VN DNG BN T DUY TRONG GI DY B MễN
Nguyn Th Lan Trng THPT Lý Thng Kit Thy Nguyờn Hi Phũng
1
Sở giáo dục và đào tạo Hải Phòng
Trờng THPT lý thờng kiệt
o0o
Báo cáo nghiên cứu khoa học s phạm ứng dụng
Chuyên đề:
Vận dụng bản đồ t duy trong giờ dạy bộ môn
(Môn sinh học lớp12 thpt)
Tác giả : Nguyễn Thị Lan
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị : Trờng THPT Lý Thờng Kiệt
Tháng 3/2012
VN DNG BN T DUY TRONG GI DY B MễN
Nguyn Th Lan Trng THPT Lý Thng Kit Thy Nguyờn Hi Phũng
2
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập Tự do Hạnh phúc
====o0o====
Bản cam kết
I. Tác giả:
- Họ và tên:Nguyễn Thị Lan
- Ngày tháng năm sinh: 01/12/1976
- Đơn vị: Trng THPT Lý Thng Kit
- Điện thoại: 0917687519
II. Sản phẩm
- Tên ti: "Vn dng bn t duy trong gi dy b mụn.
III. Cam kết
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra
tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm trớc lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Sở về tính trung thực của bản cam kết này.
Hải Phòng, ngày 05 tháng 03 năm 2012
Ngời cam kết
Nguyn Th Lan
VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG GIỜ DẠY BỘ MÔN
Nguyễn Thị Lan – Trường THPT Lý Thường Kiệt – Thủy Nguyên – Hải Phòng
3
CÁC CHUYÊN ĐỀ ĐÃ THỰC HIỆN
stt Tên SKKN
Thuộc thể
loại
Năm
viết
Xếp
loại
1
Chuyên đề:
Giáo dục học sinh cá biệt
Giáo viên
CN
2009 A
2
Báo cáo:
Rèn kỹ năng sống cho từng tiết dạy bộ môn
Sinh học 2011 A
3
Chuyên đề:
Bước đầu đổi mới phương pháp dạy học
Sinh học 2000 A
VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG GIỜ DẠY BỘ MÔN
Nguyễn Thị Lan – Trường THPT Lý Thường Kiệt – Thủy Nguyên – Hải Phòng
4
MỤC LỤC
I. TÓM TẮT 4
II. GIỚI THIỆU 4
1. Hiện trạng: 4
2. Giải pháp: 4
3 .Một số nghiên cứu: 5
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu: 6
2. Thiết kế nghiên cứu: 7
3. Quy trình nghiên cứu: 7
IV. ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU: 7
V. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
a. Kết quả: 8
b. Phân tích dữ liệu: 8
c. Bàn luận: 9
VI. KẾT LUẬN 10
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
VIII. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: 11 -12
PHỤ LỤC 2: 13 -14
PHỤ LỤC 3: 15
PHỤ LỤC 4: 16-19
VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG GIỜ DẠY BỘ MÔN
Nguyễn Thị Lan – Trường THPT Lý Thường Kiệt – Thủy Nguyên – Hải Phòng
5
I. Tóm tắt:
Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thường xuyên không thể thiếu của ngành giáo
dục đào tạo (GD-ĐT), của mỗi cán bộ giáo viên và đặc biệt với Sở GD ĐT Hải Phòng-là Sở đi
đầu trong công tác này. Với học sinh trung học phổ thông việc đổi mới phương pháp luôn gắn
liền với việc rèn các kỹ năng sống cho học sinh.Là những giáo viên đứng lớp chúng tôi luôn
nhận thức đầy đủ và đúng đắn về mục tiêu và trách nhiệm của mình.
Với bộ môn sinh học là một bộ môn rất hay, rất gần gũi với thực tiễn đời sống do đó dễ vận
dụng các phương pháp mới đồng thời dễ rèn các kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên do áp
lực chọn trường, thi cử, học sinh thường lựa chọn khối A vì số trường dự thi nhiều, đầu điểm
không quá cao dẫn đến việc giảng dạy bộ môn sinh học ở THPT gặp rất nhiều trở ngại. Vấn đề
đặt ra là làm thế nào để học sinh không tốn nhiều thời gian mà vẫn nắm được lượng kiến thức
nhất định của bộ môn sinh học để dự thi tốt nghiệp và các trường Cao đẳng, Đại học là điều
chúng tôi quan tâm hàng đầu. Câu trả lời cho vấn đề trên là gì? Nhóm bộ môn sinh học của
chúng tôi đã mạnh dạn vận dụng phương pháp xây dựng bản đồ tư duy cho từng tiết dạy đặc
biệt là các tiết học ôn tập, phần củng cố cuối bài, phần đặt vấn đề vào bài hoặc phần tổng kết
từng bài,từng chương .
Mục đích của chuyên đề là giúp học sinh phát triển tư duy não bộ, hoạt động tích cực, chủ
động và dễ dàng tiếp thu kiến thức nâng cao hứng thú học đồng thời nâng cao chất lượng bộ
môn.
Chuyên đề được tiến hành trên nhiều lớp thực dạy: 12C1, 12C2 ( Nhóm I); 12C4,12C10
( Nhóm II); 11B8, 11B 9( Nhóm III) thuộc trường THPT Lý Thường Kiệt.
Trong khuôn khổ của chuyên đề tôi xin trình bày rõ việc nghiên cứu ở nhóm II( 12C4, 12C10).
Lớp 12C10 là lớp thực nghiệm, 12C4 là lớp đối chứng, hai lớp này có điểm xuất phát tương đối
đồng đều ( Ý thức, thái độ, sỹ số …) .Lớp thực nghiệm được vận dụng linh hoạt nhiều phương
pháp giảng dạy đặc biệt là phương pháp hoạt động nhóm nhỏ theo bàn để xây dựng bản đồ tư
duy. Lớp đối chứng không vận dụng phương pháp xây dựng bản đồ trong các giờ dạy.
Kết quả cho thấy tác động của việc vận dụng bản đồ tư duy và phương pháp hoạt động nhóm
nhỏ trong dạy học tạo những thay đổi rõ rệt trong kết quả học tập của học sinh.
Học sinh lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điểm kiểm tra đầu ra lớp thực
nghiệm có giá trị trung bình là 7,90. Điểm kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 6,90. Kết quả
kiểm chứng T-test cho thấy p = 0,0000001 có nghĩa là có sự khác biệt rõ rệt giữa điểm trung
bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Hứng thú học tập của học sinh lớp thực nghiệm
cũng tăng lên nhiều đối với các tiết học có sử dụng phương pháp dạy học theo sử dụng bản đồ
tư duy. Điều đó chứng minh rằng, sử dụng phương pháp dạy học có vận dụng bản đồ tư duy sẽ
cho hiệu quả.
II. Giới thiệu:
1. Hiện trạng:
Học sinh Trường THPT Lý Thường Kiệt – Thủy Nguyên, Hải phòng là một trong những
tốp học sinh được đánh giá vào tốp đầu của huyện. Tuy nhiên do áp lực chọn khối, chọn trường
dự thi cũng như áp lực về lượng kiến thức của mỗi bộ môn, các em thường không dành nhiều
thời gian cho việc học tập môn sinh học đặc biệt là học sinh lớp 12 ( Mặc dù mỗi tiết học trên
lớp các em đều rất hứng thú học tập) nên kết quả học tập của bộ môn chưa thực sự cao.
Trong chương trình sinh học lớp 12 trong mỗi bài, mỗi chương đều có phần hay, phần khó.
Vậy làm thế nào để học sinh giảm thiểu thời gian dành cho bộ môn mà vẫn có đủ lượng kiến
thức nhất định?
2. Giải pháp:
Qua hiện trạng giáo dục, qua kinh nghiệm đứng lớp và sự tìm tòi cá nhân tôi đã vận dụng
phương pháp xây dựng bản đồ tư duy trong giảng dạy rất nhiều năm nhưng đó là sơ đồ theo
kiểu cũ (sơ đồ bắt đầu từ trên xuống hoặc từ trái sang phải ). Nay tôi mạnh dạn vận dụng
phương pháp xây dựng bản đồ tư duy theo kiểu mới để làm công cụ trong triển khai các phương
pháp dạy học cũng như vận dụng để rèn kỹ năng sống cho học sinh.
VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG GIỜ DẠY BỘ MÔN
Nguyễn Thị Lan – Trường THPT Lý Thường Kiệt – Thủy Nguyên – Hải Phòng
6
3. Một số nghiên cứu:
3.1. Công cụ học tập lập: “Bản đồ tư duy”
Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20) bởi Anthony "Tony"
Peter Buzan (sinh năm 1942) như là một cách để giúp học sinh "ghi lại bài giảng" mà chỉ dùng
các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.
Hình 1. Sơ đồ tư duy (nguồn wikipedia)
Bản đồ Tư duy là biểu hiện của tư duy mở rộng, vì thế nó dựa vào các chức năng tự
nhiên của tư duy. Đó là một kĩ thuật họa hình ảnh đóng vai trò là chìa khóa vạn năng để khám
phá tiềm năng của bộ não.Có thể áp dụng Bản đồ Tư duy trong cuộc sống mọi mặt, qua đó cải
thiện hiệu quả học tập và khả năng tư duy mạch lạc, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động.
Sơ đồ Tư duy có 4 đặc điểm:
a.đối tượng quan tâm được kết tinh thành một hình ảnh trung tâm .
b.Từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng tỏa rộng thành nhánh.
c.Các nhánh đều cấu thành một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một dòng liên kết.
những vấn đề phụ được biểu thị bởi các nhánh gắn liền với những nhánh có thứ bậc
cao hơn.
d.Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ với nhau.
Hình 2. Cấu trúc bản đồ tư duy điển hình
Những nguyên tắc và lời khuyên khi lập Bản đồ tư duy:
Quy tắc vẽ chủ đề:
VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG GIỜ DẠY BỘ MÔN
Nguyễn Thị Lan – Trường THPT Lý Thường Kiệt – Thủy Nguyên – Hải Phòng
7
-Bạn cần vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác.
-Bạn có thể sử dụng tự do các màu sắc mà bạn yêu thích.
-Bạn không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần làm nổi
bật để đễ nhớ
-Bạn có thể bổ xung thêm từ ngữ vào hình ảnh nếu chủ đề không rỏ ràng
Quy tắc vẽ tiêu đề phụ:
-Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm
nổi bật.
- Tiêu đề phụ nên vẽ gắn liền với trung tâm
- Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc ( chứ không nằm ngang) để
nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ ra một cách dễ dàng.
Quy tắc vẽ các chi tiết phụ:
-Chỉ nên tận dụng các từ khoá và hình ảnh.
-Bất cứ lúc nào có thể, bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không
gian vẽ và thời gian.Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho những từ thông dụng.Bạn
hãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt cho riêng bạn.
Ưu điểm
-Dễ nắm được trọng tâm của vấn đề .
-Đỡ tốn thời gian ghi chép hơn so với kiểu ghi chép cũ.
-Cải thiện sức sáng tạo và trí nhớ , nắm bắt cơ hội khám phá tìm hiểu.
-Hoàn thiện bộ não, tiếp thu linh hoạt và hiệu quả.
-Giúp người học tự tin hơn vào khả năng của mình.
-Trong giảng dạy và học tập: tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên tiết kiệm thời gian
soạn giáo án, học sinh hiểu và nhớ lâu vấn đề hơn
3.2. Ưu điểm của việc sử dụng bản đồ tư duy với bộ môn sinh học
-Lôgic, mạch lạc,dễ tiến hành
-Trực quan,dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ
-Nhìn thấy bức tranh tổng thể mà lại chi tiết
-Kích thích hứng thú học tập của học sinh
-Giúp mở rộng ý tưởng,đào sâu kiến thức
- hệ thống hóa kiến thức
4.Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết nghiên cứu: Có, việc sử dụng linh hoạt phương pháp giảng dạy đặc biệt
phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ vận dụng xây dựng bản đồ tư duy áp dụng với từng tiết
dạy bộ môn sinh học ở truờng THPT Lý Thường Kiệt sẽ làm tăng hứng thú học tập và kết quả
học tập của học sinh.
III. PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu là hai lớp: 12C4 và 12C10, sử dụng các bài kiểm tra trước và
sau tác động, từ kết quả kiểm tra đưa ra kết luận về tính khả quan của phương án.
1. Khách thể nghiên cứu:
Học sinh: Hai lớp 12C4 và 12C10.
Hai lớp được lựa chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về:
-Tỷ lệ giới tính, dân tộc.
-Thái độ học tập và thành tích học tập cụ thể kết quả học kì I năm học
2011-2012 như sau:
Bảng 1: Kết quả học sinh 2 lớp 12C4 và 12C10 (Trường THPT Lý Thường Kiệt )
Lớp Sĩ số
Tỉ lệ giới Học lực (môn Sinh học)
Nam Nữ G-K TB Yếu
Thực nghiệm
(12C10)
41 06 35 39 02 0
Đối chứng
(12C4)
41 22 19 28 13 0
VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG GIỜ DẠY BỘ MÔN
Nguyễn Thị Lan – Trường THPT Lý Thường Kiệt – Thủy Nguyên – Hải Phòng
8
2. Thiết kế nghiên cứu:
Sử dụng thiết kế: Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương
đương.
Chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 12C10 là lớp thực nghiệm và 12C4 là lớp đối chứng.
Tôi dùng bài kiểm tra 15 phút làm bài kiểm tra trước tác động.
Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có khác biệt, do đó tôi dùng
phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước
khi tác động:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng (12C4) Thực nghiệm (12C10)
ĐTB 6,4 6,6
p 0,178
Do p = 0.178 > 0,05 nên sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm thực nghiệm
và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương
(được mô tả ở bảng 3):
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Kiểm tra trước tác
động
Tác động
Kiểm tra sau tác
động
Nhóm thực nghiệm O1
Dạy học có vận
dụng sơ đồ tư duy
O3
Nhóm đối chứng O2
Dạy học truyền
thống
O4
Hai thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu:
Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhóm đối chứng: thiết kế bài dạy theo phương pháp truyền thống
- Lớp thực nghiệm: Thiết kế các bài dạy theo phương án mới đựợc đề ra.
Các tiến hành dạy thực nghiệm thời gian thực hành thực nghiệm được tiến hành song song ở hai
lớp và vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của tổ nhóm và nhà trường
IV. ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 15 phút sau khi học xong chương “Tiến
hóa” bài 26
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 15 phút sau khi học xong chương “Tiến
hóa” bài 30 ( Phụ lục 4)
-Hình thức kiểm tra là dạng trắc nghiệm khách quan.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành bài kiểm tra sau tác động
(nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục).
Sau đó tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng và tổng hợp kết quả.
VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG GIỜ DẠY BỘ MÔN
Nguyễn Thị Lan – Trường THPT Lý Thường Kiệt – Thủy Nguyên – Hải Phòng
9
V. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
a. Kết quả:
Bảng 4: Thống kê điểm kiểm tra đầu ra (sau tác động):
Lớp
Số
HS
Điểm/ số học sinh đạt điểm Tổng số
điểm
Điểm
trung bình
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Lớp 12C10
(Lớp thực
nghiệm)
41 0 0 0 0 0 1 12 20 7 1 323 7,9
Lớp 12C4
(Lớp đối
chứng)
41 0 0 0 0 1 9 23 8 0 0 284 6,9
Bảng 5: So sánh điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động
Lớp Số học sinh Giá trị trung bình
Lớp thực nghiệm (12C10) 41 7,9
Lớp đối chứng (12C4) 41 6,9
Chênh lệch 1,0
Kết quả kiểm tra đầu vào của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm tương đương nhau. Sau tác
động, kết quả điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là 1,0 điểm, có
thể kết luận tác động có kết quả, giả thuyết đặt ra là đúng.
Bảng 6. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
ĐTB 6,9 7,9
Độ lệch chuẩn 0,7 0,8
Giá trị P của T- test 0,0000001
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 1,39
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác
động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả p = 0,0000001, cho thấy: sự chênh
lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả
ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của
tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
7,9 6,9
1,39
0,7
−
=
. Điều đó cho thấy mức độ
ảnh hưởng của dạy học theo góc đến ĐTB học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn.
b. Phân tích:
Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau
tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T–test độc lập cho kết quả p =
0,0000001, cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có ý
nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là
không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
7,9 6,9
1,39
0,7
−
=
.
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,39 cho thấy
mức độ ảnh huởng của dạy học của nhóm thực nghiệm là rất lớn.
Giả thuyết của đề tài có làm tăng kết quả học tập của HS lớp 12C10 trường THPT
Lý Thường Kiệt (và HS lớp thực nghiệm thuộc các nhóm khác trong trường) làm nâng cao hứng
thú và thái độ tích cực học tập của học sinh đã được kiểm chứng.
VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG GIỜ DẠY BỘ MÔN
Nguyễn Thị Lan – Trường THPT Lý Thường Kiệt – Thủy Nguyên – Hải Phòng
10
Biểu đồ 1: so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng.
c. Bàn luận:
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 7,90, kết quả bài
kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6,90. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm
là 1,00 ; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt
rõ rệt, lớp được tác động có điểm TB cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,39. Điều này có
nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0,0000001< 0.05. Kết quả
này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác
động.
- Niềm hứng thú, say mê trong học tập của học sinh càng được phát huy khi biết sử dụng
phương pháp đơn giản này.
- Học sinh nhanh chóng có được kết quả để trả lời câu hỏi TNKQ mà tránh được việc bỏ
sót kiến thức khi làm theo hình thức tự luận.
- Các em HS hứng thú hơn với bộ môn sinh học nên hăng say hơn trong học tập và đã
đạt được những kết quả tốt hơn.
* Hạn chế:
Muốn thành công trong dạy học nhóm nhỏ sử dụng Bản đồ tư duy, giáo viên phải tập
trung thiết kế phương pháp giảng dạy cũng như phải vững vàng về kiến thức,phải đầu tư nhiều
thời gian
VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG GIỜ DẠY BỘ MÔN
Nguyễn Thị Lan – Trường THPT Lý Thường Kiệt – Thủy Nguyên – Hải Phòng
11
VI. KẾT LUẬN
Bản đồ tư duy được vận dụng linh hoạt và nhuần nhuyễn trong học tập,trong công tác
giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của não bộ,giúp người sử dụng trình bày các ý tưởng
một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo,tóm tắt đầy đủ thông tin, hệ thống hóa đầy đủ lượng kiến
thứcđã học, tăng cường khả năng ghi nhớ
Sử dụng thành thạo và hiệu quả Bản đồ Tư duy sẽ mạng lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ
trong Phương pháp học tập và giảng dạy của giáo viên,học sinh. Học sinh sẽ tiếp thu kiến thức
chủ động sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên linh hoạt trong bài giảng, giúp học sinh nắm
bắt được kiến thức qua một bản đồ thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức
Vói kết quả của đề tài cũng đã phần nào giúp học sinh rèn luyện được cách học tối ưu, đồng
thời còn có thể giúp học sinh vận dụng linh hoạt phương pháp xây dựng bản đồ tư duy trong
nhiều môn học khác nhau. Tuy nhiên do thời gian thực hiện có hạn nên không thể tránh khỏi các
thiếu sót nên tôi kính mong các đồng chí bổ sung, góp ý.
Xin chân thành cảm ơn!
Thuỷ Nguyên, ngày 05 tháng 03 năm 2012
Người viết
Nguyễn Thị Lan
VII.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của Nhà xuất bản Đại học quốc gia
Hà Nội
2. Tony Barry Buzan (2009), Bản đồ Tư duy, Nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
3. Adam Khoo (2007), Tôi tài giỏi bạn cũng thế, Nhà xuất bản phụ nữ.
3. Bản đồ Tư duy trong công việc – Tony Buzan – NXB Lao động – Xã hội.
4. Lê Công Triếm, Lương Thị Lệ Hằng (2010), Tạp chí Giáo dục tháng 3.
5. Adam Khoo (2007), "Tay trắng thành triệu phú"-NXB phụ nữ.
VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG GIỜ DẠY BỘ MÔN
Nguyễn Thị Lan – Trường THPT Lý Thường Kiệt – Thủy Nguyên – Hải Phòng
12
VIII. PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
BẢNG ĐIỂM KẾT QUẢ KIỂM TRA
Đề tài - THPT Lý Thường Kiệt
STT Lớp thực nghiệm (12C10) Lớp đối chứng (12C4 )
Họ tên
Trước
tác
động
Sau
tác
động
Họ tên
Trước
tác động
Sau
tác động
1 Nguyễn Thùy Anh
8 8
Bùi Việt Anh 7
7
2 Trần Thị Hoàng Anh
8 8
Vũ Văn Bảo
8
6
3 Hoàng Thị Bích
7 7
Tạ Hữu Cần 7
6
4 Nguyễn Thị Tư Duy
7 8
Hoàng Văn Công
7
7
5 Đặng Thị Hà
7 8
Bùi Văn Cường 7
7
6 Nguyễn Thị Hà
6 8
Vũ Văn Duy
7
6
7 Nguyễn T Hồng Hạnh
5 9
Bùi Sơn Dương 7
7
8 Lê Thị Việt Hằng
8 9
Phạm T Thu Hà
7
7
9 Nguyễn Thị Hằng
7 8
Bùi Thị Hạnh 6
7
10 Nguyễn T Mai Hồng
8 9
Phạm T Ngọc Hân
5
6
11 Nguyễn Văn Huy
7 7
Vũ Thị Hân 7
7
12 Trần Thị Huyền
8 8
Cao Tuấn Hiệp
8
7
13 Bùi Thị Mai Hương
6 7
Trịnh Văn Hiếu 6
7
14 Nguyễn Văn Lâm
8 9
Vũ T Thanh Huế
7
8
15 Đào Thị Hoài Linh
6 8
Vũ Việt Hùng 9
7
16 Nguyễn Thùy Linh
7 8
Vũ Thành Huy
5
6
17 Trần Thanh Loan
7 7
Phạm T Thu
Huyền
7
6
18 Bùi Thị Lụa
5 8
Vũ T Thanh
Huyền
6
7
19 Nguyễn Thị Lý
7 8
Nguyễn Văn
Hưng
5
7
20 Đào Thanh Mai
5 7
Đoàn Duy Khánh 7
8
21 Trần Thị Bích Ngà
6 7
Trần Đăng Kin
5
6
22 NGô Phương Ngân
6 8
Nguyễn Thị Lệ 7
7
23 Nguyễn Thị Nghiêm
6 6
PhạmThij Liên
6
8
24 Đồng Thị Nguyên
7 8
Tạ Thị Linh 7
7
25 Phạm Thế Phú
5 9
Trần Văn Linh
6
6
26 Trần Loan Phương
7 7
Trần Thị Mơ 5
8
27 Vũ Đức Quang
6 8
Bùi Văn Nam
9
7
28 Đồng Xuân Quảng
6 7
Vũ Văn Nam 5
7
29 Trịnh Thị Thu Quyên
5 7
Lê T Thảo Nhi
5
7
30 Phạm T. Ngọc Quỳnh
7 8
Bùi Thị Nhưng 7
8
31 Bùi Thị Thanh
6 8
Trần T Kim Oanh
8
7
32 Trần Thị Thúy
6 10
Trần Văn Quyết 7
7
33 Bùi Thị Thủy
5 7
Vũ Văn Thành
7
8
34 Lê Thị Thủy
7 8
Vũ T Thu Thảo 5
5
35 Đào.T Hà Trang
6 8
Trần Văn Thiệu
6
8
36 Nguyễn Hiền Trang
7 9
Vũ Thị Thoa 6
7
37 Phạm T Minh Trang
7 7
Bùi Thị Thơm
6
8
38 Phùng Thị Trang
7 9
Bùi Duy Toản 5
7
39
Trần Vân Trang 8 8
Tạ Hữu Trọng
5
7
40
Bùi T Tuyết Trinh 6 7
Bùi Xuân Trường 5
6
41 Nguyễn Đức Trung
7 8
Bùi Thị Hải Yến
4 7
Điểm đạt được Số học sinh Số học sinh
VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG GIỜ DẠY BỘ MÔN
Nguyễn Thị Lan – Trường THPT Lý Thường Kiệt – Thủy Nguyên – Hải Phòng
13
Trước TĐ
Sau
TĐ
Trước
TĐ
Sau TĐ
1 0 0 0 0
2 0 0 0 0
3 0 0 0 0
4 0 0 1 0
5 6 0 11 1
6 12 1 8 9
7 16 12 16 23
8 7 20 3 8
9 0 7 2 0
10 0 1 0 0
Tổng điểm 270 323 261 284
Điểm TB 6.6 7.9 6.4 6.9
Chênh lệch 0.2
1.0
Mốt 7 8 7 7
Trung vị 7 8 7 7
Độ lệch chuẩn 0.9 0.8 1.2 0.7
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 1.39
Rất lớn
Xác suất p theo t-
test
0.178
0.000000
1
Không có ý
nghĩa Có ý nghĩa
Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm
Trước tác động 6.4 6.6
Sau tác động 6.9 7.9
VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG GIỜ DẠY BỘ MÔN
Nguyễn Thị Lan – Trường THPT Lý Thường Kiệt – Thủy Nguyên – Hải Phòng
14
Phụ lục 2:
Các ví dụ về bản đồ tư duy trong mỗi tiết dạy.
Ví dụ 1:
Sau khi dạy xong bài 4 – SH 12: Yêu cầu học sinh xây dựng một bản đồ tư duy để tóm tắt kiến
thức từ bài 1 đến bài 4 .
VÝ dô 2: Sau khi d¹y xong bµi 6 – SH12. YCHS x©y dùng bÈn ®å t duy tãm t¾t néi dung vÒ
nhiÔm s¾c thÓ:
VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG GIỜ DẠY BỘ MÔN
Nguyễn Thị Lan – Trường THPT Lý Thường Kiệt – Thủy Nguyên – Hải Phòng
15
Ví dụ 3: Khi dạy xong bài 26 “ Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại ” là bài có hai tiết thực
dạy. Tôi yêu cầu học sinh lập bản đồ tư duy theo nhóm bàn về nội dung trọng tâm của bài.
Ví dụ 4:
Khi dạy phần tiến hóa đây là phần khó, kiến thức chủ yếu ở dạng lý thuyết và khó phân định
ranh giới đặc biệt là chương 1: Chương bằng chứng và cơ chế tiến hóa nên tôi mạnh dạn dùng
sơ đồ tư duy để tổng kết kiến thức toàn chương ngay sau bài 30 hoặc dùng để giới thiệu sơ lược
kiến thức cả chương I.
Ví dụ 5:
VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG GIỜ DẠY BỘ MÔN
Nguyễn Thị Lan – Trường THPT Lý Thường Kiệt – Thủy Nguyên – Hải Phòng
16
Phụ lục 3:
HƯỚNG DẪN CÁCH VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY
Nguyên tắc và cách vẽ một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh được thể hiện cụ thể trong một sơ
đồ tư duy sau:
Bước 1: Xác định cấu trúc Sơ đồ tư duy
- Đọc kỹ nội dung cần học
-Tìm các từ khoá và ý chính trong toàn bộ phần nội dung mà bạn cần học.
- Hình dung cụ thể cấu trúc sơ đồ
Bước 2: Vẽ chủ đề ở trung tâm
- Vẽ ở trung tâm tờ giấy
- Làm nổi bật chủ đề bằng màu sắc, hình ảnh
- Chủ đề cần rõ ràng, dễ nhớ.
Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ
- Tiêu đề phụ nên viết bằng chữ in hoa
- Vẽ gắn liền với trung tâm
- Nhánh cần được tô đậm
Bước 4: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ
- Nên tận dụng từ khoá và hình ảnh
- Nên dùng hình vẽ, ký hiệu và viết tắt để tiết kiệm thời gian và không gian.
- Mỗi từ khoá, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng
- Tất cả các nhánh của một ý nên toả ra từ một điểm
- Tất cả các nhánh toả ra từ một điểm nên cùng một màu
- Nên thay đổi màu sắc khi đi từ một ý nchính ra đến các ý phụ
Bước 5: Thêm hình ảnh để làm nổi bật và giúp nhớ tốt hơn.
VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG GIỜ DẠY BỘ MÔN
Nguyễn Thị Lan – Trường THPT Lý Thường Kiệt – Thủy Nguyên – Hải Phòng
17
Phụ luc 4:
BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT TRƯỚC TÁC ĐỘNG
Đề kiểm tra 15 phút
Họ và Tên Lớp
Câu 1: Những sai khác về chi tiết của cơ quan tương đồng là
A.để thực hiện các chức năng khác nhau C.để thích ứng với những môi trường sống khác nhau
B.do thực hiện các chức năng khác nhau D.do sống trong các môi trường sống khác nhau
Câu 2:Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh
A.nguồn gốc chung của chúng C.tiến hóa đồng quy
B.tiến hóa thích ứng D.tiến hóa phân ly
Câu 3:Ý nào không phải là bằng chứng sinh học phân tử
A.sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN của các loài
B.sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của Pr của các loài
C.sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền ở các loài
D.sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mọi loại gen
Câu 4:Bằng chứng tiến hóa nào cho thấy sự đa dạng và thích ứng của sinh giới?
A.Bằng chứng phôi sinh học C.Bằng chứng giải phẫu so sánh
B.Bằng chứng tế bào học D.Bằng chứng sinh học phân tử
Câu 5:Cơ quan tương tự có ý nghĩa gì trong tiến hóa?
A.phản ánh chức năng quy định cấu tạo C.phản ánh nguồn gốc chung
B.phản ánh sự tiến hóa đồng quy D.phản ánh sự tiến hóa phân ly
Câu 6:Bằng chứng tiến hóa nào có tính thuyết phục nhất?
A.bằng chứng giải phẫu so sánh C.bằng chứng tế bào học
B. bằng chứng phôi sinh học so sánh D.Bằng chứng sinh học phân tử
Câu 7:Mỗi quần thể giao phối là kho biến dị vô cùng phong phú vì
A.số cặp gen dị hợp trong quần thể giao phối là rất lớn
B.sự kết hợp của hai quá trình đột biến và giao phối tạo ra
C. nguồn nguyên liệu sơ cấp trong quần thể là rất lớn
D. Tính có hại của đột biến đã được trung hòa
Câu 8:CLTN tác động vào sinh vật như thế nào?
A.tác động nhanh với gen lặn và chậm với gen trội C. tác động trực tiếp vào kiểu hình
B.tác động trực tiếp vào kiểu gen D. tác động trực tiếp vào các alen
Câu 9:Điều nào sau đây không thỏa mãn là điều kiện của đơn vị tiến hóa cơ sở?
A.tồn tại thực trong tự nhiên C.Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ
B.có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian D.ổn định cấu trúc di truyền qua các thế hệ
Câu 10:Các nhân tố tiến hóa làm phong phú vốn gen của quần thể là
A.đột biến, biến động di truyền C.di nhập gen, chọn lọc tự nhiên
B.đột biến, di nhập gen D.đột biến, chọn lọc tự nhiên
VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG GIỜ DẠY BỘ MÔN
Nguyễn Thị Lan – Trường THPT Lý Thường Kiệt – Thủy Nguyên – Hải Phòng
18
Đề kiểm tra 15 phút
Họ và Tên Lớp
Câu 1:Các nhân tố tiến hóa làm nghèo vốn gen của quần thể là
A.giao phối không ngẫu nhiên và yếu tố ngẫu nhiên C. di nhập gen và đột biến
B.đột biến và yếu tố ngẫu nhiên D.CLTN và giao phối không ngẫu nhiên
Câu 2:Tác động của chọn lọc sẽ đào thải một loại alen khỏi quần thể qua một thế hệ là
A.chọn lọc chống lại thể đồng hợp C.chọn lọc chống lại alen lặn
B. chọn lọc chống lại alen trội D.chọn lọc chống lai thể dị hợp
Câu 3:Các nhân tố có vai trò cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa là
A.giao phối và CLTN C.đột biến và di nhập gen
B. đột biến và CLTN D.đột biến và giao phối
Câu 4:Điểm giống nhau giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo là
A.đều dựa vào đặc tính di truyền và biến dị C.đều là động lực tiến hóa cho mọi sinh vật
B.đều dựa vào nhu cầu của con người D.đều dẫn đến tạo ra loài mới
Câu 5:Tác dụng chủ yếu của CLTN theo quan điểm của di truyền học hiện đại là
A.Tạo ra sự biến đổi kiểu hình của cơ thể
B.tạo ra sự sai khác về tập tính của động vật
C.tạo ra sự phân hóa về khả năng sống sót của những kiểu gen khác nhau
D.tạo ra sự phân hóa về khả năng sống và sinh sản của những kiểu gen khác nhau
Câu 6:Quá trình giao phối đã tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho CLTN bằng cách
A.làm cho đột biến được phát tán trong quần thể
B.trung hòa tính có hại của đột biến
C.tạo ra vô số biến dị tổ hợp
D.tạo ra các tổ hợp gen thích nghi
Câu 7:Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa
A.hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị
B.giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật
C.đi sâu vào con đường hình thành loài mới
D.làm rõ tổ chức của loài sinh học
Câu 8:Tiến hóa nhỏ là quá trình
A.hình thành các nhóm phân loại trên loài
B.biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới
C.biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới
D.biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự biến đổi kiểu hình
Câu 9:Đa số đột biến là có hại vì
A.thường làm mất khả năng sinh sản của sinh vật
B.làm mất đi nhiều gen
C. biểu hiện ngẫu nhiên không định hướng
D.phá vỡ mối quan hệ hài hòa trong kiểu gen và giữa kiểu gen với môi trường
Câu 10:Trong quá trình tiến hóa nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là
A.Di nhập gen C.Chọn lọc tự nhiên
B.Đột biến D.Các cơ chế cách ly
VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG GIỜ DẠY BỘ MÔN
Nguyễn Thị Lan – Trường THPT Lý Thường Kiệt – Thủy Nguyên – Hải Phòng
19
BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT SAU TÁC ĐỘNG
Họ và tên Lớp
Câu 1:Cơ chế đánh dấu sự hình thành loài mới là
A.cách li địa lý C.cách ly sinh sản
B.cách li sinh thái D.cách ly tập tính
Câu 2:Nhân tố quan trọng chi phối nhịp độ tiến hoá của sinh giới là
A.quá trình đột biến C.tốc độ sinh sản
B. áp lực của chọn lọc tự nhiên D.các cơ chế cách ly
Câu 3. Điều không đúng khi nói về đột biến gen
A.phần lớn gen đột biến là gen trội
B.phổ biến và ít ảnh hưởng đến sức sống và sinh sản
C.giá trị thích nghi của mỗi đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen
D.là nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hoá
Câu 4:Hình thành loài bằng cách ly địa lý thường gặp ở các loài
A. ít di động C.di động nhiều
B. không di động D. ít và không di động
Câu 5: Đặc điểm cơ bản để phân biệt hai loài thân thuộc là
A.không giao phối hoặc sinh ra đời con bất thụ C.có cùng khu vực địa lý
B.có đặc điểm hình thái giống nhau D.có cùng điều kiện sinh thái
Câu 6:Quá trình đóng vai trò quan trọng giải thích nguồn gốc chung của các loài
A.quá trình phân ly tính trạng C.quá trình đột biến
B.quá trình giao phối D.quá trình chọn lọc tự nhiên
Câu 7:theo thuyết tiến hoá tổng hợp đơn vị tiến hoá cơ sở là
A.tế bào C.quần thể
B.cá thể D.loài
Câu 8: Để phân biệt hai loài vi khuẩn người ta thường sử dụng tiêu chuẩn
A.hình thái C.di truyền
B. địa lý D.sinh lý ,hoá sinh
Câu 9:Tiêu chuẩn di truyền dùng để phân biệt
A.Loài giao phối C.loài tự phối
B.loài sinh sản vô tính D. vi sinh vật
Câu 10:Con đường hình thành loài nào ít qua dạng trung gian chuyển tiếp nhất
A.con đường địa lý C.con đường cách ly tập tính
B.Con đường sinh thái D.lai xa và đa bội hoá
VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG GIỜ DẠY BỘ MÔN
Nguyễn Thị Lan – Trường THPT Lý Thường Kiệt – Thủy Nguyên – Hải Phòng
20
Đề kiểm tra 15 phút
Họ và tên Lớp
Câu 1:tiêu chuẩn nào sau đây không dùng để phân biệt loài có khả năng phân bố trên toàn địa
cầu
A. địa lý C.di truyền
B. sinh thái D.hoá sinh
Câu 2:hình thành loài bằng con đường sinh thái thường xảy ra ở
A.thực vật và động vật di chuyển xa C.thực vật và động vật không di chuyển
B thực vật và động vật ít di chuyển xa D.vi sinh vật
Câu 3:Ngăn cản sự trao đổi vốn gen giữa các quần thể là vai trò của
A.cơ chế cách ly C.cơ chế di nhập gen
B.cơ chế chọn lọc tự nhiên D.cơ chế sinh sản
Câu 4:Ngăn cản quá trình thụ tinh tạo hợp tử là cơ chế
A.cách ly địa lý C.cách ly trước hợp tử
B.cách ly sau hợp tử D.cách ly sinh thái
Câu 5:Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình chọn lọc là
A.quá trình giao phối C.quá trình di nhập gen
B.quá trình đột biến D.quá trình chọn lọc tự nhiên
Câu 6:Nhóm quần thể phân hoá để thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau là
A.nòi địa lý C. nòi sinh thái
B.nòi sinh học D.nòi tập tính
Câu 7:Hình thành loài mới bắt buộc phải trải qua
A.hình thành quần thể thích nghi C.hình thành quần thể tự phối
B.hình thành quần thể giao phối D.hình thành quần thể cách ly địa lý
Câu 8: hình thành loài rất chậm là con đường
A. lai xa và đa bội hoá C. đột biến chuyển đoạn
B. cách ly tập tính D. địa lý
Câu 9:Bản chất của quá trình hình thành loài là quá trình
A.tiến hoá nhỏ C.tiến hoá song hành
B.tiến hoá lớn D.tiến hoá đồng quy
Câu 10:Không thuộc chiều hướng tiến hoá của sinh giới là
A.Môi trường ngày càng phức tạp C.tổ chức cơ thể ngày càng cao
B.sinh giới ngày càng đa dạng D.thích nghi ngày càng hợp lý