Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Nâng cao kết quả học tập môn GDCD 10 qua phương pháp tình huống trong phần Đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.42 KB, 30 trang )

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Môn GDCD giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục cho học sinh ý
thức và hành vi của người công dân, nhân cách con người toàn diện. Tuy nhiên, trên thực
tế thì vai trò môn học này chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn như nó vốn có. Môn
GDCD thường bị coi nhẹ, “ học đối phó để lấy điểm mà thôi”. Riêng học sinh ở trường
THPT Nguyễn Trung Trực mà tôi đang giảng dạy cũng có tư tưởng như thế.
Trước thực trạng quá tải của nội dung chương trình, khả năng liên hệ thực tế của
học sinh còn nhiều hạn chế, mỗi ngày nội dung kiến thức mà các em tiếp thu là rất lớn
nhưng làm thế nào để các em hiểu và nhớ những nội dung kiến thức mà thầy cô đã
dạy. Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đã được xác định là một trong năm
nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
đó là một câu hỏi lớn đặt ra cho các em, cho thầy cô giáo và cả phụ huynh.
Thời gian qua, dư luận xã hội đang lên án mạnh mẽ những hành vi bạo lực trong
học sinh. Mọi người chưa hết bàng hoàng khi chứng kiến cảnh những nữ học sinh
đánh nhau, trong khi có rất nhiều học sinh khác chỉ đứng nhìn mà không hề can ngăn,
thì lại xảy ra chuyện hai học sinh ngoan hiền của một tỉnh phía Nam chỉ vì một mâu
thuẫn rất nhỏ, một người đã dùng dao đâm chết bạn, Câu chuyện về giáo dục đạo
đức, lối sống cho học sinh là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay.
Học sinh khi tham gia học tập là phải học thực sự, không thể bằng lòng với
những gì đang có mà cần phải rèn luyện, trao dồi, biến những kiến thức học được áp
dụng vào đời sống hằng ngày của chính các em. Người giáo viên phải hướng dẫn các
em tham gia học tập nghiêm túc thông qua việc phải đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng tích cực. Sử dụng phương tiện dạy học phù hợp nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động tư duy sáng tạo của học sinh.
Bên cạnh đó còn cho thấy học sinh hiện nay thiếu nhiều kĩ năng sống, thiếu kĩ
năng liên hệ thực tế, dẫn đến sự căng thẳng, chán nản nơi người học, học đối phó,
thậm chí dẫn đến việc bỏ học,…hoặc những em nào đã có điểm kiểm tra rồi sẽ nảy
sinh ý tưởng chủ quan không học bài, quên dần kiến thức môn học. Vì vậy, vấn đề đặt
ra là giáo viên phải làm như thế nào để học sinh yêu thích môn học này, nắm được
kiến thức bài học một cách nhẹ nhàng và đầy hứng thú. Trong quá trình giảng dạy và


học hỏi kinh nghiệm của những giáo viên đi trước tôi đã sử dụng phương pháp tình
huống để truyền tải kiến thức bài học cho học sinh của mình, kích thích học sinh say
mê môn học mà mình trực tiếp giảng dạy.
Trong đề tài này, tôi đã trình bày phương pháp tình huống ở một số bài học
cụ thể trong chương trình GDCD lớp 10 ở phần Công dân với đạo đức để thấy được
tính hiệu quả của phương pháp này trong quá trình giảng dạy của mình. Cụ thể là học
sinh ở lớp 10C1 trường THPT Nguyễn Trung Trực. Học sinh mạnh dạn phát biểu xây
dựng bài, lớp học thêm phần sinh động, học sinh nắm được nội dung bài học một cách
nhẹ nhàng và thoải mái, học sinh ham muốn học tập hơn nên kết quả mang lại khá cao.
Phương pháp tình huống là một phương pháp dạy học tích cực với có nhiều
ưu điểm nổi trội, nó giúp việc dạy học mang lại hiệu quả cao, làm tăng tính thực tiễn
của môn học, giúp học sinh dần hình thành năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn,
làm tăng hứng thú học tập của học sinh,…. Tình huống là những câu chuyện ẩn chứa
trong mình những thông điệp. Chúng không phải là những câu chuyện chỉ để giải trí
đơn thuần. Tình huống không những là những câu chuyện để giáo dục” mà còn là
những câu chuyện mang tính thực tế mà chính bản thân các em học sinh đã bắt gặp nó
trong đời sống thường ngày . Giáo dục công dân là một môn khoa học có ý nghĩa cao
Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 1
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
trong việc giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng liên hệ thực tế cho học sinh nên việc áp dụng
phương pháp này là phù hợp và mang lại hiệu quả cao.
Nghiên cứu này của tôi được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp
10C2 và 10C1 Trường THPT Nguyễn Trung Trực. Lớp 10C2 là lớp đối chứng, lớp
10C1 là lớp thực nghiệm. Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp
đối chứng. Kết quả kiểm chứng T- Test cho thấy P: 0,0002 < 0,05 có nghĩa là có sự
khác biệt lớn giữa diểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó
chứng minh rằng việc sử dụng phương pháp tình huống đã mang lại kết quả cao trong
học tập ở chương trình GDCD lớp 10 ở phần Đạo đức.
2. GIỚI THIỆU
Bộ môn Đạo đức học bao gồm những kiến thức khá rộng, đòi hỏi giáo viên

giảng dạy phải có kiến thức chuyên môn, kiến thức thực tế và phương pháp dạy phù
hợp. Trong chương trình GDCD lớp 10 bao gồm khối lượng kiến thức khá lớn được
trình bày trong khoảng 40 trang sách giáo khoa. Nội dung các bài học sẽ giúp cho học
sinh vận dụng những kiến thức vào những vấn đề xảy ra trong cuộc sống xung quanh
mình. Giáo viên với tư cách là người truyền thụ tri thức phải làm sao để môn học này
ngày càng gần gũi, thực sự đi vào cuộc sống.
Tình huống là một phương pháp nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý
tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề.
Tình huống có thể được viết trên giấy, trên bảng trong hay trên máy tính. Phương
pháp tình huống có vai trò rất quan trọng trong dạy học và đặc biệt đổi mới cách tổ
chức dạy học của giáo viên đồng thời góp phần bồi dưỡng thêm cho học sinh những
kĩ năng sống phù hợp với các mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học: Dạy học theo
hướng hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Tình huống là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận
dụng khả năng giải quyết vấn đề của học sinh. Phương pháp này khai thác cả khả
năng phân tích và giải quyết tình huống cụ thể trong thực tế của học sinh.
Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách suy luận và giải quyết vấn đề. Bằng cách
dùng những tình huống trong thực tế. Với cách thức đó, các vấn đề đặt ra được ghi nhớ
và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn, nhớ lâu hơn.
Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng phương pháp tình huống sẽ gây cho học sinh cảm
giác căng thẳng, mệt mỏi. Muốn cho tiết học thêm phần phong phú, sinh động lôi cuốn
học sinh người giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau. Vì
vậy, giáo viên phải làm như thế nào khi kết thúc tiết dạy học sinh lĩnh hội được tri thức
mới với niềm vui của sự khám phá và trưởng thành thêm một bước về năng lực tư duy
logic, sáng tạo.
Trong đề tài này tôi sử dụng cách trình bày để hiểu rõ hơn về cơ sở và bản chất của đề
tài. Mục đích lớn nhất của tôi là mong muốn cho học sinh của mình chú tâm, yêu thích
môn học mà mình đang trực tiếp giảng dạy.
Đề tài mà tôi tìm hiểu chỉ với mục đích duy nhất là một người giáo viên luôn
mong muốn việc dạy học của mình đạt được kết quả tốt, không đọc chép, biến giờ học

trở nên thú vị và thật sự gần gũi với học sinh hơn.
Hiện nay, trong giảng dạy để truyền tải kiến thức cho học sinh người giáo viên
có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong một tiết dạy: Thảo luận nhóm,
đóng vai, dự án, trò chơi, phương pháp sơ đồ tư duy,….Tuy nhiên, tôi nhận thấy
phương pháp tình huống gần gũi với học sinh, tạo cho học sinh khả năng diễn đạt ý
Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 2
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
tưởng của mình trước tập thể vì nó là những câu chuyện mà các em đã gặp trong cuộc
sống đời thường của bản thân mình.
a. Hiện trạng
- Nội dung môn GDCD 10 mới, khô, khó, dài… nên GV khó dạy, HS khó học.
- Kĩ năng sống, giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống của học sinh còn rất hạn
chế. Có rất nhiều học sinh thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường.
- Trong SGK môn GDCD lớp 10 rất hạn chế ở phần hình ảnh minh họa các vấn
đề…kém sinh động, không bắt mắt, không kích thích được người đọc trong đó có
học sinh. Ngoài ra, môn GDCD rất thiếu đồ dùng dạy học phần lớn là do giáo viên
tự làm để hỗ trợ trong công tác giảng dạy. Tài liệu tham khảo đặc thù phục vụ cho
môn GDCD 10 không phong phú, chưa phổ biến…
- Quan niệm của xã hội, gia đình, và đặc biệt là HS đối với bộ môn này còn khá
lệch lạc: Không đầu tư, không chú ý thậm chí là xem thường hoặc học cho xong…-
- Ở mỗi lớp học trình độ của học sinh không đồng đều, học sinh cá biệt ngày càng
nhiều ở trường, lớp làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giảng dạy của giáo viên.
- Hạn chế sự quá tải về nội dung kiến thức, khắc phục tình trạng đọc chép, hay
chiếu chép nội dung bài học.
- Học sinh đã tiếp cận với phương pháp dạy học này từ những năm học cấp dưới ở
hầu hết các môn học nên khá quen thuộc với giờ học mà HS là chủ thể hoạt động.
b. Nguyên nhân
Học sinh cá biệt xuất hiện ngày càng nhiều trong nhà trường cũng như trong
mỗi lớp học. Kĩ năng liên hệ thực tế, giải quyết tình huống cụ thể trong cuộc sống
của học sinh còn rất nhiều hạn chế.

Qua việc giảng dạy trên lớp, qua phần kiểm tra trước tác động, tôi nhận thấy
rằng học sinh rất lười học môn GDCD, kĩ năng vận dụng những kiến thức của bài học
vào thực tiễn chưa cao, chưa khắc sâu được kiến thức.
Học sinh rất ngại suy nghĩ vì cho đây là môn học phụ, không quan trọng đến
việc các em hiểu hay không hiểu bài nên không đầu tư vào môn học, thậm chí SGK
mà cũng không đọc để tìm hiểu vấn đề như thế nào. Kiến thức về đạo đức rộng nên
việc giảng dạy của giáo viên và việc tiếp thu kiến thức của học sinh gặp nhiều khó
khăn, học sinh khó hiểu và nhớ được nội dung bài học một cách trọn vẹn.
c. Giải pháp thay thế
Qua phương pháp này giúp học sinh nắm bắt nội dung một cách cô đọng và giải quyết
những tình huống của đời sống, nó trợ giúp đắc lực cho việc chuyển tải những kĩ năng
cần thiết, trong thời gian có hạn, đồng thời giúp học sinh giải quyết những tình huống
trong thực tế, học sinh tự tin và tích cực tham gia xây dựng bài học, không khí lớp học
thêm sinh động, sôi nổi. Học sinh không chỉ phân tích đơn thuần mà phải suy luận để
năm rõ vấn đề, nắm những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống đặc biệt là khi tham gia
vào các mối quan hệ trong xã hội.
* Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng phương pháp tình huống vào nội dung bài học
GDCD ở phần Đạo đức có nâng cao được kết quả học tập của lớp 10C1 không?
* Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng phương pháp tình huống vào nội dung bài học
GDCD ở phần Đạo đức sẽ nâng cao kết quả học tập cho học sinh lớp 10C1 Trường
THPT Nguyễn Trung Trực.
3. PHƯƠNG PHÁP
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 3
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Giáo viên có được bảy năm giảng dạy, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong
công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
- Học sinh: Hai lớp chọn ( 10C1 và 10C2) có sỉ số tương đương nhau, trình độ như
nhau, các em đều tích cực trong học tập.
3.2 Thiết kế nghiên cứu:

Tôi dùng kết quả kiểm tra lần 1( HKII) để làm bài kiểm tra trước tác động.
Đối chứng (10C2) Thực nghiệm (10C1)
Giá trị trung
bình
5,39 5,68
P 0,43

Kết quả cho thấy điểm trung bình của hai nhóm tương đương nhau.
Tôi dùng bài kiểm tra lần 2 ở HKII theo phân phối chương trình để xác định sự
tương đương giữa các nhóm.
Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 4
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Nhóm
KT trước

Tác động
Kiểm tra
sau TĐ
Thực nghiệm O1
Dạy học có sử dụng phương pháp
tình huống
O3
Đối chứng O2
Dạy học bình thường( Không sử
dụng phương pháp tình huống)
O4

Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
3.3 Quy trình nghiên cứu:
* Chuẩn bị bài của giáo viên:

- Đối với lớp đối chứng (10C2): Thiết kế giáo án và giảng dạy như bình thường
(không sử dụng phương pháp tình huống).
- Đối với lớp thực nghiệm (10C1): Trong quá trình giảng dạy tôi sử dụng nhiều
lần phương pháp tình huống để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Qua đó giúp học
sinh có thể giải quyết tình huống, liên hệ thực tế rất sinh động, khắc sâu kiến thức một
cách nhanh chóng và dễ dàng, giờ dạy thêm phong phú và sinh động.
Đây là phương pháp mới. Phương pháp này gắn bó với giáo viên và học sinh
trong quá trình tiếp nhận và ứng dụng dạy và học theo hướng phát triển năng lực của
học sinh, đổi mới phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, sáng
tạo của học sinh, quán triệt nguyên lý “ học đi đôi với hành”, “ lý luận gắn liền với
thực tiễn”. Qua đó hình thành nhận thức đúng đắn về thế giới quan và củng cố niềm tin
cho học sinh. Nhưng không phải tiết dạy nào cũng sử dụng phương pháp tình huống,
nếu sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ dẫn đến mất thời gian và không đạt hiệu
quả như mong muốn.
Phương pháp tình huống không phải là phương pháp vạn năng nên nó chỉ có thể
đạt hiệu quả khi giáo viên biết kết hợp phương pháp truyền thống một cách hài hòa với
những phương pháp dạy học tích cực.
Tuy nhiên, phương pháp này còn phụ thuộc vào năng lực, thái độ của học sinh,
có thể nảy sinh nhiều tình huống ngẫu nhiên và có thể mất nhiều thời gian.
Vì thế, khi giảng dạy phương pháp này tôi nhận thấy đã kích thích được tư duy suy
luận và giải quyết tình huống trong thực tế cuộc sống của học sinh, giáo viên nắm
được khả năng của học sinh về những kiến thức xã hội. Đặc biệt là học sinh khối 10,
các em được học về Triết học, Đạo đức học.
* Cách thức tiến hành:
Trong đề tài này tôi sẽ thực hiện ở trong chương trình HKII môn GDCD lớp 10
cụ thể là lớp 10C1, trường THPT Nguyễn Trung Trực để chứng minh cho tính hiệu
quả của phương pháp này trong một số bài ở chương trình lớp 10 tôi đã sử dụng
phương pháp này để giảng dạy.
Ở đề tài này tôi sẽ thực hiện một số nội dung của 2 bài (bài 10 và bài 11),
chương trình HKII.

Học sinh sẽ được giáo viên cung cấp tình huống và qua tình huống đó sẽ thể
hiện nội dung một cách rõ ràng và có hệ thống phục vụ cho nội dung của bài học. Tình
huống được thực hiện trên bảng phụ. Thông qua tình huống học sinh sẽ trình bày
những kiến thức mà mình nắm được điều đó thể hiện tư duy phân tích của học sinh. Vì
thế giáo viên sẽ nắm được khả năng tiếp thu kiến thức và khả năng xử lí tình huống
của học sinh. Nó cũng chính là bước đệm sau này khi các em bước ra khỏi trường phổ
Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 5
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
thông tham gia vào những môi trường lớn hơn hoặc tổ chức lớn hơn. Để nắm rõ vấn đề
hãy xem ở phần phụ lục.
3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu
Cho học sinh hai lớp làm kiểm tra lần 2 ở HKII theo phân phối chương trình để
kiểm tra việc nắm kiến thức của các em. Nội dung kiểm tra là bài 10,11,12. Dạng câu
hỏi kiểm tra là tự luận.
Sau khi dạy xong tôi đã tiến hành kiểm tra và chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
Đối chứng Thực nghiệm
ĐTB 6,39 7,39
Độ lệch chuẩn 1,07 1,22
Giá trị P của T-test 0,0002
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0,93
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,0002 < 0,05 ,
cho thấy: Sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý
nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối
chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,93 . Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng
của hình thức dạy học này đến nhóm thực nghiệm là tương đối lớn.
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
* Kết luận:
Việc áp dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn GDCD lớp 10 thay cho

cách dạy khi sử dụng những phương pháp khác đã nâng cao hiệu quả học tập của học
sinh lớp 10C1 Trường THPT Nguyễn Trung Trực. Học sinh đã theo dõi tình huống và
tự suy nghĩ vấn đề cần trả lời, tự tin, nắm được nội dung bài học một cách nhanh
Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 6
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
chóng. Các em tiếp thu bài một cách đầy hứng thú và đặc biệt là không khí lớp học có
phần sinh động hơn, các em hăng hái đóng góp ý kiến xây dựng bài một cách tích cực.
Tuy nhiên, trong chương trình GDCD lớp 10 không phải bài nào giáo viên cũng sử
dụng phương pháp tình huống vào quá trình giảng dạy.

Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 7
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
* Khuyến nghị:
Kết quả học tập của học sinh được nâng cao là nhờ có sự nỗ lực của cả thầy lẫn
trò, có sự kết hợp đồng bộ giữa phương pháp dạy và học thật tốt về bộ môn, nhất là khi
giáo viên áp dụng phương pháp này trong khi dạy học. Vì thế, mỗi giáo viên cần mạnh
dạn có những phương pháp mới thật sáng tạo, không nên quá bám sát sách giáo khoa
và mỗi học sinh phải thật sự cố gắng, luôn có phương pháp học tập phù hợp với khả
năng bản thân và luôn có tinh thần học hỏi thật nghiêm túc.
Việc phát hiện ở học sinh có những câu trả lời hay và thật sáng tạo, thật độc đáo
giúp mỗi giáo viên bộ môn có thêm nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy góp phần nâng
cao nghiệp vụ sư phạm cho bản thân. Áp dụng phương pháp tình huống giúp giáo viên
có thể vận dụng kiểm tra, đánh giá theo năng lực của học sinh một cách kịp thời.
Đề tài “ Nâng cao kết quả học tập môn GDCD 10 qua phương pháp tình
huống trong phần Đạo đức ở trường THPT Nguyễn Trung Trực” mà tôi trình bày
dựa trên cơ sở kinh nghiệm của bản thân qua những năm giảng dạy. Rất mong nhận
được sự đóng góp của quý thầy cô trong tổ nhóm bộ môn, của quý thầy cô đồng
nghiệp ở các bộ môn khác, của Ban giám hiệu nhà trường để đề tài này được hoàn
chỉnh hơn, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn trong giảng dạy, nâng cao hơn nữa
chất lượng học tập của học sinh ở trường.

Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 8
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
1. Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
2. Sách thiết kế bài giảng môn GDCD lớp 10
3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên GDCD lỚP 10
4. Sách kể chuyện Bác Hồ - tập 3
5. Hồ Chí Minh về giáo dục
6. Sách giáo khoa GDCD lớp 10
7. Sách giáo viên GDCD lớp 10
8. Trang web:
9. Báo, mạng xã hội

Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Cách thức tiến hành giảng dạy:
Môn GDCD không chỉ đơn thuần là môn Triết học và Đạo đức học mà nó có mối quan
hệ mật thiết với các môn khoa học khác, nội dung của nó còn gắn chặt với cuộc sống
xã hội hiện thực. Bởi vậy nó cần được chứng minh bằng các luận điểm khoa học và
các sự kiện của đời sống hiện thực, thông qua tình huống sẽ thể hiện nội dung các tình
huống thực tế, bài học thêm phần sinh động và gần gũi với học sinh.
Cùng với việc đưa ra tình huống có vấn đề, giáo viên đưa ra một hệ thống các câu hỏi
và cách giải quyết vấn đề làm sao buộc học sinh phải phát huy vốn tri thức đã có, vận
dụng phương pháp tư duy lôgic để giải quyết vấn đề. Như vậy câu hỏi và cách giải
quyết vấn đề mà giáo viên đưa ra phải làm sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của
HS. Câu hỏi phải làm sao giải quyết được thực chất của vấn đề đã nêu ra. Giáo viên
nên chọn những câu chuyện ngắn gọn để khỏi ảnh hưởng đến thời gian của tiết học và
tình huống phải sâu sắc, sinh động và gần gũi với học sinh.
Qua bài 10: “ Quan niệm về đạo đức”. Khi giảng khái niệm: “Đạo đức” là gì? Giáo
viên sẽ gợi ý các tình huống sau (tình huống này có thể chuẩn bị sẵn trên bảng phụ) và

yêu cầu học sinh phải suy nghĩ trả lời:
Tình huống:
a. Trên đường đi xe buýt từ trường về nhà, em đã đứng lên nhường chỗ cho một cụ
già.
b. Đang đi bộ trên đường nhìn thấy hai em nhỏ muốn qua đường, em đã dắt tay các
em qua đường cho an toàn.
c. Nhà bạn Tùng rất nghèo, em chỉ có duy nhất hai bộ đồ mặc đi học, Lâm thất thế
chê bạn bẩn và quê mùa làm cho Tùng rất tủi thân.
Thông qua các tình huống cụ thể đó Giáo viên có thể đặt các câu hỏi sau:
- Những việc làm trên đúng hay sai? Vì sao?
- Trong ba hành vi đó, hành vi nào phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, xã hội.
Hành vi nào cần phê phán? Vì sao?
- Theo em, thế nào là đạo đức?
Sau khi học sinh xem tình huống và câu hỏi các em sẽ phải suy nghĩ câu trả lời:
- Những việc làm đúng: a và b. Vì các bạn đó biết giúp đỡ người khác trong lúc khó
khăn và những hành vi đó sẽ được người khác khen ngợi là người tốt (phù hợp với
các chuẩn mực đạo đức, xã hội).
- Những việc làm không đúng: Tình huống c. Vì Bạn Lâm thấy bạn của mình gặp khó
khăn mà không chịu giúp đỡ mà trái lại bạn đó còn chê cười. Đây là một thái độ
không tốt cần phải phê bình.
- Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực mà nhờ đó con người tự giác điều
chỉnh các hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội.
Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người, nhưng đó là những
quy tắc chuẩn mực của xã hội chứ không phải của một cá nhân riêng biệt nào.
Qua câu trả lời của học sinh Giáo viên sẽ hướng các em đến những hành động đúng và
có cách cư xử sao cho phù hợp nhất. Vì trong giờ học, các câu trả lời của học sinh có
thể không trả lời được nội dung mà bài học đòi hỏi. Do vậy giáo viên phải chuẩn bị
câu hỏi phụ hoặc chủ động giảng giải cho HS hiểu được vấn đề. Qua đó giáo viên sẽ
giúp cho học sinh giải quyết những kĩ năng cơ bản nhất trong một tình huống cụ thể
mà chính bản thân các em sẽ gặp nó trong cuộc sống hằng ngày.

Để khác sâu kiến thức giáo viên có thể sử dụng thêm tình huống sau đây:
Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 10
PHỤ LỤC 1
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Tình huống: Thời gian gần đây, thời tiết rất nóng Lan cùng mấy bạn trong lớp sau khi
học xong rủ nhau đi uống nước mía gần trường. Đang uống nước thì thấy một người đi
xe lăn bán vé số cố vượt lên con dốc, mồ hôi vã ra như tắm mà chiếc xe vẫn không sao
lên được. Lan cùng mấy bạn hò reo, cổ vũ.
Câu hỏi:
a. Em có đồng tình với việc làm của Lan và mấy bạn trong lớp không? Nếu chứng
kiến cảnh đó em sẽ phải làm gì?
b. Tại sao em lại làm như thế?
Đạo đức có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi con người.
Nếu cá nhân thực hiện đúng và tuân theo các chuẩn mực của xã hội sẽ được coi là
người có đạo đức và ngược lại cá nhân không tự giác tuân theo, làm sai thì sẽ bị coi là
người thiếu đạo đức.
Hành vi chính là những phản ứng, cách cư xử được biểu hiện ra bên ngoài của con
người trong một hoàn cảnh nhất định. Sau khi học sinh trả lời Giáo viên sẽ hướng các
em đến một cách cư xử phù hợp nhất. Mặc dù vậy, câu hỏi và cách giải quyết vấn đề
đẫ được Giáo viên chuẩn bị trước, nhưng tùy theo tình hình học tập của học sinh trong
buổi học, trong tiết học mà Giáo viên có thể thay đổi câu hỏi và cách giải quyết vấn đề
cho phù hợp.
Thông qua tình huống giáo viên đã góp phần giáo dục cho học sinh về ý thức trách
nhiệm, tính tự giác thực hiện các hành vi phù hợp nhất. Giúp các em thêm phần tự tin
trong cuộc sống hiện nay.
Do đó, giáo viên ngoài việc sử dụng phương pháp đàm thoại, thuyết trình còn
có thể sử dụng tình huống để minh họa cho học sinh hiểu hơn vấn đề hơn.
Để đảm bảo được yêu cầu mà tình huống đặt ra đi đúng với thiết kế mà người
giáo viên đề ra thì giáo viên phải chuẩn bị những vấn đề có thể phát sinh trong quá
trình giảng dạy. Hệ thống câu hỏi phải khai thác tối đa khả năng quan sát của học

sinh, tạo cơ hội cho học sinh trình bày quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học,
khuyến khích các em nêu những thắc mắc trong khi nghe giảng, đặt ra câu hỏi cho
thầy, cho bạn trao đổi, tranh luận, tạo nên mối quan hệ hợp tác trong giao tiếp giữa
thầy và trò, giữa trò với trò trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập. Sự tương tác
đó trong học tập sẽ làm tăng hiệu quả học tập, trong hoạt động hợp tác, tính cách, năng
lực của mỗi thành viên được bộc lộ uốn nắn, tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương
trợ được phát triển.
Lĩnh vực Đạo đức là một mảng rộng khi người giáo viên truyền thụ kiến thức cho
học sinh một cách đơn giản sẽ làm cho tiết học thêm nhàm chán, buồn tẻ, không sinh
động . Do đó, giáo viên phải linh động thiết kế tình huống phù hợp với trình độ nhận
thức của các em. Học sinh có thể trình bày những hiểu biết của mình về vấn đề đó.
Sau đây tôi áp dụng phương pháp tình huống vào bài 11 “Một số phạm trù cơ bản của
đạo đức học.” Đây là bài học mà các em thể hiện được sự hiểu biết của mình về Đạo
đức học.
Cụ thể:
1. Nghĩa vụ:
Để hiểu rõ khái niệm nghĩa vụ là gì?
Giáo viên sử dụng phương pháp nêu tình huống:
Sói mẹ nuôi con. Khi sói con đã lớn, sói mẹ xua đuổi con đi nơi khác sống tự lập. Khi
ấy quan hệ giữa sói mẹ chỉ còn là quan hệ bình thường giữa những loài sói. Ta nói,
hoạt động nuôi con của sói mẹ là hoạt động thể hiện bản năng của loài sói.
Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 11
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Cha mẹ nuôi con đến tuổi trưởng thành. Bên cạnh việc khuyến khích và tạo điều kiện
để con cái biết tự lập, cha mẹ luôn luôn yêu thương, quan tâm, giúp đỡ con mình cho
đến khi nhắm mắt xuôi tay. Ta nói,cha mẹ thực hiện nghĩa vụ với con cái.
Câu hỏi:
a. Em có nhận xét gì về hoạt động nuôi con của sói mẹ ? Cha mẹ nuôi con đến khi
trưởng thành ?
b. Thế nào là nghĩa vụ?

Học sinh: Trả lời theo ý kiến cá nhân
Cả lớp cùng suy nghĩ, trao đổi.
Giáo viên : Nhận xét và đưa ra kết luận.
- Sói mẹ nuôi con theo bản năng của loài sói
- Cha mẹ thực hiện nghĩa vụ với con cái.
Giáo viên nhấn mạnh điểm khác nhau giữa người và động vật là con người có ý thức,
có văn hóa và có đạo đức.
Giáo viên cho Học sinh thảo luận theo nhóm với nhau.
* Nhóm 1: Theo em, cá nhân có thể tự thỏa mãn tất cả nhu cầu của mình không? Vì
sao?
Học sinh: Không. Mà phải kết hợp với mọi người với xã hội
* Nhóm 2: Dựa vào ví dụ sau em hãy cho biết nghĩa vụ đặt ra ở đây là gì ?
Con người cần có cuộc sống tự do, bình đẳng, và được sống trong một đất nước hòa
bình
Nghĩa vụ đặt ra: - Mọi người phải cùng nhau bảo vệ Tổ quốc.
- Học sinh đủ 18 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Giáo viên: Nghĩa vụ là gì?
Học sinh: Nghĩa vụ là ý thức trách nhiệm của bản thân cá nhân trong mối quan hệ với
người khác và xã hội.
Để làm rõ hơn nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người,
Giáo viên hướng dẫn Học sinh: Trong cuộc sống, phải biết kết hợp hài hòa giữa nhu
cầu, lợi ích của mình với nhu cầu, lợi ích của người khác và của xã hội. Khi cần thiết
phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên hết.
Làm rõ hơn việc giả quyết xung đột giữa nhu cầu, lợi ích của cá nhân với nhu cầu, lợi
ích của xã hội Giáo viên có thể đưa ra tình huống sau:
Tình huống:
Hôm nay, khi đến lớp học Giáo viên chủ nhiệm dặn dò Mai và các bạn trong lớp: Vào
lúc 15h chiều cùng ngày cả lớp phải vào trường lao động, vệ sinh, trang trí lớp học kỷ
niệm “ Ngày mất anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực” do Đoàn trường phát động.
Sau khi học xong, về đến nhà, mẹ Mai dặn: “ Chiều nay con phải ở nhà trông nhà cho

mẹ đi công chuyện”.
Câu hỏi:
a. Nếu em là Mai thì em sẽ làm gì?
b. Tại sao em làm như vậy?
Học sinh sẽ suy nghĩ tình huống và tìm câu trả lời theo quan điểm của mỗi em.
Sau đó giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh. Chú ý hướng học sinh có thái độ và
hành vi: Trong tình huống này Mai phải tham gia lao động cùng các bạn trong lớp theo
lời dặn của Giáo viên chủ nhiệm. Cá nhân phải hoàn thành nghĩa vụ mà xã hội đặt ra,
phải biết hy sinh lợi ích của cá nhân vì lợi ích chung của xã hội. Do đó, nghĩa vụ
không hình thành một cách tự nhiên, nhất thời mà được hình thành trong quá trình
Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 12
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
giáo dục, tự giáo dục, rèn luyện, trong hoạt động thực tiễn lâu dài của mỗi cá nhân,
thậm chí vượt qua sự đấu tranh, thử thách trong cuộc sống.
2. Lương tâm
Giáo viên đưa ra tình huống như sau:
Trống vào học đã báo, nhưng học sinh vẫn có thói quen chưa tốt, cứ đứng lang thang ở
cạnh cửa sổ và các bậc cầu thang. Thấy bóng cô giáo Nhung bước đến đầu bậc cấp,
các em chạy vụt lên và thông báo vội cho nhau:
- Cô Nhung lên! Cô Nhung lên!
Sau khi cô giáo Nhung bước vào lớp và chuẩn bị cho bài học của ngày hôm nay. Cô
giáo đang viết bảng, quay xuống thấy một học sinh đang đứng lên cầm mấy mẩu giấy
ném về mình. Cô giáo nghiêm nghị nói:“Em biết hành vi ấy là như thế nào không?”.
Bạn học sinh cúi đầu, buồn bã và xin lỗi cô giáo của mình.
Câu hỏi:
a. Hành vi của các bạn đối với cô giáo là hành vi như thế nào?
b. Thái độ buồn bã, cúi đầu và xin lỗi cô giáo của bạn học sinh được gọi là gì?
c. Thế nào là lương tâm?
Giáo viên cho hoc sinh trong lớp cùng nhau thảo luận tình huống.
a. Đây là hành vi trái đạo đức. Hành vi này xuất phát từ tình cảm chưa tốt, đi

ngược lại các chuẩn mực của xã hội.
b. Thái độ buồn bã, cúi đầu và xin lỗi cô giáo của bạn học sinh được gọi là lương
tâm.
c. Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức bản thân
trong mối quan hệ với người khác và xã hội.
Học sinh chỉ cần thực hiện tốt những nghĩa vụ của bản thân với gia đình, nhà trường là
lương tâm các em luôn thanh thản.
Qua đó có thể thấy được lương tâm không chỉ có ích cho mình mà còn giúp ích cho xã
hội. Nhờ có lương tâm mà những cái tốt đẹp trong đời sống được duy trì và phát triển.
Do đó, trong cuộc sống không chỉ đòi hỏi mỗi cá nhân phải có lương tâm mà phải biết
giữ gìn lương tâm của mình luôn luôn trong sáng.
Do đó, sau mỗi tình huống giáo viên cần chú ý đến cách cư xử, thái độ, hành vi của
học sinh nhằm phát huy kĩ năng tư duy phê phán, giải quyết tình huống, qua đó hình
thành thái độ, kĩ năng phù hợp nhất trong những tình huống cụ thể mà các em có thể
bắt gặp nó trong cuộc sống hằng ngày. Vì thế phương pháp này rất phù hợp giáo dục
kỹ năng sống, góp phần xây dựng đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông là một
nhiệm vụ chung của toàn xã hội, và đi đầu là các trường học.
Qua việc sử dụng phương pháp tình huống cho thấy khả năng tiết kiệm thời gian vì
tình huống giáo viên có thể chuẩn bị sẵn ở nhà và được ghi trên bảng phụ, không phải
bất kì bài học nào cũng có thể sử dụng tình huống để giảng dạy. Do đó, giáo viên phải
kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để mỗi tiết dạy trở nên hiệu quả đối với người
thầy và hấp dẫn với học sinh. Nó góp phần cũng cố kiến thức cũ, cung cấp kiến thức
mới, giúp HS hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học, rèn luyện cho các em khả năng tư
duy cao để phát huy toàn diện năng lực sẵn có của bản thân.
Nói tóm lại, việc dạy học GDCD theo phương pháp tình huống đem lại kết quả rất
khả quan, nâng cao chất lượng dạy học, phù hợp với mục tiêu chung của giáo dục- đào
tạo hiện nay.
Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 13
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Bảng kết quả trước khi tác động

Lớp đối chứng (02) Lớp thực nghiệm (01)
ST
T Họ và tên Điểm STT Họ và tên Điểm
1 Nguyễn Thanh An 4 1 Huỳnh Anh 7
2 Lê Thị Phương Anh 6 2 Ng Thị Ngọc Châu 7
3 Trần Quốc Anh 5 3 Tô Anh Cường 5
4 Kiều Tiểu Bình Bình 8 4 Nguyễn Thị Tường Duy 5
5 Nguyễn Hoàng M Châu 5 5 Lê Bá Dương 4
6 Nguyễn Thị Ngọc Diệp 6 6 Lê Thị Thùy Dương 5
7 Huỳnh Khánh Duy 7 7 Nguyễn Thị Thu Hà 7
8 Cao Thị Ngọc Gìau 4 8 Hứa Gia Hân 8
9 Nguyễn Hoàng Thế Hiển 4 9 Trần Thị Hiền 4
10 Giáp thị Mỹ Hòa 5 10 Nguyễn Huỳnh Hoa 6
11 Nguyễn Lê Ph. Huỳnh 4 11 Vương Dương Hoàng 6
12 Lê Hoàng Khang 7 12 Nguyễn Thị Minh Hồng 4
13 Hà Thanh Lâm 2 13 Huỳnh Quốc Huy 4
14 Trần Thị Thanh Ngân 6 14 Trần Thị Như Huỳnh 5
15 Nguyễn Thị Kim Ngọc 8 15 Phạm Thành Hữu 6
16 Võ Thái Nguyên 4 16 Mai Thị Hương Linh 4
17 Đặng Hoài Nhân 4 17 Nguyễn Thị Yến Linh 3
18 Trần Thị Hồng Nhi 4 18 Trần Thị Trúc Mai 4
19 Trần Thị Hồng Nhung 9 19 Trần Ngọc Trúc Ngà 7
20 Nguyễn Lâm H. Như 4 20 Phạm Thị Thảo Nguyên 4
21 Vương Đức Nhựt 6 21 Huỳnh Tâm Hoài Nhân 6
22 Phạm Hoàng Pha 4 22 Lê Thị Tuyết Nhi 8
23 Đào Hồng Phúc 3 23 Thoàn Võ Tấn Phát 5
24 Lê Thọ Lộc Phước 3 24 Hồ Vĩnh Phúc 5
25 Cao Thị Ngọc Sang 2 25 Trần Nhã Phương 6
26 Lê Hoàng Thanh 6 26 Huỳnh Châu Sạn 6
27 Lê Thị Ngọc Thảo 8 27 Tạ Đình Tài 4

28 Cao Hoàng Thắng 5 28 Cao Hữu Thọ 4
29 Nguyễn Minh Thư 4 29 Nguyễn Anh Thư 5
30 Cao Ng Thủy Tiên 5 30 Phạm Thị Diễm Thy 7
31 Nguyễn Minh Tiền 5 31 Ng Lương Thủy Tiên 7
32 Nguyễn Thanh Toàn 4 32 Trần Lê Minh Tiến 5
33 Trình Thị Thùy Trang 5 33 Nguyễn Trọng Tín 5
34 Phạm Hoàng Tú 3 34 Nguyễn Thị Tú Trinh 5
35 Lê Thị Cẩm Vân 7 35 Nguyễn Minh Trí 8
36 Nguyễn Thị Thùy Vân 4 36 Trần Dương Minh Trung 6
37 Nguyễn Thị Vân 7 37 Kiều Võ Bá Tùng 7
38 Trần Hoàng Vũ 5 38 Nguyễn Thị Tường Vy 7
Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 14
PHỤ LỤC 2
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Bảng kết quả sau khi tác động
Lớp đối chứng (03) Lớp thực nghiệm (04)
ST
T Họ và tên Điểm STT Họ và tên Điểm
1 Nguyễn Thanh An 7 1 Huỳnh Anh 8
2 Lê Thị Phương Anh 7 2 Ng Thị Ngọc Châu 8
3 Trần Quốc Anh 8 3 Tô Anh Cường 6
4 Kiều Tiểu Bình Bình 5 4 Nguyễn Thị Tường Duy 7
5 Nguyễn Hoàng M Châu 6 5 Lê Bá Dương 8
6 Nguyễn Thị Ngọc Diệp 7 6 Lê Thị Thùy Dương 8
7 Huỳnh Khánh Duy 4 7 Nguyễn Thị Thu Hà 7
8 Cao Thị Ngọc Gìau 7 8 Hứa Gia Hân 8
9 Nguyễn Hoàng Thế Hiển 6 9 Trần Thị Hiền 10
10 Giáp thị Mỹ Hòa 6 10 Nguyễn Huỳnh Hoa 5
11 Nguyễn Lê Ph. Huỳnh 7 11 Vương Dương Hoàng 8
12 Lê Hoàng Khang 6 12 Nguyễn Thị Minh Hồng 5

13 Hà Thanh Lâm 5 13 Huỳnh Quốc Huy 8
14 Trần Thị Thanh Ngân 6 14 Trần Thị Như Huỳnh 7
15 Nguyễn Thị Kim Ngọc 6 15 Phạm Thành Hữu 8
16 Võ Thái Nguyên 8 16 Mai Thị Hương Linh 5
17 Đặng Hoài Nhân 8 17 Nguyễn Thị Yến Linh 8
18 Trần Thị Hồng Nhi 7 18 Trần Thị Trúc MAI 7
19 Trần Thị Hồng Nhung 8 19 Trần Ngọc Trúc Ngà 6
20 Nguyễn Lâm H. Như 7 20 Phạm Thị Thảo Nguyên 9
21 Vương Đức Nhựt 7 21 Huỳnh Tâm Hoài Nhân 8
22 Phạm Hoàng Pha 7 22 Lê Thị Tuyết Nhi 7
23 Đào Hồng Phúc 4 23 Thoàn Võ Tấn Phát 8
24 Lê Thọ Lộc Phước 6 24 Hồ Vĩnh Phúc 7
25 Cao Thị Ngọc Sang 5 25 Trần Nhã Phương 8
26 Lê Hoàng Thanh 7 26 Huỳnh Châu Sạn 10
27 Lê Thị Ngọc Thảo 8 27 Tạ Đình Tài 7
28 Cao Hoàng Thắng 8 28 Cao Hữu Thọ 6
29 Nguyễn Minh Thư 9 29 Nguyễn Anh Thư 7
30 Cao Ng Thủy Tiên 5 30 Phạm Thị Diễm Thy 7
31 Nguyễn Minh Tiền 4 31 Ng Lương Thủy Tiên 8
32 Nguyễn Thanh Toàn 7 32 Trần Lê Minh Tiến 7
33 Trình Thị Thùy Trang 7 33 Nguyễn Trọng Tín 6
34 Phạm Hoàng Tú 8 34 Nguyễn Thị Tú Trinh 8
35 Lê Thị Cẩm Vân 7 35 Nguyễn Minh Trí 8
36 Nguyễn Thị Thùy Vân 7 36 Trần Dương Minh Trung 8
37 Nguyễn Thị Vân 7 37 Kiều Võ Bá Tùng 8
38 Trần Hoàng Vũ 7
38
Nguyễn Thị Tường Vy
4
Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 15

PHỤ LỤC 3
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
PHỤ LỤC 4
THIẾT KẾ BÀI HỌC MÔN GDCD LỚP 10
Bài: 10 – Tiết: 19
Tuần dạy: 20
BÀI 10:
QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC ( Tiết 1)
oOo
I .MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu:
- Hiểu rõ đạo đức là gì?
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong
việc điều chỉnh hành vi của con người.
Học sinh biết:
- Nhận biết được vai trò của đạo đức trong đời sống XH.
- Ngoài đạo đức, pháp luật cũng là phương thức điều chỉnh hành vi của con
người.
- Tích hợp bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường là chuẩn mực đạo đức cần
phải tuân theo. Những tập quán gây hại cho môi trường cần phải xóa bỏ.
- Tích hợp pháp luật: Ngoài đạo đức pháp luật cũng là một phương thức điều
chỉnh hành vi con người. Sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật trong việc điều
chỉnh hành vi của con người.
- Tích hợp phòng chống tham nhũng: Khái niệm tham nhũng, người có hành vi
tham nhũng chà đạp lên lợi ích của Nhà nước và công dân, là người không có đạo đức.
2. Kỹ năng:
Học sinh thực hiện được:
- Vận dụng được những kiến thức đã học để lí giải 1 số vấn đề đạo đức trong lịch
sử.

- Có khả năng đánh giá nhất định về các vấn đề đạo đức XH ngày nay, đặc biệt là
các vấn đề đạo đức hàng ngày của HS.
Học sinh thực hiện thành thạo:
- Phân biệt được hành vi đạo đức với hành vi thực hiện pháp luật.
- Phân biệt hành vi tham nhũng với hành vi không phải là tham nhũng.
3. Thái độ:
Học sinh có thói quen:
- Có thái độ đúng và KQ với các hiện tượng đạo đức XH nói chung, đặc biệt là
các hiện tượng đạo đức trong XH VN hiện nay, và có các hành vi phù hợp với các
chuẩn mực đạo đức mới. Tự giác thực hiện pháp luật.
Học sinh có tính cách:
- Xa lánh hành vi tham nhũng.
- Tự giác thực hiện pháp luật.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Khái niệm đạo đức
Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 16
PHỤ LỤC 4
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình, xã hội.
- Bảo vệ môi trường là chuẩn mực đạo đức cần phải tuân theo. Những tập quán
gây hại cho môi trường cần phải xóa bỏ.
- Khái niệm tham nhũng, người có hành vi tham nhũng chà đạp lên lợi ích của Nhà
nước và công dân, là người không có đạo đức.
III. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
- Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận. Những mẫu chuyện đạo đức và pháp luật.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn đinh tổ chức và kiểm diện:

10C1: 10C2: 10C3: 10C4:
2. Kiểm tra miệng : Nhắc lại một số kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
3. Tiến trình bài học:
Sống trong XH, dù muốn hay không, con người có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp
với mọi người xung quanh. Các mối quan hệ ấy ta gọi là các quan hệ XH của con
người, Trong các mối quan hệ phức tạp ấy, con người phải luôn luôn ứng xử, giao tiếp
và thường xuyên điều chỉnh thái độ, hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu lợi ích
chung của XH. Trong trường hợp ấy, con người được xem là có đạo đức. Ngược lại,
một cá nhân nào đó chỉ biết lợi ích của mình, bất chấp lợi ích của người khác và XH
thì người đó được coi là thiếu đạo đức. Để hiểu rõ hơn về đạo đức chúng ta học bài
học hôm nay: “Quan niệm về đạo đức”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
* HĐ1:
1. Quan niệm về đạo đức
Phương pháp: Giải quyết tình huống, vấn đáp
- GV: Em sẽ làm gì trong trường hợp sau đây:
Trên đường đi học về, tình cờ em đi cùng chiều
với một phụ nữ vừa bế con, vừa xách một túi
nặng. Tại sao em làm như vậy?
+ HS trả lời – GV nhận xét
- GV: Vậy, đạo đức là gì? Cho ví dụ?
+ HS phát biểu – GV kết luận
Ví dụ: Nhường chổ ngồi cho người già – người
tàn tật trên xe buýt
- GV: Bạn A giúp bạn B bằng cách đọc bài cho
bạn B chép bài của mình trong giờ kiểm tra 1 tiết.
Hành vi của A có phải là hành vi đạo đức hay
không?
+ HS trả lời – GV nhận xét
Giáo viên cung cấp cho học sinh tình huống sau

( Phụ lục 1)
Sói mẹ nuôi con. Khi sói con đã lớn, sói mẹ xua
1. Quan niệm về đạo đức:
a. Đạo đức là gì ?
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn
mực XH mà nhờ đó con người tự giác
điều chỉnh hành vi của mình cho phù
hợp với lợi ích của công đồng, của
XH.

Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 17
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
đuổi con đi nơi khác sống tự lập. Khi ấy quan hệ
giữa sói mẹ chỉ còn là quan hệ bình thường giữa
những loài sói. Ta nói, hoạt động nuôi con của sói
mẹ là hoạt động thể hiện bản năng của loài sói.
Cha mẹ nuôi con đến tuổi trưởng thành. Bên cạnh
việc khuyến khích và tạo điều kiện để con cái biết
tự lập, cha mẹ luôn luôn yêu thương, quan tâm,
giúp đỡ con mình cho đến khi nhắm mắt xuôi tay.
Ta nói,cha mẹ thực hiện nghĩa vụ với con cái.
Câu hỏi:
a. Em có nhận xét gì về hoạt động nuôi con của
sói mẹ ? Cha mẹ nuôi con đến khi trưởng thành ?
b.Thế nào là nghĩa vụ?
Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và rút
ra kết luận.
Để khắc sâu kiến thức Giáo viên có thể đưa
thêm tình huống được ghi trên bảng phụ
( Phụ lục 1)

* HĐ2 :
b. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong
tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của
con người :
Phương pháp : Đàm thoại
*Lồng ghép giáo dục pháp luật
- GV : Em hãy cho biết những hiện tượng vi phạm
sau đây, vi phạm nào là đạo đức, là pháp luật ?
+ Đi ngang đám ma cười giỡn.
+ Chen lấn khi lên xe buýt.
+ Thấy ăn trộm không báo công an.
+ HS trả lời – GV nhận xét
- GV : Theo em, đạo đức và pháp luật giống và
khác nhau ở hcổ nào ? Cho ví dụ ?
+ HS trả lời – GV kết luận
- Đạo đức : Lễ phép chào hỏi người lớn, con cái
có hiếu với cha mẹ, anh em hòa thuận yêu thương
nhau.
b. Phân biệt đạo đức với pháp luật và
phong tục tập quán torng sự điều
chỉnh hành vi của con người :
* Giống : Đều là phương thức điều
chỉnh hành vi của con người.
* Khác :
- Đạo đức :
+ Thực hiện các chuẩn mực đạo đức
mà XH đề ra.
+ Tự giác thực hiện.
+ Nếu con người không thực hiện sẽ bị
dư luận XH lên án hoặc lương tâm cắn

rứt.
- Pháp luật :
+ Thực hiện các quy tắc xử sự do Nhà
nước quy định.
+ Bắt buộc (cưỡng chế) thực hiện
+ Không thực hiện sẽ bị xử lí bằng sức
mạnh của Nhà nước.
*Ngoài đạo đức, pháp luật cũng là
phương thức điều chỉnh hành vi của
con người.
* Bảo vệ môi trường là chuẩn mực đạo
đức cần phải tuân theo.
* Tham nhũng là hành vi của người có
Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 18
Ngoài đạo đức pháp luật cũng là
một phương thức điều chỉnh hành vi
con người. Sự khác nhau giữa đạo đức
và pháp luật trong việc điều chỉnh
hành vi của con người.
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Pháp luật : Đèn đỏ dừng lại, kinh doanh phải nộp
thuế, không có thái độ sai trong thi cử,
*Tích hợp phòng chống tham nhũng: Khái
niệm tham nhũng, người có hành vi tham
nhũng chà đạp lên lợi ích của Nhà nước và
công dân, là người không có đạo đức.
Giáo dục cho học sinh kĩ năng giải quyết một số
tình huống xảy ra trong đời sống.
chức vụ quyền hạn lợi dụng chức vụ
quyền hạn đó vì vụ lợi.

Người có hành vi tham nhũng chà đạp
lên lợi ích của Nhà nước và công dân,
là người không có đạo đức.

V.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP :
1. Tổng kết :
Câu 1 : Đạo đức là gì ? Em hãy lấy ví dụ về hành vi của các cá nhân tuy không vi
phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức XH ?
* Đạo đức : là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực XH nhờ đó con người tự giác điều
chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của công đồng, của XH.
* Ví dụ: Con cái phụng dưỡng cha mẹ già nhưng lại thiếu chu đáo và tôn kính đó là
hành vi không chấp nhận được vì những hành vi như vậy vi phạm các chuẩn mực đạo
đức XH và bị đánh giá là người thiếu đạo đức.
Câu 2 : Phân biệt đạo đức với pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người
* Giống: Phương thức điều chỉnh hành vi con người
* Khác :
- Đạo đức :
+ Thực hiện các chuẩn mực đạo đức mà XH đề ra.
+ Tự giác thực hiện.
+ Nếu con người không thực hiện sẽ bị dư luận XH lên án hoặc lương tâm cắn rứt.
- Pháp luật :
+ Thực hiện các quy tắc xử sự do Nhà nước quy định.
+ Bắt buộc (cưỡng chế) thực hiện
+ Không thực hiện sẽ bị xử lí bằng sức mạnh của Nhà nước.
Câu 3 : Giải quyết tình huống sau :
Tân và Châu là học sinh cùng lớp với nhau. Do mâu thuẫn trong một trận đấu bóng đã
dẫn đến hai bạn đánh nhau ngoài cổng trường gây thương tích cho Tân. Kết quả là cả
hai bạn đều bị nhà trường kỷ luật tạm đình chỉ học 3 ngày và hạ một bậc hạnh kiểm.
+ Theo em, hành vi đánh nhau giữa hai bạn có vi phạm đạo đức không ? Vì sao ?
+ Việc bạn Châu đánh Tân gây thương tích có phải là hành vi vi phạm pháp luật không ?

Trả lời :
+ Theo em, hành vi đánh nhau giữa hai bạn chính là vi phạm đạo đức, vi phạm quy
định của nhà trường, đánh nhau là một hành vi không tốt và bị xã hội lên án.
+ Việc bạn Châu đánh Tân gây thương tích chính là hành vi vi phạm pháp luật.
2. Hướng dẫn học tập :
* Đối với bài học ở tiết học này :
Khái niệm đạo đức
Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 19
Tích hợp bảo vệ môi trường: Bảo vệ
môi trường là chuẩn mực đạo đức cần
phải tuân theo. Những tập quán gây
hại cho môi trường cần phải xóa bỏ.
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tụ tập quán trong việc điều chỉnh hành vi
của con người
- Làm BT 2, 3, 5/66, 67
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :
- Xem và chuẩn bị phần tiếp theo : Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá
nhân, gia đình và XH.
VI. PHỤ LỤC :
RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung:………………………………………………………………………………
Phương pháp:……………………………………………………………………………
Đồ dùng dạy học:………………………………………………………………………
Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 20
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
ĐỀ:
Câu 1: (4 điểm)
Trên đường đi học về, Lan thấy hai em nhỏ muốn qua đường, Lan đã dắt các em sang

đường cho an toàn.
a. Theo em, hành vi của bạn Lan là như thế nào? Vì sao?
b. Em hãy nhớ lại và cho biết thế nào là đạo đức?
c. Nếu em là Lan thì em có hành động như bạn Lan không? Vì sao?
Câu 2: (4 điểm)
Khi đến trường, Duy và Phong tới ngã tư thấy đèn đỏ nhưng vắng người nên hai em đã
vượt đèn đỏ,…Vì thế nên đã va vào người phụ nữ khác trên đường và làm người đó bị
té, chảy máu. Do đó hai em hoảng sợ nên đã bỏ chạy.
a. Em có đồng tình với Duy và Phong không? Tại sao?
b. Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật? Hành vi của Duy và
Phong là vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật?
c. Nếu em là hai bạn thì em sẽ xử lí như thế nào?
Câu 3: (2 điểm)
Vì sao người có lương tâm được xã hội đánh giá cao?
ĐÁP ÁN:
Câu 1:
Học sinh cần trả lời:
a. Theo em, hành vi của bạn Lan là hành vi có đạo đức, vì chúng ta phải biết giúp
đỡ
người khác khi khó khăn, hoạn nạn. Làm như thế sẽ được người khác khen ngợi.(1,5
điểm)
b. Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực XH nhờ đó con người tự giác điều
chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của công đồng, của XH. (1 điểm)
c. Nếu em là Lan thì em sẽ giúp đỡ hai em nhỏ qua đường giống như bạn Lan đã
làm trong tình huống đó. Vì hành động như thế được xem là người tốt và qua đó tạo
được niềm tin trong cuộc sống. (1,5 điểm)
Câu 2:
a. Em không đồng tình với Duy và Phong. Vì hành vi của hai bạn đó là không
đúng và gây ra hậu quả xấu cho người khác. (1 điểm)
b. Sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật là:

- Đạo đức : (1 điểm)
+ Thực hiện các chuẩn mực đạo đức mà XH đề ra.
+ Tự giác thực hiện.
+ Nếu con người không thực hiện sẽ bị dư luận XH lên án hoặc lương tâm cắn rứt.
- Pháp luật : (1 điểm)
+ Thực hiện các quy tắc xử sự do Nhà nước quy định.
+ Bắt buộc (cưỡng chế) thực hiện
+ Không thực hiện sẽ bị xử lí bằng sức mạnh của Nhà nước.
Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 21
PHỤ LỤC 5
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
* Hành vi của Duy và Phong là vừa vi phạm đạo đức vừa vi phạm pháp luật. (0,5
điểm)
c. Nếu em là hai bạn thì em sẽ xử lí như sau:
- Không vượt đèn đỏ (Vi phạm luật Giao thông) (0,25 điểm)
- Nếu xảy ra va chạm em sẽ không bỏ chạy mà ở lại để giải quyết hậu quả gây ra cho
người khác. (0,25 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
- Người có lương tâm là người thực hiện những nghĩa vụ của bản thân đối với xã
hội.
- Người có lương tâm luôn làm những việc phù hợp với đạo đức.
- Là người biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm của mình.
Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 22
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
ĐỀ:
Câu 1: (4 điểm)
Bạn Hoa đang là học sinh lớp 10, xinh đẹp và học giỏi nên có nhiều bạn nam trong
trường để ý đến Hoa. Hoa băn khoăn không biết lựa chọn ai. Thấy vậy, Tiên là bạn
thân của Hoa nên khuyên Hoa: “ Yêu thử hai ba người xem ai được hơn, chọn lấy một

người vừa đẹp trai, vừa giàu có rồi yêu thực sự luôn.”
- Em có đồng ý với ý kiến của Tiên không? Vì sao?
- Theo em, thế nào là một tình yêu chân chính?
- Nếu là Hoa em sẽ làm như thế nào?
Câu 2: (4 điểm)
Bạn Vân hiện đang học lớp 10C2, do nhà xa nên bạn phải thuê nhà gần trường để đi
học cho gần. Do sống xa gia đình nên Vân thường xuyên không tập trung cho việc học
tập, vào lớp thì không học bài, thường xuyên đi chơi với bạn bè xấu.
- Em có đồng tình với việc làm của Bạn Vân không? Vì sao?
- Hãy cho biết gia đình có các chức năng nào?
- Nếu em là bạn của Vân thì em sẽ khuyên bạn điều gì?
Câu 3: (2 điểm)
Hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về hôn nhân, gia đình?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
- Không đồng ý với quan điểm của Tiên. Vì tình yêu là một tình cảm chân thực, tự
nguyện. (1,5 điểm)
- Tình yêu chân chính là một tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan
niệm đạo đức tiến bộ của xã hội. (1 điểm)
- Nếu là Hoa thì:
+ Là học sinh không nên yêu quá sớm, chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở tình bạn mà
thôi.
+ Ảnh hưởng lớn đến việc học tập của bản thân. (1,5 điểm)
Câu 2:
- Không đồng ý với việc làm của bạn Vân. Vì cho dù sống xa gia đình nhưng chúng ta
phải cố gắng học tập để không phụ lòng của ông, bà và cha mẹm mình. Vào lớp phải
thực hiện tốt những nghĩa vụ bản thân với trường, tập thể lớp. (1,5 điểm)
- Chức năng của gia đình: (1 điểm)
+ Duy trì nòi giống
+ Kinh tế

+ Tổ chức đời sống gia đình
+ Nuôi dưỡng và giáo dục con cái.
- Em sẽ khuyên bạn: Không nên chơi với những bạn bè xấu, cố gắng học tập đầy đủ,
em sẽ giúp bạn những bài học mà bạn bị mất kiến thức, có thể chép bài dùm bạn Vân
để giúp bạn vượt qua khó khăn.(1,5 điểm)
Câu 3:
Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 23
PHỤ LỤC 6
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Một số câu ca dao, tục ngữ về hôn nhân, gia đình là:
- Hôn nhân: (1 điểm)
“ Thuận vợ, thuận chồng tát biển biển Đông cũng cạn.”
“ Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”.
- Gia đình: (1 điểm)
“ Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”.
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 24
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ỨNG DỤNG SƯ PHẠM NĂM HỌC 2014-2015
1. Tên đề tài: NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GDCD 10 QUA PHƯƠNG PHÁP
TÌNH HUỐNG TRONG PHẦN ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC
2. Những người tham gia thực hiện:
TT Họ và tên Cơ quan công tác

Trình độ
chuyên môn
Môn học
phụ trách
Nhiệm vụ
trong nhóm
nghiên cứu
1 Nguyễn Hạnh Nguyên
Trường THPT
Nguyễn Trung Trực
Cử nhân
giáo dục
chính trị
GDCD
3. Họ tên người đánh giá 1:
Đơn vị công tác:
Họ tên người đánh giá 2:
Đơn vị công tác:
4. Ngày họp thống nhất:
5. Địa điểm họp:
6. Ý kiến đánh giá:


Tiêu chí đánh giá
Điểm
tối đa
Điểm
đánh giá
Nhận xét
1.Tên đề tài:

− Thể hiện rõ nội dung, đối tượng, giải pháp tác động và
tính khả thi.
10
2.Hiện trạng:
− Mô tả hiện trạng chủ đề, hoạt động đang được thực hiện;
− Xác định, liệt kê các nguyên nhân gây ra hiện trạng;
− Chọn một số nguyên nhân để tác động, giải quyết hiện
trạng.
12
3.Giải pháp thay thế:
− Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế;
− Giải pháp khả thi và hiệu quả (tính thiết thực của giải
pháp);
− Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài.
13
4.Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu:
− Trình bày được rõ ràng vấn đề nghiên cứu dưới dạng câu
hỏi;
− Xác định được giả thuyết nghiên cứu;
− Xác định được khách thể nghiên cứu, mô tả rõ ràng (đối
tượng học sinh tham gia nghiên cứu);
6
Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên Trang 25

×