bước làm bài:
+ Viết đoạn văn.
+ Viết câu văn có sử dụng dấu phẩy và viết tác dụng

cùa dấu phẩy.
- Gọi HS trình bày bài làm của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS làm bài tốt.
- 2 HS lên bảng đặt câu.
- 2 HS đứng tại chỗ trả lời.
- 1 HS đứng tại chỗ trả lời.
- HS lắng nghe và xác định
nhiệm vụ tiết học.
- 1 HS đọc thành tiếng trước
lớp.
- Trả lời:
+Bức thư đầu là của anh chàng
đang tập viết văn.
+Bức thư thứ hai là thư trả lời
của Bớc-na Sô.
- 2 HS làm trên bảng phụ, HS
cả lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét bài làm của bạn
đúng / sai, nếu sai thì sửa lại
cho đúg.
+ Chi tiết: Anh chàng nọ muốn
trở thành nhà văn nhưng không
biết sử dụng dấu chấm, dấu
phẩy hoặc lười biến đến nỗi
không đánh dấu câu, nhờ nhà
văn nổi tiếng làm hộ và đã
nhận được từ Bớc-na Sô một
bức thư trả lời có tính giáo dục
mà lại mang tính chất hài
hước.

- 1 HS đọc thành tiếng trước
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5
Trêng TtiÓu La
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn, ghi nhớ các kiến
thức về dấu phẩy, xem lại các kiến thức về dấu hai
chấm.
lớp.
- HS cả lớp làm bài cá nhân.
- 3 – 5 HS trình bày kết quả
làm việc của mình.
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5
Trêng TtiÓu La
Thứ ba/12/4/2011
Toán(57): LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Biết :
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
- Giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Cả lớp làm bài 1(c, d), 2, 3. HSKG làm thêm bài 1 a, b và 4.
II. CHUẨN BỊ:
III.CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HOC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời HS lên bảng làm các bài tập
hướng dẫn luyện tập thêm.
- GV chữa bài, nhận xét

2. Dạy – học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV: Trong tiết học hôm nay, chúng ta
cùng làm các bài toán luyện tập về tỉ số
phần trăm.
2.2. Hướng dẫn làm bài
Bài 1 Cả lớp và HSKG
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
? Nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai
số?
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên
bảng.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 2
- GV gọi HS đọc đề bài.
? Muốn thực hiện phép tính cộng, trừ các tỉ
số phần trăm ta làm như thế nào?
- GV nhận xét câu trả lời, sau đó yêu cầu
HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên
bảng.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS tóm tắt đề bài.
? Muốn biết diện tích đất trồng cây cao su
bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất
trồng cây cà phê ta làm như thế nào?
- 2 HS lên bảng làm

- HS lắng nghe
- HS đọc đề bài và chú ý trước lớp, HS cả lớp
đọc thầm trong SGK.
- 2 HS lên bảng làm bài vào vở.
- HS nhắc lại.
- Nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc đề bài.
+ Muốn thực hiện phép tính cộng, trừ các tỉ số
phần trăm ta thực hiện phép tính như đối với
số tự nhiên, sau đó viết kí hiệu phần trăm vào
kết quả.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng,
chữa bài.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc
thầm trong SGK.
- 1 HS tóm tắt trước lớp,
- Ta tính tỉ số phần trăm giữa diện tích đất
trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà
phê.
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5
Trêng TtiÓu La
- GV yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên
bảng.
- GV nhận xét
Bài 4 HSKG
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS tóm tắt đề bài.

- GV yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên
bảng.
- GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
- GV tóm lại nội dung bài học
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài
sau.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
vào vở.
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng,
chữa bài.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc
thầm trong SGK.
- 1 HS tóm tắt trước lớp,
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
vào vở.
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng,
chữa bài.
- HS lắng nghe.
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5
Trêng TtiÓu La
Thứ ba/12/4/2011
Kể chuyện(32): NHÀ VÔ ĐỊCH
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Kể được từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể và bước đầu kể lại toàn bộ câu chuyện
bằng lời nhân vật Tôm Chíp.
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ trang 139 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS kể lại một việc làm tốt của bạn em.
- Gọi HS dưới lớp nhận xét bạn kể chuyện.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Tìm hiểu đề bài
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ.
- GV kể lần 1, yêu cầu HS nghe và ghi lại tên các nhân
vật trong truyện.
- Yêu cầu HS đọc tên các nhân vật ghi được, GV ghi
nhanh lên bảng.
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
- Yêu cầu HS nêu nội dung chính của mỗi tranh. Khi có
câu trả lời đúng, GV kết luận và ghi dưới mỗi tranh.
- Lưu ý: Nếu HS đã nắm được nội dung truyện sau 2 lần
kể, giáo viên không kể lần 3, cần dành nhiều thời gian
cho HS kể chuyện.
b) Kể trong nhóm
- Yêu cầu HS kể nối tiếp từng tranh bằng lời của người
kể chuyện và trao đổi với nhau bằng cách trả lời 3 câu
hỏi trong SGK.
- Yêu cầu HS kể trong nhóm bằng lời của Tôm Chíp
toàn bộ câu chuyện.
c) Kể trước lớp

- Gọi HS thi kể nối tiếp.
- Gọi HS kể toàn bộ câu truyện bằng lời của người kể
chuyện.
- Gọi HS kể toàn bộ câu truyện bằng lời của nhân vật
Tôm Chíp.
- 2 HS nối tiếp nhau kể
chuyện.
- Nhận xét.
- Lắng nghe và xác định nhiệm
vụ tiết học.
- Quan sát.
- Các nhân vật: Chị Hà, Hưng
Tồ, Dũng Béo, Tuấn Sứt, Tôm
Chíp.
- HS nối tiếp nhau phát biểu
đến khi có câu trả lời đúng.
Mỗi HS chỉ nêu 1 tranh.
- HS kể trong nhóm theo 3
vòng.
+ Vòng 1: mỗi bạn kể 1 tranh.
+ Vòng 2: kể cả câu chuyện
trong nhóm.
+ Vòng 3: kể câu chuyện bằng
lời của nhân vật Tôm Chíp.
+ 2 nhóm HS, mỗi nhóm 4 em
thi kể. Mỗi HS thi kể về nội
dung 1 bức tranh.
+ 2 HS kể toàn bài.
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5

Trêng TtiÓu La
- Gợi ý HS dưới lớp đặt câu hỏi cho bạn kể chuyện.
- GV hỏi để giúp HS hiểu rõ nội dung câu chuyện:
+ Em thích nhất chi tiết nào trong bài? Vì sao?
+ Nguyên nhân nào đẫnn đến thành tích bất ngờ của
Tôm Chíp?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Nhận xét, cho điểm HS kể tốt, hiểu nội dung ý nghĩa
truyện.
3. Củng cố, dặn dò
- Hỏi: Em có nhận xét gì về nhân vật Tôm Chíp? Qua
nhân vật Tôm Chíp em hiểu được điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
và chuẩn bị câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia
đình, nhà trường và xã hội .
- 2 HS kểt toàn chuyện.
+ Trả lời theo ý mình.
+ Một bé trai đang lăn theo bờ
xuống mương nước, Tôm Chíp
nhảy qua mương để giữ đứa bé
lại.
- Câu chuyện khen ngợi Tôm
Chíp đã dũng cảm, quên mình
cứu người bị nạn, trong tình
huống nguy hiểm đã bộc lộ
những phẩm chất đáng quý.
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5
Trêng TtiÓu La

Thứ hai/11/4/2011
Chính tả (Nhớ - viết) BẦM ƠI
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát.
- Làm được BT 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng nội dung của bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết bảng, HS cả
lớp viết vào vở tên các danh hiệu, giải thưởng và huy
chương ở bài tập 3 trang 128, SGK.
- Nhận xét bài làm của HS.
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
? Hãy nhắc lại quy tắc viết hoa tên các danh hiệu, giải
thưởng và huy chương.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Giới thiệu
2.2. Hướng dẫn nhớ - viết
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- Hỏi:
+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ?
+ Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện viết các từ khó.
c) Viết chính tả

- Nhắc HS lưu ý cách trình bày: dòng 6 chữ lùi vào 1
ô, dòng 8 chữ viết sát lề, giữa hai khổ thơ để cách 1
dòng.
d) Soát lỗi, chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Đọc, viết theo yêu cầu.
- 1 HS trả lời.
- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ
của tiết học.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành
tiếng.
- HS nối tiếp nhau trả lời:
+ Cành chiều đông mưa phùn gió
bấc làm cho anh chiến sĩ nhớ tới
mẹ.
+ Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng
cấy mạ non, tay mẹ run lên vì rét.
- HS tìm và nêu các từ ngữ khó.
- Đọc và viết các từ khó.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm trên bảng phụ, HS cả
lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét bài bạn làm đúng / sai, nếu
sai thì sửa lại cho đúng.
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5

Trêng TtiÓu La
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Tên cơ quan, đơn vị Bộ phận thứ nhất Bộ phận thứ hai Bộ phận thứ ba
a) Trường Tiểu học Bế Văn Đàn Trường Tiểu học Bế Văn Đàn
b) Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết
c) Công ti Dầu khí Biển Đông Công ti Dầu khí Biển Đông
- Hỏi: Em có nhận xét gì về cách viết hoa tên của các
cơ quan, đơn vị trên?
- Nhận xét, kết luận về cách viết hoa các cơ quan tổ
chức, đơn vị.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận đáp án.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ cách viết hoa tên các cơ
quan, đơn vị và chuẩn bị bài sau.
- Nối tiếp nhau trả lời: Tên của
các cơ quan, đơn vị được viết hoa
chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo
thành tên đó. Bộ phận thứ ba là
các danh từ riêng nên viết hoa
theo quy tắc viết tên người tên địa
lý Việt Nam.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 3 HS làm trên bảng lớp, mỗi HS
chỉ viết tên 1 cơ quan hoặc đơn vị.
HS cả lớp làm vào vở bài tập.

- Nhận xét bài làm của bạn đúng /
sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5
Trêng TtiÓu La
Thứ năm/14/4/2011
Kĩ thuật(32): LẮP RÔ - BỐT (Tiết 3)
I.MỤC TIÊU :
- Chọn đúng đủ số lượng các chi tiết rô-bốt.
- Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn.
- HSKG: Lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp chắc chắn tay có thể nâng lên, hạ xuống
được
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật (đã lắp xong từng bộ phận). Bộ lắp ghép kĩ thuật lớp 5.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Cho HS nêu lại ghi nhớ.
3. Giới thiệu bài
4. Phát triển các hoạt động:
 Hoạt động 1: HS thực hành lắp rô-bốt. (tiếp theo)
* Chọn chi tiết
- GV yêu cầu HS chọn các chi tiết để lắp rô bốt.
*Lắp ráp rô-bốt.
- GV yêu cầu HS lắp các bộ phận của rô bốt.
- GV hướng dẫn lắp ráp rô bốt: GV nhắc HS chú ý khi lắp thân
rô-bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác. Sau
khi lắp xong, cần kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay rô-bốt.
+ Lắp đầu rô bốt vào thân.
+ Lắp thân rô bốt vào thanh đỡ cùng với 2 tấm tam giác.

+ Lắp ăng ten rô bốt vào thân.
+ Lắp hai tay vào khớp vai rô bốt.
+ Lắp các trục bánh xe vào tấm đỡ rô bốt.
- Cho HS lắp ráp rô-bốt theo các bước như trong SGK.
- GV kiểm tra các nhóm lắp ráp rô-bốt.
 Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
- HS nêu lại ghi nhớ.
- HS chọn các chi tiết
để lắp rô bốt.
- HS lắp các bộ phận
của rô bốt
- HS quan sát và làm
theo (theo nhóm).
- HS lắp ráp hoàn
thành sản phẩm
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5
Trêng TtiÓu La
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm lên bàn giáo viên.
+ GV nêu lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm mục III SGK.
- Cử 3 HS dựa vào tiêu chuẩn vừa nêu để đánh giá sản phẩm các
nhóm
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS
- GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết, xếp đúng vào vị trí các ngăn
trong hộp.
5. Nhận xét - dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kỹ
năng lắp rô bốt.
- Dặn HS : đọc trước và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để học
bài: “Lắp ghép mô hình tự chọn”.

- 4 nhóm trưng bày
sản phẩm.
- 3-4 HS tham gia
đánh giá.
- HS tháo các chi tiết
Thứ tư/13/4/20112011
Tập đọc (64): NHỮNG CÁNH BUỒM
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt giọng đúng nhịp thơ.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của
người con ( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài) Học thuộc bài
thơ.
II. CHUẨN BỊ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài Út Vịnh và
trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu
hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng học sinh.
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
* 1 HS đọc toàn bài
* Cho HS đọc nối tiếp
- GV chia đoạn : 5 khổ
(Chú ý: giữa các dòng thơ nghỉ hơi như một
dấu phẩy).

- Cho HS đọc đoạn nối tiếp lần 1
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: rực
rỡ, rả rích, chắc nịch, lênh khênh, …
- 3 HS đọc bài nối tiếp và lần lượt trả lời
các câu hỏi theo SGK.
- Nhận xét.
- HS đọc toàn bài
- HS dùng bút chì đánh dấu các khổ trong
SGK.
- Mỗi HS đọc 1 khổ thơ.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- HS đọc: rực rỡ, rả rích, chắc nịch,
lênh khênh, …
- HS nối tiếp nhau đọc.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc nối
tiếp từng khổ thơ.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
+ 2 HS miêu tả
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5
Trêng TtiÓu La
- Đọc nối tiếp lần 2.
* Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
* GV đọc mẫu toàn bài. Chú ý giọng đọc
b) Tìm hiểu bài
*Khổ 1, 2:

- Cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm
+ Dựa vào những hình ảnh đã gợi ra trong bài
thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha
con dạo trên bãi biển?
*Khổ 2, 3, 4, 5:
- Cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm
+ Em hãy đọc những câu thơ thể hiện cuộc trò
chuyện giữa hai cha con.
+ Hãy thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha
con bằng lời của em.
+ Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có
ước mơ gì?
*Khổ 5:
- Cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm
+ Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều
gì?
+ Dựa vào phần tìm hiểu, em hãy nêu nội
dung chính của bài.
c.Luyện đọc diễn cảm:
- Treo đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc
- Gv đọc mẫu
- Hướng dẫn Hs đọc
-Tổ chức cho Hs thi đọc diễn cảm
3.Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị tiết sau
+ Những câu thơ:
Con: Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không

thấy người ở đó?
Cha:
Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà.
Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.
Con: Cha mượn cho cánh buồm trắng nhé,
Để con đi …
- 2 HS kể
+ Con mơ ước được nhìn thấy nhà cửa,
cây cối, con người ở phía chân trời xa. /
Con khao khát hiểu biết mọi thứ trên đời. /
Con mơ ước được khám phá những điều
chưa biết trong cuộc sống.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
+ Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến
ước mơ thuở nhỏ của mình.
- Lắng nghe.
+ Bài thơ ca ngợi ước mơ khám phá cuộc
sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho
cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. HS
cả lớp ghi vào vở.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. 1 HS
nêu ý kiến về giọng đọc, sau đó cả lớp bổ
sung ý kiến và đi đến thống nhất như mục
2.2.a đã nêu.
+ Theo dõi GV đọc, đánh dấu chỗ ngắt
giọng, nhấn giọng.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.

- HS tự học thuộc lòng.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng
khổ thơ (2 lượt).
- 2 HS đọc thuộc lòng toàn bài.
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5
Trêng TtiÓu La
Thứ tư/13/4/2011
Toán(158): ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU:
- Biết thực hành tính vời số đo thời gian và vận dụng trong giải toán.
- Cả lớp làm bài 1, 2, 3. HSKG làm thêm bài 4.
II. CHUẨN BỊ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời HS lên bảng làm các bài tập
- GV nhận xét, chữa bài
2. Dạy – học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
? Đề bài yều cầu gì?
- Yêu cầu HS nêu lại cách cộng, từ các số đo thời
gian.
- Nhận xét câu trả lời của HS sau đó yêu cầu HS
làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS làm bài trên bảng.
Bài 2

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS làm trên bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm bài
- 1 HS đọc đề bài. HS cả lớp đọc
thầm đề bài trong SGK.
- Đề bài yêu cầu thực hiện các phép
tính cộng, trừ số đo thời gian.
- 2 HS nêu trước lớp.
- 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp
làm vào vở.
- HS theo dõi bài chữa của GV và tự
kiểm tra bài mình.
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5
Trêng TtiÓu La
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề toán, nêu tóm tắt.
- GV gọi 1HS làm bài trên bảng.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4 HSKG
- Yêu cầu HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài, GV hướng dẫn riêng cho
HS kém
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS làm bài trên bảng.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tóm lại nội dung bài học

- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: Ôn
tập về tính chu vi, diện tích một số hình.
- 1 HS đọc đề bài. HS cả lớp đọc
thầm đề bài trong SGK.
- HS làm vào vở, 2 em làm bảng lớp.
- HS nhận xét bài làm của bạn trên
bảng.
- HS đọc đề toán và nêu tóm tắt.
- HS tự làm vào vở, 1HS làm lên
bảng làm bài.
- 1 HS đọc đề bài. HS cả lớp đọc
thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên
bảng.
Thứ tư/13/4/2011
Tập làm văn(63): TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc
chi tiết); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
- Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, hình ảnh, …
cần chữa chung cho cả lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Chấm điểm dàn ý miêu tả một trong các cảnh ở đề bài trang 134
SGK của HS.

- Nhận xét ý thức học bài của HS.
2. Dạy học bài mới
2.1 Nhận xét chung bài làm của HS
- Gọi HS đọc lại đề bài Tập làm văn.
- Nhận xét chung:
- Trả lời cho HS.
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn
bên cạnh về nhận xét của GV, tự sửa lỗi bài của mình.
- GV đi giúp đỡ từng HS.
2.3 Học tập những bài văn hay, những đoạn văn tốt.
- GV gọi một số HS có đoạn văn hay, bài văn được điẩm cao đọc
- 3 HS mang vở lên
cho GV chấm.
- 1 HS đọc thành tiếng
trước lớp.
- Lắng nghe.
- Xem lại bài của
mình. Dựa vào lời
nhận xét của GV để tự
đánh giá bài làm của
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5
Trêng TtiÓu La
cho các bạn nghe. Sau mỗi HS đọc. GV hỏi HS để tìm ra: cách
dùng từ hay, lối diễn đạt hay, ý hay.
2.4. Hướng dẫn viết lại một đoạn văn
- Gợi ý HS viết lại một đoạn văn khi:
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý.

+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.
+ Mở bài, kết bài đơn giản.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà mượn bài của bạn được điểm cao và viết lại bài
văn (nếu được điểm dưới 7).
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
mình.
- HS sửa bài của mình.
- 3 5 HS đọc đoạn văn
hay, bài văn hay của
mình.
- HS tự chữa bài của
mình.
- 3 – 5 HS đọc đoạn
văn mình đã viết lại.
Thứ năm/14/4/2011
Luyện từ và câu(64): ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu hai chấm)
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT1).
- Biết sử dụng đúng dấu hai chấm (BT 2, 3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ của dấu hai chấm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5

Trêng TtiÓu La
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng, mỗi em đặt 1
câu có dấu phẩy và nêu tác dụng
của dấu phẩy đó.
- Gọi HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn
nói về các hoạt động trong giờ ra
chơi ở sân trường và nêu tác dụng
của mỗi dấu phẩy được dùng trong
đoạn văn.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên
bảng.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
của bài tập.
- Hỏi:
+ Dấu hai chấm dùng để làm gì?
+ Dấu hiệu nào giúp ta nhận ra dấu
hai chấm dùng để báo hiệu lời nói
của nhân vật?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Kết luận về tác dụng của dấu hai
chấm và treo bảng phụ có ghi sẵn
quy tắc.
- Nêu: Từ kiến thức về dấu hai
chấm đã học, các em tự làm bài tập

1.
- Gọi HS chữa bài.
- Kết luận lời giải đúng:
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS làm bài trên bảng nhóm
treo bảng, đọc bài, yêu cầu HS cả
lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS giải thích vì sao em lại đặt
dấu hai chấm vào vị trí đó trong
câu.
- Nhận xét, khen ngợi HS giải thích
- 3 HS đặt câu.
- 2 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn.
- Nhận xét bài làm của bạn đúng / sai, nếu sai thì sửa
lại cho đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Trả lời:
+ Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là
lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ
phận đứng trước.
+ Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm
được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch
đầu dòng.
- Lắng nghe, sau đó 2 HS đọc phần Ghi nhớ về dấu
hai chấm trên bảng phụ.
- HS tự làm bài vào vở bài tập.
2 HS nối tiếp nhau chữa bài, HS cả lớp nhận xét, bổ

sung.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 3 HS làm trên bảng nhóm. Mỗi HS chỉ làm 1 câu.
HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- 3 HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả làm việc. HS cả
lớp nhận xét bài làm của bạn đúng / sai, nếu sai thì
sửa lại cho đúng.
- 3 HS nối tiếp nhua giải thích, HS cả lớp theo dõi,
bổ sung cho bạn.

a) Thằng giặc cuống cả chân
Nhăn nhó kêu rối rít:
- Đồng ý là tao chết.
Vì câu sau là lời nói trực tiếp của nhân vật nên dấu
hai chấm phải được đặt ở cuối câu trước.
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5
Trêng TtiÓu La
đúng, hiểu bài.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu
chuyện vui Chỉ vì quên một dấu
câu.của bài tập.
- Tổ chức cho HS làm bài tập theo
cặp.
- Gọi HS phát biểu ý kiến, yêu cầu
HS khác bổ sung (nếu cần).
- Nhận xét câu trả lời của HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Hỏi: Dấu hai chấm có tác dụng gì?

Nếu dùng sai dấu câu sẽ có tác hại
gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc tác dụng
của dấu hai chấm và luôn ý thức để
sử dụng đúng các dấu câu.
b) Tôi đã ngửa cổ … cầu xin: “Bay đi, diều ơi, bay
đi!”.
Vì câu sau là lời nói trực tiếp của nhân vật nên dấu
hai chấm phải được đặt ở cuối câu trước.
c) Từ Đèo Ngang … thiên nhiên kì vĩ: phía Tây là
dãy Trường Sơn trùng điệp, phía Đông là …
Vì bộ phận phía sau là lời giải thích cho bộ phận
đứng trước.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng nhau trao đổi, thảo luận,
làm bài.
- 2 HS nối tiếp nhau chữa bài. HS khác nhận xét bài
làm của bạn đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
Thứ năm/14/4/2011
Toán(159): ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH
I. MỤC TIÊU:
- Thuộc công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học và biết vận dụng vào giải toán.
- Cả lớp làm bài 1, 3. HSKG làm thêm bài 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ kẻ sẵn hình vẽ như phần bài học SGK.
Hình chữ nhật Hình tam giác
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5
Trêng TtiÓu La

P = (a + b)
×
2
S = a
×
b
a + b = P : 2
a = P : 2 – b
b = P : 2 – a
a = S : b
b = S : a
S
2
a h
×
=
P = a + b + c
a = S
×
2 : h
h = S
×
2 : a
Hình vuông Hình thang
P = a
×
4
S = a
×
a

a = P : 4
S
( )
2
a b h+ ×
=

a + b = S
×
2 : h
h = (S
×
2) : (a + b)
a = (S
×
2 : h) – b
b = (S
×
2 : h) – a
Hình bình hành Hình tròn
S = a
×
h
a = S : h
h = S : a C = r
×
2
×
3,14
(Hoặc C = d

×
3,14)
S = r
×
r
×
3,14
r = d : 2
r = (C : 3,14) : 2
d = r
×
2
d = C : 3,14
Hình thoi
S =
2
m n×
m
×
n = S
×
2
m = S
×
2 : n
n = S
×
2 : m
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời HS lên bảng làm các bài tập
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm
2. Dạy – học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Ôn tập về công thức tính chu vi và diện
tích các hình đã học.
- Các nhóm nêu công thức tính chu vi và diện
tích của các hình đã học.
- GV tổng kết, tuyên dương nhóm nên nhanh,
đúng.
- GV treo tờ giấy khổ to có ghi công thức tính
chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật,
hình tam giác, hình thang, hình bình hành,
hình thoi, hình tròn (như trong SGK), rồi cho
HS ôn tập, củng cố lại các công thức đó.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- GV mời HS đọc đề toán và yêu cầu HS tự
- 2 HS làm bài
- Đại diện các nhóm nêu
- HS thực hiện ôn tập dưới sự hướng dẫn
của GV để nhớ lại công thức tính chu vi,
diện tích hình vuông, hình chữ nhật,
hình tam giác, hình thang, hình bình
hành, hình thoi, hình tròn đã học.
- 1 HS đọc đề toán, cả lớp đọc thầm. 1
HS làm ở bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Chiều rộng khu vườn là :

120
2
3
×
= 80 (m)
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5
Trêng TtiÓu La
làm vào vở.
Bài 2 HSKG
- GV mời HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và nêu cách
làm.
- Nhận xét câu trả lời của HS sau đó yêu cầu
HS làm bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS làm làm trên
bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS làm bài trên
bảng.
Bài 3
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV vẽ sẵn hình trên bảng, hướng dẫn HS
khai thác hình vẽ để tìm cách giải bài toán.
- 1 HS làm làm trên bảng.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS làm
bài trên bảng.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tóm lại nội dung bài học
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài

sau: Luyện tập.
a) Chu vi của khu vườn là :
(120 + 80)
×
2 = 400 (m)
b) Diện tích khu vườn đó là :
120
×
80 = 9600 (m
2
)
9600m
2
= 0,96ha
Đáp số : a) 400m ; b) 0,96ha.
- 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp
đọc thầm đề bài trong SGK.
- Đại diện các nhóm nêu cách làm.
- HS lắng nghe.
- 1 HS làm làm trên bảng.
Đáp số: 800 m
2
.
- 1 HS đọc đề toán, cả lớp đọc thầm.
- HS quan sát hình vẽ, theo dõi GV
hướng dẫn.
- 1 HS làm bài trên bảng. HS cả lớp làm
bài vào vở.
Bài giải
a) Diện tích hình vuông ABCD là :

(4
×
4 : 2)
×
4 = 32 (cm
2
)
b) Diện tích hình tròn :
4
×
4
×
3,14 = 50,24 (cm
2
)
Diện tích phần đã tô màu hình tròn là:
50,24 – 32 = 18,24 (cm
2
)
Đáp số : a) 32cm
2
; b) 18,24cm
2
- HS chữa bài.
- HS lắng nghe.

Thứ năm/14/4/2011
Khoa học(64): VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:

- Nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
- Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5
Trêng TtiÓu La
*KNS: Rèn KN tự nhận thức hành động của con người và bản thân đã tác động vào môi
trường những gì; KN tư duy tỏng hợp, hệ thống từ các thông tin và kinh nghiệm bản
thân để thấy con người đã nhận từ môi trường các tài nguyên môi trường và thải ra môi
trường các chất thải độc hại trong quá trình sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình vẽ trang 132 SGK.
- Phiếu học tập:
Môi trường cho Môi trường nhận
- Thức ăn - Phân
- Nước uống - Rác thải
- Đất - Nước thải sinh hoạt
- Nước dùng trong công nghiệp - Nước thải công nghiệp
- Chất đốt - Khói
- Gió - Bụi
- Vàng - Chất hoá học
- Dầu mỏ - Khí thải
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
+ GV yêu cầu HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung
bài 63.
+ Nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hoạt động 1: Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên

đến đời sống con người và con người tác động trở lại
môi trường tự nhiên.
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo định
hướng:
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
+ Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 2 và trả lời 2 câu
hỏi trang 132, SGK.
+ Nêu nội dung hình vẽ.
*KNS:
+ Trong hình vẽ môi trường tự nhiên đã cung cấp cho
con người những gì?
+ Trong hình vẽ môi trường tự nhiên đã nhận từ các hoạt
động của con người những gì?
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luân.
- Hỏi: + Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người
những gì?
- 5 HS lên bảng lần lượt trả lời
các câu hỏi sau:
+ Tài nguyên thiên nhiên là gì?
+ Nêu ích lợi của tài nguyên
đất.
+ Nêu ích lợi của tài nguyên
thực vật và động vật.
+ Nêu ích lợi của tài nguyên
nước.
+ Nêu ích lợi của tài nguyên
than đá.

- HS hoạt động trong nhóm
theo sự hướng dẫn của GV.

- HS quan sát hình minh hoạ 2
và trả lời 2 câu hỏi trang 132,
SGK.
- Đại diện nhóm trình bày,
nhóm khác nhận xét.
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m
Gi¸o ¸n líp 5
Trêng TtiÓu La
- Kết luận
2.3. Hoạt động 2: Vai trò của môi trường đối với đời
sống con người.
- GV tổ chức cho HS củng cố các kiến thức về vai trò của
môi trường đối với đời sống của con người dưới hình
thức trò chơi “Nhóm nào nhanh, nhóm nào đúng”.
- GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những gỡ
môi trường cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản
xuất của con người.
- Hết thời gian GV sẽ tuyên dương nhóm nào viết được
nhiều và cụ thể theo yêu cầu của bài.
*KNS:- GV hỏi:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên
thiên nhiên 1 cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều
chất độc hại?
3. Củng cố, dặn dò.
- GV yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Tác động của con người đến môi
trường rừng.
- Tiếp nối câu trả lời
- Các nhóm viết xong trình bày

trên bảng.
- HS đọc mục bạn cần biết.
- 2HS đọc lại mục bạn cần biết.
- HS tự liên hệ
- HS lắng nghe.
Thứ sáu/15/4/2011
Tập làm văn (64): TẢ CẢNH
(Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU
Viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng
Gv: NguyÔn ThÞ Thïy Tr©m

×