Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Thất nghiệp và vấn đề công ăn việc làm của Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.33 KB, 16 trang )



Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
Đại học Kinh Tế - Luật


ĐỀ TÀI MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ 2

THẤT NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ CÔNG ĂN VIỆC
LÀM CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY








TP. Hồ Chí Minh, Tháng 6 năm 2011

GVHD : PGS –TS. NGUYỄN VĂN LUÂN
SVTH : Đặng Thị Thư K084010078

Phần 1: Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài:
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật đã không ít tạo ra những
sự nhảy vọt về mọi mặt , đã đưa nhân loại tiến xa hơn nữa . Trong những năm gần
đây chúng ta đã đạt được một số thành tựu phát triển rực rỡ trên niều lĩnh vực về
mặ
t kinh tế, chính trị, xã hội vv . Đằng sau những thành tựu chúng ta đã đạt được, thì
cũng có không ít vấn đề mà Đảng và nhà nước ta cần quan tâm như :Tệ nạn xã


hội,lạm phát,thất nghiệp. Nhưng có lẽ vấn đề được quan tâm hàng đầu ở đây có lẽ là
thất nghiệp .Thất nghiệp,đó là vấn đề cả thế giới cần quan tâm. Bất kỳ một quốc gia
nào dù nền kinh tế có phát tri
ển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp đó là
vấn đề không tránh khỏi chỉ có điều là thất nghiệp đó ở mức độ thấp hay cao mà
thôi.Với thời gian không cho phép chính vì thế mà bài viết này chúng ta chỉ đề cập
đến tỷ lệ thất nghiệp và vấn đề công ăn việc làm của Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay 2000-2009.
Đối tượng củ
a đề tài:
Vấn đề thất nghiệp và công ăn việc làm của Việt Nam hiện nay
Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu về thực trạng thất nghiệp của Việt Nam hiện nay, và đưa ra các giải pháp
kiến nghị ch vấn đề trên.
Phương pháp làm đề tài
- Phương pháp chuyên khảo: tham khảo các lý thuyết, các bài viết, sách vở có
liên quan về ngoại tác tiêu cực, sự can thiệp của Nhà Nước, cũng như các vấn
đề
liên quan đến ô nhiễm nguồn nước.
- Phương pháp chuẩn tắc: phân tích vấn đề dựa trên chính kiến và đưa ra những
giải pháp mang tính chủ quan.



Phần 2: Phần nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về thất nghiệp và vấn đề giải quyết công ăn việc làm.
1.1 Một vài khái niệm về thất nghiệp
Để có cơ sở xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp cân phân biệt một vài khái
niệm sau:
- Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có quyền lợi lao

động theo quy định đã ghi trong hiến pháp.
- Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc
chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm.
- Người có việc làm nhưng đang làm trong các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội.
- Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn và
đang tìm việc làm.
- Ngoài những người đang có việc làm và thất nghiệp, những người còn lại trong
độ tuổi lao động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động bao
gồm: người đi học, nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do
đau
ốm, bệnh tật và một bộ phận không muốn tìm việc làm với nhiều lý do khác nhau.
Những khái niệm trên có tính quy ước thống kê va có thể khác nhau giữa các
quốc gia.
Do tình hình kinh tế và đặc điểm tuổi thất nghiệp có sự khác nhau giữa các
nước nên việc xác định những tiêu thức làm cơ sở xây dựng những khái niệm trên thật
không để dầy và cần tiếp tục được thảo luận (thất nghiệp th
ật sự thất nghiệp vô hình,
bán thất nghiệp và thu nhập )
1.2 Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một
quốc gia. Cũng vì thế còn có những quan niệm khác nhau về nội dung và phương
pháp tính toán để nó có khả năng biểu hiện đùng và đầy đủ đặc điểm nhiều vẻ của
tình trạng thất nghiệ
p thực tế, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tỷ lệ thất nghiệp
là một chỉ số quan trọng trong các chỉ số kinh tế vĩ mô. Khi được đo lường chính
xác, tỷ lệ thất nghiệp cho chúng ta một thông số về sức khỏe của nền kinh tế. Khi
thất nghiệp là cao, nhiều người không có việc làm, các hoạt động sản xuất bị ngưng
trệ, tổng sản l
ượng sụt giảm. Ngược lại, khi thất nghiệp là thấp, lao động được sử
dụng cho sản xuất, tổng sản lượng gia tăng.


Tỷ lệ thất nghiệp được tính bằng phần trăm số người trong lực lượng lao động
nhưng không có việc làm.
1.3 Các vấn đề cơ bản về thất nghiệp và công ăn việc làm
Bước vào năm 1991. Việt Nam có dân số là 66 triệu người, trong đó có 34 triệu
người đang ở tuổi lao động. Tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là
85.789.573 người và số người ở
độ tuổi lao động là 47,410,000 người. Nguồn nhân
lực dồi dào ý thức lao động cần cù, năng động, sáng tạo nắm bắt nhanh những tri thức
và công nghệ mới. Lực lượng tốt nghiệp các trường phổ thông trung học, trung học
dậy nghề, cao đẳng và đại học là nguồn nhân lực quan trọng nhất cho sự phát triển ở
Việt Nam cũng như góp phần tham gia vào phân công lao động quốc tế.
Dân số đ
ông tạo nên thị trường nội địa rộng lớn, một yếu tố hết sự quan trọng
đối với việc phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, do tình trạng kém phát triển và có
nhiều chế độ đối với nguồn lực khác, việc dân số phát triển nhanh chóng lại là một
gánh nặng gây khó khăn cho việc cải thiện cơ hội tìm hiểu việc làm và điều kiện sống.
Tỷ lệ thấ
t nghiệp của Việt Nam hiện nay (2008) là 4,65%, tăng 0,01% so với năm
2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay là 5,1%, tăng 0,2% so với
năm 2007. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn lên tới 6,1%, trong khi tỷ lệ
này ở khu vực thành thị là 2,3%.

Tăng trưởng kinh tế thường có xu hướng giảm tỷ lệ thất nghiệp. Nhưng tỷ lệ
thất nghiệp có thể giảm xuống thấp t
ới mức nào? Bạn có thể nghĩ rằng thất nghiệp
có thể giảm xuống bằng không nếu nền kinh tế đạt trạng thái “toàn dụng.” Trên thực
tế, mọi nền kinh tế luôn có một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, hay tỷ lệ thất nghiệp dài
hạn, chẳng hạn 3%, kể cả khi vẫn có rất nhiều công ty cần tìm người và doanh
nghiệp chưa tuyển đủ lao động. Để

giải thích điều này, chúng ta cần tìm hiểu rõ
bản chất của thị trường lao động và tại sao luôn tồn tại một số người không có việc
làm, kể cả khi có rất nhiều cơ hội việc làm trong nền kinh tế.

Thứ nhất, luôn tồn tại một số người không có việc làm do quá trình tìm việc thường
mất thời gian. Sự thất nghiệp do quá trình tìm việc này là hệ quả của những “ma
sát”, hay “lực cản” trong thị trường lao động. Nếu tất cả những người tìm việc và
các nhà tuyển dụng đều giống nhau, và thông tin là hoàn toàn cân xứng, mọi
người sẽ có thể tìm việc nhanh chóng. Nhưng bản chất của thị trường lao động là
có rất nhiều người bán và rất nhiều người mua, họ đều rất khác nhau về
nhu cầu,
kỹ năng, và thông tin trên thị trường lao động là không hoàn hảo. Việc ghép một
người có nhu cầu tìm việc với một doanh nghiệp cần tuyển dụng chính vì vậy mất
một thời gian, và tại bất kỳ thời điểm quan sát nào thì một nền kinh tế cũng luôn có
những người thất nghiệp như vậy. Chính vì vậy sự thất nghiệp do tìm việc này
thường được gọi là “thấ
t nghiệp do ma sát” (frictional unemployment).

Thất nghiệp cơ cấu (structural unemployment) là tỷ lệ những người không làm việc
do cơ cấu của nền kinh tế có một số ngành không tạo đủ việc làm cho tất cả những
người muốn có việc. Thất nghiệp do cơ cấu tồn tại khi số người tìm việc trong một
ngành vượt
quá số lượng việc làm có sẵn trong ngành đó. Thông thường, thất
nghiệp do cơ
cấu
diễn ra khi mức lương của ngành vượt cao hơn mức lương cân
bằng thị trường. Nói cách khác, vì lương cao hơn mức cân bằng, nhiều người muốn
có việc làm hơn so với mức sẵn sàng tuyển dụng của doanh nghiệp. Ngoài ra, do
lương là một yếu tố chậm điều chỉnh, nên thị trường lao động không thể cân bằng
một cách linh hoạt. Chính vì vậy người ta thường nói thất nghiệ

p do cơ cấu là hệ
quả của tính kém linh hoạt của lương.

Trong các chỉ số kinh tế vĩ mô, tỷ lệ thất nghiệp thường được theo dõi chặt chẽ
cùng với tỷ lệ lạm phát. Hai chỉ số này quan hệ với nhau như thế nào? Như vừa
phân tích, trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố của thị trường
lao
động, ví dụ như tính linh hoạt của lương, mức lương tối thiểu, ma sát của thị
trường, hay hiệu quả của quá trình tìm việc. Còn tỷ lệ lạm phát trong dài hạn phụ
thuộc vào mức gia tăng cung tiền. Trong dài hạn, thất nghiệp và lạm phát không có
quan hệ chặt chẽ với nhau.

Trong ngắn hạn thì ngược lại. Trong ngắn hạn, khi chính sách mở rộng tài khóa và
tiền tệ được tiến hành, tổng cầu gia tăng, nhiều sản lượng được sản xuất hơn,
có nhiều người có việc làm hơn, tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn giảm xuống,
nhưng đồng thời mức giá chung của nền kinh tế tăng lên. Trong ngắn hạn, mối quan
hệ giữa thất nghiệp và lạm phát là tỷ lệ nghịch: khi lạm phát cao, thất nghiệp là
th
ấp, và ngược lại. Mối quan hệ này trong ngắn hạn được thể hiện trên đường cong
Phillips ngắn hạn.

Chương 2: Thực trạng thất nghiệp và vấn đề việc làm của Việt Nam hiện nay
2.1 Thực trạng thất nghiệp và vấn đề việc làm của Việt Nam
Việt nam là một trong những nước kinh tế đang phát triển, quy mô dân số và mật độ
dân cư tương đối lớn so vớ
i các nước trên thế giới và tốc độ phát triển nhanh, trong
lúc đó việc mở rộng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm gặp nhiều hạn chế, như
thiếu vốn sản xuất, lao động phân bổ chưa hợp lý, tài nguyên khác chưa được khai
thác hợp lý Càng làm cho chênh lệch giữa cung và cầu về lao động rất lớn, gây ra
sức ép về vấn đề giải quyết việc làm trong toàn quốc.



Biểu
đồ thể hiện số lượng dân số qua các năm từ 2000 - 2009



Qua biểu đồ trên ta thấy rằng, dân số Việt Nam đông, và ngày càng gia tăng. Đây
cũng tạo ra một nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên, nó cũng một phần tạo ra áp lực
lên xã hội về
tình trạng thất
nghiệp.



Nước ta còn nghèo, vốn đầu tư còn phải đi vay, kỹ thuật - công nghệ
còn phải đi
mua. Để sản xuất sản phẩm xuất khẩu cũng cần phải bỏ ra nhiều ngoại tệ để nhập
nguyên-phụ liệu, có loại phải nhập đến 80-90% Nhưng ta lại có nguồn lực lao
động khá dồi dào, giá rẻ. Đây là những vấn đề cần được phân tích, trên cơ sở khắc
phục những mặt tồn tại, phát huy thế mạnh, để lự
c lượng lao động mang lại hiệu
quả kinh tế lớn nhất, đồng thời góp phần bình ổn xã hội. Thực tế đang thu hút và
yêu cầu sự quan tâm từ phía Nhà nước, các ngành kinh tế cũng như mỗi người lao
động.

Trong các vấn đề quan trọng hàng đầu, nổi cộm nhất là việc sử dụng lao động và
thất nghiệp là 1 trong 5 đỉnh của “ngũ giác mục tiêu” (tăng trưởng kinh tế cao, lạm
phát th
ấp, thất nghiệp ít, tỉ lệ nghèo thấp, cán cân thanh toán có số dư). Thất nghiệp

không chỉ là sự lãng phí mà còn làm cho thu nhập, sức mua có khả năng thanh toán
của dân cư thấp, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng kinh tế trong nước, cũng như việc
“gọi” các nhà đầu tư nước ngoài. Thất nghiệp làm cho tỉ lệ nghèo cao và sự phân
hóa giàu nghèo tiếp tục gia tăng. Thất nghiệp cũng làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hộ
i
do “nhàn cư vi bất thiện”, trở thành vấn đề bức bối mà nhiều gia đình cũng như
cộng đồng phải tốn nhiều tiền của, công sức để khắc phục.

Có thể ta thấy vui mừng khi thấy tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ
tuổi ở khu vực thành thị đã giảm liên tục từ 6,9% năm 1998 xuống còn 5,6% năm
2004
N
ếu nhìn kỹ vào cơ cấu, tỉ lệ thất nghiệp của lao động ở khu vực thành thị cũng còn
nhiều điều cần quan tâm. Theo nhóm tuổi, ở nhóm tuổi càng trẻ thì tỉ lệ thất nghiệp
càng cao: nhóm 15-19 tuổi tỉ lệ thất nghiệp lên đến 13,9%, nhóm 20-24 tuổi 13,8%,
nhóm 25-29 tuổi 7,2%, nhóm 30-34 tuổi 5,2%, nhóm 35-39 tuổi 4%, nhóm 40-44
tuổi 3,9% Theo trình độ chuyên môn, thất nghiệp không chỉ có ở lực lượng lao
động chưa qua đào tạo (8%), mà còn ở
các nhóm lao động đã qua đào tạo, như qua
đào tạo nghề 1,8% đã tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp 4,4%, đã tốt nghiệp cao
đẳng, đại học 3,8%. Thực tế trên là rất đáng lo ngại. Trong tổng số lao động thất
nghiệp ở thành thị, số người chưa tìm được việc làm sau khi thôi học hoặc tốt
nghiệp các cơ sở đào tạo chiếm tới 73,7%. Đó là sự đáng ti
ếc vì những người này
còn trẻ tuổi, có sức khỏe, có trình độ học vấn, tay nghề Theo mức độ thất nghiệp,
số người thất nghiệp dài hạn (từ 12 tháng trở lên) chiếm 56,7%, từ 6 đến dưới 12
tháng chiếm 21,4%, cộng hai loại này đã chiếm 78,1%; còn từ 1 đến dưới 6 tháng
chiếm 18,2% và dưới 1 tháng chỉ chiếm 3,7%.

Một chuyển biến đáng vui mừng là tỉ lệ thời gian lao động ở

khu vực nông thôn
chưa được sử dụng đã giảm từ 28,9% năm 1998 xuống còn 21% năm 2004. Nhưng,
do tỉ trọng lực lượng lao động ở nông thôn lớn, nên nếu quy số thời gian chưa được
sử dụng trên ra số người thất nghiệp, thì tỉ lệ số người chưa có việc làm của cả nước
lên đến khoảng 15%. Vấn đề đặt ra là cần phát triển mạnh hơn n
ữa các thành phần
kinh tế, bởi chính khu vực ngoài Nhà nước mới là khu vực thu hút được nhiều nhất
số lao động tăng thêm (năm 2004 so với năm 1990 tổng số lao động đang làm việc
trong các ngành kinh tế tăng gần 13 triệu người, khu vực Nhà nước chỉ tăng 1 triệu
người, chiếm 8,4% tổng số tăng, còn khu vực ngoài Nhà nước tăng hơn 11,8 triệu
người, chiếm tới 91,6% tổng số tăng. Nói m
ột cách công bằng, sự gia tăng mạnh mẽ
về số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có vốn đầu tư nước ngoài trong những
năm qua đã trực tiếp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động. Theo đánh giá của
các chuyên gia kinh tế, vấn đề đầu tiên cũng là cuối cùng quyết định sức sống của
một nền kinh tế, quyết định mức độ giàu nghèo của xã hội vẫn là con người. Nhiều
quốc gia và vùng lãnh thổ châu á đã tr
ở nên giàu mạnh nhờ có chiến lược đào tạo
nghề, bồi đắp nguồn nhân lực một cách bài bản, lâu dài. Từ đó, họ chuyển dịch nền
kinh tế theo cơ cấu hiện đại, lấy dịch vụ làm động lực để tăng nhanh thu nhập, đặc
biệt là từ đó tạo điều kiện cho sức lao động có thêm giá trị gia tăng. Thiết nghĩ, Việt
Nam cầ
n có quan điểm đào tạo nghề, tạo việc làm rõ ràng và phù hợp với xu hướng
phát triển trong nước cũng như quốc tế để đón cơ hội, nhất là đối với mục tiêu xuất
khẩu lao động chất xám ra nước ngoài hoặc tại chỗ. Quý 1 năm nay, mặc dù còn
gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 16 ngàn lao động,
trong đó có cả việc
đưa nhân công sang những thị trường “xịn” như Canada, Anh
hay gõ cửa thị trường Nam Âu, Trung Đông bên cạnh một số thị trường truyền
thống như Đài Loan, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc. Việc xuất khẩu lao động vẫn đã và

đang là hướng mở cho đáp ứng mục tiêu giải quyết một phần việc làm trong nước.
Ngoài ra, nguồn nhân lực trí thức, trước hết tại khu vực đô thị, cần được
định hướng
sớm và cụ thể về nghề nghiệp chuyên môn, phải có tính chuyên nghiệp cao (như
sáng tạo phần mềm, chuyên gia máy tính) để tự tạo việc làm, góp phần tăng trưởng
kinh tế.

.






2.2. Nguyên nhân thất nghiệp ở Việt nam.
Sự hạn chế khả năng giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta những
nguyên nhân cơ bản sau đây:
Nguyên nhân bao trùm là trong hệ thống cấu trúc kinh tế xã hội cũ, chúng ta
có những sai lầm, khuyết điểm trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, như đại
hội VI đã chỉ rõ: Đã duy trì quá lâu nền kinh tế chỉ có hai thành phần, không coi
trọ
ng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, kinh tế mở cửa dẫn đến sai lầm trong bố trí
kinh tế, chưa quan tâm đúng mức đến chiến lược xây dựng kinh tế xã hội, hướng
vào phát triển những ngành công nghiệp với quy mô nhỏ để thu hút được nhiều lao
động dẫn đến hạn chế khả năng khai thác các tiềm năng hiện có để phát triển việc
làm và tạo nhiều điều kiệ
n để người lao động tự tạo việc làm cho mình và do người
khác. Chức năng của Nhà nước trong việc tổ chức lao động giải quyết việc làm cho
xã hội chưa được phát huy đầy đủ.
Hai nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng gây ra hiện tượng

thất nghiệp đó là:
* Khoảng thời gian thất nghiệp:
Giả sử rằng thường xuyên có một lượng người thất nghiệp nhất định b
ổ xung
vào đội ngũ tìm kiếm việc làm và nếu mọi người phải chờ đợi quá nhiều thời gian
mới tìm được việc làm thì trong một thời gian nào đó số lượng người thất nghiệp
tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp sẽ bị nâng cao. Thời gian chờ đợi trên được gọi là khoảng
thời gian thất nghiệp và nó phụ thuộc vào:
- Cách thức tổ chức thị trường lao động
- Cấu tạo nhân khẩu của những người thất nghiệp (tuổi đời, tuổi nghề, ngành
nghề)
- Cơ cấu các loại việc làm và khả năng sẵn có việc làm.
Mọi chính sách cải thiện các yếu tố trên sẽ dẫn đến rút ngằn khoảng thời gian
thất nghiệp.
* Do cạnh tranh mạnh mẽ của cơ chế thị trường, việc mở rộng sản xuất tạo
nhiều việc làm tốt, thu nhập khá và ổn định luôn gắn liền với năng suất ngày càng
cao.
ở mỗi mức tiền công sẽ thu hút nhiều lao động sẽ tăng lên và khoảng thời gian
thất nghiệp cũng sẽ giảm xuống.
Phân tích một cách sâu sắc các nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạnh thất
nghiệp bao gồm cả những chuyển biến tích cực sau Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI là điều hết sức cần thiết cho việc đề ra những chỉ đạo thực hiệ
n giải quyết việc
làm đầy đủ có hiệu quả.
Thứ nhất: ngay từ đầu, trong cả nước, một thời kỳ khá dài sau đó chúng ta
chưa thấy được (đúng hơn là không muốn thấy) vai trò ý nghĩa của các thành phần
kinh tế đối với phát triển lực lượng sản xuất, mở mang việc làm cho nhân dân, nên
đã hạn chế hết mức gần như xoá bỏ các thành phần kinh tế cũ
, phát triển quá nhanh
và có phần ồ ạt thành phần quốc doanh và tập thể. Đến năm 1975, sau khi giải phóng

niềm nam thống nhất đất nước với hai bài học kinh nghiệm ở miền Bắc, chúng ta
mong muốn trong tương lai phát triển mạnh mẽ nền kinh tế quốc dân.
Thứ hai: Chậm "mở cửa" trong phát triển kinh tế đối ngoại cũng như trong
mở rộng giao lưu, thông tin quốc tế nói chung, là một trong những nguyên nhân
ảnh
hưởng rõ rệt đến việc sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và phát triển việc làm.
Nước ta là nước nông nghiệp, chậm phát triển, thuộc vào những nước nghèo nhất
thế giới khi đặt ra chương trình mở mang, phát triển việc làm là thiếu vốn, thiếu kỹ
thuật và máy móc trang thiết bị, thiếu kinh nghiệm kinh doanh, thiếu thị trường tiêu
thụ sản phẩm hàng hoá. Trong khi đó một số nước phát triển lại thiếu sức lao động,
thiếu thị trường đầu tư. Vì vậy, "mở cửa" phát triển kinh tế đối ngoại là có lợi cho cả
hai bên.
Thứ ba: nguyên nhân ảnh hưởng lớn đã là những sai lầm, thiếu sót trong việc
xác định cơ cấu kinh tế, c
ơ cấu kinh tế bao gồm ba bộ nhận lớn:
- Cơ cấu thành phần kinh tế
- Cơ cấu ngành kinh tế
Ngoài ảnh hưởng của cơ cấu thành phần kinh tế đến giải quyết việc làm như đã
nói ở trên, ảnh hưởng của cơ cấu ngành kinh tế cũng rất lớn.
Trong Đại hội Đảng lần thứ VI xác định rõ trong những năm 1986 - 1991,
những nạn còn lạ
i trong thời kỳ quá độ, phải tập trung vốn và việc thực hiện mục
tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hành xuất khẩu. Sự điều chỉnh, sắp
xếp lại cơ cấu các ngành kinh tế đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình sử dụng
lao động và giải quyết việc làm. Bắt đầu từ năm 1986 trở đi, các quan hệ tỷ lệ
phân
bổ lao động giữa các ngành có chuyển biến theo xu hướng tiến bộ, tình trạng công
ăn việc làm được cải thiện, thất nghiệp giảm đi một bước đáng kể.
Thứ tư: duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp
cũng là nguyên nhân lớn ảnh hưởng nặng nề, đến hiệu quả sử dụng nguồn lao động

và kết quả giải quyết công ă
n việc làm. Trên tầm vĩ mô chúng ta còn thiếu một hệ
thống tương đối các luật lệ chính sách nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và
mở mang phát triển việc làm. ở tầm vĩ mô cơ chế cũ có phần nặng nề hơn. Hàng loạt
các quy chế, chính sách, các hình thức tổ chức, các chức danh tiêu chuẩn, các biện
pháp khuyến khích vật chất và tinh thần, các chế độ, các nề nếp lao động, s
ản xuất,
học tập nghiên cứu khoa học nhằm đề cao tinh thần tận tụy, trách nhiệm với công
việc, khuyến khích mạnh mẽ tính chủ động tích cực, sáng tạo của con người đang
còn thiếu. Tình trạng tổ chức còn chồng chéo kém hiệu quả, tình trạng trả công,
phân phối bình quân bất hợp lý còn phổ biến làm cho hiệu suất làm việc kém.
Trên đây là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến vấn đề t
ăng giảm thất
nghiệp. Trên cơ sở đại hội Đảng làm thứ VI và những chỉ thị nghị quyết của Đảng
và Nhà nước trong thời kỳ gian gần đây, chung ta hãy đi vào nghiên cứu con đường
và phương hướng sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động tăng thêm hàng năm.
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp vấn đề công ăn việc làm
Để phấn đấu đạt được các mục tiêu nên trên, chúng ta phải thực hiện đồng bộ
hàng loạt các giải pháp, trong đó, theo chúng tôi cần quan tâm đến các giải pháp chủ
yếu sau.
* Huy động mọi nguồn lực để tạo ra môi trường kinh tế phát triển nhanh có
khả năng tạo ra nhiều chỗ làm việc mới thường xuyên và liên tục. Phấn đấu đạt tốc
độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 9-10% vừa là yêu cầu của sự phát triển
vừa là đòi hỏi của tạo công ăn việc làm.
- Trong điều kiện khoảng 70% lực lượng lao động của cả nước là lao động
nông nghi
ệp đang thiếu việc làm trầm trọng, thì giải pháp kinh tế tổng hợp hàng đầu
để từng bước khắc phục tình trạnh này là phải dồn sức cho sự phát triển toàn diện
nông - lâm - ngư nghiệp, gắn với công nghệ chế biến nông lâm thuỷ sản và đổi mới
cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Phát triển

mạnh mẽ các ngành nghề phi nông nghiệp, sử dụng nhiều lao
động ở nông thôn,
khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống hướng đầu tư vào phát triển các cây
trồng, vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu.
- Đầu tư phát triển các ngành nghề công nghiệp, chú trọng trước hỗ trợ công
nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xây dựng có chọn
lọc một số cơ sở nông nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu, xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng; về dầu khí, xi măng, cơ
khí điện tử, thép, phân bón, hoá chất.
- Đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thiết thực và bực
xúc cho phát triển.
- Phát triển các ngành dịch vụ, trong đó tập trung vào các lĩnh vực vận tải
thông tin liên lạc, thương mại, du lị
ch, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, công nghệ,
pháp lý
Để có được tốc độ phát triển trên tạo mở thêm nhiều việc làm cho người lao
động, phải có chính sách huy động tối đa các nguồn vốn bên ngoài, tăng nhanh đầu
tư phát triển toàn xã hội, đưa tỷ lệ này đạt khoảng 30% GDP năm 2001.
* Tạo ra một môi trường pháp lý đồng bộ khuyến khích tạo mở và duy trì chỗ
làm việc khuyến khích tự tạo việc làm.
Bộ luật lao động của nược ta là cơ sở
pháp lý căn bản của vấn đề việc làm.
Tuy nhiên việc khuyến khích tự tạo việc làm chỉ trở thành hiện thực trong cuộc sống
khi các văn bản hướng dẫn thực hiện bộ luật lao động cũng như các văn bản khác về
đầu tư, về tài chính - tín dụng, bổ sung toàn thiện có xem xét kỹ lượng đến vấn đề
này một cách động bộ.
* Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách h
ỗ trợ các đối tượng yếu thế
trong việc tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm. Trong thời gian trước mắt, cần tập trung
nghiên cứu ban hành các chính sách và cơ chế cụ thể về.

- Khuyến khích sử dụng lao động nữ.
- Khuyến khích sử lao động là người tàn tật.
-Hỗ trợ các cơ sở sản xuất của thương binh và người tàn tật.
- Chính sách bảo hiểm thất nghiệp
- T
ập chung phần vốn tín dụng từ quỹ quốc gia về việc làm với lãi xuất ưu đãi
do các đối tượng trọng điểm vay theo dự án nhỏ để tự tạo việc làm cho bản thân gia
đình và công cộng.
- Hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho lao độg thuộc diện chính sách ưu đãi,
lao động thuộc đối tượng yếu thế.
* Phát triển nâng cao chất lượng hoạt độ
ng của hệ thống trung tâm dịch vụ việc
làm.
Trung tâm dịch vụ việc làm là một đơn vị sự nghiệp hoạt động vì muc tiêu xã
hội. Nó là chiếc cầu rất quan trọng và không thể thiếu giữa cung và cầu lao động.
Chức năng cơ bản của nó là. Tư vấn, cung cấp thông tin cho người lao động và sử
dụng lao độnh và học nghề, việc làm, về những vẫn đề có liên quan đến tuyể
n dụng
và sử dụng lao động, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động dạy nghề gắn với việc
làm, tổ chức sản xuất ở quy mô thích hợp để tận dụng năng lực thiết bị thực hành.
Nó còn là cách tay quản lý nhà nước thông qua cung và cần, việc làm lao động.



Phần 3: Phần kết luận
Qua những vấn đề phân tích như trên, ta thấy rằng, vấn đề thất nghiệp và công ă
n
việc làm cảu Việt Nam hiện nay, vẫn đang là vấn đề bức bách. Chính phủ cần có
những biện pháp nhằm làm giảm bớt tình trạng thất nghiệp, trong đó có tính đến vấn
đề đánh đổi với lạm phát về mặt ngắn hạn. Một đất nước có tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ

lạm phát và thất nghiệp hợp lý, thể hiện được sức khỏ
e của một nền kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
PGS. TS. Nguyễn Văn Luân, bài giảng Kinh tế vĩ mô 2
Michael Torado, Kinh tế học cho thế giới thứ ba, nhà xuất bản giáo dục 1998.
Pau A Samuelson, Kinh tế học, nhà xuất bản tài chính.
/>
/>
/>
/>
/>






MỤC LỤC


Phần 1 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………1
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………… 1
3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….1
4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………… 1
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………1
Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. Lý luận chung về thất nghiệp và vấn đề công ăn việc làm
1.1 Một vài khái niệm về thất

nghiệp………………………………………… 2
1.2 Tỷ
lệ thất
nghiệp…………………………………………………………….3
1.3 Các vấn đề cơ bản về thất nghiệp và công ăn việc
làm…………………… 4
Chương 2. Thực trạng thất nghiệp và vấn đề việc làm của Việt Nam hiện nay
2.1 Thực trạng thất nghiệp và vấn đề việc làm của Việt
Nam……………… 6
2.2 Nguyên nhân thất nghiệp ở Việt
nam………………………………………10
Chương 3. Kiến nghị và giải pháp đối với vấn đề vi
ệc làm hiện nay
Phần 3. Danh mục Tài liệu tham khảo



×