Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Một số nhận xét về hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác Kế toán của Công ty Công ty TNHH SXKD Minh Phượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.13 KB, 44 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
Để tồn tại và phát triển con người phải tiến hành sản xuất. Muốn hoạt
động sản xuất ngày càng hữu ích cần phải tiến hành công việc quan sát, đo
lường, tính toán và ghi chép. Do thực tế đòi hỏi của đời sống kinh tế nói trên,
tất yếu đã ra đời công tác hạch toán. Qua đó việc quan sát, đo lường tính toán
và ghi chép các hoạt động kinh tế phát sinh nhằm thu thập, xử lý cung cấp
những thông tin cần thiết để quản lý một cách khoa học và có hiệu quả toàn
bộ hoạt động kinh tế chính là nội dung và ý nghĩa của công tác hạch toán kế
toán. Đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển của
nền kinh tế thị trường thông tin đã trở thành một kênh hết sức quan trọng đặc
biệt là thông tin kinh tế. Nằm trong đó hạch toán kế toán chiếm một vị trí nổi
bật bởi nó mang những thông tin tài chính chính xác và kịp thời cho người
quan tâm. Kế toán đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động tài
chính của Nhà nước cũng như doanh nghiệp.
Công ty TNHH SXKD Minh Phượng là một trong những doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng và lắp đặt các công trình công nghiệp
cùng với quá trình hoạt động của mình. Công ty đã từng bước hoàn thiện bộ
máy quản lý và công tác kế toán tại doanh nghiệp đạt được những thành tựu
to lớn thể hiện ở việc phát triển và mở rộng hoạt động của công ty tạo được
sức cạnh tranh mạnh và khẳng định được chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị
trường. Là một sinh viên chuyên ngành Kiểm toán, trong thời gian kiến tập tại
công ty em đã có cơ hội để vận dụng kiến thức đã học tại trường vào thực tế.
Trong thời gian kiến tập được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý công ty đặc biệt
là cán bộ công nhân viên phòng Tài chính Kế toán, em đã tìm hiểu được các
vấn đề cơ bản: Tổng quan về công ty, tổ chức bộ máy và tổ chức công tác
kếtoán tại công ty để từ đó đưa ra những đánh giá khái quát về tổ chức bộ
máy và công tác kế toán tại đơn vị. Bài viết của em chia làm 3 phần :
2
Chương 1 : Tổng quan về Công ty TNHH SXKD Minh Phượng.
Chương 2 : Đặc điểm tổ chức Kế toán tại Công ty TNHH SXKD Minh


Phượng.
Chương 3 : Một số nhận xét về hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác Kế
toán của Công ty Công ty TNHH SXKD Minh Phượng.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo cùng cán bộ
công nhân viên Công ty TNHH SXKD Minh Phượng đặc biệt là phòng Tài
chính Kế toán đã giúp đỡ em trong quá trình kiến tập cũng như viết báo cáo.
Tuy nhiên do điều kiện và thời gian và nhận thức còn hạn chế nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót, kính mongđược tiếp thu những ý kiến đóng góp
của các thầy cô giáo cũng như các cô, các bác cùng các anh chị trong công ty
để em có điều kiện hoàn thiện và nâng cao kiến thức của mình.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SXKD MINH
PHƯƠNG.
1.1. Quá trình ra đời và phát triển của công ty.
Công ty TNHH SXKD Minh Phượng tại Hải phòng được thành lập 29
tháng 4 năm 2002 theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh số
020049834 do sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp.Nhận giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh điều chỉnh ngày 07 tháng 11 năm 2011.
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty TNHH sản xuất kinh doanh Minh
Phượng
- Tên công ty viết bằng tiếng Anh:Minh Phuong Trading&Producing Co.,Lt
- Địa chỉ : 68 Kiến Thiết, Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng
- Điện thoại: 0313 970 599
- Fax: 0313 589 108
- Website: www.minhphuongsteel.com.vn
- Email:
- Vốn điều lệ: 16.000.000.000
- Mã số thuế: 0200459834
Năm 2002, ông Đặng Quang Suốt đã thành lập công ty TNHH sản xuất
kinh doanh Minh Phượng với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là:

− Chế tạo và lắp đặt thiết bị phi tiêu chuẩn cho các nhà máy
− Chế tạo và lắp đặt kết cấu thép và các sản phẩm cơ khí
− Chế tạo và lắp đặt hệ thống cầu trục
− Kinh doanh thép hình, thép tấm, thép chế tạo, ray, ống thép các loại
− Dịch vụ vận tải,cẩu hạ hàng hoá.
Tại công ty TNHH sản xuất kinh doanh Minh Phượng, các cán bộ kỹ sư
có trình độ cao và nhiều năm kinh nghiệm thi công lắp đặt các công trình lớn,
4
cùng với đội ngũ công nhân lành nghề và hệ thống quản lý chuyên nghiệp đã
và đang tạo nên những sản phẩm có chất lượng tốt đảm bảo tối đa sự hài lòng
cho khách hàng, qua đó tạo uy tín cho công ty những năm qua. Cùng với
phương châm luôn tạo ra các giá trị thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng về
chất lượng, giá cả sản phẩm và tiến độ thi công các công trình… kết hợp với
chiến lược đầu tư hợp lý, công ty đã khẳng đinh vị thế của mình trên thị
trường.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty.
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
1.2.2. Chức danh, nhiệm vụ và quyền hạn:
- Giám đốc: Có quyền và nhiệm vụ sau:
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng ngày của công ty;
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công
ty;
5
+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công
ty;
+ Ký kết các hợp đồng;
+ Điều hành các phòng ban trong công ty

+ Quyết định các phương án cơ cấu tổ chức công ty;
+ Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế

các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
+ Giám đốc công ty phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình
mình
với các chi tiêu của công ty.
- Phòng vật tư: có nhiệm vụ tìm kiếm và phân phối nguyên vật liệu, đảm
bảo nguyên vật liệu đủ dùng cho sản xuất và kinh doanh.
- Phòng tài chính kế toán: do kế toán trưởng điều hành, có nhiêm vụ sau:
+ Hạch toán, phân bổ chi phí, tổng hợp, quyết toán chi phí theo Luật kế
toán ban hành;
+ Theo dõi và quản lý trực tiếp vấn đề thu, chi trong công ty
+ Lập báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan chức năng và các cơ quan
quản lý nhà nước như: báo cáo thuế, báo cáo tài chính…
- Phòng kỹ thuật: do trưởng phòng kỹ thuật điều hành, có nhiệm vụ:
+ Tính toán lượng nguyên vật liệu cho từng đơn đặt hàng;
+ Quản lý, theo dõi, kiểm tra vấn đề chất lượng sản phẩm, chỉ tiêu kỹ
thuật của sản phẩm;
+ Phân tích, kiểm tra, đánh giá các công việc liên quan đến chất lượng và
tiến độ các công trình mà công ty thực hiện
6
- Phòng kinh doanh: do trưởng phòng kinh doanh điều hành, có nhiệm
vụ:
+ Phụ trách việc khai thác thị trường, chăm sóc khách hàng;
+ Lập các hợp đồng kinh tế;
+ Theo dõi và thống kê quá trình sản xuất kinh doanh;
+ Hoàn thiện các thủ tục thanh toán;
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty, cuối kỳ tổng kết các chỉ
tiêu thực hiện kế hoạch đó.

- Phân xưởng sản xuất: Là phân xưởng chuyên sản xuất, chế tạo sản
phẩm theo kế hoạch và chỉ đạo của phòng kỹ thuật . Đảm bảo sử dụng tiết
kiệm, an toàn nguyên vật liệu
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
1.3.1. Phân tích kết quả kinh doanh qua 3 năm gần nhất.
Trong những năm qua được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo công
ty cùng sự cố gắng của cán bộ công nhân viên toàn công ty trong sản xuất
kinh doanh, công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên,
trong năm 2013 có cuộc khủng hoảng kinh tế và việc nhu cầu thép cũng như
giá thép trên thị trường liên tục giảm mạnh đã làm ảnh hưởng đến tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ta có thể thấy rõ qua các chỉ tiêu
sau:
7
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm từ 2011-2013
Chỉ tiêu
Năm So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền %
Doanh thu thuần 73.334,6 69.837,7 31.326,7 -3.496,9 -4,7 -36.511 -52,27
Lợi nhuận sau thuế 18,6 16,5 48,3 -2,1 -11,29 +31,8 +192,72
Tổng vốn 46.300,5 52.540,6 57.194,2 +6.240 +13,47 +4.653,6 +8,85
Tổng lao động 118 118 120 0 0 +2 +1,69
Thu nhâp bình
quân/tháng
3,95 4,2 4,2 +0,25 +6,32 0 0
Nộp ngân sách nhà
nước
294 406 453 +112 +38,09 +47 +11,59
8
Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu của công ty qua 3 năm có sự biến động
đáng kể. Năm 2011, doanh thu thuần đạt 73.334,6 triệu đồng; năm 2012 giảm

3.496,9 triệu đồng (tương đương giảm 4,7%) so với cùng kỳ năm truớc. Năm 2013
doanh thu thuần tiếp tục giảm so với năm 2012, giảm 52,27 so với cùng kì năm
trước. Kinh tế ngày càng khó khăn kéo theo doanh thu của công ty giảm mạnh qua
3 năm. Tuy nhiên, bằng những chính sách kinh tế hợp lý, lợi nhuận sau thuế của
công ty có vẻ khả quan hơn. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế tăng 31,8 triệu đồng so
với cùng kì năm trước. Số lao động của công ty không thay đổi nhiều qua 3 năm.
Nộp ngân sách nhà nước trong năm 2012 cũng tăng 47 triệu đồng (tương đương
tăng 12%) so với năm 2011.Cùng với sự tăng lên của doanh thu thuần, lợi nhuận
sau thuế, đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng được cải thiện
đáng kể. Thu nhập bình quân lao động đã tăng 0,25 triệu đồng/người/tháng. Tuy
nhiên, sang năm 2012 do doanh thu giảm nên thu nhập bình quân không tăng.
1.3.2. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
- Bán buôn kim loại và quặng kim loại.
- Lắp đặt hệ thống điện.
- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí.
- Hoàn thiện công trình xây dựng.
- Sản xuất các cấu kiện kim loại.
- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp.
- Bán buôn ôtô và xe có động cơ khác.
- Xây dựng nhà các loại.
- Xây dựng công trình giao thông.
Hiện tại công ty có thị trường tiêu thụ tại Hải Phòng, Hải Dương, Quảng
Ninh, Thái Bình, Nam Định… một số đơn đặt hàng đã đạt được với Trung Quốc,
Đài Loan nhưng chưa nhiều. Trong đó chủ yếu là ở Hải Phòng, Quảng Ninh, đây là
những thị trường truyền thống, công ty cần giữ vững và tạo mối liên kết cao
hơn.Bên cạnh đó công ty cũng đang nỗ lực mở rộng thị trường ra các tỉnh, thành
phố xung quanh và các đối tác nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Một số khách
9
hàng truyền thống của công ty như: Nhà máy xi măng Chinfon– HP, Công ty cổ
phần thép Đình Vũ – HP, Công ty xi măng Nghi Sơn – Thanh Hóa, Công ty cổ

phần xi măng và xây dựng – Quảng Ninh…
Hiện nay, ở Hải Phòng có rất nhiều các công ty tham gia hoạt động trong
lĩnh vực chế tạo các sản phẩm cơ khí và kinhdoanh sắt thép.Hơn nữa, nhu cầu về
thép trên thị trường và giá thép liên tục giảm mạnh, dẫn đến việc cạnh tranh giữa
các công ty với nhau trở nên ngày càng gay gắt. Trong bối cảnh như vậy, công ty
TNHH sản xuất kinh doanh Minh Phượng cũng gặp không ít những khó khăn trong
việc tìm kiếm đơn đặt hàng mới. Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường chất lượng các
công trình, thực hiện tốt việc sản xuất, công ty còn phải có những chính sách
marketing hiệu quả để nâng cao uy tín với khách hàng, làm tăng doanh thu và lợi
nhuận cho công ty.
1.4. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty.
1.4.1. Quy mô vốn và tài sản.
Bảng1.2: Một số chỉ tiêu trong Bảng CĐKT của công ty từ năm 2012-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh 12/13
2012 2013 +/- %
Tổng tài sản 52.540 57.194 +4.654 8,8
Tài sản lưu động 40.470 46.120 +5.650 13,9
Tài sản cố định 12.070 11.074 -996 -0,08
Tổng nguồn vốn 52.540 57.194 +4.654 8,8
Nợ phải trả 38.841 40.461 1.620 4,1
Vốn chủ sở hữu 16.698 16.732 34 0,2
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2012 đến 2013)
Qua những số liệu tính toán trên, ta có thể thấy được khái quát tình hình tài
chính của công ty trong 3 năm gần đây. Trước hết về quy mô tổng tài sản cũng như
tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng dần. Năm 2013, tổng tài sản tăng
4.654 triệu (tương đương tăng 8,8%) và tài sản lưu động tăng 5.650 triệu đồng
(tương đương tăng13,9%), tuy nhiên tài sản cố định giảm996 triệu đồng (tương
đương giảm0,08%) so với năm 2012. Về phần nguồn vốn, công ty tiếp tục vay nợ

10
ngân hàng làm cho nợ phải trả tăng1.620 triệu đồng (tương đương tăng 4,1%), vốn
chủ sở hữu tiếp tục tăng thêm 34 triệu so với năm 2007.
1.4.2. Đặc điểm về lao động.
Công ty có 120 lao động trong đó có 20 lao động gián tiếp và 100 lao động
trực tiếp. Lao động trực tiếp chiếm 17% lao động của công ty. Lao động gián tiếp
chiếm 83% lao động của công ty.
Bảng 1.3: Kết cấu lao động gián tiếp cùa công ty.
Phòng ban Số lượng lao động Trình độ học vấn
Ban giám đốc 2 Cử nhân
Phòng kinh doanh 5
4 Cử nhân
1 Cao đẳng
Phòng tài chính –
kế toán.
4
2 Cử nhân
1 Cao đẳng
Phòng vật tư 5
4 Cử nhân
1 Cao đẳng
Phòng kĩ thuật 4 Kỹ sư
(Nguồn: Phòng nhân sự công ty Minh Phượng)
Công ty có 100 công nhân, trong đó có khoảng 45% công nhân có trình độ
tay nghề từ bậc 3/7 trở lên. Đối với cán bộ độitrưởng và tổ trưởng sản xuất là
người có trình độ tay nghề từ bậc 5 trở lên, có thâm niên 10 năm công tác.
Về cơ cấu độ tuổi trong công ty:
11
Về cơ cấu độ tuổi trong công ty: Ta có thể thấy rằng hầu hết lao động gián
tiếp trong công ty đều có trình độ đại học, chứng tỏ mặt bằng về trình độ khá đồng

đều. Bên cạnh đó, lao động trực tiếp cũng là công nhân có trình độ tay nghề, có
kinh nghiệm làm việc. Hơn nữa, qua biểu đồ ta thấy, số lao động có độ tuổi từ 30
đến 45 chiếm đa số. Điều này là rất phù hợp đối với loại hình doanh nghiệp sản
xuất và kinh doanh vì ở độ tuổi này hội tụ được đầy đủ kinh nghiệm và sức khoẻ
nên sẽ có khả năng làm việc tốt. Do đó nguồn nhân sự có thể coi là điểm mạnh của
công ty để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.4.3. Đặc điểm quy trình công nghệ.
Công ty Minh Phượng là Doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xây
lắp do đó công ty đã xây dựng được một quy trình công nghệ sản xuất hợp lý hoàn
toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh. Đặc điểm của ngành sản xuất xây lắp có
ảnh hưởng lớn đến công tác tổ chức bộ máy quản lý cũng như tổ chức bộ máy kế
toán. Công nghệ thi công xây lắp của công ty kết hợp giữa thủ công ,cơ giới và sản
xuất giản đơn. Nhìn chung quy trình công nghệ của công ty được thể hiện bằng sơ
đồ dưới đây:
Sơ đồ 01 :Quy trình hoạt động sản xuất hoạt động kinh doanh.
Đấu thầu, thương
thảo và ký kết
hợp đồng
Phân giao nhiệm vụ
thành lập công
trường
12
Bóc tách bản vẽ, lập
dự toán biện pháp thi
công an toàn
Mua vật tư, điều động
thiết bị, vật tư
Thi công, chế tạo
Giám sát kỹ thuật, kiểm
và lắp đặt

tra chất lượng công trình
Nghiệm thu, bàn giao
Quyết toán, thanh
lý hợp đồng
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH
SXKD MINH PHƯỢNG.
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
2.1.1. Khái quát chung
Trong bộ máy tổ chức cuả các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH
SXKD Minh Phượng nói riêng phòng Tài chính Kế toán đóng vai trò hết sức quan
trọng cùng với các phòng ban khác trong công ty để quản lý điều hành bộ máy của
công ty ty giúp công ty tồn tại và phát triễn, giữa các phòng ban có mối quan hệ
13
mật thiết với nhau. Chẳng hạn như giữa phòng Tài chính Kế toán và phòng Kinh tế
Kỹ thuật trong công tác kế toán TSCĐ, sự phối hợp đó được thể hiện phòng Kinh
tế Kỹ thuật tổ chức kiểm tra tình trạng kỹ thuật, năng lực hoạt động của TSCĐ.
Nghiệm thu và lập biên bản bàn giao, hồ sơ tăng giảm TSCĐ, sau đó gữi hồ sơ
cùng chứng từ có liên quan về phòng Tài chính Kế toán.Tại phòng Tài chính Kế
toán tiến hành sao chép cho mỗi đối tượng một bản để lưu vào hồ sơ riêng, đồng
thời giữ lại bản gốc để căn cứ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết TSCĐ.
Do đặc điểm tổ chức quản lý và quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty
gồm nhiều xí nghiệp, đơn vị thành viên có trụ sở giao dịch ở nhiều trên địa bàn cả
nước nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức nửa tập trung
nửa phân tán. Phòng Tài chính – Kế toán có tất cả 10 người , 1 kế toán trưởng, 1 kế
toán tổng hợp, 1 thủ quỹ và 7 kế toán viên làm từng phần hành khác nhau. Nhà
máy chế tạo thiết bị kết cấu thép có bộ phận kế toán riêng, thực hiện toàn bộ công
tác kế toán sau đó sẽ tập báo cáo kế toán gửi lên phòng tài chính kế toán công ty.
Các xí nghiệp khác có nhân viên kế toán và có bộ phận kế toán thực hiện định kỳ
hàng tháng tập hợp số liệu, chứng từ gửi lên phòng tài chính kế toán công ty.
Phòng Tài chính Kế toán công ty có nhiệm vụ tập hợp số liệu chung cho toàn công

ty, lập báo cáo kế toán định kỳ.
2.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Minh Phượng.
Các phần hành kế toán tại phòng Tài chính kế toán Công ty Minh Phượng bao
gồm:
- Kế toán tiền mặt
- Kế toán tiền gửi Ngân hàng, vay Ngân hàng
- Kế toán thuế GTGT đầu vào
- Kế toán tiền tạm ứng
- Kế toán phải thu khách hàng
- Kế toán các khoản phải thu khác
14
- Kế toán vật tư, hàng hóa, công cụ, dụng cụ
- Kế toán tài sản cố định, nguồn vốn
- Kế toán các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước
- Kế toán các khoản phải trả cho nhà cung cấp
- Kế toán tiền lương và các khoản phải trả, phải nộp khác ( Bảo hiểm Xã hội, Bảo
hiểm Y tế, Kinh phí Công đoàn)
- Kế toán doanh thu
- Kế toán tập hợp chi phí, giá thành
- Kế toán thanh toán, theo dõi công trình, các đơn vị trực thuộc
- Thanh toán khối lượng thu hồi vốn
- Kho quỹ, kho chứng từ
- Kế toán tổng hợp
Mỗi nhân viên phòng Tài chinh – Kế toán đảm nhận một số phần hành và theo dõi
các công trình được giao. Cụ thể, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán
như sau:
- Kế toán trưởng: Kế toán trưởng phải trực tiếp thông báo, cung cấp thông tin cho
giám đốc công ty, đề xuất các ý kiến về tình hình phát triển của công ty, về chính
sách huy động vốn, … chịu trách nhiệm chung về thông tin do phòng tài chính kế
toán cung cấp; thay mặt giám đốc công ty tổ chức công tác kế toán của công ty và

thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước hướng dẩn nhân viên của mình
thực hiện ghi sổ sách, thực hiện công việc kế toán.
- Kế toán vật tư hàng hóa:
Thực hiện các công việc liên quan đến vật tư hàng hoá như:
+ Phản ánh tình hình Nhập- xuất- tồn vật tư hàng hóa ở các kho trực tiếp do công
ty quản lý.
+ Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác của các phiếu nhập, phiếu xuất, hướng
dẫn các bộ phận trong công ty thực hiện đúng quy định của nhà nước.
+ Mở thẻ kho, kiểm tra thẻ kho, chốt thẻ kho của từng kho của công ty thực hiện
theo đúng quy định của nhà nước.
15
+ Đối chiếu với kế toán tổng hợp vào cuối tháng, căn cứ vào sổ kế toán của mình,
cuối tháng đối chiếu với số liệu kế toán do máy cung cấp.
+ Thực hiện việc kiểm kê khi có quyết định kiểm kê.
- Kế toán tiền lương:
Thực hiện các công việc liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương
gồm:
+ Lập, ghi chép, kiểm tra và theo dõi công tác chấm công và bảng thanh toán
lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
+ Tính ra số tiền lương, số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng các
quy định của nhà nước.
+ Căn cứ vào bảng duyệt lương của cả đội và khối gián tiếp của công ty kế toán
tiến hành thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Kế toán tiền mặt, tạm ứng:
+ Theo dõi chi tiết tiền mặt, đối chiếu với thủ quỹ của từng phiếu thu, phiếu chi,
xác định số dư cuối tháng.
+ Theo dõi chi tiết sổ tạm ứng, kiểm tra hoàn ứng, đôn đốc thu hoàn ứng nhanh.
+ Nắm số liệu tồn quỹ cuối tháng của các đơn vị trực thuộc.
+ Lập bảng kê tiền mặt cuối tháng.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền vay:

+ Có kế hoạch rút tiền mặt, tiền vay để chi tiêu.
+ Theo dõi tiền gửi, các khoản tiền gửi, tiền vay của các ngân hàng trong công ty.
+ Báo cáo số dư hàng ngày tiền gửi và tiền vay của công ty với trưởng phòng và
với giám đốc.
+ Báo cáo với trưởng phòng về kế hoạch trả nợ vay đối với từng ngân
hàng.
+ Kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của chứng từ dùng để chuyển tiền, kiểm tra lại tên
đơn vị, số tài khoản, mã số thuế, tên ngân hàng mà mình chuyển tiền vào đó, báo
cáo với Trưởng phòng những trường hợp bất hợp lý, sai sót.
- Kế toán TSCĐ:
16
+ Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiên có,
tình hình tăng, giảm và hiện trạng của TSCĐ trong phạm vi toàn công ty cũng như
từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám
sát thường xuyên việc gìn giữ, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi
mới TSCĐ trong toàn công ty.
+ Tính và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh
theo mức độ hao mòn của TSCĐ.
+ Mở thẻ theo dõi đối với từng TSCĐ.
+ Kiểm kê TSCĐ khi có quyết định.
- Kế toán thuế: Theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà
Nước về các khoản thuế GTGT, Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh
nghiệp, phí, lệ phí….
- Kế toán tổng hợp : Theo dõi khối lượng công trình, là người tổng hợp số liệu kế
toán để lập báo cáo tài chính, đưa ra các thông tin kế toán do các phần hành kế
toán khác cung cấp.
- Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi tại Công ty căn cứ vào các chứng từ thu, chi đã được
phê duyệt, hàng ngày cân đối các khoản thu, chi, vào cuối ngày lập các báo cáo
quỹ, cuối tháng báo cáo tồn quỹ tiền mặt.
- Tại các Xí nghiệp trực thuộc: Cũng tổ chức các bộ phận kế toán riêng tương tự

như vậy, thực hiên toàn bộ công tác kế toán sau đó lập các báo cáo gửi lên phòng
Tài chính kế toán của công ty. Phòng kế toán có trách nhiệm tổng hợp số liệu
chung toàn Công ty và lập báo cáo kế toán định kỳ.
Sơ đồ 02. Tổ chức bộ máy kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán vật
Kế toán
Kế toán
Kế toán tiền
tư hàng tiền lương,
tiền mặt,
gửi, tiền vay,
hóa
BHXH,
tiền tạm
tiền theo dõi
17
BHYT
ứng thanh
công trình
Toán
Kế toán
Kế toán Kế toán tổng
TSCĐ,
Doanh thu,
hợp
nguồn vốn
thuế GTGT
Các tổ, bộ phận ở đơn vị, ở xí nghiệp
Kế toán Kế toán

Kế toán
Kế toán cácKế toán vật

TSCĐ
tiền lương
thanh toán
phần hành
khác
2.2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15 của Bộ Tài chính ban
hành ngày 20 tháng 3 năm 2006. Cụ thể:
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12
hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng để lập chứng từ, ghi sổ kế toán là đồng Việt Nam.
Chuyển đổi các đồng tiền khác sang tiền Việt Nam đồng tại thời điểm phát sinh
theo tỷ giá Ngân hàng nhà nước công bố.
- Thuế GTGT được kê khai theo phương pháp khấu trừ.
- Công ty ghi nhận Tài sản cố định theo giá gốc, khấu hao Tài sản cố định được
trích theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao Tài sản cố định thực hiện
18
theo hướng dẫn tại Quyết định số 206/2003TC-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003
về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao Tài sản cố định của Bộ Tài Chính.
- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, công ty áp dụng phương pháp kê khai
thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác
định theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị xuất kho nguyên vật liệu là giá
thực tế đích danh.
- Tình hình trích lập dự phòng: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho căn cứ
vào tình tồn kho đầu năm, tình hình xuất nhập kho trong năm và tình hình biến
động giá cả vật tư, hàng hóa để xác định giá trị thực tế của hàng tồn kho và trích
lập dự phòng.

- Phương pháp xác định doanh thu và phương pháp xác định phần công
việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng: Doanh thu xác định theo giá trị
khối lượng thực hiện từng công trình, hạng mục công trình, được nhà thầu xác
nhận. Phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng sử dụng phương
pháp đánh giá.
2. 2.1. Hình thức kế toán
Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức Nhật Ký Chung, đây là hình thức đang
được nhiều công ty áp dụng rộng rãi vì việc ghi chép theo hình thức này đơn giản,
kết cấu sơ đồ dễ ghi, dễ đối chiếu và kiểm tra. Với khối lượng công việc kế toán
của công ty là rất lớn thì hình thức này là hoàn toàn phù hợp. Theo đó, trình tự ghi
sổ kế toán như sau:
Sơ đồ 03. Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung áp dụng phần mềm kế toán
FAST
Sơ đồ 3: Phần mềm kế toán FAST
Chứng từ kế toán
- Sổ chi tiết
- Sổ tổng hợp…
MÁY
19
TÍNH
Bảng tổng hợp
BÁO CÁO
chứng từ kế toán
TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày:
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm:
Đối chiếu, kiểm tra:
2.2.2. Hệ thống chứng từ kế toán.
Hệ thống chứng từ kế toán mà công ty đang áp dụng là hệ thống chứng từ ban hành

theo quyết định 15 của Bộ Tài chính ngày 20-3-2006, gồm 5 chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương;
+ Chỉ tiêu hàng tồn kho;
+ Chỉ tiêu bán hàng;
+ Chỉ tiêu tiền tệ;
+ Chỉ tiêu TSCĐ.
Một số chứng từ mà Công ty sử dụng:
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Bảng chấm công, Bảng chấm công làm thêm giờ, Bảng thanh toán tiền lương,
Bảng thanh toán tiền thưởng, Bảng thanh toán tiền thuê ngoài, Bảng kê trích nộp
các khoản lương, Bảng kê phân bổ tiền lương và BHXH, Giấy chứng nhận nghỉ
ốm hưởng BHXH, Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau thai sản
Kế toán hàng tồn kho:
Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư công cụ sản phẩm
hàng hoá, Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, Biên bản kiểm kê vật tư công cụ sản
phẩm hang hoá, Bảng kê mua hàng, Bảng bổ vật liệu công cụ dụng cụ, Phiếu xuất
kho kiêm vận chuyển nôi bộ…
20
Kế toán bán hàng :
Bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi, thẻ quầy hàng, Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán
hàng thông thường,
Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền tạm ứng:
Phiếu thu, phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, Giấy đề
nghị thanh toán, Biên lai thu tiền, Bảng kê vàng bạc kim loại đá quý, Bảng kê chi
tiền, bảng kiểm kê quý…
Kế toán tài sản cố định:
Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ. Biên bản bàn giao TSCĐ sửa
chữa lớn hoàn thành, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Biên bản kiểm kê TSCĐ, Bảng
tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
2.2.3. Hệ thống tài khoản kế toán.

Tài khoản kế toán Công ty đang sử dụng phù hợp với chế độ kế toán hiện hành của
nhà nước, phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty . Do khối
lượng công việc lớn, công ty có nhiều công trình, hạng mục công trình khác nhau
nên các TK kế toán được chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình, một
TK lớn được chi tiết thành nhiều tài khoản nhỏ khác nhau. Tuy ở trong ngành xây
lắp nhưng công ty không sử dụng tài khoản 623 ( Chi phí máy thi công ) để hạch
toán chi phí liên quan đến máy thi công mà thay vào đó công ty sử dụng tài khoản
627 (6278) để hạch toán chi phí này.
Có thể kể tên một số TK mà công ty thường xuyên sử dụng sau đây:
Tài khoản loại I: TK 111, TK 112, TK131, TK 133, TK 136, TK 141,
TK 151, TK 153, TK 153, TK 154.
Tài khoản loại II: TK 211, TK 214, TK 241, TK 242.
Tài khoản loại III: TK 311, TK 331, TK 333, TK 334, TK 336, TK 338,
TK 341.
Tài khoản loại IV: TK 411, TK 412, TK 421, TK431, TK 441, TK 414.
Tài khoản loại V : TK 511, TK 512, TK 515.
Tài khoản loại VI : TK 621, TK 622, TK 627, TK 635, TK 642.
21
Tài khoản loại VII: TK 711.
Tài khoản loại VIII : TK 811.
Tài khoản loại IX : TK 911.
Tài khoản loại 0 : TK 009.
2.2.4. Hệ thống sổ kế toán của công ty.
Công ty sử dụng hệ thống sổ kế toán theo chế độ kế toán mới ban hành theo quyết
định số 15 ngày 20 tháng 3 năm 2006. Công ty ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
do đó hế thống sổ gồm có: Sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản, sổ nhật ký đặc
biệt , Sổ thẻ chi tiết và Bảng tổng hợp chi tiết, Bảng cân đối phát sinh các tài
khoản, và tuỳ theo yêu cầu của công ty mà còn có thêm nhiều loại sổ khác nữa như
các loại sổ, thẻ TSCĐ, Sổ chi tiết vật tư hàng hoá, công nợ khách hàng
2.2.5. Hệ thống báo cáo kế toán.

Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty tuân thủ theo chế độ Báo cáo kế toán hiện
hành của nhà nước. Hệ thống báo cáo tài chính của công ty gồm 4 báo cáo cơ bản
và bắt buộc:
+ Bảng Cân Đối Kế Toán.
+ Báo cáo Kết Quả hoạt động kinh doanh.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Thuyết minh báo cáo Tài chính.
Báo cáo tài chính của công ty được lập theo mẩu báo cáo tài chính theo Quyết định
15 ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006. Trong hai bảng trên thì bảng cân đối kế
toán và báo cáo kết quả kinh doanh được Kế toán tổng hợp lập theo quý, còn báo
cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính được lập vào thời điểm
cuối năm tài chính. Bên cạnh những báo cáo cơ bản và bắt buộc đó phòng kế toán
của công ty còn lập một số báo cáo khác phục vụ cho quản lý doanh nghiệp như
(báo cáo giá vốn hàng bán, báo cáo báo cáo hàng tồn kho, báo cáo công nợ…) đây
là những báo cáo kế toán quản trị hết sức quan trọng giúp doanh nghiệp khắc phục
những tồn tại trong quá khứ và có hướng hoạch định kế hoạch cho tương lai.
22
Toàn bộ báo cáo của công ty do Kế toán tổng hợp lập. Cuối kỳ Kế toán tổng hợp
tiến hành tổng hợp các số liệu kế toán mà các nhân viên kế toán nhập vào máy
trong kỳ. Kế toán tổng hợp đăng nhập vào phần mềm kế toán FAST sau đó vào
phân hệ Kế toán tổng hợp thực hiện các thao tác phân bổ chi phí sản xuất chung,
chi phí trả trước… vào chi phí trong kỳ. Sau đó Kế toán tổng hợp tiến hành thực
hiện các thao tác kết chuyển chi phí từ các tài khoản 621, 622, 627, 642. vào tài
khoản 154 và tiến hành kết chuyển tài khoản doanh thu vào tài khoản xác định kết
quả. Sau khi kết chuyển xong chi phí và doanh thu Kế toán tổng hợp tiến hành in
các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị ( nếu cần) và báo cáo thuế.
2.2.6. Phần mềm kế toán máy áp dụng tại công ty.
Tại công ty hiện nay đang sử dụng phần mền kế toán Fast Accounting để tiến hành
việc công tác kế toán. Phần mền kế toán nay cho phép làm giảm nhẹ công việc kế
toán, hiệu quả và đơn giản, phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô lớn

cóa tổ chức kế toán tương đối phức tạp như . Phần mềm kế toán Fast Accounting
chứa nhiều phân hệ kế toán khác nhau, cụ thể:
- Phân hệ hệ thống : có chức năng khai báo các tham số hệ thống và các tham số
thùy chọn, quản lý và bảo trì số liệu, quản lý và phân quyền sử dụng cho người sử
dụng.
- Phân hệ kế toán tổng hợp: Dùng để cập nhật các chứng từ chung, liên kết số liệu
với các phân hệ khác để lên BCTC và sổ sách kế toán.
- Phân hệ kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Dùng để theo dỏi thu chi và
thanh toán bằng tiền mặt, TGNH và tiền vay.
- Phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu: Dùng để quản lý bán hàng và
công nợ phải thu.
- Phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải trả: Dùng để quản lý mua hàng và
công nợ phải trả.
- Phân hệ kế toán hàng tồn kho: Dùng để quản lý nhập, xuất, tồn kho hàng hóa vật
tư,thành phẩm ,tính giá hàng tồn kho.
23
- Phân hệ kế toán chi phí và giá thành: Có chức năng tập hợp và phân bổ các chi
phí, tính và lên báo cáo về giá thành.
- Phân hệ kế toán chủ đầu tư: Dùng để phục vụ ban quản lý và dự án các công trình
- Phân hệ báo cáo thuế: Phục vụ lên các báo cáo thuế dựa trên các số liệu được cập
nhật ở các phân hệ khác
là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên hầu hết các phân hệ trong kế
toán máy đều được sử dụng.
Giữa các phân hệ kế toán của phần mền kế toán Fast Accounting có mối liên kết
chặt chẽ với nhau, nhờ đó có thể cung cấp cho người sử dụng một bức tranh toàn
cảnh về hoạt động tài chính của công ty
Hàng ngày, khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc
hợp lệ, hợp lý kế toán nhập dữ liệu vào máy, chương trình tự động thực hiện vào
sổ kế toán chi tiết hoặc Nhật ký chung. Cuối tháng, chương trình tự
động ghi sổ và lên các báo cáo, biểu tổng hợp, lập các bút toán kết chuyển, phân

bổ chương trình kế toán tự động chuyển số liệu từ Sổ kế toán chi tiết vào Bảng
tổng hợp chi tiết số phát sinh, chuyển số liệu từ Sổ nhậy ký chung vào Sổ cái tài
khoản rồi vào Bảng cân đối số phát sinh( đồng thời kế toán tổng hợp phải đối
chiếu giữa sổ trên máy với sổ theo dõi của kế toán chi tiết). Từ Bảng cân đối tài
khoản và Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh là căn cứ để lập. Bảng cân đối kế toán
và các báo cáo kế toán khác (Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài
chính).
2. 3. Một số phần hành kế toán chủ yếu của Công ty TNHH SXKD Minh
Phượng
2. 3. 1. Kế toán Tài sản cố định
2.3.1.1.Đặc điểm tài sản cố định và công tác quản lý tài sản cố định.
Do đặc điểm vốn có của ngành xây dựng, lắp đặt, các tài sản cố định của
Công ty Minh Phượng ngoài trụ sở làm việc, thiết bị quản lý , nhà ở phục vụ cho
24
cán bộ công nhân viên của Công ty, chủ yếu là các máy móc thiết bị thi công các
công trình đặc trưng có tính chất công việc mà Công ty thực hiện như: Máy khoan,
máy tiện, máy cắt tôn, máy hàn, cần trục, máy lu, máy trộn bê tông, các loại
phương tiện vận chuyển…
Các tài sản cố định mà Công ty đang sử dụng đều chủ yếu là tài sản cố định tự
có, thuộc quyền sở hữu của Công ty, do Công ty mua sắm, xây dựng, hình thành từ
nguồn vốn của công ty , cấp trên cấp, nguồn vốn tự có, nguồn vốn vay… Nhìn
chung, so với các Công ty cùng ngành nghề thì lượng TSCĐ của công ty là tương
đối lớn, đa dạng và phong phú. Thêm vào đó, Công ty không ngừng đổi mới trang
thiết bị hiện đại, có công suất lớn kỹ thuật cao nâng cao hiệu quả sản xuất của
TSCĐ giảm bớt được giá thành sản xuất của mỗi công trình, tạo ra lợi thế cạnh
tranh cho Công ty.
a. Phân loại Tài sản cố định trong công ty.
Để tạo điều kiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ , thì việc phân loại
TSCĐ nhất thiết phải được tiến hành. Hiện nay Công ty áp dụng phân loại TSCĐ
theo các cách sau đây nhằm quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả:

- Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành
- Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật
- Phân loại TSCĐ theo theo tình hình sử dụng
b. Đánh giá Tài sản cố định
- Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá
- Đánh giá TSCĐ theo giá trị hao mòn và khấu hao TSCĐ
- Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại
2.3.1.2. Tài khoản sử dụng.
Công ty sử dụng các tài khoản:
Tài khoản 211: Tài sản cố định hữu hình, tài khoản này được chi tiết thành
25
các tiểu khoản:
TK 2112: Nhà cửa, vật kiến trúc
TK 2113: Máy móc, thiết bị
TK 2114: Phương tiện vận tải, truyền dẫn
TK 2115: Thiết bị dụng cụ quản lý
TK 2118: Các TSCĐ khác
Tài khoản 214: Khấu hao tài sản cố định.
Tài khoản 217: Tài sản cố định thuê tài chính và các tài khoản khác có liên
quan.
2.3.1.3. Chứng từ sử dụng.
Căn cứ để lập các sổ chi tiết và sổ tổng hợp để quản lý TSCĐ ở Công ty là :
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
- Biên bản kiểm kê TSCĐ
Sơ đồ 04: Quy trình tổ chức và luân chuyển chứng từ TSCĐ

×