Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SỬ DỤNG ÂM NHẠC VÀ TRÒ CHƠI TRONG TIẾT DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8, 9 Ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.95 KB, 20 trang )

Trường THCS Hiếu Liêm Giáo viên: Đàm Thị Mỹ Huyền
SỬ DỤNG ÂM NHẠC VÀ TRÒ CHƠI TRONG TIẾT DẠY HỌC GIÁO DỤC
CÔNG DÂN 8, 9 Ở TRƯỜNG THCS
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“ Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ”.
Môn giáo dục công dân là môn trực tiếp giáo dục đạo đức cho học sinh. Điều đó
cho thấy rằng đây là một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Nhưng
trong quá trình giảng dạy, tôi thấy rằng phần lớn học sinh chưa nhận thức rõ và còn
xem nhẹ môn học này. Bản thân là một giáo viên trực tiếp đứng lớp với niềm say mê
và bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ tôi luôn trăn trở, băn khoăn làm thế nào để học sinh hiểu
được tầm quan trọng của môn giáo dục công dân, biết thay đổi cách nhìn nhận và cách
học của mình.
Albert Einstein nói rằng “ Hãy dạy làm sao để học sinh cảm thấy những điều
được học như một phần thưởng quý giá chứ không như một nhiệm vụ ngán ngẩm.”
Vậy tôi phải dạy như thế nào để tạo sự hứng thú và hấp dẫn cho học sinh khi học môn
giáo dục công dân? Hiện nay giáo dục đang đổi mới một cách toàn diện, trong đó có
phương pháp dạy học. Người giáo viên phải dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát
huy tính tích cực học tập của học sinh, làm cho các em luôn ở vào thế chủ động học
tập. Với sự đổi mới trên, tôi nghĩ rằng tại sao mình không thay đổi phương pháp dạy
học bằng cách đưa một số trò chơi và âm nhạc vào tiết dạy học giáo dục công dân. Bởi
trò chơi và âm nhạc ngày nay phổ biến trên các kênh truyền hình, đây cũng là lĩnh vực
mà rất nhiều người ưa thích. Nó tạo không khí sôi nổi, hứng thú, thoải mái cho người
xem và người chơi, từ đó phát huy các khả năng, kỹ năng cần thiết. Đồng thời, nếu sử
dụng trò chơi và âm nhạc phù hợp, đúng mục đích sẽ mang tính giáo dục cao.
Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này “Sử dụng âm nhạc và trò chơi
trong tiết dạy học Giáo dục công dân 8, 9 ở trường THCS ” để nâng cao hiệu quả
Sử dụng âm nhạc và trò chơi trong tiết dạy học GDCD 8, 9 ở trường THCS - 1 -
Trường THCS Hiếu Liêm Giáo viên: Đàm Thị Mỹ Huyền
dạy và học của giáo viên và học sinh để môn Giáo dục công dân thực sự phát huy vai


trò đúng như bản chất của nó
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI
1. Thuận lợi
Được sự quan tâm nhiệt tình của lãnh đạo nhà trường và các đồng nghiệp
Nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ về máy móc phục vụ cho giảng dạy
theo phương pháp mới
Lứa tuổi trung học cơ sở, lứa tuổi hiếu động với mong muốn khám phá và tìm
hiểu thế giới xung quanh, luôn muốn tìm ra câu trả lời cho các tình huống có vấn đề vì
thế cũng không khó để lôi kéo sự quan tâm, hứng thú với vấn đề có liên quan đến nội
dung bài học.
Có nhiều bài hát liên quan đến các bài dạy trong bộ môn Giáo dục công dân
bậc THCS
2. Khó khăn
Đa số các em không quan tâm đến môn học vì cho đây là môn phụ. Mặt khác,
một số học sinh vẫn còn e dè, rụt rè trong các hoạt động tập thể, đứng trước đám đông
vì thế hiệu quả của trò chơi, tình huống chưa cao.
Muốn tổ chức lớp học thêm sôi động với nhiều phương pháp tích cực, lôi
cuốn sự chú ý của học sinh nhưng vẫn đảm bảo về mặt thời gian của tiết học đòi hỏi
giáo viên cần có sự đầu tư, chọn lọc thật kĩ.
Nhiều giáo viên không được đào tạo chính quy môn GDCD, phải dạy chéo
ban nên khả năng truyền đạt kiến thức cũng như vận dụng các phương pháp mới – tích
cực còn hạn chế
Trường nhỏ không có giáo viên cùng bộ môn nên việc học hỏi kinh nghiệm
giảng dạy còn hạn chế
Sử dụng âm nhạc và trò chơi trong tiết dạy học GDCD 8, 9 ở trường THCS - 2 -
Trường THCS Hiếu Liêm Giáo viên: Đàm Thị Mỹ Huyền
3. Số liệu thống kê
Hiện tại qua số liệu điều tra và thống kê được cho thấy gây hứng thú của môn
học đối với học sinh không phải dễ. Thực tại qua điều tra số lượng học sinh yêu thích

môn Giáo dục công dân còn hạn chế (khi chưa áp dụng sáng kiến trên vào thực tế
giảng dạy) , cụ thể kết quả như sau:
Khối Sĩ số
Mức độ hứng thú của học sinh
Không thích Hứng thú
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
8 72 52 72.2 20 27.8
9 52 37 71.2 15 28.8
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận:
Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của con
người, đặc biệt là trẻ em. Nó không những giúp chúng ta sảng khoái tinh thần, tăng
cường sức khỏe mà quan trọng hơn còn có tác dụng hình thành nhân cách, cá tính, ý
chí tình cảm… Nói đến hoạt động vui chơi không thể bỏ qua các trò chơi. Trò chơi là
một loạt hoạt động vui chơi, diễn ra trong một khoảng thời gian, trên một khoảng
không gian nhất định, có luật chơi, có tính sáng tạo và thi tài nhằm mang lại sự sảng
khoái về tinh thần.
Khổng Tử - nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Hoa đã từng khẳng định từ 2500
năm trước: “ Âm nhạc là hoa thơm của đức hạnh” và “ để làm thay đổi đạo đức và tập
quán, không có gì mạnh hơn âm nhạc”. Âm nhạc xuất hiện từ rất sớm trong đời sống
nhân loại và gắn bó trực tiếp, gần gũi nhất với con người. Nó phản ánh sâu sắc tâm tư
tình cảm của các dân tộc, gắn liền với lao động sản xuất, chiến đấu của mỗi cộng đồng
người, của từng quốc gia và từng cá nhân. Từ khi còn nằm trong bụng mẹ đến khi sinh
ra, khôn lớn trưởng thành, âm nhạc luôn là hành trang theo suốt cuộc đời mỗi con
người. Âm nhạc có tác dụng tích cực góp phần phát triển năng lực thẩm mỹ, đạo đức,
Sử dụng âm nhạc và trò chơi trong tiết dạy học GDCD 8, 9 ở trường THCS - 3 -
Trường THCS Hiếu Liêm Giáo viên: Đàm Thị Mỹ Huyền
trí tuệ và thể chất, tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách con người Việt Nam trong
thời đại mới.
Như vậy, trò chơi và âm nhạc có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển

nhân cách, nhận thức của con người. Nếu chúng ta vận dụng phù hợp trong tiết dạy
giáo dục công dân sẽ gây hứng thú và tác động tích cực đến nhận thức của học sinh.
2. Nội dung biện pháp thực hiện:
Trong công tác giáo dục không thể bỏ qua vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên.
Giáo viên là những người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng và văn hóa. Giáo
viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, góp phần đào tạo những con người
“ vừa hồng vừa chuyên” cho xã hội. Với sự đổi mới toàn diện của nền giáo dục nước ta
hiện nay, giáo viên có thể áp dụng những phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng
của môn học. Vì thế tôi đã sử dụng một số cách sau:
2.1. Tổ chức trò chơi.
Việc áp dụng các phương pháp mới phát huy tính tích cực của học sinh không
phải áp dụng một cách máy móc nguyên tắc mà có thể đem lại hiệu quả. Mà phải tuỳ
thuộc vào từng bài, từng khối, từng nội dung khác nhau. Đặc điểm tâm sinh lí, thể chất
của các em ở từng khối lớp cũng không giống nhau, thậm chí có sự chênh lệch giữa
các lớp trong cùng một khối vì thế khi đưa vào áp dụng đòi hỏi giáo viên phải xem xét,
tìm hiểu và lựa chọn sao cho phù hợp.
Trong đề tài của mình, tôi chọn các trò chơi sau:
a. Chiếc hộp bí mật
* Mục đích: Luyện cho học sinh kĩ năng tư duy, tổng hợp, hợp tác
* Cách chơi: chia học sinh thành từng nhóm. Học sinh lần lượt lên chơi theo luật
quy định, thời gian chơi khoảng từ ba đến năm phút
Ví dụ: Lớp 9, Khi dạy bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Phần tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Gv chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử lên bảng 2 bạn. Bạn thứ nhất sẽ chọn đồ
vật bên trong chiếc hộp. Gợi ý cho bạn để bạn đoán ra vật gì bên trong chiếc hộp đó.
Sử dụng âm nhạc và trò chơi trong tiết dạy học GDCD 8, 9 ở trường THCS - 4 -
Trường THCS Hiếu Liêm Giáo viên: Đàm Thị Mỹ Huyền
Sau đó giáo viên và học sinh cùng đi tìm hiểu.
(1): Bó đũa.
? Nếu em bẻ một bó đũa và một cây đũa thì em thấy bẻ cái nào dễ dàng hơn?

- Bẻ cây đũa dễ dàng hơn.
? Thông qua hình ảnh bó đũa, khuyên chúng ta điều gì?
- Đoàn kết .
(2): Dưa hấu
? Trái dưa hấu gắn liền với một sự tích rất đẹp, em nào có thể kể lại được?
- Học sinh: kể.
? Câu chuyện ca ngợi đức tính gì?
- Cần cù lao động
(3): Quả bưởi.
? Hình ảnh quả bưởi gợi cho các em liên tưởng đến một nhân vật lịch sử nào của
nước ta tuy nhỏ tuổi nhưng nổi tiếng thần đồng ?
- Lương Thế Vinh.
? Lương Thế Vinh là người như thế nào?
- Học rộng, tài cao, nổi tiếng hiếu học .
? Nói đến Lương Thế Vinh chúng ta không thể nào quên một giai thoại Lương Thế
Vinh nhờ tài trí thông minh mà xóa nợ được cho cha mẹ. Ở lứa tuổi “ăn chưa no, lo
chưa tới” mà Lương Thế Vinh đã biết thấu hiểu nỗi cơ cực của cha mẹ chứng tỏ cậu là
người như thế nào?
- Hiếu thảo .
? Em còn biết thêm những tấm gương hiếu thảo, hiếu học nào xung quanh em, hoặc
trong trường, lớp của em nữa không? Hãy chia sẻ để các bạn cùng biết?
(4): Bánh chưng.
? Hãy cho biết vì sao bánh chưng và tục lệ gói bánh được xem là một tập quán
không thể thiếu trong những ngày tết cổ truyền?
Sử dụng âm nhạc và trò chơi trong tiết dạy học GDCD 8, 9 ở trường THCS - 5 -
Trường THCS Hiếu Liêm Giáo viên: Đàm Thị Mỹ Huyền
- Vì nhân dân ta muốn giữ lại một phong tục từ xa xưa do tổ tiên truyền lại đó là tục
gói bánh chưng để bày tỏ lòng thành kính tổ tiên.
b. Trò chơi ô chữ.
* Mục đích: Luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, tư duy, tổng hợp.

* Cách chơi: Có thể chia nhóm hoặc cả lớp cùng tham gia. Học sinh lần lượt trả lời
các câu hỏi, ô chữ chìa khóa được giải bất cứ lúc nào. Thời gian thực hiện khoảng ba
đến năm phút.
Ví dụ: Lớp 8, bài 15: Phòng, chống HIV/AIDS
Giáo viên có thể củng cố kiến thức cho học sinh bằng trò chơi ô chữ
Câu 1: Đây là một quan niệm sai lầm cho rằng khi bị ………… cũng bị
HIV/AIDS? (một loại côn trùng)
Câu 2: Căn bệnh này bùng phát mạnh mẽ trên khắp thế giới trong thời gian gần
đây?
Câu 3: Tên của một chất bột trắng dùng làm thuốc giảm đau, gây khoái cảm và gây
nghiện?
Câu 4: Đây là một trong các tệ nạn xã hội nguy hiểm mà khả năng lây truyền HIV
rất cao?
Sử dụng âm nhạc và trò chơi trong tiết dạy học GDCD 8, 9 ở trường THCS - 6 -
C
U
E
M
E
U
I
O
M
T
Ô
Đ
M
H
N
1

1
A
I
D
A
H
R
I
O
I
C
N
D
I
C
M
A
S
N
A
H
M
T
H
U
N
M
U
A
A

Trường THCS Hiếu Liêm Giáo viên: Đàm Thị Mỹ Huyền
Câu 5: HIV tấn công vào cơ thể sẽ làm mất khả năng gì ở cơ thể con người?
Câu 6: Cho biết tên một loại cây có chứa chất gây nghiện?
Câu 7: Làm thế nào để biết một người bị nhiễm HIV?
Giáo viên: Cho biết tên ô chữ chìa khóa?
Học sinh: Đại dịch
Gv: HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm cho cá nhân và xã hội, là thảm họa cho các
dân tộc trên thế giới. AIDS rất nguy hiểm nhưng không đáng sợ nếu tất cả chúng ta
đều hiểu biết , đều biết cách bảo vệ mình.
c. Trò chơi ai nhanh hơn
* Mục đích: phát triển khả năng tư duy, tổng hợp cho học sinh
* Cách chơi: chia lớp thành 2 đội và phát cho mỗi đội một bảng nhóm, trong
khoảng thời gian quy định đội nào tìm và viết được nhiều câu ca dao, tục ngữ, thành
ngữ đúng với nội dung nhiều nhất sẽ thắng. Sau hiệu lệnh hết giờ hai đội lần lượt treo
bảng nhóm lên và trình bày trước lớp
Ví dụ : Lớp 8, bài 5: Pháp luật và kỷ luật
Giáo viên tổ chức trò chơi này học sinh có thể tìm ra các câu ca dao, tục ngữ, thành
ngữ sau
- Quân pháp bất vị thân
- Phép vua thua lệ làng
- Muốn tròn phải có khuôn
Muốn vuông phải có thước
- Đất có lề, quê có thói
- Nước có vua, chùa có bụt
- Tôn ti trật tự

d. Trò chơi : Tiếp sức
* Mục đích: Phát triển khả năng tư duy, quan sát, tổng hợp cho học sinh.
* Cách thực hiện: Giáo viên chia lớp thành hai đội A và B, chuẩn bị sẵn các nội
dung đính và hai bảng cho hai đội. Mỗi đội chọn hai đến ba học sinh lần lượt đính các

nội dung lên bảng trong thời gian ba phút. (Mỗi em chỉ được đính một nội dung, sau
đó trở về nơi xuất phát, em khác tiếp tục và cứ thế cho đến hết thời gian). Đội nào hoàn
thành sớm, chính xác thì đội đó thắng. Nội dung đính của hai đội như nhau.
Sử dụng âm nhạc và trò chơi trong tiết dạy học GDCD 8, 9 ở trường THCS - 7 -
Trường THCS Hiếu Liêm Giáo viên: Đàm Thị Mỹ Huyền
Ví dụ : Lớp 8, Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống ở cộng đồng dân cư
- Phần củng cố, giáo viên tổ chức học sinh chơi trò chơi Tiếp sức. Hãy sắp xếp các
biểu hiện đã cho sao cho phù hợp
Giáo viên chuẩn bị:
* Sau khi học sinh hoàn thành
2.2 Sử dụng Âm nhạc
Đa số học sinh ít hứng thú với môn học giáo dục công dân vì nó rất khô khan với
những khái niệm trừu tượng, hàn lâm, những kiến thức về pháp luật. Nếu lồng ghép
một phần âm nhạc vào tiết học sẽ gây sự chú ý và hứng thú cho học sinh.
Ví dụ 1: Lớp 8, Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân
cư.
Phần giới thiệu bài : Giáo viên có thể vừa giới thiệu bài vừa lồng ghép giáo dục
môi trường bằng bài hát
Bài hát : Những ngôi sao 3R Hà Nội
Giáo viên hỏi: Bài hát các em vừa nghe nói đến vấn đề gì?
Học sinh: Phân loại rác, bảo vệ môi trường
Sử dụng âm nhạc và trò chơi trong tiết dạy học GDCD 8, 9 ở trường THCS - 8 -
Xây dựng nếp sống văn hóa Không xây dựng nếp sống văn hóa
Gia đình giúp nhau làm kinh tế Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình
Bỏ trồng cây thuốc phiện Tảo hôn
Tích cực đọc sách báo Tụ tập đánh bạc, hút chích
Làm vệ sinh đường phố, làng xóm Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm
Sinh đẻ có kế hoạch Chữa bệnh bằng cúng, bái, phù phép
Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường Vứt rác xuống cầu
Xây dựng nếp sống văn hóa Không xây dựng nếp sống văn hóa

Trường THCS Hiếu Liêm Giáo viên: Đàm Thị Mỹ Huyền
Giáo viên: Việc phân loại rác – bảo vệ môi trường cũng là một trong những việc
làm thiết thực thể hiện nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
Ví dụ 2: Lớp 8, Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Phần giới thiệu bài:
Gv: Cho học sinh nghe bài : Ba ngọn nến lung linh
GV: Em có nhận xét gì về gia đình trong bài hát chúng ta vừa nghe
HS: Rất hạnh phúc
Giáo viên: Gia đình trên rất vui vẻ, hòa thuận và hạnh phúc đó cũng là một trong
những tiêu chí để xây dựng gia đình văn hóa. Tuy nhiên để có một gia đình hạnh phúc
thì mỗi thành viên trong gia đình phải hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình. Pháp luật
nước ta quy định rất cụ thể về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
Ví dụ 3: Lớp 8, Bài 14: Phòng chống tệ nạn xã hội
Khi dạy đến phần tác hại của các tệ nạn xã hội
Giáo viên : cho học sinh nghe bài hát : Anh tôi ( Nhạc sĩ: Phương Uyên )
Giáo viên: Nội dung bài hát nói đến vấn đề gì ?
Học sinh: một người chết vì ma túy và để lại niềm tiếc thương cho mọi người
Qua bài hát, học sinh sẽ hiểu rõ hơn được tác hại của ma túy đối với gia đình và xã
hội.
Ví dụ 4: Lớp 8, bài 15: Phòng, chống HIV/AIDS
Phần giới thiệu bài
Giáo viên cho học sinh nghe bài : Lý cây bông và yêu cầu học sinh hát theo nhạc
bài này nhưng lời bài hát thay đổi như sau:
Si đa, ma túy mình hãy rời xa, ơi bạn ơi
Xa đi cho đời bớt khổ ơi bạn ơi
Rằng a ối a chết người, Ơi mình hãy tránh xa
Rằng a ối a chết người, Ơi mình hãy tránh xa
Sau khi học sinh hát xong
GV: Đây là bài hát tuyên truyền phòng chống nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên để
tuyên truyền thì chúng ta phải có hiểu biết về nó. HIV/AIDS là gì, tác hại của nó như

Sử dụng âm nhạc và trò chơi trong tiết dạy học GDCD 8, 9 ở trường THCS - 9 -
Trường THCS Hiếu Liêm Giáo viên: Đàm Thị Mỹ Huyền
thế nào, pháp luật nước ta quy định như thế nào về việc phòng chống HIV/AIDS.
Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn trong bài học hôm nay.
Ví dụ 5: Lớp 9, Bài 5: Bảo vệ hòa bình
Khi giới thiệu bài ở tiết 1
Giáo viên cho học sinh nghe bài hát: Hòa bình Thế giới
Giáo viên: Bài hát nhắc đến mong muốn gì của con người?
Học sinh: Mong muốn được sống trong hòa bình
Giáo viên: Hòa bình là khát khao của nhân loại, chúng ta phải biết bảo vệ hòa bình
Khi dạy đến tiết 2: Tác hại của chiến tranh
Giáo viên cho học sinh nghe bài : Chiến tranh
Qua bài hát sẽ giúp học sinh hiểu và nhớ những tác hại mà chiến tranh đem lại cho
nhân loại
Ví dụ 6: Lớp 9, Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Giáo viên cho hs nghe bài hát: Lời Bác dặn trước lúc đi xa - Trần Hoàn.
Giáo viên: Hãy cho biết cảm xúc của em khi nghe xong bài hát này?
Học sinh: Xúc động và tự hào về Bác. Trong những giây phút cuối cùng của cuộc
đời mình, Bác vẫn thèm được nghe những làn điệu dân ca của quê hương, điều đó
chứng tỏ Bác rất yêu quê hương.
Gv chốt lại: Trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình, Bác vẫn thèm
được nghe những làn điệu dân ca của quê hương, điều đó chứng tỏ Bác rất yêu những
làn điệu dân ca vì các làn điệu dân ca cũng chính là một trong những truyền thống tốt
đẹp của dân tộc. Vậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Dân tộc Việt Nam có
những truyền thống tốt đẹp nào? Chúng ta phải giữ gìn và phát huy những truyền
thống tốt đẹp đó ra sao? Đó là những nội dung mà chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong
bài học ngày hôm nay.
Ví dụ 7: Lớp 9, Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên
Đây là bài sẽ tổ chức hoạt động ngoại khóa, vì vậy giáo viên có thể tổ chức cho lớp
“trò chơi âm nhạc” để tiết ngoại khóa thêm sôi động. Tìm những bài hát thể hiện lý

Sử dụng âm nhạc và trò chơi trong tiết dạy học GDCD 8, 9 ở trường THCS - 10 -
Trường THCS Hiếu Liêm Giáo viên: Đàm Thị Mỹ Huyền
tưởng sống của thanh niên ngày xưa và ngày nay. Sau khi trò chơi kết thúc Giáo viên
có thể cho học sinh nghe bài:
Bài hát: Khát vọng tuổi trẻ . Nhạc và lời: Vũ Hoàng
Ví dụ 8: Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công
dân
Phần giới thiệu bài
Giáo viên cho học sinh nghe bài: Ngày vui bầu cử
Giáo viên: Bầu cử là một trong những việc làm để công dân góp phần thực hiện
Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội .
Trên đây là một số ví dụ để góp phần làm rõ chuyên đề, còn tùy vào nội dung của
từng bài mà giáo viên có cách lồng ghép cụ thể và kết hợp những phương pháp dạy
học phù hợp.
Cũng cần nhấn mạnh một lần nữa, đây là vấn đề quan trọng cần lưu ý khi sử dụng
hai phương pháp này. Đó là nội dung và thời gian. Thời gian tiết học không cho phép
chúng ta dài dòng, chơi những phần không cần thiết, nội dung quá phức tạp khiến các
em mất nhiều thời gian suy nghĩ, mất nhiều thời gian cho hoạt động “chơi” này.Hai
phương pháp này rất cần thiết song không phải là nội dung chính, điều quan trọng là
phải dung phương pháp này để truyền tải nội dung bài học, hướng dẫn các em suy nghĩ
theo hướng giáo viên định trước dần tiến đến kỹ năng tự học của học sinh.
IV. KẾT QUẢ
Sau khi áp dụng kinh nghiệm trên vào một số tiết dạy Giáo dục Công dân ở
Trường THCS Hiếu Liêm, tôi nhận được những kết quả khả quan như sau:
- Học sinh bắt đầu chú ý và hứng thú hơn trong giờ học. Những trường hợp làm
việc riêng hay ngáp dài không còn nữa.
- Học sinh thảo luận sôi nổi, tích cực, thường xuyên giơ tay để được thực hiện các
trò chơi và trả lời nội dung bài hát.
Sử dụng âm nhạc và trò chơi trong tiết dạy học GDCD 8, 9 ở trường THCS - 11 -
Trường THCS Hiếu Liêm Giáo viên: Đàm Thị Mỹ Huyền

- Các em bắt đầu có ý thức tự giác học bài, làm bài và chuẩn bị bài mới tốt hơn.
- Điểm kiểm tra của các em cũng ngày một cao hơn.
Sau đây là số liệu điều tra mức độ hứng thú học tập môn Giáo dục Công dân
của học sinh Trường THCS Hiếu Liêm sau khi tôi áp dụng kinh nghiệm trên (Khi đã
áp dụng vào thực tế giảng dạy).
Khối Sĩ số
Mức độ hứng thú của học sinh
Không thích Hứng thú
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
8 72 22 30.6 50 69.4
9 52 17 32.7 35 67.3
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Việc đổi mới nội dung hay phương pháp là quan trong nhưng không phải là tất cả.
Cần đổi mới ngay cả nhận thức về môn học.Vì nếu chúng ta coi thường, xem nhẹ nó
thì sự đổi mới cũng chỉ là hình thức.
Việc áp dụng các phương pháp tích cực để gợi mở cho học sinh suy nghĩ, sáng
tạo trong cách học tập, song không quá lạm dụng vì dễ tạo cho học sinh tâm thế chơi
nhiều hơn học. Phải làm sao cho các em thấy được rằng “chơi” để học, “vui” để học
chứ không phải học như “chơi”.
VI. KẾT LUẬN
Từ những gì đã phân tích, điều tra thực tế cùng những trải nghiệm của bản
thân, tôi nhận thấy sự cần thiết về tầm quan trọng của đổi mới phương pháp và áp dụng
có hiệu quả hợp lí vào các bộ môn nhất là môn Giáo dục công dân.
Trong thời đại ngày nay, thời đại của khoa học kĩ thuật cùng những tiến bộ
vượt bậc của nhân loại đã mang lại cho chúng ta những thay đổi trong cách sống cách
suy nghĩ. Thế hệ trẻ đang tiếp thu với những thông tin thế giới, với tiến bộ mang tính
Sử dụng âm nhạc và trò chơi trong tiết dạy học GDCD 8, 9 ở trường THCS - 12 -
Trường THCS Hiếu Liêm Giáo viên: Đàm Thị Mỹ Huyền
thế kỉ, cũng đồng thời họ dần ít tiếp xúc với văn hoá dân tộc, với những truyền thống
mà biết bao thế hệ đã giữ gìn, tôn trọng và tự hào.

Một con người đủ tài, đủ đức là điều chúng ta mong mỏi. Còn gì hơn khi
chúng ta vừa học hỏi tiếp thu khoa học kĩ thuật đồng thời vừa trau dồi phẩm chất đạo
đức, truyền thống đáng quý của dân tộc? Hơn bao giờ hết, nhiệm vụ của môn Giáo dục
công dân là đảm trách phần “đức”. Giáo dục ý thức đạo đức, lòng tự hào dân tộc, tự đó
họ nỗ lực học tập cống hiến cho nước nhà.
Để những điều lí thuyết của các bài Giáo dục công dân đến với học sinh nhẹ
nhàng nhưng hiệu quả giáo dục cao cần sự đổi mới - đổi mới về phương pháp, cách sử
dụng phương pháp tích cực - sử dụng nhiều phương pháp trong đó có tổ chức trò chơi
và sử dụng âm nhạc
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo viên Giáo dục công dân – NXB Giáo dục – 2011
- Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn GDCD cấp THCS
của Bộ Giáo dục & đào tạo(giảm tải )
- Sách chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD
- Chương trình Trung học cơ sở các môn Lịch sử - Địa lí – Giáo dục công dân
Sử dụng âm nhạc và trò chơi trong tiết dạy học GDCD 8, 9 ở trường THCS - 13 -
Trường THCS Hiếu Liêm Giáo viên: Đàm Thị Mỹ Huyền
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp – NXB Giáo dục – 2002
- Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học cơ sở
môn Địa lí - Lịch sử - Giáo dục công dân – NXB Giáo dục Hà Nội – 2004
- Giáo dục trẻ em vị thành niên – NXB Giáo dục – 2004
- Những trò chơi phát triển tư duy- Nhà xuất bản giáo dục- Năm 2006.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Đàm Thị Mỹ Huyền
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH CỬU
TRƯỜNG THCS HIẾU LIÊM

Sử dụng âm nhạc và trò chơi trong tiết dạy học GDCD 8, 9 ở trường THCS - 14 -
Trường THCS Hiếu Liêm Giáo viên: Đàm Thị Mỹ Huyền

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG ÂM NHẠC VÀ TRÒ CHƠI
TRONG BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG
DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Người thực hiện: Đàm Thị Mỹ Huyền
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lí giáo dục: 
Phương pháp dạy học môn GDCD 
Phương pháp giáo dục 
Lĩnh vực khác : 
Năm học 2009 – 2010
SƠ YẾU LÍ LỊCH KHOA HỌC
Sử dụng âm nhạc và trò chơi trong tiết dạy học GDCD 8, 9 ở trường THCS - 15 -
Trường THCS Hiếu Liêm Giáo viên: Đàm Thị Mỹ Huyền
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Đàm Thị Mỹ Huyền
2. Ngày tháng năm sinh : 06 – 10 – 1986
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Tổ 1, ấp 1, xã Hiếu Liêm, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613 860332
6. Fax:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THCS Hiếu Liêm
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ) cao nhất: cao đẳng sư
phạm.
- Năm nhận bằng : 2007
- Chuyên môn đào tạo: Giáo dục công dân - Sử
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: GDCD

- Số năm có kinh nghiệm :
- Tên đề tài đã có trong năm năm gần đây:
Sử dụng phương pháp sắm vai, trò chơi trong dạy học môn giáo dục công dân
ở trường THCS
PHÒNG GD & ĐT VĨNH CỬU CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Sử dụng âm nhạc và trò chơi trong tiết dạy học GDCD 8, 9 ở trường THCS - 16 -
Trường THCS Hiếu Liêm Giáo viên: Đàm Thị Mỹ Huyền
TRƯỜNG THCS HIẾU LIÊM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hiếu Liêm, ngày 26 tháng 10 năm 2007
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2007 – 2008
Tên sang kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp trò chơi, sắm vai trong bộ môn
Giáo dục công dân ở trường THCS
Họ và tên tác giả: Đàm Thị Mỹ Huyền
Tổ : Xã hội
Lĩnh vực:
Quản lí giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn hoá học
Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác
1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành và có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả
3. Khả năng áp dụng

- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối,
chính sách
Tốt Khá Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ
thực hiện và dễ đi vào cuộc sống
Tốt Khá Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng
Tốt Khá Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Sử dụng âm nhạc và trò chơi trong tiết dạy học GDCD 8, 9 ở trường THCS - 17 -
Trường THCS Hiếu Liêm Giáo viên: Đàm Thị Mỹ Huyền
Sử dụng âm nhạc và trò chơi trong tiết dạy học GDCD 8, 9 ở trường THCS - 18 -
Trường THCS Hiếu Liêm Giáo viên: Đàm Thị Mỹ Huyền
PHỤ LỤC
Sử dụng âm nhạc và trò chơi trong tiết dạy học GDCD 8, 9 ở trường THCS - 19 -
Trường THCS Hiếu Liêm Giáo viên: Đàm Thị Mỹ Huyền
1. Lí do chọn đề tài Trang 1
2. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài 2
3. Nội dung đề tài 4
4. Cơ sở lí luận 4
5. Nội dung biện pháp thực hiện 5
6. Kết quả 13
7.Bài học kinh nghiệm 14
8. Kết luận 14
9. Tài liệu tham khảo 15
Sử dụng âm nhạc và trò chơi trong tiết dạy học GDCD 8, 9 ở trường THCS - 20 -

×