Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn sử dụng bài tập tình huống và câu chuyện pháp trong giảng dạy môn giáo dục công dân 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.22 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Trãi

Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT
TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12
Người thực hiện: NGUYỄN VĂN DUYÊN
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục 
Phương pháp dạy học bộ môn GDCD 
Phương pháp giáo dục 
Lĩnh vực khác 
Có đính kèm:
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2013 - 2014
1
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1. Họ và tên: NGUYỄN VĂN DUYÊN Ngày tháng năm sinh: 02 - 11 -
1982
2. Nam, nữ: Nam
3. Địa chỉ: G15 tổ 16 khu phố 7 Long Bình, Biên Hoà, Đồng Nai
4. Điện thoại: 0613.881221- 3884351 (CQ) (NR): 0965639025
5. Fax: E-mail:
6. Chức vụ: Giáo viên
7. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Trãi
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2005


- Chuyên ngành đào tạo: ĐHSP TP Hồ Chí Minh ngành Giáo dục chính trị
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn GDCD
- Số năm có kinh nghiệm: 7 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
2
Tên sáng kiến kinh nghiệm: SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU
CHUYỆN PHÁP TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12
PHẦN A NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục công dân là môn học bên cạnh cung cấp kiến thức khoa học còn có
tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục đạo đức và nhân cách cho học sinh. Tuy
nhiên ở một số trường THPT môn học này cũng bị xem là môn phụ, chưa thực sự
thu hút sự đam mê, yêu thích của học sinh. Nhiều giáo viên chưa nhận thức được
đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của bộ môn này trong quá trình giảng dạy nhằm cung
cấp kiến thức, phương pháp học tập đặc thù bộ môn trong đào tạo nhân cách, rèn
luyện kỹ năng sống cho học sinh nên chưa có nhiều nghiên cứu, sáng tạo để tạo ra
những phương pháp giảng dạy hiệu quả. Đa số giáo viên sử dụng phương pháp
truyền thống: đọc - chép theo sách giáo khoa là chủ yếu, thiếu hấp dẫn, học sinh
khó hiểu, nhàm chán. Trong khi đó môn GDCD còn là môn đóng vai trò chính
trong việc tích hợp rất nhiều vấn đề như: Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kế
hoạch hóa gia đình, kỹ năng sống, bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục
về an toàn giao thông
Vì thế, khi giảng dạy nếu không biết cách lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp
thì không những làm loãng kiến thức mà còn khiến học sinh cảm thấy chán và từ
đó không thích môn học này.
Là giáo viên trẻ làm công tác giảng dạy môn GDCD lớp 12 từ năm 2005. Bản
thân tôi nhận thức được rằng thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của môn
học, giáo viên trong mỗi tiết dạy cần phải quán triệt sâu sắc các nguyên tắc cơ bản
trong nguyên lý dạy học:

Nguyên tắc tính Đảng.
Nguyên tắc tính khoa học.
Nguyên tắc tính thực tiễn.
Trong đó nguyên tắc thực tiễn được tôi luôn chú trọng, nên tôi xin trình bày
quan điểm của mình thông qua nội dung đề tài “ sử dụng bài tập tình huống và
câu chuyện pháp luật trong giảng dạy môn GCDC 12”
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Môn GDCD lớp 12 gồm 10 bài với nội dung chủ đạo “ công dân với pháp
luật” trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về pháp luật, các quyền cơ bản của
công dân. Bởi vậy, việc giảng dạy của giáo viên không những gặp khó khăn về nội
dung kiến thức pháp luật khô khan, khó nhớ và khó truyền tải mà còn chú trọng
việc rèn luyện một số kỹ năng cho học sinh, nhất là kỹ năng sống, kỹ năng ứng
xử
Có thể nói, môn GDCD lớp 12 có nhiều kiến thức liên quan với cuộc sống hiện
tại cho nên việc liên hệ giữa bài học và cuộc sống thực tiễn là điều cần thiết. Để
làm được điều này buộc người thầy phải tham khảo nhiều tài liệu, tích lũy nhiều
vốn sống, có kiến thức sâu rộng và truyền đạt đến học sinh bằng niềm say mê thực
sự của mình.
3
Việc gây hứng thú, cuốn hút và làm cho học sinh yêu thích bộ môn hay không
phần chính là ở người thầy chứ không phải là nội dung chương trình, đó cũng
chính là lý do khiến bản thân tôi cố gắng trong mỗi tiết dạy để đảm bảo hiệu quả
giảng dạy và mục tiêu giáo dục đặt ra.
Tạo cho người học khả năng trình bày những điều đã học và suy nghĩ về
điều đó (diễn đạt, nhận xét).
Tạo điều kiện để người học có thể trao đổi lân nhau và trao đổi với giáo
viên.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thuận lợi
Chương trình môn Giáo dục công dân lớp 12 có nhiều nội dung phù hợp với

dạy học theo tình huống mà còn phát huy hiệu quả cao khi giáo viện tổ chức cho
học sinh làm bài tập tình huống.
Giáo viên được đào tạo và tập huấn thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy
học. Xu hướng phát triển của xã hội tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có
điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau.
Dạy học theo tình huống phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi HS, khắc phục được sự
nhàm chán, gây hứng thú cho người học, kích thích học sinh tư duy tích cực.
Trong thời gian gần đây môn giáo duc công dân nhận được sự quan tâm của dư
luận xã hội, của các cơ quan banh nghành, các cấp chính quyền. Đặc biệt Bộ giáo
dục đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu các trường quan tâm có giải pháp hữu hiệu
trong công tác giáo dục pháp luật trong học sinh sinh viên.
2. Khó khăn:
Mục đích học môn GDCD 12 trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật nhưng nội
dung kiến thức rộng khó truyền tải, khó tiếp thu khô, khó, dài… nên GV khó dạy,
HS khó học. Đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kĩ năng khác ngoài kĩ năng sư phạm.
Tài liệu tham khảo đặc thù phục vụ cho môn GDCD 12 không phong phú, chưa
phổ biến chưa theo kịp với diễn biến thực tế của xã hội đặt ra. Quan niệm của xã
hội, gia đình, và đặc biệt là HS đối với bộ môn này còn khá lệch lạc: không đầu tư,
không chú ý thậm chí là xem thường hoặc học cho xong.
Xuất phát từ những thực tế nêu trên, bản thân dạy môn GDCD đặt ra yêu cầu.
* Thứ nhất: Phải đổi mới phương pháp giảng dạy của mình để mỗi tiết học
có hiệu quả cao nhất.
* Thứ hai: Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn GDCD lớp 12 với nội dung
là kiến thức pháp luật thể hiện đường lối chính sách của Đảng cho nên việc truyền
thụ kiến thức GDCD mang tính thực tiễn.
* Thứ ba: Xuất phát từ nhu cầu của học sinh không muốn học tập kiến thức
lý luận suông mà cần có những ví dụ cụ thể sinh động để các em năm kiến thức
đơn giản và nhanh nhất. Qua đó tự rèn luyện nhận thức và hành động của bản thân
cho phù hợp yêu cầu của xã hội.
IV. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

1.Đối với giáo viên
4
Với việc chọn đề tài trên giúp cho giáo viên tự tìm tòi học hỏi củng cố lòng
nhiệt huyết trong quá trình giảng dạy trung thành với quan điểm đường lối của
Đảng và Nhà nước.
Thực hiện tốt “nguyên tắc tính thực tiễn” sẽ giúp cho người giáo viên
không ngừng cập nhật thông tin mới nhất để lấy dẫn chứng cho từng tiết giảng của
mình, có như vậy bài giảng mới được hấp dẫn và sinh động.
2. Đối với học sinh
Cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về pháp luật, thái độ và hành động ứng
xử đúng đắn phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Trong giai đoạn ngày nay, học sinh chú trọng học kiến thức các môn khoa học
tư nhiên, chạy theo cái mới theo xu hướng hiện đại nên một bộ phận lớn học sinh
không nắm kiến thức pháp luật cơ bản dẫn tới tình trạng vi phạm pháp luật trong
học sinh ngày gia tăng. Việc giảng dạy gắn với các bài tập tình huống giúp hình
thành cho các em thái độ và hành động đấu tranh bảo vệ cái thiện, cái đúng cái
chuẩn mực, kiên quyết đấu tranh chống lại các hiện tượng vi phạm pháp luật.
Thông qua kiến thức đã học các em biết tuyên truyền, vận động người thân, gia
đình mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước ta.
PHẦN B:
NỘI DUNG SÁNG KIẾN.
I. KINH NGHIỆM ÁP DỤNG:
Trong việc giảng dạy công dân 12, để gây hứng thú cho học sinh, trong từng
bài học, tiết dạy của mình người thầy cần phải đưa ra nhiều tình huống thật gần gũi
với cuộc sống để các học sinh nhận xét xử lý, lựa chọn và sau mỗi tình huống đó
giáo viên sẽ chỉ ra cho các em thấy được vấn đề đúng ở đâu và sai ở đâu có thái độ,
hành vi như thế nào cho phù hợp?
Thông qua mỗi tình huống người thầy phải giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh. Dạy theo cách này học sinh rất thích vì được “phát ngôn” trình bày, tranh

luận nhận định, quan điểm của mình theo sự hiểu biết của mình.
Ngoài ra, người thầy cũng cần áp dụng các PPDH tích cực, kỹ thuật dạy học
mới như: tổ chức cho học sinh học nhóm để các em tự nghiên cứu, hợp tác, tìm tòi
và đưa ra kết quả của riêng mình, từ đó học sinh sẽ dần làm quen và dễ xử lý tình
huống gặp phải trong thực tế cuộc sống. Giáo viên chỉ là người định hướng và chốt
lại vấn đề cốt lỗi cho học sinh.
Khi sử dụng tình huống trong giảng dạy tôi nhận thấy khả năng tiếp thu bài
học của học sinh nhanh hơn, tạo ra được sự hứng thú, tập trung, sôi nổi đóng góp
ý kiến và thông qua đó rèn luyện cho các em kĩ năng sống, phát huy tính tích cực
cho học sinh.
II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Bộ Giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) đang có những động thái đánh giá một cách
toàn diện về những bất cập trong việc dạy học môn Giáo dục công dân (GDCD).
Nhằm mục tiêu định hướng, hình thành ý thức, tư cách đạo đức của học sinh trong
thời đại mới, chương trình sách giáo khoa về môn học này đang khiến cả giáo viên
5
lẫn học sinh gặp khó khăn trong việc cảm thụ và ứng dụng. Giáo viên gọi môn học
này là môn “3K”: khó, khô và khổ.
Đối với môn công dân 12 để giải quyết khó khăn đặc trưng môn học pháp luật
kiến thức “khô”, buộc bản thân tôi áp dụng một số giải pháp cụ thể như sau:
1. Giáo viên phải hiểu rõ thế nào là sử dụng tình huống trong giảng dạy:
Tình huống là một hoàn cảnh thực tế trong đó có chứa đựng mâu thuẫn, xung
đột. Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt truyện,
nhân vật, có chứa đụng xung đột… Tình huống trong dạy học là những tình huống
thực hoặc mô phỏng theo tình huống thực, được cấu trúc hóa nhằm mục đích dạy
học, đem lại hiệu quả giảng dạy.
2. Cách thức sử dụng tình huống pháp luật:
Tình huống có thể dài hay ngắn, tùy thuộc từng nội dung vấn đề mà bài học đã
đề cập sao cho hiệu quả và gắn liền với nội dung bài học
Một số tình huống đề xuất phù hợp nội dung bài học.

Bài 1: Pháp luật và đời sống:
Ví dụ về bài tập tình huống:
Ví dụ 1:
Pháp luật là gì? Vì sao mỗi công dân cần phải sống và làm việc theo Hiến pháp
và pháp luật?
Đề xuất trả lời:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt
ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi
nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được bảo đảm thực hiện bằng nhà
nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích tạo lập trật tự, ổn định cho
sự phát triển xã hội.
Trong hệ thống pháp luật Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu
lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp.
Nếu mọi công dân đều thực hiện đúng khẩu hiệu ”Sống và làm việc theo Hiến
pháp và pháp luật” thì xã hội ngày càng phát triển, cái xấu sẽ bị đẩy lùi, cuộc sống
của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Do vậy, mỗi công dân cần phải hiểu và nắm
vững các quy định của pháp luật, có nắm vững thì mới thực hiện đúng pháp luật.
Ví dụ 2: Sống với nhau được gần 10 năm, nhưng bà H luôn phải nhẫn nhục
trước ông chồng vũ phu, nóng tính và hay chửi bới, đánh đập vợ con. Sự việc gần
đây nhất, do không đồng ý trước việc bà H dồn tiền mua cho con gái một cái xe
đạp để đi học, ông P đánh bà gẫy tay. Biết chuyện, mấy chị em trong Hội liên hiệp
phụ nữ xã khuyên bà H nên biết dùng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình. Đề nghị cho biết vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội đối với
mỗi công dân?
Đề xuất trả lời:
Pháp luật có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đối với mỗi công dân,
pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp của mình.
6
Ở nước ta, các quyền con người về chính trị, kinh tế, dân sự, văn hóa và xã hội

được tôn trọng, được thể hiện ở các quyền công dân, được quy định trong Hiến
pháp và luật.
Như vậy, thông qua các quy định trong các luật và văn bản dưới luật, pháp luật
xác lập quyền của công dân đồng thời cũng quy định các nghĩa vụ của công dân
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Căn cứ vào các quy định của pháp luật,
công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Mặt khác pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của mình thông qua các luật về hành chính, hình sự, tố tụng, trong đó quy
định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại
và xử lí các vi phạm pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Mọi hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp, lợi ích chính đáng
của công dân đều bị xử lý nghiêm minh.
Bài 2: Thực hiện pháp luật.
Ví dụ về bài tập tình huống:
Ví dụ 1
H (22 tuổi) bị tâm thần từ nhỏ. Trong một lần phát bệnh, H đã đánh gãy tay em
Q ở gần nhà gây tổn hại sức khỏe 30% cho em. Xin hỏi: hành vi của H có phải là
vi phạm pháp luật hình sự không?
Đề xuất trả lời:
Căn cứ vào khái niệm Tội phạm do Bộ Luật hình sự quy định thì vi phạm pháp
luật hình sự phải có đầy đủ các dấu hiệu cơ bản sau đây:
Là hành vi trái pháp luật được quy định trong Bộ Luật hình sự
Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
Người vi phạm phải có lỗi cố ý hoặc vô ý
Xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo
vệ
Trong trường hợp này, H đã thực hiện hành vi trái pháp luật, làm tổn hại đến
sức khỏe của em Q. Tuy nhiên, H bị tâm thần từ nhỏ và thực hiện hành vi gây
thương tích khi đang phát bệnh. Điều đó có nghĩa H thực hiện hành vi trái pháp
luật trong tình trạng mà anh ta không nhận thức và điều khiển được hành vi của

mình.
Pháp luật hình sự Việt Nam coi tình trạng của H là không có năng lực trách
nhiệm hình sự. Cụ thể, Khoản 1, Điều 13, Bộ luật hình sự quy định: “Người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng
biện pháp bắt buộc chữa bệnh.”
Như vậy, do H là người không có năng lực trách nhiệm hình sự nên hành vi trái
pháp luật do anh thực hiện không phải là vi phạm pháp luật hình sự.
Ví dụ 2:
A đi xe máy qua ngã tư đường phố thì bị một CSGT yêu cầu dừng xe và ghi
biên lai xử phạt về hành vi vượt đèn vàng. A cho rằng, hành vi của CSGT là hành
vi thưc hiện sai pháp luật, còn hành vi của mình là thực hiện đúng pháp luật.
7
Theo em, hành vi của người CSGT có đúng là hành vi thực hiện pháp luật
không ? nếu đúng thì đó là hành vi áp dụng pháp luật hay tuân thủ pháp luật ?
Hành vi vượt đèn vàng không đúng quy định của chung là hành vi gì?
Qua tình huống nay em rút ra cho mình bài học gì ?
Đề xuất trả lời:
Trên thực tế, A đã vi phạm pháp luật vì đã vượt đèn vàng không đúng quy
định của luật giao thông đường bộ. Điểm c khoản 3 Điều 10 Luật giao thông
đường bộ quy định: Tín hiệu vàng là báo sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật
sang, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ
trường hợp đã đi qua vạch dừng thì được đi tiếp.
Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật:
Tình huống: An và Bình là đôi bạn thân cùng thi vào một khoa của trường
Đại học sư phạm. Hai bạn có số điểm thi bằng nhau. An đã đậu nguyện vọng 1 vì
An là người dân tộc thiểu số, còn Bình thì không đậu.
Theo em, điều đó có trái với nguyên tắc: Mọi công dân đều bình đẳng trước
pháp luật không? Vì sao?

Đề xuất trả lời:
- Việc An đã đậu nguyện vọng 1 vì An là người dân tộc thiểu số, còn Bình thì
không đậu vì Bình không thuộc diện được hưởng điểm ưu tiên ( dân tộc thiểu số).
Bạn An là người dân tộc thiểu số, thuộc đối tượng được ưu tiên. Theo quy
định tại điều 7 quy chế tuyển sinh Đại học và Cao đẳng về chính sách ưu tiên:
Công dân Việt nam có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số thuộc nhóm ưu tiên
1. Bạn Bình không phải là con em người dân tộc thiểu số nên không được hưởng
chính sách ưu tiên
- Ý nghĩa: Con em đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn
ở vùng sâu, vùng xa để khắc phục sự chênh lệch, rút ngắn khoảng cách tạo điều
kiện để phát triển nên Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên. Mục đích tạo khối
đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau… tiến kịp trình độ chung cả nước.
Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân
trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ví dụ 1:
Kết thúc giờ học Giáo dục công dân, Quỳnh và Nhàn tranh luận với nhau về
nội dung của quyền tự do kinh doanh. Quỳnh cho rằng: “Công dân có quyền tự do
kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì. Đó mới là nội dung của quyền tự do kinh
doanh”. Nhàn không đồng tình với quan điểm trên, mà hiểu rằng kinh doanh phải
trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Ý kiến của bạn nào đúng, bạn nào sai? Hãy
giải thích rõ hơn về quyền tự do kinh doanh?
Đề xuất trả lời:
Ý kiến bạn Nhàn đúng.
Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ
chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
Quyền tự do kinh doanh là một trong các quyền cơ bản của công dân, được quy
định tại Điều 57 Hiến pháp năm 1992 và trong pháp luật về kinh doanh:
“Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”.
8
Theo quy định của Hiến pháp, công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng phải

trong khuôn khổ pháp luật. Người kinh doanh phải tuân theo quy định của pháp
luật và sự quản lý của Nhà nước như phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng
ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép, không kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà
nước cấm như thuốc nổ, vũ khí, ma túy, mại dâm…
Ví dụ 2
Chị Lan kết hôn cùng anh Tú. Trước khi kết hôn chị Lan làm thư ký Giám đốc
công ty TNHH. Do công việc phải thường xuyên đi công tác ký kết các hợp đồng,
chị Lan ít có thời gian chăm sóc gia đình. Kết hôn được 6 tháng anh Tú yêu cầu chị
Lan phải nghỉ việc với lý do “Phụ nữ phải có trách nhiệm chăm lo cho gia đình.
Kiếm tiền là công việc của đàn ông”. Chị Lan không đồng ý nhưng anh Tú tuyên
bố trong gia đình người chồng là chủ, mọi việc vợ phải nghe và làm theo lời
chồng. Nếu chị cứ đi làm hai người sẽ chia tay. Anh Tú có quyền buộc chị Lan
phải nghỉ việc cơ quan để ở nhà phục vụ gia đình không ? Suy nghĩ của anh Tú về
quan hệ vợ chồng có đúng không? Pháp luật quy định thế nào về quyền bình đẳng
giữa vợ và chồng?
Đề xuất trả lời:
Theo các quy định của Hiến pháp và Luật hôn nhân gia đình, công dân nữ và
nam có quyền ngang nhau về mọi mặt cả trong gia đình và ngoài xã hội.
Hiến pháp năm 1992 quy định công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về
mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình, vợ chồng bình đẳng với
nhau.
Điều 64 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã quy định:
“Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn
nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình
đẳng ”
Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được quy định trong Luật Hôn nhân và gia
đình như sau:
- Vợ chồng chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng
nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Vợ
chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia

đình.
- Vợ chồng tự do lựa chọn nơi cư trú, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập
quán, địa giới hành chính.
- Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
- Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau, không được
cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Vợ chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp,
học tập, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ
Suy nghĩ của anh Tú về địa vị ông chủ của người chồng trong gia đình là sai.
Trong gia đình, vợ chồng phải bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ đối với
nhau và ngang nhau. Anh Tú không có quyền buộc chị Lan phải nghỉ việc cơ quan
để ở nhà. Hai người cần bàn bạc giúp đỡ nhau thu xếp công việc nhà và tạo điều
kiện để chị Lan tiếp tục làm việc.
9
Bài 5: Bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo:
Tình huống1 : Giờ ra chơi giữa hai tiết học, Ngọc và Nam tranh luận với nhau
về môn Giáo dục công dân vừa học. Ngọc cho rằng tất cả mọi người phải đi theo
một tôn giáo nào đó, song Nam lại có ý kiến trái ngược lại khi nói một người có
thể không theo một tôn giáo nào cũng được. Đó mới là nội dung của quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo. Xin hỏi ý kiến nào đúng? Tại sao?
Đề xuất trả lời:
Điều 70 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định:
“Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín
ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín
ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính
sách của Nhà nước”.
Tín ngưỡng là lòng tin vào một cái gì đó thần bí như thần linh, thượng đế, chúa
trời. Còn tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những
quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức

lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có nghĩa là công dân có quyền theo hoặc
không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào; người đã theo một tín ngưỡng hay
một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn
giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở. Như vậy ý kiến của Nam cho
rằng một người có thể không theo một tôn giáo nào là ý kiến đúng, vì đó chính là
nội dung của quyền tự do tín ngưỡng.
Tình huống 2 :
Việt Nam có 54 dân tộc anh em và có rất nhiều tôn giáo khác nhau. Mọi tôn
giáo đều bình đẳng trước pháp luật và mọi người có quyền tự do tín ngưỡng và tôn
giáo. Hãy giải thích ý nghĩa của quyền này?
Đề xuất trả lời:
Việt Nam là đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và là một quốc gia đa tín
ngưỡng, tôn giáo. Từ xưa đến nay, các tín ngưỡng, tôn giáo luôn chung sống hòa
hợp, gắn bó với dân tộc. Nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công
dân, ngay từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 1992 đều khẳng định quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của công dân.
Điều 70 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định:
“Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín
ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín
ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính
sách của Nhà nước”.
Việc Hiến pháp, pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo nào của công dân, cho thấy thái độ,
quan điểm đúng đắn của Nhà nước ta về các vấn đề tín ngưỡng và tôn giáo bởi tín
ngưỡng và tôn giáo là một nhu cầu quan trọng trong đời sống tinh thần của một bộ
phận rất lớn người dân.
10
Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản.

Tình huống 1 :
Các em học sinh tranh luận với nhau rằng: Trong mọi trường hợp, công an đều
có thể bắt người nếu nghi là phạm tội? Điều này đúng hay sai? Vì sao?
Đề xuất trả lời:
Đối với mỗi công dân, quyền bất khả xâm phạm về thân thể là quyền quan
trọng nhất, được ghi nhận tại Điều 71 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm
2001):
“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về
tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định
hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
của công dân”.
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp, công an đều có quyền bắt người, vì
chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong những
trường hợp mà pháp luật quy định mới có quyền bắt người.
3. Ngoài sử dụng tình huống pháp luật. Giáo viên nên sưu tầm những câu
chuyện liên quan pháp luật phụ trợ cho bài giảng.
Việc dùng câu chuyện pháp luật vừa nhằm mục đích tuyên truyền, vừa giúp
học sinh tiếp cận kiến thức và rút ra bài học cho bản thân. Tuy nhiên giáo viên nên
lựa chọn tình huống dí dỏm, có tiếng cười, kết hợp cách kể chuyện hài hước.
Một điểm quan trọng nữa trong việc sử dụng câu chuyện pháp luật giáo viên
cần khéo léo tóm tắt nội dung câu chuyện sao cho phù hợp nội dung bài học đảm
bảo thời gian lên lớp ( mỗi câu chuyện nên sử dụng khoảng thời gian 3-5p, trong
một tiết học nên sử dụng 1 mẩu chuyện tiêu biểu). Để đảm bảo nội dung câu
chuyện có trình tự để quý thầy cô thuận lợi trong việc góp ý cho đề tài. Tôi xin
phép trình bày câu chuyện bằng dạng văn viết.
Sau đây là một số câu chuyện mà tôi đề xuất sử dụng:
Câu chuyện 1:

Tại con gà mái! ( đề xuất sử dụng trong bài 6)
Ông Nguyễn Văn Nam, khởi kiện bà Nguyễn Thị Nghiệp, yêu cầu bà Nghiệp
phải nhổ cột mốc đã cắm sang đất nhà ông. Số là ông Nam và bà Nghiệp là hai anh
em, được cha mẹ để lại cho thửa đất và hai bên đã chia đôi, cắm cọc ranh giới đất.
Ông Nam đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bà Nghiệp hiện đang làm thủ
tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì xảy ra chuyện ông Nam mang cọc
sang cắm vào đất bà Nghiệp, lấn sang 20cm. Bà Nghiệp nhổ cọc và yêu cầu cắm
lại mốc cũ; ông không chịu, ra xã giải quyết ông Nam vẫn cương quyết tranh chấp;
đồng thời gửi đơn lên tòa án yêu cầu bà Nghiệp trả phần đất bị bà lấn 20cm.
Tòa xem xét hồ sơ, đo đạc thực tế; tiến hành hòa giải; sau một hồi vòng vo, tòa
án hỏi: Dù đất ông thừa, thiếu, hay đủ thì ông vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện?
Ông Nam: Đúng.
Tòa: Ông có thể cho biết lý do?
11
Ông Nam: Ngày 5-11-2012, bà Nghiệp mất con gà mái mà cứ quay mồm sang
hướng nhà tui chửi. Tui ghét nên khi biết bà Nghiệp muốn làm giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, tui muốn tranh chấp đất để bà Nghiệp không được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Cho bõ ghét!
Tòa: !?
Điều đáng nói là nhà ông bà này cách tòa khoảng hơn 15km, mỗi lần đến tòa
họ đều tự đạp xe đạp !
Kết thúc câu chuyện giáo viên cho HS rút ra bài học.
Câu chuyện 2:
Xin được ở tù! ( đề xuất sử dụng trong bài 2)
Một thẩm phán kể: Tôi xét xử một bị cáo nữ về tội trộm cắp tài sản. Do bị cáo
này mắc bệnh phụ nữ, cán bộ quản trại hàng ngày phải phục vụ rửa ráy, vệ sinh
cho cô ta rất khổ sở nên trước khi vào xét xử có trình bày với tôi: xin cho cô này
được cải tạo ngoài xã hội. Sau đó lãnh đạo công an huyện cũng đã đề nghị như
vậy. Những việc này, tất nhiên chỉ có ý nghĩa nội bộ. Về tính chất, mức độ phạm
tội và các tình tiết khác, cô này có thể cho hưởng án treo.

Vậy mà khi được nói lời sau cùng, cô gái này tha thiết xin được “ở tù”! Khi vị
Hội thẩm nhân dân phân tích rằng: bị cáo còn mẹ già, con nhỏ nên còn có trách
nhiệm với người thân nhưng cô ta òa khóc và xin ở lại trại giam!
Sau khi kết thúc phiên tòa tôi mới biết cô gái này khi đang bị tạm giam đã
yêu một cán bộ trong trại….!
Trong câu chuyện này ý nghĩa chủ đạo mà học sinh cần rút ra bên cạnh việc
dùng pháp luật để quản lý XH, cần thiết phải dùng tình cảm, đạo đức để cảm hóa
con người.
Câu chuyện 3:
Cái giá của ghen tuông! ( đề xuất sử dụng trong bài 4)
Dù có vợ và 2 con nhưng Nguyễn Thịnh Hải, ngụ xã Minh Tân, huyện Dầu
Tiếng vẫn cố tạo phong cách lịch lãm, chỉn chu trong cách ăn mặc, trẻ trung khiến
ai mới gặp đều cảm mến, không nghĩ anh ta là người đã có gia đình.
Vào ngày 1-1-2013, Hải đến nhà người yêu là Ngô Thị Thương, tạm trú tại
huyện Phú Giáo chơi thì thấy có người lạ trong nhà. Hải bước vào mà đầu bừng
bừng nóng giận vì ghen. Trong lúc Thương đi lấy nước, Hải hỏi: “Anh là ai?”, thì
anh nọ trả lời: “Tôi là bạn của Thương”. Vừa nghe dứt câu, Hải đã rút dao đâm
khiến anh ta không kịp trở tay. Nghe ồn ào phía trước, Thương chạy lên thì mọi
chuyện đã không thể nào cứu vãn. Gây án xong, Hải bỏ đi mất dạng. Cho đến ngày
3-1, biết bị hại đã tử vong, Hải đến công an đầu thú.
Tại tòa, hắn luôn tỏ thái độ ăn năn nhưng lời nói thì trái ngược; hắn ngụy biện
rằng, hành động của mình là nhằm “bảo vệ một tình yêu đích thực”! Lời nói của
hắn thốt lên khiến cho trái tim người vợ của hắn thêm tan nát. Cô quần quật suốt
ngày làm việc nuôi chồng, nuôi con để rồi bây giờ phải nghe lời nói phụ bạc từ cửa
miệng chồng; bởi từ ngày cưới nhau về, Hải ỷ thế con nhà giàu, đẹp trai nên suốt
ngày đánh quần đánh áo đàng điếm rong chơi, không hề làm việc gì kiếm tiền nuôi
vợ con. Khuyên mãi không xong, chị vợ chẳng màng nói đến mà tự mình đi kiếm
việc để nuôi con.
12
Trong một lần đi dự đám cưới người bạn, Hải tình cờ quen Thương. Dáng vẻ

bên ngoài chỉn chu của Hải đã hớp hồn cô gái mới lớn và họ đã trải qua một cuộc
tình “sét đánh”! Những lần hẹn hò, Hải thoải mái về thời gian, vì rất rảnh rỗi. Hải
cố giấu việc mình đã có vợ con, luôn đưa Thương đi chơi xa. Mà sau mỗi chuyến
đi xa, Thương lại nghĩ Hải là người lãng mạn và cô đã trao trọn tình cảm. Ban đầu,
hai người khá hạnh phúc nhưng dần dần Thương kịp nhận ra bản tính ghen tuông
của anh ta. Cứ ngỡ đó là tình yêu nên Thương càng tỏ ra vui khi thấy Hải quan tâm
đến giờ giấc, sinh hoạt, điện thoại của mình. Mọi chuyện càng ngày càng quá đà
khi từng tin nhắn của cô cũng bị Hải đem ra luận bàn, chỉ trích.
Hải luôn kiểm tra điện thoại của cô rồi hoạnh họe đủ chuyện khi thấy có tin
nhắn lạ. Cho dù cô cố gắng giải thích thì Hải cũng nghĩ theo hướng là “Thương
khinh thường mình, muốn bắt cá hai tay”! Biết tính khí của người yêu, Thương cẩn
thận xóa hết tin nhắn mà cô cảm thấy Hải có thể nghi ngờ. Và khi kiểm tra không
thấy còn nhiều tin như trước, anh ta cũng làm ầm lên mà cho rằng “có tật giật
mình, sao tự dưng lại không có ai nhắn tin nữa”!? Thương cảm thấy lòng nguội
lạnh, ngao ngán và tìm cách tránh mặt, từ chối những chuyến đi chơi xa đầy mệt
mỏi! Mà càng tránh thì Hải càng đổ khùng! Thêm vào đó, Thương lại phát hiện ra
mối quan hệ không trong sáng của mình vì có người báo cho cô biết về bộ mặt thật
của Hải. Vì cũng muốn Hải quay về với vợ con nên Thương càng quyết tâm chia
tay. Biết ý định này của Thương, Hải cố quay về sống với vợ con mà cứ ngẩn ngơ,
nhớ tới người yêu bé nhỏ rồi đâm cáu gắt và vợ làm gì cũng không vừa ý anh ta.
Nhân lúc vợ vắng nhà, Hải điện thoại cho Thương, những mong “nối lại tình xưa”
nhưng cô quyết tâm không nghe máy.
Buồn bực! Hải rủ bạn bè đi uống bia. Uống xong, Hải tiếp tục điện thoại cho
Thương, còn cô thì vẫn nhất định không nghe điện thoại, có ý bỏ mặc cho Hải
“làm gì thì làm”! Trong lúc nóng giận, Hải chạy xe một mạch từ Dầu Tiếng về Phú
Giáo gặp Thương để nói chuyện. Trên đường đi, hắn ghé vào tiệm tạp hóa mua con
dao Thái Lan giấu sẵn trong người, với ý định là sẽ giết Thương rồi tự sát. Song
khi vừa bước vào nhà thì Hải thấy bạn trai của Thương đang ngồi đó. Máu ghen
nổi lên, thế là hắn mất hết lý trí đâm anh này bị trọng thương và do vết thương quá
nặng nên anh ấy đã không qua khỏi.

Tại tòa, có hai người phụ nữ lặng lẽ ngồi ở hai bên hàng ghế, họ lặng thinh, thi
thoảng lại đưa mắt nhìn nhau với ánh mắt cảm thông. Họ biết rằng chính họ là nạn
nhân của mối tình tay ba này. Vợ Hải ngồi dự phiên tòa mà nước mắt cứ ứa tràn ra;
bởi lời nói trước tòa của chồng quá vô tâm khiến chị thấy tủi buồn thân phận. Còn
Thương cũng ray rứt vì cái chết của người bạn trai vô tội kia và tự trách mình là
người góp phần gây ra hậu quả như hôm nay… Kẻ giết người đã phải lãnh mức án
20 năm tù giam, xem ra hậu quả mà Hải để lại quá nặng nề, cũng chỉ vì thói ích kỷ,
ghen tuông!
Ý nghĩa câu chuyện nhằm nhắc nhở học sinh trong ứng xử về lĩnh vực tình
cảm, trong tình yêu cần phải biết kiểm soát lý trí và hành động của bản thân tránh
xảy ra tình huống đáng tiếc.
13
Câu chuyện 4:
Bài học đắt giá! ( đề xuất sử dụng trong bài 2 )
Mới đây, tòa án đã xét xử vụ án giao cấu trẻ em, mà các bị cáo đều không
biết rằng như thế là phạm tội;“trò chơi người lớn” buộc họ phải trả giá đắt…
Điển hình như vụ của Nguyễn H.H., huyện Dầu Tiếng; đang là học sinh lớp 12 thì
phải bỏ dở chuyện học hành vì mang tội danh “Giao cấu trẻ em”. Ngày H. bị đưa
ra xét xử, rất đông bạn bè cùng trường đến tham dự và đều ngỡ ngàng khi thấy bạn
học bị bắt và kết án tù. Họ biết H. và cô bạn nhỏ N. đã nhiều lần hẹn hò nhưng
không nghĩ lại có ngày xảy ra cớ sự này. Bị hại N. cũng là học sinh cùng trường
với H. nhưng N. chỉ mới học đến lớp 8. Nét hồn nhiên, dễ thương của N. khiến trái
tim của cậu nam sinh H. thổn thức. Qua thách đố của bạn bè càng khiến cho H.
quyết tâm “cưa đổ” N. cho bằng được. Chỉ trong vòng 1 tháng, N. đã chính thức
trở thành bạn gái của H.
Ngày 13-5-2012, H. đến nhà bạn là Phan V.Nh., ngụ huyện Phú Giáo chơi thì
gặp nhóm bạn của H. cũng đang ở đó. Nhóm bạn này rủ nhau mua rượu uống. Khi
đang nhậu thì H. gọi điện nhắn N. đến chơi. Cả nhóm uống hết số rượu mua về, N.
vì không uống được rượu nên dễ say. Cuộc nhậu kết thúc và do trong người có
rượu nên N. không dám về nhà. Tiện thể, H. đưa N. vào nhà nghỉ. Vào phòng, N.

đi tắm trước, sau đó H. vào tắm và khi quay ra thấy N. nằm trên giường. Cô gái
mới lớn, phổng phao xinh đẹp, má ửng hồng vì rượu khiến cho H. nảy sinh ý định
quan hệ. H. thăm dò với những hành vi “người lớn”; lúc đầu N. còn phản đối
nhưng sau đó thì nằm im cho H. thực hiện hành vi giao cấu.
Vài ngày sau, họ lại tổ chức uống rượu. Vẫn như lần trước, H. và N. lại đến
nhà nghỉ; cả hai tiếp tục quan hệ tình dục. Lần này là do N. hoàn toàn tự nguyện,
không có sự ép buộc từ phía H. Do có tình cảm yêu thương nên những ngày sau
đó, thỉnh thoảng họ lại đưa nhau đến nhà nghỉ. Quan sát thấy việc học của N. lơ là,
gia đình gặng hỏi thì biết được toàn bộ sự thật nên đã đưa đơn tố cáo hành vi của
H. đến cơ quan công an.
Khi biết gia đình mình làm đơn thưa H., N. đã năn nỉ hết lời, khóc lóc cầu xin
“gia đình hãy tha cho anh ấy vì đây là lỗi của con, do con đồng ý chứ không ai bắt
ép gì con hết”! Thế nhưng,bà mẹ của N. thì: “Tao phải cho nó chừa, làm hại đời
con gái người ta thì tao thưa cho tới, mày còn nhỏ đừng có can dự vào”! Lúc này,
N. báo tin cho H. biết và cả hai bàn nhau bỏ trốn nhưng chẳng biết trốn đâu khi
tiền bạc thì không có, xe cộ cũng không… H. đành quay về chịu tội. Trong thời
gian này, N. cũng thất thần không kém, việc học hành sa sút hẳn. Gia đình hai bên
đều nóng ruột nhưng mọi chuyện đã đi xa, không còn cách thoái lui.
Từng câu nói của bị hại N. trước tòa khiến gia đình cả hai bên cần nhìn nhận
lại cách giáo dục con, N. khóc ròng: “Mong tòa giảm nhẹ hình phạt cho anh H. vì
thật lòng tụi con không biết rằng đây là chuyện sai trái, không nghĩ rồi sẽ bị bắt
như thế này. Mỗi khi con hỏi cha mẹ về chuyện nam nữ thì họ cứ gạt phăng đi, nên
con tò mò và cứ vậy mà quan hệ với nhau…”!
Mẹ H. thì ứa nước mắt khi thấy con trai của mình rơi vào tình cảnh này. Trước
khi bị bắt, H. là học sinh khá giỏi của trường. Bà biết con mình cũng có quen nhiều
14
bạn gái nên bà luôn nhắc chừng con “phải lo chuyện học” nhưng không khuyên răn
giữ gìn chuyện quan hệ nam nữ; bởi ngay cả bà cũng không biết rằng việc quan hệ
với trẻ dưới 16 tuổi là vi phạm pháp luật. Đến khi công an đến làm việc thì gia
đình bà mới than trời! Việc làm ăn đã khiến họ không dành nhiều thời gian tiếp cận

thông tin để dạy bảo, hướng dẫn con, bây giờ họ không dám trách ai; giờ chỉ biết
cầu xin HĐXX thương tình, xem xét hoàn cảnh mà giảm nhẹ hình phạt cho con.
Phía gia đình N. cũng không ngờ mọi việc bị đẩy quá xa, mẹ N. nói: “Thiệt
lòng, tui chỉ muốn thưa “cho lại gan” chứ không muốn cháu H. đi tù, bỏ dở chuyện
học như thế này. Tui tưởng cũng chỉ phạt tiền, hăm he rồi cho cháu nó về chứ
không biết là phải đi tù… Tui xin tòa giảm nhẹ hình phạt cho cháu H., nó mà ra tù
thì tui cho tụi nó cưới luôn”! Câu nói này đã góp phần làm giảm nhẹ phần nào bầu
không khí nặng nề suốt phiên tòa. Xét nhiều tình tiết giảm nhẹ, HĐXX chỉ tuyên
phạt H. mức án 2 năm tù giam.
Câu chuyện 5:
Bi kịch từ chiếc điện thoại! ( đề xuất sử dụng trong bài 3)
Những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày nếu không khéo giải quyết
có thể trở thành bi kịch. Câu chuyện dưới đây vừa được đưa ra xét xử là một minh
chứng, mâu thuẫn đã khiến cho một gia đình tan nát!
Trong phiên tòa lưu động, ai cũng thấy xót xa khi bị cáo vừa là chồng vừa là
cha phải lãnh án tù chung thân, vợ thì ra đi mãi mãi, bỏ lại đứa con thơ dại vừa
tròn 3 tuổi cho bà ngoại già yếu chăm sóc. Sáng nay, bà gửi cháu cho người bà con
dưới quê, đón xe từ Bến Tre lên Bình Dương tham dự phiên tòa. Bà nói trước tòa
rằng: “Tôi lặn lội lên đây chỉ muốn nhắn gửi một câu duy nhất với con rể là “Hãy
cải tạo tốt để sớm về nhà lo cho con gái” vì tôi không biết mình có thể sống được
bao lâu”. Kha lặng lẽ gật đầu và thú tội: “Giá như lúc đó bị cáo biết kiềm chế thì
không làm khổ cho mẹ và con gái bị cáo đến như vậy…”. Sự hối hận giờ đã quá
muộn…
Võ Hoàng Kha chung sống với vợ là Nguyễn Thanh Mai Dung khá hạnh phúc
những năm đầu. Nhưng vài năm trở lại đây, từ khi Kha bị mất việc làm thì cuộc
sống vợ chồng bị thiếu trước hụt sau. Chuyện cơm không lành, canh không ngọt
của hai vợ chồng đã không còn xa lạ với những người cùng xóm trọ. Dung trở
thành trụ cột chính trong gia đình khi chồng lười nhác không đi tìm việc làm,
không những vậy còn sinh thói ghen tuông. Kha luôn kiểm tra điện thoại của vợ,
rồi hoạnh họe đủ chuyện khi thấy tin nhắn lạ. Cho dù chị Dung cố giải thích thì

Kha cũng nghĩ theo hướng tiêu cực là “vợ khinh thường mình nên… ngoại tình”!
Biết tính khí của chồng, chị Dung cẩn thận xóa hết tin nhắn mà chị cảm thấy chồng
có thể nghi ngờ. Khi không còn thấy tin nhắn, anh ta cũng làm ầm lên cho rằng
“chị có tật giật mình”. Kha bỏ về nhà mẹ ruột ở Dĩ An nhưng một phần vì… nhớ
vợ, một phần vì muốn làm hòa trước nên Kha nhiều lần điện thoại cho vợ, nhưng
chị Dung thì vẫn còn giận nên cố tình không nghe điện thoại.
Buồn! Kha rủ một số bạn đi uống bia. Uống xong, Kha tiếp tục điện thoại cho
vợ, còn chị Dung vẫn nhất định không nghe để Kha muốn làm gì thì làm. Bực tức,
Kha đến nhà gặp vợ và vào thăm con. Lúc này, Kha vẫn bình tĩnh hỏi vợ sao
không nghe điện thoại, chị Dung thì ngang bướng trả lời rằng: “Vì không thích
15
nghe, vậy thôi cũng hỏi!”. Lòng dạ Kha như đang sôi sục khi nghe câu trả lời nhát
gừng của vợ. Cùng lúc này, chị Hoa chủ nhà nghe tiếng cãi nhau nên can ngăn.
Thấy hai người gây nhau suốt ngày, chị này buông một câu: “Nếu không ở với
nhau được thì thôi nhau đi!”. Nghe nói vậy, cơn tức giận bùng lên, Kha chạy đến
kệ bếp lấy một con dao Thái Lan đâm nhiều nhát vào người vợ và nói: “Không thôi
gì hết, chết chung cho phải đạo vợ chồng”.
Nghe tiếng la của chị Dung, chị Hoa và mọi người cùng dãy nhà trọ chạy đến
để can ngăn. Đến khi nhiều người lao vào khống chế thì hắn mới chịu ngừng tay.
Lúc này, chị Dung đã gục ngã với con dao còn cắm trên người. Hắn toan bỏ chạy
nhưng bị mọi người đuổi theo bắt được và báo cho công an đến lập biên bản phạm
tội quả tang. Vì bị thương tích nặng nên chị Dung đã không qua khỏi.
Nghe tòa tuyên án, hắn khóc như chưa bao giờ được khóc, mọi người đều cảm
nhận được sự ăn năn, hối hận đang ngày ngày dày vò lương tâm hắn trong suốt
quãng đời còn lại…!
Câu chuyện 6: ( đề xuất sử dụng trong bài 4)
Đạo vợ chồng
Lư phu nhân, vợ ông Huyền Linh là người tuyệt đẹp và có đức hạnh.
Ông lúc tuổi trẻ hàn vi lắm. Một khi ốm nặng tưởng đã sắp chết, ông gọi Lư thị
đến bảo rằng:

- Tôi bệnh nguy quá, nàng tuổi còn trẻ không nên ở vậy, liệu mà ăn ở cho tử tế
với người chồng sau.
Lư thị nghe nói, nức nở khóc. Đoạn vào trong màn khoét một mắt bỏ đi, có ý tỏ
cho chồng biết rằng dù chồng bất hạnh có chết, cũng không lấy ai nữa.
Không bao lâu, ông Huyền Linh khỏi bệnh.
Sau ông thi đỗ, làm quan đến chức Tể tướng. Ông một niềm yêu mến, kính
trọng Lư thị vô cùng, không hề lấy người tì thiếp nào nữa.
Người ngoài cho thế là tại ông sợ Lư thị có tính hay ghen.
Chính vua Đường Thái Tôn, muốn thử Lư phu nhân, một hôm cho Hoàng hậu
gọi vào bảo:
- Theo phép thường, các quan to vẫn có tì thiếp. Quan nhà ta tuổi đã cao, vua
muốn ban cho một người mỹ nhân.
Lư thị nhất quyết không nghe. Vua nổi giận mắng rằng:
- Nhà ngươi không ghen thì sống, mà ghen thì chết.
Rồi sai người đưa cho một chén rượu, giả làm chén thuốc độc, phán rằng:
- Đã vậy thì phải uống chén thuốc độc này.
Lư thị không ngần ngại chút nào, cầm chén, uống hết ngay.
Vua thấy thế, nói:
- Ta cũng phải sợ, nữa là Huyền Linh.
LỜI BÀN:
Tưởng mình sắp chết, thấy vợ trẻ trung, không muốn để cho ở vậy thế là quá yêu
thương vợ, thể tất cho vợ lắm. Sợ chồng tiếc đẹp, chết đi không dứt, mà khoét mắt
để tỏ ra thành tật cho yên lòng chồng, thế là chí tình và nhất tâm với chồng lắm.
May khỏi bệnh, sau lại làm đến Tể tướng, ông Phòng Huyền Linh chỉ biết có bà
mắt khoét, không thiết gì đến tì thiếp xinh đẹp, thế là ông muốn giữ cho được trọn
16
vẹn cái tình đối với bà. Còn bà không muốn để cho ông có tì thiếp, tuy gọi là thói
ghen thường tình, nhưng cũng là vì chung tình với ông, không muốn cùng ai san sẻ
mối tình nữa. Quý thay! Đôi vợ chồng này, chân tình và chí tình, suốt đời kính yêu
nhau, vợ chỉ biết có chồng, chồng cũng chỉ biết có vợ, chồng một vợ một, không

những thoát khỏi cái nạn “đa nhân duyên nhiều đường phiền não” mà còn gây
được cái hạnh phúc lâu dài cho thân, cho gia đình, cho con cháu sau nữa.
Câu chuyện 7:
Không quên được cái cũ ( đề xuất sử dụng trong bài 1 )
Đức Khổng Tử ra chơi ngoài đồng, thấy một người đàn bà đứng khóc nỉ non ở chỗ
bờ đầm, Đức Khổng Tử lấy làm lạ, bảo học trò hỏi vì cớ gì mà khóc.
Người đàn bà nói: "Độ trước tôi cắt cỏ thi, tôi đánh mất cái trâm cài đầu bằng cỏ
thi, cho nên tôi khóc."
Đức Khổng Tử hỏi: "Đi cắt cỏ thi, mà mất cái trâm làm bằng cỏ thi thì việc gì phải
khóc?"
Người đàn bà nói: "Không phải vì tôi đánh mất cái trâm cỏ thi mà tôi khóc; tôi sở
dĩ khóc là tôi thương tiếc một vật cũ, dùng đã lâu, mà ngày nay không sao thấy
được nữa."
Lời Bàn:
Cái gì đã là của mình, mình có bụng yêu, mà lỡ khi đánh mất, thì về sau dù có
được cái khác giống như thế, hay hơn thế mình cũng không thể nào yêu cho bằng.
Thường, lại chỉ vì thấy cái mới mà hồi nhớ lại cái cũ, sinh ra chạnh lòng, nên câu
ta thán, có khi ngậm ngùi thương khóc nỉ non. Tại sao vậy? Tại đối với mình, cái
của mất không chỉ có giá của mà thôi, lại hình như còn có một phần tâm hồn mình
hay tâm hồn người để lại cho mình ngụ ở trong nữa. Sự cảm động đầu tiên bao giờ
cũng là sự cảm động hay nhất, bền nhất. Ôi! Cáo chết ba năm quay đầu về núi, con
người ta, dù cho lông bông phiêu bạt đến thế nào, còn có chút tâm tình cũng không
quên được gốc tích xứ sở mình. "Hồ mã tê bắc phong, Việt Điểu sào chi nam". Con
ngựa rợ Hồ (phía bắc nước Tàu) thấy gió bắc còn cất tiếng kêu, con chim đất Việt
(phía Nam nước Tàu) chọn cành nam mới chịu làm tổ, huống chi là người mà lại
quên được nguồn gốc ư?
Câu chuyện 8:
Ngọc ở trong đá ( đề xuất sử dụng trong bài 6)
Một người thợ ngọc qua hàng thợ đá, vào xem các thứ đá, thấy một tảng trong có
ngọc, mua về, đẽo ra quả nhiên được ngọc. Ngọc ấy trắng nuốt và có gân đỏ, quý

giá vô cùng. Người thợ ngọc nhờ đó mà giàu có.
Thợ đá thấy thế, lấy làm thích lắm, cũng muốn bắt chước. Anh ta nghĩ bụng: "Đá
nào trong cũng có ngọc". Rồi ở nhà có bao nhiêu thứ đá, đem cả ra đập để tìm
ngọc. Không những không thấy ngọc, mà các đá vỡ tan chẳng dùng được việc gì
nữa.
Anh ta vừa mất của, vừa lỗ vốn, cùng quẫn khổ sở, chẳng bao lâu rồi chết.
Lời Bàn :
Ngọc chẳng qua là một thứ đá đẹp, đá quý lẫn với đá thường mà thôi. Nhưng
phải có con mắt tinh xem ngọc mới nhận ra và tìm được ngọc ở trong đá. Người
thợ ngọc biết ngọc nên trông qua đủ biết đá nào có ngọc, chớ người thợ đá chỉ biết
17
đá, lại muốn tìm ngọc, chẳng những không tìm thấy ngọc mà lại còn hại cả bao
nhiêu đá của mình nữa! Ôi! thực là xôi hỏng bỏng không! tham thì thâm! Cái thói
tham không phải đường nó vẫn hại con người như thế!
4.Khảo sát và kiểm chứng:
Việc giảng dạy công dân 12 có sử dụng bài tập tình huống và câu chuyện pháp
luật mang lại những hiệu quả sau:
Giúp giáo viên củng cố kiến thức bản thân, bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy, có
kiến thức phong phú trong chuyên môn. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền chủ
trương đường lối của đảng và nhà nước.
Giúp học sinh có hứng thú trong học tập. Rèn luyện kiến thức và kỹ năng ứng
xử tình huống.
Hạn chế tình trạng đọc chép, học sinh tích cực tham gia vào quá trình học tập.
Giúp học sinh tiếp cận kiến thức dễ hiểu dễ nhớ, biết vận dụng thực tế cuộc
sống.
Hình thành thái độ và hành vi sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
Thông qua các giải pháp đã thực hiên trong việc giảng dạy lớp 12 qua khảo
bằng phiếu thăm dò ý kiến học sinh học kỳ 1 năm học 2013-2014 kết quả như sau:
Lớp Sỹ
số

Ủng hộ
pp dạy học
tình huống
Không ủng hộ pp
dạy học tình huống
không
có ý kiến
12A2 42 38 90.4% 0 4
9.5%
12A3 45 40 88.8% 0 5
11.1%
12A4 45 39 86.6% 0 6
13.3%
12A6 45 40 88.8% 0 5
11.1%
III .KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1- Kết quả thực tiễn:
Dạy học tình huống là một trong những phương pháp giảng dạy hiệu quả nhằm
khơi dậy sự nhiệt tình của HS, khuyến khích HS tham gia bài học một cách sôi nổi,
chủ động. Ngoài ra HS cũng tập phản ứng với những tình huống phức tạp và “có
thật” sẽ gặp trong cuộc sống sau này.Cụ thề là:
- Khả năng hoà nhập, kĩ năng giao tiếp tốt hơn.
- Khả năng vận dụng kiến thức.
- Kết quả và thành tích học tập cao hơn:
+ Kiến thức của HS không bị bó hẹp ở lí luận mà còn mang tính thực tiễn.
+ Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được vận
dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
18
2- Bài học kinh nghiệm:
Để tổ chức dạy học có hiệu quả, có nhiều phương tiện giúp giáo viên kích

thích học sinh tham gia bài học. Do đó, tuỳ theo nhu cầu và mục tiêu của mình,
giáo viên có thể chọn các phương tiện phù hợp. Sau đây là một số biện pháp giáo
viên có thể dụng:
- Viết tình huống lên bảng.
- In ra giấy phát cho học sinh.
- Giảng dạy bằng CNTT có hỗ trợ hình ảnh, video cùng bài tập tình huống.
- Các tài liệu trực quan như hình ảnh.
- Băng ghi âm hoặc hình.
- Các tài liệu thu thập trên mạng internet
- Có sự tham gia nhiệt tình của học sinh.
Tùy thuộc vào đối tượng học sinh, CSVC của nhà trường,…mà giáo viên có
thể sử dụng để kích thích quá trình hoạt động của học sinh, tạo hứng khởi cho
thành viên trong lớp tham gia tiếp thu kiến thức.
IV- KẾT LUẬN
Chúng ta nhận thấy rằng, việc giáo dục cho học sinh không chỉ là giáo dục
kiến thức, mà còn rèn luyện kỹ năng, đặc biệt là giáo dục thái độ, cách ứng xử, cư
xử của các em. Do đó, với vai trò và trách nhiệm đó, giáo viên không chỉ không
ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy mà còn trực tiếp trao đổi, chia sẻ ở những
vấn đề đời thường nhất, để các em hiểu rằng, chính các em mới là đối tượng chính
trong tiến trình dạy và học hiện nay.
Bằng cách giảng dạy thông qua các tình huống giúp cho học sinh nắm rõ hơn
về nội dung kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, rèn luyện kĩ năng
sống.
Bản thân tôi nhận thấy rằng trong quá trình giảng dạy cũng rút ra được cho
mình nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích.
Với mong muốn mỗi tiết học công dân diễn ra nhẹ nhàng nhưng hiệu quả
nênđây là chuyên đề tôi đã áp dụng tại lớp học của mình trong 2 năm vừa qua, tuy
nhiên đây cũng chỉ là ý kiến và quan điểm của bản thân, do đó sẽ không thể tránh
khỏi sơ suất và sai sót. Mong nhận được những đóng góp quý báu của các đồng
nghiệp để phương pháp dạy học này hiệu quả hơn.

Xin chân thành cảm ơn!
Biên Hòa, ngày 20 tháng 04 năm 2014
NGƯỜI VIẾT
NGUYỄN VĂN DUYÊN
19
MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
ĐỀ TÀI Sử dụng bài tập tình huống và câu chuyện pháp luật
trong giảng dạy GDCD 12
0
PHẦN A: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 3
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
III/ CƠ SỞ THỰC TIỄN
PHẦN B : NỘI DUNG SÁNG KIẾN 5
I. KINH NGHIỆM ÁP DỤNG
II.CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1.Giáo viên phải hiểu rõ thế nào là sử dụng tình huống trong
giảng dạy
6
2.Cách thức sử dụng tình huống pháp luật
3.Ngoài sử dụng tình huống pháp luật. Giáo viên nên sưu tầm
những câu chuyện liên quan pháp luật phụ trợ cho bài giảng
11
4.Khảo sát và kiểm chứng:
III- KẾT QUẢ THỰC HIỆN 18
1. Kết quả thực tiễn
2. Bài học kinh nghiệm
IV- KẾT LUẬN 19
MỤC LỤC

20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang web của Bộ tư pháp Việt Nam
2. Bộ luật hình sự nước CHXHCN VN năm 1999
3. 120 câu hỏi đáp tình huống pháp luật phục vụ giảng dạy pháp luật ở các
trường trung học- Vụ phổ biến GDPL- Bộ tư pháp
4. 60 câu hỏi đáp, tình huống pháp luật cho học sinh trung học phổ thông -Vụ
phổ biến GDPL- Bộ tư pháp
5. Sách Cổ học tinh hoa do NXB trẻ phát hành năm 1992
6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật- tác giả
7. Bài viết “Tạo hứng thú trong môn Giáo dục công dân” của tác giả Ngô Mã
Thiên – đăng trên báo Giáo dục – Khuyến học thứ 6 ngày 13-12-2013
8. Sách GDCD 12- NXB giáo dục
9. Sách giáo viên GDCD 12- NXB giáo dục
10. Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng phục vụ giảng dạy môn GDCD.
21
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn vị: TR THPT NGUYỄN TRÃI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Biên Hòa, ngày 20 tháng 04 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013-2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm: SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU
CHUYỆN PHÁP LUẬT TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
12
Họ và tên tác giả: NGUYỄN VĂN DUYÊN
Đơn vị (Tổ): SỬ –ĐỊA - GDCD
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn GDCD 
Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác 
1. Tính mới

- Có giải pháp hoàn toàn mới 
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
2. Hiệu quả:
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng:
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:
Tốt  Khá  Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống:
Tốt  Khá  Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng:
Tốt  Khá  Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
22

×