Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.14 KB, 40 trang )

G
ia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) là cơ hội, là điều kiện
tốt để Việt Nam hội nhập và phát
triển. Tuy nhiên, đây cũng là sân chơi có nhiều
quy định khá chặt chẽ. Dưới đây là một số vấn
đề về hàng rào kỹ thuật thương mại, một số quy
định của thị trường EU và thị trường Hoa Kỳ,
với hy vọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam
nhận thức đầy đủ và có giải pháp phù hợp nhằm
thúc đẩy hoạt động thương mại trong điều kiện
mới, đạt hiệu quả cao.
1. Hàng rào kỹ thuật
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại là một
trong các hàng rào phi thuế quan, liên quan tới
việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm
bảo cung cấp cho thị trường những sản phẩm và
hàng hóa có chất lượng đáp ứng u cầu của
người tiêu dùng. Mỗi một quốc gia đều cần thiết
xây dựng và duy trì cho mình một hàng rào kỹ
thuật hợp pháp để đảm bảo an tồn và sức khỏe
cho con người, vật ni, cây trồng, bảo vệ mơi
trường, an ninh quốc gia, chống gian lận thương
mại… Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những
hàng rào kỹ thuật được dựng lên để hạn chế
thương mại của các nước khác hoặc mang tính
phân biệt đối xử như dành ưu đãi cho nước này
song lại khắt khe với nước khác, nới lỏng quản
lý đối với hàng hóa trong nước nhưng lại quản
lý chặt chẽ với hàng nhập khẩu… Những hàng
rào như vậy thực sự trở thành rào cản đối với


thương mại quốc tế và trái với các ngun tắc
của thương mại tự do mà WTO đã đề ra.
Để loại bỏ các rào cản kỹ thuật trong thương
mại, WTO đã sử dụng Hiệp định về Hàng rào
kỹ thuật đối với thương mại (gọi tắt là Hiệp định
TBT) như là một luật chung để điều chỉnh các
hoạt động về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và
quy trình đánh giá sự phù hợp giữa các thành
viên của WTO. Các nước khi gia nhập WTO
đều phải cam kết thực hiện Hiệp định TBT
nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy thương mại.
Các mục tiêu và phạm vi cơ bản của Hiệp
định TBT:
Thúc đẩy các mục tiêu của Hiệp định chung
về thương mại và thuế quan (GATT); khẳng
định và thừa nhận tầm quan trọng của tiêu
chuẩn quốc tế và các hệ thống quốc tế về đánh
giá sự phù hợp trong việc nâng cao hiệu quả sản
xuất, kinh doanh thương mại; đảm bảo rằng các
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy trình
đánh giá sự phù hợp khơng gây ra các trở ngại
cho thương mại quốc tế; đồng thời khơng ngăn
cản các nước áp dụng các biện pháp cần thiết để
đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu, bảo vệ
sức khỏe, an tồn cuộc sống của con người,
động thực vật, bảo vệ mơi trường, chống gian
lận thương mại, đảm bảo an ninh quốc gia; loại
bỏ các rào cản kỹ thuật khơng phù hợp với các
ngun tắc thương mại tự do của WTO nói
chung và nêu trong Hiệp định TBT nói riêng.

Hiệp định TBT được áp dụng tại cấp độ
khác nhau như:
Chính phủ trung ương, chính quyền địa
phương và các tổ chức phi chính phủ. Theo
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm cơng nghiệp Việt Nam
2 CLCSCN No2/ 2013
Hàng rào kỹ thuật của các nước đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh
gia tăng chính sách bảo ho
ä
Điều 1.3 của Hiệp định TBT thì tất cả các sản
phẩm, bao gồm sản phẩm công nghiệp và nông
nghiệp đều là đối tượng và phạm vi điều chỉnh
của Hiệp định, có thể thấy rằng những lĩnh vực
và vấn đề mà Hiệp định đề cập tới rất rộng,
không chỉ đối với những quy trình liên quan
trực tiếp đối với sản phẩm mà còn cả những quy
trình không liên quan trực tiếp đối với sản
phẩm, như: Việc chứng nhận môi trường, ghi
nhãn sinh thái…
Các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TBT:
Tránh sự cản trở không cần thiết cho thương
mại; không phân biệt đối xử; nguyên tắc hài hòa
tiêu chuẩn; nguyên tắc tương đương của các quy
chuẩn kỹ thuật; thừa nhận lẫn nhau trong các quy
trình đánh giá sự phù hợp và tính minh bạch hóa.
Theo nguyên tắc minh bạch hóa của Hiệp
định WTO/TBT, các nước thành viên của WTO
phải thông báo cho các thành viên khác về các
biện pháp kỹ thuật có khả năng gây trở ngại

thương mại giữa các nước thành viên thông qua
Cơ quan thông báo về TBT của mỗi nước. Các
thành viên phải thông báo khi các biện pháp kỹ
thuật đưa ra không có một tiêu chuẩn quốc tế
tương ứng, hoặc nội dung kỹ thuật của một biện
pháp đề xuất không phù hợp với nội dung kỹ
thuật của tiêu chuẩn, hướng dẫn hay khuyến
nghị quốc tế liên quan hoặc các biện pháp kỹ
thuật có thể ảnh hưởng đáng kể tới thương mại
của các thành viên khác. Các yếu tố sau cần
được xem xét để ước định ảnh hưởng tới
thương mại của các quy chuẩn kỹ thuật, đó là:
Tác động tăng nhập khẩu, giảm nhập khẩu,
hoặc khó khăn cho các nhà sản xuất tại các
nước thành viên khác trong việc tuân thủ với
các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá
sự phù hợp dự thảo.
Có thể nhận thấy, hàng rào kỹ thuật đối với
thương mại có xu hướng gia tăng rõ rệt. Một số
thông tin về hàng rào kỹ thuật mới đối với một
số mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam
tại thị trường EU và Hoa Kỳ được nêu và phân
tích tác động dưới đây để các doanh nghiệp
tham khảo.
2. Một số quy định của thị trường EU
- Quy định REACH (Đăng ký, đánh giá, cấp
phép và hạn chế sử dụng các loại hóa chất):
Quy định (EC) số 1907/2006 của Nghị viện và
Hội đồng châu Âu ngày 18/12/2006 đã thành
lập Cơ quan Hóa chất châu Âu. Mục đích chính

của REACH là: Đảm bảo mọi hóa chất sử dụng
ở EU, dù nhập khẩu hay sản xuất trong khu vực
phải đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe và an
toàn; buộc các nhà sản xuất và các nhà nhập
khẩu phải có trách nhiệm đối với việc sử dụng
và xử lý an toàn các hóa chất do mình tạo ra;
thay thế các chất có nhiều khả năng nguy hại
nhất bằng những chất ít nguy hại hơn trong khả
năng có thể; thành lập Cơ quan Hóa chất Châu
Âu để đăng ký, đánh giá, phê duyệt việc sử
dụng mọi hóa chất.
- Chỉ thị FLEGT: Đề xuất kế hoạch hành
động của EU về tăng cường thực thi luật pháp,
quản lý và thương mại lâm sản.
Các thành viên WTO hiện còn bất đồng về
việc các biện pháp môi trường có phải là vấn
đề TBT được điều chỉnh bởi Hiệp định TBT của
WTO hay không, nếu có thì sẽ phải được thông
báo như quy định kỹ thuật TBT. Một số thành
viên đề xuất các biện pháp như vậy phải được
giải quyết trong khuôn khổ Ủy ban Thương mại
và môi trường của WTO. EU không đưa các
Chỉ thị này vào các thông báo TBT của mình.
Tuy nhiên, xin lưu ý là các doanh nghiệp xuất
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam
No1 / 2013 CLCSCN 3
khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam cần tuân thủ
các Chỉ thị này tương tự như các quy định TBT.
- Chỉ thị WEEE (Chất thải là các thiết bị
điện và điện tử): Chỉ thị 2002/96/EC của Nghị

viện và Hội đồng châu Âu ngày 27/1/2003 về
chất thải là thiết bị điện và điện tử (WEEE)
nhằm giảm số lượng các sản phẩm điện và điện
tử sản xuất ra và khuyến khích việc tái sử dụng,
tái chế và thu hồi các bộ phận cấu thành khi sản
phẩm bị thay thế hoặc trở nên lỗi thời. Chỉ thị
này cũng quy định về việc sử dụng biểu tượng
(logo) WEEE. Các nhà sản xuất và nhập khẩu
bắt buộc phải chịu chi phí xử lý rác thải, tái chế
hoặc thu hồi các loại sản phẩm cung ứng ra thị
trường.
Mặc dù Chỉ thị WEEE chỉ áp dụng trực tiếp
đối với các nhà sản xuất và nhập khẩu của EU,
các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm điện
và điện tử của Việt Nam cũng phải tuân thủ để
tiếp cận được thị trường EU.
- Chị thị RoHs (Hạn chế sử dụng một số loại
hóa chất độc hại trong các thiết bị điện và điện
tử): Chỉ thị 2002/95/EC của Nghị viện và Hội
đồng châu Âu ngày 27/1/2003 về việc hạn chế
sử dụng các chất độc hại trong các sản phẩm
điện và điện tử. Chỉ thị RoHs có liên quan chặt
chẽ với Chỉ thị WEEE và được xây dựng nhằm
thúc đẩy việc ngăn chặn rác thải thông qua thiết
kế sản phẩm, đồng thời tạo thuận lợi cho việc
tái sử dụng, tái chế và thu hồi các bộ phận, cấu
thành của các thiết bị điện và điện tử lưu hành
trên thị trường. Chỉ thị này cấm việc sử dụng
chì, thủy ngân, cadimi, crom 6+, poly-bromi-
nated biphenyls (PBB) hay polybrominated

diphenyl ethers (PBDE) với hàm lượng vượt
quá mức tối đa cho phép trong các sản phẩm
điện và điện tử bán trên thị trường.
Hiện nay, Ủy ban châu Âu đang đưa ra một
số đề xuất điều chỉnh các Chỉ thị WEEE và
RoHs để các bên liên quan có thể thực hiện các
chỉ thị này một cách hiệu quả hơn.
Chỉ thị 2006/66/EC của Nghị viện và Hội
đồng châu Âu ngày 6/9/2006 về pin và ắc quy,
các loại pin và ắc quy thải loại, bãi bỏ hiệu lực
của Chỉ thị 91/157/EEC. Chỉ thị này áp dụng
đối với các loại pin sử dụng cho các sản phẩm
điện và điện tử, được xây dựng nhằm bảo vệ
môi trường thông qua việc ngăn chặn rác thải,
tái sử dụng, tái chế và thu hồi các sản phẩm
điện và điện tử.
- Quy định IUU (Illegal, unreported and
unregulated fishing regulation): Quy định của
Hội đồng (EC) số 1005/2008 ngày 29/9/2008
thành lập một hệ thống cấp cộng đồng để chống
đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo hay
không tuân thủ quy định, sửa đổi các Quy định
(EC) số 2847/93, (EC) số 1936/2001 và (EC)
số 601/2004 và bãi bỏ hiệu lực của các Quy
định (EC) số 1093/94 và (EC) số 1447/1999.
Quy định này cũng yêu cầu phải có chứng nhận
về cá được đánh bắt hợp pháp để cung ứng cá
và các sản phẩm cá ra thị trường EU.
Mặc dù Chỉ thị IUU đã có hiệu lực thi hành
vào ngày 01/01/2010, kể từ đây tất cả các lô

hàng hải sản xuất khẩu sang EU phải chứng
minh nguồn gốc (vùng biển khai thác, tàu khai
thác…), nếu thiếu sẽ không được phép nhập
vào thị trường này. Tuy nhiên, cho đến nay, sự
chuẩn bị của các doanh nghiệp chế biến xuất
khẩu thủy hải sản Việt Nam vẫn còn mơ hồ,
lúng túng chưa sẵn sàng, việc bắt buộc doanh
nghiệp ghi rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm
được theo quy định của EU còn gặp nhiều khó
khăn, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam phải
nhận thức rõ ràng để có các biện pháp thích
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam
4 CLCSCN No2/ 2013
ứng, nếu không sẽ gặp trở ngại lớn trong hoạt
động xuất khẩu của mình và có thể bị mất thị
trường này.
3. Một số qui định của thị trường Hoa Kỳ
- Đạo luật cải thiện an toàn sản phẩm tiêu
dùng năm 2008 (CPSIA) có hiệu lực thi hành
từ ngày 12/11/2008. Đạo luật này có nhiều quy
định và các quy định có lộ trình hiệu lực khác
nhau. Đạo luật này đã tạo ra một môi trường
đảm bảo an toàn sản phẩm tiêu dùng được sản
xuất và nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau trên
thế giới vào thị trường Hoa Kỳ. Theo đạo luật
này, hàng hóa xuất khẩu cần có giấy chứng nhận
Hợp chuẩn tổng quát với mỗi chuyến hàng. Đạo
luật được mở rộng nhiều yêu cầu so với trước,
do vậy doanh nghiệp Việt Nam phải rất lưu ý
khi đưa hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ.

Trước đây, các sản phẩm tiêu dùng phải tuân
thủ tiêu chuẩn an toàn theo Đạo luật an toàn sản
phẩm tiêu dùng, nhưng theo Đạo luật
CPSIA/2008, Hoa Kỳ đã mở rộng đáng kể yêu
cầu chứng nhận hiện hành, cụ thể các sản phẩm
tiêu dùng phải tuân thủ tiêu chuẩn an toàn theo
các đạo luật khác nữa, như Đạo luật các chất gây
hại liên bang, vải sợi dễ cháy, bao bì ngăn ngừa
nhiễm độc, an toàn hồ bơi và hồ nước mát xa,…
Mục 102 của CPSIA yêu cầu tăng cường thử
nghiệm sản phẩm để cấp chứng nhận hợp chuẩn
tống quát cho các sản phẩm tiêu dùng có kiểm
soát và yêu cầu thử nghiệm bởi bên thứ ba với các
sản phẩm cho trẻ em. Các sản phẩm cho trẻ em
cần được thử nghiệm bởi một “Cơ quan đánh giá
hợp chuẩn độc lập” - Ủy ban An toàn sản phẩm
tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC). Theo quy định của
luật, CPSC là cơ quan có quyền công nhận phòng
thí nghiệm đạt chuẩn. Tuy nhiên, các doanh
nghiệp Việt Nam không nhất thiết phải nhờ một
cơ quan đánh giá hợp chuẩn ở Hoa Kỳ mà có thể
chọn một cơ quan đánh giá hợp chuẩn tại Việt
Nam đạt tiêu chuẩn chung trong danh sách được
CPSC công nhận.
Theo Đạo luật, sản phẩm không có giấy chứng
nhận nếu vi phạm quy chuẩn mà vẫn xuất hiện ở
Hải quan Hoa Kỳ thì sẽ bị tiêu hủy ngay, thay vì
xuất trả lại nơi đã xuất hàng đi như trước kia vẫn
quy định. Đạo luật cũng quy định giấy chứng
nhận phải được công nhận bằng tiếng Anh, có thể

thêm một thứ tiếng khác, có ghi tên nhà sản xuất,
ngày và nơi sản xuất, thông tin liên lạc đối với các
cá nhân quản lý hồ sơ thử nghiệm…; Giấy chứng
nhận phải kèm theo sản phẩm hay chuyến hàng
và phải có sẵn cho CPSC và Hải quan Hoa Kỳ khi
có yêu cầu.
Có thể xem xét một ví dụ về tác động của Đạo
luật này đối với hàng dệt - may xuất khẩu của Việt
Nam. Theo Đạo luật này, tất cả các sản phẩm dệt-
may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ tuân thủ
theo những quy định chính thức có hiệu lực từ
tháng 2/2009, Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng
Hoa Kỳ sẽ tăng cường giám sát nghiêm ngặt hơn
nữa các quy định an toàn sản phẩm như tính dễ
cháy của vải, cấm tuyệt đối các sản phẩm có dây
thắt ở vùng cổ trên áo, đặc biệt là áo trẻ em.
Trước đây luật quy định buộc tái xuất các sản
phẩm vi phạm an toàn khi nhập khẩu vào Hoa
Kỳ, thì nay quy định mới cho phép CPSC có
quyền tiêu hủy các sản phẩm vi phạm về tính an
toàn. Ngoài ra, mức phạt đối với các nhà nhập
khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ khi vi phạm
cũng sẽ tăng lên đến 15 triệu USD, trước đây
mức phạt này tối đa là vài triệu USD. Sở dĩ các
quy định mới nghiêm ngặt hơn là do các vi phạm
về an toàn của sản phẩm nhập khẩu có chiều
hướng gia tăng trong thời gian gần đây.
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam
No1 / 2013 CLCSCN 5
Như vậy, khi những quy định mới được áp

dụng một cách nghiêm ngặt hơn đối với nhà
nhập khẩu của Hoa Kỳ thì cũng đồng nghĩa là
các nhà nhập khẩu tại Hoa Kỳ sẽ đặt ra những yêu
cầu cao hơn về chất lượng và tính an toàn của
hàng dệt may nhập khẩu. Đây là điều mà các nhà
sản xuất và xuất khẩu hàng dệt - may Việt Nam
cần phải lưu ý. Thông tin cần thiết về các quy
định mới và ngày có hiệu lực đối với hàng dệt -
may khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ có đăng tải trên
trang web của CPSC www.cpsc.gov.
- Đạo luật Nông nghiệp (Farm Bill): Đạo
luật Nông nghiệp 2008 đã được Quốc hội Hoa
Kỳ chính thức thông qua vào ngày 18/6/2008.
Mang số hiệu H.R.6124, Farm Bill 2008 có tên
đầy đủ là “Đạo luật quy định về việc tiếp nối
các chương trình nông nghiệp và các chương
trình khác của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tới năm
tài chính 2012 và quy định một số vấn đề khác”,
tên ngắn gọi là “Đạo luật về Thức ăn, Bảo tồn
và Năng lượng năm 2008” (Food, Conservation
and Energy Act of 2008).
Theo quy định của Luật này, tất cả các loại cá
thuộc chủng cá da trơn catfish nhập khẩu từ nước
ngoài phải có chứng nhận về kỹ thuật chế biến.
Quy trình sản xuất, chế độ kiểm tra chất lượng
phải tương đương tiêu chuẩn hiện hành của Hoa
Kỳ mà Bộ Nông nghiệp đang áp dụng. Cũng
giống như thủy sản, gỗ và các sản phẩm gỗ khi
nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cũng bị điều
chỉnh bởi luật Farm Bill 2008.

Như vậy, có thể nhận thấy Hàng rào kỹ thuật
đối với thương mại là một trong các hàng rào
phi thuế quan được các nước thành viên WTO
khai thác triệt để nhằm xây dựng và duy trì cho
mình một hàng rào kỹ thuật hợp pháp và hợp lý,
đảm bảo an toàn và sức khỏe cho con người, vật
nuôi, cây trồng, bảo vệ môi trường, an ninh quốc
gia, chống gian lận thương mại… Việc không
tuân thủ theo các quy định về TBT tại mỗi nước
sẽ đồng nghĩa với việc cấm nhập khẩu và lưu
thông hàng hóa xuất nhập khẩu tại các nước này.
Một số khó khăn tiềm năng có thể gây tác động
tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp
Việt Nam đó là: (1) Không nắm bắt kịp thời
hoặc mơ hồ, không sẵn sàng về những thay đổi
tương lai của các quy định TBT tại các thị
trường nhập khẩu, ví dụ như là các quy định đã
nêu trên tại thị trường EU hoặc Hoa Kỳ; (2) Các
doanh nghiệp sẽ phải chi phí tiềm ẩn cho các
quy trình đánh giá sự phù hợp và chứng nhận;
(3) Các doanh nghiệp sẽ có khả năng phải đầu
tư mới vào công nghệ sản xuất và đào tạo về vận
hành. Tất cả những khó khăn tiềm ẩn này có thể
sẽ làm giảm khả năng tiếp cận với thị trường
xuất khẩu và gây thất thu về xuất khẩu cho các
doanh nghiệp Việt Nam.
Trong hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, các
Hiệp hội ngành hàng ngày càng có vai trò quan
trọng trong việc liên kết các doanh nghiệp thành
viên để hợp tác và phát triển. Các Hiệp hội ngành

hàng cần xây dựng năng lực nòng cốt trong việc
tuân thủ các quy định TBT của ngành hàng mình
khi xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm có
nhiều tiềm năng, nhằm tư vấn cho các thành viên
trong Hiệp hội và đề xuất các ý kiến góp ý cho
các dự thảo văn bản luật, quy chuẩn kỹ thuật, quy
trình đánh giá sự phù hợp,… có khả năng gây cản
trở và tác động đến thương mại của các doanh
nghiệp trong ngành hàng. Các Hiệp hội ngành
hàng và doanh nghiệp có thể khai thác lợi ích từ
Văn phòng Thông báo và hỏi đáp quốc gia về tiêu
chuẩn đo lường chất lượng (Văn phòng TBT Việt
Nam), cổng thông tin điện tử TBT, cũng như
mạng lưới TBT tại Việt Nam./.
Nguồn: T/c Nghiên cứu Kinh tế
Biên tập: Thanh Hằng
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam
6 CLCSCN No2/ 2013
C
ơng nghiệp Dệt - May có vai trò
quan trọng trong nền kinh tế nước
ta. Đây là ngành có tiềm lực phát
triển khá mạnh và được coi là một trong những
ngành cơng nghiệp trọng điểm trong thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa. Năm
2012, kim ngạch xuất khẩu dệt - may Việt Nam
đạt 17 tỷ USD và là năm thứ 4 liên tiếp giữ vị
trí số 1 trong lĩnh vực xuất khẩu của cả nước,
trong đó xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ đạt
7,62 tỷ USD, Nhật Bản là 2,03 tỷ USD và châu

Âu là 2,56 tỷ USD. Dự báo năm 2013, ngành
Dệt - May Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch
xuất khẩu 18,5 - 19 tỷ USD.
Hiện Liên minh châu Âu (EU) là thị trường
xuất khẩu dệt - may lớn thứ hai của Việt Nam
(sau Hoa Kỳ) với kim ngạch xuất khẩu hàng năm
ln tăng cao. Tuy nhiên, đây cũng là một thị
trường khá “sang trọng” và “khó tính” với những
u cầu khắt khe về hàng rào kỹ thuật áp dụng
cho sản phẩm may mặc, đòi hỏi các doanh
nghiệp dệt - may Việt Nam cần có các giải pháp
nâng cao khả năng đáp ứng rào cản để mở rộng
thị phần ở thị trường tiềm năng này.
I. Hệ thống rào cản kỹ thuật của EU đối với
hàng may mặc nhập khẩu
Cùng với xu thế chung trong thương mại
quốc tế, các nước EU khơng sử dụng nhiều biện
pháp hạn ngạch, thuế quan mà tập trung hướng
đến xây dựng hàng rào phi thuế quan, trong đó
rào cản kỹ thuật là biện pháp phổ biến nhất. Là
thành viên của tổ chức WTO nên chế độ quản lý
nhập khẩu của EU cũng dựa trên những ngun
tắc của tổ chức này nhằm bảo hộ người tiêu dùng
và nền sản xuất trong nước. Riêng đối với hàng
dệt - may, hệ thống rào cản kỹ thuật của thị
trường này cũng hết sức khắt khe. Bao gồm:
1. Quy định về mơi trường, an tồn sức
khỏe con người
Theo quy định này, EU cấm nhập khẩu và bán
các mặt hàng dệt - may có chứa các chất bị cấm

(RS). EU đã ban hành một loạt các thơng tư, quy
chuẩn, luật, sắc luật liên quan đến vấn đề này. Cần
lưu ý những quy định sau:
Quy định REACH: Đây là quy định của Ủy ban
châu Âu (EC) về việc “đăng ký, đánh giá, cấp
phép và hạn chế sử dụng hóa chất” đối với một
số mặt hàng nhập khẩu vào EU, trong đó có các
sản phẩm dệt - may.
Để thực hiện tốt quy định REACH, các doanh
nghiệp dệt - may cần xây dựng mơ hình quản lý
các chất trong ngun liệu dùng cho sản xuất
(chất nào được dùng, đặc tính của chất, có thể
cung cấp thơng tin về chất đó cho EU khi có u
cầu ) và thực hiện quản lý chuỗi cung cấp thơng
qua các hoạt động, như: Đề ra các u cầu đối với
nhà cung cấp hóa chất, nhà cung cấp hóa chất phải
cung cấp cho khách hàng phiếu an tồn dữ liệu,
vật liệu theo mẫu tn thủ với REACH.
Tiêu chuẩn về chất lượng: Hiện tại, hai hệ
thống tiêu chuẩn mang tính phổ biến nhất áp
dụng tự nguyện cho hàng may mặc nhập khẩu
vào EU là tiêu chuẩn ISO 14001 và EMAS ( The
European Eco - Management and Audit scheme).
Cả hai đều dựa trên tiêu chuẩn quản lý chất lượng
của WTO là ISO 9000. Đối với bộ tiêu chuẩn
EMAS, chủ yếu được áp dụng rộng rãi nhất là tại
Đức. Hệ thống EMAS tương đối khó đối với doanh
nghiệp và tốn nhiều chi phí vì vậy, các doanh
nghiệp nên áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 14001.
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm cơng nghiệp Việt Nam

No1 / 2013 CLCSCN 7
Giải pháp vượt qua rào cản kỹ thuật của EU
đối với hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam
2. Quy định về đóng gói, nhãn hiệu và ghi
nhãn sản phẩm
Quy định này được thực hiện theo Thông tư
96/74/EC quy định cách thức ghi nhãn cho các
sản phẩm dệt - may bán tại EU. Cụ thể:
Đóng gói: Ngoài tác dụng bảo vệ sản phẩm
tránh bị mất mát và hư hỏng trong quá trình vận
chuyển, việc đóng gói sản phẩm cần đáp ứng các
yêu cầu của nước nhập khẩu và các khách hàng
về bảo vệ môi trường. Nghiên cứu kỹ lưỡng về
bao bì đóng gói, sao cho các sản phẩm phải được
bảo vệ chống lại thời tiết, những thay đổi về
nhiệt độ, xử lý không cẩn thận và mất cắp
Nhãn hiệu: Nhãn cần phải nêu đúng các
thông tin về thành phần xơ sợi của sản phẩm.
Nhãn bắt buộc phải được xem là một phần của
chất lượng.
Kích cỡ: Đối với hàng dệt may, 4 số đo cơ
bản về cơ thể thường được dùng để xác định số
kích cỡ của sản phẩm là: Chiều dài cơ thể, vòng
ngực, dài vai và vòng hông. Hiện nay, trong nội
bộ các nước EU chưa có sự thống nhất về việc
ghi nhãn kích cỡ sản phẩm. Hơn nữa, các kích
cỡ theo yêu cầu của mỗi khách mua có thể khác
nhau rất nhiều nên mỗi doanh nghiệp sản xuất
hàng may mặc lớn đều có xu hướng lập bảng
kích cỡ cụ thể của riêng mình.

Ghi nhãn sản phẩm: Việc ghi nhãn phải đảm
bảo cung cấp đủ thông tin cho người tiêu dùng.
Thông tin cung cấp được ghi trên nhãn bao
gồm: Thành phần chính tạo nên sản phẩm,
thông tin an toàn cho người sử dụng.
3. Các điều kiện về lao động
Cùng với các quy định về chất lượng sản
phẩm, khâu đóng gói bao bì EU cũng quan
tâm đến việc cải thiện điều kiện lao động trong
ngành công nghiệp Dệt - May. Những quy định
về điều kiện lao động và trách nhiệm xã hội
được EU áp dụng theo tiêu chuẩn SA 8000 và
SA 8001. Theo đó, một số chiến dịch được thực
hiện, như: Chiến dịch quần áo sạch, quy tắc đạo
đức, điển hình là quy tắc thương mại công bằng
trong ngành may mặc, trong đó xem xét các vấn
đề về chi phí ăn uống, mức độ tự do trong công
ty, không phân biệt đối xử, điều kiện về an toàn
và sức khỏe nơi làm việc…
4. Quy định về xuất xứ hàng hóa
EU đặc biệt quan tâm tới vấn đề xuất xứ hàng
hóa, vì nó liên quan đến việc có được hưởng chế
độ ưu đãi thuế của EU hay không? Việc xem xét
và đánh giá nguồn gốc xuất xứ hàng dệt - may
xuất khẩu vào EU là dựa trên cơ sở nguyên liệu
sản xuất tại chính nước đó. Đặc biệt, kể từ ngày
1/1/2011, EC vừa thông qua quy định mới về Quy
tắc xuất xứ, quy định này bao gồm một số điểm
mới, như:
- Đơn giản hóa quy định về Quy tắc xuất xứ

gồm 1 trong 4 tiêu chí: Hàm lượng giá trị nội địa,
chuyển mục hoặc tiểu mục thuế, các hoạt động
gia công, chế biến theo quy định, việc sử dụng
nguyên liệu hoàn toàn tại nước thụ hưởng
(khoáng sản, sản phẩm nuôi trồng đánh bắt trên
lãnh thổ).
- Mức độ tỷ trọng linh động theo nước (nếu là
nước chậm phát triển thì hàm lượng chỉ 30% hoặc
tương đương) hoặc theo ngành hàng (yêu cầu cụ
thể với từng ngành như đánh bắt ngoài lãnh hải-
mức độ vốn sở hữu tại tàu tối thiểu 50%) hay tỷ
trọng giá trị nguyên liệu (ví dụ sợi ni lông (hàm
lượng 20%), sợi nhựa hoặc nhôm (hàm lượng
30%) hay hàm lượng chế biến (ví dụ không cho
phép pha vào đường bất cứ chất gì để chuyển xuất
xứ của đường ).
- EU được phép quy định hàm lượng giá trị nội
địa linh động cho các nước căn cứ vào tình hình
thiên tai, tình hình kinh tế hay một chương trình
ưu đãi riêng theo sáng kiến của EU.
- Điều chỉnh cộng gộp xuất xứ.
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam
8 CLCSCN No2/ 2013
II. Thực trạng khả năng đáp ứng rào cản
của doanh nghiệp dệt - may Việt Nam
Trước hết, để có thể vượt qua các rào cản kỹ
thuật, các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất
may mặc Việt Nam cần có những hiểu biết sâu
rộng về các loại rào cản này cũng như tầm quan
trọng của chúng. Sau khi tiến hành khảo sát điều

tra mẫu các doanh nghiệp dệt - may Việt Nam có
quan hệ xuất khẩu hàng may mặc với thị trường
EU, với 151 phiếu hợp lệ (tương ứng với 151
doanh nghiệp) có đầy đủ các thông tin cơ bản.
Các doanh nghiệp tham gia điều tra đã được hỏi
về mức độ nhận biết của họ về hệ thống rào cản
kỹ thuật tại thị trường EU. Kết quả thu được là
90,1% số doanh nghiệp có khả năng nhận biết về
hệ thống rào cản kỹ thuật vào thị trường EU, còn
lại 9,9% chưa nắm được các quy định của hệ
thống rào cản này. Như vậy vẫn còn một số doanh
nghiệp chưa có khả năng nhận biết các loại rào
cản kỹ thuật áp dụng cho hàng may mặc vào thị
trường EU chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn bởi
hệ thống rào cản mà EU đang vận hành.
Để hiểu biết sâu hơn về thực trạng khả năng
đáp ứng rào cản của doanh nghiệp xuất khẩu dệt
- may Việt Nam sang thị trường EU, bài viết phân
tích khả năng đáp ứng rào cản này dựa trên các
nhóm cụ thể:
1. Nhóm rào cản kỹ thuật liên quan đến
chất lượng và đặc tính sản phẩm
Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng họ có
khả năng nhận biết các quy định của EU về đặc
tính và chất lượng sản phẩm dệt - may nhập khẩu
vào thị trường này. Nó bao gồm hệ thống những
thông tư, quy chuẩn… liên quan đến vấn đề bảo
vệ môi trường và sức khỏe con người; các quy
định về ghi nhãn sản phẩm dệt may.
Nhận biết được rào cản, tuy nhiên khả năng

đáp ứng được các yêu cầu này đối với doanh
nghiệp may Việt Nam là một bài toán khó. Do
những khó khăn về điều kiện sản xuất, năng lực
có hạn nên thực trạng đáp ứng rào cản liên quan
đến chất lượng và đặc tính sản phẩm của dệt -
may Việt Nam vào EU còn ở mức thấp. Theo kết
quả nghiên cứu, chỉ có 23,2% doanh nghiệp tham
gia phỏng vấn điều tra (tương đương với số lượng
35 doanh nghiệp) cho rằng họ có khả năng đáp
ứng những rào cản kỹ thuật từ thị trường nhập
khẩu dệt - may EU một cách tốt và rất tốt. Tỷ lệ
các doanh nghiệp cho rằng mức độ đáp ứng các
yêu cầu kỹ thuật của họ ở thị trường EU hiện ở
mức trung bình là 40,4%. Đặc biệt, 36,4% doanh
nghiệp phỏng vấn (tương đương với 55 doanh
nghiệp), khả năng đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật
dệt may của EU còn ở mức kém và rất kém. Điểm
trung bình cho thực trạng về khả năng đáp ứng
rào cản của doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường
này là 2,8/5 điểm, tức là doanh nghiệp Việt Nam
mới chỉ đáp ứng được hơn một nửa những yêu
cầu kỹ thuật mà thị trường EU đề ra.
Tuy nhiên, khi được hỏi về tiềm năng đáp ứng
mọi rào cản này trong tương lai, nhiều doanh
nghiệp dệt - may Việt Nam cho kết quả khả quan
hơn. 51% doanh nghiệp tự tin cho rằng họ có tiềm
năng đáp ứng đầy đủ những rào cản kỹ thuật mà
thị trường EU đặt ra. Dù còn nhiều hạn chế song
doanh nghiệp sẽ cố gắng phát huy tối đa những
nguồn lực sẵn có để nâng cao năng lực vượt rào

về chất lượng và đặc tính sản phẩm khi xuất khẩu
sang thị trường EU.
2. Nhóm rào cản liên quan đến quy trình
sản xuất
Theo kết quả điều tra, 81,5% doanh nghiệp
được phỏng vấn có khả năng nhận biết về rào cản
liên quan đến quy trình sản xuất. Tuy nhiên, cũng
giống như với rào cản về chất lượng và đặc tính
sản phẩm, thực trạng đáp ứng của doanh nghiệp
dệt - may Việt Nam liên quan đến qui trình sản xuất
chưa cao. 28,4% doanh nghiệp cho rằng họ có thể
vượt qua những rào cản liên quan đến quy trình sản
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam
No1 / 2013 CLCSCN 9
xuất ở mức độ tốt và rất tốt, 38,4% ở mức trung
bình và còn lại ở mức yếu kém. Tiềm năng đáp ứng
rào cản này, 51% doanh nghiệp tin rằng họ có khả
năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của EU, 19,9% cho
rằng tiềm năng này đối với họ là không lớn. Điểm
số trung bình về tiềm năng đáp ứng rào cản liên
quan đến quy trình sản xuất của doanh nghiệp Việt
Nam tham gia phỏng vấn là 3,4/5 điểm.
3. Nhóm rào cản về bao bì, nhãn mác sản
phẩm
Nhãn mác - bao bì có ảnh hướng lớn đến hiệu
quả xuất khẩu, tuy nhiên vẫn còn 15,2% doanh
nghiệp được phỏng vấn không biết đến rào cản
kỹ thuật vào thị trường EU liên quan đến nhãn
mác, bao bì. Thực tế, đây vẫn là rào cản lớn đối
với dệt - may xuất khẩu Việt Nam mà nhiều doanh

nghiệp không thể vượt qua. Thực trạng đáp ứng
rào cản này vào thị trường EU là rất thấp. Chỉ có
29,8% doanh nghiệp trả lời rằng họ có thể đáp
ứng được rào cản bao bì, nhãn mác của thị trường
EU ở mức tốt và rất tốt; 33,8% ở mức trung bình,
còn lại là yếu kém. Nhãn mác và bao bì vẫn còn
là một rào cản khó vượt đối với nhiều doanh
nghiệp dệt - may Việt Nam. Hy vọng trong tương
lai, khả năng này sẽ được nâng cao đáng kể khi
54,3% doanh nghiệp tin rằng, họ có khả năng
vượt qua hệ thống rào cản liên quan đến nhãn mác
và bao bì sản phẩm dệt may.
Những phân tích ở trên về năng lực vượt rào
kỹ thuật của dệt - may Việt Nam sang thị trường
EU cho thấy năng lực đáp ứng các rào cản của các
doanh nghiệp may xuất khẩu Việt Nam sang thị
trường này vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân
chính dẫn đến thực trạng này chủ yếu là do nguồn
nguyên liệu đầu vào không đảm bảo chất lượng,
việc quản lý và tổ chức sản xuất không hiệu quả,
nguồn nhân lực thiếu kiến thức và kỹ năng, trong
khi đó nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất kỹ
thuật yếu và thiếu. Đây cũng chính là những khó
khăn của dệt - may Việt Nam khi xuất khẩu sang
thị trường EU. Để tiếp cận sâu hơn thị trường EU,
doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa
trong các hoạt động vượt rào của mình và cần có
sự phối hợp của Chính phủ cũng như các bộ,
ngành liên quan.
III. Giải pháp vượt qua rào cản kỹ thuật

1. Với các cơ quan quản lý Nhà nước
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp dệt - may, Chính phủ cần thực hiện một số
giải pháp cần thiết như:
Thứ nhất, tăng cường công tác thông tin phổ
biến pháp luật và chính sách thương mại của EU,
trong đó chú trọng đến các rào cản kỹ thuật.
Chính phủ làm tốt công tác thông tin cho doanh
nghiệp thông qua các kênh như: Tạp chí chuyên
ngành dệt - may, các website cung cấp thông tin
về hoạt động xuất khẩu dệt - may của Việt Nam.
Thứ hai, tăng cường cơ chế giám sát và hỗ trợ
các doanh nghiệp trong việc áp dụng các hệ thống
tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và các tiêu chuẩn
xã hội. Chính phủ tăng cường các hoạt động hỗ
trợ về vốn cho doanh nghiệp, xây dựng và hoàn
thiện các tiêu chuẩn để áp dụng trong nước cho
phù hợp với yêu cầu của quốc tế và thị trường EU.
Đồng thời, thực hiện cơ chế giám sát chặt chẽ đối
với việc thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật và giám
sát chất lượng hàng may mặc.
Thứ ba, cần tăng cường công tác quản lý môi
trường của các doanh nghiệp để đảm bảo các
doanh nghiệp có động lực hoàn thiện qui trình sản
xuất và tăng hiệu quả vượt rào cản kỹ thuật. Vấn
đề này cần được thực hiện kịp thời, đặc biệt cần
được thực hiện chặt chẽ nhất tại các doanh nghiệp
dệt và nhuộm. Bên cạnh cơ chế giám sát và xử lý
vi phạm, nhà nước cần chú trọng xây dựng và
phát triển vùng nguyên liệu trọng điểm.

Thứ tư, hoàn thiện hệ thống pháp luật thương
mại Việt Nam theo chuẩn quốc tế nhằm kêu gọi
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam
10 CLCSCN No2/ 2013
và thu hút đầu tư cho toàn bộ nền kinh nói chung
và cho ngành Dệt - May nói riêng. Bên cạnh đó,
thực hiện cải cách sửa đổi các thủ tục hành chính,
thủ tục hải quan, thay đổi theo hướng đơn giản
nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ nhằm hỗ trợ cho các
hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp
may Việt Nam.
Thứ năm, tiến hành thường xuyên các hoạt
động xúc tiến thương mại, tăng cường mối quan
hệ hợp tác thương mại hữu nghị với các quốc gia
trên thế giới, trong đó đặc biệt lưu tâm đến đối
tác chính như EU; nâng cao vai trò của các Đại
sứ quán của Việt Nam, các Phòng thương mại ở
nước ngoài; phối hợp với Hiệp hội Dệt - May
Việt Nam thường xuyên tổ chức những buổi
thăm quan, tham gia triển lãm thương mại quốc
tế để doanh nghiệp dệt - may Việt Nam có cơ hội
được học hỏi, giao lưu và nâng cao năng lực của
mình.
2. Đối với ngành Dệt - May
- Ngành cần có đầu mối thu thập, cập nhật và
phổ biến thông tin về rào cản kỹ thuật toàn diện
tại các thị trường xuất khẩu chính và các thị
trường mà ngành hướng tới. Bộ phận này phải
được cấp kinh phí để duy trì hoạt động thường
xuyên, đều đặn. Thông tin về rào cản kỹ thuật cần

được phổ biến rộng rãi trong một mục riêng trên
website của Vinatex và Viện Dệt - May.
- Ngành cần trợ giúp thông tin và cho doanh
nghiệp về các hóa chất thân thiện với môi trường,
hỗ trợ kinh phí để tiến hành nghiên cứu thích ứng
công nghệ cho các quá trình sản xuất thân thiện
với sinh thái và áp dụng sản xuất sạch hơn vào
quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Xây dựng
và thực hiện các quy chuẩn về hóa chất hài hòa
với các quy chuẩn hiện hành trên thế giới.
- Nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, lao
động trong ngành: Tổ chức nhiều hơn nữa các
khóa học ngắn hạn cho cán bộ, các lớp đào tạo
tay nghề cho người lao động nhằm nâng cao hơn
nữa chất lượng cũng như năng suất lao động trong
các doanh nghiệp dệt may. Hiệp hội Dệt - May
có thể kết hợp với Chính phủ và các doanh
nghiệp thành lập các trung tâm đào tạo chuyên
ngành về Dệt - May nhằm hình thành được đội
ngũ các chuyên viên cao cấp về các ngành thiết
kế thời trang, cán bộ mặt hàng và tổ trưởng,
quản lý chất lượng, quản lý kho hàng, quản lý
xuất nhập khẩu.
- Cần phải tạo được nguồn nguyên liệu cho
sản xuất trong nước, để giảm bớt và dần loại bỏ
việc nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài. Hiện
nay nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may vẫn
phải nhập khẩu tính chủ động trong nguyện liệu
cho các doanh nghiệp sản xuất chưa cao, phụ
thuộc vào nước ngoài. Mặt khác không đảm bảo

được chất lượng, các yêu cầu kỹ thuật đối với
sản phẩm dệt - may.
3. Đối với doanh nghiệp dệt - may
Để xuất khẩu thành công vào thị trường EU
thì các doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện
pháp vượt rào một cách đồng bộ và kịp thời.
- Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh điều tra
nghiên cứu thị trường về nhu cầu, sở thích, mức
độ tiêu dùng của người châu Âu; hệ thống luật
pháp và những quy định liên quan đến hoạt
động xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị
trường này, những quy định chung và các quy
định riêng của từng quốc gia, hệ thống chỉ tiêu
kỹ thuật quy định cho sản phẩm dệt - may.
- Tăng cường hoạt động marketing và xây
dựng thương hiệu, phối hợp với Hiệp hội Dệt -
May Việt Nam trong việc phát triển hệ thống
kênh phân phối, cũng như những chương trình
xúc tiến thương mại nhằm quảng bá hình ảnh
của dệt - may Việt Nam tại thị trường EU.
(Xem tiếp trang 24)
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam
No1 / 2013 CLCSCN 11
I. Khái qt về hệ thống rào cản phi thuế
quan của Hoa Kỳ đối với hàng dệt - may
nhập khẩu
1. Rào cản pháp lý
a. Chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ: Chính
sách nhập khẩu của Hoa Kỳ nhằm phục vụ lợi ích
quốc gia, cụ thể là phục vụ cho lợi ích người tiêu

dùng và phát triển các ngành có kỹ thuật cao, từ đó
tối ưu hóa nền kinh tế.
b. Luật thương mại có tác động trực tiếp đến
ngành Dệt - May nhập khẩu như:
- Luật thuế bù giá: Quy định việc bảo vệ lợi ích
cho ngành cơng nghiệp Hoa Kỳ bằng cách tăng
thuế nhập khẩu trên cơ sở quyết định hàng hóa
nhập khẩu có được trợ giá bất hợp pháp hay khơng.
- Luật thuế chống phá giá: Đánh vào hàng nhập
khẩu khi hàng nhập khẩu đó xác định bị bán phá
giá, hoặc sẽ bị bán phá giá trên thị trường Hoa Kỳ,
với mức giá thấp hơn giá trị thực của hàng hóa đó.
c. Biện pháp hạn chế định lượng: Bao gồm biện
pháp Hạn ngạnh nhập khẩu và giấy phép nhập khẩu.
2. Rào cản kỹ thuật: Bao gồm
- Tiêu chuẩn chống cháy của Ủy ban an tồn
người tiêu dùng.
- Quy định về nhãn mác theo luật về phân biệt
các sản phẩm sợi dệt.
- Quy định về nhãn mác hàng hóa và quy định
về nước xuất xứ, khai báo mã số của nhà sản xuất.
- Ngồi ra còn có các Tiêu chuẩn kiểm dịch động
thực vật an tồn vệ sinh thực phẩm (SPS), đóng gói,
duy trì ổn định chất lượng sản phẩm.
Những văn bản pháp luật và quy định kiểm
sốt hoạt động sản xuất và dán nhãn các sản
phẩm dệt - may gồm có: Quy định về nước xuất
xứ (SPS - Sanitary and Phytosanitary Measure), đạo
luật dệt (FTC - Federal Trade Commission), đạo
luật về nhận dạng các sản phẩm len sợi (TFPIA -

Textile Fiber Products Identification Act), đạo luật
về dán nhãn các sản phẩm len, đạo luật về dán nhãn
các sản phẩm (FPLA - Fair packaging and labeling
Act), dán nhãn cẩn thận các sản phẩm quần áo dệt
và một số loại sản phẩm nhất định.
u cầu đối với nhãn hiệu: Phải được làm bằng
vải và đính kèm sản phẩm cho đến khi sản phẩm
đến tay người tiêu dùng cuối cùng, phải được ghi
bằng ngơn ngữ tiếng Anh. Một số u cầu khác
như: Dán nhãn nước xuất xứ; u cầu về tỷ lệ sợi;
u cầu về tên; u cầu về hướng dẫn sử dụng.
Dưới đây là một số điều luật cụ thể như:
- Luật cải tiến an tồn sản phẩm tiêu dùng
(CPSIA) có hiệu lực từ 10/2/2010 áp dụng đối với
ngành Dệt - May, trong đó danh mục các sản phẩm
bị hạn chế nhập khẩu ngày một nhiều.
- Qui định hải quan về xuất xứ hàng hố (luật
19 C.F.R part 102).
- Luật nhận biết sản phẩm dệt (Luật 15 U.S.C.70).
- Luật ghi nhãn sản phẩm từ len ( 15 U.S.C. 68)
và lơng thú (15.U.S.C. 69).
- Quy định ghi nhãn hướng dẫn sử dụng hàng
may mặc (16 CFR part 423).
- Luật 65 California về thơng báo sử dụng các
hố chất độc hại.
- Qui định về “Chứng chỉ tn thủ tổng qt
“của CPSIA (ngày có hiệu lực 10-02-2010):
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm cơng nghiệp Việt Nam
12 CLCSCN No2/ 2013
Kinh nghiệm của Trung Quốc vượt qua rào cản

phi thuế quan trong xuất khẩu Dệt - May
sang Hoa Kỳ và bài học cho Việt Nam
16 CFR 1610 - Tiêu chuẩn tính cháy của quần áo.
16 CFR 1615/1616 - Tiêu chuẩn tính cháy
quần áo ngủ của trẻ em.
16 CFR 1303 - Tổng hàm lượng chì trong
sơn và bề mặt phủ.
PL 110-314, sec 101 - Tổng hàm lượng chì
trong chất nền.
PL 110-314, sec 108 - Hàm lượng Phtalat
trong các sản phẩm trẻ em.
16 CFR 1500.48-49 - Các điểm nhọn và cạnh
sắc với các sản phẩm cho trẻ em.
16 CFR 1501,1500.50-53 Các phần nhỏ
trong sản phẩm và đồ chơi trẻ em dưới 3 tuổi.
Các amin thơm gây ung thư (liên quan đến
thuốc nhuộm azo).
Các thuốc nhuộm phát tán gây dị ứng.
Các kim loại nặng (cadimi, crom, chì, thuỷ
ngân, nikel ).
Các hợp chất hữu cơ thiếc (Ví dụ: MBT, TBT,
TPhT ).
Các hợp chất thơm có chứa clo (chất tải hữu
cơ chứa clo như clobenzen, clotoluen).
Các chất làm chậm cháy (PBBs, Peta-BDE,
octo BDE ), Focmaldehyt, Phthalat (Ví dụ:
DEHP, DINP )
3. Yêu cầu về tính đạo đức của sản phẩm:
Đây là một yêu cầu hết sức quan trọng của nhà
nhập khẩu. Những sản phẩm được sản xuất ra bởi

các hành vi bóc lột sức lao động trẻ em, vi phạm
nhân quyền đều bị cấm. Các nhà nhập khẩu đánh
giá cao các nhà sản xuất có được các chứng nhận
về tiêu chuẩn lao động như SA 8000,WRAP.
II. Kinh nghiệm của Trung Quốc vượt rào
cản phi thuế quan xuất khẩu dệt - may vào thị
trường Hoa Kỳ
1. Tình hình xuất khẩu dệt - may của Trung
Quốc vào Hoa Kỳ
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt - may của Trung
Quốc vào Hoa Kỳ không những lớn nhất mà còn
có tốc độ tăng trưởng cao. Sau khi hạn ngạch nhập
khẩu hàng dệt - may được xóa bỏ giữa các nước
thành viên WTO, xuất khẩu dệt - may của Trung
Quốc vào Hoa Kỳ đã tăng vọt. Tuy nhiên, sau khi
Hoa Kỳ áp dụng trở lại hạn ngạch đối với Trung
Quốc từ tháng 5/2005 thì tốc độ tăng nhập khẩu
hàng dệt - may từ nước này vào Mỹ bị chậm lại.
Trung Quốc hoàn toàn có thể thống trị thị
trường dệt - may thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói
riêng nếu không bị hạn chế bởi điều khoản tự vệ
của Hoa Kỳ và EU. Sức cạnh tranh chủ yếu của
Trung Quốc nhờ (1) chi phí lao động trên mỗi đơn
vị sản phẩm thấp do mức lương thấp và năng suất
lao động cao; (2) Trung Quốc có thể sản xuất các
loại vải, phụ kiện trang trí, bao bì, và hầu hết các
phụ kiện khác dùng để sản xuất hàng dệt - may và
các sản phẩm dệt khác; (3) Trung Quốc được giới
chuyên gia đánh giá là một nơi tốt nhất về sản xuất
quần áo, và các sản phẩm dệt - may khác với bất

cứ giá nào; (4) Trung Quốc có thể cung cấp hàng
dệt - may với số lượng lớn trong thời gian ngắn.
2. Các biện pháp hạn chế của Hoa Kỳ và
những biện pháp tự vệ của Trung Quốc
Bắt đầu từ năm 2003 đến nay, Hoa Kỳ sử
dụng rất nhiều biện pháp để cản trở xuất khẩu
dệt - may của Trung Quốc như các biện pháp về
tăng thuế, áp dụng hạn ngạch, tái áp dụng hạn
ngạch xuất khẩu….
Cụ thể, khi Hoa Kỳ đưa ra quyết định tái áp
hạn ngạch đối với một số mặt hàng dệt - may của
Trung Quốc vào ngày 9/5/2005, Trung Quốc đã
chủ động áp dụng một số biện pháp phòng ngừa.
Ngoài việc tiến hành đàm phán thì Bộ Thương
mại Trung Quốc đã tăng thuế suất đối với hàng
dệt - may của nước mình nhằm giảm bớt nhiệt
tăng trưởng xuất khẩu.
Các biện pháp tiếp theo là:
Biện pháp đầu tiên là, Trung Quốc trả đũa áp
dụng trừng phạt đối với hàng nông sản của Hoa Kỳ
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam
No1 / 2013 CLCSCN 13
như: Đậu tương, ngô, bông, và một số sản phẩm
nông nghiệp khác.
Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có
đủ lực mạnh như thế để có thể tìm biện pháp trả
đũa Hoa Kỳ.
Biện pháp thứ 2 mà Trung Quốc sử dụng là,
huy động các nguồn nội lực bên trong từ phía các
doanh nghiệp trong nước tích cực đầu tư ra nước

ngoài nhằm xây dựng thương hiệu cho hàng dệt -
may Trung Quốc, hỗ trợ cho ngành Dệt - May
bằng các biện pháp xúc tiến thương mại. Các cơ
quan nhà nước sẽ cung cấp những thông tin kịp
thời về tình hình xuất khẩu và đầu tư trong ngành
Dệt - May, đồng thời đưa ra những cảnh báo về
rủi ro đối với các nhà xuất khẩu và ngăn chặn tình
trạng đầu tư quá mức, sản xuất trùng lặp trong
ngành Dệt - May. Chính phủ Trung Quốc khuyến
khích các công ty trong nước đầu tư ra nước ngoài
với những chính sách ưu đãi. Chính phủ cũng hỗ
trợ các công ty tăng mức đầu tư cho nghiên cứu
phát triển, thiết kế để nhằm tăng sức cạnh tranh
cho hàng dệt - may Trung Quốc.
Biện pháp thứ 3 là, cắt giảm tỷ lệ hoàn thuế
xuất khẩu đối với mặt hàng dệt - may. Việc giảm
tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu là một trong những nỗ
lực kiểm soát vĩ mô của Chính phủ nhằm thay đổi
mô hình tăng trưởng ngoại thương của Trung
Quốc từ tập trung vào số lượng sang nâng cao
chất lượng. Hiện nay, kinh doanh xuất khẩu hàng
dệt may ngày càng trở nên khó khăn do chi phí
nhân công và nguyên liệu thô ngày càng tăng, bên
cạnh đó đồng nhân dân tệ cũng tăng giá. Chính
những yếu tố này sẽ góp phần làm hạn chế việc
đầu tư quá mức vào lĩnh vực Dệt - May, xóa bỏ
dần các phương thức sản xuất lỗi thời, giảm lượng
tiêu thụ tài nguyên và cải thiện mô trường.
Biện pháp thứ 4 là, Chính phủ Trung Quốc tiến
hành bỏ thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng

dệt - may. Điều này sẽ làm cho các sản phẩm của
Trung Quốc rẻ hơn nhiều trên thị trường thế giới.
3. Bài học kinh nghiệm cho ngành Dệt -
May Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường
Hoa Kỳ
- Học tập Trung Quốc, để có đủ sức cạnh tranh
trên thị trường quốc tế, tuy nhiên, Việt Nam vẫn
phải tăng cường liên doanh, liên kết hơn nữa giữa
các doanh nghiệp dệt - may với nhau để có thể
hợp lực giải quyết những hợp đồng lớn, đảm bảo
giao hàng đúng thời hạn nhằm nâng cao uy tín với
khách hàng nước ngoài.
- Để tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm dệt - may
được cao như Trung Quốc thì Việt Nam cần phải
xây dựng chiến lược tập trung và phát triển vùng
sản xuất nguyên phụ liệu nhằm đảm bảo cung cấp
cho ngành Dệt - May nguồn nguyên phụ liệu ổn
định và chất lượng.
- Thực tế cho thấy, ở Trung Quốc lương bình
quân của công nhân cao hơn Việt Nam khá nhiều
nhưng giá hàng may mặc xuất khẩu của họ ra thị
trường quốc tế rất cạnh tranh. Điều này chứng tỏ,
việc cạnh tranh về hàng may mặc không còn là vấn
đề giá nhân công rẻ mà mấu chốt là công nghệ bởi
giá lao động rẻ chỉ là lợi thế nhất thời, không ổn
định trong cạnh tranh. Ngày nay, khoa học công
nghệ phát triển mạnh, các quá trình sản xuất
được tự động hoá thì giá nhân công rẻ không còn
là thế mạnh như trước. Vì vậy, Việt Nam cần
phải không ngừng đổi mới, tăng cường trang

thiết bị công nghệ tiên tiến, nhanh chóng sản
xuất được những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao
như complet, veston… để đa dạng hóa được các
mặt hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của người tiêu dùng, nâng cao được giá trị kim
ngạch xuất khẩu. Để thực hiện được giải pháp này
thì Việt Nam phải thu hút vốn đầu tư, tranh thủ các
nguồn tài trợ, vay vốn ưu đãi của các tổ chức tài
chính quốc tế để đầu tư mở rộng, phát triển quy
mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị, dây truyền sản
xuất tiên tiến hiện đại để có thế đáp ứng được các
yêu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới.
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam
14 CLCSCN No2/ 2013
- Trung Quốc với những lợi thế như lao
động, công nghệ, nguyên vật liệu, vốn… đã
phát triển sản xuất hàng loạt với giá rẻ, không
quan tâm đến số lượng nhỏ vì sản xuất nhỏ sẽ
khó hơn. Do vậy, Việt Nam cần chuyển từ cạnh
tranh đơn thuần dựa trên lợi thế về giá nhân
công thấp sang cạnh tranh bằng giá trị gia tăng
và đổi mới tăng chất lượng dịch vụ.
- Tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín trên
thị trường quốc tế cũng như chú trọng xây dựng
và phát triển thương hiệu cho sản phẩm của
mình là con đường mà những nhà sản xuất Trung
Quốc đã thực hiện thành công. Để thực hiện
được việc này, các doanh nghiệp dệt - may Việt
Nam cần phải đề ra những chiến lược dài hạn
dựa trên sự kết hợp hài hòa các giải pháp về

nâng cao chất lượng, công tác marketing, không
ngừng nâng cao năng lực của mình trong
khâu thiết kế, đảm bảo thời gian giao hàng.
- Thực hiện những quy tắc đã được chấp
nhận mang tính chất quốc tế trong việc điều
hành doanh nghiệp như ứng dụng công nghệ
mã số mã vạch vào hoạt động của doanh
nghiệp, ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng
sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO… Hoa
Kỳ là một trong những quốc gia đề xướng ra
ISO 9000 nên các sản phẩm dệt - may bán ở
thị trường này phải đạt tiêu chuẩn ISO Đặc
biệt chú trọng đến hàng rào kỹ thuật về chống
bán phá giá, xuất xứ, môi trường, điều kiện
làm việc… để bảo đảm phát triển bền vững.
- Với thực tế các doanh nghiệp dệt - may
Việt Nam đang thiếu nhân lực trong cạnh tranh
quốc tế nên Việt Nam cần sớm có chính sách
hỗ trợ, khuyến khích, thu hút và đào tạo cán bộ
quản lý, kinh doanh, thiết kế; công nhân kỹ
thuật cho ngành. Cũng giống như Trung Quốc,
Việt Nam cần phải tăng cường hợp tác với các
công ty nước ngoài để học hỏi các kinh nghiệm
quản lý, chuyển giao các công nghệ hiện đại…
- Cần phải tích cực tham gia các hoạt động
hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu, hệ thống phân
phối của các nước, tính chất nhu cầu về hàng
dệt may, đối thủ cạnh tranh, phương thức cạnh
tranh để giúp doanh nghiệp xác định được
chiến lược sản xuất mặt hàng gì, số lượng sản

xuất, khả năng xuất khẩu, năng động trong việc
đổi mới mẫu mã, đáp ứng nhu cầu phong phú của
thị trường. Chẳng hạn, kinh nghiệm của Trung
Quốc trong giải pháp về thị trường là cử nhân
viên tiếp thị mang sản phẩm đi chào hàng trực
tiếp với các công ty nhập khẩu hàng dệt - may.
- Tổ chức các cuộc hội thảo để phổ biến cho
các doanh nghiệp về tình hình hội nhập của
Việt Nam để ngay từ bây giờ các doanh nghiệp
có phương án chuẩn bị, có giải pháp phối hợp
giữa các doanh nghiệp, Hiệp hội Dệt - May, các
Bộ, ngành có liên quan… một cách hợp lý,
tránh những bất lợi có thể nảy sinh, chẳng hạn
như sự phát triển quá “nóng” của dệt - may
Trung Quốc dẫn đến việc trước nguy cơ mất thị
phần, các công ty dệt - may ở các nước đã phải
lên tiếng kêu gọi chính phủ tìm các biện pháp
giúp đỡ và Trung Quốc đã bị tái áp hạn ngạch
tại thị trường EU, Hoa Kỳ.
- Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy
công nghiệp dệt - may của nước này lớn mạnh
được như thế là một phần có sự hỗ trợ, quan
tâm của Nhà nước dưới nhiều hình thức. Tuy
nhiên, sự hỗ trợ này phải “khéo léo“, linh hoạt,
tránh tình trạng sau một thời gian phát triển,
chúng ta bị các nước như Hoa Kỳ, EU kiện vì
bán phá giá.
Nguồn:tapchithuongmai.vn;chinhphu.vn;
inas.gov.vn; vinatex.com.
Biên tập: Ngô Hương

Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam
No1 / 2013 CLCSCN 15
I. Các rào cản thương mại chủ yếu trên thị
trường Hoa Kỳ đối với sản phẩm gỗ Việt Nam
Cùng với xu thế chung trong thương mại quốc
tế, Hoa Kỳ khơng sử dụng nhiều biện pháp hạn
ngạch, thuế quan mà tập trung hướng đến xây dựng
hàng rào thương mại phi thuế quan. Các hàng rào
thương mại phi thuế quan chủ yếu như sau:
1. Thủ tục hải quan: Doanh nghiệp sẽ phải
đáp ứng những quy định khai báo hải quan về
xuất xứ gỗ và phải cung cấp đầy đủ các chứng
nhận nguồn gốc gỗ khai thác trước khi hàng được
vào Hoa Kỳ, nhất là với các sản phẩm nội thất
dành cho trẻ em, đồ nội thất có thành phần dệt và
đồ nội thất chiếu sáng.
Bên cạnh việc Hiệp định hợp tác kinh tế chiến
lược xun Thái Bình Dương được chính quyền Hoa
Kỳ chú trọng sẽ mở cửa tiếp cận thị trường Đơng
Nam Á, thì chính quyền Hoa Kỳ còn có những thay
đổi trong việc đưa ra các sáng kiến thương mại mới.
Các u cầu cung cấp thêm thơng tin đảm bảo nhập
khẩu an tồn này khơng chỉ phức tạp mà thực chất
còn giống như đưa ra các rào cản kỹ thuật để “đỡ”
cho thị trường trong nước.
Từ khi đạo luật Farm Bill 2008 được Quốc hội
Hoa Kỳ thơng qua ngày 18/6/2008, các quy định
ngăn ngừa hoạt động đốn gỗ bất hợp pháp đã
được đặt ra. Theo đó, khi xuất khẩu bất kỳ thực
vật nào vào Hoa Kỳ các doanh nghiệp Việt Nam

cũng phải nộp một bản khai báo khi nhập khẩu
bao gồm: Tên khoa học (gồm tên chi - genus và
lồi - species) của bất kỳ thực vật nào có trong
hàng nhập khẩu; giá trị hàng nhập khẩu và số
lượng thực vật trong đó (bao gồm đơn vị đo
lường); tên của quốc gia - nơi thực vật đó được
đốn hạ, thu hoạch.
Những thay đổi mới trong thủ tục hải quan
này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mới xuất
khẩu lần đầu sẽ khơng tránh khỏi sai sót và dẫn
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm cơng nghiệp Việt Nam
16 CLCSCN No2/ 2013
Vượt qua rào cản thương mại
để xuất khẩu đồ gỗ vào thò trường Hoa Kỳ
T
rong những năm vừa qua, xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam vào thị trường
Hoa Kỳ tăng mạnh. Một trong số các
mặt hàng xuất khẩu lớn vào thị trường Hoa Kỳ
phải kể đến là mặt hàng đồ gỗ. Đồ gỗ của Việt
Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ được đánh
giá là có chất lượng tốt, kiểu dáng sáng tạo, giá
cả khá cạnh tranh vì thế tạo được độ tín nhiệm cao
đối với người tiêu dùng. Kim ngạch xuất khẩu đồ
gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ những
năm vừa qua khơng ngừng tăng. Kim ngạch xuất
khẩu đồ gỗ vào thị trường này đạt 16,1 triệu USD
vào năm 2001. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu
đã tăng lên 1.100 triệu USD, năm 2010 là 1.392
triệu USD, năm 2011 là 1.435 triệu USD (tăng

gấp 89 lần so với kim ngạch năm 2001). Tuy
nhiên, thị trường Hoa Kỳ là thị trường khó tính,
rất khắt khe về chất lượng hàng hố nói chung và
mặt hàng đồ gỗ nói riêng. Do vậy, xuất khẩu đồ
gỗ của Việt Nam trong những năm vừa qua tuy
đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng khích
lệ song vẫn chưa xứng với tiềm năng của mình.
Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam vẫn chưa thực sự
đáp ứng những u cầu về rào cản kỹ thuật của
thị trường Hoa Kỳ. Đồ gỗ của Việt Nam vào thị
trường Hoa Kỳ vẫn chưa cạnh tranh được với đồ
gỗ của Trung Quốc và Canada. Các doanh nghiệp
Việt Nam vẫn hết sức lúng túng khi phải đối mặt
với những rào cản mới của thị trường này. Vì vậy,
Việt Nam muốn xuất khẩu thành cơng vào thị
trường Hoa Kỳ thì cần phải có những biện pháp
hữu hiệu vượt qua những rào thương mại của thị
trường này từ phía nhà nước và doanh nghiệp.
đến chậm thời gian xuất khẩu sang Hoa Kỳ, gây
khó khăn cho hoạt động xuất khẩu gỗ Việt Nam
vào Hoa Kỳ.
2. Dán nhãn xuất xứ: Mọi hàng hóa có xuất
xứ nước ngoài (hoặc trong một số trường hợp
đặc
biệt, vỏ đựng của nó) sẽ phải ghi rõ ở một
chỗ rõ ràng. Trong các sản phẩm gỗ chỉ có gỗ
xẻ, rào gỗ, gỗ lát nền là không cần dán nhãn xuất
xứ. Nếu là mác dính thì phải luôn dính trên sản
phẩm và chỉ có thể bị phá huỷ bởi các hành động
có chủ tâm. Hàng nhập khẩu không ghi rõ ràng

xuất xứ sẽ bị phạt 10% trị giá (không kể các loại
thuế và phí khác) hoặc bị phá hủy theo yêu cầu
điều tra của Hải quan trước khi đưa vào Hoa Kỳ.
3. Về quy tắc dán nhãn: Hàng gỗ nội thất
cần được dán nhãn theo đúng luật dán nhãn và
đóng gói hợp lý. Luật này yêu cầu mỗi kiện hàng
hoá tiêu dùng dành cho hộ gia đình phải mang
nhãn hiệu hàng hoá và phải có: (1) Tuyên bố xác
định hàng hoá; (2) Tên và địa chỉ nơi sản xuất,
đóng gói, hoặc phân phối; (3) Khối lượng tịnh
của sản phẩm về mặt trọng lượng, kích thước
hay số đếm (Kích thước phải được đo bằng đơn
vị inch và cm). Liên quan đến đồ nội thất gia
đình, Uỷ ban Thương mại Liên bang đã thông
qua một hướng dẫn cho ngành công nghiệp đồ
gỗ gia dụng. Hàng nội thất và các bộ phận của
nó phải tuân thủ các quy định cụ thể với mục
đích bảo vệ người tiêu dùng. Các quy định này
không bắt buộc nhưng nếu muốn bán hàng tại
Hoa Kỳ thì phải tuân thủ. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ
còn có các đạo luật các chất có khả năng gây hại,
đạo luật này bổ sung một số yêu cầu đối với
hàng gia dụng dùng cho trẻ em như giường…
Các nhà xuất khẩu được tư vấn là nên dán
nhãn mác xuất xử vào sản phẩm một cách chính
xác để tránh bị phạt và nộp phí bổ sung tại hải
quan. Thông thường mức phạt trong trường hợp
này vào khoảng 10%.
4. Chứng chỉ/Giấy chứng nhận tiêu chuẩn
Hoa Kỳ: Khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ thì mọi đồ

bao bọc bằng gỗ phải có giấy chứng nhận vệ sinh
dịch tễ và có thể do nhà xuất khẩu cung cấp.
Giấy chứng nhận cần xác nhận rằng các sản
phẩm không bị nhiễm bệnh hay dịch của gỗ. Sản
phẩm gỗ xuất khẩu vào Hoa Kỳ cũng phải có
giấy chứng nhận nguyên liệu gỗ được khai thác
hợp pháp từ rừng quản lý bền vững (FSC) và
phải có chứng nhận bởi FSC hoặc các tổ chức
tương đương. Do vậy, các doanh nghiệp xuất
khẩu gỗ cần được cấp chứng chỉ COC (COC:
Chain of Custody - Chuỗi hành trình sản phẩm),
áp dụng quản lý theo tiêu chuẩn ISO và gỗ nguyên
liệu có chứng nhận bởi FSC. Ngay cả từ cái chuôi
dao vào thị trường này cũng phải chứng minh được
xuất xứ gỗ.
Khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp xuất
khẩu gỗ phải đối mặt là đạo luật Lacey của Hoa
Kỳ thắt chặt hơn việc quản lý nguồn gốc sản
phẩm gỗ. Đạo luật Lacey của Hoa Kỳ có hiệu
lực bắt đầu từ ngày 1/4/2009. Theo đó, các sản
phẩm gỗ nhập khẩu vào quốc gia này sẽ được
kiểm soát rất chặt chẽ về nguồn gốc, xuất xứ.
Đạo luật Lacey được ban hành thắt chặt hơn
việc kiểm soát nguồn gốc sản phẩm gỗ, đưa ra
yêu cầu mới cho việc nhập khẩu tất cả nông sản
và các sản phẩm làm từ nông sản. Các quy định
mới này chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn so với các
quy định cũ. Điều này được cho là gây không
ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam,
nhất là trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu sụt

giảm khá mạnh trong thời gian qua.
Chưa hết, đạo luật cải thiện an toàn sản
phẩm tiêu dùng năm 2008 (CPSIA) có ảnh
hưởng nhiều đến hàng hóa của Việt Nam khi
đưa ra các giới hạn nghiêm ngặt hơn đối với
lượng chì trong các sản phẩm cho trẻ em.
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam
No1 / 2013 CLCSCN 17
Và đạo luật Farm Bill 2008 được Quốc hội Hoa
Kỳ thông qua ngày 18/6/2008 với 15 Chương và
600 mục. Đối với gỗ, sản phẩm gỗ và các sản
phẩm có liên quan đến “thực vật”, Farm Bill 2008
đặt ra các quy định ngăn ngừa hoạt động đốn gỗ
bất hợp pháp.
Ngoài ra, Farm Bill 2008 cũng chú ý đến việc
sử dụng lao động trong sản xuất sản phẩm nông
nghiệp xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Vì vậy,
doanh nghiệp cần đảm bảo điều kiện lao động
và sử dụng lao động không vi phạm quy định
quốc tế về sử dụng lao động trẻ em và lao động
cưỡng bức
5. Nguy cơ bị kiện bán phá giá: Khi thị phần
xuất khẩu mặt hàng gỗ vào Hoa Kỳ chiếm tỷ
trọng cao thì rất có thể sẽ bị Hoa Kỳ kiện bán
phá giá với lý do làm ảnh hưởng đến ngành sản
xuất đồ gỗ của nước nhập khẩu. Theo vụ Chính
sách thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương), đồ
gỗ nội thất dùng trong phòng ngủ (không kể ghế)
của Việt Nam chiếm 14,66% thị phần loại sản
phẩm này tại Hoa Kỳ, các loại ghế khung gỗ

không bọc chiếm 5,54% thị phần và vài loại
khác chiếm 3,71%; trong đó, đồ gỗ nội thất
phòng ngủ, các loại ghế khung gỗ không bọc có
nguy cơ cao nhất.
Thuế chống bán phá giá là loại thuế có tác
động và ảnh thưởng rất mạnh tới xuất khẩu sản
phẩm gỗ của Việt Nam. Khi tốc độ xuất khẩu sản
phẩm gỗ Việt Nam gia tăng vào thị trường Hoa
Kỳ thì nguy cơ bị Hoa Kỳ kiện bán phá giá là rất
lớn. Hiện nay, thị phần xuất khẩu sản phẩm gỗ
Việt Nam vào Hoa Kỳ chưa cao, dưới 3%, chưa
có nguy cơ bị kiện bán phá giá. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp Việt Nam cần phải theo dõi việc
xuất khẩu sản phẩm gỗ vào Hoa Kỳ và phối hợp
với Hiệp hội, Chính phủ.
II. Đánh giá chung về thực trạng vượt rào
cản thương mại trên thị trường Hoa Kỳ đối với
sản phẩm gỗ Việt Nam
1. Những ưu điểm trong việc vượt rào cản
trên thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp
gỗ Việt Nam
Đối với các thủ tục hải quan, dán nhãn xuất xứ,
quy tắc dán nhãn: Các doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam đã áp dụng đúng,
đủ các thủ tục hải quan của Hoa Kỳ, các quy tắc
dán nhãn để xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ.
Những thủ tục, quy tắc này các doanh nghiệp đã
làm đúng, nhanh chóng, phù hợp với quy định của
đối tác Hoa Kỳ đề ra.
Các doanh nghiệp đã chủ động liên doanh, liên

kết với các đối tác nước ngoài trong đó có các đối
tác đến từ Hoa Kỳ nhằm tránh bị kiện và nắm rõ
được hệ thống tiêu chuẩn gỗ của Hoa Kỳ qua các
đối tác đến từ Hoa Kỳ này. Sự tham gia của các đối
tác này ngoài việc tăng sức mạnh tài chính và làm
cho hệ thống kế toán minh bạch hơn, còn tạo thêm
động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển,
vượt các rào cản thương mại.
Các doanh nghiệp đã chú ý đến những yếu tố
chính để tránh bị kiện như: Sử dụng nguyên liệu rõ
ràng, có chứng chỉ về xuất xứ gỗ,…
Doanh nghiệp đã rất chú trọng đến đạo luật cải
thiện an toàn sản phẩm tiêu dùng trong sản xuất sản
phẩm gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ, nhằm bảo vệ sức
khỏe của người tiêu dùng
2. Những mặt tồn tại trong việc vượt rào cản
trên thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp gỗ
Việt Nam
- Từ phía doanh nghiệp: Các doanh nghiệp lại
biết ít thông tin về các thay đổi về thủ tục, quy định,
pháp luật của Hoa Kỳ dẫn đến doanh nghiệp thường
bị động trước những thay đổi này, dẫn đến hàng hóa
bị trả về, hoặc phải đóng tiền phạt do vi phạm quy
định của Hoa Kỳ.
Bên cạnh năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp còn yếu, các doanh nghiệp chưa nhạy bén
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam
18 CLCSCN No2/ 2013
trong việc đưa ra các sản phẩm mới nhằm đa dạng
hóa sản phẩm, đặc biệt là hợp tác kinh doanh và vai

trò quy tụ của các hiệp hội
Sản xuất sản phẩm có giá trị cao của các
doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá thấp. Vì sản
xuất những đơn hàng giá trị cao để tránh bị kiện
bán phá giá, do đó doanh nghiệp Việt Nam cần
chú trọng vào thị trường trung bình và cao, đồng
thời áp dụng chính sách giá cả hợp lý, thay vì
sản xuất đại trà và giá rẻ như hàng Trung Quốc.
Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản
phẩm gỗ được cấp giấy chứng nhận FSC (Hội
Đồng Quản Lý Rừng) còn chưa nhiều. Trong khi
đó việc sử dụng nguyên liệu gỗ bất hợp pháp của
một số cơ sở sản xuất sản phẩm gỗ đang diễn ra
phổ biến, gây ảnh hưởng xấu đến các doanh
nghiệp sản xuất gỗ uy tín nói riêng và ngành sản
xuất sản phẩm Gỗ nói chung.
Một số cơ sở sản xuất sản phẩm gỗ ở các làng
nghề chế biến gỗ vẫn sử dụng lao động trẻ em
chưa thành niên với mức lương thấp. Các cơ sở
sản xuất nhỏ vẫn chưa nhận thức được việc này
và đây là việc làm vi phạm luật lao động, ảnh
hưởng xấu đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm
gỗ cũng như các doanh nghiệp khác và cả ngành
Chế biến Gỗ Việt Nam.
- Từ phía sự hỗ trợ của Chính phủ: Các văn
phòng thông tin chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho
các doanh nghiệp về rào cản thương mại. Ngành
Gỗ Việt Nam còn đang đối diện với hiện trạng
thiếu và yếu thông tin. Đây là một trong những
trở ngại lớn nhất của ngành Gỗ để phát triển bền

vững. Ngành Gỗ hiện có rất nhiều nguồn thông
tin khác nhau nhưng chưa có tổ chức nào, cơ
quan nào đứng ra tập hợp thông tin đó một cách
hệ thống.
Việc quy hoạch trồng rừng để đáp ứng nhu
cầu chế biến xuất khẩu gỗ còn nhiều hạn chế.
Sản lượng rừng trồng khai thác chiếm một tỷ lệ
nhỏ, không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất của các
doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp vẫn
nhập khẩu một lượng lớn gỗ từ bên ngoài để đáp
ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm gỗ.
Nhà nước chưa có chế tài xử phạt nặng những
cơ sở sản xuất sản phẩm gỗ sử dụng lao động trẻ
em, chưa tuyên truyền sâu rộng tới các cơ sở này
để họ nhận thức đúng đắn được việc sử dụng lao
động trẻ em là hành động bất hợp pháp.
- Từ phía sự hỗ trợ của Hiệp hội: Hiệp hội
vẫn chưa có những biện pháp cụ thể trong việc
giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua rào cản. Nội
dung được phổ biến còn mang tính khái quát,
chưa gắn với doanh nghiệp và những mục tiêu
chính sách hội nhập của doanh nghiệp
Việc triển khai các dự án trồng rừng còn chậm,
thiếu tính minh bạch về tài chính, dẫn đến việc
trồng rừng không hiệu quả, nguyên liệu gỗ cung
cấp cho các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, doanh
nghiệp vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ các
nước khác (80% nguyên liệu gỗ phải nhập khẩu).
III. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy
mạnh vượt rào cản đối với sản phẩm gỗ Việt

Nam trên thị trường Hoa Kỳ
1. Đối với rào cản về thủ tục hải quan
Tất cả các chứng từ trình cho cơ quan hải quan
Hoa Kỳ cần đầy đủ và chính xác. Bất cứ sai sót
nào do bất cẩn cũng dẫn đến việc chậm trễ hoặc
bị tịch thu hàng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu vào
Hoa Kỳ cũng phải áp dụng Quy tắc 10 + 2, cung
cấp thêm đến 10 dữ liệu thông tin liên quan về các
chuyến hàng; tuân thủ đạo luật Farm Bill 2008
được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 18/6/2008.
2. Đối với rào cản về giấy chứng nhận FSC
Các doanh nghiệp cần chú trọng đến nguồn
nguyên liệu gỗ và nguồn gốc xuất xứ gỗ. Khi có
đơn hàng từ đối tác Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần có
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam
No1 / 2013 CLCSCN 19
nguồn gỗ tốt, hợp lệ, ổn định đáp ứng đòi hỏi của
khách hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Sản
phẩm gỗ phải có nguồn gốc rõ ràng, không xuất xứ
từ rừng bảo tồn hoặc rừng đặc dụng…
3. Đối với rào cản về Hệ thống tiêu chuẩn
của Hoa Kỳ
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế: Cần phải tiến tới xây dựng hệ thống
tiêu chuẩn và quản lý hệ thống tiêu chuẩn sản xuất
sản phẩm hàng hoá đạt tiêu chuẩn của quốc tế. Có
như vậy, các sản phẩm của chúng ta mới có cơ may
cạnh tranh nổi với sản phẩm nước ngoài, mở rộng
được thị trường, thị phần thế giới.

- Chú trọng nâng cao giá trị gia tăng cho sản
phẩm gỗ xuất khẩu: Thông qua các biện pháp đào
tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động, đổi mới
trang thiết bị chế biến gỗ, chú trọng khâu thiết kế,
tạo dáng sản phẩm; tổ chức nghiên cứu, đào tạo
thiết kế mẫu mã hàng gỗ gia dụng, đổi mới công
nghệ sản xuất, chế biến lâm sản, đa dạng hoá và
không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản
phẩm chế biến cho phù hợp với thị hiếu khách hàng
trong và ngoài nước; đẩy mạnh việc xây dựng
thương hiệu cho các sản phẩm gỗ xuất khẩu.
4. Đối với nguy cơ bị kiện bán phá giá
- Cần nắm vững các qui định về pháp luật chống
bán phá giá của Hoa Kỳ: Để nâng cao sức cạnh
tranh để đối phó với việc vượt rào cản trong thương
mại quốc tế của thị trường Hoa Kỳ, các doanh
nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ đơn lẻ phải kết hợp
với nhau chặt chẽ. Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ
nên nhóm họp và thông báo cho nhau biết tỷ lệ xuất
khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Khi mức nhập khẩu
vào vào thị trường Hoa Kỳ đến mức “đèn đỏ”, lập
tức thông báo nguy hiểm đến các doanh nghiệp để
có điều tiết nhất định.
- Liên kết với các doanh nghiệp của Hoa Kỳ:
Đây sẽ là cách ngắn nhất và an toàn nhất để các
doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập thành
công vào thị trường Hoa Kỳ và không sợ bị
kiện bán phá giá và dễ dàng vượt qua các rào
cản thương mại của Hoa Kỳ đặt ra cho các
doanh nghiệp Việt Nam khi mà doanh nghiệp

Việt Nam đã liên doanh với các doanh nghiệp
Hoa Kỳ.
- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu thị
trường, xúc tiến thương mại, xây dựng thương
hiệu.
- Liên doanh với các đối tác chiến lược: Phát
triển và mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm gỗ
của các doanh nghiệp tại thị trường Hoa Kỳ.
Doanh nghiệp cần có quan hệ với những bạn hàng
lớn và hệ thống phân phối uy tín
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức trong doanh
nghiệp: Để nâng cao hoạt động của doanh nghiệp,
chủ động đối phó với những rào cản thương mại.
Để có thể đối phó với vấn đề rào cản thương mại
một cách có hiệu quả và phù hợp với thông lệ
quốc tế thì việc đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên
trách có trình độ cao phải rất được coi trọng. Đội
ngũ cán bộ này hiểu biết về quy định, thông lệ
quốc tế, nắm bắt được thông tin kịp thời về rào
cản thương mại vì hiện nay phần lớn các doanh
nghiệp đang biết quá ít thông tin về các thị trường
nước ngoài một cách có hệ thống và thường bị
động về các vụ kiện chống bán phá giá.
5. Đối với rào cản về bảo vệ môi trường
Để sản xuất sản phẩm gỗ hướng đến yếu tố bảo
vệ môi trường thì doanh nghiệp cần mở rộng quy
mô sản xuất, đầu tư công nghệ chế biến gỗ hiện đại,
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế, sử
dụng nhãn sinh thái Các nhà sản xuất Việt Nam
cần đầu tư thêm vào công nghệ, chẳng hạn như

phòng sấy khô để kiểm soát độ ẩm của sản phẩm
gỗ, phải lưu ý đến tấm quan trọng của mẫu mã sản
phẩm và tập trung đầu tư cho đội ngũ thiết kế.
Nguồn: goviet.com.vn; vinamap.vn; agro.gov.vn.
Biên tập: Hoàng Hiệp
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam
20 CLCSCN No2/ 2013
1. Tiềm năng và thách thức
Với dân số hơn 300 triệu người, Hoa Kỳ là một
thị trường đầy tiềm năng với rất nhiều sản phẩm
thực phẩm đa dạng và phong phú. Đây là thị
trường khổng lồ có nhu cầu lớn đối với nhiều loại
hàng hóa vì là quốc gia đa chủng tộc, GDP trên
đầu người cao. Người dân Hoa Kỳ lại có thói
quen mua sắm và dịch vụ tài chính phát triển.
Từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa
quan hệ, nhất là sau khi 2 nước ký Hiệp định
Thương mại song phương, quan hệ thương mại 2
nước phát triển rất nhanh cả về quy mơ và tốc độ.
Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu
của Việt Nam. Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu
sang Hoa Kỳ đạt 16,9 tỷ USD tăng 18,9% so với
năm 2010, chiếm tỷ trọng 17,5% tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu Việt Nam. Trong đó mặt hàng
thực phẩm và đồ uống Việt Nam là một trong
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường
Hoa Kỳ và có tốc độ liên tục tăng.
Năm 2010, doanh số bán hàng mặt hàng thực
phẩm trên thị trường Hoa Kỳ đạt mức 580 tỷ USD.
Nếu tính cả mặt hàng đồ uống, doanh số bán hàng

của ngành hàng này đã đạt mức kỷ lục 1 nghìn tỷ
USD. Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng 11% tổng số sản
phẩm thực phẩm được tiêu thụ trên thị trường.
Hàng hóa Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu
vào thị trường Hoa Kỳ hơn các thị trường Nhật
Bản và Tây Âu do người tiêu dùng nước này
khơng q khó tính như nhiều quốc gia khác. Nhờ
vậy, số lượng mỗi đơn hàng thường lớn hơn.
Xu hướng đa dạng hố nguồn cũng đang diễn
ra mạnh mẽ ở Hoa Kỳ do các nhà nhập khẩu tại
quốc gia này khơng muốn phụ thuộc q nhiều
vào Trung Quốc. Họ cần những nguồn cung cấp
phụ để làm đối trọng và dự phòng. Việt Nam đang
là điểm đến được các cơng ty Hoa Kỳ chọn lựa.
Một lý do khác giúp doanh nghiệp xuất khẩu
thực phẩm của Việt Nam có nhiều cơ hội trên thị
trường Hoa Kỳ, đó là cộng đồng người Việt tại
đây. Theo kết quả “Nghiên cứu về cộng đồng
người Mỹ” của Chính phủ Hoa Kỳ thực hiện năm
2005, có khoảng 1,5 triệu người Việt đang sinh
sống và làm việc tại Hoa Kỳ. Họ vừa là cầu nối
hiệu quả đưa sản phẩm của Việt Nam sang Hoa
Kỳ cũng đồng thời là một lượng khách hàng lớn,
khi nhiều người vẫn ăn món ăn Việt Nam.
Mặc dù là thị trường tiềm năng song đây cũng
là thị trường có nhiều thách thức đối với doanh
nghiệp Việt Nam:
Thứ nhất, việc xuất khẩu sang thị trường Hoa
Kỳ của Việt Nam đã gặp phải sự cạnh tranh quyết
liệt từ các mặt hàng của Trung Quốc và nhiều

nước khác. Từ năm 2001, khi Hiệp định Thương
mại song phương giữa hai nước có hiệu lực, hàng
của các doanh nghiệp Việt Nam mới được hưởng
thuế nhập khẩu tối huệ quốc. Khi đó, các doanh
nghiệp Việt Nam mới thực sự tìm cách đẩy mạnh
xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ - một thị
trường đã có nhiều đối thủ có vị trí và “đứng” khá
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm cơng nghiệp Việt Nam
No1 / 2013 CLCSCN 21
Rào cản và thách thức đối với xuất khẩu
hàng thực phẩm và đồ uống của Việt Nam
sang thò trường Hoa Kỳ
N
hững năm qua, quan hệ thương mại
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng
tăng. Hoa Kỳ đã thực sự trở thành
một thị trường lớn với Việt Nam. Tuy nhiên, do
việc các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự
tiếp xúc tồn diện và hiểu biết cặn kẽ những quy
định của thị trường này mà việc xuất khẩu chưa
thực sự hiệu quả, tương xứng với tiềm năng…
chắc. Do vậy, Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách
thức của “người vào sau” với thị trường này.
Thứ hai, Hoa Kỳ được coi là quốc gia có hệ
thống luật pháp phức tạp và nhiều rào cản kỹ
thuật đối với thương mại. Trong những năm gần
đây, doanh nghiệp Việt Nam thường gặp khó khăn
về tiêu chuẩn lao động và môi trường khi xuất
khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ; các vụ kiện chống
bán phá giá và chống trợ giá; hàng rào kỹ thuật

và an toàn thực phẩm.
Thứ ba, đối với mặt hàng thực phẩm và đồ
uống, việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải tuân thủ
khá ngặt nghèo các quy định của Cơ quan Quản
lý An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
(FDA), cụ thể là về Luật Chống khủng bố sinh
học; việc đăng ký, đại diện tại Hoa Kỳ, thông báo
trước; ghi nhãn, định dạng, ngôn ngữ; hệ thống
phân tích và kiểm soát nguồn nguy hại (HACCP)
và tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMPs). Rất
nhiều doanh nghiệp mắc lỗi khi xuất hàng sang
thị trường tiềm năng này, nguyên nhân là do
doanh nghiệp Việt Nam chưa tiếp cận hoàn thiện
và cặn kẽ các quy định an toàn thực phẩm, dược
phẩm của FDA.
Ngoài ra, khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa
Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải mất chi
phí vận chuyển lớn và gặp nhiều đòi hỏi về tiêu
chuẩn năng lực của một doanh nghiệp. Quy mô
doanh nghiệp của Việt Nam nhỏ, phần đông còn
dừng lại ở mức gia công thuần túy, trong khi, các
doanh nghiệp Hoa Kỳ thường không đặt gia công
mà đặt mua hàng hoặc đặt sản xuất theo thiết kế,
mẫu mã và tiêu chuẩn kỹ thuật của họ.
2. Những rào cản gây trở ngại cho xuất khẩu
của Việt Nam
Một trong những trở ngại khiến xuất khẩu của
Việt Nam khó vào Hoa Kỳ đó là các rào cản pháp
luật và kỹ thuật đối với thương mại. Theo đánh
giá chung, Hoa Kỳ được cho là quốc gia có hệ

thống luật pháp phức tạp và nhiều rào cản kỹ thuật
đối với thương mại. Trong những năm gần đây,
doanh nghiệp Việt Nam thường gặp khó khăn về
tiêu chuẩn lao động và môi trường khi xuất khẩu
hàng hóa sang Hoa Kỳ; các vụ kiện chống bán phá
giá và chống trợ giá; hàng rào kỹ thuật và an toàn
thực phẩm.
Nếu có sản phẩm thâm nhập và đứng vững trên
thị trường Hoa Kỳ, xem như chúng ta đã được cấp
giấy thông hành sang thị trường khác và điều đó
sẽ nhân lên thành quả xuất khẩu của Việt Nam
sang Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung. Vì
vậy, Bộ Công thương đã có nhiều hoạt động để
phổ biến những nét mới về quy định an toàn thực
phẩm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông
sản, thủy sản, lâm sản, thực phẩm của Việt Nam,
rút ngắn thời gian làm thủ tục nhập khẩu, đăng ký
giấy phép đồng thời tránh những rủi ro trong xuất
khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những
lỗi mắc phải khiến hàng hóa không vào được thị
trường Hoa Kỳ vẫn còn. Bởi các quy định của
FDA khá phức tạp rắc rối nếu ghi nhãn không
đúng chỗ, xuống dòng không đúng hay dán chữ
không đúng cũng có thể bị giữ hàng hóa.
Quy cách ghi nhãn hết sức quan trọng và là
nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều hàng hóa
không vào được Hoa Kỳ. Hàng năm, theo thống
kê của công ty Registrar Corp, rất nhiều doanh
nghiệp đã mắc lỗi về ghi nhãn dẫn đến hàng hóa
không xuất khẩu vào được Hoa Kỳ. Điển hình là

việc cố gắng tránh sự cố về nhãn, các doanh
nghiệp đã sao chép nhãn của người khác hoặc chỉ
tuân theo một phần của luật.
Ngoài ra, các quy định mới của Luật Hiện đại
hóa an toàn thực phẩm (FSMA) sẽ được FDA
đưa vào áp dụng từ nay đến đầu năm 2016. Các
quy định mới được thực hiện theo bốn nguyên
tắc gồm ngăn ngừa, tăng cường kiểm tra, đảm
bảo tính an toàn cho thực phẩm và tăng cường
quan hệ đối tác.
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam
22 CLCSCN No2/ 2013
3. Các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp
xuất khẩu thực phẩm và đồ uống vào thị trường
Hoa Kỳ
Bên cạnh những thành công, trong xuất khẩu
của các doanh nghiệp Việt Nam vào Hoa Kỳ thời
gian qua vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định.
Trong đó nổi lên việc các doanh nghiệp Việt Nam
chưa tiếp cận toàn diện, hiểu biết cặn kẽ những
quy định về an toàn thực phẩm, dược phẩm khi
xuất khẩu vào thị trường này.
Bộ Công Thương đã có nhiều hoạt động để
phổ biến những nét mới về quy định an toàn thực
phẩm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông
sản, thủy sản, lâm sản, thực phẩm.
Tháng 4 năm 2012, Cục Xúc tiến Thương mại
(Bộ Công thương) phối hợp với Công ty Registrar
Corp Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo Cơ hội xuất khẩu
sang Hoa Kỳ và những yêu cầu của cơ quan quản

lý an toàn thực phẩm, dược phẩm đối với hàng
nhập khẩu. Hội thảo giới thiệu về các quy định
của Hoa Kỳ có liên quan đến sản xuất, kinh doanh
thực phẩm tại Hoa Kỳ, quy định về an toàn thực
phẩm bảo vệ người tiêu dùng của FDA; giới thiệu
về Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm của FDA,
những thay đổi chủ yếu của Luật trước đây và ảnh
hưởng của luật tới việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Việc nắm rõ các luật và qui định mới giúp các
doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy hải sản,
thực phẩm, đồ uống, rau quả, dược phẩm… của
Việt Nam, rút ngắn thời gian làm thủ tục nhập
khẩu, đăng ký giấy phép, tránh rủi ro trong việc
xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
Bắt đầu từ năm 2012, mỗi cơ sở thực phẩm
phải đăng ký lại với FDA 2 năm một lần thay vì
chỉ đăng ký 1 lần như trước đây. Việc đăng ký
lại sẽ được yêu cầu phải thực hiện trong quý IV
hàng năm chẵn. Đây là những nét mới mà các
doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm và đồ uống
Việt Nam cần lưu ý khi xuất hàng sang thị
trường Hoa Kỳ.
Ngoài ra, trước khi xuất mặt hàng thực phẩm,
dược phẩm sang Hoa Kỳ, các doanh nghiệp phải
đăng ký và khai thông báo trước với FDA. Tuy
nhiên, theo quy định mới của Luật Hiện đại hóa An
toàn thực phẩm của FDA (FSMA) thì sau khi đăng
ký với FDA sẽ có thời gian để thẩm tra lại doanh
nghiệp cũng như các nhà máy xem có đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm hay không rồi mới được

cấp các mã, ID để có thể xuất hàng sang được. Việc
này có thể chậm hơn chút nhưng không mất quá
nhiều chi phí.
Các quy định mới trong FSMA cho hàng hóa
đòi hỏi chi tiết hơn, hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ
trên mỗi sản phẩm phải tuân thủ đầy đủ kể từ cách
thức ghi nhãn. Ngoài một số yêu cầu chung phải
đáp ứng đầy đủ như tên loại sản phẩm, trọng lượng,
thành phần nguyên liệu, tùy theo từng mặt hàng mà
Luật FSMA còn có quy định riêng. Cụ thể, ngôn
ngữ ghi trên nhãn sản phẩm phải dùng song ngữ,
trong đó tiếng Anh là bắt buộc và phải chú ý khâu
dịch thuật cần chuẩn xác. Trước kia, tùy theo yêu
cầu của nhà nhập khẩu, ngoài tiêu chuẩn chung của
thị trường, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu hàng hóa
đảm bảo đạt chuẩn theo các tiêu chuẩn chứng nhận
khác do bên thứ ba cấp. Việc đáp ứng tốt sẽ giúp
doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm so
với hàng hóa cùng loại của nhà cung cấp khác.
FSMA không yêu cầu FDA thanh tra các cơ sở
nhưng sẽ làm gia tăng việc thanh tra và yêu cầu các
cơ sở phải đồng ý với việc thanh tra đó theo yêu
cầu của FDA. Một công ty có thể phải trả chi phí
cho bất kỳ việc thanh tra lại nào.
Để hàng hóa thực phẩm, dược phẩm và đồ uống
của Việt Nam có đủ tiêu chuẩn được nhập khẩu vào
Mỹ, các nhà nhập khẩu được yêu cầu thiết lập các
chương trình để xác nhận sự an toàn của tất cả các
chuyến hàng nhập vào Mỹ bằng các chứng nhận an
toàn cho mỗi chuyến hàng. Quy định chỉ định những

yêu cầu này đã chính thức được thi hành vào ngày
4/1/2012. FDA có thể thiết lập một chương trình các
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam
No1 / 2013 CLCSCN 23
nhà nhập khẩu đủ tiêu chuẩn, giảm bớt u cầu đối
với một số nhà nhập khẩu vào ngày 4/7/2012.
Luật Hiện đại hóa an tồn thực phẩm cho phép
FDA có quyền nghi ngờ một cơ sở sản xuất thực
phẩm đã đăng ký nếu FDA cho rằng cơ sở sản xuất,
chế biến đóng gói nhận hoặc lưu giữ hàng bởi cơ sở
đó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh
hưởng đến sức khỏe hoặc gây tử vong cho con
người hoặc động vật. Luật cũng cho phép FDA có
quyền hạn ra lệnh chứ khơng chỉ đơn thuần là u
cầu các cơng ty thu hồi thực phẩm nhiễm khuẩn.
Với những nét mới trong FSMA đã buộc các
nhà nhập khẩu có trách nhiệm hơn đối với chất
lượng sản phẩm của các nhà sản xuất nước ngồi.
Các doanh nghiệp cần phải hồn thiện mình hơn,
thường xun nâng cấp quy trình về an tồn vệ
sinh thực phẩm trong nhà máy để xuất khẩu hàng
sang Mỹ một cách thuận lợi nhất.
Tuy nhiên, khơng phải mặt hàng xuất sang Hoa
Kỳ đã đăng ký FDA đều có thể n tâm mặt hàng đó
có mặt tại đây. Bởi theo luật mới thì FDA có quyền
hạn trong việc nghi ngờ một cơ sở thực phẩm đã
đăng ký nếu FDA nghĩ rằng cơ sở sản xuất, chế biến,
đóng gói, nhận hoặc lưu giữ hàng bởi cơ sở đó có thể
gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến
sức khỏe hoặc tử vong của người và động vật.

Vì vậy, để tăng cường xuất khẩu vào thị trường
Hoa Kỳ các mặt hàng nói trên, việc nhanh chóng
khắc phục những bất cập đó vừa là u cầu trước mắt
vừa là vấn đề xun suốt trong tiến trình đẩy mạnh
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung cũng
như các mặt hàng thực phẩm và đồ uống nói riêng./.
Nguồn: Esn.vn; QĐND online; baomoi.com;
tiengiang.tbtvn.org
Biên tập: Nguyễn Thị Mai Hương
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm cơng nghiệp Việt Nam
24 CLCSCN No2/ 2013
(Xem tiếp trang 11)
- Nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với
các tiêu chuẩn quốc tế, doanh nghiệp phải giải
quyết được bài tốn ngun liệu đầu vào, chú
trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng trang thiết bị
phục vụ sản xuất, quan tâm đến vấn đề phát triển
nguồn nhân lực
- Các doanh nghiệp dệt - may cần đầu tư nâng
cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Hiện nay,
dệt - may Việt Nam đang phải đối mặt với thử
thách lớn là hàng hóa của Trung Quốc thâm nhập
vào thị trường EU. Do vậy, cần xây dựng chiến
lược nghiên cứu phát triển sản phẩm mới để
khơng ngừng cải tiến và đổi mới sản phẩm làm
cho sản phẩm thích nghi với u cầu ngày càng
cao của khách hàng, xây dựng các tiêu chuẩn sản
phẩm ngang tầm với khu vực và trên thế giới để
có thể đáp ứng được những quy định khắt khe về
hàng rào kỹ thuật của thị trường EU.

- Đẩy mạnh hợp tác giữa các doanh nghiệp
trong nước với nhau và hợp tác với các đối tác
nhập khẩu. Cùng với các hoạt động phát triển nội
lực, hoạt động hợp tác trong và ngồi nước sẽ
đem lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội mới. Cần
có sự liên kết các doanh nghiệp dệt - may trong
nước với Hiệp hội Dệt - May Việt Nam và Chính
phủ trong q trình thực hiện các tiêu chuẩn kỹ
thuật cũng như hợp tác với doanh nghiệp nước
ngồi để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trên các
lĩnh vực cơng nghệ, quản lý, nghiên cứu thị
trường, phát triển nguồn nhân lực./.
Nguồn: tapchithuongmai.vn; vinatex.com; tạp
chí Kinh tế và dự báo số 19+20/10/2012,
Biên tập: Bích Thủy
Giải pháp vượt qua rào cản kỹ thuật của EU
1.Tình hình xuất khẩu thủy sản sang một số
thị trường lớn
Mặt hàng thủy sản của Việt Nam là một trong
những ngành xuất khẩu chủ lực của cả nước. Năm
2009 là năm có nhiều khó khăn đối với xuất khẩu
nói chung và đối với mặt hàng thủy sản nói riêng.
Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy xuất khẩu
thủy sản cả nước mang lại kim ngạch 4,2 tỷ USD,
giảm 6,2% (tương đương 276,6 triệu USD) so với
kim ngạch năm 2008. Tuy nhiên, năm 2010 đã
chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của ngành thủy
sản, với sản lượng đạt 5,2 triệu tấn, giá trị sản xuất
tồn ngành 56.900 tỷ đồng, tăng 6,1% so với năm
2009 và giá trị xuất khẩu ước đạt 4,95 tỷ USD,

tăng hơn 16% so với năm 2009. Năm 2011 kim
ngạch xuất khẩu thủy sản đạt mức 6,1 tỷ USD,
tăng gấp 3 lần so với năm 2002. Theo ước tính
năm 2012 đạt 6,2 tỷ USD.
EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản là ba đối tác chính
nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam trong năm
2010, 2011 và 2012. Đây cũng là các thị trường
truyền thống đối với mặt hàng thủy sản của nước
ta. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam vào các thị trường này ngày càng tăng, song
vì đây là thị trường của các nước phát triển với
các tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật rất khắt khe,
các rào cản kỹ thuật vẫn ln là vấn đề gây khó
khăn lớn cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam.
Thị trường EU
Từ năm 2006, EU đã lần lượt vượt Hoa Kỳ và Nhật
Bản trở thành nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của
Việt Nam. Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và
Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm
2010, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam sang EU là 364.015 tấn, trị giá 1,181 tỷ
USD, tăng 4% về khối lượng và 9,6% về giá trị so
với năm 2009. Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam sang EU năm 2011 là 1,331 tỷ USD và giá
trị xuất khẩu thủy sản, năm 2012 ước tính là 1,3
tỷ USD. Các thị trường tiêu thụ mặt hàng thủy sản
từ Việt Nam là Đức, Tây Ban Nha, Italia, Hà
Lan và Pháp, trong đó Đức và Tây Ban Nha là hai
thị trường lớn nhất. Về cơ cấu thủy sản xuất khẩu

sang EU, các mặt hàng như cá tra, tơm, nhuyễn
thể và cá ngừ là các mặt hàng chính.
Thị trường Hoa Kỳ
Từ đầu những năm 2000, Hoa Kỳ đã trở thành
một trong ba thị trường tiêu thụ nhiều nhất thủy
sản của Việt Nam, mặc dù có hai vụ kiện “chống
bán phá giá” đối với tơm và phi lê cá tra đơng
lạnh. Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu
thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam trong đó tơm,
cá tra, cá basa vẫn là những mặt hàng xuất khẩu
chính sang thị trường này. Năm 2010, xuất khẩu
thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 156.998 tấn,
tương đương với trị giá 971,561 triệu USD, tăng
đáng kế so với cùng kì năm trước, nhất là tốc độ
tăng giá trị 45,3% (gấp 1,5 lần so với tốc độ tăng
khối lượng 30,5%). Năm 2012, Hoa Kỳ vẫn là thị
trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt
Nam với giá trị đạt 1.117,013 triệu USD, tăng
5,4% so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy thủy sản
xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã có những cải thiện
đáng kể về giá và mức độ chế biến sâu.
Thị trường Nhật Bản
Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu 896,980 triệu
USD các sản phẩm thủy sản sang Nhật, tăng
19,1% so với năm 2009. Việt Nam là nhà cung
cấp tơm đơng lạnh hàng đầu, chiếm 21% thị phần
và là nhà cung cấp cá phile đơng lạnh lớn thứ 8,
chiếm 2,77% thị phần thị trường Nhật Bản.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường
Nhật có sự chuyển dịch tích cực, thể hiện ở cơ cấu

Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm cơng nghiệp Việt Nam
No1 / 2013 CLCSCN 25
Rào cản kỹ thuật đối với hàng thủy sản
xuất khẩu của Việt Nam
sản phẩm: từ các sản phẩm sơ chế, có giá trị gia
tăng thấp, sang các sản phẩm chế biến, có giá trị
gia tăng cao hơn. Năm 2010, Nhật Bản nhập
khẩu 126 triệu đô la tôm chế biến từ Việt Nam,
tăng 17,4% so với năm 2009. Như vậy, Việt Nam
đã nới rộng khoảng cách thị phần với Trung
Quốc trong phân khúc sản phẩm tôm chế biến và
vượt Indonesia trong phân khúc sản phẩm cá
phile đông lạnh.
Hiện, lượng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu
sang thị trường Nhật Bản đang tăng trưởng mạnh,
năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang
Nhật tăng 37%. Theo ước tính năm 2012 là khoảng
1,05 tỷ USD tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2011.
2. Các rào cản kỹ thuật đối với thủy sản
xuất khẩu của Việt Nam
Mặt hàng thủy sản xuất khẩu được đánh giá là
một trong những mặt hàng gặp phải nhiều rào cản
kỹ thuật nhất từ các nước phát triển. Vấn đề này
cần được xem xét ở cả hai mặt. Thứ nhất, người
tiêu dùng, đặc biệt ở các nước phát triển, không chỉ
mong đợi thực phẩm an toàn và chất lượng cao, mà
còn ngày càng quan tâm tới tính bền vững cho môi
trường và xã hội. Điều này có nghĩa hàng hóa tiêu
thụ tại các thị trường này cần phải được đảm bảo
giám sát và quản lý về mặt an toàn, chất lượng, các

khía cạnh môi trường và xã hội của sản phẩm. Thứ
hai, đây lại chính là cơ hội để các nước phát triển
đề ra quá nhiều các quy định, tiêu chuẩn khiến cho
mặt hàng thủy sản của nước ngoài khó thâm nhập
vào thị trường nước mình, dựng lên một hàng rào
bảo hộ vô hình đối với sản xuất trong nước.
Dưới đây là một số các rào cản kỹ thuật tiêu
biểu đối với mặt hàng thủy sản mà các doanh
nghiệp cần lưu ý khi thâm nhập các thị trường này.
a. Tiêu chuẩn HACCP
Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
(HACCP) là một tiêu chuẩn quốc tế xác định các
yêu cầu của một hệ thống quản lý thực phẩm an
toàn. Hệ thống HACCP tập trung vào các nguy
cơ có ảnh hưởng đến an toàn/vệ sinh thực phẩm
và xác định một cách có hệ thống, thiết lập và
thực hiện các giới hạn kiểm soát quan trọng tại
các điểm kiểm soát tới hạn trong suốt quá trình
chế biến thực phẩm. Tiêu chuẩn này đã được thị
trường Hoa kỳ và EU áp dụng đối với thủy sản
nhập khẩu. Ví dụ cụ thể, doanh nghiệp muốn xuất
khẩu thủy sản sang Mỹ phải gửi kế hoạch, chương
trình HACCP cho Cục thực phẩm và Dược phẩm
Hoa Kỳ (FDA), nếu FDA kết luận là đạt yêu cầu
thì doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu. FDA
sẽ kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu, nếu phát hiện
lô hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
thì sẽ bị từ chối nhập khẩu, sẽ bị trả về nước hoặc
tiêu hủy tại chỗ, mọi chi phí phát sinh do doanh
nghiệp chịu, ngoài ra tên doanh nghiệp được đưa

vào mục “Cảnh báo nhanh” trên internet. Nếu 5
lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp bị giữ lại ở
cảng nhập khẩu để kiểm tra theo chế độ tự động
đảm bảo đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, doanh
nghiệp làm đơn đề nghị thì sẽ được FDA xóa tên
khỏi mục cảnh báo nhanh.
b. Tiêu chuẩn Global GAP
GlobalGAP là một bộ tiêu chuẩn xuất phát từ
châu Âu được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho
sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và
thủy sản) trên toàn cầu. Mục tiêu của Global GAP
là thiết lập một chuẩn mực trong sản xuất nông
nghiệp cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Như
vậy, tiêu chuẩn Global GAP có thể coi như một
giấy thông hành cho hàng thủy sản Việt Nam
thâm nhập thị trường các nước phát triển, đặc biệt
là thị trường châu Âu.
c. Tiêu chuẩn JAS
Đối với thị trường Nhật Bản, hàng hóa có dấu
JAS (Japan Agricultural Standards -Tiêu chuẩn các
mặt hàng nông, lâm sản) do Bộ Kinh tế Thương
mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) cấp, sẽ
được người tiêu dùng rất tín nhiệm. Do đó việc
nghiên cứu các tiêu chuẩn này khi thâm nhập vào
thị trường Nhật Bản cũng là điều cần thiết đối với
các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam
26 CLCSCN No2/ 2013

×