Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đảng bộ lào cai lãnh đạo hoạt động thương mại Lào Cai - Vân Nam giai đoạn 1991- 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 84 trang )



BẢNG CHỮ VIẾT TẮT


STT Từ viết tắt Chú thích
1 CNH Công nghiệp hóa
2 HĐH Hiện đại hóa
3 HĐND Hội đồng nhân dân
4 UBND Ủy ban nhân dân
5 FDI Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
6 XNK Xuất nhập khẩu
7 TW Trung ương















MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam, có vị trí


quan trọng về an ninh quốc phòng và nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, nhất
là Kinh tế đối ngoại và Kinh tế cửa khẩu. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu
là cửa khẩu duy nhất giữa Việt Nam - Trung Quốc có đầy đủ các loại hình vận
tải: đường sắt, đường bộ, đường sông. Từ đó tạo ra những tiềm năng to lớn cho
Lào Cai phát triển trao đổi thương mại với thị trường rộng lớn hơn 300 triệu
dân phía Tây Nam Trung Quốc, trong đó thị trường chủ yếu và truyền thống
của hàng hóa tỉnh Lào Cai sản xuất và xuất khẩu là tỉnh Vân Nam.
Từ sau ngày tái lập tỉnh (10/1991), thực hiện đường lối đổi mới, tăng
cường hội nhập và hợp tác quốc tế. Lào Cai là một trong số bảy tỉnh biên
giới phía Bắc (Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Quảng Ninh) sớm khai thông và mở rộng quan hệ giữa Đảng, chính
quyền hai địa phương của hai nước Việt - Trung. Thực hiện chủ trương của
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa X (1991 - 1995), khóa XI (1996 - 2000),
khóa XII (2001 - 2005), khóa XIII (2006 - 2010) về hợp tác quốc tế, phát
triển kinh tế đối ngoại và kinh tế cửa khẩu, phát huy lợi thế đắc địa của cửa
khẩu quốc tế, toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Lào Cai đoàn kết, năng
động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu, đã đạt được những thành tựu hết sức cơ bản
trong hoạt động trao đổi thương mại với thị trường Vân Nam - Trung Quốc.
Hoạt động cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu luôn là “tâm điểm” của
hai tỉnh, vì đây là cửa ngõ của hai quốc gia trên tuyến hành lang kinh tế Côn
Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, điểm nút giao thông quan trọng trong
hợp tác các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS). Hai bên đã nỗ lực
đầu tư hạ tầng khu vực cửa khẩu, từng bước xây dựng cửa khẩu văn minh, hiện
đại; qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại, xuất - nhập
khẩu, xuất - nhập cảnh sôi động hơn.
Việc nghiên cứu sự lãnh đạo Đảng bộ Lào Cai đối với hoạt động thương
mại Lào Cai - Vân Nam giai đoạn 1991- 2010 là điều cần thiết. Thông qua đề
tài này chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về các chủ trương của Đảng bộ Lào Cai về phát
triển quan hệ thương mại Lào Cai - Vân Nam từ sau khi Việt Nam - Trung
Quốc bình thường hóa quan hệ, thấy được kết quả hoạt động trao đổi thương

mại Lào Cai- Vân Nam từ 1991 đến 2010, những bài học kinh nghiệm của
Đảng bộ Lào Cai trong hoạt động trao đổi thương mại Lào Cai - Vân Nam. Qua
đó có thể khẳng định chủ trương phát triển kinh tế đối ngoại, kinh tế cửa khẩu,
mở rộng trao đổi thương mại với thị trường Vân Nam - Trung Quốc của Đảng
bộ Lào Cai là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tiềm năng thế mạnh của địa
phương, phù hợp với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế đang diễn ra sôi động
trong khu vực và trên toàn thế giới.
Xuất phát từ những lý do trên, em quyết định chọn vấn đề: “Đảng bộ
Lào Cai lãnh đạo hoạt động thƣơng mại Lào Cai - Vân Nam giai đoạn
1991- 2010” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Vấn đề sự lãnh đạo của Đảng bộ Lào Cai trong hoạt động trao đổi
thương mại Lào Cai - Vân Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trên
những lĩnh vực khác nhau.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai” tập I (1930 - 1954), Nxb Chính trị
quốc gia, xuất bản năm 1994 đề cập đến vị thế và truyền thống của Lào Cai trong
lịch sử Việt Nam; việc khai thông luồng lạch trên tuyến sông Hồng, tăng cường
trao đổi hàng hóa với vùng Vân Nam dưới các thời Lê, Nguyễn.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai” (1947- 2007), Nxb Chính trị quốc
gia, xuất bản năm 2010 đề cập đến quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Lào Cai trong
sự nghiệp bảo vệ những thành quả cách mạng của Tổ quốc và địa phương; những
chủ trương khai thác thế mạnh hoạt động mậu dịch biên giới và mậu dịch địa
phương giữa hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) sau ngày
tái lập tỉnh (tháng 10/1991); những kết quả đạt được và những bài học kinh
nghiệm làm cơ sở cho việc chỉ đạo thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ trong giai
đoạn tiếp sau.
Ngày 28/11/2008, Hội thảo quốc tế “Hợp tác phát triển hành lang kinh tế
Côn Minh- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng, vai trò của tỉnh Lào Cai” được tổ chức
tại Lào Cai. Các báo cáo tham luận tại hội thảo đã đề cập nhiều vấn đề liên quan

tới hoạt động trao đổi buôn bán giữa vùng Bắc Bộ Việt Nam với vùng Tây Nam
Trung Quốc, đồng thời khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của tỉnh Lào Cai
trong các hoạt động này. Có thể kể tới một số báo cáo như: “Điểm qua tư liệu về
giao lưu kinh tế Lào Cai - Vân Nam qua sông Hồng trong lịch sử” Nguyễn Hữu
Tâm - Nguyễn Quang Trung, “Giao lưu văn hóa trao đổi kinh tế giữa Lào Cai -
Vân Nam qua lưu vực sông Hồng” Trần Hữu Sơn…
Cuốn “Lào Cai vận hội mới”, Nxb Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2005 đề
cập đến mối quan hệ hợp tác về các mặt kinh tế, văn hóa… giữa nhân dân hai
nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung và nhân dân hai tỉnh Lào Cai - Vân
Nam nói riêng; khái quát hoạt động trao đổi kinh tế thương mại tại cửa khẩu
quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu qua các năm…
Cuốn “Đặc san báo Lào Cai - Vị thế Lào Cai”, Công ty cổ phần in và
thương mại Lào Cai xuất bản năm 2010 viết về những nỗ lực khôi phục và tăng
cường quan hệ hữu nghị trên tuyến biên giới Việt - Trung của Đảng bộ Lào Cai
sau ngày tái lập tỉnh (tháng 10/1991); việc mở lại cửa khẩu Lào Cai- Hà Khẩu và
tình hình trao đổi kinh tế thương mại Lào Cai - Vân Nam.
Cuốn “Lào Cai - một thế kỷ phát triển và hội nhập”, Nxb Thông tấn xã Việt
Nam - Công ty văn hóa trí tuệ Việt, xuất bản năm 2007. Đây là công trình nghiên
cứu một cách toàn diện, đầy đủ và sâu sắc về con người, xã hội, kinh tế, văn hóa
Lào Cai nhân kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh (12/7/1907- 12/7/2007). Những
bài viết nêu lên truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, tích cực khai thác tiềm
năng, thế mạnh về kinh tế đối ngoại và kinh tế cửa khẩu của địa phương của
Đảng bộ và nhân dân Lào Cai trong công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước;
những thành tựu hết sức cơ bản trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an
ninh khi thực hiện thành công các nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh sau ngày
được tái lập.
Năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai xuất bản cuốn “Lào Cai - cơ hội
đầu tư và kinh doanh: Doanh nghiệp phát tài, Lào Cai phát triển” nhằm quảng
bá cho hoạt động kinh tế thương mại của tỉnh. Cuốn sách đã chỉ ra vị trí, vai trò
của cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu trong tuyến hành lang kinh tế Côn

Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; nêu lên các lĩnh vực hợp tác, các Đề án
phát triển thương mại và dịch vụ của Lào Cai với Vân Nam.
Tỉnh ủy Lào Cai,“7chương trình công tác trọng tâm với các đề án thực
hiện chương trình khai thác khu vực kinh tế cửa khẩu khẩu và du lịch” của Ban
chấp hành Đảng bộ Lào Cai khóa XII (2000 – 2005).
Qua quá trình tìm hiểu các công trình nghiên cứu nói trên, em nhận thấy
chưa có công trình nào chuyên sâu về vấn đề: “Đảng bộ Lào Cai lãnh đạo hoạt
động thương mại Lào Cai- Vân Nam giai đoạn 1991- 2010”. Tuy vậy, nội dung
của các công trình trên đây là tài liệu quý giá, cung cấp những thông tin cần thiết
giúp em thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
3. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ đề tài
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ Lào Cai trong hoạt động
thương mại Lào Cai - Vân Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Tỉnh Lào Cai
Về mặt thời gian: Từ năm 1991 đến năm 2010


3.3. Nhiệm vụ đề tài
- Khái quát về tỉnh Lào Cai và mối quan hệ thương mại Lào Cai- Vân
Nam trước năm 1991.
- Làm rõ chủ trương của Đảng bộ Lào Cai về phát triển thương mại Lào
Cai- Vân Nam từ sau khi Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa quan hệ.
- Tìm hiểu về kết quả hoạt động trao đổi thương mại Lào Cai- Vân Nam
từ 1991 đến 2010.
- Tổng kết một số bài học kinh nghiệm của Đảng bộ Lào Cai trong lãnh
đạo thương mại Lào Cai - Vân Nam
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu

- Tư liệu thành văn: Các cuốn sách tham khảo, các bài viết về quan hệ
thương mại Lào Cai - Vân Nam của Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí
Thương mại, Đặc san báo Lào Cai, Đặc san báo Thế giới và Việt Nam…
- Tư liệu lưu trữ: Các báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ Lào
Cai các khóa X, XI, XII, XIII; các Đề án thực hiện chương trình khai thác khu
vực kinh tế cửa khẩu, phát triển thương mại và dịch vụ Lào Cai; các Dự án tăng
cường quảng bá xúc tiến thương mại và đầu tư Lào Cai; các Báo cáo về tình hình
thực hiện kinh tế đối ngoại và kinh tế cửa khẩu; các Báo cáo kết quả thực hiện
Đề án phát triển thương mại và dịch vụ lưu trữ tại Tỉnh ủy Lào Cai, Sở Công
thương Lào Cai, thư viện tổng hợp Lào Cai, Cục lưu trữ và thống kê Lào Cai…
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng hai phương pháp chủ yếu là: phương pháp lịch sử và
phương pháp logic. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh,
tổng hợp…



5. Đóng góp của đề tài
- Góp phần tìm hiểu sâu hơn và có tính hệ thống các chủ trương của Đảng
bộ Lào Cai về phát triển quan hệ thương mại Lào Cai - Vân Nam từ sau khi
Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa quan hệ.
- Góp phần tìm hiểu về kết quả hoạt động trao đổi thương mại Lào Cai -
Vân Nam từ 1991 đến 2010.
- Tổng kết một số bài học kinh nghiệm của Đảng bộ Lào Cai trong lãnh
đạo thương mại Lào Cai - Vân Nam
- Kết quả của đề tài là một tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về lịch
sử địa phương.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tỉnh Lào Cai và quan hệ thương mại Lào Cai - Vân Nam

trước 1991.
Chương 2: Quan hệ thương mại Lào Cai - Vân Nam từ 1991 đến 2010.
Chương 3: Một số bài học kinh nghiệm của Đảng bộ Lào Cai trong lãnh đạo
thương mại Lào Cai - Vân Nam.











BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LÀO CAI


Nguồn: Website: www.laocai.gov.vn


























CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH LÀO CAI VÀ QUAN HỆ
THƢƠNG MẠI LÀO CAI - VÂN NAM TRƢỚC 1991
1. Khái quát về tỉnh Lào Cai
1.1. Vị trí địa lí
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và
vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km
theo đường bộ. Tọa độ địa lí từ 22
0
40’56” đến 22
0
50’30” vĩ độ Bắc; 103
0
30’24”
đến 104
0
38’21” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam nước Cộng hòa

nhân dân Trung Hoa, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Hà
Giang, phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu.
Tỉnh Lào Cai được tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng
Liên Sơn. Từ ngày 01/01/2004 (sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai
Châu) diện tích tự nhiên: 6.383,88 km
2
(chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh
có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước). Hiện nay tỉnh có 09 đơn vị
hành chính (1 thành phố, 8 huyện - Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Bắc Hà,
Mường Khương, Si Ma Cai, Sa Pa, Văn Bàn ).
1.2. Điều kiện tự nhiên
Địa hình: Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ
chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng
có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất
thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên
Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những
tiểu vùng khí hậu khác nhau. Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ
ràng, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh.
Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao
3.143m so với mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090m [54].
Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai, huyện
Cam Đường, huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn
thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80m thuộc địa phận huyện Bảo
Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng ruộng
nước rộng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát
triển cơ sở hạ tầng.
Khí hậu: Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục
địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi,
khác biệt theo thời gian và không gian. Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở
dạng nhiệt độ trong ngày lên cao hoặc xuống thấp quá (vùng Sa Pa có nhiều ngày

nhiệt độ xuống dưới 0
0
C và có tuyết rơi). Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa
mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm
sau. Nhiệt độ trung bình ở vùng cao từ 15
0
C - 20
0
C (riêng Sa Pa từ 14
0
C - 16
0
C và
không có tháng nào lên quá 20
0
C), lượng mưa trung bình từ 1.800mm - >2.000mm.
Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ 23
0
C - 29
0
C, lượng mưa trung bình từ
1.400mm - 1.700mm. Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi ở
mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thung lũng kín
gió còn xuất hiện sương muối, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày. Đặc điểm khí hậu Lào
Cai rất thích hợp với các loại cây ôn đới, vì vậy Lào Cai có lợi thế phát triển các đặc
sản xứ lạnh mà các vùng khác không có được như: hoa, quả, thảo dược và cá nước
lạnh.
Tài nguyên đất: Có 10 nhóm đất chính, được chia làm 30 loại đất. 10 nhóm
đất là: đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên
núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất sói mòn mạnh trơ

sỏi đá và đất dốc tụ. Một số nhóm đất đang được sử dụng hiệu quả:
- Nhóm đất phù sa: diện tích nhỏ, chiếm 1,47% diện tích tự nhiên, phân bố
chủ yếu dọc sông Hồng và sông Chảy, có độ phì tự nhiên khá cao, thích hợp đối với
các loại cây lương thực, cây công nghiệp.
- Nhóm đất đỏ vàng: thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng đỏ
rực rỡ. Hình thành và phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh ở độ cao 900m trở
xuống, diện tích chiếm trên 40% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này có độ phì nhiêu
khá cao, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây hàng năm.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ: chiếm trên 30% diện tích tự nhiên, phân bố tập
trung tại các huyện Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn. Nhóm đất
này thích hợp trồng các loại cây dược liệu quý, cây ăn quả và nhiều loại rau ôn đới
quan trọng của tỉnh. Đồng thời, nhóm đất này có thảm thực vật rừng phong phú, đa
dạng bậc nhất của tỉnh.
- Nhóm đất mùn alit trên núi: chiếm 11,42% diện tích tự nhiên, tập trung ở
huyện Sa Pa, Văn Bàn... có thảm rừng đầu nguồn khá tốt, thích hợp với một số loại
cây trúc cần câu, đỗ quyên, trúc lùn, rừng hỗn giao.
- Nhóm đất đỏ vàng bị biến đổi màu do trồng lúa: đây là các loại đất feralit
hoặc mùn feralit ở các sườn và chân sườn ít dốc được con người bỏ nhiều công sức
tạo thành các ruộng bậc thang để trồng trọt hoa màu. Diện tích chiếm khoảng 2%
diện tích tự nhiên phân bố rải rác ở các huyện tạo nên những cảnh quan ruộng bậc
thang rất đẹp mà tiêu biểu là hai huyện Bắc Hà và Sa Pa [54].
Tài nguyên nƣớc: Lào Cai có hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá
đều trên địa bàn tỉnh với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng (chiều dài chảy qua
tỉnh là 130 km) và sông Chảy (có chiều dài đoạn chảy qua tỉnh là 124 km). Ngoài 2
con sông lớn, trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ (trong đó có
107 sông, suối dài từ 10 km trở lên). Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát
triển các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, nguồn nước nguồn ước tính
có trữ lượng xấp xỉ 30 triệu m3, trữ lượng động khoảng 4.448 triệu m3 với chất
lượng khá tốt, ít bị nhiễm vi khuẩn. Theo các tài liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh có
bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 400

0
và nguồn nước siêu
nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng [54].
Tài nguyên rừng: Bao gồm 307.573 ha, trong đó có 249.434 ha rừng tự
nhiên và 58.139 ha rừng trồng. Thực vật và động vật rừng rất phong phú cả về số
lượng loài và tính điển hình. Riêng tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn đã
phát hiện được 847 loài thực vật thuộc 164 họ, 5 ngành, trong đó có nhiều loại quý
hiếm như: Lát Hoa, Thiết Sam, Đinh, Nghiến [54].
Tài nguyên khoáng sản: Tới nay đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với
trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ khoáng sản đã được thăm dò, đánh
giá trữ lượng, chất lượng thuộc loại quy mô lớn nhất nước và khu vực như: mỏ
Apatit Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Sa trữ lượng 124 triệu tấn,
mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quy Hồ trữ lượng 15,4
nghìn tấn. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng là cơ sở để ngành
công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản khẳng định là ngành công nghiệp mũi
nhọn của tỉnh [54].
Tài nguyên du lịch:Trọng tâm là khu du lịch nghỉ mát Sa Pa - một trong
những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Sa Pa nằm ở độ cao trung bình từ
1.200m - 1.800m, khí hậu mát mẻ quanh năm, có phong cảnh rừng cây núi đá,
thác nước và là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hoá truyền thống của đồng bào các
dân tộc như chợ vùng cao, chợ tình Sa Pa...Đỉnh núi Phan Xi Păng - nóc nhà của
Việt Nam có dãy núi Hoàng Liên Sơn và khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên hấp
dẫn nhiều nhà khoa học, khách du lịch. Lào Cai có nhiều địa danh lịch sử, hang
động tự nhiên và các vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản như mận Bắc Hà, rau ôn
đới, cây dược liệu quý, cá hồi (Phần Lan), cá tầm (Nga)...Và đặc biệt, đây còn là
nơi mang đậm nét đặc trưng văn hoá độc đáo của nhiều dân tộc anh em. Cửa khẩu
Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu cũng là một điểm du lịch thú vị mà điểm dừng chân
không thể là nơi nào khác ngoài thành phố Lào Cai.Và đặc biệt, là tỉnh miền núi
cao, đang phát triển nên Lào Cai còn giữ được cảnh quan môi trường đa dạng và
trong sạch. Đây là điều quan trọng tạo nên một điểm du lịch lý tưởng đối với du

khách trong và ngoài nước.



1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân cƣ: Lào Cai có 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống, trong đó
dân tộc thiểu số chiếm 64,1% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân
tộc Hmông chiếm 22,21%, tiếp đến là dân tộc Tày 15,84%, Dao 14,05%, Giáy
4,7%, Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người Phù Lá, Sán Chay, Hà
Nhì, La Chí [54].
Giao thông: Là một tỉnh miền núi nên địa hình Lào Cai phức tạp, nhiều
đồi núi cao, chia cắt mạnh, rất khó khăn cho việc phát triển giao thông. Nhưng
bằng sự nỗ lực hết mình trong 20 năm qua kể từ khi tái lập tỉnh, Lào Cai đã xây
dựng được một hệ thống giao thông thông suốt, phục vụ đắc lực cho phát triển
kinh tế - xã hội, đảm nhiệm được vai trò cầu nối của cả nước với vùng Tây
Nam - Trung Quốc rộng lớn. Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng
lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông.
- Đường bộ: Có 4 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh (4D, 4E, 279,70)
với tổng chiều dài trên 400 km; 8 tuyến tỉnh lộ với gần 300 km và gần 1.000 km
đường liên xã, liên thôn. Mạng lưới giao thông phân bố rộng khắp và khá đồng
đều trên địa bàn các huyện, thị đảm bảo giao thông thuận lợi. Có vai trò quan
trọng là tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đang được Bộ Giao thông Vận tải
và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) triển khai xây dựng, đây là tuyến đường
cao tốc chính của trục kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, đoạn qua địa
phận Lào Cai dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc, năng lực vận tải
khoảng 1 triệu tấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày đêm. Ngoài ra còn có
đường sắt nối từ Phố Lu (Bảo Thắng) vào mỏ Apatít Cam Đường và một nhánh
từ Xuân Giao đi Nhà máy Tuyển quặng Tằng Loỏng, với tổng chiều dài 58 km,
theo thiết kế có 50 đôi tàu/ngày đêm [54].

- Đường sông: Có 2 tuyến sông Hồng và sông Chảy chạy dọc tỉnh, tạo
thành hệ thống giao thông đường thuỷ liên hoàn. Đường sông Lào Cai chưa thực
sự phát triển mạnh mặc dù trên địa bàn tỉnh có rất nhiều sông lớn như sông Hồng
dài 130 km (trong đó nội địa có 75 km và chung biên giới với Trung Quốc khoảng
55 km). Tuy nhiên do nhiều ghềnh thác nên khả năng vận tải còn hạn chế.
- Đường hàng không: Chính phủ đã có chủ trương xây dựng sân bay tại
Lào Cai trong giai đoạn 2010 - 2015.
Trong lĩnh vực giao thông đối ngoại, ngành giao thông vận tải Lào Cai đã có
quan hệ chặt chẽ với ngành giao thông Vân Nam - Trung Quốc. Những năm qua,
hai bên thường xuyên trao đổi các vấn đề liên quan đến giao thông giữa hai nước
như: xây dựng các cầu qua sông biên giới hai nước, thực hiện tốt Hiệp định vận
tải đã ký kết...
Hạ tầng điện - nƣớc:
- Hạ tầng mạng lưới điện: 8/8 huyện, thành phố Lào Cai; 164 xã, phường,
thị trấn có điện lưới quốc gia, 75% hộ dân được sử dụng điện lưới. Tiềm năng
thuỷ điện của Lào Cai khoảng 11.000MW; đã cho phép đầu tư 68 công trình với
tổng công suất 889MW. Ngoài ra từ năm 2006, ngành Điện lực Việt Nam đã
hoàn thành đấu nối đường dây 220 KV Yên Bái - Lào Cai - Hà Khẩu để nhập
khẩu điện từ Vân Nam (Trung Quốc) với nhu cầu sản lượng khoảng 300MW
đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về điện cho sản xuất kinh doanh của các nhà đầu
tư trước mắt cũng như lâu dài [54].
- Hạ tầng mạng lưới cấp thoát nước: Hiện tại đã có hệ thống cấp nước sạch
tại thành phố Lào Cai và hầu hết các huyện, cùng với hệ thống giếng khoan đang
cung cấp nước sạch cho 69% dân số toàn tỉnh.
Hạ tầng thông tin liên lạc:
- Bưu chính: Mạng bưu chính đã được mở rộng đến trung tâm các huyện,
thị trấn, thị tứ, các xã trong tỉnh với hơn 300 bưu cục, gần 100 điểm bưu điện
văn hoá xã.
- Viễn thông và công nghệ thông tin: Đã thực hiện truyền dẫn được thiết
bị vi ba số và truyền dẫn cáp quang; chuyển mạch sử dụng thiết bị điện kỹ thuật

số; mạng lưới thông tin đã phục vụ tới các xã phường trong toàn tỉnh; có 148/164
xã, phường, thị trấn có máy điện thoại; 8/8 huyện và thành phố Lào Cai đã được
phủ sóng di động. Đường truyền Internet tốc độ cao đã được phổ biến.
Năm 2005, tỉnh đã khai trương Cổng giao tiếp điện tử (www.laocai.gov.vn) và
Sàn giao dịch thương mại điện tử Lào Cai (www.laocai.com.vn) với 3 thứ tiếng
Việt - Trung - Anh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại
và đầu tư.
2. Quan hệ thƣơng mại Lào Cai - Vân Nam trƣớc 1991
2.1. Trƣớc 1979
Lào Cai là vùng đất có giá trị chiến lược về kinh tế, chính trị, nơi đây là
“cửa ngõ phên dậu” phía Tây Bắc của Tổ quốc. Ngay từ thời bình minh của lịch
sử dựng nước, Lào Cai đã là một trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của
toàn vùng. Từ trung tâm này Lào Cai đã vươn lên, khẳng định vị trí của mình.
Việc tận dụng khai thác triệt để những thế mạnh của tự nhiên và vị trí địa lý
chiến lược góp phần thúc đẩy sự giao lưu buôn bán Lào Cai - Vân Nam.
Từ thế kỷ II trước công nguyên đến thế kỷ X, nước ta bị các thế lực phong
kiến phương Bắc đô hộ, Lào Cai thuộc quận Tân Hưng, đất Giao Châu. Từ thế
kỷ X đất nước giành độc lập, Lào Cai là địa bàn của châu Thủy Vĩ, châu Văn
Bàn, một phần thuộc châu Chiêu Tấn và một phần nhỏ thuộc châu Lục Yên,
thuộc phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa. Trấn Hưng Hóa vốn là vùng đất phên dậu
biên thùy, thổ sản rất phong phú, bao gồm: Vàng bạc, đồng đỏ, quế, diêm tiêu,
vỏ cây gió, gấm hoa, lộc nhung, ngà voi, sáp ong, sừng tê, nhựa thông, gỗ lim,
gỗ vàng tâm, vỏ gai, phục linh, hoàng cầm, lưu huỳnh, gà rừng, mây rồng, mây
lửa…[17 ;386]. Lào Cai nằm dọc theo sông Hồng, con đường giao thông huyết
mạch nối Vân Nam (Trung Quốc), các dân tộc thiểu số như Thái, Hà Nhì, Dao…
của vùng Lào Cai, Vân Nam bằng nhiều con đường khác nhau, cả đường bộ và
đường thủy, đưa sản vật của địa phương tham gia tích cực vào việc giao lưu trao
đổi hàng hóa. Họ không chỉ đem những nguồn lợi khai thác được tại lưu vực các
con sông, suối quanh vùng biên, đổi lấy lương thực, vải mặc như sách sử Trung
Quốc đã ghi nhận: “Dân biên giới Giao Chỉ đem cá, trai hến đổi lấy gạo, vải

tấm”, họ còn tận thu những lâm thổ sản gần với nơi cư trú để tăng thêm thu
nhập, cải thiện đời sống vốn rất khó khăn.[Dẫn theo 30; 43].
Ngày 9/6/1885, hiệp ước Thiên Tân giữa Pháp và Trung Quốc được ký kết
có nhiều điều quy định về buôn bán ở biên giới... Tiếp theo, trong 2 năm 1886,
1887, Pháp lại ký với nhà Thanh các hiệp ước bổ sung như “Hiệp ước Thương
Mại ký ngày 25-4-1886” và “Hiệp ước bổ sung ký ngày 26.6.1887”. Những hiệp
ước này có các điều khoản quy định mở cửa vùng biên giới Vân Nam và đẩy
mạnh buôn bán, xuất nhập cảnh. Từ năm 1886, sau hiệp định Thiên Tân, trao đổi
kinh tế, giao lưu văn hoá Lào Cai - Vân Nam diễn ra mạnh mẽ. Đường thuỷ sông
Hồng, đường bộ chạy ngựa trở thành tuyến đường huyết mạch thúc đẩy giao lưu
kinh tế văn hoá, hình thành các trung tâm thương mại, các thương cảng sầm uất.
Trong giai đoạn 1802 - 1897, trao đổi kinh tế Lào Cai - Vân Nam chủ yếu
được thực hiện trên tuyến sông Hồng. Sông Hồng bắt nguồn từ Nguỵ Sơn Vân
Nam - Trung Quốc chảy qua Lào Cai bồi đắp phù sa tạo nên châu thổ đồng bằng
Bắc Bộ. Suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm, sông Hồng trở thành cầu nối
chuyên chở giao lưu văn hoá, trao đổi hàng hoá giữa đồng bằng Bắc Bộ và Vân
Nam Trung Quốc. Lào Cai, ở vị trí đầu cầu, đóng vai trò quan trọng trong sự
giao lưu, trao đổi văn hoá kinh tế. Bình quân mỗi tháng đầu thập kỷ 80 của thế
kỷ XIX có tới 30- 40 lượt thuyền cập bến Lão Nhai. Lào Cai trở thành phố, có
chợ, có bến đò, có cửa hàng, cửa hiệu. Quá trình đô thị hóa bước đầu diễn ra.
Năm 1888, mặc dù tình hình chiến sự diễn ra ác liệt , thực dân Pháp bị tấn công
ở nhiều nơi, nhưng tình hình buôn bán ở cửa khẩu Lào Cai vẫn diễn ra nhộn
nhịp: trong tháng 2 có 200 ngựa thồ rời phố Lu và 400 ngựa thồ rời Lào Cai để
vận chuyển muối, hàng hóa quá cảnh. Ty thuế quan Lào Cai có ghi các số thu
nhập sau: nhập cảng 330 quan, xuất cảnh 9699,9 quan, quá cảnh Lào Cai đi Vân
Nam là 77.987 quan [1; 16].
Nhằm tăng cường khai thác Bắc Bộ Việt Nam, vơ vét tài nguyên khoáng
sản của Vân Nam Trung Quốc và phục vụ các mục đích chính trị, quân sự, từ
cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp tập trung nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt
Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam (đường sắt Điền - Việt)]. Ngày

12/07/1907, toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV,
chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai. Các tiền
đề thành lập tỉnh đã hình thành và phát triển. Trước hết, hệ thống đường sắt nối
liền Lào Cai với Hà Nội, Hải Phòng được khai thông ngày 1/2/1906, không
những vậy tuyến đường sắt ấy còn được nối dài tới Vân Nam - Trung Quốc đã
tạo tiền đề phát triển giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa, giữa Việt Nam - Trung
Quốc nói chung và Lào Cai - Vân Nam nói riêng. Những năm đầu thế kỷ XX,
khoảng 6000 chuyến thuyền chở hàng hóa qua Mạn Hảo đi Lào Cai chuyên chở
13000 tấn hàng. Nhưng đến năm 1907 đã có 18.431 chuyến thuyền vận chuyển
57.396 tấn hàng hóa thông thương Lào Cai - Vân Nam [29; 50-51]. Ngay tại Lào
Cai các mặt hàng thảo quả, gỗ pơmu, cánh kiến …xuất sang Vân Nam tăng
mạnh.
Nhờ có hệ thống đường sắt, hàng hóa từ Lào Cai sang Vân Nam và từ Vân Nam
sang Lào Cai đi Hà Nội tăng vọt. Con đường thủy sông Hồng trước đây và tuyến
đường sắt vừa mới khánh thành thực sự trở thành cánh cửa lớn nhất cho Vân
Nam xuất khẩu ra thế giới. “Từ năm 1902 đến năm 1910, lượng hàng hóa xuất
khẩu của Vân Nam qua Lào Cai chiếm tỷ lệ từ 77% đến 89,7% tổng kim nghạch
xuất khẩu của Vân Nam” [29; 50-51]. Giữa thế kỷ XIX, Lào Cai trở thành một
trung tâm buôn bán sầm uất, một chốn phồn hoa đô hội ở vùng biên cương.
Trung tâm đô thị không chỉ bó hẹp trong thành cổ mà còn phát triển mạnh sang
hữu ngạn sông Hồng (khu vực Cốc Lếu) và phía Nam (khu vực Phố Mới). Đô thị
Lào Cai thực sự trở thành một trung tâm kinh tế - văn hoá , chính trị của toàn
tỉnh Lào Cai , có hệ thống dịch vụ đáp ứng nhu cầu mở cửa, trao đổi buôn bán
với Vân Nam. Tại đây hình thành các bến cảng, nhà ga, kho bãi, quảng
trường…Lào Cai nằm trên tuyến giao thông đường sắt huyết mạch trở thành một
vị trí cầu nối giữa Vân Nam với vùng Bắc Bộ Việt Nam.
2.2. Từ 1979 đến 1991
Ngày 1/11/1950, Lào Cai được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của thực
dân Pháp xâm lược, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu văn hoá và trao đổi kinh
tế giữa Lào Cai với Vân Nam. Đầu tháng 2/1953, cửa khẩu Lào Cai được mở

cửa, tháng 12/1953 cửa khẩu Bát Xát cũng mở cửa đã mở ra trang mới trong
quan hệ buôn bán Lào Cai - Vân Nam. Thời kỳ này Lào Cai đang tập trung truy
quét thổ phỉ, xây dựng chính quyền, khôi phục kinh tế. Nhưng quan hệ kinh tế
biên mậu bước đầu được khôi phục. Ngành thương nghiệp Lào Cai tích cực vận
chuyển sa nhân, thu mua thảo quả, hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc.
Đồng thời nhập khẩu một số mặt hàng tiêu dùng, gạo cung cấp cho vùng cao.
Từ năm 1955 đến 1960, quan hệ thương mại giữa hai tỉnh Lào Cai - Vân
Nam có những bước phát triển mới. Năm 1955, tổng lượng hàng hoá xuất khẩu
mới được 837 tấn, nhập khẩu 617 tấn nhưng năm 1957 nhờ thông tuyến đường
sắt nên xuất khẩu của Lào Cai sang Vân Nam đạt 37.300 tấn, nhập khẩu 4.110
tấn. Năm 1960 hàng hoá xuất nhập khẩu giữa Lào Cai và Vân Nam tăng nhanh,
xuất khẩu 351.964 tấn, nhập khẩu 2666.135 tấn đạt trọng lượng lớn nhất giai
đoạn 1950-1991[Dẫn theo 36]. Nhưng từ giữa thập kỷ 60 đến năm 1973, do điều
kiện chiến tranh ở Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Lào Cai - Vân
Nam giảm dần. Từ cuối năm 1978, quan hệ buôn bán Lào Cai - Vân Nam bị gián
đoạn.
Giai đoạn 1950 - 1991, quan hệ văn hoá có bước phát triển nhưng quan hệ
kinh tế, buôn bán qua biên giới của 2 tỉnh Lào Cai - Vân Nam còn giới hạn ở
mức nhỏ bé. Thậm chí có thời kỳ suy giảm không tương xứng với tiềm năng mỗi
tỉnh. Các hoạt động buôn bán qua biên giới vẫn chủ yếu là hoạt động tự phát của
người dân vùng biên. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế nội tại ở hai tỉnh chưa
thực sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các yếu tố kinh tế hàng hoá chưa phát triển.
Mặt khác, còn do quan hệ chính trị giữa hai nước bị gián đoạn hơn một thập kỷ
cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan hệ văn hoá, kinh tế.
Mặc dù mậu dịch biên giới Việt - Trung có nhiều lợi thế đối với nhân dân
vùng biên của hai nước, đó là thị trường gần, vị trí núi liền núi, sông liền sông,
nhân dân hai nước có quan hệ truyền thống lâu đời, hàng hoá hai bên bổ sung
cho nhau. Nhưng từ năm 1978 trở về trước buôn bán qua biên giới Việt - Trung
còn giới hạn ở mức nhỏ bé không đáng kể, chủ yếu là các hoạt động mua bán
dân gian tự phát do nhu cầu sinh hoạt thông thường điều tiết. Phía Việt Nam bán

sang Trung Quốc một số hàng nông lâm thổ sản, muối biển, gia súc... Phía Trung
Quốc bán sang Việt Nam một số hoa quả tươi, một số hàng công nghiệp nhẹ tiêu
dùng như vải vóc, quần áo may sẵn, một số đồ gia dụng, công cụ sản suất ...
Mậu dịch biên giới Việt - Trung từ năm 1978 trở về trước chưa thể phát
triển mạnh được chủ yếu là vì nền kinh tế của hai nước chưa phát triển. Kinh tế
vùng biên giới của hai nước đều là kinh tế miền núi, mang nặng tính tự cung tự
cấp, lạc hậu, phân tán, cư dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số văn hoá chậm
phát triển.
Tiểu kết chƣơng 1:
Lào Cai có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hệ thống giao thông rất thuận
lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,
đặc biệt là tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng, đặc điểm khí hậu thổ
nhưỡng phù hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp, nông nghiệp và dược
liệu cho giá trị xuất khẩu cao. Từ đó Lào Cai có lợi thế để sản xuất chế biến một
số mặt hàng thế mạnh của mình để đẩy mạnh xuất khẩu. Cửa khẩu quốc tế Lào
Cai- Hà Khẩu với hệ thống giao thông thuận tiện góp phần đẩy mạnh giao lưu
trao đổi thương mại giữ Việt Nam - Trung Quốc nói chung và giữa Lào Cai -
Vân Nam nói riêng.
Tình hình giao lưu văn hoá, trao đổi kinh tế - thương mại giữa Lào Cai và
Vân Nam thời cận đại (cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20) diễn ra sôi nổi. Cả hai bên
Vân Nam và Lào Cai sau hiệp định Trung - Pháp, thông qua hàng loạt các
“thương ước” đều tiến hành mở cửa đẩy mạnh giao lưu kinh tế văn hoá . Đây là
thời kỳ mở cửa, đẩy mạnh sự giao lưu vượt hẳn các thời kỳ trước trong lịch sử cả
về quy mô, tốc độ và hiệu quả. Nhìn chung, trong các thời kỳ lịch sử trước đây,
do kinh tế hàng hoá vùng Vân Nam phát triển nên trong trao đổi buôn bán, Lào
Cai luôn bị nhập siêu. Nhưng trong thời kỳ cận đại, nhờ có đường biển thông qua
Hương Cảng và giao thông đường sắt, đường sông phát triển, hàng công nghiệp
của phương Tây ở Lào Cai và Bắc Bộ khá phong phú, do đó tình trạng buôn bán
đã trở lại cân bằng.


CHƢƠNG 2: QUAN HỆ THƢƠNG MẠI LÀO CAI - VÂN NAM
TỪ 1991 ĐẾN 2010
1. Bình thƣờng hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và chủ trƣơng phát
triển quan hệ thƣơng mại Lào Cai - Vân Nam của Đảng bộ Lào Cai
1.1. Bình thƣờng hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có quan hệ bang giao từ
bao đời nay nhưng mối quan hệ đó có những lúc “nồng ấm” và cũng có những lúc
“băng giá”. Sau khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời 1/10/1949 thì đến
đầu 1950, Trung Quốc đã công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Quan hệ
Việt - Trung từ khi được thiết lập, đã trải qua những thăng trầm nhưng cho đến
nay nhìn chung là tốt đẹp và có xu hướng ngày càng phát triển. Chúng ta thử nhìn
lại những chặng đường của mối quan hệ này, những nguyên nhân nào khiến hai
quốc gia Việt Nam - Trung Quốc xích lại gần nhau hơn và những thành quả mà
việc bình thường hoá quan hệ Việt - Trung đem lại cho nhân dân hai nước nói
riêng và cho sự phồn thịnh phát triển của khu vực và thế giới nói chung.
Từ đầu những năm 50 đến cuối những năm 60 quan hệ Việt - Trung nhìn
bề mặt có thể được đánh giá là tốt đẹp. Tuy nhiên kể từ sau thông cáo Thượng
Hải giữa Mĩ và Trung Quốc năm 1972, rồi đến vấn đề Quần đảo Hoàng Sa
(1974), vấn đề Cămpuchia càng làm cho mối quan hệ Việt - Trung trở lên xấu
hơn. Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước năm 1975, quan hệ giữa hai nước trở
lên căng thẳng xung quanh vấn đề Cămpuchia. Trung Quốc cho rằng việc Việt
Nam đưa quân đội sang giúp Cămpuchia là hành động xâm phạm chủ quyền, sau
đó tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta rồi tuyên bố đó là hành động
“phản kích tự vệ”. Tháng 2/1979, Việt Nam ra tuyên bố nghiêm khắc lên án hành
động xâm lược của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xâm lược rút
quân ra khỏi biên giới, quan hệ Việt - Trung rất căng thẳng. Tiếp đó trong nhiều
năm liền Trung Quốc gây khó khăn và xung đột cục bộ ở biên giới, ta đã đồng
thời tố cáo và đề nghị ký hiệp ước tồn tại hoà bình nhưng Trung Quốc từ chối.
Cuộc chiến tranh biên giới tháng 2/1979 là một vết đen trong lịch sử quan
hệ Việt - Trung. Báo chí phương Tây gọi là “cuộc chiến giữa những người anh

em đỏ” điều đó không có lợi cho các nước (XHCN) nói chung và hai nước Việt -
Trung nói riêng. Việt Nam luôn tỏ rõ thiện trí sẵn sàng đàm phán bình thường
hoá quan hệ với Trung Quốc.
Tháng 7/1986 căn cứ vào tình hình khu vực Châu Á Thái Bình Dương,
tình hình Việt Nam và Đông Dương, Đảng và Nhà nước ta quyết định chuyển
sang giai đoạn đấu tranh mới trong cùng tồn tại hoà bình với Trung Quốc, Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam (12/1986) đã nêu:
“Trên tinh thần bình đẳng, đảm bảo độc lập chủ quyền và tôn trọng lẫn nhau,
sẵn sàng đàm phán để giải quyết những vấn đề thuộc quan hệ Việt Nam giữa
Việt Nam và Trung Quốc, bình thường hoá và khôi phục tình hữu nghị giữa hai
nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hoà bình của Đông- Nam Á và trên
thế giới” [50].
Từ ngày 3/4/1990 hội nghị cấp cao Việt Nam - Trung Quốc đã diễn ra tại
Thành Đô (Trung Quốc). Đây được coi là hội nghị mở đường cho việc khai
thông và bình thường hoá quan hệ Việt - Trung và cũng là cuộc gặp gỡ đầu tiên
giữa các nhà lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước. Nhận lời mời của
Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc
vụ viện Trung Hoa Lý Bằng, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và
Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã thăm chính thức Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa. Trong chuyến thăm này, tại Bắc Kinh, ngày 10/11/1991 hai bên đã ra
thông cáo chung và ký một số hiệp định tóm tắt kết quả đã đạt được, thông cáo
chung nêu rõ “Cuộc gặp gỡ và hội đàm diễn ra trong bầu không khí thẳng thắn
và hiểu biết lẫn nhau” hai bên hài lòng về kết quả đã hội đàm. Cải thiện và phát
triển từng bước quan hệ hai nước và đã tuyên bố “Cuộc gặp cấp cao Trung -
Việt đánh dấu sự bình thường hoá quan hệ giữa Việt-Trung phù hợp với lợi ích
cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nước và cùng có lợi cho hoà bình ổn định và
sự khôi phục của khu vực”[25; 212].
Hai bên tuyên bố, hai nước Việt Nam và Trung Quốc sẽ phát triển quan hệ
hữu nghị và láng giềng thân thiện trên cơ sở 5 nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình. Hai

Đảng sẽ khôi phục quan hệ bình thường trên các nguyên tắc độc lập tự chủ, hoàn
toàn bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau. Cuộc hội đàm này là một mốc son lịch sử, mang một ý nghĩa quan trọng
của thời đại mới: khép lại quá khứ, mở ra tương lai. Có thể nói bình thường hoá
quan hệ Việt - Trung là phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, xu thế hoà
bình, ổn định hợp tác và phát triển trên thế giới, phù hợp với nguyện vọng của
hai Đảng hai Nhà nước và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước.
Những văn bản thoả thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc là cơ sở cho sự
phát triển quan hệ Việt - Trung trong tương lai. Cho đến nay hai nước đã kí trên
30 hiệp định cấp nhà nước và nhiều thoả thuận hợp tác. Ngày 30/12/1999 hai
nước ký chính thức hiệp ước biên giới trên đất liền, đưa đường biên giới hoà
bình, ổn định lâu dài vào thế kỷ XXI, đem lại thuận lợi cho cuộc phát triển đất
nước Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là hai bên đã từng bước xác định khung
quan hệ giữa hai nước. Dựa trên những nguyên tắc xử lý quan hệ theo những
thoả thuận trước đây, tuyên bố chung tháng 2/1999 nhân chuyến đi thăm Trung
Quốc của đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã xác định rõ khuôn khổ là :
“Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”,
xác định rõ nội dung và mục đích quan hệ giữa hai nước… Đây chẳng những là
nguyên tắc chủ đạo quan hệ giữa hai nước trong thế kỷ XXI còn là nguyên tắc
chung để xử lý quan hệ Việt - Trung trong những thế kỷ tiếp.
1.2. Chủ trƣơng phát triển quan hệ thƣơng mại Lào Cai - Vân Nam
của Đảng bộ Lào Cai từ sau khi Việt Nam - Trung Quốc bình thƣờng hóa
quan hệ.
Lào Cai là một tỉnh có lợi thế về kinh tế đối ngoại, ngay trong những năm
đầu tái lập, với chủ trương khai thác thế mạnh hoạt động mậu dịch biên giới và
mậu dịch địa phương giữa hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung
Quốc) góp phần ổn định phát triển đời sống nhân dân, ổn định tình hình biên
giới. Trên cơ sở đường lối đổi mới của Đảng về đối ngoại nói chung và về quan
hệ Việt - Trung nói riêng, hoạt động đối ngoại, trao đổi kinh tế - thương mại
Lào Cai - Vân Nam đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai chú trọng triển khai

một cách chủ động, tích cực và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, góp
phần thúc đẩy quan hệ hai nước Việt - Trung nói chung, giữa hai tỉnh Lào Cai
và Vân Nam nói riêng. Trước hết phải kể đến những nỗ lực khôi phục và tăng
cường quan hệ hữu nghị trên tuyến biên giới Việt - Trung của Đảng bộ Lào
Cai. Những nỗ lực này đều được Đảng bộ thực hiện trên cơ sở bám vững chắc
các chủ trương của Đảng, của Nhà nước.
Với quyết tâm xây dựng mối quan hệ kinh tế lâu dài, bền vững, từ tháng
11 năm 1991 đến nay, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã ký kết nhiều Hiệp định kinh tế thương
mại quan trọng như: Hiệp định thương mại giữa hai nước, Hiệp định tạm thời
giải quyết công việc vùng biên giới (Hai hiệp định này được ký tại Bắc Kinh
trong chuyến đi thăm chính thức Trung Quốc lần thứ nhất của Tổng Bí thư Đỗ
Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt ngày 5 tháng 11 năm 1991); Hiệp định hợp
tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc (ký tại Hà Nội nhân dịp Phó thủ tướng kiêm
Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham sang thăm Việt Nam, tháng 2 năm
1992); Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về hàng
hoá quá cảnh vào ngày 9 tháng 4 năm 1994 tại Hà Nội; Hiệp định về thành lập
Uỷ ban hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc; Hiệp định về bảo
đảm chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu; Hiệp định về mua bán hàng hoá ở
vùng biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã xội chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ký ngày 7 tháng 11 năm 1998
tại Bắc Kinh…Với chủ trương hoà bình, ổn định cùng phát triển đặc biệt là
phát triển kinh tế thương mại, hai bên quyết định mở 21 cặp cửa khẩu đó là:
Đồng Đăng - Bằng Tường, Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, Móng Cái - Đông
Hưng, Lào Cai - Hà Khẩu, Tà Lùng - Thuỷ Khẩu, Ma Lu Thàng - Kim Thuỷ
Hà và Thanh Thuỷ - Thiên Bảo là các cửa khẩu Quốc tế dành cho những người
mang Hộ chiếu và thị thực Xuất nhập cảnh, Giấy thông hành xuất nhập cảnh
cũng như hàng hoá xuất nhập khẩu; các cặp cửa khẩu khác được mở nhờ vào
sự nỗ lực của cả hai bên, các cặp cửa khẩu này được mở cho những người
mang giấy thông hành xuất nhập cảnh và hàng hoá buôn bán trao đổi tiểu

ngạch của cư dân biên giới.
Ngày 7/11/1991, Hiệp định tạm thời về giải quyết công việc trên vùng biên
giới giữa Chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa được kí kết. Hiệp định đánh dấu bước phát triển mới
trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, biểu thị sự tôn trọng chủ quyền,
lãnh thổ và tình hữu nghị lâu đời giữa nhân dân hai nước, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc tăng cường giao lưu phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, xã
hội, quan hệ đối ngoại và phối hợp giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội vùng
biên giới mỗi nước.
Để thực hiện điều 7 chương III của Hiệp định tạm thời về việc giải quyết
công việc trên vùng biên giới giữa Chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Chính phủ cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chủ tịch Hội đồng Bộ

×