Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ LẠNG SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.14 KB, 31 trang )

Mục lục
CHƯƠNG I : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA SỞ KẾ
HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ LẠNG SƠN...................................................................................................................2
2. Vai trò của kinh tế cửa khẩu đối với sự phát triển kinh tê – xã hội
tỉnh Lạng Sơn:..........................................................................................31
CHƯƠNG I : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ BỘ MÁY
QUẢN LÝ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ LẠNG SƠN
I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ QUAN KẾ
HOẠCH TỈNH LẠNG SƠN .
Ngày 31-12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời
nuớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra sắc lệnh số 78-SL thành lập Uỷ ban
nghiên cứu kế hoạch kiến thiết, nhằm nghiên cứu soạn thảo một kế hoạch kiến
thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội, văn hoá trình Chính phủ.
Cùng với sự ra đời ngành kế hoạch của cả nước, Ban Kế hoạch tỉnh
Lạng Sơn cũng được thành lập do một đồng chí Uỷ viên thuờng trực Uỷ ban
nhân dân tỉnh phụ trách, với số lượng ban đầu có một ít cán bộ nhân viên
được điều động ở các ngành về. Ban Kế hoạch được giao nhiệm vụ xây dựng
kế hoạch 3 năm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (1955-1957),
trong đó tập trung vào kế hoạch phục hồi, củng cố và phát triển nông nghiệp,
thủ công nghiệp và thương nghiệp, văn hoá, giáo dục, y tế, ... vừa củng cố lực
lượng, vừa xây dựng kế hoạnh, đồng thời tiến hành kiểm tra, đôn đốc các đơn
vị cơ sở triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.
Kết thúc thực hiện kế hoạch 3 năm phục hồi và phát triển kinh tế -xã
hội, ngành kế hoạch lại tiếp tục xây dựng kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển
kinh tế- xã hội (1958-1960) theo tinh thần Nghị quyết của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh tháng 1 năm 1957, trong đó xác định nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu, tập trung nguồn lực để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
và nông thôn, mở rộng diện tích, nâng cao năng suất các loại cây trồng nông-
lâm nghiệp, nhất là cây lương thực. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ
thuật phục vụ thâm canh, tăng vụ; ưu tiên đầu tư phát triển thuỷ lợi, khôi phục
các tuyến đường giao thông phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Xây


dựng các tổ đổi công trong sản xuất nông nghiệp tiến tới xây dựng hợp tác xã,
xác lập quyền làm chủ của nhân dân lao động.
Thời kỳ xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965): Sau khi
hoàn thành việc khôi phục và phát triển kinh tế 3 năm 1957- 1960 cùng với
ngành kế kế hoạch cả nước, ngành kế hoạch Lạng Sơn lại tiếp tục xây dựng
kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế- xã hội lần thứ nhất của tỉnh Lạng Sơn, tập
trung vào sản xuất nông lâm nghiệp, củng cố quan hệ sản xuất mới, triệt để
khai thác mọi khả năng, tiềm lực của địa phương, xây dựng kế hoạch thu mua
nông sản, thực phẩm bước đầu xây dựng các mặt hàng có khả năng xuất khẩu
của địa phương như: tinh dầu hồi, gừng tươi, mặt hàng sản xuất từ tre, trúc,
thêu ren,...chú trọng phát triển công nghiệp địa phương để phụa vạ sản xuất
nông lâm nghiệp, đẩy mạnh công tác tài chính, tiền tệ.
Kế hoạch thời chiến (1965- 1975): chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đã
lan rộng ra miền Bắc, chủ trương của Đảng và Nhà nước là tạm thời đình
hoãn xây dựng các công trình cơ bản lớn, tập trung xây dưng kế hoạch chuyển
từ thời bình sang thời chiến, tập trung xây dựng các công trình giao thông
như: cầu, đường hầm, kho tàng khu hậu cứ, các cô sở sơ tán, trường học, bệnh
viện, cơ quan, xí nghiệp, đảm bảo hậu cần phục vụ cho chiến đấu cung cấp tại
chỗ và cho địa phương. Cơ quan kế hoạch lúc này thực sự là bộ máy tham
mưu đắc lực cho Tỉnh uỷ và UBND tỉnh, nắm bắt tình hình kịp thời, chính
xác, bảo đảm vừa xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội vừa bảo đảm
kế hoạch chiến đấu trước mắt và lâu dài. Lạng Sơn được xác định là cảng nổi
của cả nước. Công tác kế hoạch lúc này phải đảm bảo cho nhiệm vụ lãnh đạo,
chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh trên các lĩnh vực: kế hoạch sản
xuất thời chiến, kế hoạch tuyển quân, đảm bảo hậu cần, kế hoạch huy động
lực lượng, tiếp nhận các mặt hàng viện trợ phục vụ cho hậu phương và tiền
tuyến qua Lạng Sơn, đảm bảo xây dựng hậu phương vững mạnh về kinh tế để
phục vụ tốt cho công tác quốc phòng.
Kế hoạch 2 năm 1966-1967 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua
vối mục tiêu: Tập trung lực lượng, ra sức phát triển nông nghiệp toàn diện,

đảm bảo lương thuực cung cấp đầy đủ cho nhân dân địa phương và có dự trữ
phục vụ chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ Tập trung xây
dựng kế hoạch tổ chức và cải tiến hợp tác xã, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất nông nghiệp, mà mũi nhọn hàng đầu là công tác thuỷ lợi, kế hoạch cung
ứng phân bón, giống lúa, ngô, kể cả việc đẩy mạnh phát tiển lâm nghiệp,
trồng rừng, bảo vệ rừng,...
Trong giai đoạn này, kế hoạch hàng năm được xây dựng tỉ mỉ, có căn
cứ tổ chức thực hiện. Việc cung ứng vật tư cho sản xuất, xây dựng cung ứng
hàng tiêu dùng, nhưng đảm bảo cơ bản được các nhu cầu cần thiết cho nhân
dân. Sau khi chiến tranh phá hoại của giặc mĩ đối với Miền Bắc kết thúc, kế
hoạch khôi phục và phát kinh tế được xây dựng đày đủ và toàn diện hơn, chi
tiết hơn, để có cơ sở xây dựng kế hoạch hành năm, 5 năm tỉnh dã chỉ đạo các
ngành từng bước xây dựng ngành, quy hoạch phát triển vùng... nhằn xác dịnh
lại tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương, kế hoạch huy động nguồn lực
tại chỗ được thể hiện trong các báo cáo kế hoạch hàng năm. Nền kinh tế của
tỉmh giai đoạn này phát triển vững chắc và có hiệu quả hơn; tình trạng thiếu
đói, thiếu ăn đã giảm, phong trao thâm canh tăng năng suất cây trồng được
đẩy mạnh, hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước, trường học,
bệnh viện,... ở các trung tâm thị trấn, khu vực dân cư tập trung đã được xây
dựng lại.
Trong lúc cả nước đang đấu tranh thực hiện kế hoạch khôi phục và phát
triển sau chiến tranh, xây dựng lại đất nước, thì tháng 2/1979 chiến tranh biên
giới phía Bắc xảy ra. Công tác kế hoạch lúc này phải tập trung xây dựng
phương án chuyển từ thời bình sang thời chiến. Nhanh chóng bảo đảm các
điều kiện cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng ổ địa phương, bảo đảm an toàn
cho nhân dân vùng sát biên giới sơ tán, bảo đảm các chỉ tiêu cung cấp vật tư,
thiết bị,... cho việc xây dựng cơ sở vật chất ở hậu cứ và bảo đảm cho các lực
lượng chiến đấu. Kế hoạch xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng đều được
với việc phục vụ quốc phòng, kế hoạch xây dựng phòng tuyến biên giới, hải
đảo giữ gìn an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia được xây dựng và triển khai

trên toàn địa bàn... Cuộc chiến tranh biên giới tuy diễn ra trong tời gian ngắn,
nhưng toàn bộ cơ sở vật chất như trường học, bệnh viện, kho tàng, các công
trình cầu đường giao thông, thuỷ lợi, các cơ quan, nhà dân bị tàn phá nặng nề.
Công tác kế hoạch thời kỳ này là tập trung xây dựng lại các cơ sở vật chất
phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và hoạt động trở lại của các cơ quan, đồng
thời sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu nhất có thể xảy ra, chỉ trong một
thời gian ngắn các công trình cơ sở hạ tầng và hoạt động của các cơ quan,
nhân dân đã được khôi phục.
Kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội sau năm 1979: Nhiệm
vụ xây dựng kế hoạch 5 năm 1981- 1985, Uỷ ban kế hoạch tỉnh đã thành lập
trung tâm xây dựng theo hướng cải tiến và phân phối thu nhập quốc dân trên
cơ sở hài hoà giữa 3 lợi ích: Nhà nước, tập thể và người lao động. Vốn đầu tư
xây dựng cơ bản được đầu tư xây dựng lại các tuyến đường giao thông chính,
các công trình thuỷ lợi tập trung tưới cho các vùng trọng điểm sản xuất lương
thực, chuẩn bị phương án trồng rừng và khôi phục rừng bị tàn phá, xây dựng
phương án khoán 100 trong nông nghiệp làm tiền đề cho việc thực hiện khoán
10 sau này. Nhiệm vụ công tác kế hoạch lúc này là phải tiến hành đổi mới
từng bước theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, giao quyền tự chủ cho
doanh nghiệp, không can thiệp trực tiếp vao sản xuất kinh doanh, tạo hành
lang pháp lý và cân đối những yếu tố chủ chốt, xây dựng các chỉ tiêu hướng
dẫn và các chỉ tiêu pháp lệnh.
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ 1986 trở lại đây: Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VI đặt ra nhiệm vụ mới, với cơ chế thị trường theo định
hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước đã dần đi vào cuộc sống. Trong
thời gian này có nhiều ý kiến trái ngược nhau về công tác kế hoạch hoá, thậm
chí còn có ý kiến cho rằng: kinh tế thị trường không cần kế hoạch hoá nền
kinh tế, nhất là sau khi ngành thống kê và kế hoạch sát nhập làm một đơn vị
từ tỉnh đến các huyện, công tác kế hoạch ở cấp huyện hầu như không còn cán
bộ đảm nhiệm, ở tỉnh đội ngũ cán bộ giảm nhiều. Nội dung xây dựng kế
hoạch kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước

chưa được học tập và quán triệt đầy đủ, mô hình kế hoạch hoá nền kinh tế
quốc dân theo cơ chế mới chưa có, kế hoạch từ thời bao cấp mang năng tính
xin- cho dần dần được xoá bỏ.
Những thành quả đổi mới ngày càng được khẳng định và cũng khẳng
định lại vai trò cần thiết của công tác kế hoạch, nhất là từ khi có Nghị quyết
Đại hội 7 của Đảng, tiếp tục khẳng định con đường đổi mới, xác định nhiệm
vụ công tác kế hoạch là: ổn định tình hình kinh tế- xã hội sớm thoát khỏi
khủng hoảng và tạo tiền đề phát triển. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 11 đã
khẳng định con đường phát triển của Lạng Sơn: tăng cường kế hoạch hoá trên
cơ sở đổi mới công tác kế hoạch, chuyển từ kế hoạch hoá tập trung quan liêu
bao cấp sang kế hoạch hoá đinh hướng, bảo đảm những cân đối lớn và chủ
yếu, trong đó xây các chương trình, dự án đầu tư bảo đảm điều kiện để thực
hiện các mục tiêu lớn, các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế- xã hội.
Kế hoạch lúc này là tập trung nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế-
xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển ngành, phát triển đô thị từ tỉnh đến các
thị trấn, huyện lỵ. Một số đề án mang tình chiến lược phát triển cũng được
nghiên cứu và xây dựng.
Dựa vào lợi thế so sánh của Lạng Sơn về địa điểm và tiềm năng của
một tỉnh miền núi, tuy có những khó khăn, nhưng cũng có những mặt thuận
lợi, công tác kế hoạch tập trung nghiên cứu khai thác tiềm lực tai chỗ, kết hợp
với sự giúp đỡ của Trung ương, xây dựng các đề án như: dự án phát triển kinh
tế- xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng 21 xã biên giới, dự án phát triển kinh
tế- xã hội của tỉnh đến năm 2010, xây dựng dự án ngành và dự án phát triển
kinh tế- xã hội của huyện. Có những dự án quan trọng được sự chỉ đạo trực
tiếp của Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân như dự án phát triển kinh tế- xã hội của
tỉnh, dự án áp dụng thí điểm một số cơ chế, chính sách đối với khu vực cửa
khẩu biên giới và nhiều dự án khác đang được triển khai thực hiện.
Công tác quản lý đầu tư và xây dựng cũng được chuyển sang một
hướng mới, từ chỗ chỉ làm nhiệm vụ cung cấp các chỉ tiêu về xây dựng, chỉ
tiêu vật tư hàng hoá nay chuyển sang xây dựng kế hoạch các chương trình, dự

án, trên cơ sở quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ.
Ngày 20 tháng 4 năm 1996, UBND tỉnh Lạng Sơn quyết định thành lập Sở
Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn trên cơ sở Uỷ ban kế hoạch tỉnh Lạng Sơn.
II- CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỎ CHỨC CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ
ĐẦU TƯ TỈNH LẠNG SƠN.
Căn cứ thông tư liên bộ số 01 BKH-TCCP/TTLB ngày 20-01-1996 và
quyết định số 322/UB-QĐ ngày 20 tháng 04 năm 1996 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Lạng Sơn đã quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư
như sau:
1. Chức năng :
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư bao gồm các lĩnh vực: tham mưu tổng
hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn; về tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội; về đầu
tư trong nước, nước ngoài ở trên địa bàn tỉnh; về khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, đấu thầu, đăng ký
kinh doanh trong phạm vi địa phương và các dịch vụ công thuộc phạm vi
quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế
và công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn
và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Nhiệm vụ:
- Tổ chức nghiên cứu, tổng hợp trình UBND tỉnh các kế hoạch trung hạn,
ngắn hạn, lựa chọn các chương trình, dự án ưu tiên, các danh mục công trình
về phát triển kinh tế- xã hội, các cân đối chủ yếu cề tài chính ngân sách, vốn
đầu tư xây dựng cơ bản, các nguồn vốn viện trợ và hợp tác đầu tư với nước
ngoài. Lựa chọn các đối tác đàm phán ký kết hợp đồng, kế hoạch xuất nhập
khẩu của địa phương một cách thiết thực và hiệu quả.
- Phối hợp với Sở Tài chính-Vật giá, xây dựng dự toán ngân sách tỉnh để

trình UBND tỉnh. Theo dõi nắm bắt tình hìmh hoạt động của các đơn vị kinh
tế trên địa bàn tỉnh để gắn với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa
phương. Theo dõi các chương trình, dự án quốc gia trên địa bàn.
- Hướng dẫn cơ quan các cấp trong tỉnh xây dựng qui hoạch, kế hoạch,
các chương trình, dự án có liên quan đến phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Phổ biến và hướng dẫn thực hiện pháp luật của Nhà nước về hoạt động đầu tư
trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn tỉnh, là đầu mối trực tiếp nhận hồ sơ dự
án của chủ đầu tưtrong và ngoài nước muốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, những
kiến nghị, khiếu nại của các xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
- Theo dõi, kểm tra các cơ quan, đơn vị của tỉnh trong việc thực hiện qui
hoạch, kế hoạch, chương trình dự án phát triển, trình UBND tỉnh các chủ
trương, biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu kế hoạch của địa
phương. Trực tiếp điều hành một số việc theo sự điều hành của UBND tỉnh.
- Tham gia nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách về quản lý kinh
tế của toàn quốc, kiến nghị với UBND tỉnh và vận dụng các cơ chế, chính
sách cho phù hợp với đặc điểm của địa phương và những nguyên tắc chung đã
qui định.
- Theo sự phân công của UBND tỉnh làm nhiệm vụ thường trực hoặc
Chủ tịch hội đồng về: xét duyệt các định mức kinh tế- kỹ thuật, thẩm định các
dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, thẩm định xét thầu và việc thành lập
các doanh nghiệp, làm đầu mối quản lý việc sử dụng các nguồn ODA và các
nguồn viện trợ khác.
- Quản lý và cấp đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo qui định hiện
hành, xem xét trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.
- Hàng quí, 6 tháng, hàng năm soạn thảo báo cáo cho UBND tỉnh và Bộ
Kế hoạch Đầu tư về tình hình thực hiện kế hoạch của địa phương và hoạt
động của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có kiến nghị việc bồi dưỡng
nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế hoạch và đầu tư của tỉnh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do chủ tịch UBND tỉnh phân công
Như vậy, nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư ngày càng được mở rộng

hơn về phạm vi và cũng được đổi mới về nội dung và phương pháp, phù hợp
với công cuộc đổi mới của đất nước.
3. Cơ cấu tổ chức :
Tổng số cán bộ, công chức, lao động của Sở Kế hoạch và Đầu tư có 34
người. Trong đó: nam 23 người, nữ 11 người.
- Cơ cấu về lao động: Biên chế chính thức 30 người, hợp đồng lao động
3 người, hợp đồng công việc 1 người.
- Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật: trình độ đại học có 24 người
(chiếm 72,73% ), trung cấp có 4 người ( chiếm 12,12% ), số còn lại có 5
người gồm có lái xe, nhân viên kỹ thuật, văn thư ( chiếm 15,15% ).
- Cơ cấu tổ chức:
+ Lãnh đạo có 3 người: 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc.
+ Phòng tổng hợp: 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng, 2 chuyên viên.
+ Phòng nông lâm nghiệp: 1 Trưởng phòng, 3 chuyên viên.
+ Phòng xây dựng cơ bản: 1 Phó Trưởng phòng, 3 chuyên viên.
+ Phòng hợp tác đầu tư: 1 Phó Trưởng phòng, 1 chuyên viên.
+ Phòng đăng ký kinh doanh: 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng, 2 chuyên viên.
+ Phòng văn xã: 1 Trưởng phòng, 2 chuyên viên.
+ Phòng công thương: 1 Trưởng phòng, 2 chuyên viên.
+ Phòng tổ chức hành chính: 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng kiêm kế
toán, 1 thủ quỹ kiêm đánh máy, 1 văn thư, 3 lái xe (2 biến chế, 1 hợp đồng
công việc)
S c cu t chc ca S kế hoạch và u t tnh Lng Sn nh sau:
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng
Tổng
Hợp
Phòng
Công

Thưong
Phòng
Nông
Nghiệp
& Phát
Triển
Nông
Thôn
Phòng
Xây
Dựng
Cơ Bản
Phòng
lao
Động
Văn

Phòng
Hợp
Tác
Đầu

Phòng
Đăng

Kinh
Doanh
Phòng
Thanh
Tra

Phòng
Tổ
Chức
Hành
Chính
Trưởng
Phòng
Trưởng
Phòng
Trưởng
Phòng
Trưởng
Phòng
Trưởng
Phòng
Trưởng
Phòng
Trưởng
Phòng
Trưởng
Phòng
Trưởng
Phòng
Phó
Phòng
Phó
Phòng
Phó
Phòng
Phó

Phòng
Phó
Phòng
Phó
Phòng
Phó
Phòng
Phó
Phòng
Phó
Phòng
Các Chuyên Viên
4. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc và các Phòng nghiệp vụ
a. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc:
Ban Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư bao gồm Giám đốc và các Phó
Giám đốc thực hiện làm việc theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc là người lãnh
đạo và điều hành mọi hoạt động của cơ quan, chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ,
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về mọi
hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Phân công cho từng Phó Giám đốc phụ trách một số lĩnh vực và trực
tiếp chỉ đạo mọi công việc của một số phòng trong cơ quan. Trong thời gian
Giám đốc đi vắng, một Phó Giám đốc được uỷ quyền để giải quyết các công
việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc.
Các Phó Giám đốc có trách nhiệm giúp giám đốc chỉ đạo, điều hành một
số lĩnh vực và một số công việc của Sở theo sự phân công của giám đốc. Có
trách nhiệm đôn đốc các phòng triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ
của cơ quan. trực tiếp theo dõi, chỉ đạo và giải quyết các công việc thường
xuyên thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách; xin ý kiến giám đốc để xử lý
các vấn đề khác xét thấy cần thiết; các Phó Giám đốc khi trực tiếp xử lý các
công việc không thuộc lĩnh vực được phân công phải báo cáo với giám đốc và

thông tin kịp thời cho Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực đó biết. Ký thay Giám
đốc các văn bản thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc được Giám đốc uỷ quyền
khi Giám đốc đi vắng và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nội dung những
văn bản đó.
b. Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng nghiệp vụ :
Sở Kế hoạch và Đầu tư làm việc theo chế độ phòng; trong phòng có
Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc, điều hành thực
hiện mọi công việc trong phòng theo chức năng và nhiệm vụ được giao.
Trưởng phòng xây dựng chương trình công tác của phòng ( tháng, quí, năm )

×