Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tình hình tội trộm cắp tài sản tại địa phương nơi sinh viên thực tập. Thực tiễn áp dụng luâth hinh sự và các biện pháp đấu tranh phòng chống loại tội phạm này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.75 KB, 26 trang )

Mục lục
Phần I – Mở đầu
Phần II – Nội dung
Chương I: Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Hương Khê
1. Giới thiệu một số nét về huyện Hương Khê
2. Tình hình tội phạm hình sự xảy ra trên địa bàn huyện Hương Khê
3. Tình hình trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn huyện Hương Khê
Chương II: Nguyên nhân, điều kiện phạm tội trộm cắp tài sản
1. Nguyên nhân kinh tế
2. Nguyên nhân gia đình
3. Nguyên nhân nhà trường
4. Nguyên nhân của người quản lý tài sản
Chương III: Đánh giá thực tiễn áp dụng luật hình sự tai địa phương.
1. ưu điểm
2. Hạn chế
Chương IV: Một số giải pháp kiến nghị trong việc nâng cao hiệu quả hoạt
động đấu trang, phòng trống tội trộm cắp tài sản
Phần III: Kết luận
1
Phần I - phần mở đầu
Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Việt Nam, với mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là
một trong những yếu tố hàng đầu cho sự phát triển kinh tế của Quốc gia.
Phương châm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã làm cho các quan hệ
pháp luật về kinh tế, dân sự, hình sự…ngày càng đa dạng, phong phú. Kinh tế
phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Bên cạnh sự phát triển đó, thì
nền kinh tế thị trường đã làm nẩy sinh những mặt trái, đó là sự tha hoá, biến chất
về đạo đức và nhân phẩm của một số bộ phận con người, làm phát sinh tệ nạn xã
hội, dẫn đến tình hình chính trị, an ninh và trật tự xã hội đi theo khuynh hướng
xấu.
Tội phạm ngày một gia tăng, tính chất mức độ hành vi phạm tội ngày


càng nguy hiểm, tinh vi hơn, trong đó thì loại tội phạm xâm hại đến quyền sở
hữu chiếm tỉ lệ lớn trong các loại tội phạm như: tội "cướp giật tài sản", "lừa đảo
chiếm đoạt tài sản", "lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", "trộm cắp tài
sản"…xảy ra rất phức tạp dưới nhiều hình thức, nó xâm phạm trực tiếp đến
những quan hệ xã hội được pháp luật bảo hộ, đó là quyền sở hữu của con người,
sở hữu của Nhà nước đã được ghi nhận tại điều Điều 58 Hiến pháp 1992 Nước
CHXHCNVN quy định: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của
cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt … Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp
và quyền thừa kế của công dân”, đây là một quyền cơ bản gắn liền với lợi ích cá
nhân của mỗi con người, có đảm bảo được quyền này thì mới khích lệ, động
viên mọi người vận dụng hết khả năng của mình để cống hiến cho sự nghiệp
phát triển đất nước.
Nhận thấy, vai trò và tầm quan trọng của đề tài trong thực tiễn, với những
kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình học tập tại nhà trường và những kiến
thức thực tế trong đợt đi thực tập cuối khoá tại Viện Kiểm Sát nhân dân huyện
Hương Khê, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài”Tình hình tội trộm cắp tài sản tại
địa phương nơi sinh viên thực tập. Thực tiễn áp dụng luâth hinh sự và các
2
biện pháp đấu tranh phòng chống loại tội phạm này”. làm bài viết cho mình.
Do trình độ, khả năng hiểu biết và kinh nghiệm trong thực tế còn hạn chế nên
chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy, cô giáo và
các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn
bài viết của mình.
I. Quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin
1. Thời gian
Trong khuôn khổ thời gian thực tập từ ngày 08/01/2008 đến ngày
18/04/2008 với phạm vi nghiên cứu thực hiện đề tài tại Viện Kiểm Sát nhân dân
huyện Hương Khê, một số cơ quan làm án, các xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
2. Quá trình thu thập thông tin:

- Thu thập hồ sơ lưu; báo cáo thống kê của Viện Kiểm Sát Nhân dân huyện
Hương Khê trong 3 năm 2005, 2006,2007; hồ sơ vụ án, thông qua đó lựa chọn ra
những nội dung, vấn đề còn tồn đọng có liên quan.
- Sổ thụ lý các vụ án hình sự sơ thẩm, sổ kết quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình
sự. Từ đó thu thập số liệu đưa vào bài viết.
- Đối chiếu với những văn bản pháp luật đã học có liên quan.
- Tìm hiểu số liệu tội phạm tại Viện Kiểm Sát Nhân dân
- Học hỏi kinh nghiệm thực tiễn của các cán bộ viện kiểm sát nơi thực tập.
Từ những thông tin thu thập được cho ta thấy thực trạng nguyên nhân giải
pháp và các biện pháp khắc phục, xử lý chúng ở Viện Kiểm Sát Nhân dân huyện
Hương Khê.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
- Phương pháp quan sát: đây là phương pháp mang tính thực tế cao đó là sự thu
thập các thông tin khác nhau của xã hội về các đối tượng nghiên cứu bằng sự tri
giác trực tiếp, thông qua việc hỏi, ghi nhận các ý kiến của các ông, bà viện
trưởng trực tiếp tham gia hoạt động tố tụng và thực tiễn tham gia xét xử các vụ
án tại địa phương nơi tôi thực tập
3
- Phương pháp thống kê: là việc thu thập các tài liệu cần thiết liên quan đến đề
tài, từ đó phân loại tài liệu, sắp xếp theo trình tự thời gian, đặc điểm tội phạm,
thủ đoạn và phương pháp thực hiện tội phạm, công cụ và phương tiện phạm tội
trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân mục đích của loại tội phạm này.
- Phương pháp phân tích tài liệu: là phương pháp xem xét các chứng cứ có trong
các hồ sơ vụ án, xảy ra trên địa bàn huyện Hương Khê, từ đó phân tích, đánh giá
rút ra những kết luận nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Ngoài ra, tôi còn sử dụng một số phương pháp, như: phương pháp điều tra
xã hội học, phương pháp so sánh phục vụ cho đề tài của mình.
Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn

Tôi xin chân thành cảm ơn !

4
Phần II - Nội dung
Chương I : Tình hình phạm tội trộm cắp tài sản
trên địa bàn huyện hương khê.
1. Giới thiệu đôi nét về huyện Hương Khê.
Huyện Hương Khê - nằm ở vị trí Tây Nam của tỉnh Hà Tĩnh, phía
Bắc giáp huyện Vũ Quang, phía Nam giáp huyện Tỉnh Quảng Bình, phía
Tây giáp nước bạn Lào, phía Đông giáp huyện Can lộc và huyện Kỳ
Anh.
Là đơn vị hành chính - kinh tế cấp huyện, có diện tích tự nhiên khá
rộng chú yếu là đồi núi trùng điệp có diện tích 1299,1km2 huyện Hương
Khê có 20 xã, 1 thị trấn. Dân số 106300 người.Số lượng người trong độ
tuổi lao động 76.000 người chiếm 60,04%. Lao động của huyện chủ yếu
là lao động nông nghiệp (chiếm 90%) có tiềm năng rất lớn cho nhu cầu
phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp các nghành công nghiệp đòi hỏi kỹ
thuật thấp như khai thác chế biến gỗ, khai thác khoáng sản, vật liệu xây
dựng...
Từ năm 2002 đến nay, huyện Hương Khê đã thực hiện nhiều chính
sách phát triển kinh tế với mục tiêu chú trọng phát triển công nghiêp và
giẩi quyết việc làm, hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh. Trong tiến trình
phát triển kinh tế đó, huyện đã từng bước thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài
ngoài và các thành phần kinh tế, góp phần phân công lao động trên địa
bàn, tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện mức sống của
người dân làm cho đời sống nhân dân ngày càng thay đổi và khởi sắc.
Không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp mà công nghiệp cũng từng bước
phát triển, nhiều nhà máy xí nghiệp được xây dựng: như nhà máy sản
xuất chế biến gỗ, công ty cao su Hà Tĩnh, công ty đá La Khê,…đã tạo ra
nhiều việc làm cho hàng ngàn lao động cho con em địa phương. Song
5
bên cạnh sự phát triển đó, vẫn còn tồn tại những mặt trái của nó đó là

những tệ nạn xã hội như tệ nạn cờ bạc, ma tuý, trộm cắp tài sản, cướp
giật tài sản…Những năm gần đây, các tệ nạn này càng gia tăng làm cho
tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn địa phương mất ổn định.
2. Tình hình tội phạm hình xảy ra trên địa bàn huyện Hương Khê.
Trong những năm gần đây tình hình tội phạm trên địa bàn huyện
Kim Thành xảy ra hết sức phức tạp, số lượng các vụ án có tính chất rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiệm trọng có xu hướng gia tăng so với các loại
tội ít nghiệm trọng và nghiêm trọng.
Trong thời gian từ năm 2005-2007 trên địa bàn huyện đã xảy ra rất
nhiều vụ án hình sự nghiêm trọng. Trong đó co nhiều vụ giết người cướp
của, đánh nhau agaay thương tích và gây hậu quả nghiêm trọng. 30vụ về
tội trộm cắp tài sản…nhiều vụ có tổ chức, quy mô lớn, liên quan đến
nhiều đối tượng trên địa bàn tỉnh, số lượng tài sản bị xâm hại, hoăc bị
chiếm đoạt tới hàng chục tỷ đồng.
Theo số liệu đã được thống kê tại báo cáo tổng kết cuối năm thì tình
hình tội phạm hình sự xảy ra trên địa bàn huyên như sau.
Năm
Tội phạm hình sự
Số vụ Bị cáo
2005 45 65
2006 56 73
2007 68 80
(Số liệu từ hồ sơ lưu của Viên Kiểm Sát Nhân dân huyện Hương Khê)
3. Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn huyện
Hương Khê.
a.Thực trạng
6
Trong những năm gần đây tình hình tội phạm trộm cắp tài sản ở
huyện Hương Khê xảy ra rất phức tạp cả về số lượng đến cách thức thực
hiện phạm tội.

Theo thống kê của Viện Kiểm nhân dân huyện Hương Khê:
Năm
Tội trộm cắp tài sản
Số vụ Bị cáo
2005 20 30
2006 26 34
2007 38 46
Từ các số liệu thống kê trên ta thấy:
Năm 2005 Viện Kiểm Sát Nhân dân đã truy tố và được toà đưa ra
xét xử 45vụ với 65 bị cáo, trong đó các vụ án trộm cắp tài sản có 20 vụ
chiếm 55%, số lượng bị cáo là 30 bị cáo, chiếm hơn 50%
Như vậy năm 2005 so với các loại tội phạm khác thì các vụ án về
tội trộm cắp tài sản chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng số vụ án hình sự xảy ra
trên địa bàn huyện, trong khi đó các loại tội phạm khác như tội: " Cưỡng
đoạt tài sản" có 4 vụ chiếm gần 10% ; "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 5vụ
chiếm 10%; "Gá bạc, 3 vụ chiếm 6%"; "Tổ chức đánh bạc" có 2 vụ chiếm
5%, "Tội cướp tài sản có 1 vụ.
Năm 2006: Số vụ án hình sự được Viện Kiểm Sát Nhân dân huyện
Hương Khê truy tố là 56 vụ với 73 bị cáo, trong đó: tội " trộm cắp tài
sản" có 26 vụ chiếm 51%, số bị cáo chiếm 47%. Các loại tội phạm khác:
còn lại là các tội phạm hình sự khác.
Năm 2007: số vụ án bị truy tố là 68 vụ, với 80 bị cáo trong đó tội
" Trộm cắp tài sản" có 38 vụ chiếm gần 50% với 40 bị cáo chiếm còn lại
các loại tội phạm khác chỉ chiếm hơn 50%.
Như vậy, số liệu trên ta thấy tình hình tội phạm trên địa bàn huyện
có xu hướng tăng trong các năm 2005, 2006, 2007. Năm 2005 tội trộm
7
cắp tài sản chỉ có 20 vụ nhưng đến năm 2006 chiếm 26 vụ tăng 6 vụ. Đặc
biệt năm 2007 chiếm 38 vụ, tăng 18 vụ so với năm 2005.
Qua quá trình tìm hiểu, thu thập số liệu và ghi nhận các ý kiến

đóng góp của các thẩm phán trực tiếp tham gia trong công tác truy tố cho
biết.
Tình hình tội trộm cắp tài sản đang phát triển theo chiều hướng gia
tăng. Do tính phức tạp địa bàn huyện Hương Khê là huyện có tuyến quốc
lộ 15A, đương mòn Hồ Chí Minh đi qua và tuyến đường sắt Hà Nội – Sài
Gòn đi qua dài trên 30 km và nằm trên đó là các nhà ga Thanh Luyện,
Chua Lễ , Hương Phố, Phúc Trạch, La Khê. Đây là một trong những địa
bàn hoạt động thuận lợi cho loại tội phạm này. Chúng hoạt động có tổ
chức, hoạt động theo băng nhóm, có sự liên kết chặt chẽ với các đối
tượng ở nhiều huyện, nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, móc nối từ giai
đoạn chuẩn bị đến giai đoạn tiêu thụ, thông tin với nhau bằng phương
tiện liên lạc hiện đại, thường xuyên di chuyển địa bàn và phương thức
hoạt động nhằm gây khó khăn cho công tác điều tra và đấu tranh phòng
chống tội phạm trên địa bàn huyện.
- Về địa bàn hoạt động của tội trộm cắp tài sản:
Qua các vụ án về tội trôm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn huyện
Hương Khê thì phần lớn tập trung ở những nơi như:
+ Dọc theo theo quốc lộ 15A từ xã Hà Linh đến xã Phúc Trạch, dọc theo
đương mòn HCM từ xẫ Phương Mỹ đến xã Phúc Trạch và trung tâm chợ
Sơn: Mà trọng tâm là ở các quán và nhà hàng bên đường, chúng thường
đóng giả là khách ăn của quán rồi lợi dụng sơ hở của khách hàng để thực
hiện hành vi trộm cắp tài sản.
+ Các nhà ga bến tàu: Bọn tội phạm thường lợi dụng lúc đông người trà
trộn với hàng khách rồi móc túi của họ.
8
+ Khu vực thị trấn Hương Khê: Đây là một trong những khu vực tập
trung nhiều trường học, chợ, công sở, vì vậy đây là khu vực thường
xuyên xảy ra mất trộm tài sản, chủ yếu là xe đạp, xe máy.
+ Khu vực nông thôn: Tội phạm thường lợi dụng lúc đêm tối để tiến hành
thực hiện hành vi trộm cắp, đối tượng mà chúng thực hiện chủ yếu là gia

súc, gia cầm, xe đạp, xe máy,
- Thời điểm thực hiện tội phạm:
Đa số các vụ án "Trộm cắp tài sản" trên địa bàn huyện Hương khê
thường xảy ra vào ban đêm, một số ít xảy ra vào ban ngày.
Qua công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm cho thấy các loại tội
phạm trộm cắp vào ban đêm thì đối tượng phạm tội chủ yếu là người địa
phương, do chúng thông thạo đường đi lối lại, am hiểu lối sống sinh hoạt
của người dân, nên đêm tối là thời điểm thích hợp để chúng thực hiện
hành vi nhằm che dấu bộ mặt thật của mình tránh sự phát giác của quần
chúng.
Đối với tội trộm cắp tài xảy ra vào ban ngày, ngoài đối tượng là
người địa phương còn có một số đối tượng ở nơi khác đến, như ở Quảng
Bình, Nghệ An…. Chúng thường hoạt động theo từng nhóm, từ hai đối
tượng trở lên ít mang tính đơn lẻ, thường có sự liên kết với nhau.
b. Đặc điểm của tội: “Trộm cắp tài sản":
- Về giới tính:
Theo bảng tổng hợp báo cáo của Viện Kiểm Sát nhân dân huyện
Hương Khê và qua tìm hiểu ông viện trưởng trong việc truy tố.
Năm 2005: Tội trộm cắp tài sản, người phạm tội là nữ giới chiếm 2 vụ
trong tổng số 20 vụ, năm 2007 có 4 vụ trong tổng số 48 vụ.Chủ yếu đối
tượng phạm tội trộm cắp tài sản là nam giới chiếm tỉ lệ khoảng 94% còn
nữ giới chiếm tỉ lệ rất nhỏ chiếm koảng 4- 6%. Đối với tội phạm là nữ
giới, do yếu tố về kinh tế mà nẩy sinh ý định trộm cắp tài sản, đối tượng
9
này thường lợi dụng sự thân quen, nhân lúc sơ hở, thiếu cảnh giác của
chủ tài sản để thực hiện hành trộm căp tài sản, đối với những trường hợp
này thường ít nghiêm trọng, chủ yếu các hành vi mang tính đơn lẻ. Đối
với nam giới: Tội phạm bao giờ cũng mang tính chất mức độ nguy hiểm
cao hơn, liều lĩnh, táo tợn hơn. Các đối tượng này thường không có công
ăn việc làm lại lười lao động, dẫn tới hành vi phạm tội. Ngoài ra, một số

đối tương do ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, nghiện ma
tuý cũng là nguyên nhân làm phát sinh tội trộm cắp tài sản.
- Về độ tuổi:
Dựa theo bảng tổng hợp báo cáo kết quả xét xử của Toà án nhân
dân huyện Hương Khê thì độ tuổi phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
huyện như sau.
Qua nghiên cứu hồ sơ và số liệu tại Viện Kiểm Sát Nhân dân
huyện Hương Khê ta thấy số người ở độ tuổi dưới 18 phạm tội trộm cắp
tài sản là không nhiều, chiếm trung bình khoảng 5- 8% trong tổng số tội
trộm cắp tài sản. Đối với những vụ án ở độ tuổi nay thường mang tính ít
nghiêm trọng hơn, tài sản chiếm được có gia trị không lớn nguyên nhân
là do thiếu tiền tiêu sài như chát, đánh bi- a, trò chơi điện tử dẫn đến trộm
cắp tài sản của gia đình, của bạn bè, làng xóm.
Độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi, chiếm tỉ lệ lớn, như: Năm 2005 có 17/30
bị cáo chiếm 57,5%, năm 2006 có 25/34 bị cáo, chiếm 73,5%, năm 2007
có 31/40 bị cáo chiếm 80,4%. Trong độ tuổi này họ thường là những
người không có công ăn việc làm và lười lao động, bản tính ham chơi,
một số ít do khó khăn về kinh tế dẫn đến phạm tội.
+ Nhân thân của người phạm tội:
10

×