Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Microsoft Word - BAI BAO CAO HOAN CHINH_IN_.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.6 KB, 15 trang )

GVHD: Ths. Hồ Trần Hùng SVTH: Võ Thị Bích
Phương


Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu ………………………………………………………………2
Chương 1: Nhận diện nền kinh tế tri thức
1.1 . Nhận diện nền kinh tế ………………………………………………3
1.2 . Khái niệm ………………………………………………………4

Chương 2: Quan niệm của triết học Mác về con người
và tầm quan trọng của vấn đề trang bị tri thức cho con người

2.1. Quan điểm của triết học Mác về bản chất con người ……………5


2.2. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về giải phóng con người ….…5

2.3. Phát huy vai trò nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới …… 6

Chương 3: Những giải pháp cho vấn đề giáo dục
con người ở Việt Nam hiện nay

3.1. Nhận thức về vấn đề giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay … …7

3.2.Giáo dục với nền kinh tế tri thức ….……………………………… 8

3.3. Những giải pháp cho vấn đề giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay 9



Kết luận ……………………… …………………………… ……….13

Danh mục tài liệu tham khảo …………………………… ……….14













GVHD: Ths. Hồ Trần Hùng SVTH: Võ Thị Bích
Phương


Trang 2



LỜI MỞ ĐẦU


Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của kinh tế tri thức, đòi hỏi mỗi
con người phải đươc đào tạo trình độ học vấn, năng lực, tu dưỡng đạo đức ý

thức lao động tốt để có thể đáp ứng những yêu cầu của sự biến đổi khoa học
công nghệ.

Vì vậy không thể phát triển kinh tế tri thức mà từ chối toàn cầu hóa,
cũng như không thể cạnh tranh nổi trong nền kinh tế toàn cầu hóa nếu không
mở được cánh cửa vào kinh tế tri thức. Những diễn biến gần đây cho thấy ta
hội nhập quốc tế mà không theo kịp họ trong kinh tế tri thức thì sẽ thua thiệt.
Tri thức con người trong nền kinh tế ngày càng đóng vai trò quan trọng . Vấn
đề cốt lõi là ta phải thực hiện chiến lược Giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, phát
triển con người một cách toàn diện.

Chính vì thế em quyết định chọn chủ đề này cho bài tiểu luận: “Tầm
quan trọng của vấn đề trang bị tri thức cho con người trong nền kinh tế tri
thức. Những giải pháp cho vấn đề giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay.

-Nền kinh tế tri thức là như thế nào?

- Quan niệm của triết học Mác về con người và tầm quan trọng của vấn đề
trang bị tri thức cho con người

- Những giải pháp cho vấn đề giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay.”

Thời gian tìm hiểu hạn chế và đây là lần đầu làm tiểu luận do vậy không
tránh khỏi những sai sót, em mong nhận được sự góp ý của Thầy cô. Em xin
chân thành cảm ơn.

SVTH: Võ Thị Bích Phương.












GVHD: Ths. Hồ Trần Hùng SVTH: Võ Thị Bích
Phương


Trang 3




Chương 1: Nhận diện nền kinh tế tri thức

1.1. Nhận diện nền kinh tế tri thức:
Kinh tế tri thức xuất hiện vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20, nhưng
chỉ gần đây mới rộ lên, nhất là từ khi phát triển máy tính cá nhân, rồi Internet
và xa lộ thông tin. Cách đây khoảng một năm thị trường chứng khoán ở Mỹ
bốc lên đột ngột theo sự bùng nổ các công ty dot.com, nhiều người tưởng thế
giới này chỉ có đầu tư vào đó mới là khôn ngoan nhất.

Sau một thời các ngành kinh doanh dựa vào công nghệ thông tin phát
đạt chưa từng thấy, nay bóng ma suy thoái lại rình rập. Thị trường vi tính
chững lại, hàng loạt công ty công nghệ cao, kinh doanh điện tử, ngay cả ở
Silicon Valley, bắt đầu những cuộc sa thải, co cụm lại để chống đỡ luồng khí

lạnh có cơ lan tràn (riêng cổ phiếu Microsoft đã sụt hàng chục tỷ USD).

Tuy nhiên, nhiều người đánh giá, đây chỉ là thời kỳ tạm lắng để chuẩn bị
bùng lên theo một hướng mới. Chính vì thế mà Chính phủ Nhật Bản, mặc dù
kinh tế còn ảm đạm, vẫn dự định đầu tư 30 tỷ USD vào công nghệ thông tin
trong vài năm tới, coi đó là một trong các hướng chính để thoát ra khỏi thế trì
trệ kéo dài mấy năm nay. Nói cho đúng, Nhật Bản đã gặp khó khăn vì đã ngủ
quên trên những thành tựu công nghiệp điện tử dân dụng trong thập kỷ 80, cho
nên chậm bước trong cách mạng số hóa qua Internet.

Hiện nay, đến lượt Mỹ hình như cũng đã quá say sưa với những thành
công theo hướng số hóa nên có nguy cơ sắp tới sẽ bị các đối thủ qua mặt khi
tiến vào thời đại hậu vi tính.

Các bộ óc lớn đang chuẩn bị cho một bước ngoặt công nghệ mới: Sau
máy tính cá nhân là gì? Phải chăng là Truyền thông đa phương tiện không dây,
từ điện thoại di động 3G, 4G, phát triển lên truyền thông đa phương tiện gọn
nhẹ, nhanh chóng, kết nối Internet, truy cập Web…Có nghĩa là xã hội đa
phương tiện không dây đang tới gần.







GVHD: Ths. Hồ Trần Hùng SVTH: Võ Thị Bích
Phương



Trang 4





Bên cạnh đó, nào là bản đồ gen người, nhân bản người vô tính, thực
phẩm biến đổi gen, , biết bao nhiêu chuyện rắc rối nảy sinh từ cách mạng công
nghệ và toàn cầu hóa.

Kinh tế tri thức không phải chỉ có màu hồng. Tình hình không phải chỉ
sôi động một chiều có những cơ hội phất lên hiếm có, mà cũng lắm bước thăng
trầm ẩn chứa không ít rủi ro bất trắc. Đây không phải là thứ trận địa cứ ào ào
xông lên xung phong và chiếm lĩnh được, mà cần có chiến lược thông minh,
chuẩn bị kỹ và tổ chức tốt.

1.2. Khái niệm:

"Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế sử dụng có hiệu quả tri thức cho phát
triển kinh tế và xã hội, bao gồm cả việc khai thác kho tri thức toàn cầu, cũng
như làm chủ và sáng tạo tri thức cho những nhu cầu của riêng mình”.

Với xu thế hội nhập hiện nay vai trò của tri thức ngày càng trở nên quan
trọng, nó trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế. Vì lẽ đó mà ra đời thuật
ngữ “kinh tế tri thức”.Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) “nền
kinh tế tri thức là nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở sản xuất phân phối và
sử dụng tri thức thông tin”.

Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó quá trình thu nhận truyền bá,
khai thác, sử dụng và sáng tạo tri thức trở thành thành phần chủ đạo trong

quá trình tạo ra của cải vật chất.
















GVHD: Ths. Hồ Trần Hùng SVTH: Võ Thị Bích
Phương


Trang 5







Chương 2: Quan niệm của triết học Mác về con người và tầm quan trọng

của vấn đề trang bị tri thức cho con người


2.1. Quan điểm của triết học Mác về bản chất con người:

Tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong quan niệm của Hê-ghen và Phơ-
bách và các nhà triết học tiền bối trước Mác về bản chất của con người. Dựa
vào những nguyên tắc thế giới quan của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Mác
khẳng định: ” Bản chất con người không phải là một cái trìu tượng cố hữu cá
nhân con người riêng biệt trong tính hiện thực của nó, quan niệm hoàn chỉnh về
con người và bản chất con người, phân biệt hai mặt trong bản chất con người
là: mặt sinh học và mặt xã hội.

+ Triết học Mác xem xét bản chất con người một cách toàn diện, cụ thể,
không phải chung chung, trừu tượng mà trong tính hiện thực cụ thể của
nó trong quá trình phát triển của nó.

+ Con người hoà hợp với giới tự nhiên, là một bộ phận của giới tự
nhiên, là kết quả phát triển lâu dài của thế giới vật chất.

+ Con người có tính xã hội: trước hết bản thân hoạt động sản xuất của
con người mang tính xã hội. Hoạt động con người gắn liền với xã hội và
phục vụ cho cả xã hội. Xã hội cùng với tự nhiên là điều kiện tồn tại của
con người. Tính xã hội của con người thể hiện ở hoạt động và giao tiếp
xã hội.

+ Bản chất con người được hình thành và phát triển cùng với quá tình
lao động, giao tiếp trong đời sống xã hội.

2.2. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về giải phóng con người:


- Triết học Mác nói chung, của triết học về con người trong triết học
Mác – Lênin nói riêng là vấn đề giải phóng con người, từ giải phóng những con
người cụ thể sẽ tiến đến giải phóng nhân loại.

- Các học thuyết triết học duy tâm và tôn giáo quan niệm giải phóng con
người là giải thoát về mặt tâm linh để con người có thể đạt được cuộc sống cực
GVHD: Ths. Hồ Trần Hùng SVTH: Võ Thị Bích
Phương


Trang 6
lạc vĩnh cửu ở kiếp sau trong một thế giới khác ngoài tự nhiên – Chỉ là giải
phóng ảo tưởng.

- Triết học Mác – Lênin xác định “bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao
hàm ở


chỗ là nó trở về thế giới con người, những quan hệ của con người về với bản
thân con người là giải phóng người lao động thoát khỏi lao động bị tha hóa”.

- Giải phóng con người là xoá bỏ người bóc lột người, xóa bỏ tha hoá để
con người trở về với chính mình, phát triển bản tính chân chính của mình.

- Lênin nhận định: Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó
làm sáng tỏ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là thực hiện sứ mệnh giải
phóng con người.

2.3. Phát huy vai trò nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới:


- Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của lịch sử.

+ Con người là sản phẩm của lịch sử: Chính quá trình lao động và việc
sáng tạo ra các công cụ lao động đã là nhân tố quyết định đến sự biến
vượn người thành người.

+ Con người là chủ thể của lịch sử: Sau khi xuất hiện, con người đã lao
động và cải biến thế giới, bằng tri thức của mình con người đã là thay
đổi bộ mặt của thế giới vật chất, cùng với sự phát triển của xã hội loài
người là sự phát triển của lịch sử, con người trở thành chủ thể của lịch
sử. Bởi vì, con người là nhân tố quyết định đến sự phát triển của lịch sử.

+ Sự nghiệp đổi mới nhằm mục tiêu vì hạnh phúc của con người và do
con người làm nên.

- Để phát huy vai trò nhân tố con người cần thiết phải tiến hành một số
nội dung sau:

+ Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, tạo ra một hệ
thống chính sách, biện pháp và cơ chế vận hành đảm bảo sự phối hợp đúng đắn
lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Trong đó, lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp.

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống con người, nâng cao trình độ và năng
lực lao động, nâng cao tay nghề.

+ Tạo ra một môi trường công bằng, dân chủ, quan tâm đến lợi ích của
từng người và lợi ích của cả cộng đồng.
GVHD: Ths. Hồ Trần Hùng SVTH: Võ Thị Bích
Phương



Trang 7

+ Đảng ta khẳng định: kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, kết
hợp lợi ích vật chất với lợi ích tinh thần, chăm lo lợi ích trước mắt với lợi ích
lâu dài của nhân dân, kết hợp hài hoà các lợi ích, chú ý lợi ích cá nhân người
lao động. Nguồn lựccon người là cơ bản nhất của sự nghiệp Công nghiệp
hóa_Hiện đại hóa. “Con người là trung tâm của sự phát triển xã hội. Bản chất
con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội”.



Chương 3: Những giải pháp cho vấn đề giáo dục con người ở Việt Nam
hiện nay

3.1. Nhận thức về vấn đề giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay :

Đối với con người thì việc dạy dỗ cho thế hệ kế tiếp là một việc được
“nâng lên một tầm cao mới” nói theo kiểu một nhà lãnh đạo của Việt Nam
trong bất cứ một bài phát biểu nào, ở bất cứ đâu.

Theo Wikipedia thì “ Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức,
hướng tới mục đích làm biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của
người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người
học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài.

Giáo dục bao gồm việc dạy và học, và đôi khi nó cũng mang ý nghĩa sâu
sắc hơn nhưng ít hữu hình hơn như là quá trình truyền thụ, phổ biến tri thức,
truyền thụ sự suy luận đúng đắn, truyền thụ sự hiểu biết.


Giáo dục là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này
đến thế hệ khác. Giáo dục là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng,
năng lực tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người.

Dạy học là một hình thức giáo dục đặc biệt quan trọng và cần thiết cho
sự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách học sinh. Quá trình dạy học nói riêng
và quá trình giáo dục nói chung luôn gồm các thành tố có liên hệ mang tính hệ
thống với nhau: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương phápgiáo dục,
phương tiện giáo dục, hình thức tổ chức và đánh giá.

Sự giáo dục của mỗi cá nhân bắt đầu từ khi sinh ra và tiếp tục trong suốt
cuộc đời. (Một vài người tin rằng, sự giáo dục thậm chí còn bắt đầu trước khi
sinh ra, theo đó một số cha mẹ mở nhạc, hoặc đọc cho những đứa trẻ trong
bụng mẹ với hy vọng nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ sau này).

Với một số người quá trình đấu tranh giành giật sự sống, giành giật sự
thắng lợi
GVHD: Ths. Hồ Trần Hùng SVTH: Võ Thị Bích
Phương


Trang 8
trong cuộc sống cung cấp kiến thức nhiều hơn cả sự truyền thụ kiến thức ở các
trường học. Các cá nhân trong gia đình có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giáo
dục, thường có ảnh hưởng nhiều hơn là họ nhận ra, mặc dù việc dạy dỗ trong
gia đình có thể không có tính chính thức, chỉ có chức năng giáo dục rất thông
thường.”

Mục tiêu giáo dục là ước vọng của nhà làm công tác giáo dục muốn dẫn

dắt thế hệ đàn em trở thành những người như thế nào để có thể phục vụ cho bản
thân, cho nhà nước, cho Tổ Quốc và cho đồng bào hữu hiệu nhất.

Nội dung giáo dục,phương pháp giáo dục,phương tiện giáo dục là các
vấn đề kỹ thuật để đánh thức khả năng,đánh thức trí tuệ của con người để phục
vụ cho mục tiêu giáo dục đề ra.

Việt Nam là một nước có bốn ngàn năm văn hiến, có một truyền thống
văn hóa rất đáng nể trọng, có một nền luân lý,đạo đức lâu đời, có một kho tàng
văn học cũng khá đồ sộ, chắc hẳn là nền giáo dục của chúng ta đã đào tạo được
những con người có khả năng và đạo đức.

3.2. Giáo dục với nền kinh tế tri thức:

Mục tiêu của giáo dục thật sự rất rõ ràng là dạy làm người, nghĩa là rèn
luyện đạo đức và nhân cách con người. Giáo dục đồng thời cung cấp kiến thức,
kỹ năng để con người xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh. Nền giáo dục
của nước ta cũng phải tìm ra các biện pháp để đạt được hai mục tiêu trên.

Nền giáo dục có tốt thì mới góp phần tạo dựng, bảo vệ được một hệ giá
trị nhân bản, phù hợp với đặc trưng tốt đẹp của dân tộc và vì vậy đủ sức mạnh
làm nền tảng cho xã hội phát triển, hưng thịnh; ngược lại, với nền giáo dục kém
và hệ quả đi kèm với nó, hệ giá trị yếu thì dân tộc đó khó có sức bật đi lên.

Tri thức có vai trò to lớn đối với việc tăng năng suất lao động, nâng cao
chất lượng sản phẩm …. Phát triển kinh tế tri thức sẽ tiết kiệm được tài nguyên
thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm bớt nặng nhọc trong lao
động.

Vì vậy, hiện nay, các nước đều dành sự quan tâm hàng đầu cho việc xây

dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về tri thức và phát triển đội ngũ trí thức.
Ở đâu có nhiều tri thức hơn, ở đó có nền kinh tế phát triển hơn; những công ty,
đơn vị nào có nhiều tri thức sẽ phát triển mạnh hơn; những cá nhân nào có tri
thức, có trình độ sẽ nhận được việc làm tốt hơn, thu nhập cao hơn.

Phát triển kinh tế tri thức là xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế, phù hợp
với quy luật vận động và phát triển của xã hội. Một trong những đặc điểm nổi
bật của thế giới hiện nay đó là cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển
như vũ bão đã tác động sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
GVHD: Ths. Hồ Trần Hùng SVTH: Võ Thị Bích
Phương


Trang 9

Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình toàn cầu hoá có ảnh hưởng
sâu rộng đến sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Ngày nay, hầu
hết các quốc gia trên thế giới đều có chiến luợc phát triển kinh tế tri thức theo
những cách thức riêng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước. Các nước
phát triển tập hợp thu hút lao động trí tuệ, nghiên cứu sâu vào lĩnh vực năng
lượng mới, vật liệu mới, hoá sinh học, khám phá vũ trụ … để phát triển nền
kinh tế. Các nước đang phát triển chọn

hướng đi tắt, tạo động lực phát triển nhanh nhằm rút ngắn khoảng cách đối với
các nước phát triển. Đối với nền kinh tế dựa vào tri thức thì phát triển Giáo dục
đào tạo đang là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia .

Từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), tranh luận về con đường hội nhập của giáo dục nước nhà
lại tiếp tục diễn


ra sôi nổi. Với một quốc gia có điểm xuất phát thấp như Việt Nam, chúng ta chỉ
có một lối đi, một câu trả lời: Phải xây dựng được một nền giáo dục rèn luyện
nên những con người Việt Nam kiên cường, giàu trí tuệ và giàu nghị lực sáng
tạo mà sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước thời hội nhập ngày nay đòi hỏi.

3.3. Những giải pháp cho vấn đề giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay :

Sự nghiệp giáo dục Việt Nam phải thực sự bắt tay lại từ cơ bản: nhà trẻ
mẫu giáo, tiểu học, trung học. Phương châm hành động của Việt Nam hãy là
bám lấy truyền thống tiến lên hiện đại.

Sau đây là một số suy nghĩ, nhận xét của cá nhân về nền giáo dục Việt
Nam hiện nay.

Mục đích của giáo dục là đào tạo những con người hữu ích cho xã hội.
Phải có kiến thức, kỹ năng sáng tạo phù hợp với kỷ nguyên phát triển hội nhập;
nhưng đồng thời cũng phải có ý thức dân tộc phục vụ cống hiến cho xã hội và
phải có sức khỏe để lao động. Cả 3 yêu cầu đào tạo này là một quá trình công
phu, lâu dài từ một đứa trẻ mới sinh cho đến tuổi trưởng thành.

Hiện nay nền giáo dục Việt Nam đang mang căn bệnh nan giải có nguy
cơ đe dọa cả tương lai của dân tộc. Đó là căn bệnh chạy theo thành tích ảo,
chạy theo bằng cấp, chỉ lo đào tạo cái thầy biết hoặc trường muốn dạy chứ
không đào tạo cái xã hội cần.

Sự nghiệp giáo dục Việt Nam phải thực sự bắt tay lại từ cơ bản, từ nhà
trẻ mẫu giáo, tiểu học, trung học. “Giáo dục phải đào tạo và phải thực sự bắt
đầu từ tuổi ấu thơ”.


GVHD: Ths. Hồ Trần Hùng SVTH: Võ Thị Bích
Phương


Trang 10

Nhu cầu xây dựng đại học có chất lượng cao rất cần thiết cho sự nghiệp
phát triển đất nước, nhưng chắc chắn không phải là giải pháp riêng lẻ đơn độc
mang tính “thần dược” hay “bùa hộ mạng” cứu chữa mọi căn bệnh. Vấn đề
giáo dục nhà trẻ không được quan tâm đúng mức đã được báo chí phản ánh
trong nhiều năm qua. Nếu chất lượng đầu vào đại học không thật tốt thì không
có chương trình đại học nào có thể cho một đầu ra tốt được.

Giáo dục đào tạo là sự nghiệp “Trồng người mất trăm năm” như Bác Hồ
đã nói. Nếu học sinh không được đào tạo trong suốt quá trình từ nhà trẻ đến cấp
cao hơn để có kỹ năng cần thiết và ý thức cống hiến, có sức khỏe; thì khi ra
trường chỉ có tấm bằng cầm tay “biết chữ mà không biết làm” và làm những
việc hoàn toàn không liên quan đến những gì mình đầu tư học tâp.

Hiện nay có khuynh hướng đề cao khái niệm “đại học quốc tế chất
lượng cao”.



Xây dựng đại học tốt là điều kiện cần có, nhưng điều kiện đủ là chúng ta phải
có bản thân sinh viên là những hạt giống tốt, nhân tố tốt.

Rõ ràng lâu nay giáo dục Việt Nam chỉ lo đào tạo số lượng sinh viên đầu
ra mà quên đi vấn đề quan trọng là thế hệ thanh niên thật sự đóng góp như thế
nào vào sự nghiệp phát triển đất nước. Hàng loạt kỹ sư, cử nhân Việt Nam ra

trường nhưng thử hỏi có bao nhiêu người đạt được trình độ kỹ thuật của kỹ sư?
Bao nhiêu người dùng được? Bao nhiêu người làm việc theo đúng ngành nghề
mình đã học, đó là một sự lãng phí lớn.

Thậm chí ngày nay học sinh, sinh viên chỉ lo đạt bằng TOEFT này,
TOEFT kia nhưng chính tiếng Việt lại sử dụng không chuẩn. Trong khi cha
ông ta ngày xưa số lượng ông Cử đếm trên đầu ngón tay nhưng đào tạo người
nào ra người ấy. Họ không chỉ thông thạo ngoại ngữ mà còn giỏi thơ văn, rành
văn hóa nước nhà.

Vì sao lại có nghịch lý như thế? Hiện nay chúng ta cũng không có một
ngành thống kê thực tế phục vụ nghiên cứu chính sách. Xây dựng trường đại
học mang tầm quốc tế chỉ là điều kiện “cần” nhưng chưa “đủ”. Thế giới rất
quan tâm đến những thợ giỏi, chuyên viên kỹ thuật cao. Tôi cho rằng phải xây
dựng đồng bộ từ dưới lên.


Đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa mà sinh
viên không chịu học kỹ thuật, chỉ tập trung không cân bằng vào các ngành dễ
được xã hội “chấp nhận” thì làm sao phát triển công nghiệp, làm sao hiện đại
hóa đất nước? Việt Nam muốn phát triển khoa học kỹ thuật thì phải đào tạo
khoa học kỹ thuật trên bình diện rộng.
GVHD: Ths. Hồ Trần Hùng SVTH: Võ Thị Bích
Phương


Trang 11


Nền giáo dục chúng ta có thể xem như đang mắc bệnh mà không chữa

trị, đua nhau nhồi nhét học thuộc lòng theo sách vở để có điểm cao mà sách
chưa chuẩn, năm nào thi cử cũng gian lận, đề thi sai, trẻ con thì bị bỏ mặc lang
thang trên đường phố, ma túy trong học đường, ý thức công dân rất kém. Càng
nói càng thấy nguy cơ, nhưng không thấy xã hội quản ngại vì bao nhiêu năm
rồi chưa thấy biện pháp giải quyết, chỉ nghe được những hứa hẹn cải cách.

Giáo dục Việt Nam muốn phát triển phải giải phẫu đúng bệnh. Bệnh
chẩn đoán đúng nhưng không chịu giải phẫu làm sao chữa trị? Thực tế, các cơ
quan chức năng đều nhận thấy hết căn bệnh giáo dục nước nhà.

Trong các cuộc hội thảo, hầu như mỗi vấn đề đều đã được phân tích, chỉ
ra cái đúng cái sai nhưng điều lạ lùng là nó không được đúc kết để đưa vào
thực hiện thực tế. Tình trạng “nói” nhưng không “làm” là căn bệnh nan giải
nhất của hầu hết nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội chứ không phải của
riêng ngành giáo dục Việt Nam.




Thời đại hội nhập ngày nay yêu cầu từng chúng ta phải tập trung toàn
sức lực, trí tuệ để xây dựng phát triển đất nước. Tất cả việc làm không được cứ
đổ lỗi cho cơ chế là hết trách nhiệm hoặc cùng lắm là trách nhiệm tập thể. Như
thế làm sao thay đổi được? Xã hội phải gắn trách nhiệm vào từng cơ quan.
Từng cơ quan phải có con người chịu trách nhiệm cụ thể.
Giáo dục Việt Nam nên đầu tư thích đáng, gắn chất lượng đào tạo với
yêu cầu thực tế. Trước hết phải có một hội đồng nhiều thành phần, là những
giảng viên tâm huyết có trình độ, uy tín. Nhà nước phải tạo điều kiện để các
nhà giáo cần được tự do tư duy và không ngừng cập nhật thông tin, cập nhật
kiến thức, tiếp cận với cái mới.
Chương trình đào tạo, giáo dục phải điều chỉnh cho thống nhất, hạn chế

sự thay đổi cải cách tới lui. Nội dung và phương pháp giáo dục_đào tạo ở tất cả
các cấp phải định hướng thoát khỏi “khuôn cứng” cần đạt sự cân đối giữa lý
thuyết và thực hành… Nội dung giáo dục không những nhắm vào lớp người
vừa sinh ra và trong độ tuổi tiếp nhận giáo dục mà còn có chức năng cải tạo con
người đương thời. Do đó luật pháp xã hội không được khác với nội dung tinh
thần giáo dục, không dung dưỡng những tệ nạn xã hội. Chúng ta nên thay thế
quan niệm đào tạo theo nhu cầu của người học bằng đào tạo theo nhu cầu xã
hội. Điều chỉnh cơ cấu giáo dục cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế_xã
hội.
Giáo dục phải đồng thời làm tốt hai nhiệm vụ là:
GVHD: Ths. Hồ Trần Hùng SVTH: Võ Thị Bích
Phương


Trang 12

- Rèn luyện tư duy, hình thành chuẩn mực giá trị nhân cách đạo đức xã
hội, cũng như ý nghĩa, lẽ sống của con người.
- Đào tạo kiến thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống cho bản thân, cho gia
đình, cho cộng đồng xã hội.

Ông Kajita Eiichi - Phó chủ nhiệm Ủy ban Cải cách Giáo dục Nhật Bản,
Viện trưởng Địa Học Sư Phạm Hyogo giao lưu khoa học “Tham khảo kinh
nghiệm giáo dục Nhật Bản”. Theo đó, 4 mục đích giáo dục cơ bản Nhật Bản
là:

- Thứ nhất, xây dựng cái “Tâm”, nghĩa là hình thành mẫu người có tâm
phục vụ tốt xã hội, biết tôn trọng người khác, biết giữ gìn các quy định chung
của xã hội.


- Thứ hai, nâng cao năng lực sử dụng quốc ngữ thật chuẩn để qua đó
hiểu những tư duy lý luận của khoa học nhân văn và tự nhiên, biết cách diễn
đạt suy nghĩ của mình và tiếp thu suy nghĩ của người khác để trở thành người
làm chủ xã hội.

- Thứ ba, nâng cao trình độ khoa học tự nhiên, đào tạo những con người
công nghiệp




khoa học kỹ thuật xây dựng đất nước Nhật Bản trong điều kiện nghèo nàn về
tài nguyên thiên nhiên.

- Cuối cùng là giáo dục truyền thống văn hóa Nhật Bản cho thế hệ trẻ.
Phương châm của Nhật Bản là “Khoa học Phương Tây, Tâm hồn Nhật Bản”.

Chúng ta cũng nên học hỏi những phương pháp hay, phù hợp với nền
giáo dục của Việt Nam mà Nhật Bản đã từng áp dụng.





GVHD: Ths. Hồ Trần Hùng SVTH: Võ Thị Bích
Phương


Trang 13





















Kết luận

Xu hướng xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức là một xu hướng
tất yếu của lịch sử. Vì mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh” Việt Nam không thể đi ngược xu hướng đó. Điều này càng
khẳng định tầm quan trọng của vấn đề trang bị tri thức cho con người trong nền
kinh tế tri thức. Do đó cải cách giáo dục về con người là vấn đề thiết yếu.
Chúng ta đang đứng trước áp lực hội nhập toàn cầu và giáo dục là điểm xuất
phát của “Giấc mơ Việt Nam”. Tại sao chúng ta không đặt vấn đề giáo dục xem
như một đột phá, là một mục tiêu, một nét mới của Việt Nam?



GVHD: Ths. Hồ Trần Hùng SVTH: Võ Thị Bích
Phương


Trang 14



































Danh mục tài liệu tham khảo

1. Nghiêm Đình Vỹ (chủ biên), Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002.

2. Ngô Đình Giao (chủ biên), Suy nghĩ về công nghiệp hóc hiện đại hóa
ở nước ta, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1996.

3. Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2001.

4. Tạp chí Thời đại mới số 13 tháng 3 năm 2008.

GVHD: Ths. Hồ Trần Hùng SVTH: Võ Thị Bích
Phương


Trang 15

5. Lược trích từ nguồn chuyên đề Thông tin Việt Nam - Dự án Chính

phủ Điện tử.

6. Phát huy năng lực sáng tạo, xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia để
hội nhập
vào xu thế phát triển kinh tế tri thức toàn cầu_ GS. Đặng Hữu.















×