Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Vai trò của gia đình trong việc nhận thức và thực hiện bình đẳng giới hiện nay ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.31 KB, 15 trang )

I. LỜI MỞ ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hội. Tế bào có vững chắc thì xã hội mới phát
triển một cách ổn định. Trong mỗi chúng ta đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự
giáo dục của gia đình trên nhiều góc độ như: tính cách, đạo đức, vốn tri thức
hiểu biết… Một trong những phương diện giáo dục được chú ý trong những
năm gần đây đó là : giáo dục vấn đề bình đẳng giới trong gia đình. Nhận thức
được vai trò quan trọng của gia đình đối với việc thực hiện bình đẳng giới
chúng tôi đã chọn bài tập số 1:“ Vai trò của gia đình trong việc nhận thức
và thực hiện bình đẳng giới hiện nay ở Việt Nam.”để hoàn thành bài tập
nhóm tháng số 2. Với đề tài như trên kết cấu bài viết của tôi gồm 3 phần:
I. LỜI MỞ ĐẦU.
II.NỘI DUNG.
1. Vai trò của gia đình trong việc nhận thức về bình đẳng giới hiện nay ở Việt
Nam.
2. Vai trò của gia đình trong việc thực hiện bình đẳng giới hiện nay ở Việt
Nam.
3. Mối liên hệ giữa nhận thức tới thực hiện bình đẳng giới thông qua vai trò
của gia đình ở Việt Nam hiện nay.
III. KẾT LUẬN.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Trong quá trình hoàn thành bài luận này chúng em không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô để bài của
chúng em trở nên hoàn thiện hơn.
Chúng em xin cảm ơn.!
Hà Nội ngày 22/2/2011.
1
II. NỘI DUNG.
1. VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC NHẬN THỨC VỀ BÌNH
ĐẲNG GIỚI HIỆN NAY Ở VIỆT NAM.
Bình đẳng giới là một vấn đề không mới trong đời sống xã hội hiện nay
nhưng không phải ai cũng có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Việc thực


hiện bình đẳng giới phải đi từ nhận thức đến hành động, chính vì thế việc
nhận thức những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới là rất cần thiết. Con
người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội; trong cuộc sống con người tham
gia vào các hoạt động sống như lao động, học tập và từ đó hình thành nhân
cách. Và gia đình chính là ngôi trường đầu tiên đào tạo, hình thành nhận thức
của con người về mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó có bình đẳng giới. Gia
đình có một vai trò quan trọng trong việc hình thành những nhận thức, thái độ
về các quan hệ giới, đồng thời cũng là nơi diễn ra quá trình xã hội hoá cá nhân
bởi vậy có thể nói rằng gia đình là một xã hội thu nhỏ. Mỗi một hành vi, một
thái độ của mỗi thành viên trong gia đình về vấn đề bình đẳng giới đều được
truyền từ đời này sang đời khác, nó cũng ăn sâu “thâm căn cố đế” vào tiềm
thức của thế hệ sau, rất khó thay đổi. Chính vì vậy việc nhận thức đúng đắn
về bình đẳng giới có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện và tiến tới
bình đẳng giới thực chất. Trong công tác thực hiện bình đẳng giới chúng ta
không thể không nhắc đến vai trò của gia đình – tế bào của xã hội, trước hết
đó là trong việc nhận thức về bình đẳng giới.
1.1. Gia đình có vai trò quan trọng giúp các thành viên trong gia đình
nhận thức đúng đắn về các khái niệm của Luật bình đẳng giới.
Để nhận thức đúng về bình đẳng giới trước hết phải hiểu đúng các khái
niệm liên quan đến nó như: giới, giới tính, vai trò giới...từ đó rút ra thái độ
ứng xử của mình trong quan hệ giới. Luật bình đẳng giới năm 2006 đã đưa ra
những khái niệm về giới, giới tính và bình đẳng giới tại khoản 1, 2, 3 Điều 5:
" 1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối
quan hệ xã hội.
2
2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo
điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng
đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó."
Việc quy định chi tiết như trên là bước tiến quan trọng trong việc thực hiện

bình đẳng giới bởi nó sẽ giúp ích rất lớn trong công tác tuyên truyền, giáo dục
về bình đẳng giới. Vấn đề đặt ra là gia đình Việt Nam ngày nay đã được trang
bị đủ những kiến thức về bình đẳng giới hay chưa? Câu hỏi này rất khó trả lời
bởi điều kiện kinh tế xã hội của chúng ta đã có sự thay đổi theo hướng tích
cực nhưng vẫn còn nhiều vùng khó khăn ,đại bộ phận người dân chưa được
trang bị những kiến thức nền tảng về sinh học, về giới và các vấn đề liên quan
đến bình đẳng giới.
Bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình bao
gồm những người sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp, có lợi ích
kinh tế chung và có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống. Gia đình vừa là
nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và
là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người.
Trong mỗi gia đình vai trò của cha mẹ có vị trí quan trọng. Bên cạnh quan
hệ cha mẹ - con cái còn có quan hệ vợ chồng. Đây là quan hệ cơ bản, đan xen
giữa khía cạnh tự nhiên – sinh học, kinh tế và tâm lý đạo đức. Văn hóa trong
gia đình nói chung, quan hệ vợ chồng nói riêng đều có sự ảnh hưởng trực tiếp
đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các thành viên trong gia đình.
Bầu không khí tâm lý – đạo đức của gia đình tác động trực tiếp đến nếp nghĩ,
lối sống của trẻ. Mọi xung khắc của các cá nhân trong gia đình, nhất là giữa
bố và mẹ, đều ảnh hưởng đến con cái. Trong nếp nghĩ của trẻ nhỏ luôn lưu
giữ hình dáng, lời ăn tiếng nói của cha mẹ.
Giáo dục con cái không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công
việc cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn có có tác động trực
tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ.
3
Chính vì vậy, trong một gia đình mà người cha hoặc người mẹ hoặc cả
hai có nhận thức đúng đắn về những vấn đề liên quan tới giới, giới tính, vai
trò giới và đặc biệt là nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới trong cách đối xử
với nhau và đối xử với con cái sẽ có những biểu hiện quan tâm, chia sẻ trong
công việc, và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức của những đứa trẻ

trong gia đình. Với kiến thức, những nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới thì
tất yếu trong cách giáo dục, dạy con cái của họ sẽ ít nhiều thể hiện điều này.
Chẳng hạn như đối xử với con trai và con gái như nhau trong việc thực hiện
quyền học tập của chúng, trong phân công lao động trong gia đình, dạy các
con phải biết giúp đỡ chia sẻ công việc với nhau không phân biệt trai gái…
Hay với những kiến thức của mình về bình đẳng giới, những bậc cha mẹ có
thể trực tiếp giáo dục cho con những kiến thức về giới, giới tính, cách hiểu
đúng đắn về bình đẳng giới…
Tóm lại, tất cả những gì diễn ra trong gia đình, cách đối xử bình đẳng,
sự quan tâm chia sẻ trong công việc giữa cha, mẹ với nhau; cách đối xử bình
đẳng của cha mẹ đối với con trai, con gái; sự giúp đỡ, chia sẻ nhau trong công
việc, học tập giữa các anh, chị, em trong gia đình; đặc biệt là sự giáo dục của
cha, mẹ trong việc truyền đạt những kiến thức về bình đẳng giới cho con cái
thì đều ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức của chúng.
1.2. Bên cạnh việc nhận thức đúng về các khái niệm liên quan đến bình
đẳng giới, vai trò của gia đình trong việc nhận thức về bình đẳng giới còn
thể hiện trong việc đẩy lùi, dần xoá bỏ những định kiến giới còn tồn tại
trong xã hội.
Khoản 4 Điều 5 Luật Bình đẳng giới quy định: “Định kiến giới là nhận
thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò, năng
lực của nam hoặc nữ”. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, bị ảnh hưởng
sâu sắc bởi hệ tư tưởng Nho giáo phong kiến, do đó định kiến giới tồn tại phổ
biến và nặng nề trong đời sống xã hội. Trình độ dân trí thấp cùng với đời sống
nghèo nàn, lạc hậu là điều kiện cho định kiến giới tồn tại và ảnh hưởng sâu
sắc tới hệ tư tưởng, nhận thức của các gia đình Việt Nam. Định kiến giới
4
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi
con người ở các vùng, miền, dân tộc với các mức độ khác nhau gây nên hiện
tượng bất bình đẳng giới. Gia đình là một xã hội thu nhỏ là một thể chế quan
trọng đóng vai trò là một yếu tố tác động trực tiếp và thường xuyên tới việc

bảo đảm bình đẳng giới. Chính vì lẽ đó, đảm bảo bình đẳng giới trong gia
đình có ý nghĩa đối với việc hình thành nhận thức và hành động vì sự bình
đẳng giới của mỗi cá nhân. Để đảm bảo thực hiện bình đẳng giới thì một
trong những vai trò rất quan trọng của gia đình là phải nhận thức được về các
định kiến giới đang tồn tại trong đời sống xã hội. Từ đó gia đình sẽ tiến tới
xoá bỏ các định kiến giới, hình thành những nhận thức mới đúng đắn về giới,
đảm bảo thực hiện bình đẳng giới.
Gia đình có vai trò quan trọng trong việc nhận thức về các định kiến
giới. Các thành viên trong gia đình đặc biệt là thế hệ trước như ông bà, cha
mẹ phải có nhận thức đúng về vai trò, vị thế của nam giới và nữ giới, tránh
phân biệt giới dựa trên cơ sở sự khác biệt về giới tính. Nhận thức của ông bà,
cha mẹ trong gia đình có ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức của con cái. Bởi
vậy, các thành viên lớn tuổi trong gia đình cần tránh có những nhận xét, đánh
giá thiếu toàn diện, phiến diện, thiên lệch dẫn đến cách nhìn tiêu cực về vị
thế, vai trò, năng lực của nam, nữ. Khi có sự đánh giá không đúng về vai trò
giới tức là có định kiến giới trong gia đình, điều này sẽ hạn chế khả năng của
các cá nhân trong việc thực hiện các quyền của mình cũng như thụ hưởng các
lợi ích.
Có rất nhiều định kiến giới đang tồn tại trong cuộc sống. Trong gia đình tư
tưởng đề cao vai trò của người đàn ông, hạ thấp vai trò, vị thế của người phụ
nữ là phổ biến. Quan niệm chung của nhiều người là trong gia đình người
chồng giữ vai trò lãnh đạo mọi vấn đề của cuộc sống gia đình là điều đương
nhiên. Những việc nội trợ là việc nhẹ không tạo ra thu nhập cho cuộc sống
chung của gia đình, người chồng là người chủ chốt kiếm ra tiền nên họ là chủ
gia đình. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia trưởng tồn tại trong suốt thời kì
phong kiến hiện nay vẫn còn ảnh hưởng nặng nề tới suy nghĩ, nhận thức
5
không chỉ của nam giới mà cả những người phụ nữ trong gia đình Việt Nam.
Đặc biệt định kiến giới tồn tại nặng nề ở những gia đình vùng dân tộc thiểu
số, vùng sâu, vùng xa, khó khăn. Định kiến giới là một tập hợp các đặc điểm

mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho nam giới hay phụ
nữ. Người ta hay cho rằng phụ nữ không đủ mạnh để làm lãnh đạo, hay nam
giới không có khả năng chăm sóc con cái. Một trong những định kiến giới
biểu hiện khá rõ là gắn phụ nữ với vai trò gia đình, coi việc nội trợ, chăm sóc
gia đình nuôi dạy con cái là của phụ nữ. Đáng chú ý là hiện nay nhiều người
đang cổ suý cho tư tưởng đưa phụ nữ quay trở về với gia đình. Từ suy nghĩ đó
nhiều phụ nữ, trẻ em gái bị hạn chế trên con đường học tập lao động, phấn
đấu và vươn lên trong sự nghiệp, giảm khả năng đóng góp nhiều hơn về sức
lực và trí tuệ cho xã hội. Khi gia đình gặp khó khăn về kinh tế, không thể cho
cả con trai và con gái đi học, định kiến giới trọng nam khinh nữ sẽ ảnh hưởng
tới việc quyết định cho trẻ em trai đi học, còn trẻ em gái ở nhà lao động giúp
việc cho gia đình. Hiện tượng này khá phổ biến ở các vùng nông thôn, dân tộc
thiểu số miền núi. Gốc rễ sâu xa của hiện tượng này có phần bắt nguồn từ
định kiến giới. Bởi vậy, ông bà, cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình
cần phải có nhận thức đúng đắn về định kiến giới, nhận thức được những thái
độ, quan điểm tiêu cực về vai trò, vị thế của nam và nữ. Từ đó định hướng
đúng đắn về mặt nhận thức cho con cháu về vai trò của từng giới trong gia
đình cũng như trong xã hội. Những thành viên lớn tuổi trong gia đình cần
thiết phải có sự giảng giải cho con cháu hiểu biết và nhận thức được các định
kiến giới đang tồn tại trong gia đình và xã hội cũng như những hậu quả tiêu
cực xuất phát từ định kiến giới. Từ đó các thành viên trong gia đình sẽ nhận
thức được đâu là định kiến giới và có những hiểu biết đúng đắn về giới từ đó
tiến tới xoá bỏ những định kiến giới. Hơn nữa định kiến giới là hệ thống thái
độ tiêu cực được hình thành một cách lâu dài, có tính chất cố hữu, bảo thủ
thường ăn sâu bám rễ trong đời sống xã hội nên các thành viên trong gia đình
phải có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị thế, năng lực của từng giới trong
từng hoạt động của đời sống gia đình cũng như ngoài xã hội, xoá bỏ được
6

×