Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.04 KB, 10 trang )

BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Mô tả được vị trí địa lý, phạm vi rất đặc thù của Đông Nam Á.
- Phân tích được tính thống nhất về đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á
cũng như những nét độc đáo của Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
- Phân tích được các đặc điểm kinh tế - xã hội, dân cư và ảnh hưởng của các đặc
điểm đó đến sự phát triển kinh tế của khu vực.
- Đánh giá được ảnh hưởng của vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên, các điều kiện xã hội tới sự phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á.
2. Kĩ năng
- Đọc, phân tích được bản đồ, lược đồ Đông Nam Á.
- Biết thiết lập các sơ đồ lôgic kiến thức.
II. Phương tiện dạy học
- Máy tính
- Máy chiếu
III. Phương pháp dạy học
- Phương pháp đàm thoại gợi mở
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp hoạt động nhóm
VI. Kiến thức trọng tâm
- Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên, đặc điểm dân cư, xã hội mang
nhiều nét độc đáo của khu vực Đông Nam Á.
- Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên, các điều kiện dân cư xã hội tới sự phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: 3 phút
2. Vào bài: (2 phút) Từ ý tưởng thành lập cộng đồng kinh tế Asean (AEC) tại trung
tâm là Xingapo vào năm 2020 tương đương với thị trường chung Châu Âu EEC:


có sự lưu thông về vốn, người, hàng hóa, dịch vụ… Khi ấy sẽ được tự do lựa chọn
nơi làm việc, định cư… Vậy để đạt được cái đích đến năm 2020, ĐNÁ có những
điều kiện thuận lợi gì để hình thành thị trường chung ĐNÁ AEC? Bài học hôm nay
chúng ta sẽ đi tìm hiểu những tiềm năng to lớn về vị trí địa lí, tài nguyên thiên
nhiên, dân cư – xã hội… của khu vực ĐNÁ. Các em đi vào bài mới.
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên
của khu vực Đông Nam Á
Mục tiêu: Biết và đánh giá được các đặc điểm
của vị trí địa lí và lãnh thổ
Thời gian: 10 phút
Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở
- Khai thác tri thức từ bản đồ, lược đồ
GV: Ý niệm về Đông Nam Á như một khu vực
riêng biệt đã có từ lâu đời. Trong lịch sử, ĐNÁ
được nhìn nhận như là một vùng thần bí, nơi sản
xuất hương liệu gia vị và những sản phẩm kì lạ
khác.
Nhưng từ mãi sau chiến tranh thế giới 2, ĐNÁ
mới xuất hiện trên bản đồ chính trị thế giới như
một khu vực riêng biệt và có tầm quan trọng đặc
biệt không chỉ về vị trí địa lý, chính trị, quân sự
mà còn là một trung tâm văn minh, một khu vực
lịch sử, văn hóa.
- GV chỉ trên bản đồ khu vực ĐNÁ gồm có hai
bộ phận chính: bán đảo Trung Ấn và quần đảo
Mã Lai.
GV: Dựa vào hình 11.1 và bản đồ cô vừa chỉ
trên bảng,, em hãy nêu những nét chính về lãnh

thổ và vị trí địa lý của ĐNÁ?
I. Tự nhiên
1. Vị trí địa lý và lãnh thổ
- Lãnh thổ:
+ Diện tích: 4,2 triệu ha (11
nước).
+ Bao gồm 2 bộ phận: Bán đảo
Trung Ấn và quần đảo Mã Lai
- Vị trí địa lý:
+ Nằm ở phía đông nam châu Á,
+ Tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương
và Thái Bình Dương.
+ Nằm ở vị trí cầu nối giữa
Châu Á – Âu và Úc.
=> Là nơi có vị trí địa - chính trị
quan trọng.
- Tên gọi “bán đảo Trung Ấn” xuất phát từ vị trí
khu vực nằm giữa hai nước Trung Quốc và Ấn
Độ.
- Quần đảo Mã Lai có người Mã Lai cư trú; có
nhiều đảo lớn như Calimantan, Xumatra, Giava,
Xulavedi, Luxong…
Quần đảo Mã Lai là một trong những quần đảo
lớn nhất thế giới, nằm giữa bán đảo Trung Ấn
và lục địa Ôxtrâylia. Toàn bộ đảo có hơn 1 vạn
đảo lớn nhỏ, tạo thành các dãy đảo, tựa như
những chiếc cầu vĩ đại, nối hai lục địa với nhau,
là ranh giới tự nhiên phân cách TBD và ADD.
- Nằm trong khu vực nội chí tuyến gió mùa.
- Nằm ở nơi giao thoa của các hệ thống tự nhiên

lớn: Là nơi giao thoa của lục địa và hải đảo,
giữa các khối khí, các dòng biển lớn, giữa hai
đại dương lớn, giữa hai châu lục…
- GV: Dựa trên hình 11.1 em hãy xác định:
+ Những nước nào thuộc bán đảo Trung Ấn
(ĐNÁ lục địa)? (Việt Nam, Lào, Campuchia,
Thái Lan, Mianma)
+ Những nước nào thuộc quần đảo Mã Lai
(ĐNÁ hải đảo)? (Philippin, Indonexia, Xingapo,
Brunay, Đông – timor).
+ Nước nào thuộc cả hai bộ phận? (Ma-lai-xia).
Trước đây, vì Ma-lai-xia có diện tích thuộc phần
hải đảo lớn hơn phần lục địa nên vẫn được xếp
vào phần ĐNÁ hải đảo. Nhưng hiện nay nó
được xếp vào ĐNÁ lục địa do thủ đô của nó
nằm ở đây.
=> như vậy:
+ ĐNÁ bao gồm một hệ thống các bán đảo, đảo
và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển
rất phức tạp.
+ Là nơi giao thoa giữa các nền văn minh: Ấn
Độ và TQ, châu Á và châu Đại Dương…
GV: Tại sao ĐNÁ là nơi có vị trí địa – chính trị
quan trọng?
- Nằm án ngữ tuyến đường biển quốc tế quan
trọng, nằm ở vị trí trung chuyển của nhiều tuyến
đường hàng không quốc tế quan trọng.
- Là cầu nối lục địa Á – Âu và Úc, cầu nối giữa
Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Là nơi giao thoa giữa các nền văn minh lớn.

- Thường bị các cường quốc cạnh tranh ảnh
hưởng.
=> ĐNÁ có vị trí chiến lược quan trọng, trong
lịch sử thường bị các cường quốc cạnh tranh ảnh
hưởng. Khu vực này được gọi là “ống thông
gió” hay “ngã tư đường”.
Chuyển ý: Đông Nam Á là một khu vực có điều kiện tự nhiên khá phức tạp và
nguồn tài nguyên rất phong phú phân biệt hẳn so với các khu vực khác trên thế
giới. Vậy tự nhiên ĐNÁ có những nét độc đáo như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu trong mục 2 và mục 3 sau đây.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á và đánh
giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên ĐNÁ tới sự phát triển kinh tế - xã hội
Mục tiêu: Biết và đánh giá được các đặc điểm tự nhiên đối với sự phát triển KT-
XH của khu vực ĐNÁ
Thời gian: 15
Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở
- Khai thác tri thức từ bản đồ, lược đồ, tranh ảnh
- Hoạt động nhóm
GV phát phiếu học tập và chia lớp thành 3 nhóm:
- Một nhóm nghiên cứu về đặc điểm địa hình của phần ĐNÁ lục địa và
ĐNÁ hải đảo.
- Một nhóm nghiên cứu về đặc điểm khí hậu của phần ĐNÁ lục địa và ĐNÁ
hải đảo.
- Một nhóm nghiên cứu về đặc điểm sông ngòi của phần ĐNÁ lục địa và
ĐNÁ hải đảo.
- Một nhóm nghiên cứu về những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của
ĐNÁ.
Sau khi nghiên cứu thảo luận, các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác góp
ý bổ sung, GV chuẩn kiến thức.

Trong khi HS trình bày kết quả, GV cần nêu thêm một số câu hỏi gợi ý cho HS suy
nghĩ, phân tích và giải thích để làm rõ thêm những đặc điểm quan trọng của tự
nhiên Đông Nam Á.
1. Địa hình 2 khu vực đất liền và hải đảo của ĐNÁ khác nhau như thế nào?
- ĐNÁ lục địa: hướng địa hình chủ yếu là tây bắc – đông nam hoặc bắc –
nam, địa hình bị cắt xẻ mạnh, sự đan xen giữa đồi núi và đồng bằng…)
- ĐNÁ hải đảo: ít đồng bằng, nhiều đồi núi, đặc biệt là núi lửa, không thể
hiện hướng chung của địa hình).
2. Việc phát triển giao thông Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông – Tây có ảnh
hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội?
- Việc giao thông theo hướng Đông – tây gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại
như phải làm cầu, chi phí tốn kém.
- Việc phát triển giao thông Đông – tây là rất cần thiết đặc biệt đối với các
nước Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia => thuận lợi để thông
thương, hợp tác cùng phát triển, đặc biệt là những vùng hẻo lánh, miền núi xa xôi.
Sau đây là bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên ĐNÁ
Đặc điểm
tự nhiên
Đông Nam Á lục địa Đông Nam Á hải đảo
Địa hình - Địa hình bị chia cắt mạnh, núi - Ít đồng bằng, nhiều động đất,
ăn lan ra sát biển.
- Hướng địa hình: Hướng Bắc –
nam, hướng tây bắc- đông nam.
- Nhiều cao nguyên: San, Hứa
Phan, Cò Rạt, Lâm Viên…
- Nhiều đồng bằng phù sa màu
mỡ.
đồi núi, núi lửa.
- Núi thường có độ cao dưới
3000m.

- Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp
nhưng màu mỡ
Khí hậu - có khí hậu nhiệt đới gió mùa
và cận nhiệt đới.
- Phía bắc Mianma và bắc Việt
Nam có mùa đông lạnh.
- Nằm trong đới khí hậu chính:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa
+ Khí hậu xích đạo.
Sông ngòi - Sông lớn, chảy qua nhiều nước
(s.Mekong)
- Sông nhỏ, ngắn, dốc.
Đánh giá
ĐKTN
* Thuận lợi:
- Phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, với cơ cấu đa dạng, dễ
dàng thực hiện chuyên canh, xen canh, gối vụ…
- Phát triển các ngành kinh tế biển, giao lưu thương mại, hàng hải
(trừ Lào).
- Phát triển cơ cấu công nghiệp đa dạng.
- Phát triển lâm nghiệp với rừng nhiệt đới có nhiều lâm sản quý.
* Khó khăn:
- Nhiều thiên tai: động đất, sóng thần, bão, lũ lụt, núi lửa… (do có
vị trí kề sát “Vành đai lửa Thái Bình Dương”).
- Diện tích rừng đang bị thu hẹp.
 Vấn đề khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phòng tránh,
khắc phục các thiên tai là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong khu vực.
GV mở rộng thêm:
1. Một số thảm họa lớn của khu vực:
- Núi lửa phun vào tháng 8 năm 1883 với sức nổ dữ dội, gây nên trận sóng

thần lớn, làm chết và mất tích 36 nghìn người.
- Trận động đất, sóng thần ngày 26-12-2004: sóng thần cao lên tới 30m, gây
thiệt hại nặng nề nhất cho đất nước Indonexia (thành phố Ban-đa- A-chê bị phá
hủy hoàn toàn), tiếp đến Xrilanca, Ấn Độ, Thái Lan,
- Bão Nagis vào tháng 5/2008: đổ bộ Mianma, gây chết chóc đứng thứ hai
sau bão Nina.
2. Vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Đông Nam Á
- Vấn đề khai thác tài nguyên khoáng sản:
+ khai thác chưa hợp lí
+ công nghệ khai thác còn kém, thiếu vốn và kĩ thuật => lãng phí tài nguyên.
+ phụ thuộc vào nước ngoài.
- Vấn đề biển Đông: tranh chấp chủ quyền lãnh thổ
- Vấn đề sử dụng sông Mê Công
+ Diện tích sông Mê Công chảy qua 6 nước: TQ chiếm 21%, Mianma 3%,
Lào 25%, Thái Lan 23%, Campuchia 20%, Việt Nam 8%.
+ Đòi hỏi sự hợp tác của nhiều quốc gia trong vấn đề môi trường, kinh tế,
tiến tới phát triển bền vững trong tiểu vùng sông Mê Công. (VN- Capuchia- Lào –
Thái Lan – Mianma và tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của TQ)
+ Xây dựng quá nhiều đập nước (8đập) => cạn kiệt dòng chảy, giảm lượng
phù sa, thay đổi lớn trong môi trường nước sông.
Chuyển ý: ĐNÁ không chỉ có đặc điểm tự nhiên độc đáo mà còn có các đặc
điểm dân cư và xã hội hết sức tiêu biểu mà chúng ta sẽ nghiên cứu trong mục II sau
đây.
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư và
xã hội của Đông Nam Á
Mục tiêu: Biết và phân tích các đặc điểm dân
cư và xã hội của ĐNÁ đối với sự phát triển
KT-XH của khu vực
Thời gian: 10 phút

Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở
II. Dân cư và xã hội
- Khai thác tri thức từ bản đồ, lược đồ, tranh
ảnh
GV: Dựa vào nội dung SGK và những hiểu
biết của mình, em hãy nêu đặc điểm của dân
cư ĐNÁ?
- So với thế giới, mật độ TB là 48 người/km
2
.
- Gia tăng dân số tự nhiên trước đây còn khá
cao, hiện nay đang có chiều hướng suy giảm
những vẫn còn cao. Cao nhất là Lào, Đông –
timor >2%/năm, thấp nhất là Xigapo, Thái Lan
0,8%/năm. Mức trung bình của khu vực là
1,4%/năm.
- Lao động có trình độ chuyên môn và kĩ thuật
còn hạn chế.
- Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng
châu thổ, vùng ven biển và một số vùng đất đỏ
badan.
VD: Đảo Giava chỉ chiếm 7% về diện tích
nhưng lại tập trung hơn 60% dân số của
Indonexia.
- GV: Với đặc điểm dân số như trên đã gây
sức ép gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội, môi
trường của khu vực ĐNÁ.
+ Sức ép việc làm, sức ép lên sự phát triển
kinh tế, chất lượng cuộc sống, sức ép về giáo

dục, y tế…
+ Môi trường bị suy thoái, tài nguyên cạn kiệt.
+ trình độ lao động hạn chế => hạn chế phát
triển công nghiệp hiện đại.
- Các quốc gia ĐNÁ có nhiều dân tộc.
+ Philippin: 90 dân tộc
1. Dân cư
- Số dân đông: 580,7 triệu người
(2008). Mật độ dân số cao: 124
người/km
2
.
- Cơ cấu dân số trẻ:
+ Gia tăng dân số còn cao.
+ Nguồn lao động dồi dào: >50%.
- Phân bố dân cư không đồng đều.
2. Xã hội
- Là khu vực có nhiều dân tộc,
phân bố ở nhiều quốc gia.
- Là nơi giao thoa của nhiều nền
văn minh lớn trên thế giới (TQ,
NB, Ấn Độ, Âu, Mĩ).
- Có sự tương đồng về lịch sử,
phong tục, tập quán, sinh hoạt văn
hóa…
- Có nhiều tôn giáo: Đạo Hồi, đạo
Phật, Thiên chúa giáo.
Indonexia: 400 dân tộc
Việt Nam: 54 dân tộc
+ Một số dân tộc phân bố rộng không theo

biên giới quốc gia, điều này gây không ít khó
khăn trong quản lý, ổn định chính trị, xã hội ở
mỗi nước.
- Văn hóa ĐNÁ là một nền văn hóa đa dạng,
có sự kết hợp giữa văn hóa bản địa và các yếu
tố du nhập từ bên ngoài => văn hóa vừa hiện
đại vừa đậm bản sắc dân tộc.
+ Văn hóa bản địa:
ở Indonexia: có 4 văn hóa bản địa: Rối bóng,
nhuộm sáp, dàn nhạc Gamelan, kris (là dao
thiêng truyền thống, biểu tượng cho sức mạnh
và uy quyền, hung mạnh của quốc gia).
Ở Lào: văn hóa bản địa: nhà sàn, ăn cơm nếp,
thổi kèn…
+ Sự du nhập văn hóa bên ngoài:
Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ: về chữ viết,
về văn học(bản trường ca, sử thi…), về di tích
kiến trúc (khu di tích Mỹ Sơn của người
Chăm, khu đền Ăng-co ở Campuchia…)
Ảnh hưởng văn hóa TQ: tư tưởng Nho giáo,
Đạo giáo, Lão giáo…
- Trong lịch sử đều bị các thế lực phong kiến,
thực dân đế quốc bên ngoài dòm ngó, xâm
lược. Hiện nay phần lớn các nước ĐNÁ đều có
mối quan hệ hợp tác trong khối ASEAN.
Trong sản xuất, đời sống đều trồng lúa nước,
lương thực chủ yếu là lúa gạo.
Đều có tục lệ té nước, đều có các tín ngưỡng
cổ truyền giống nhau…
- Các tôn giáo chính là:

+ Phật giáo (Lào, Campuchia, Mi-an-ma, Thái
Lan, Việt Nam).
+ Hồi giáo ở Malaisia, Brunay, Indonexia…
+ Thiên chúa giáo ở hầu hết khắp các nước,
nhiều nhất ở Philippin (80%).
Trong một nước sẽ tồn tại nhiều tôn giáo,
nhưng sẽ có một tôn giáo được coi là quốc
giáo.
VD: Phật giáo được coi là quốc giáo ở các
quốc gia Thái Lan, Lào, Mianma.
GV: Nêu khó khăn do đặc điểm xã hội đưa
lại?
- khó khăn trong quản lý, ổn định xã hội.
- li khai, khủng bố, mâu thuẫn sắc tộc…
(lấy VD: mâu thuẫn sắc tộc ở Thái Lan, vụ
tranh chấp đền Peari Vihear của Thái Lan và
Campuchia…)
VI. Củng cố
- Nêu những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên khu vực Đông Nam Á?
- Hãy làm rõ những trở ngại từ các đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát
triển kinh tế khu vực Đông Nam Á?
VI. Hoạt động nối tiếp
Trả lời câu hỏi 2,3/SGK/102

×