LỜI MỞ ĐẦU
Trẻ em là mầm non của mỗi nước và là vấn đề được nhân loại hết sức quan
tâm. Ở nước ta, vẫn còn bị ảnh hưởng rất nặng nề tư tưởng trọng nam, khinh nữ tình
trạng phân biệt đối xử với trẻ em gái vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở nông thôn và
thành thị, từ trong gia đình ra ngoài xã hội ở mức độ khác nhau. Luật bình đẳng giới
năm 2006 ra đời phần nào xóa giảm sự bất bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái
trong gia đình, xã hội. Việc quan tâm, chăm lo, giáo dục, sự không phân biệt đối xử
giữa trẻ em trai và trẻ em gái của gia đình và xã hội sẽ giúp thế hệ trẻ có hành trang
vững chắc bước vào đời. Để tìm hiểu rõ vấn đề bình đẳng giới giữa trẻ em sau đây
em xin viết bài tiểu luận về đề tài: “Vấn đề bình đẳng giới giữa trẻ em trai và trẻ em
gái trong gia đình hiện nay”.
NỘI DUNG
I. Một số khái niệm
1. Khái niệm bình đẳng giới
Theo tài liệu, Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc
điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới, nam và nữ có vị thế bình đẳng
và đều được tôn trọng như nhau. Nam và nữ cùng: có điều kiện bình đẳng để phát
huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; có cơ hội bình đẳng để
tham gia đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực, lợi ích của sự phát triển; được
hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng; được hưởng thành quả bình đẳng.
Dưới góc độ Luật bình đẳng giới, theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật bình
đẳng giới năm 2006: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau
được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình trong sự phát triển của
cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau thành quả của sự phát triển”.
2. Khái niệm bình đẳng giới trong gia đình
Bình đẳng giới trong gia đình thực chất là bình đẳng giữa vợ, chồng, con trai,
con gái, nam-nữ về cơ hội, vị trí, vai trò trong đó bao gồm sự bình đẳng trong việc
1
tiếp cận nguồn nhân lực, bình đẳng trong thù lao công việc, bình đẳng trong việc
thụ hưởng các thành quả và bình đẳng trong các vấn đề liên quan đến bản thân, gia
đình và xã hội. Điều đó có nghĩa là đảm bảo bình đẳng giới trong gia đình giúp cho
nam-nữ đều được tạo cơ hội để phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của
gia đình, cộng đồng và xã hội.
Như vậy, bình đẳng giới giữa em trai và em gái trong gia đình được hiểu là
trong gia đình giữa trẻ em trai và trẻ em gái bình đẳng trong việc được chăm sóc
bảo vệ quyền được sống, bình đẳng về quyền được học tập, bình đẳng trong việc
thực hiện các công việc trong gia đình, bình đẳng về quyền được nghỉ ngơi, được
vui chơi và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí phù hợp với lứa tuổi. Các thành
viên khác trong gia đình không được có hành vi phân biệt đối xử giữa trẻ em trai và
trẻ em gái.
II. Những nội dung cơ bản của bình đẳng giới giữa trẻ em trai và trẻ em gái
trong gia đình hiện nay
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trẻ em là những người dưới 18 tuổi.
Gia đình đóng vai trò quan trọng, cơ bản trong việc hình thành nhận thức, thái độ về
các quan hệ giới. Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình sẽ là cơ hội tốt, là đòn
bẩy quan trọng để tăng cường khả năng nhận thức bình đẳng giới của mỗi cá nhân
đồng thời cũng là yếu tố đảm bảo bình đẳng giới của mỗi cá nhân, góp phần thúc
đẩy sự phát triển của gia đình và xã hội. Trẻ em khi sinh ra có quyền được chăm
sóc, nuôi dưỡng, học tập và tham gia vui chơi, giải trí… Tại khoản 4 Điều 18 Luật
bình đẳng giới năm 2006 đã quy định: “con trai và con gái được gia đình chăm sóc,
giáo dục, và tạo điều kiện học tập, lao động, vui chơi giải trí và phát triển. Do đó,
nội dung của bình đẳng giới giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong gia đình thể hiện ở
những khía cạnh sau:
- Trong gia đình, trẻ em trai và trẻ em gái bình đẳng trong việc đảm bảo
quyền được sống. Tại khoản 2 Điều 5 Luật bình đẳng giới năm 2006 quy định giới
2
tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ. Giới tính mang tính chất bẩm sinh
được hình thành một cách tự nhiên trên cơ sở di truyền, là sản phẩm của quá trình
tiến hóa tự nhiên về sinh học của con người không bị thay đổi theo thời gian và môi
trường xã hội. Khi sinh ra trẻ em không phân biệt trẻ em trai và trẻ em gái đều có
quyền được sống, bình đẳng về quyền được tôn trọng thân thể và nhân phẩm. Gia
đình phải áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo vệ trẻ em trai và trẻ em gái khỏi
mọi hình thức bạo lực về thể xác hoặc tinh thần; không phân biệt đối xử, gây tổn
thương hay xúc phạm, ngược đãi trẻ em. Cha mẹ và những người khác trong gia
đình có trách nhiệm bảo đảm điều kiện sống cần thiết cho sự phát triển của trẻ em
trai cũng như trẻ em trai.
- Quyền bình đẳng về học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái. Quyền học tập là
một quyền cơ bản của trẻ em. Theo quy định tại Điều 33 Luật bình đẳng giới năm
2006 thì gia đình phải đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau cho con trai và con
gái trong học tập. Sự quan tâm, giáo dục của gia đình đối với trẻ em là môi trường
quan trọng giúp mỗi con người hòa nhập vào cộng đồng và xã hội, thích ứng với
đòi hỏi về nghề nghiệp, đạo đức, vốn sống của mỗi con người; sự quan tâm của họ
đối với trẻ em còn giúp cho con cái tránh những tệ nạn xã hội nảy sinh đối với mỗi
con người. Quá trình xã hội hóa giáo dục được tạo bởi ba môi trường gia đình, nhà
trường và xã hội. Trong đó gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng lớn đến sự
hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người; sự quan tâm giúp đỡ lẫn
nhau của mỗi thành viên trong gia đình giúp mỗi con người có điều kiện phát triển
toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Trẻ em trong gia đình được cha mẹ tạo
điều kiện được học tập, giữa trẻ em trai và trẻ em gái bình đẳng với nhau về độ tuổi
đi học. Nghĩa là theo thông thường, trẻ em khi tới 5 tuổi sẽ đi học trường mầm non
thì cả trẻ em trai và trẻ em gái khi đủ 5 tuổi đều được phải được gia đình tạo điều
kiện cho đến trường học tập. Các thành viên khác trong gia đình không được đối xử
không công bằng, thiên vị giữa trẻ em trai và trẻ em gái về độ tuổi được đến trường
3
học tập. Ví dụ như: khi trẻ em trai đến 5 tuổi thì được gia đình tạo mọi điều kiện
học tập nhưng trẻ em gái lại không được cho đi học trường mầm non mà cho nghỉ ở
nhà. Dẫn đến có nhiều em gái không được đi học trường mầm non khi đi học tiểu
học tiếp thu chậm hơn so với trẻ em trai được đi học từ trường mầm non. Hiện nay,
tại Điều 16 Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trẻ em học tiểu
học trong các cơ sở công lập không phải đóng học phí. Điều này thể hiện trách
nhiệm của Nhà nước đảm bảo bình đẳng về học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái,
giữa trẻ em ở nông thôn, vùng dân tộc thiểu số so với trẻ em ở thành thị. Trẻ em trai
và trẻ em gái được tạo điều kiện học tập ở môi trường an toàn, gần gũi và không
phân biệt đối xử với tất cả các trẻ em thuộc mọi thành phần khác nhau, là môi
trường để trẻ phát triển về sức khỏe, lợi ích và tinh thần. Đảm bảo bình đẳng nâng
cao quyền lợi của các trẻ em gái trong việc nâng cao trình độ văn hóa và trình độ
học vấn.
- Bình đẳng về quyền chăm sóc y tế giữa trẻ em trai và trẻ em gái. Trẻ em có
quyền ngang nhau trong việc được hưởng sự quan tâm, chăm sóc của gia đình. Hiện
nay, việc chăm sóc cho trẻ em đã được luật hóa trong Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em năm 2004. Gia đình không được bỏ mặc, sao nhãng trong sự chăm
sóc đối với trẻ em gái. Trẻ em là trai hay gái bị tàn tật về tinh thần hay thể chất đều
được chăm sóc, được hưởng một cuộc sống trọn vẹn và tử tế. Điều đó có nghĩa
không có trẻ em nào dù là trẻ em gái, trẻ em tàn tật… bị tước đoạt quyền được
hưởng sự quan tâm chăm sóc của gia đình và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Dù là
trẻ em trai hay trẻ em gái trong gia đình đều được hưởng chăm sóc chế độ dinh
dưỡng phù hợp với lứa tuổi như nhau.
- Bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong việc thực hiện các công việc
trong gia đình. Điều này có nghĩa là giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong gia đình
bình đẳng với nhau trong việc thực hiện c.ác công việc của gia đình. Các thành viên
4
khác trong gia đình phân công đồng đều các công việc phù hợp với lứa tuổi cho trẻ
em trai và trẻ em gái như nhau.
- Trẻ em trai và trẻ em gái bình đẳng với nhau về thời gian nghỉ ngơi, được
vui chơi và tham gia các hoạt động giải trí, văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa
tuổi. Gia đình tạo điều kiện cho trẻ em trai cũng như gái có thời gian nghỉ ngơi hợp
lý, được vui chơi và tham gia các hoạt động khác như nhau.
- Có một số trẻ em đang đi học vẫn tham gia vào làm việc cùng gia đình. Do
đó, giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong gia đình còn bình đẳng với nhau về tiền
lương mà chúng được hưởng với cùng một lượng thời gian, khối lượng công việc
như nhau
III. Thực trạng về vấn đề bình đẳng giới giữa trẻ em trai và trẻ em gái
trong gia đình hiện nay
1.Thành tựu
Ngày nay, mặc dù những định kiến giới vẫn còn tồn tại, nhưng vị trí, vai trò
của phụ nữ và trẻ em gái nói chung trong gia đình và xã hội đã được nâng lên so
với trước. Cùng với sự phát triển của xã hội nhiều chuyên ngành khoa học ra đời
trong đó có khoa học giới và các khoa học có liên quan như Tâm lý học, Xã hội
học, Dân số học… nghiên cứu tiếp cận các vấn đề giới dưới nhiều góc độ khác
nhau, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về giới
trong sự phát triển của xã hội. Có thể nhận thấy khoa học giới ra đời là cơ sở quan
trọng để nghiên cứu các vấn đề giới trong gia đình và xã hội, là cơ sở để hoạch định
chính sách, ban hành các văn bản pháp luật về vấn đề bình đẳng giới. Những quan
điểm và chủ trương, chính sách, Pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề bình
đẳng giới đã được ban hành như Hiến pháp, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Dân sự,
Luật Lao động, Luật Bình đẳng giới… Trong nhiều năm nay, Việt Nam dẫn đầu
khu vực Châu Á- Thái Bình Dương về các chỉ số về bình đẳng giới qua việc cung
cấp các dịch vụ y tế - giáo dục tới trẻ em trai và trẻ em gái. Đến nay, các tỉnh đều có
5