Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Điều tra tình hình bệnh tụ huyết trùng và các biện pháp phòng trị ở đàn lợn nuôi tại trại truyền giống tràng duệ, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.48 KB, 45 trang )

MỤC LỤC
PHẦN 1 4
MỞ ĐẦU 4
1.1. t v n Đặ ấ đề 4
1.2. S c n thi t ti n h nh chuyên ự ầ ế ế à đề 5
1.3. i u ki n th c hi n chuyên Đ ề ệ để ự ệ đề 5
1.3.1. i u ki n b n thânĐ ề ệ ả 5
1.3.2. i u ki n c sĐ ề ệ ơ ở 5
1.3.3. Tình hình s n xu t nông, lâm, ng nghi p c a th nh phả ấ ư ệ ủ à ố 9
1.4. M c tiêu v ý ngh a c a chuyên ụ à ĩ ủ đề 15
1.4.1. N i dung công tác ph c v s n xu tộ ụ ụ ả ấ 15
1.4.2. Bi n pháp th c hi nệ ự ệ 15
1.5. T ng quan t i li uổ à ệ 16
1.5.1. C s khoa h cơ ở ọ 16
1.5.2. Tình hình nghiên c u trong n c v trên th gi iứ ướ à ế ớ 26
PHẦN 2 28
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 28
2.1. i t ng, a i m v th i gian nghiên c uĐố ượ đị đ ể à ờ ứ 28
2.2. N i dung ti n h nhộ ế à 28
2.3. N i dung nghiên c u v các ch tiêuộ ứ à ỉ 28
2.3.1 N i dung nghiên c uộ ứ 28
2.3.2. Các ch tiêu theo dõiỉ 28
2.3.3. Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 29
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 29
3.1. K t qu công tác ph c v s n xu tế ả ụ ụ ả ấ 29
3.1.1. Công tác v sinh ch n nuôiệ ă 29
3.1.2. Công tác thú y 30
3.1.4. B i h c kinh nghi m t công tác ph c v s n xu tà ọ ệ ừ ụ ụ ả ấ 34
3.2. K t qu th c hi n chuyên ế ả ự ệ đề 35
3.2.1. C c u n l n c a Trung Tâm truy n gi ng Tr ng Duơ ấ đà ợ ủ ề ố à ệ 35


3.2.2. T l m c b nh t huy t trùng trên n l n c a Trung tâmỷ ệ ắ ệ ụ ế đà ợ ủ 36
3.2.3. K t qu i u tra l n m c b nh T huy t trùng theo l a tu i ế ả đ ề ợ ắ ệ ụ ế ứ ổ
(theo dõi trên n l n th ng ph m)đà ợ ươ ẩ 36
3.2.4. K t qu i u tra t l ch t do b nh T huy t trùngế ả đ ề ỷ ệ ế ệ ụ ế 37
3.2.5. Nh ng bi u hi n lâm s ng c a l n khi m c b nhữ ể ệ à ủ ợ ắ ệ 38
3.2.7. Hi u qu i u tr b nh t huy t trùng l nệ ả đ ề ị ệ ụ ế ợ 38
3.2.7. Bi n pháp phòng b nh THT cho l nệ ệ ợ 40
PHẦN 4 41
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 41
4.1. K t lu nế ậ 41
4.2. T n t iồ ạ 41
4.3. nghĐề ị 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
LỜI CẢM ƠN
Đối với mỗi sinh viên, để kết thúc quá trình học tập đều phải trải qua giai
đoạn thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình học tập, sinh viên đã có một lượng
kiến thức cơ bản, và thực tập tốt nghiệp là điều kiện để củng cố kiến thức đó.
Bên cạnh đó, thực tập tốt nghiệp còn giúp cho sinh viên làm quen với điều kiện
sản xuất thực tế, vững vàng hơn về chuyên môn và biết vận dụng kiến thức đã
học vào sản xuất cũng như cho quá trình làm việc sau khi ra trường.
Từ những cơ sở trên và được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, em tiến hành thực hiện chuyên đề: “ Điều tra tình
hình bệnh Tụ huyết trùng và các biện pháp phòng trị ở đàn lợn nuôi tại Trại
truyền giống Tràng Duệ, Thành phố Hải Phòng”. Chuyên đề được thực hiện
tại Trại truyền giống Tràng Duệ thuộc phòng Chăn nuôi - Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Hải Phòng.
Có được kết quả như ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
khoa Thú y Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, đặc biệt là cô: T.S. LẠI THỊ LAN
HƯƠNG đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập. Em xin
cảm ơn Ban lãnh đạo, nhân viên phòng Chăn nuôi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn Hải Phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Và cũng qua đây cho em được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ rất
nhiều trong quá trình học tập, thực tập tốt nghiệp và quá trình viết báo cáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng. Ngày tháng năm 2014
Sinh Viên

Trần Trung Dũng
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất nước ta đang đi theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cùng
với sự phát triển của nền kinh tế, ngành Chăn nuôi - Thú y cũng đang từng bước
phát triển, áp dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất và đã có những thay
đổi đáng kể về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Nói đến
ngành chăn nuôi trước tiên phải kể đến ngành chăn nuôi lợn và các sản phẩm đa
dạng chế biến từ lợn.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, hơn 70% dân số nước ta sống bằng
nghề nông. Trong sản xuất nông nghiệp thì chăn nuôi ngày càng chiếm tỷ trọng
cao. Trong các loại hình chăn nuôi thì chăn nuôi lợn chiếm vị trí quan trọng vì là
loài gia súc được nuôi phổ biến nhất và cung cấp sản lượng thịt nhiều nhất.
Để tạo ra được nhiều thịt lợn phục vụ cho nhu cầu thực phẩm trong nước
và xuất khẩu, việc nâng cao năng suất sinh sản và chất lượng của đàn lợn nái
ngoại nuôi theo mô hình trang trại luôn là mối quan tâm, mục tiêu hàng đầu của
các nhà chăn nuôi và các nhà khoa học.
Trong những năm gần đây, năng suất sinh sản của lợn chăn nuôi theo
hướng công nghiệp ở nước ta đã có nhiều cài thiện nhờ chất lượng con giống
được nâng cao và chọn lọc tốt, kỹ thuật chăn sóc nuôi dưỡng lợn nái dần được
hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi. Do đó, đã góp phần làm tăng số lứa đẻ của lợn
nái/năm và số lượng lợn con/nái. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực đặc

biệt đối với các nước chăn nuôi tiên tiến thì năng suất sinh sản của lợn nái nước
ta còn thấp.
Ngành chăn nuôi lợn chiếm một vị trí rất quan trọng trong ngành chăn
nuôi. Nó là nguồn cung cấp thực phẩm với tỷ trọng cao và chất lượng tốt cho
con người, ngoài ra chăn nuôi lợn còn là nguồn cung cấp các sản phẩm phụ như:
Da, lông, phủ tạng… cho ngành công nghiệp chế biến, là nguồn cung cấp lượng
phân bón khá lớn cho ngành trồng trọt.
Để đáp ứng được nhu cầu kinh tế thị trường trong những năm gần đây ngành
chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng muốn phát triển thì bên cạnh việc tăng
cường chăm sóc, nuôi dưỡng cần tập trung công tác phòng trị bệnh cho đàn lợn. Trong
những bệnh truyền nhiễm thường gặp thì bệnh tụ huyết trùng gây thiệt hại đáng kể cho
ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Tụ huyết trùng ở lợn là một trong những
nguyên nhân làm giảm năng suất, hiệu quả chăn nuôi.
Nhằm góp phần làm đầy đủ hơn những thông tin về bệnh Tụ huyết trùng ở
lợn và để có cơ sở khoa học đề xuất biện phòng bệnh Tụ huyết trùng ở lợn tôi
thực hiện chuyên đề: “Điều tra tình hình bệnh Tụ huyết trùng và các biện
pháp phòng trị ở đàn lợn nuôi tại Trại truyền giống Tràng Duệ, Thành phố
Hải Phòng”.
1.2. Sự cần thiết tiến hành chuyên đề
- Thực hiện phương châm “ Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn
sản xuất”.
- Kết quả của chuyên đề góp một phần đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực
tiễn sản xuất.
- Tạo phong cách làm việc đúng đắn, sáng tạo.
- Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nâng cao năng xuất đàn lợn giống, góp phần vào sự
phát triển kinh tế thành phố.
1.3. Điều kiện để thực hiện chuyên đề
1.3.1. Điều kiện bản thân
Trên cơ sở những kiến thức về chuyên ngành chăn nuôi thú y em đã được
học từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Kết hợp với sự giúp đỡ tận tình của T.S.

Lại Thị Lan Hương, em nhận thấy đây là điều kiện tốt để vận dụng kiến thức lý
thuyết vào thực tế sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi nói
chung và chăn nuôi lợn nói riêng.
1.3.2. Điều kiện cơ sở
1.3.2.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
- Hải Phòng nằm ở phía Đông Bắc- Việt Nam, trong các tọa độ:
+ Vĩ độ Bắc từ 20
0
30’ đến 21
0
01’15’’
+ Kinh độ Đông từ 106
0
23’23’’ đến 107
0
08’ 28’’
- Là một thành phố nằm ở đồng bằng Bắc bộ:
+ Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh.
+ Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình.
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương.
+ Phía Đông Bắc giáp Vịnh Bắc bộ với chiều dài bờ biển 125km.
- Hải Phòng có 16 đơn vị hành chính gồm 7 Quận (70 Phường) và 6 Huyện
(140 Xã) và 2 Huyện đảo (Có 70 Phường, 10 Thị trấn và 147 Xã).
* Khí hậu và thời tiết
- Hải Phòng có khí hậu ven biển. Một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa khô
(mùa lạnh) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và mùa mưa (mùa nóng) từ tháng 4
đến tháng 10 chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 hướng gió chính: Gió mùa Đông
Bắc (mùa khô) và gió mùa Đông Nam (mùa mưa). Hàng năm có từ 2-3 cơn bão
có sức gió cấp 7-10 và cấp 12 kèm theo mưa to có sức tàn phá lớn mùa màng,

cây cối và nhà cửa, kho tàng
- Nhiệt độ không khí trung bình 23
0
C (cao nhất 37
0
C vào mùa nóng và
thấp nhất là 10
o
C vào mùa lạnh). Vụ đông xuân nhiệt độ trung bình 16-19
0
C (tối
thấp 5
0
C), có thể trồng cây rau ôn đới cho năng suất và chất lượng cao.
- Lượng mưa trung bình hàng năm 1.700mm, (cao nhất 2.800mm, thấp nhất
806mm), mưa nhiều nhất trong các tháng 5, 6, 7, 8, 9, ít mưa vào tháng 12 và tháng 1.
- Số giờ nắng trung bình/1năm = 1.650 giờ. Tổng tích ôn vụ đông xuân
3.500- 3.600
0
C và vụ mùa 5.000- 5.150
0
C.
- Độ ẩm trung bình trong năm 86%
Nhìn chung khí hậu thời tiết thuận lợi cho các cây trồng nhiệt đới, lúa, rau
quả và chăn nuôi. Điều hạn chế là lượng mưa và nhiệt độ không khí không phân
bổ đều trong năm, mưa bão ảnh hưởng đến sản xuất Nông nghiệp, độ ẩm cao dễ
tạo điều kiện cho sâu bệnh cây trồng và dịch bệnh gia súc phát triển
* Điều kiện đất đai
- Với diện tích tự nhiên 1.507,7 km2 (chiếm 0,47% diện tích cả nước) gồm:
+ Đất nông nghiệp có 69.566 ha (= 46,08% diện tích đất tự nhiên)

+ Đất Lâm nghiệp có khoảng 15.965 ha (trong đó có 12.000 ha vườn
Quốc gia Cát Bà do Bộ Nông ghiệp và PTNT quản lý)
- Độ phì nhiêu của đất:
Đất đai Hải Phòng chủ yếu là chua phèn và mặn phèn, sau nhiều năm cải tạo,
sử dụng đến nay vẫn còn trên 50% đất chua mặn, đòi hỏi chi phí cao về phân bón,
thủy lợi để tiếp tục cải tạo đất. Độ cao của đất từ 0,7m đến 1,7m so với mặt biển nên
việc san ủi tạo mặt bằng, làm thủy lợi đưa nước vào ruộng đòi hỏi chi phí lớn. Có
khoảng 20.000 ha đất chân cao, vẫn có thể làm vụ đông, trong đó có khoảng 9.600 ha
đất cao, vẫn có thể cải tạo để sản xuất 3 vụ/năm.
* Thủy văn và nguồn nước ngọt
Nằm ở hạ lưu sông Thái Bình, Hải Phòng có hệ thống sông ngòi với 16
con sông trong đó có 5 con sông lớn chảy song song theo hướng Tây Bắc- Đông
Nam đổ ra biển và 54 hồ đập (trong đó có 3 hồ lớn). Hệ thống sông đã cung cấp
nước ngọt phù sa cho ruộng đồng, tiêu úng mùa mưa lũ, chuyên chở hàng triệu
tấn phù sa bồi lắng phía cửa sông lấn ra biển.
Tuy nhiên, nước ngọt cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp
ngày càng đòi hỏi nhiều hơn, nước cho sản xuất nông nghiệp cũng còn hạn chế,
nhất là vụ đông xuân đối với huyện Thủy Nguyên, An Hải Là một tỉnh ven
biển, các sông ở Hải Phòng chịu nhiều ảnh hưởng rõ rệt chế độ nhật triều,
nguồn nước hạ lưu sông thường nhiễm mặn, đặc biệt vụ đông xuân khi mưa ít
và nguồn nước thượng lưu xuống ít.
Sông ngòi chia cắt địa hình đất đai Hải Phòng thành những vùng nhỏ hẹp
(5 vùng), gây không ít trở ngại cho giao thông đường bộ.
* Tài nguyên biển
- Kinh tế biển bao gồm vận chuyển đường biển (qua cảng Hải Phòng),
công nghiệp đóng tàu, thuyền vận tải và đánh cá là những nghề truyền thống; cơ
sở vật chất kỹ thuật lớn và hàng nghìn cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề của
Thành phố. Đó là thế mạnh của Hải Phòng sẽ được phát triển hơn trong những
năm tới.
- Du lịch biển cũng là tiềm năng lớn, hàng năm thu hút hàng vạn khách du

lịch trong và ngoài nước theo tuyến du lịch Cửa Lò, Đồ Sơn, Cát Bà, Hạ Long.
Thềm lục địa Hải Phòng với 1250 hải lý vuông, có 24.000 ha bãi triều và
trên 5.000 ha mặt nước xung quanh các đảo là cơ sở để phát triển việc nuôi
trồng, đánh bắt và công nghiệp khai thác, chế biến hải sản
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Dân số và nguồn lực lao động
Theo thống kê năm 2009 dân số Hải Phòng có: 1.837.302 người
Trong đó:
+ Dân số nội thành có: 847.058 người
+ Dân số nông thôn có: 990.244 người
* Giao thông
Đã có 100% số xã có đường ô tô về đến trung tâm. Tổng chiều dài các
tuyến đường liên thôn và các tuyến đường chính ra đồng 3490 km đường bộ và
293 km đường thủy. Riêng các đường chính của các xã là 846km thì 100% đã
được trải bê tông và trải nhựa cấp phối.
* Giáo dục
Đã có 100% huyện có trường cấp I; 100% huyện có trường cấp II và 80%
huyện có trường cấp III khang trang. Cơ sở Giáo dục đủ đảm bảo phổ cập giáo
dục THCS, tiến tới phổ cập giáo dục THPT,
Thành phố có 4 trường Đại học, 16 trường Cao đẳng, 10 trường kỹ thuật.
Ngành Nông nghiệp cũng có trường dạy nghề Nông nghiệp và trường Đại học
Hải Phòng có Đaị học Nông nghiệp đào tạo Kỹ sư, cán bộ trung cấp và công
nhân kỹ thuật nông nghiệp, cơ điện nông thôn
* Y tế
Trong những năm qua công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân
trong thành phố được chú trọng và nâng cao nhờ sự quan tâm sâu sắc của các
ban ngành.
Các huyện có bệnh viện Huyện, 100% xã có trạm y tế, trong đó 65,7%
xây kiên cố; 22,8% xây bán kiên cố. Ngoài ra còn có hơn 300 cơ sở chữa bệnh
tư nhân ở nông thôn và đang có chiều hướng mở rộng.

* Kinh tế
- Hải Phòng có vị trí trọng yếu, nằm trong cực tăng trưởng kinh tế (Hà
Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh). Trong những năm qua Hải Phòng có tốc độ tăng
trưởng và phát triển kinh tế- xã hội khá cao, có tác động lớn tới các tỉnh Đồng
bằng sông Hồng và cả nước.
Hải Phòng luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trên mọi
phương diện, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 32/NQ- TƯ ngày 5/8/2003 về phát
triển Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2020:
“Tập trung xây dựng để Hải Phòng xứng đáng là Thành phố Cảng, công nghiệp
hiện đại; là trung tâm quốc gia; đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra
biển của các tỉnh phía Bắc ”. Những năm qua thành phố đã được tập trung đầu
tư xây dựng trên khá nhiều lĩnh vực, đặc biệt cơ sở hạ tầng cảng biển được mở
rộng và hiện đại hoá, giao thông thuỷ, bộ, đường sắt đường hàng không được
nâng cấp tạo điều kiện tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế- xã hội trong nước và
quốc tế.
1.3.3. Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của thành phố
1.3.3.1. Ngành trồng trọt
* Diện tích
Theo báo cáo chính thức, tổng diện tích gieo trồng các loại cây cả năm
2014 toàn thành phố thực hiện 109.909,1 ha, bằng 99,75% so năm 2013 (giảm
276,7 ha).Trong đó diện tích cây hàng năm: 102.889,3 ha, bằng 99,71% (-299
ha); Diện tích cây lâu năm 7.010,1 ha, đạt 100,14% KH và bằng 100,32% so
năm trước.
Trong nhóm cây hàng năm thì diện tích cây lương thực 83.500 ha, bằng
99,03% (-818 ha); diện tích cây chất bột 1.569 ha bằng 95,01% so cùng kỳ
năm trước (-82 ha), diện tích cây rau đậu 14.134 ha bằng 104,2% so năm
trước (+570 ha)…; diện tích cây hàng năm khác 929,6 ha, đạt 92,96% KH và bằng
96,15% (-37,2 ha) so năm trước; Trong nhóm cây lâu năm thì diện tích cây ăn quả
là 5.893,5 ha, đạt 99,05% KH và bằng 99,66% (-20,3 ha so năm trước);
Riêng diện tích lúa cả năm 80.861,3 ha, đạt 99,83% so KH và bằng

98,16% (-1.516,9 ha) so năm trước, trong đó diện tích lúa đông xuân 39.204,2
ha, đạt 99,25% KH và bằng 97,7% (-920,3 ha); diện tích lúa mùa 41.657,1 ha,
đạt 100,38% KH và bằng 98,59% (-596,6 ha) so vụ mùa năm trước.
Nguyên nhân giảm diện tích lúa chủ yếu do chuyển giao đất cho các dự
án và xây dựng khu dân cư mới với diện tích 399,8 ha, chuyển dịch cơ cấu
cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp 95,9 ha; chuyển mục đích sử dụng khác
128,4 ha…Tuy nhiên do cấy tận dụng trên đất của dự án chưa triển khai nên
diện tích lúa tăng được 27,2 ha.
Diện tích ngô 2.638,6 1.940 ha đạt 131,93% KH và bằng 136% (+698,6
ha) so năm 2013.
Diện tích cây rau đậu các loại 14.134,1 ha đạt 101,9 so KH và bằng
104,2% (+569,6 ha) so năm 2009; Cây công nghiệp hàng năm 2.767,2 ha đạt
98,83% so KH và bằng 102,57% (+ 69,4 ha) so năm 2013, [13].
* Năng suất và sản lượng
Năng suất:
Năng suất lúa đông xuân thực hiện 63,78 tạ./ha, đạt 100,9% KH, bằng
101,43% so năm trước. Năng suất lúa vụ mùa ước 56,5 tạ/ha đạt 103,67%
KH, bằng 101,16%, năng suất lúa cả năm ước thực hiện 60,03 tạ/ha, đạt
102,19% KH và bằng 101,28% so năm trước.
Năng suất các loại màu, cây công nghiệp hàng năm ước: ngô 51,51
tạ/ha, bằng 99,31%; khoai lang 110,46 tạ/ha, bằng 101,47%; rau các loại
219,13 tạ/ha, bằng 98,72%; đậu tương 21,53 tạ/ha, bằng 99,12%; lạc 25,74
tạ/ha, bằng 102,96%; vừng 12,87 tạ/ha, bằng 107,25%; thuốc lào 16,75 tạ/ha,
bằng 97,21%; cói 43,91 tạ/ha, bằng 81,1% so năm trước….
Năng suất cây công nghiêp lâu năm có cây dừa ước 259,25 tạ/ha bằng
100,01% so năm trước; Năng suất cây ăn quả có cam ước 137,65 tạ/ha bằng
97,05%, quýt ước 169,22 tạ/ha bằng 101,15%; chuối 293,9 tạ/ha bằng
98,43%; vải: 63,31 tạ/ha bằng 92,48%; nhãn 74,39 tạ/ha, bằng 77,63%; cây ăn
quả khác ước 209,03 tạ/ha bằng 100,08% so năm trước.
Sản lượng:

Sản lượng lương thực quy thóc toàn thành phố năm 2014 ước thực hiện
499,006 ngàn tấn, bằng 100,13%, trong đó sản lượng lúa cả năm ước 485.416
tấn, bằng 99,41% so năm trước.
Sản lượng ngô ước thực hiện 13.590 tấn, bằng 135% so năm trước; khoai
lang 15.964 tấn, bằng 98,77%; rau các loại 300.474 tấn, bằng 104,16%; đậu tương
178 tấn, bằng 65,68%; lạc 330 tấn, bằng 88,71%; vừng 36 tấn, bằng 150%; thuốc
lào 4.080 tấn bằng 105,24%; cói ước 97 tấn bằng 61,78,…. so năm trước.
Sản lượng các loại cây ăn quả khác ước 18.604 tấn bằng 100,62% so
năm 2013.
1.3.3.2. Ngành chăn nuôi
Những năm qua do yếu tố thời tiết và dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến
phức tạp (như cúm gia cầm H
5
N
1
, bệnh tai xanh ở lợn, LMLM) xong chăn nuôi
trên địa bàn thành phố vẫn phát triển khá.
* Chăn nuôi trâu, bò
Tổng đàn trâu toàn thành phố ước tháng 8 thực hiện 8.999 con, bằng
96,76% (-301 con) so cùng kỳ năm trước, trong đó có 6.330 con trâu cày kéo,
bằng 93,07% so cùng kỳ năm trước, chiếm 70,34 tổng đàn.
Ước tính cả năm 2014 thực hiện 8.895 con, đạt 99,94% KH và bằng
98,25% so năm trước.
Tổng đàn bò tháng 8 ước thực hiện 16.491 con, bằng 94,23% (-1.009
con) trong đó có 4.611 con bò cày kéo, bằng 101% so cùng kỳ năm trước và
chiếm 27,96% so tổng đàn.
Ước tính cả năm 2014 thực hiện 16.650 con, đạt 99,11% KH và bằng
100,26 so năm trước.
* Chăn nuôi lợn
Tổng đàn lợn tháng 8 ước thực hiện 514.578 con, bằng 98,39%, trong đó

có 78.682 con lợn nái bằng 94,57% so cùng kỳ năm trước, chiếm 15,29% so
tổng đàn.
Ước tính thực hiện cả năm 2014: 515.800 con, đạt 93,78% KH và bằng
100,39% so năm trước, trong đó có 81.800 con lợn nái đạt 95,45% KH, bằng
98,91% so năm trước.
* Chăn nuôi gia cầm
Nhìn chung, phong trào chăn nuôi gia cầm của nhân dân phát triển khá
mạnh số lượng ngày một tăng, đặc biệt là chăn nuôi gà công nghiệp, gà thả
vườn, ngan lai…Hầu hết các hộ chăn nuôi gia cầm đều tiến hành tự tiêm vắc
xin để đề phòng và góp phần làm giảm dịch bệnh vì thế mà năng suất và số
lượng gia cầm trong thành phố tăng lên đáng kể.
Tổng đàn gia cầm tháng 8 ước thực hiện 5.750 ngàn con, bằng 107,6% so
cùng kỳ năm trước.
Ước tính cả năm 2014 thực hiện 5.550 ngàn con, đạt 93,64% KH và bằng
111,78% so năm trước.
Một số nhận xét:
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp, các ngành thành phố thường xuyên kiểm
tra, chỉ đạo sát sao tình hình; ban hành các cơ chế chính sách để hỗ trợ phát triển
sản xuất.
- Giá một số vật tư nông nghiệp như giống, phân bón tăng không nhiều so
với năm trước, được cung ứng đầy đủ, chất lượng đảm bảo, tạo điều kiện thuận
lợi cho người dân đầu tư thâm canh.
- Nhiều giống, kỹ thuật canh tác mới được áp dụng vào sản xuất góp phần
tăng năng suất lúa và một số hoa màu giá trị kinh tế cao.
* Khó khăn
- Do đặc thù năm nay tình trạng thiếu điện diễn ra vào thời điểm tập trung
công tác làm đất, gieo cấy gây nhiều khó khăn cho việc lấy nước để làm đất và
gieo cấy.
- Một số nơi máy làm đất còn thiếu, công suất sử dụng máy chưa cao nên

tiến độ làm đất còn chậm.
- Nắng nóng liên tục và gay gắt trong tháng 6 và tuần đầu tháng 7 đã ảnh
hưởng đến tiến độ gieo cấy và sinh trưởng lúa đã cấy do vậy thời vụ gieo cấy lúa
mùa chậm 10 ngày so với năm trước.
Năm 2014 diện tích lúa cả năm tiếp tục giảm, diện tích các loại rau màu
tăng so năm trước do diện tích cây vụ đông được mở rộng. Năng suất lúa vụ
đông xuân tăng, các loại rau, màu đạt thấp và bằng năm trước. Diện tích gieo
trồng các loại lúa chất lượng gạo ngon và các loại rau mầu có hiệu quả kinh tế
cao được mở rộng đáng kể nên giá trị sản xuất trồng trọt có khả năng đạt xấp xỉ
kế hoạch. Thời tiết sản xuất vụ mùa luôn diễn biến phức tạp (nắng nóng, mưa
bão xuất hiện nhiều) nhưng chưa gây ảnh hưởng đến sản xuất. Năng suất, sản
lượng các loại cây lâu năm, cây ăn quả cã một số cây thu hoạch kém so năm
trước, đặc biệt là nhãn, vải nhiều nơi thu hoạch năng suất rất thấp.
Chăn nuôi đàn trâu, đàn bò giảm so năm trước, chăn nuôi lợn do ảnh hưởng
dịch tai xanh ở những tháng đầu năm nên số lượng đàn lợn chỉ tương đương và
đạt thấp so năm trước, các loại gia cầm tăng khá, kết hợp với chuyển hướng từ
nuôi phân tán sang nuôi tập trung và nuôi công nghiệp nên sản lượng thịt và trứng
vẫn tăng khá so năm trước. Một số gia súc có giá trị cao đang được nhân rộng để
tăng giá trị sản xuất và xuất khẩu như hươu, đà điểu, gấu, sinh vật cảnh….
1.3.3.3. Ngành Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng mới tập trung và bổ sung của thành phố năm 2014
ước thực hiện 992 ha, bằng 122,47% so cùng kỳ năm trước, trồng mới rừng
phòng hộ: 508 ha bằng 71,55% so cùng kỳ năm trước, rừng đặc dụng trồng bổ
sung và trồng mới 484 ha bằng 484% so cùng kỳ năm 2013.
Tổng số cây lâm nghiệp trồng phân tán năm 2014 ước thực hiện 1.500
ngàn cây, bằng 102,4% so cùng kỳ năm trước. Diện tích rừng trồng được chăm
sóc 810 ha, bằng 166,32; Rừng được khoanh nuôi tái sinh 1601 ha, bằng
217,82% so năm 2013.
Tổng số gỗ khai thác trong năm ước thực hiện 6550 m
3

băng 93,79% so
năm trước.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp cả năm 2010 (GCĐ 94) ước thực hiện 24 tỷ
đồng đạt 102,13% KH và bằng 100% so năm 2013.
1.3.3.4. Ngành Thủy sản
* Khai thác
Bước vào vụ cá Bắc, nhiệt độ khu vực nước nông ven bờ bắt đầu giảm,
các loài cá nổi có xu hướng dần di chuyển về vùng nước sâu xa vịnh hơn để
tránh rét. Các phương tiện khai thác do ảnh hưởng của các đợt áp thấp nhiệt đới
và thời gian chuẩn bị nghề cho vụ cá Bắc nên các tàu nằm bến tương đối nhiều.
Sản lượng khai thác không tăng so với tháng trước, các đối tượng có giá trị kinh
tế cao của vụ cá Bắc như cá Thu, cá hố…xuất hiện ít, sản lượng khai thác không
tập trung, chủ yếu bán nhỏ lẻ cho các tàu thu mua đỗ tại bến với giá cả không ổn
định nên giá trị khai thác không cao. Cùng với giá nhiên liệu, chi phí sản xuất
tăng cao đã làm ảnh hưởng tới thu nhập và hoạt động khai thác của ngư dân
Sản lượng khai thác tháng 8 ước thực hiện 3.150 tấn bằng 101,59% so
cùng kỳ năm trước, ước thực hiện 8 tháng 37.370 tấn đạt 87,34% kế hoạch năm
và bằng 102,95% so 8 tháng năm trước, ước cả năm 44.487,6 tấn bằng 103,2%
so năm 2013.
* Nuôi trồng
Thời tiết tuy có diễn biến phức tạp song không ảnh hưởng nhiều tới nuôi
trồng thủy sản. Hầu hết diện tích nuôi thâm canh đối tượng nuôi tôm he chân
trắng vụ một đã thu hoạch xong. Năm nay con giống của công ty CP cung cấp
cho người nuôi có tốc độ tăng trưởng lớn, cùng thời gian nuôi nhưng đạt kích cỡ
lớn (45 – 50 con/kg), giá bán cao. Sản phẩm tiêu thụ được mở rộng không chỉ tại
Hải Phòng, các tỉnh lân cận mà còn xuất bán sang Trung Quốc. Hiện nay các
diện tích đã thu hoạch đang tiến hành cải tạo ao đầm để tiếp tục thả nuôi tôm he
chân trắng vụ đông, cua bể và một số đối tượng có giá trị kinh tế khác như cá
vược, cá bớp…, một số diện tích thu hoạch sớm đã cải tạo xong ao đầm và thả
nuôi tôm he chân trắng vụ đông. Các diện tích nuôi còn lại tiếp tục thu hoạch

các sản phẩm như tôm sú, tôm rảo, cá, cua bể…
Khu vực nuôi nước ngọt tiếp tục thu hoạch sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu
dùng, tăng cường các biện pháp phòng tránh rét, chăm sóc đàn cá nuôi thương
phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng vào dịp tết của nhân dân.
Khu vực sản xuất giống các đối tượng nuôi nước ngọt truyền thống đã qua
mùa sản xuất, các trại đã và đang trong giai đoạn nuôi vỗ cá bố mẹ để chuẩn bị
cho vụ sản xuất giống năm 2015, chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp phòng tránh
rét cho đàn cá bố mẹ.
Kết quả sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tháng 8 ước thực hiện 3.400 tấn,
bằng 111,48% so cùng kỳ năm trước; sản lượng 8 tháng ước thực hiện 40.273
tấn bằng 105,83% so cùng kỳ năm trước. Cả năm ước thực hiện 46.131,4 tấn
đạt 97,78% kế hoạch năm và bằng 106,19% so năm 2013.
1.4. Mục tiêu và ý nghĩa của chuyên đề
1.4.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
Trong thời gian 2 tháng thực tập tại Trung tâm truyền giống Tràng Duệ,
tôi đã thực hiện một số công việc như sau:
- Chăm sóc đàn lợn của Trung tâm.
- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Tiêm phòng dịch bệnh cho đàn lợn.
- Cùng cán bộ kỹ thuật của Trung tâm điều trị một số bệnh.
- Tham gia vào các công tác khác (trực đỡ đẻ lợn nái, thiến lợn đực, cắt
nanh, bấm đuôi ).
1.4.2. Biện pháp thực hiện
Để thực hiện tốt nội dung trên trong thời gian thực tập, tôi đã đề ra biện
pháp thực hiện như sau:
- Lên kế hoạch chi tiết với nội dung trên, phù hợp với tình hình sản xuất
của Trung tâm.
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, vận dụng kiến thức lý
thuyết đã học vào thực tiễn sản xuất một cách hợp lý.
- Chấp hành nghiêm túc quy định của Trung tâm và của Nhà trường .

- Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của Cô giáo hướng dẫn.
- Tích cực học hỏi cán bộ, công nhân viên của Trung tâm.
1.5. Tổng quan tài liệu
1.5.1. Cơ sở khoa học
1.5.1.1. Sự phát triển dịch bệnh trên đàn lợn
Dịch bệnh muốn xảy ra phải có nguyên nhân gây bệnh như: Mầm bệnh,
động vật trung gian truyền bệnh và sự mẫn cảm của vật nuôi, mỗi nguyên nhân
gây ra một bệnh riêng.
* Mầm bệnh: Là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh, có nhiều loại mầm
bệnh, mỗi loại có một đặc điểm riêng.
- Vi khuẩn: Theo Nguyễn Quang Tuyên và cs (1993), phần lớn vi khuẩn
đòi hỏi những điều kiện nhất định mới gây được bệnh. Vi khuẩn tác động bằng
nội, ngoại độc tố hoặc bằng cơ chế lý hóa khác nhau.
- Virus: Virus thường hướng về một loại tổ chức nhất định, do đó thường
gây những biểu hiện giống nhau ở những động vật khác loài. Bệnh do virus gây
ra thường lây lan mạnh, cho miễn dịch mạnh và bền vững, thường có hiện tượng
mang trùng và thường dễ ghép với một số bệnh khác.
- Mycoplasma: Theo Nguyễn Quang Tính (2006) Mycoplasma thường gây
những bệnh lây lan mạnh, có hiện tượng mang trùng lâu dài và gây được miễn dịch
bền vững.
- Bệnh do ký sinh trùng: Theo Nguyễn Quang Tuyên và cs (1993), bệnh ký
sinh trùng dễ tạo điều kiện thuận lợi gây nên các bệnh truyền nhiễm, do ký sinh
trùng làm tổn thương niêm mạc các cơ quan nội tạng, chiếm đoạt chất dinh dưỡng,
hút máu ký chủ, làm cho gia súc còi cọc, chậm lớn, suy dinh dưỡng…
* Động vật trung gian truyền bệnh:
Trong chuồng nuôi, vật chủ trung gian truyền bệnh có nhiều như: chuột,
ruồi, muỗi… các loài này mang mầm bệnh từ nơi khác vào chuồng nuôi gây
bệnh cho gia súc khỏe mạnh.
* Mức độ cảm nhiễm của lợn đối với mầm bệnh:
Ta thấy vi sinh vật là điều kiện không thể thiếu được trong quá trình gây

bệnh, song trạng thái bảo vệ cơ thể của động vật lại có tác dụng quyết định đối
với sự phát sinh, phát triển và kết thúc của bệnh.
- Ảnh hưởng của tuổi:
Theo Nguyễn Quang Tuyên và cs (1993), lợn con dưới 2 tháng tuổi ít mắc
bệnh đóng dấu, bê dưới 3 tháng tuổi không mắc hoặc ít mắc bệnh tụ huyết trùng vì
gia súc nhỏ bú sữa mẹ được miễn dịch do đó nó không cảm thụ được như gia súc
trưởng thành. Ngoài ra, động vật còn non không lây lan bệnh vì được miễn dịch
qua thai hay qua sữa đầu khi đang bú mẹ.
- Điều kiện ngoại cảnh:
Những yếu tố ngoại cảnh dễ ảnh hưởng đến mức độ lây bệnh truyền
nhiễm của vật nuôi, được nuôi dưỡng chăm sóc chu đáo và làm việc hợp lý là
những nhân tố quan trọng để phòng bệnh truyền nhiễm. Trong thiên nhiên có
những vật nuôi khỏe mạnh mang mầm bệnh trong cơ thể nhưng không phát
bệnh, khi sức đề kháng của con vật giảm và điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, điều
kiện dinh dưỡng vệ sinh chăm sóc kém… thì vi khuẩn tác động và gây bệnh.
Về mùa mưa, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát triển và gây
bệnh.
- Ảnh hưởng của dinh dưỡng:
Nếu gia súc được chăm sóc tốt, đủ dinh dưỡng thì sức đề kháng được
nâng cao. Khi khẩu phần thức ăn đơn điệu không đủ chất, thì sức đề kháng của
vật nuôi giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng thực bào kém. Trên thực nghiệm,
người ta thấy rằng thiếu dinh dưỡng, thức ăn nghèo và thiếu vitamin làm tăng sự
cảm thụ của vật nuôi đối với bệnh truyền nhiễm.
Thiếu vitamin làm thay đổi cấu trúc tế bào, ví dụ thiếu vitamin A làm tổn
thương thượng bì, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Ngoài
ra thiếu vitamin làm giảm khả năng thực bào vì vitamin rất cần thiết cho sự hoạt
động bình thường của các bộ phận tạo máu. Thiếu dinh dưỡng làm giảm sút sự
bài tiết kháng thể. Nếu thiếu chất đản bạch rất cần thiết cho sự cấu tạo kháng thể
thì vật nuôi ốm, kiệt sức không thể tạo ra protein được nữa. Sẽ dùng số protein
dự trữ của nó để sinh ra kháng thể, do đó con vật càng gầy yếu hơn.

Chất khoáng không đủ cũng làm giảm sức đề kháng cho cơ thể đối với bệnh
truyền nhiễm. Thiếu muối sức đề kháng với bệnh truyền nhiễm cũng giảm sút.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ:
Bị cảm lạnh làm giảm sức đề kháng về phòng chống bệnh truyền nhiễm,
lạnh làm cho huyết quản giảm dễ thẩm thấu, làm giảm sút bạch cầu và làm yếu
tác dụng chống vi khuẩn.
- Ảnh hưởng của vệ sinh chăn nuôi:
Chăn nuôi thiếu vệ sinh là nhân tố phá hoại cơ năng sinh lý bình thường,
giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh truyền nhiễm. Chuồng nuôi không
thoáng khí, có nhiều CO
2
, H
2
S, NH
3
khiến cho gia súc ốm yếu dễ mắc bệnh và
chết sớm. Vì bị trúng độc mãn tính do hơi độc, nước tiểu, phân ứ đọng. Chăn
nuôi không hợp vệ sinh như: thiếu tắm rửa, thiếu chăm sóc, chuồng trại không
quét dọn… cũng làm giảm sút sức đề kháng của cơ thể.
1.5.1.2. Vi khuẩn Pasteurella multocida
Bệnh Tụ huyết trùng do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Theo
phân loại của Bergay (1974), Pasteurella multocida thuộc:
- Bộ Eubacteriales
- Họ Parvobacteriaceae
- Tộc Pasteurelliae
- Giống Pasteurella
* Đặc điểm gây bệnh của vi khuẩn Pasteurella multocida
Pasteurella multocida gây nhiễm trùng máu, xuất huyết, bại huyết cho gia
súc gia cầm, các loài chim, thường gọi là bệnh Tụ huyết trùng (Pasteurellosis).
Vi khuẩn Pasteurella spp gây bệnh cho gia súc, gia cầm, các loài chim, hầu hết

thuộc một loài duy nhất Pasteurella multocida, có đặc tính sinh học căn bản
giống nhau, chỉ khác nhau ở tính thích nghi gây bệnh đối với các loài vật. Do
vậy người ta chia thành các loài sau:
- Pasteurella aviseptica gây bệnh tụ huyết trùng gà
- Pasteurella boviseptica gây bệnh tụ huyết trùng trâu, bò
- Pasteurella suiseptica gây bệnh tụ huyết trùng lợn
- Pasteurella oviseptica gây bệnh tụ huyết trùng cho dê, cừu
-Pasteurella multocida tồn tại rộng rãi trong tự nhiên, đặc biệt ở trong
đường hô hấp, trên hạch amidan của nhiều loài vật nuôi và trở thành nguồn tàng
trữ mầm bệnh: lợn trưởng thành 40% mang vi khuẩn trong hạch amidan, trâu bò
khoảng 80%, dê cừu 50%, ngựa 60%, chó 30%. Bình thường vi khuẩn thường
trú không gây bệnh nhưng có thể trở nên cường độc và gây bệnh khi sức đề
kháng của cơ thể vật chủ giảm sút (do mắc bệnh khác hoặc do chế độ dinh
dưỡng kém, phải làm việc nhiều), (Phan Thanh Phượng, 2000).
* Hình thái và tính chất bắt màu của vi khuẩn Pasteurella
Tất cả các loài Pasteurella đều có hình thái giống nhau dạng cầu trực khuẩn
nhỏ, kích thước 0,5 x 1 - 1 x 2 µm, không di động, không có lông, không tạo nha bào,
Gram âm, yếm khí tùy tiện, trong cơ thể gia súc mắc bệnh có hình thành giáp mô
nhưng rất khó phát hiện, vi khuẩn phân lập được có hiện tượng phân cực hai đầu tức là
hiện tượng vi khuẩn bắt màu sẫm ở hai đầu còn ở giữa không bát màu hoặc bắt màu
nhạt hơn, (Nguyễn Quang Tuyên và cs, 1993).
Tính lưỡng cực của vi khuẩn này là do tế bào vi khuẩn đang trong giai
đoạn sinh sản tăng lên về kích thước và nguyên sinh chất dồn về hai đầu. Vi
khuẩn thường đứng riêng lẻ, đôi khi ghép đôi tạo thành chuỗi ngắn.
* Đặc tính nuôi cấy
Vi khuẩn Pasteurella multocida: Là loại vi khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí
tùy tiện, ưa kiềm nhẹ pH = 7,2-7,4 có thể nuôi cấy ở nhiệt độ 13-18
0
C.
- Trên môi trường nuôi cấy thông thường: Vi khuẩn phát triển kém, vi

khuẩn phát triển tốt hơn trên môi trường nuôi cấy có bổ sung 5-10% huyết thanh
hoặc máu động vật, (Nguyễn Quang Tuyên và cs 1993).
Các vi khuẩn phân lập từ động vật mắc bệnh thể mãn tính thường cho
khuẩn lạc to (2-3mm), hình dạng khuẩn lạc không cố định. Nếu nuôi cấy lâu
ngày, khuẩn lạc bị nhỏ hơn, không màu và trong suốt.
- Trong môi trường nước thịt Hotinger hoặc martin: Sau khi nuôi cấy 24h
ở 37
0
C, vi khuẩn Pasteurella multocida mọc tốt, làm đục đều môi trường, lắc lên
có vẩn như sương mù rồi lại lắng xuống. Đáy ống có cặn nhầy, sinh ra một lớp
màng mỏng trên mặt môi trường, môi trường có mùi đặc trưng (mùi tanh của
nước dãi khô) mùi đặc trưng này thể hiện rõ nhất ở pha phát triển nhanh. Sau khi
nuôi cấy lâu ngày mùi đặc trưng này mất dần, vi khuẩn thoái hóa nhanh sau khi
phân lập và nuôi trong môi trường dinh dưỡng.
- Trên môi trường thạch thường: Pasteurella multocida phát triển thành
những dạng khuẩn lạc khác nhau.
+ Dạng S (Smoth): Khuẩn lạc nhỏ, tròn trơn, trong suốt như giọt sương,
mặt khuẩn lạc có dung quang sắc cầu vồng, có độc lực mạnh. Nuôi cấy lâu ngày
môi trường có màu trắng ngà dính vào môi trường. Vi khuẩn thuộc dạng khuẩn
lạc này thường tạo thành lớp giáp mô nhiều hơn loại xù xì.
+ Dạng R (Rough): Khuẩn lạc to, thường ép có dìa nhám, có dung quang
màu xanh, dạng này có độc lực yếu.
+ Dạng M (Mucoid): Khuẩn lạc nhầy ướt có kích thước to nhất, có rìa
nhẵn, có dung quang sắc cầu vồng yếu hơn dạng S, hình dạng vi khuẩn này cũng
thay đổi nhiều. Nếu nuôi cấy lâu ngày thì kích thích khuẩn lạc lớn hơn, nhớt và
dính chặt vào mặt thạch thường gọi là khuẩn lạc già.
- Trên môi trường thạch máu hay thạch BHI (Brain Heart Influsion): Có
bổ sung máu, vi khuẩn phát triển tốt không gây dung huyết và có cả 3 dạng
khuẩn lạc. Khuẩn lạc láng- dạng S, khuẩn lạc nhày- dạng M, khuẩn lạc xù xì-
dạng R. Tuy nhiên, vi khuẩn Pasteurella có thể chuyển từ dạng S sang dạng M

hoặc R và ngược lại khi cấy chuyển nhiều lần qua môi trường dinh dưỡng hoặc
tiêm truyền động vật. Tính biến dạng này đặc biệt rõ khi nuôi cấy trên môi
trường dinh dưỡng có các loại đường mà chúng lên men.
- Trên môi trường thạch thường có huyết thanh và huyết cầu tố: Vi khuẩn
phát triển thành những khuẩn lạc dạng S, dặc biệt có hiện tượng phat huỳnh
quang, khuẩn lạc dạng S từ canh trùng mới thường có tính dung quang, khuẩn
lạc dạng M và R không có đặc tính này.
Nguyễn Vĩnh Phước và cs (1986), cho rằng môi trường huyết cầu tố và
huyết thanh là môi trường đặc biệt để giám định và kiểm tra độc lực của vi
khuẩn. Khi nuôi cấy Pasteurella multocida không làm dung huyết, khuẩn lạc
tròn trơn, rìa gọn, xung quanh khuẩn lạc có hiện tượng phát huỳnh quang. Hiện
tượng này chỉ xem rõ khi nuôi cấy 18-24h, nếu lâu quá 72h thì sẽ mất hiện
tượng phát quang. Khuẩn lạc dạng S có tính chất phát quang rõ, có độc lực cao
và có khả năng sinh sản giáp mô mạnh, dung quang và chiếm đa số.
- Trong môi trường Gelatin: Cấy dọc theo đường cấy trích sâu, vi khuẩn
mọc thành những khuẩn lạc mịn, hình hạt không làm tan chảy Gelatin.
Môi trường nuôi cấy tốt nhất cho vi khuẩn Pasteurella multocida là môi
trường YPC (Yeast Extract Pepton - L – Cystin) có thêm sucrose và sodium
sulfite. Đây là môi trường giúp cho sự tái tạo giáp mô của vi khuẩn, cũng là môi
trường giữ giống và nhân giống.
- Môi trường MacConkey agar: Loài Pasteurella multocida không phát triển.
* Đặc tính sinh hóa
Bảng 1.1. Đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Pasteurella multocida
Tính chất Pasteurella multocida
Gram -
Di động -
Dung huyết -
Mọc trên Macconkey -
Indol +
Urease -

Sinh H2S -
Manniton +
Glucose +
Lactose -
Catalase +
Oxydaza +
KOH +
* Đặc tính kháng nguyên
Năm 1990, Ligniere đã bắt đầu nghiên cứu cấu trúc kháng nguyên của
Pasteurella spp, Pasteurella có cấu trúc kháng nguyên rất phức tạp và cấu trúc
từng loại kháng nguyên cũng luôn thay đổi. Cho đến nay người ta đã xác định
được kháng nguyên của vi khuẩn Pasteurella spp có 3 loại, đó là kháng nguyên
vỏ (K), kháng nguyên thân (O) và kháng nguyên ngoại bào (OMP).
- Kháng nguyên vỏ (K) được cấu tạo bởi hai thành phần là Protein và
polysaccarid. Kháng nguyên này chia làm 5 loại A, B, D, E,F, trong đó có 3
serotype là A, B, D, là gây bệnh cho lợn, trong đó type A là phổ biến nhất,
(Cater.G.R.1967).
- Kháng nguyên (O) được cấu tạo từ glucid, lipit và protein, được chia
thành 16 serotype, ký hiệu từ 1-16, trong đó type 3 và 5 thường gặp ở lợn.
- Kháng nguyên ngoại bào (OMP- Outer Menbrane protein) của
Pasteurella multocida mới được phát hiện trong những năm gần đây. Tác động
của OMP là gây hoại tử biểu bì, gây ỉa chảy nhầy và teo lách ở chuột.
* Sức đề kháng
Pasteurella multocida dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, ánh sáng mặt trời và
chất sát trùng thông thường. Vi khuẩn bị tiêu diệt sau khi đun ở 58
0
C trong 20
phút, 100
0
C trong vài giây, ánh sáng mặt trời diệt vi khuẩn trong canh khuẩn 1

ngày. Các hóa chất sát trùng thông thường diệt vi khuẩn nhanh chóng, nước vôi
1% trong 3-5 phút, axit phenic 5% trong 1 phút. Vi khuẩn sống khá lâu trong đất
ẩm thiếu ánh sáng. Trong chuồng, trên đồng cỏ, vi khuẩn có thể sống hàng
tháng, thậm chí hàng năm,( Nguyễn Quang Tuyên và cs 1993).
* Các yếu tố độc lực
Các yếu tố độc lực của Pasteurella multocida vẫn chưa biết rõ hoàn toàn,
vi khuẩn Pasteurella multocida có sản sinh ra một số yếu tố gây hoại tử (da,
niêm mac, tổ chức), (DNT- Dermonecrotic Toxin), độc tố không hòa tan. Đây là
độc tố chủ yếu gây viêm teo mũi. Kháng nguyên vỏ cũng là một yếu tố độc lực
quan trọng, đặc biệt là serotype A, nó giúp vi khuẩn Pasteurella multocida tránh
được sự thực bào của quá trình thực bào ở phổi.
Theo Carter.G.R. (1967) [13], đặc tính kháng nguyên giáp mô của
Pasteurella multocida xác định theo type huyết thanh A, B, D, E, F. Giáp mô
của chủng type A có cấu tạo bởi acid Hyaluronic, nhưng có một sự liên quan
mật thiết với các thành phần khác như: Polysaccarid, protein và lipit. Acid
Hyaluronic không gây hoạt hóa kháng thực bào nhưng chất tiết giáp mô có thể
ức chế chức năng thực bào của bạch cầu đa nhân. Nếu tách acid Hyaluronic khỏi
giáp mô sẽ tăng khả năng bám dính của vi khuẩn nên bề mặt tế bào động vật và
tăng tính mẫn cảm của vi khuẩn đối với thực bào.
* Đặc tính gây bệnh trong tự nhiên
Trong tự nhiên Pasteurella multocida gây bệnh cho các loài động vật
thường gây chứng bại huyết kèm theo tụ huyết và xuất huyết ở các tổ chức, niêm
mạc, tương mạc và các cơ quan phủ tạng.
Loài Pasteurella multocida thích nghi với lợn thường gây bệnh cho lợn,
chủ yếu lợn từ 3-6 tháng tuổi hay mắc. Lợn mắc bệnh thường có bệnh tích viêm
phổi, có vùng gan hóa, màng tim có tương dịch, viêm hầu có thủy thũng.
Vi khuẩn Pasteurella multocida trong thiên nhiên sống trong đất ẩm, tối không
có ánh nắng chiếu vào, vi khuẩn ký sinh trong đất, ở những lớp trên và trong nước lũ,
ở nơi nước lầy, vùng bùn lầy ẩm ướt. Mùa nóng nhiệt độ cao, áp lực thay đổi bất
thường, mưa rào đột ngột, vi khuẩn dễ sinh sản, được mức nước đưa lên, rồi vào cơ

thể động vật qua đường tiêu hóa và vết thương. Vi khuẩn sống nhờ trong đường hô
hấp và tiêu hóa của gia súc khỏe mạnh hay gia súc khỏi bệnh, nhưng không gây bệnh
vì giữa vi khuẩn và cơ thể động vật có trạng thái cân bằng. Khi trạng thái cân bằng ấy
bị phá vỡ có lợi cho vi khuẩn thì vi khuẩn có độc lực tác động gây bệnh (Nguyễn Vĩnh
Phước và cộng sự 1986).
1.5.1.3. Bệnh Tụ huyết trùng
* Đặc điểm dịch tễ
Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, ở Việt Nam có cả ở 3 miền, bệnh xảy ra
lẻ tẻ, rải rác ở các vùng đồng bằng nơi tập trung nhiều lợn. Những vùng lầy lội,
ẩm thấp hay có và thường đầu mùa mưa, suốt hè. Các loài lợn trong thiên nhiên
đều mắc đặc biệt là lợn con sau cai sữa (3-6 tháng) bệnh có thể lây sang trâu, bò
và ngược lại.
Trong thể cấp, máu, dịch bài tiết, các phủ tạng đều có vi khuẩn. Đặc biệt
phổi tập trung nhiều vi khuẩn nhất. Trong lợn khỏe vi khuẩn tập trung ở hầu,
đường hô hấp và chất nhờn ở niêm dịch tiêu hóa.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1979), lợn khỏe mạnh có thể bị nhiễm vi khuẩn
Pasteurella multocida do tiếp xúc với tất cả các chất thải của động vật bị bệnh.
Nguồn lây lan chủ yếu là lợn bị bệnh và lợn mang trùng. Các động vật khác như gà,
chuột và các loài gặm nhấm cũng được coi là nguồn gây nhiễm vi khuẩn.
Vi khuẩn vào cơ thể động vật qua đường tiêu hóa, hô hấp, qua da có vết
thương. Bình thường giữa cơ thể và vi khuẩn trong niêm mạc hô hấp và tiêu hóa
ở trạng thái cân bằng. Khi mất cân bằng do tác động của nhiều nguyên nhân (bị
lạnh đột ngột, cảm nắng, nóng, điều kiện vệ sinh…) làm mất trạng thái cân bằng
làm con vật phát bệnh.
* Triệu chứng của bệnh
- Thể quá cấp tính:
Con vật mệt nhọc, ủ rũ, kém ăn hoặc bỏ ăn, nằm một chỗ, rúc đầu vào
rơm, sốt cao 41-42
0
C, uống nhiều nước, run rẩy. Xuất hiện thủy thũng ở cổ,

họng, hầu sưng, má phị, mặt mũi sưng híp, bụng có khi sưng, 2 hàng vú sưng,
thở khó, khò khè, 2 mũi phồng ra khép lại, từng hồi, nhịp tim nhanh, các niêm
mạc đỏ sẫm, tím bầm, nốt xuất huyết, nốt đỏ xuất hiện ở tai, cổ, bụng, phía trong
đùi, sau 1-2 ngày con vật chết do ngạt thở.
- Thể cấp tính:
Lợn ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao 41
0
C, sau đó xuất hiện triệu chứng như thể quá
cấp tính nhưng nhẹ hơn.
Niêm mạc mũi viêm, vật khó thở, thở nhanh, khò khè ướt trong phế quản,
chảy nước mũi nhờn đặc, có mủ, máu, ho khan từng tiếng ho co rút toàn thân, gõ
vùng ngực đau, có âm đục, trên da nổi chấm đỏ hoặc đám tím bầm. Hầu sưng thủy
thũng, lan rộng xuống cổ và cằm. Lợn đi táo sau ỉa chảy, có máu do xuất huyết ruột,
bệnh tiến triển 3-12 ngày, vật gầy yếu rồi chết, tỷ lệ chết có khi tới 80%.
- Thể mãn tính:
Vật thở khó, nhanh, khò khè, ho từng hồi, liên miên, đặc biệt khi đuổi, con
vật ỉa chảy liên miên.
Khớp xương bị viêm, sưng nóng đau, da đỏ từng mảng, sau 3-6 tuần vật
gầy yếu rồi chết (Nguyễn Quang Tính, 2006).
* Bệnh tích:
- Thể quá cấp tính:
Có bệnh tích bại liệt, xuất huyết, các niêm mạc và phủ tạng tụ máu, thấm
tương dịch. Hạch lâm ba sưng đỏ, thủy thũng thấm nước, lách sưng, tụ máu. Hầu
viêm thấm tương dịch, da có nốt đỏ hoặc tím bầm, phổi xuất huyết, thủy thũng
thấm tương dịch.
- Thể cấp tính:
Viêm phổi thùy, phổi viêm tụ máu từng đám, nhiều vùng gan hóa cứng ở
các thời kỳ khác nhau, thấm tương dịch đỏ nhạt. Khí quản, phế quản tụ máu,
xuất huyết có bọt nhớt hồng, màng phổi viêm dính lồng ngực.
Hầu viêm, thủy thũng, thấm tương dịch vàng. Dạ dày, ruột viêm cata, tụ

máu, xuất huyết. Hạch lâm ba ngực, hầu sưng tụ máu, thận ứ máu đỏ sẫm. Da
viêm có những vết, mảng đỏ sẫm, tím bầm ở bụng ngực.
- Thể mãn tính:
Phổi viêm mãn tính, có vùng gan hóa hoại tử vàng xám cứng có áp xe
hoặc bị Cazein hóa, bã đậu hóa. Phế quản viêm mãn tính, phổi có chỗ dính vào
màng ngực, (Nguyễn Quang Tính, 2006).
* Chẩn đoán:

×