Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

luận văn thạc sỹ Nghiên cứu đa dạng thủy sinh vật và nghề cá Đầm Vạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.14 MB, 62 trang )

Mở đầu
Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đã và đang
trở thành vấn đề sống còn của nhân loại, đặc biệt khi đa dạng sinh học ngày một thất
thoát, hệ sinh thái (HST) đang bị suy thoái, ô nhiễm môi trờng ngày càng trở nên
trầm trọng đe doạ cuộc sống của sinh vật và loài ngời.
Đa dạng về nơi sống và điều kiện tự nhiên đã tạo ra sự đa dạng sinh học, trong
đó đầm, hồ là những hệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì ngoài chức năng cấp
nớc, tới tiêu cho nông nghiệp, thuỷ điện và phòng hộ, đầm, hồ còn là một ngân
hàng gen đa dạng cần đợc bảo vệ.
ở nớc ta hiện nay, rất nhiều khu vực ĐNN giữ vai trò quan trọng trong đời
sống và có giá trị sinh học cao, một trong số đó là Đầm Vạc ở thị xã Vĩnh Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc. Đầm Vạc đợc xếp là một trong 68 hệ sinh thái đất ngập nớc quan trọng
của Việt Nam (Bộ khoa học công nghệ và môi trờng, 2000). Cho đến nay những
nghiên cứu về Đầm Vạc vẫn còn rất hạn chế so với các hệ sinh thái tơng tự khác.
Mặt khác, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay là một trong những trung tâm kinh tế mới nổi
đang trong giai đoạn công nghiệp hoá (CNH) và đô thị hoá (ĐTH). Tốc độ đô thị
hoá ngày càng mạnh thì nguy cơ suy thoái đa dạng sinh học Đầm Vạc khó có thể
tránh khỏi.
Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu đa dạng thủy sinh vật và
nghề cá Đầm Vạc, tỉnh Vĩnh Phúc" nhằm góp phần quy hoạch và quản lý hệ
thống các khu bảo tồn đất ngập nớc thuộc châu thổ Bắc Bộ.
Luận văn đợc thực hiện nhằm đạt đợc các mục tiêu sau:
- Bớc đầu cung cấp dẫn liệu về đa dạng sinh học và nghề cá tại Đầm Vạc tỉnh
Vĩnh Phúc để phục vụ cho những nghiên cứu tiếp theo.
- Thông qua cơ sở dữ liệu thu thập làm nổi bật đợc giá trị và tầm quan trọng
của đầm Vạc đối với ĐDSH và môi trờng trong quá trình CNH và ĐTH của
tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của con ngời đến HST này.
- Bớc đầu đề xuất những giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển bền vững đầm.
Để đạt đợc những mục tiêu trên, đề tài có những nhiệm vụ chính sau:
- Tổng hợp những công trình đã nghiên cứu có liên quan đến khu vực.


- Nghiên cứu những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tại khu vực
đầm Vạc.
- Nghiên cứu đa dạng sinh học khu vực đầm Vạc.
- Nghiên cứu nguồn lợi và nghề cá ở đầm Vạc
1
- Chỉ ra đợc những áp lực tác động đến đầm, qua đó có thể dự báo xu hớng biến
đổi của hệ sinh thái này.
- Đa ra đợc một số giải pháp định hớng nhằm phát triển bền vững đầm.
Đề tài "Nghiên cứu đa dạng sinh học thủy sinh vật và nghề cá ở Đầm Vạc,
tỉnh Vĩnh Phúc" liên quan đến nhiều vấn đề song những hiểu biết của bản thân còn
nhiều hạn chế nên chắc chắn trong luận văn này còn nhiều thiếu sót. Em rất mong
nhận đợc sự chia sẻ và lợng thứ của thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
2
Chơng 1
Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1. Những nét khái quát về đa dạng sinh học trên thế
giới và ở Việt Nam
1.1.1. Giới thiệu về đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học là một khái niệm mới trong sinh học, lần đầu tiên đợc đa ra
bởi Wilson và Peter (1988).
Theo WWF, ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu
loài thực vật, động vật và sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và những
hệ sinh thái vô cùng phức tạp, cùng tồn tại trong môi trờng.
Theo J. Mc Neely et al, 1991 "Đa dạng sinh học là một khái niệm bao hàm
mức độ phong phú của các loài sinh vật sống trên trái đất và những biến đổi về di
truyền xảy ra ngay trong nội bộ các loài, cũng nh các hệ sinh thái mà loài là những
đơn vị cấu thành .
Theo Công ớc Đa dạng sinh học đã đợc thông qua tại Hội nghị thợng đỉnh Rio
de Janeio ( 1992) thì đa dạng sinh học là tính biến đổi (tính phong phú) trong các
cơ thể sống từ tất cả các nguồn, kể cả trên đất liền, biển cả và các hệ sinh thái ở nớc

khác, trong đó các cơ thể sống là một thành viên, nó bao gồm sự đa dạng trong loài,
giữa các loài và các hệ sinh thái .
Do đó, thuật ngữ đa dạng sinh học nói lên mức độ phong phú của thiên nhiên,
là toàn bộ sinh vật tạo nên các dạng sống trên trái đất. Chỉ riêng ở khía cạnh loài cho
đến nay khoa học cha thể cho một con số chính xác và cũng mới chỉ xác định đợc
tên của một bộ phận nhỏ của các loài. Trên Trái Đất đã thống kê đợc 275.230 loài
thực vật, trong đó hơn một nửa là cây cỏ, số còn lại là thực vật bậc thấp, chủ yếu là
những loài tảo đơn bào. Giới động vật phân hóa thành 23 ngành, 71 lớp với
1.064.414 loài. Chỉ riêng ngành Chân khớp (Arthropoda) có trên 874.161 loài. Côn
trùng (Insecta) là những kẻ chinh phục thế giới xuất sắc nhất trong giới động vật.
Sau Chân khớp cần phải kể đến là ngành Thân mềm (Mollusca) với khoảng 50.000
loài hiện sống, phân bố ở hầu khắp các vực nớc, nhất là trong vùng nớc nông thềm
3
lục địa và cả trong rừng núi ẩm ớt thuộc các nớc nhiệt đới xích đạo. Những nhóm
tiếp theo nh giun Dẹt (Plathelminthes), giun Tròn (Nematoda), giun Đốt (Annelida),
cá (Pisces) đều là những nhóm giầu loài, tạo nên sự thịnh vợng chung của thủy
quyển. Mặc dù vậy, sự hiểu biết của con ngời về những nhóm phân loại lớn (vi sinh
vật, côn trùng) cũng còn rất hạn chế, thậm chí 7 loài thú lớn cũng chỉ mới phát hiện
đợc trong thế kỉ qua, trong đó Việt Nam có tới 3 loài: Sao la (Pseudoryx
vuquangensis), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), bò Sừng xoắn
(Pseudonovibos spiralis). Hiện tại tổng số các loài trong sinh quyền đợc đánh giá
vào khoảng 3 - 70 triệu loài, nhng mới chỉ biết tên khoảng 1,4 triệu loài tức là gần
2% tổng số (Raven an Wilson, 1992; Groombridge, 1992)
Các loài sinh vật đợc đặt trong mối quan hệ ở ba cấp bậc khác nhau là:
Đa dạng về di truyền thể hiện bằng đa dạng về nguồn gen, các genotyp nằm
trong mỗi loài
Đa dạng loài và các đơn vị dới loài thể hiện bằng số lợng loài và biến dị hình
thái của loài
Đa dạng HST, một bộ phận của đa dạng sinh học là nơi tồn tại và lu giữ các
loài và nguồn gen của sinh vật.

1.1.2. Vai trò của đa dạng sinh học đối với sinh giới và con ngời
- Trớc hết, các HST là cơ sở sinh tồn của mọi sự sống, bao gồm trong đó cả
con ngời. Hệ sinh thái đảm bảo cho sự chu chuyển không ngừng của các nguyên tố
hoá học giữa môi trờng và quần xã sinh vật, duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất
đai, điều tiết nớc ngần, chống xói lở bờ bãi, điều hoà chế độ thuỷ văn, khí hậu, thời
tiết, thanh lọc các chất ô nhiễm
- Cung cấp trực tiếp cho con ngời lơng thực, thực phẩm, các dợc liệu, nguyên
liệu cho các ngành công nghiệp, cung cấp năng lợng nguyên khai (than, củi). ĐDSH
đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nông lâm nghiệp. Từ khi nền văn
mình Nông nghiệp xuất hiện cho đến nay (trên 10.000 năm), loài ngời đã biết tới
50,000 loài cây có thể ăn đợc, trong đó có 19 loài đợc trồng trọt để sản xuất ra
khoảng 90% tổng lơng thực cho toàn nhân loại, riêng loài: lúa nớc, lúa mì và ngô đã
4
nuôi sống 2/3 dân số thế giới; hàng trăm loài động vật trên cạn và dới nớc thuần hoá
và nuôi dỡng để lấy thịt, da, lông, làm tuốc, làm cảnh
Thuỷ quyển hàng năm cung cấp cho nhân loại khoảng 100 triệu tấn thuỷ sản,
trong đó trên 11% từ các vực nớc nội địa, còn lại là từ biển.
Đến nay, loài ngời đã thống kê đợc khoảng 40% các loại thuốc có nguồn gốc từ
động, thực vật hoang dã, 119 chất hoá học đợc tinh chế từ 90 loài thực vật có mạch đề
làm thuốc, bởi vì trong tự nhiên bản thân sinh vật cũng chứa các dợc liệu hoặc tự tìm
đợc nguồn thuốc phong phú xung quanh để chữa bệnh cho mình.
- Đa dạng sinh học còn là kho dự trữ nguồn gen quan trọng để bổ sung cho vật
nuôi và cây trồng. Ta cần hiểu rằng, chỉ trong điều kiện tự nhiên các loài sinh vật hoang
dã mới có cơ hội tiến hoá, để thích nghi với điều kiện biến đổi của môi trờng, có sức
sống cao và khả năng chống chịu dịch bệnh tốt. Cây trồng và vật nuôi ngày càng bị con
ngời tha hoá và bóp méo nhằm phục vụ cho lợi ích của mình, đơng nhiên, chúng dần
bị thoái hoá, cần có nguôn gen mới từ tự nhiên để cải tạo lại.
- Đa dạng sinh học còn phục vụ cho đời sống tinh thần và thoả mãn những nhu
cầu về thẩm mỹ, nâng cao tri thức khoa học và khát vọng khám phá thế giới tự nhiên.
1.1.3. Đa dạng sinh học ở Việt Nam

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam á, có phần đất liên rộng khoảng 335.541
km
2
với bờ biển dài 3260 km, ba phần t diện tích là đồi núi, trong đó hơn 30% diện tích
đồi núi ở độ cao trên 500 m, phần lớn có độ cao trung bình và thấp dần ra biển. Do đợc
trải dài trên nhiều vĩ độ và có độ cao về địa hình cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi
nên nớc ta có sự đa dạng sinh học cao
Các kết quả điều tra cho thấy, nớc ta có khoảng 12000 loài thực vật có mạch,
trong đó đã định tên đợc khoảng 7000 loài, 270 loài thú, 800 loài chim, 180 loài bò
sát, 80 loài lỡng c, 2470 loài cá, 5500 loài côn trùng (bảng 1.1)
Bảng 1.1: Mức độ đa dạng sinh học ở Việt Nam so với thế giới.
5
Nhóm Số loài ở Việt Nam Số loài trên thế giới
Thú 276 4.00
Chim 800 9040
Bộ sát 180 6300
Lỡng c 80 4184
Cá 2470 19000
Thực vật 12000 220000
Nguồn: Chơng trình Quốc gia về Đa dạng sinh học, ( trích theo Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết, 2005)
Tính độc đáo của đa dạng sinh học ở Việt Nam khá cao thể hiện: 10% số loài
thú, chim và cá của Thế giới đã đợc tìm thấy ở Việt Nam, hơn 40% số loài thực vật
thuộc loại đặc hữu không tìm thấy ở nơi nào khác ngoài Việt Nam, nhiều loài gia
súc, gia cầm đã đợc thuần dỡng và tuyển chọn từ hàng ngàn năm.
Đối với những loài kể trên, nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, dễ tổn
thơng, bị đe doạ và hiếm gặp đợc ghi trong Sách đỏ Việt Nam ( bảng 1.2)
Bảng 1.2. Bảng thống kê các bậc phân loại đợc ghi trong sách đỏ Việt Nam.
Lớp/Phân hạng Nguy cơ
tuyệt chủng
Dễ tổn th-

ơng
Bị đe doạ Hiếm Cha xác
định
Thú 30 23 1 24 -
Chim 14 6 32 31 -
Bò sát/lỡng c 8 19 16 11 -
Cá 6 24 13 29 3
ĐVKhông xơng
sống
10 24 9 29 3
Tổng số 68 97 71 124 6
Nguồn: Sách đỏ Việt Nam, 2000
Thực tế hiện nay đa dạng sinh học ở nớc ta đang bị suy thoái mà nguyên
nhân trực tiếp do hoạt động của con ngời nh:
- Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, không quan tâm đến số lợng, kích
cỡ và chủng loại sinh vật, đặc biệt là những loài quý hiếm có giá trị kinh tế cao,
những cá thể sinh vật đang trong thời kì sinh sản và cha trởng thành.
- Các hệ sinh thái đang bị mất và bị thu hẹp nh mất rừng do khai thác gỗ, phá
rừng làm nơng rẫy, quai đê, lấn biển để nuôi trồng thuỷ sản, làm nhà ở v.v.
6
- Môi trờng sống của sinh vật bị xáo trộn và bị ô nhiễm do hoạt động của con
ngời.
1.2. Đa dạng sinh học trong các thuỷ vực nớc ngọt
Việt Nam
1.2.1. Khái quát về hệ sinh thái
1.2.1.1. Những đặc trng cơ bản của hệ
Đặc trng quan trong nhất của đầm, hồ là vị trí địa lý của nó (toạ độ kinh tuyến
và vĩ tuyến) và độ cao so với mặt nớc biển. Những số liệu này cho ta biết những nét
chung về đầm, hồ. Tiếp theo là những đặc trng về hình thái đầm, hồ.
Diện tích đầm, hồ (A): Ngời ta có thể tính cả diện tích đảo và diện tích mặt n-

ớc hay chỉ tính riêng mặt nớc. Diện tích mặt nớc thay đổi theo sự thay đổi của mực
nớc.
Chiều dài đầm, hồ (L): Chiều dài là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm xa nhất.
Chiều rộng của đầm, hồ (B): Chiều rộng tối đa là khoảng cách lớn nhất giữa
hai bờ nhng thẳng góc với chiều dài cực đại. Chiều rộng trung bình đợc tính theo
công thức:
max
L
A
tb
B =
Thể tích đầm, hồ (V): Thể tích hồ đợc tính gần đúng bằng công thức:

( )
3
2121
h
AAAAV +++=
Trong đó: h là độ sâu của lớp nớc, A
1
là diện tích lớp nớc bề mặt và A
2
là diện
tích lớp nớc dới.
Ngoài các đặc trng trên ta còn phải kể đến các đặc trng khác nh: Độ sâu lớn
nhất, Độ sâu trung bình, Độ sâu tơng đối, Đờng bờ
1.2.1.2. Các thành phần của HST
Đầm, hồ là một trong những đơn vị sản xuất cơ bản của sinh quyển với các
thành phần:
Thành phần vô sinh

7
Các nhân tố vô sinh nh nhiệt độ, thuỷ văn, hoá lýtrong hồ có thể ổn định hoặc
thay đổi theo thời gian (theo giờ, theo ngày, theo mùa, theo năm). Sự thay đổi các
yếu tố này là nhân tố ảnh hởng đến các quần xã và sự phát triển của các loài.
Do mỗi hồ có những đặc trng về vị trí địa lý, hình dạng nên mỗi đầm, hồ
đều có các thông số đặc trng. Các thông số này sẽ tạo nên chế độ thuỷ lý, thuỷ hoá
đặc trng cho hồ đó.
Thành phần hữu sinh
Đó là nhữnh sinh vật sống trong đầm, hồ. Thành phần loài và sự phát triển của
chúng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau nh các thành phần vô sinh, quan hệ
giữa các sinh vật trong đầm, hồ và hoạt động của con ngời tác động nên HST đó.
Sinh vật sống trong đầm, hồ chủ yếu là những loài bản địa và a nớc tĩnh, chúng tham
gia vào chu trình vật chất và sự chuyển hoá năng lợng của HST thông qua các xích
thức ăn chăn nuôi, phế liệu và thẩm thấu.
- Sinh vật sản xuất (producer): Đó là nhữnh sinh vật tự dỡng (autotrophy)
gồm các loài thực vật, một số nấm và vi khuẩn có khả năng quang hợp hoặc hoá
tổng hợp. Nhờ những hoạt động của chúng mà nguồn thức ăn ban đầu đợc tạo thành
để nuôi sống chúng và các sinh vật khác. Trong đầm, hồ sinh vật sản xuất tiêu biểu
là những Thực vật nổi (Phytoplankton) và những loài thực vật sống ở đáy
(Phytobenthos), thực vật quanh bờ và một số vi khuẩn, nấm.
- Sinh vật tiêu thụ (consumer): Là những sinh vật dị dỡng (heterotrophyta)
không có khả năng quang hợp và hoá tổng hợp để tự nuôi sống bản thân mà phải
sống dựa vào các sinh vật khác. Chúng bao gồm Zoplankton, Nekton, Pleiston,
Zoobenthos. Ngoài ra còn còn có các nhóm động vật khác thuộc lỡng c, bò sát, chim
và thú.
- Sinh vật phân huỷ (reducer): Là các vi sinh vật dị dỡng, sống hoại sinh. Chúng
phân huỷ các chất hữu cơ phức tạp thành các khoáng chât đơn giản hoặc các nguyên tố
hoá học ban đầu trả lại cho môi trờng nh CO
2
, O

2
, N
2

Các mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái đầm, hồ rất phức tạp,
chúng gắn bó mật thiết với nhau, do vậy, bất kỳ một sự thay đổi nào của các thành
phần sẽ dẫn đến sự biến đổi của các thành phần khác.
8
1.2.2. Đa dạng sinh học trong các thuỷ vực nớc ngọt Việt Nam
1.2.2.1. Các vùng sinh thái nớc ngọt
Do sự phân hoá cao của lãnh thổ, về điều kiện khí hậu thuỷ văn và sự tồn tại
của các nhóm động thực vật đặc trng, lãnh thổ nớc ta đợc chia thành 9 vùng sinh
thái (Ecological Zone) với 33 tiểu vùng sau đây (Le Quy An et al., 1995):
- Vùng núi phía Bắc và trung tâm Bắc với 4 tiểu vùng: Tiểu vùng núi Đông
Bắc, tiểu vùng cao nguyên Đồng Văn, tiểu vùng núi cao giữa sông Hồng và sông
Đà, tiểu vùng núi Tây Bắc.
- Vùng trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với 2 tiểu vùng: Tiểu vùng trung du
Bắc Bộ và tiểu vùng trung du Bắc Trung Bộ.
- Vùng đồng bằng sông Hồng: Tiểu vùng đồng bằng ven biển, tiểu vùng đất
ngập nớc ở phần bắc Bắc Bộ, tiểu vùng đất ngập nớc ở phần nam Bắc bộ và tiểu
vùng đồng bằng trung tâm.
- Vùng Trung Bộ: Tiểu vùng đồi núi Tây Bắc Bắc Trung Bộ, tiểu vùng đồng
bằng Trung Trung Bộ.
- Vùng cao nguyên Trung Bộ: Tiểu vùng núi cao bắc Tây Nguyên, tiểu vùng
bắc Tây Nguyên, tiểu vùng trung Tây Nguyên, tiểu vùng núi cao nam Tây Nguyên,
tiểu vùng nam Tây Nguyên.
- Vùng Đông Nam Bộ: Tiểu vùng đồi cao với độ cao trên 200m, tiểu vùng đất
đỏ Đông Nam bộ, tiểu vùng phù sa mới và tiểu vùng phù sa cổ.
- Vùng châu thổ Nam Bộ: tiểu vùng rừng ngập mặn (RNM) ven biển, tiểu vùng
rừng tràm U minh, tiểu vùng Đồng Tháp Mời, tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên, tiểu

vùng đất thấp giữa sôngTiền và sông Hậu, tiểu vùng chịu ảnh hởng của nớc mặn,
tiểu vùng đồng bằng trung tâm.
- Thành phố Hà Nội: Ngoại ô và trung tâm.
- Thành phố Hồ Chí Minh: Ngoại ô và trung tâm
1.2.2.2. Thành phần loài thuỷ sinh vật nớc ngọt
Các thủy vực nớc ngọt trên lãnh thổ nớc ta không chỉ đa dạng về loại hình mà
còn phân bố ở các vĩ độ địa lý và độ cao khác nhau, kéo theo là tăng mức đa dạng về
thành phần loài của thủy sinh vật ( bảng 1 phần phụ lục 1).
Theo các kết quả hiện có, số lợng các loài động vật và tảo đơn bào (trừ vi sinh vật
và thực vật bậc cao) sống trong các thuỷ vực nội địa có trên 2.740 loài và dới loài, trong
đó tảo đơn bào và khuẩn Lam (Cyanophyta) có 1.403 loài và dới loài, Giáp xác
(Crustacea) là 292 loài, trùng Bánh xe (Rotatoria) là 109 loài, giun nhiều tơ
(Polychaeta) là 30 loài, giun ít tơ (Oligochaeta) là 47 loài, Đỉa (Hyrudinae) là 9 loài,
thân mềm (Mollusca) là 147loài, động vật nguyên sinh (Protozoa) là 157 loài và cá nớc
9
ngọt là 546 loài. Thực vật bậc cao khá đa dạng, có thể từ vài chục đến vài ba trăm loài.
Số loài còn có thể nhiều hơn do cha đủ số liệu (Vũ Trung Tạng, 2006).
Nhìn chung, các nghiên cứu về thành phần loài thực vật, động vật tập trung ở
vùng đồng bằng. Nhiều ngọn nguồn sông suối, nơi chứa nhiều các loài đặc hữu còn
cha đợc khảo sát đầy đủ. Hơn nữa, nhiều nhóm loài còn cha đợc nghiên cứu sâu,
nhất là nhóm đông vật nguyên sinh (Protozoa), côn trùng cũng nh âú trùng công
trùng sống trong nớc và nhiều loài lỡng c (Amphibia) và bò sát (Reptilia) có đời
sống gắn liền với nớc. Ngay số lợng các loài cá nớc ngọt cũng không dừng ở 546
loài ( Bộ Thuỷ sản, 1996). Theo công bố mới nhất (Nguyễn Văn Hảo, 2000, 2005),
riêng họ cá Chép (Cyprinidae) thống trị trong các thuỷ vực nớc ngọt đã có trên 300
loài và phân loài, còn số lợng loài cá trong các thuỷ vực nội địa, gồm những loài cá
nớc ngọt điển hình và những loài có nguồn gốc biển thích ứng với môi trờng nớc
ngọt và nớc lợ ở vùng thấp thuộc hạ lu các sông lên đến 1.027 loài thuộc 427 giống,
98 họ của 22 bộ cá, gồm 97 loài đặc hữu của 32 giống thuộc 8 phân họ, trong đó có
2 giống và 40 loài đợc ghi nhận là những loài mới cho khoa học.

Vì vậy, các nhà khoa học quốc tế khẳng định, lãnh thổ nớc ta là điểm nóng
về ĐDSH bởi mấy lẽ:
- Sự phân hoá cao về sinh cảnh và nơi sống, kéo theo là mức đa dạng cao về
thành phần loài sinh vật và những biến dị di truyền trong nội bộ loài.
- Lu giữ nhiều loài mới cho khoa học, những dạng đặc hữu và quý hiếm hoặc
những loài đang bị đe doạ diệt chủng ở mức toàn cầu hoặc đã biến mất ở nhiều vùng
khác trên thế giới.
- Tốc độ huỷ hoại sinh cảnh, nơi sống và tiêu diệt các loài trên lãnh thổ nớc ta
ở mức cao.
Chỉ cần tính trong khoảng thời gian gần nửa thế kỷ qua rất nhiều loài sinh vật
trên địa bàn nớc ta nói chung hay những loài thuỷ sinh vật nói riêng đã bị khai thác
mãnh liệt. Sản lợng suy kiệt trông thấy, trong chúng không ít loài không thể tự khôi
phục số lợng của mình. Nhiều loài đang rơi vào tình trạng bị đe doạ tuyệt chủng ở
những mức độ khác nhau do bị khai thác quá mức hoặc do nơi sống bị ô nhiễm, bị
xáo đông thờng xuyên hay bị huỷ hoại hoàn toàn nh Cà cuống, trai Cánh, trai Cóc,
cá Mòi cờ, cá Cháy, cá Anh vũ, cá Lăng, cá Chiên, cá Chình Nhật, cá Sấu hoa cà
v.v Chắc chắn còn nhiều loài khác cha đợc định loại thậm chí khoa học còn cha biết
đến cũng lâm vào hoàn cảnh tơng tự, hoặc bị khai thác quá mức làm cho số lợng
quần thể giảm dới mức tối thiểu mà quần thể cần có để tồn tại hoặc loài đã biến khỏi
thành phần thuỷ sinh vật nớc ta. Nhiều loài thuỷ sinh vật nớc ngọt đợc ghi trong
sách đỏ Việt Nam.
1.3. Khái quát về đa dạng sinh học tỉnh Vĩnh Phúc
10
1.3.1. Sự đa dạng về thành phần loài động vật trên cạn
Theo các kết quả điều tra về thú của Đào Văn Tiến (1985), Nguyễn Huy Thắng
(1994), Đặng Huy Huỳnh và nnk (1994), Cao Văng Sung (1997); về chim của Võ Qúy
(1975, 1981), Trơng Văn Lã (1997, 1998); về bò sát, ếch nhái của Nguyễn Văn Sáng,
Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trờng (1997, 1998, 2000, 2002, 2003) cho thấy động
vật hoang dã ở Vĩnh Phúc có 1163 loài thuộc 158 họ và 39 bộ (bảng 1.3).
Bảng 1.3: Thành phần phân loại động vật hoang dã tỉnh Vĩnh Phúc

TT Lớp Số bộ Số họ Số loài
1 Thú (Mammalia) 8 25 70
2 Chim (Aves) 16 51 248
3 Bò sát (Reptilia) 2 17 132
4 ếch nhái (Amphibia) 3 8 62
5 Côn trùng (Insecta) 9 57 651
Tổng cộng 39 158 1163
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trờng tỉnh Vĩnh Phúc, 2003
Trong đó có 39 loài đặc hữu, gồm:
Những loài đặc hữu hẹp chỉ gặp ở Vờn quốc gia Tam Đảo có 11 loài: Rắn sãi
agen (Amphesma angenli), Rắn ráo thái dơng (Boiga multitemproralis), Cá cóc
Tam Đảo (Paramesotriton deloustali).
Những loài đặc hữu miền Bắc Việt Nam có ở Vờn quốc gia Tam Đảo: 22 loài,
trong đó: Chim (9 loài), Bò sát (3 loài), Côn trùng (6 loài), ếch nhái (3 loài).
Những loài đặc hữu của Việt Nam có ở Tam Đảo: 6 loài, trong đó lớp chim: 5
loài, lớp ếch nhái: 1 loài.
Trong số những loài đã thống kê đợc tại Vĩnh Phúc (cha kể côn trùng và các
loài động vật thuỷ sinh) có 44 loài quý hiếm bao gồm 3 loài bậc E (đang nguy cấp),
14 loài bậc V (sẽ nguy cấp), 12 loài bậc R (hiếm) và 15 loài bậc T (bị đe doạ) đợc
thể hiện qua bảng 2 phần phụ lục 1, trong số đó có:
- 13 loài thú quý hiếm gồm 1 loài bậc E, 9 loài bậc V và 3 loài bậc R.
- 9 loài chim quý hiếm gồm 2 loài bậc R, 7 loài bậc T.
- 17 loài bò sát quý hiếm gồm 1 loài bậc E, 4 loài bậc V, 5 loài bậc R và 7
loài bậc T.
11
- 5 loài ếch nhái quý hiếm gồm 1 loài bậc E, 1 loài bậc V, 2 loài bậc R và 1
loài bậc T.
1.3.2. Đa dạng về thực vật bậc cao
Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thực vật tỉnh Vĩnh Phúc có 172 họ,
678 chi và khoảng 1202 loài trong đó:

- Ngành Thông đất (Licopodiophyta): 3 họ, 4 chi, 7 loài
- Ngành Mộc tặc (Equisetophyta): 1 họ, 1 chi, 1 loài;
- Ngành Dơng xỉ (Polipodiophyta): 11 họ, 38 chi, 68 loài
- Ngành Hạt trần (Gymnospermae): 6 họ, 7 chi, 10 loài
- Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) 151 họ, 628 chi, 1116 loài, trong đó lớp
Mộc lan (Magnoliopsida) gồm 124 họ, 499 chi, 865 loài và lớp Hành
(Liliopsida) gồm 27 họ, 129 chi, 251 loài.
Trong số các loài trên một số có phân bố rất hẹp nh thông tre lá ngắn
(Nageia pilgeri), Kim giao (Podocarpus fleuryi), Thích lá xẻ (Acer willson), Dẻ
tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia). Một số khác có giá trị quí hiếm về nguồn
gen và kinh tế nh Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia), Kim giao
(Podocarpus fleuryi), Trầm hơng (Aquilaria crassna), Vù hơng (Cinnamomum
balansae), Kim tuyến (Anoectochilus sp.).
1.3.3. Đa dạng sinh học học trong các thuỷ vực
Vĩnh Phúc Là một trong những tỉnh giáp ranh giữa đồng bằng và vùng núi, hệ
thống thủy vực của Vĩnh Phúc khá phong phú bao gồm các loại hình khác nhau nh
sông, suối, đầm, hồ Đây cũng là nơi giao lu của các sông lớn trong hệ thống sông
Hồng. Khu vực này là nơi hình thành các bãi đẻ tự nhiên của các loài cá kinh tế nh
cá Trôi (Cirrhina molitorella) trên sông Phó Đáy từ cửa sông đến đập Liễn Sơn, cá
Trắm đen (Mylopharyngodon piceus) ở khu vực bến Then. Chế độ nớc trong vùng
thay đổi theo mùa rõ rệt. Do vậy, khu hệ thuỷ sinh vật của Vĩnh Phúc khá đa dạng,
từ động thực vật nổi, động vật đáy, đến cá và các sinh vật ở nớc khác.
Thực vật nổi
12
Theo kết quả nghiên cứu của Dơng Ngọc Cờng (2004) cho thấy thực vật nổi
(TVN) đã xác định đợc 84 loài thuộc 17 họ gồm các ngành tảo silic
(Bacillariophyta), tảo lục (Chlorophyta), tảo Lam (Cyanophyta) và tảo mắt
(Euglenophyta). Số lợng các loài thực vật nổi xác định đợc có thể còn thấp hơn so
với thực tế. Theo kết quả báo cáo, thành phần loài TVN ở các thủy vực dạng nớc
chảy (sông, suối) có xu hớng phong phú hơn trong các thủy vực khác, còn các thuỷ

vực nớc đứng (ao, đầm, hồ) có độ phong phú thấp hơn nhng mật độ số lợng lại cao
hơn rất nhiều (thể hiện qua các bảng 1.4, 1.5). Trong các thủy vực nớc đứng, một số
loài tảo thờng phát triển mạnh lấn át các loài khác, trong một số trờng hợp có thể
gây nên hiện tợng nở hoa khi môi trờng phì dỡng
Bảng 1.4: Mật độ thực vật nổi trong khu vực Vĩnh Phúc
(vào các tháng mùa khô năm 2002)
TT Dạng thủy vực Mật độ T.V.N (Tb/l)
Tổng số
T. Silic T.Lam T.Lục T.Mắt
1 Hồ 18 597,6 2 721,6 8 164,8 7 711,2 0
2 Đầm 33 339,6 1 814,4 30 391,2 1 134,0 0
3 Đầm 7 371,0 907,2 1 360,8 4 649,4 453,6
4 Suối 8 618,4 793,8 4 989,6 1 814,4 1 020,6
5 Sông 12 247,2 5 443,2 4 762,8 1 587,6 453,6
6 Sông 5 443,2 3 402,0 1 134,0 340,2 567,0
7 Sông 4 989,6 1 020,6 1 134,0 2 608,2 226,8
Nguồn: Dơng Ngọc Cờng, 2004
Bảng 1.5: Mật độ thực vật nổi trong khu vực Vĩnh Phúc
(vào các tháng mùa ma năm 2002)
STT Dạng thủy vực Mật độ T.V.N(Tb/l)
Tổng số T. Silic T.Lam T.Lục T.Mát
1 Hồ 14 628,6 1 134,0 3 515,4 6 804,0 2 041,2
2 Hồ 16 556,4 2 041,2 12 474,0 2 041,2 0
3 Đầm 11 566,8 1 701,0 8 618,4 1 247,4 0
4 Đầm 8 164,8 907,2 4 989,6 1 587,6 680,4
5 Đầm 19 278,0 680,4 16 102,8 2 268,0 226,8
6 Ao cá 108 977,4 1 474,2 95 029,2 7 824,6 4 649,4
7 Kênh tới 21 432,6 10 773,0 8 845,2 1 814,4 0
8 Kênh tiêu 14 401,8 8 731,8 3 175,2 2 494,8 0
9 Sông 5 329,8 4 195,8 0 1 134,0 0

10 Sông 3 515,4 2 835,0 0 680,4 0
Nguồn: Dơng Ngọc Cờng, 2004
Động vật nổi
13
Kết quả phân tích vật mẫu bớc đầu đã xác định đợc 59 loài động vật nổi thuộc
14 họ của các nhóm giáp xác chân chèo (Copepoda), giáp xác râu ngành
(Cladocera), trùng bánh xe (Rotatoria), giáp xác 2 vỏ (Ostracoda), ấu trùng côn
trùng (bảng 1.5).
Bảng 1.5: Bảng thành phần động vật nổi tỉnh Vĩnh Phúc
TT Các nhóm Động vật nổi Số họ Số giống Số loài
1 Trùng bánh xe Rotatoria 5 7 16
2 Giáp xác chân chèo Copepoda
Cyclopoida
1 6 7
3 Giáp xác chân chèo Copepoda
Calanoida
1 4 4
4 Giáp xác râu ngành Cladocera 5 19 28
5 Giáp xác hai mảnh Ostracoda 2 2 2
6 ấu trùng côn trùng 2 2 2
Tổng cộng 14 28 59
Nguồn: Dơng ngọc Cờng, 2004
Trong 4 loại hình thuỷ vực (đầm, hồ, sông và suối), sông có thành phần loài
phong phú nhất (36 loài, chiếm 83,72% tổng số loài), hồ có 22 loài (51,16%), đầm
có 19 loài (44,19%), suối có thành phần loài thấp nhất 18 loài (41,86%).
Động vật đáy
Theo kết quả nghiên cứu ĐVĐ ( Hồ Thanh Hải, 2001) đã xác định đợc ở Vĩnh
Phúc có 44 loài trai ốc nớc ngọt thuộc 12 họ, 26 giống. Trong đó, họ ốc vặn
(Viviparidae) và họ trai sông (Unionidae) có số lợng loài nhiều nhất 9 loài chiếm
20,5%. Tiếp đến là họ ốc tháp (Thiaridae), họ hến (Corbiculidae) cùng có 5 loài

chiếm 11,2%. Đây đều là các họ trai ốc nớc ngọt phổ biến trong các thủy vực của
Việt Nam (bảng 1.6).
Bảng 1.6: Số lợng và thành phần phần trăm các giống, loài của các
họ trai, ốc khu vực tỉnh Vĩnh Phúc
TT Họ Số lợng giống % giống Số lợng loài % loài
1 Pachychilidae 1 3.8 1 2.3
2 Thiaridae 5 19.5 5 11.2
3 Ampullariidae 2 7.7 4 9.1
6 Viviparidae 3 11.5 9 20.5
7 Bithyniidae 2 7.7 2 4.6
8 Stenothyridae 1 3.8 1 2.3
9 Planorbidae 1 3.8 1 2.3
10 Lymnaeidae 1 3.8 2 4.6
11 Mytilidae 1 3.8 1 2.3
12 Corbiculidae 1 3.8 5 11.2
14 Amblemidae 2 7.7 4 9.1
15 Unionidae 6 23.1 9 20.5
Tổng số 26 100,0 44 100,0
14
Một điểm đáng lu ý khi xem xét khu hệ động vật thân mềm thuộc địa phận
Vĩnh Phúc thấy xuất hiện một số loài đợc ghi trong Sách đỏ Việt Nam nh loài trai
cóc Lamprotula leai (Gray), Lamprotula nodulosa (Wood), trai sông Cristaria
bialata (Lea). Các loài này ngoài giá trị dinh dỡng làm thức ăn cho con ngời và động
vật còn có giá trị kinh tế nh vỏ của loài Cristaria bialata đợc dùng để khảm lên đồ
gỗ gia dụng, vỏ của loài Lamprotula leai, Lamprotula nodulosa đợc dùng làm nhân
cấy ngọc trai.
Trong các loài ốc thu đợc tại Vĩnh Phúc có hai loài ốc bơu vàng (OBV -
Pomacea canaliculata và P. bridgesi). Đây là hai loài ốc đợc di nhập vào Việt Nam
từ cuối những năm 1980, đầu những năm 1990. Chúng có nguồn gốc từ vùng châu
thổ sông Amazon, di nhập sang các nớc Châu á và Đông Nam á với mục đích làm

thực phẩm cho ngời dân. Ban đầu, OBV đợc di nhập vào miền Nam Việt Nam với
mục đích nuôi làm cảnh và làm thức ăn qua nhiều con đờng khác nhau. Lúc này, lợi
ích của chúng đợc tuyên truyền trên báo chí và các phơng tiện thông tin đại chúng
khiến cho ngời dân đổ xô tìm mua và nhân nuôi ốc bơu vàng. Tuy nhiên, sau một
thời gian ngắn, OBV đã bộc lộ mặt tiêu cực của nó sau khi thoát ra môi trờng tự
nhiên, chúng tàn phá cây trồng trong đồng ruộng với tốc độ chóng mặt và gây ra
những thiệt hại đáng kể cho nền nông nghiệp Việt Nam. Đến năm 1997, OBV đã có
mặt tại hầu khắp các tỉnh trong cả nớc (theo Cục Bảo vệ thực vật). Lúc này trên cả n-
ớc lại phát động phong trào diệt trừ ốc bơu vàng để cứu lúa và hoa màu và đã đạt đ-
ợc một số kết quả đáng kể.
Trong số động vật đáy, nhóm côn trùng nớc chỉ mới đợc nghiên cứu trong
khoảng thời gian 5 đến 6 năm trở lại đây. Do hạn chế về mặt tài liệu và chuyên gia
nên các kết quả nghiên cứu mới chỉ giới hạn ở mức độ họ và giống. Lê Thu Hà (2000)
khi nghiên cứu về ấu trùng côn trùng nớc ở khu vực Vờn Quốc gia Tam Đảo đã đa ra
bảng danh sách bao gồm 44 họ. Cao Kim Thu (2000) phân tích các mẫu ấu trùng côn
trùng ở các suối Tam Đảo (1998, 1999) đã xác định đợc 45 họ thuộc 8 bộ. Tại các
trạm khảo sát ở suối Mê Linh và hồ Đại Lải trong năm 2000 cũng đã xác định đợc 35
họ côn trùng nớc thuộc 7 bộ. Tập hợp các kết quả trên, trong khu vực Tam Đảo, Mê
Linh và phụ cận đã xác định đợc 61 họ côn trùng nớc.
Nguyễn Văn Vịnh và cộng sự (2000) cũng đã xác định đợc 68 giống côn trùng
nớc thuộc 45 họ, 9 bộ tại các suối khu vực Tam Đảo; trong đó bộ phù du
(Ephemeroptera) có 6 họ, 19 giống; bộ chuồn chuồn (Odonata) có 8 họ, 12 giống;
bộ cánh úp (Plecoptera) có 4 họ, 5 giống; bộ cánh nửa (Hemiptera) có 7 họ, 10
giống; bộ 2 cánh (Diptera) có 3 họ, 4 giống
15
Cho đến nay những nghiên cứu về cá, lỡng c, bò sát, chim và thú trong môi tr-
ờng thuỷ sinh trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Phúc hầu nh cha có. Các nghiên cứu chỉ
dừng ở mức trong phạm vi một đầm, hồ cụ thể.
16
Chơng 2

Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu
2.1. Đối tợng nghiên cứu
Đề tài chọn đối tợng nghiên cứu là đa dạng sinh học và nghề cá ở HST đầm
Vạc. Sở dĩ chúng tôi chọn đa dạng sinh học và nghề cá ở đầm Vạc làm đối tợng
nghiên cứu là vì:
Đầm Vạc có vị trí địa lý quan trọng và có tiềm năng phát triển du lịch, đầm
nằm trong lòng thành phố Vĩnh Yên, nơi mà trong mấy năm qua có tốc độ phát triển
kinh tế, CNH và ĐTH diễn ra mạnh mẽ. Sự phát triển này là động lực to lớn thúc
đẩy sự phát triển của khu vực nhng mặt khác chính nó lại gây nên những hiểm họa ô
nhiễm môi trờng, làm huỷ hoại và suy giảm chức năng của HST ĐNN này.
Tuy đầm Vạc có vị trí địa lý cũng nh những giá trị khoa học, văn hóa, lịch sử
rất quan trọng nhng những nghiên cứu về đầm cho đến nay vẫn còn rất ít và cha hệ
thống.
2.2. Các nguồn số liệu chính sử dụng trong luận văn
Nguồn số liệu đợc sử dụng trong luận văn gồm hai nguồn chính sau:
3.2.1. Nguồn kế thừa
Các số liệu có liên quan đến nội dung luận văn đợc kế thừa và thu thập ở địa
phơng (Sở Tài nguyên và Môi trờng, Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Sở Thơng mại và Du lịch, Cục Thống kê, Thành phố Vĩnh Yên cũng nh
tại các phờng ở tỉnh Vĩnh Phúc) và tại những cơ quan nghiên cứu khoa học (Trờng
Đại học Khoa học Tự nhiên, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Cục Môi tr-
ờng, ). Đây là những nguồn số liệu ban đầu giúp chúng tôi có đợc những cơ sở dữ
liệu đầu tiên về HST ĐNN đầm Vạc.
3.2.2. Nguồn số liệu khảo sát thực địa
Đây là nguồn số liệu quan trọng của luận văn. Trong quá trình thực hiện luận
văn, đợc sự giúp đỡ của đề tài Khảo sát và nghiên cứu đa dạng sinh học Đầm Vạc,
tỉnh Vĩnh Phúc góp phần quy hoạch và quản lý hệ thống các khu bảo tồn đất ngập
nớc thuộc châu thổ Bắc bộ do GS.TS Vũ Trung Tạng làm chủ nhiệm, chúng tôi đã
tiến hành nhiều đợt khảo sát thực địa tại khu vực (xem chi tiết phần phơng pháp
nghiên cứu) theo các lĩnh vực :

Điều kiện tự nhiên, địa chất, địa mạo
Điều kiện kinh tế - xã hội
Chất lợng nớc
Đa dạng sinh học và nghề cá. Đây là phần trọng tâm của đề tài và để đảm bảo
tính khoa học, đề tài đã phân chia thành nhiều nhóm khảo sát khác nhau:
17
nhóm sinh vật trên cạn (thú, lỡng c, bò sát, chim, côn trùng, thực vật) và
nhóm thuỷ sinh vật (động vật nổi, động vật đáy, thực vật nổi, cá).
Các số liệu đợc thu thập tại hiện trờng và phân tích trong phòng thí nghiệm
theo các phơng pháp đặc thù riêng cho mỗi nhóm, do vậy những kết quả thu đợc tuy
cha phản ánh đợc đầy đủ mức độ đa dạng sinh học ở đầm, nhng đó là những kết quả
quan trọng và có thể tin cậy đợc.
2.3. Phơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phơng pháp kế thừa, thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá
Trên cơ sở những nguồn tài liệu thu thập đợc trong các báo cáo khoa học, đề
tài ở địa phơng và các cơ quan nghiên cứu từ trớc cho đến nay, chúng tôi đã tiến
hành thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá và xử lý các số liệu về chất lợng nớc,
đa dạng sinh học cũng nh những số liệu về kinh tế-xã hội của khu vực bằng phần
mềm thống kê Microsoft Excel.
2.3.2. Phơng pháp điều tra, nghiên cứu thực địa
Các điều tra đợc tiến hành qua nhiều đợt khảo sát tại khu vực nh sau:
Đợt 1: Ngày 5 tháng 8 năm 2004 một số thành viên tronh đề tài đi tiền trạm
với mục đích là tiếp cận với cán bộ địa phơng cùng phối hợp thực hiện đề tài, thu
thập các dữ liệu và nghe cán bộ địa phơng của các ngành giới thiệu tổng quát về khu
vực nghiên cứu. Ng y 06/8/2004 đến 09/8/2004 các thành viên đề tài tiến hành lấy
mẫu và phân loại sinh vật theo các nhóm nghiên cứu.
Đợt 2: từ 3/10/2005 đến 5/10/2005.
- Tìm hiểu khái quát một số điều kiện từ nhiên, KT-XH của khu vực đầm Vạc
- Tiến hành lấy mẫu nớc đầm, 6 chỉ tiêu (nhiệt độ, pH, độ dẫn, độ muối, độ đục,
DO) đợc đo trực tiếp bằng máy TOA tại 23 điểm trên đầm. Các chỉ tiêu khác

đợc lấy vào chai nhựa theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam, mẫu đợc định vị, bảo
quản và đợc mang về phân tích trong phòng thí nghiệm.
- Tiến hành khảo sát theo các nhóm nghiên cứu về côn trùng, cá và nghề cá,
thú, lỡng c và bò sát, thực vật nổi, động vật nổi, thực vật bậc cao.
Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành quan sát tổng thể, chụp ảnh, phỏng vấn một
số c dân trong vùng và giám đốc chi cục thuỷ sản để biết thêm một số thông tin
chi tiết có liên quan.
Đợt 3: Từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 12 năm 2006
18
- Thu thập số liệu về sản lợng khai thác cá tại Đầm Vạc vào mùa nớc cạn, đặc
biệt là sản lợng cá nuôi
- Tiếp tục thu thập số liệu theo các nhóm phân loại
Đợt 4: Từ ngày 05 đến ngày 07 tháng 6 năm 2007
- Khảo sát hiện trạng Đầm Vạc, đặc biệt là hiện trạng sử dụng đất và tốc độ
đô thị hoá tại Đầm Vạc từ năm 2005 đến 2007
- Làm việc với một số phòng ban chức năng của sở Tài nguyên Môi trờng
tỉnh Vĩnh Phúc để tìm hiểu về định hờng phát triển tại khu vực Đầm Vạc của tỉnh
Vĩnh Phúc
- Tìm hiểu về điều kiện kinh tế, xã hội, việc làm của dân c sống quanh Đầm
Vạc, những suy nghĩ của ngời dân về vấn đề phát triển Đầm Vạc trong tơng lai
2.3.3. Phơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Các thông số chất lợng nớc đợc phân tích tại phòng thí nghiệm Sinh thái và
sinh học Môi trờng.
Các thông số NO
2
-
, NO
3
-
, NH

4
+
phân tích bằng bộ HANNA Test Kit.
Thông số BOD
5
, phân tích bằng bộ máy LOVIBOND (OxiDirect và
Thermostat cabinet).
Việc phân loại các thành phần của đa dạng sinh học đợc thực hiện theo các
nhóm và theo các phơng pháp truyền thống thờng đợc áp dụng.
Đối với thực vật nổi.
Tảo phù du thu bằng lới vớt thực vật Juday No.

64. Các mẫu định lợng đợc thu
bằng cách lọc 20 lit nớc qua lới Juday No.

64. Mỗi mẫu đều đợc ghi nhãn, cho vào lọ
nhựa riêng và đợc cố định bằng phooc-môn 4%. Các mẫu đợc phân tích tại phòng thí
nghiệm Thực vật bậc thấp của bộ môn Thực vật học, khoa Sinh học, Đại học Khoa học tự
nhiên. Để định loại đã sử dụng phơng pháp hình thái so sánh theo hệ thống của Gordon
(1975) qua cuốn Danh lục các loài thực vật Việt Nam.
Động vật nổi.
Mộu động vật nổi gồm các mẫu định lợng và định tính, đợc vớt và lọc qua lới
chuẩn số 54, Số lít nớc lọc là 20 lít.
Động vật đáy.
Thu mẫu động vật đáy bằng lới cào đáy, cạnh đáy của miệng lới dài 30cm,
kích thớc mắt lới cỡ 0,5 mm và lới cào ven bờ cũng có cạnh đáy dài 30cm, cán dài
19
50 cm. Ngoài ra phơng pháp thu lợm mẫu động vật đáy bằng tay, thu mua tại các
chợ trong vùng cũng đợc áp dụng. Mẫu đợc cố định trong fooc-môm 5-6% hoặc cồn
96

o
.
Cá.
- Thu thập các mẫu vật trên thuyền của Trung tâm Ng nghiệp Phúc Yên trong
các mùa khai thác.
- Thu thập mẫu vật ở chợ thành phố Vĩnh Yên
- Điều tra qua ng dân sống và đánh cá ven đầm
Các mẫu đợc bảo quản bằng fooc-môm 4-6%. Mẫu đợc định loại trên cơ sở các
đặc điểm hình thái và dựa vào những sách cá nớc ngọt hiện có ở Việt Nam (Vơng Dĩ
Khang - 1963, Mai Đình Yên -1982, Kottalat - 2001, Nguyễn Văn Hảo - 2004).
2.3.4. Phơng pháp xử lý số liệu
Những số liệu thu thập đợc trong các đợt khảo sát, chúng tôi tập hợp và xử lý
bằng phần mềm thống kê thông dụng Microsoft Excel, SPSS. Kết quả đợc thể hiện
dới dạng bảng biểu, đồ thị và sơ đồ, trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành phân tích,
tổng hợp và đánh giá.
2.3.5. Phơng pháp chuyên gia
Do đối tợng nghiên cứu của đề tài là rất rộng, hơn nữa đầm Vạc là khu vực nhạy
cảm, là trung tâm phát triển kinh tế, thơng mại, dịch vụ, du lịch của thành phố Vĩnh
Yên nên chúng tôi thấy rằng, việc lấy các ý kiến của các nhà khoa học chuyên ngành và
các nhà quản lý là rất quan trọng trong việc tích hợp tìm ra bản chất và những giải pháp
định hớng nhằm duy trì sự ổn định và bền vững của đầm trong bối cảnh mà sự phát
triển kinh tế và quá trình ĐTH - CNH diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ.
20
Chơng 3
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu
vực đầm vạc
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình, địa mạo
Vị trí địa lý

Đầm Vạc là một thuỷ vực tự nhiên ở phía nam thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh
Phúc có toạ độ địa lý 21
o
18N và 105
o
36E tiếp giáp với xã Quất Lu huyện Bình
Xuyên ở phía đông nam và xã Đồng Cơng huyện Yên Lạc ở phía tây nam (hình 3.1).
Hình 3.1: Vị trí đầm Vạc thị xã Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đầm Vạc thuộc lu vực sông Cà Lồ, đợc hình thành từ hoạt động uốn khúc
của sông Hồng. Đầm có diện tích trung bình khoảng 255ha với dung tích 8,0.10
6
m
3
nớc. Độ sâu trung bình của đầm là 1,5-2,0m, nơi có độ sâu cao nhất là 5-7m. . Do lu
lợng nớc sông đi vào đầm rất thấp nên đầm Vạc có thể xem nh bị cách ly khỏi hệ
thống sông lớn, hình thành thuỷ vực nớc đứng và trở thành thắng cảnh thiên nhiên
của thị xã Vĩnh Yên nói riêng hay của các vùng xung quanh thủ đô Hà Nội nói
chung.
Đầm Vạc là một khu đất ngập nớc có những nét đặc biệt, các nhánh của đầm
ăn sâu vào bẩy phờng (Tích Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Đống Đa, Ngô Quyền, Đồng
Tâm, Khai Quang) và hai xã Định Trung, Thanh Trù làm cho chiều dài của bờ bao
21
quanh đần rất lớn nhng diện tích mặt nớc chỉ ở mức độ vừa phải ). Ngời ta ví Đầm
Vạc nh là con Bạch Tuộc mà các chân của nó là các nhánh của đầm ăn sâu vào các
phờng, xã của Thành phố Vĩnh Yên .
Vĩnh Yên là một thành phố công nghiệp mới nổi.Trung tâm thành phố cách
thủ đô Hà Nội khoảng 50 km theo quốc lộ 2, cách thành phố Việt Trì (Phú Thọ)
khoảng 25 km , cách sân bay Quốc tế Nội Bài 25 km, cách Tuyên Quang 50 km,
cách Tam Đảo 25 km . Thành phố có lợi thế là nằm giữa các đô thị đang phát triển,
là nơi tập trung các đầu mối giao thông huyết mạch nối các tỉnh Lào Cai, Yên Bái,

Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang với thành phố Hà Nội. Vì vậy, Vĩnh Yên có nhiều
điều kiện thuận lợi để giao lu phát triển KT-XH với các huyện trong tỉnh, tỉnh bạn,
đặc biệt với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc.
Vì vậy, với vị trí địa lý thuận lợi nên khu vực đầm Vạc càng đóng vai trò quan
trọng hơn trong tiến trình phát triển của thành phố Vĩnh Yên nói riêng và tỉnh Vĩnh
Phúc nói chung.
Khái quát về quá trình phát triển địa hình khu vực
Đầm Vạc là đầm có nguồn gốc tự nhiên, tuy nhiên, với nguồn tài liệu hiện có
thì cha thể khẳng định đợc liệu có phải là nguồn gốc sông hay không? Nếu là nguồn
gốc sông, thì dòng sông nào đã chảy qua đây và vào thời gian nào? Đây là vấn đề rất lý
thú cả về mặt khoa học cũng nh thực tiễn.
Theo Vũ Văn Phái (2004) sau khi khảo sát thực địa các vùng đất phía nam,
tây-nam và đông-nam Đầm Vạc, có nhiều bằng chứng cho thấy, trớc đây có thể sông
Cà Lồ, một nhánh chính của sông Hồng đã chảy theo hớng này. Dấu tích còn lại do
hoạt động của sông là hệ thống các đê thiên nhiên có dạng cong theo khúc uốn trớc
đây rất phổ biến trong vùng nghiên cứu. Chẳng hạn ở phía nam đầm Vạc, trên dải
đất cao cong đều đặn có dân ở thuộc các xã Đồng Cơng, Trung Nguyên, huyện Yên
Lạc là những nơi hiện nay còn có sông Cà Lồ và sông Phan chảy qua. Trong đó dấu
vết của sông Phan còn thấy đợc khá rõ trên ảnh vệ tinh kéo dài về phía tây đến tận
sông Hồng hiện nay tại khu vực ngã ba Bạch Hạc. Điều này có thể xảy ra trong giai
đoạn Pleistocen muộn, phần trên (Q
1
3b
), tức là khi thành tạo trầm tích thuộc hệ tầng
Vĩnh Phúc. Cũng có thể vào thời gian này, khi mực nớc biển còn nằm ở đáy vịnh
Bắc Bộ hiện nay hoặc sâu hơn, toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ cũng nh vùng Vĩnh Phúc
lúc bấy giờ đều đợc phát triển trong điều kiện lục địa.
3.1.1.2. Đặc điểm về khí hậu
Đầm Vạc nằm trong địa phận của thị xã Vĩnh Yên nên mang những đặc điểm
khí hậu chung của khu vực. Thị xã Vĩnh Yên đặc trng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa

nóng ẩm, có bốn mùa trong năm trong đó có hai mùa rõ rệt là mùa ma (từ tháng 5
đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau). Theo thống kê của
22
trạm khí tợng thuỷ văn thị xã Vĩnh Yên năm 2007 thì chế độ khí hậu của khu vực có
những đặc trng nh sau (bảng 3.1).
Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình ở Vĩnh Yên khoảng 24,9
0
C, cao hơn so với các
vùng khác nh Việt Trì (24,5
0
C), Tam Đảo (18,2
0
C). Hơn nữa, số giờ nắng ở đây cũng
lớn hơn nhiều (1774,0 giờ) so với ở Tam Đảo (1000-1400 giờ), ở Việt Trì
(1624,6giờ). Số giờ nắng trung bình cực đại có thể lên tới 6,0-7,0 giờ/ngày thờng
vào các tháng 6,7,8 (bảng 3.1).
Bảng 3.1: Nhiệt độ không khí, số giờ nắng, độ ẩm và lợng ma trung bình các
năm tại Vĩnh Phúc (trạm Vĩnh Yên)
TTCK 1996 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 TB
Nhiệt độ
(
o
C)
23,3 24,1 24,1 24,1 24,9 24,2 23,2 24,6 24,06
Số giờ nắng
trong năm
(h)
1436,9 1478,7 1201,8 1295,8 1774 1575.6 1407,7 1401 1446,4
Độ ẩm (%) 84 82 83 83 80,4 80,9 82,3 79,6 81,90
Lợng ma

năm (mm)
1682.2 1296,9 1356,4 1398,6 1394,8 1179.2 1484,2 1370,1 1395,3
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2007
Bảng 3.2. Nhiệt độ không khí và số giờ nắng trung bình
các tháng trong năm 2006 tại khu vực Vĩnh Yên
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ (
o
C) 18,1 18,5 20,4 25,5 27,1 29,8 29,7 27,9 28,0 27,3 24,5 17,9
Giờ nắng (h) 64,9 28,7 15,2 108,1 160,2 172,2 169,1 102,4 184,5 140,7 157,9 97,1
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2007
Độ ẩm không khí trong năm 2006 là 80,4%, thấp hơn so với các vùng khác
nh Tam Đảo (87,4%), Việt Trì (83,2%). Biến động độ ẩm không khí trong năm có
hai lần đạt cực đại vào tháng 2 (87%) và tháng 8 (84%), tháng 9 có độ ẩm tơng đối
trung bình nhỏ nhất với 75% (bảng 3.3)
Lợng ma trong năm, theo số liệu thống kê từ 1996 đến nay, lợng ma trung
bình năm khoảng 1400 mm, năm có lợng ma thấp nhất là 821,8mm (năm 1998) và
năm cao nhất là 1682,2 (năm 1996). Lợng ma không phân bố đều trong các tháng,
năm 2006 tháng 1 là tháng có lợng ma thấp nhất (1,5mm), tháng 8 có lợng ma cao
nhất (khoảng 450 mm) ( bảng 3.1, 3.3 ).
Bảng 3.3. Lợng ma và độ ẩm tơng đối trung bình các tháng năm 2006
tại khu vực Vĩnh Yên
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lợng ma
(mm)
1,5 21,8 20,8 29,9 163,3 199,6 218,4 450,0 115,1 29,9 100,1 9,7
Độ ẩm (%) 78 87 86 81 79 76 78 84 75 77 76 78
23
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2007

3.1.1.3. Đặc điểm về thuỷ văn
Vnh Phỳc cú mng li sụng bao quanh cựng nhiu sui, m, vi tr lng
nc mt di do. Ti nguyờn nc phõn b khụng ng u gia cỏc vựng. Nc mt
v nc ngầm phõn b ch yu phn Tõy - Nam, cỏc huyn ng bng v cỏc khu
vc gn cỏc sụng ln nh Sụng Hng, sụng Lụ. Khu vc phớa Bc (cỏc huyn trung du
v min nỳi), ti nguyờn nc nghốo nn: mựa cn thng thiu nc s dng cho sinh
hot v sn xut. Ngun nc mt khai thỏc s dng tnh hin nay vn ch yu t
cỏc sụng, sui, h, m ni tnh. Vic khai thỏc s dng nc cỏc sụng ln nh sụng
Hng, sụng Lụ cũn rt ớt so vi tng lng nc s dng ton tnh.
Ngoài các hệ thống sông trên, Vĩnh phúc còn có những sông nhánh, các suối
thuộc hệ thống sông Phan, sông Cà Lồ, sông Phó Đáy nh: Sông Cầu Bồn, sông
Tranh, sông Cà Lồ cụt, sông Bến Tre, sông Bá, sông Nông Trờng, sông Xạ Hơng,
sông Bàn Long, sông Đình Cả( bảng 3.4)
Bảng 3.4 . Các sông chính liên tỉnh và nội tỉnh chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc
STT Tên sông
Chiều dài sông
(km)
Diện tích lu
vực (km
2
)
Lu lợng trung
bình (m
3
/s)
1 Sông Hồng 45 51.800 965
2 Sông Lô 27 39.800 762
3 Sông Phó Đáy - 1.610 231
4 Sông Phan, sông Cà Lồ 82 881 0,64 220
Hệ thống đầm, hồ chứa nớc trên địa bàn tỉnh phong phú và nhiều đầm có diện

tích lớn nh: Đầm Vạc, Đầm Rng, Hồ Đại Lải, Hồ Vân Trúc.Toàn tỉnh có 184 hồ
với tổng dung tích khoảng 79,12 triệu m
3
. Các đầm pha hồ, ao tự nhiên có tổng dung
tích khoảng 26,4 triệu m
3
. Trữ lợng nớc các sông, suối, khe lạch nhỏ khoảng 5,5 triệu
m
3
.
Sông Cà Lồ bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo ở độ cao 100 - 1500m và chảy vào
đoạn sông Cầu tại Phúc Lộc Phơng. Sông đợc chia thành hai đoạn: sông Phan từ
nguồn đến đầm Vạc và đoạn chính từ đầm Vạc đến Phúc Lộc Phơng. Đầm Vạc là
đoạn phình to của sông Phan vì vậy mà đầm chịu sự điều tiết chính của sông Phan
cũng nh các lu vực khác trong khu vực, cụ thể nh sau:
Nớc sông Phan đến đầm Vạc qua cửa vào tại cầu Vật Cách thuộc xã Đồng C-
ơng huyện Yên Lạc.
Nớc sông Bến Tre đến đầm Vạc qua cửa vào tại cầu Oai nằm trên trục đờng
quốc lộ 2 chạy qua thành phố Vĩnh Yên.
24
Nớc của các con suối nhỏ chảy từ các xã Tam Quan, Đại Đình đổ vào đầm Vạc
tại hồ Cống Tỉnh.
Nớc từ các suối nhỏ khác chảy từ chân núi Đinh và núi Bông vào đầm Vạc
thông qua hồ Bảo Sơn.
Nớc từ đầm Vạc chảy ra sông Cà Lồ qua cửa ra tại cầu Mùi thuộc xã Quất Lu
huyện Bình Xuyên.
Ngoài ra đầm Vạc còn chịu ảnh hởng trực tiếp cả về lu lợng và chất lợng nớc
của 8 hồ đầm xung quanh nh hồ Trại ổi, hồ Vậy, hồ Cầu Phao, hồ Bờ Phát, hồ Canh
Nông, hồ Bờ Rèm, đầm Chúa
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội

Lu vực đầm Vạc trong lòng thị xã là nơi hội tụ đầy đủ các khu công nghiệp,
nhà máy xí nghiệp, khu thơng mại dịch vụ, du lịch, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện,
trờng học, cầu, đờng giao thông, khu an dỡng, khu di tích, bảo tàng lịch sử, nhà thờ,
vùng nông nghiệp nên chịu tác động của tất cả những áp lực trên.
3.1.2.1. Về dân số
Mức độ gia tăng dân số tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây có chiều h-
ớng giảm dần (( bảng 3.5), (Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2006)) do thực hiện tốt
công tác kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn tỉnh.
Bảng 3.5 . Tình hình dân số tỉnh Vĩnh Phúc từ 1991 đến 2006
TT Năm
Dân số
(ngời)
Tỷ lệ tăng
(%o)
Phân theo giới Phân theo thành thị,
nông thôn
Nam Nữ
Thành thị
Nông
thôn
1 1991 971102 22,65 466612 504490 53782 917320
2 1996 1054889 - 512681 542208 91166 963723
3 2000 1110111 13,23 540735 569376 119829 990282
4 2001 1125415 12,86 542230 583185 122037 1003378
5 2002 1137316 11,72 550300 587016 124714 1012602
6 2003 1148731 11,28 557932 590799 137518 1011213
7 2004 1154792 11,13 558226 596566 160216 994576
8 2005 1168889 12,05 565041 603848 165126 1003763
9 2006 1180418 12,04 571633 608785 170088 1010330
Tuy nhiên, tổng dân số của toàn tỉnh tăng và sự phân bố dân c ở các huyện,

thị không đồng đều (bảng 3.6 ).
Bảng 3.6. Diện tích, dân số và mật độ của các huyện, thị và thành phố
tỉnh Vĩnh Phúc
TT Đơn vị
Số xã Số ph-
ờng, thị
trấn
Diện tích
tự nhiên
(km
2
)
Dân số
trung bình
(ngời)
Mật độ
(Ngời/km
2
)
1
Toàn tỉnh
153 17 1372,23 1180418
860
2
Thành phố Vỹnh Yên 3 6 50,80 83805 1650
3 Thị xã Phúc Yên 4 5 120,10 87175 726
4 Huyện Lập Thạch 35 1 323,07 213665 661
25

×