Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIEÄM “MỘT VÀI GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6 HỌC TỐT MÔN NGỮ VĂN”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.12 KB, 20 trang )

PHÒNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VĨNH CỬU
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VĨNH TÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIEÄM
“MỘT VÀI GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6 HỌC TỐT
MÔN NGỮ VĂN”

Người thực hiện: Nguyễn Đơng Giang.
Lĩnh vực nghiên cứu: Ngữ văn
Quản lý giáo dục:
Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn.
Phương pháp giáo dục:
Lĩnh vực khác:

Năm học 2011-2012


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN.
1. Họ và tên: Nguyễn Đông Giang.
2. ngày tháng năm sinh: 1975.
3. Giới tính: Nam.
4. Địa chỉ: Ấp 1 – Vĩnh Tân – Vĩnh Cữu - Đồng Nai.
5. Điện thoại: 0613860253.
6. Chức vụ: Giáo viên.
7. Đơn vị công tác: Trường THCS Vĩnh Tân.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO.
- Học vị hoặc trình độ chun mơn cao nhất: Cao đẳng sư phạm
- Năm nhận bằng: 1999
- Chuyên ngành đào tạo: Văn – sử
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC.


- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Ngữ văn.
- Số năm có kinh nghiêm: 11 năm.
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1/ Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học ngữ văn
2/ Cách cảm nhận văn học dân gian
3/ Một số vấn đề về nâng cao chất lượng dạy học văn
4/ Tạo chất văn trong giờ học văn
5/ Hoạt cảnh trong một số tiết ngữ văn

2


MỘT VÀI GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6 HỌC TỐT
MƠN NGỮ VĂN
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
- Xuất phát từ mục tiêu của Nghành GD&ĐT về nâng cao chất lượng dạy và
học
của giáo viên và học sinh.
- Xuất phát từ chủ trương của Bộ giáo dục về phong trào “ Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”, trong những năm gần đây về cải thiện mối
quan hệ giữ giáo viên với giáo viên cũng như giữ giáo viên với học sinh.
- Đặc biệt xuất phát từ thực tế giảng dạy tôi thường thấy những giáo viên
dạy những môn thuộc bộ môn xã hội, trong đó có môn văn thường than phiền
là học sinh rất biếng học . Đúng vậy các em thích học môn toán, môn tin,
môn tiếng Anh hơn, ngay cả phụ huynh cũng đầu tư rất nhiều cho con em
mình học những môn này.
Tại sao cả phụ huynh và học sinh lại xem thường môn văn cũng như một
số môn xã hội khác? Phải chăng môn văn không phải là môn quan trọng .
Thực ra môn nào cũng quan trọng, nhất là môn văn, nhưng chính tại người

lớn – các bậc phụ huynh nghó rằng môn văn không phải là môn học quan
trọng, hoặc học môn văn sau này không có tương lai. Với nhận thức đó chính
phụ huynh đã ép buộc, đã nhồi nhét con em mình học những môn này mà
không học những môn kia, cho con em mình học ở trường rồi học thêm ở
ngoài những môn như: môn toán, môn tin học, tiếng Anh… vì họ cho rằng
học cho giỏi những môn đó sau này dễ tìn vịêc làm, dễ có tương lai…Trong
khi môn văn và một số môn xã hội khác thì hầu như cho con em mình học
cho có , học để đối phó, hoặc học để cốt đủ điểm lên lớp mà thôi.
Trong khi người ta nói “Văn học là nhân học” học văn là học làm người.
Vậy mà người ta lại xem thường việc học làm người, hậu quả là đạo đức xã
hội ngày càng đi xuống, đi xuống nghiêm trọng, nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu
niên. Có nhiều người có trình độâ , nhưng lại không có lễ độ, có học thức
nhưng lại cư sử với nhau như những người không có giáo dục. Đây chính là
hậu quả tai hại bởi việc xem thường những môn có tính chất giáo dục nhân
bản, trực tiếp dạy con người ta biết yêu cái đẹp, yêu cái tốt, ghét cái ác, cái
xấu.

3


Từ thực tế đó với lòng yêu nghề tôi tìm cách tháo gỡ khó khăn. Làm sao
để các em ham học hơn, tiết học sinh động hơn, các em dễ nhớ bài, hiểu bài
hơn. Đó là lí do tơi chọn đề tài “ Một vài giải pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt
mơn ngữ văn”.
II/ THỰC TRẠNG VÀ NGUN NHÂN TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC
GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1/ Thực trạng
Đã nhiều năm qua tôi được giao dạy môn ngữ văn lớp 6. Đây là lớp đầu cấp
các em từ dưới cấp một mới lên còn bỡ ngỡ. Đặc biệt lần đầu tiên các em được
học với rất nhiều thầy cơ. Vì vậy tâm trạng các em rất hoang mang, lo lắng, nhút

nhát, rụt rè. Khả năng viết bài, diễn tả tâm trạng, cảm xúc của các em thành câu
văn, đoạn văn, bài văn còn vụng về, lủng củng. Cả học sinh và phụ huynh lại ít
quan tâm chú ý đến mơn học. Chưa nói gì đến việc làm sao cho các em ham học,
học tốt môn ngữ văn. Cho nên các hoạt động dạy và học môn ngữ văn gặp nhiều
khó khăn.
2/ Ngun nhân
2.1/ Về phía giáo viên
Tuy yêu nghề mến trẻ nhưng với một số giáo viên trong tư tưởng vẫn không
cảm thấy thật sự thoải mái, hài lịng khi cảm thấy bộ mơn mình dạy phụ huynh
và học sinh xem nhẹ. Điều này cũng làm giảm đi khả năng sáng tạo, làm mất đi
sự cố gắng và hậu quả là học sinh lại càng cảm thấy chán học, khơng có hứng
thú khi học mơn ngữ văn.
2.2/ Về phía học sinh
Một số lớn học sinh khơng có tinh thần học tập đúng đắn. Khi có kiểm tra
nếu có văn mẫu là chép văn mẫu cốt đủ điểm lên lớp. Các em để dành thời gian,
công sức học những môn khác mà các em cho là quan trọng hơn. Trong giờ học
ít khi chú ý nghe giảng, hoặc làm biếng làm bài tập. Hậu quả có khi lên đến đại
học các em cũng chưa biết viết một bài văn cho đúng cách. Kiến thức được thầy
cô vất vả truyền đạt chỉ vài hôm là các em quên hết hoặc nhớ lơ mơ, khơng rõ
ràng, chắc chắn. Có lúc các em cảm thấy có hứng viết bài rất hay nhưng cũng có
khi các em làm bài rất tệ. Chỉ khi nào kiểm tra lấy điểm là các em có sự cố gắng
hơn do lo sợ không đủ điểm lên lớp. Tuy khó khăn nhưng khơng phải vì thế mà
chúng ta khơng có biện pháp khắc phục.
Cơng tác dạy văn lớp 6 và dạy học sinh giỏi Lê Quý Đôn những năm gần
đây đạt kết quả đã chứng minh cho thấy nếu chúng ta cố gắng, có phương pháp
thì tinh thần học tập của các em cũng rất cao không kém gì những mơn khác.
4


Trong phạm vi bài viết tôi chi xin minh họa kết quả giảng dạy của tôi trong

những năn gần đây.
2.3/ Kết quả khi chưa áp dụng đề tài như sau:
Năm học 2009-2010
Thời gian
Kiểm tra đầu
năm
Kiểm tra giữa

Kiểm tra HK I
Kiểm tra
HKII

G
4/36
11,1%
6
16,7%
8
22,3%
9
25%

K
10/36
27,7%
12
33,3%
13
36,1%
15

41,7%

TB
11/36
30,6%
10
27,7%
10
27,7%
10
27,7%

Y
11/36
30,6%
8
22,3%
5
13,9%
2
5,6%

Với kết quả trên chúng ta thấy còn nhiều học sinh yếu. Nhiều em khơng được
nghỉ hè vì phải ơn bài để thi lại mơn văn.
Phần II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN
Vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh đã được đặt ra trong ngành
giáo dục nước ta từ những năm 1960. Cũng ở thời điểm đó, trong các trường
sư phạm đã có khẩu hiệu “Biến qúa trình đào tạo thành qúa trình tự đào tạo”.
Trong cuộc cải cách giáo dục lần II, năm 1980, phát huy tính tích cực đã là

một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động
sáng tạo, làm chủ đất nước
Luật giáo dục, điều 42.2 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với
đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kó
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh
Những năm gần đây toàn ngành phát động phong trào “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”. Đặc biệt là chủ đề năm học của phòng
GD&ĐT Vĩnh Cửu: năm học 2010-2011 là năm học “ Tiếp tục đổi mới cơng
tác quản lí, nâng cao chất lượng dạy học và chăm sóc giúp đỡ học sinh
nghèo” nhằm đào tạo ra những thế hệ trẻ tương lai có đủ tài đức xây dựng đất
nước. Tôi cũng như rất nhiều giáo viên ln trăn trở và tìm mọi phương pháp
dạy học làm sao đạt được kết quả cao nhất. Làm sao phát huy tối đa tính tích
cực chủ động, sáng tạo của các em trong việc học. Vả lại dạy học môn ngữ
văn không chỉ là truyền đạt tri thức mà điều quan trọng là để rèn nhân cách
5


cho các em sau này. “Hoạt cảnh và một số giải pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt
môn ngữ văn” làm cho tiết học bớt căng thẳng, làm sống động hình tượng
nhân vật và nhất là làm cho các em có hứng thú, dễ học , dẽ hiểu, dễ nhớ bài
hơn. Với chun đề này đã giúp tơi cảm thấy việc dạy học trở nên nhẹ nhàng,
cảm thấy yêu nghề, và cũng gặt hái được thành quả như mong muốn.
II/ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ
1/ Xây dựng hệ thống câu hỏi
Để khởi xướng một cuộc tranh luận, để kích thích tư duy phê phán, để kiểm
tra thơng tin nào đã đến được với học sinh thì người giáo viên phải đặt ra các
câu hỏi. Sử dụng câu hỏi là một biện pháp hiệu quả và thông dụng. Hỏi được
một câu hỏi hay không phải là dễ, chọn đúng thời điểm để hỏi, sử dụng ngôn

ngữ, cử chỉ đáp án lại câu trả lời của học sinh với thái độ xây dựng là một nghệ
thuật. Đặt câu hỏi là một cách nhanh chóng để thu hút học sinh và tạo ra một
khơng khí học tập sống động. Biết cách đặt câu hỏi phù hợp chúng ta không
những đạt được mục tiêu bài giảng mà cịn có thể phát triển thêm một số vấn đề
có liên quan. Nếu chúng ta biết đưa ra câu hỏi một cách khéo léo thì sẽ kích
thích được sự hứng thú tìm câu trả lời của học sinh. Mục đích của việc đặt câu
hỏi nhằm: Phát hiện các vấn đề vướng mắc trong học tập. Thúc đầy học sinh vào
các lĩnh vực tư duy mới. Thách thức các ý tưởng hiện đại. Thăm dò kiến thức
học sinh. Chuyển tiếp giữ các phần của bài dạy.
1.1/ Các dạng câu hỏi
Có hai dạng câu hỏi thơng dụng nhất đó là câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
Câu hỏi đóng thường giới hạn, chỉ yêu cầu trả lời có hoặc không, đúng hoặc sai,
hay trả lời một ý rất ngắn.
VD: Vì sao bộ phận từ mượn phần lớn là mượn từ tiếng Hán (Bài từ mượn)
1.2/ Các cấp độ câu hỏi
* Cấp độ nhớ lại: Cấp độ này kiểm tra xem các kiến thức đã học của học sinh có
ghi nhớ khơng, cấp độ này có những dạng sau.:
a/ Dạng câu hỏi nêu khái niệm
VD: Thế nào là từ mượn? ( Bài “từ mượn”)
b/ Dạng câu hỏi liệt kê
VD: Hãy kể tên những truyện cổ tích mà em đã học?
c/ Dạng câu hỏi kể lại
VD: Kể lại đoạn truyện Thạch Sanh đánh chằn tinh(Bài “Thạch Sanh”)
d/ Dạng lựa chọn
VD: Trong các ý sau, ý nào đúng với khái niệm nhân hóa?
1/ Gọi hoặc tả con vật, đồ vật bằng những từ vốn được dùng để gọi hoặc tả
người.
6



2/ Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc kia có nét tương đồng.
3/ Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương
đồng.
* Cấp độ sự lí: Cấp độ này địi hỏi học sinh phải sử lí thơng tin bằng các kĩ năng
cao hơn
b/ Dạng so sánh:
VD: So sánh đặc điểm của truyện truyền thuyết với cổ tích
c/ Dạng giải thích
VD: Vì sao khi chưa hiểu đầy đủ, chính xác nghĩa của một từ nào đó thì khơng
nên dùng từ ( Bài “ Chữa lỗi dùng từ”)
* Cấp độ ứng dụng: Cấp độ này đòi hỏi học sinh phải tìm ra những thơng tin
mới. Giáo viên thường bắt đầu bằng các câu hỏi hẹp, cụ thể rồi đến các câu hỏi
rộng hơn, trừu tượng hơn.
a/ Dạng vận dụng
VD: Vận dụng kiến thức đã học về danh từ em hãy viết một đoạn văn xác định
danh từ rồi phân loại chúng(Bài danh từ).
b/ Dạng lấy ví dụ
VD: Em hãy lấy ví dụ các con vật ni trong gia đình em được nhân hóa? (Bài
“nhân hóa”)
1.3/ Quy trình vấn đáp
Vấn đáp có thể thực hiện theo năm bước sau:
Bước 1: Đặt câu hỏi cho cả lớp
Bước 2: Quan sát phản ứng của học sinh
Bước 3: Cho học sinh xung phong hoặc chỉ định
Bước 4: Xử lí các câu trả lời của học sinh
Bước 5: Tìm kiếm sự nhất trí cho những câu tả lời đúng.
1.4/ Thăm dò
Đây là một kĩ thuật đào xới suy nghĩ của học sinh để tìm ra thực sự trong
đầu học sinh có gì, một số thủ thuật như sau:
Im lặng: Khoảng lặng để lắng đọng, để học sinh có thời gian suy nghĩ.

Và có thể trao đổi nhiều hơn
Khích lệ: Xin các em cứ tiếp tục phát biểu ý kiến của mình.
2/ Áp dụng một số trò chơi
Đây là việc giảm tải áp lực, tạo khơng khí giải trí thoải mái của các giờ học.
Qua những trị chơi học sinh dễ nắm bài, có tinh thần thi đua học tập và điều cót
lõi là tạo hứng thú học tập cho các em.
Trong giờ học ngữ văn, giáo viên có thể cho học sinh tiến hành đan xen một trò
chơi vào các tiết học. Mỗi tiết học cho các em chơi một trò chơi khác nhau,
nhưng nội dung có liên quan đến bài học để tiết học đỡ nhàm chán tạo sự bất
ngờ vừa khắc sâu kiến thức cho học sinh.
7


2.1/ Trò chơi sắp xếp các cánh hoa
a/ Chuẩn bị: GV: chuẩn bị hoặc các em chuẩn bị trước các mẫu bìa hình trịn vẽ
trang trí màu cho đẹp trên đó ghi các từ hoặc tiếng, các yếu tố Hán Việt …
Chuẩn bị băng keo hai mặt.
b/ Tiến hành:
Hướng dẫn các em ghép thành những đóa hoa. Hoa của tổ nào có nhiều cánh và
chính xác hơn sẽ được điểm cao.
VD: Khi dạy bài “Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ” ta có thể
cho học sinh tạo nên những đóa hoa từ các cánh hoa có các nghĩa chuyển.
2.2/ Trị chơi “Trí tuệ tập thể”
a/ Chuẩn bị: Mỗi nhóm học sinh cần chuẩn bị một bảng phụ ( khoảng 60x80)
b/ Tiến hành:
-Khi giáo viên có bài tập hoặc khi có u cầu mang tính tập thể thì ta cho các em
thảo luận và ghi kết quả ở bảng phụ.
-Giáo viên chọn bất kì một học sinh nào trong nhóm, treo bảng phụ lên, trình
bày cách làm, kết quả của nhóm mình.
Giáo viên mời một đại diện của nhóm khác nhận xét và chấm điểm.

Giáo viên nên phân mỗi nhóm một nhiệm vụ để dễ dàng đối chiếu, so sánh và
đánh giá kết quả.
VD: Khi dạy bài “Đêm nay Bác khơng ngủ” giáo viên có thể cho các nhóm thảo
luận tìm các câu văn, thơ nói lên tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi.
Các nhóm thảo luận trong vịng ba phút sau đó giáo viên thu bảng phụ lần lượt
treo lên rồi đánh giá, nhận xét.
2.3 Trò chơi tiếp sức
Áp dụng trong các tiết học tiếng Việt với trị này học sinh và giáo viên
khơng cần chuẩn bị dụng cụ.
Sau mỗi phần của bài hoặc một bài tập hoặc sau mỗi tiết học giáo viên cho học
sinh áp dụng trị chơi này để tạo khơng khí thi đua học tập.Giáo viên có thể chia
hai dãy lớp học thành hai đội A và B
VD: Sau khi học xong bài danh từ giáo viên có thể ra câu hỏi: Hãy liệt kê các
danh từ chỉ sự vật là dụng cụ học tập.
+ Lần lượt từng học sinh lên bảng, mỗi học sinh chỉ ghi một từ về chỗ rồi bạn
khác lên thay.
Giáo viên ra hiệu lệnh và tính thời gian (khoảng 3-5 phút) giáo viên sẽ căn cứ
kết quả để nhận xét và cho điểm.
2.4/ Phát hiện, sửa chữa, chọn lựa
Dùng rộng rãi trong các tiết học ngữ văn nói chung, đặc biệt là các bài “
chữa lỗi dùng từ” chương trình địa phương tiếng Việt.”
a/ Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn đoạn văn, câu văn có dùng từ sai.
8


b/ Tiến hành: Giáo viên dùng bảng phụ đưa ví dụ các câu trong đó có dùng từ
sai để học sinh phát hiện và sửa chữa.
VD: Giáo viên đưa câu: Gói bánh chưng, bánh giày vào ngày tết cổ truyền là
một hủ tục truyền thống của dân tộc ta.
Yêu cầu học sinh nhận xét, giáo viên viết như vậy đã đúng chưa, nếu sai học

sinh hãy sửa lại cho đúng.
3/ Cho học sinh diễn lại một hành động của nhân vật hoặc diễn lại một trích
đoạn ngắn trong một số văn bản tự sự
Mục đích là làm cho lớp học sinh động , làm cho nhân vật như sống lại.
Khắc sâu kiến thức.Trước hết giáo viên phải chọn được trích đoạn , chọn được
đối tượng diễn và giáo viên cũng là diễn mẫu, thị phạm trước, làm sao cho
học sinh khi diễn thật tự tin. Giáo viên cần có những bước chuẩn bị sau:
a/ Chọn được đoạn trích.
b/ Chọn được học sinh có thể lên diễn.
c/ Giáo viên có thể viết kịch bản trước ( một trích đoạn ngắn nhưng phải trọng
tâm không quá 3-5 phút). Giao cho học sinh về chuẩn bị. Nếu chỉ diễn một hành
động hoặc một vài lời thoại đơn giản thì khơng cần chuẩn bị trước, giáo viên chỉ
cần thị phạm trước là các em có thể làm được. Chúng ta cũng khơng nên u cầu
cao vì có thể các em làm khơng được hay nhưng lại rất thật kiểu “cây nhà lá
vườn” là được. Như vậy tùy thời gian ta có thể cho các em diễn chỉ một hành
động của nhân vật hoặc một trích đoạn:
VD: Diễn một hành động trong truyện “Ơng lão đánh cá và con cá vàng”. Khi
phân tích đến nhân vật mụ vợ hoặc sau khi đã tổng kết bài ta chọn học sinh lên
diễn: Thầy mời hai em lên diễn lại một hành động đánh chồng của mụ vợ.
(Chỉ cần cho hai bạn nam lên hóa trang làm bà lão đầu bum khăn (khăn quàng)
diễn một hành động hung dữ đánh chồng, vừa đánh vừa nói mày cãi à! Mày cãi
à!)
Nhân vật ông lão: Bà là nông dân quê mùa mà địi làm nữ hồng thiên hạ người
ta cười cho.
Bà lão: Mày cãi à! Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à! (Vừa nói vừa chỉ
vào mặt hoặc tát nhẹ vào mặt ơng lão).
* Mục đích để thay đổi khơng khí, tạo tiếng cười (Rất buồn cười khi bum khăn
làm bà lão cho một bạn nam) và khắc sâu một tính cách nhân vật.
VD: Diễn một hành động trong truyện “Em bé thông minh”. Sau khi phân tích
xong đoạn em bé vào gặp nhà vua, hoặc sau khi đã tổng kết bài, ta chọn học

sinh lên diễn: Thầy mời hai em lên diễn lại đoạn em bé vào gặp nhà vua để giải
quyết vụ trâu đực đẻ. (Cho hai bạn nam thi làm em bé xem ai khóc um lên mà
giống nhất cũng sẽ gây tiếng cười rất vui cho cả lớp. Hoặc một bạn đóng vai
vua, một bạn đóng vai em bé. Hóa trang vương miện bằng giấy cứng càng tốt).
9


Em bé: Khóc um lên
Nhà vua: Thằng bé kia có việc gì? Sao lại vào đây mà khóc?
Em bé: Tâu đức vua mẹ con mất sớm mà cha con không chịu đẻ em bé để chơi
với con cho có bạn. Dám xin đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.
Nhà vua: Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày chứ cha mày là
giống đực, làm sao mà đẻ được?
Em bé: Thế tại sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt ni trâu đực đẻ. Trâu
đực làm sao mà đẻ ạ!
Nhà vua cười: Ta thử đấy thôi! Thế làng chúng mày không biết thịt trâu ra mà
ăn với nhau à?
Em bé: Tâu đức vua làng chúng con biết đó là lộc vua nên đã làm cổ ăn mừng
với nhau rồi!
Vua gật đầu khen : Nhà ngươi đúng là một người thông minh, tài giỏi.
*Qua đoạn diễn học sinh thấy sự thông minh tài giỏi và mạnh dạn của em bé.
Các em ở dưới rất hứng thú khi thấy bạn diện giả vai em bé khóc um lên từ đó
các em sẽ hào hứng và ham học hơn.
VD: Một trích đoạn ngắn: Đoạn bài “Sơn Tinh Thủy Tinh”. Sơn Tinh, Thủy
Tinh cầu hôn và trổ tài. Sau khi phân tích xong đoạn Sơn Tinh, Thủy Tinh đến
cầu hôn Mị Nương con vua Hùng: Thầy mời hai em lên đóng vai Sơn Tinh,
Thủy Tinh diễn lại đoạn Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn Mị Nương con vua
Hùng và trổ tài.
Dẫn truyện: Một hôm vua Hùng đang đi dạo trong vườn bỗng có hai chàng trai
chạy lại chào:

Con chào nhạc phụ.
Vua Hùng: Các ngươi là ai? Ở đâu? Sao lại chào ta là nhạc phụ?
Thủy Tinh: Thưa con là Thủy Tinh là vua vùng biển cả.
Sơn Tinh: Thưa con là Sơn Tinh là vua núi Tản Viên.
Vua Hùng: Các ngươi có tài gì mà địi cưới Mị Nương con ta?
Thủy Tinh: Thưa con có tài hơ mưa, gọi gió.
Sơn Tinh: Cịn con có thể xây những con đê.
Vua Hùng: Các ngươi hãy trổ tài cho ta xem đi.
Thủy Tinh: Phùng mang, trợn mắt, múa chân, múa tay hét lên một tiếng (Động
tác hơ mưa, gọi gió)
Sơn Tinh: Đưa tay về phía đơng, đưa tay về phía tây (Động tác xây những con
đê ngăn dòng nước lũ).
Vua Hùng gật đầu tỏ vẻ hài lòng: Các ngươi ai cũng tài giỏi nhưng ta chỉ có một
cơ con gái, mai ai đem sính lễ đến trước sẽ được cưới con ta.
*Qua đoạn diễn học sinh sẽ thấy tính cách của nhân vật qua hành động và lời nói
của họ. Sơn Tinh nhẹ nhàng dễ thương, là người khiêm tốn. Thủy Tinh nóng
10


nảy, dữ tợn, cao ngạo. Học sinh cũng rất thích thú khi thấy vai Thủy Tinh diễn
hành động gầm gừ, hét, múa chân múa tay.
VD: Bài Thánh Gióng: Phần này được trích từ đoạn sứ giả đi tìm người tài ra
tay đánh giặc cứu nước. Ta có thể biên kịch lại như sau:
SG: Loa loa loa loa , đất nước có giặc ngoại xâm , tất cả trai tráng trong làng
hãy ra giúp vua đánh giặc cứu nước. Loa loa loa. (một em đóng vai sứ giả
cầm loa cưỡi ngựa. Lúc đó mẹ Gióng đang ru cho Gióng ngủ , nghe tiếng rao
Gióng nói)
TG: Mẹ ơi!
BM: Hả con nói gì(Bà mẹ tròn mắt ngạc nhiên vì từ trước tới nay chưa bao
giờ Gióng cất tiếng nói)

TG: Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!
BM: Con gặp ông ấy làm gì? Thôi ngủ đi con! Ầu ơ… (vỗ vai ru cho Gióng
ngủ)
TG: Không mẹ ơi! Con phải gặp ông ấy!
BM: Thôi được rồi, để mẹ ra mời ông ấy vào. (Bà mẹ đứng dậy ra mời sứ
giả)
BM:Xin mời ông vào nhà!( Sứ giả được mời vào)
SG: Này chú bé kia chú tìm gặp ta có việc gì?
TG: Ông về tâu với vua tôi sẽ đánh tan lũ giặc này!
SG:Khà khà khà! Chú còn đang bú thế kia mà đòi đi đánh giặc ư?
TG: Ông cứ về tâu với vua làm cho ta một con ngựa sắt ,một cái roi sắt, một
cái giáp sắt tôi sẽ đánh tan lũ giặc này!
SG:Được được ta sẽ về tâu với vua!(Sứ giả phi ngựa về)
Cảnh bà con hồ hởi góp gạo nuôi Gióng.(ba học sinh)
TG:Ăn no, vươn vai biến thành tráng só (lúc đó thế nước rất nguy, sứ giả đem
vũ khí đến)
SG: Tất cả binh khí đã được là xong, Xin mời tráng só!
TG:Cưỡi ngựa cầm kiếm xung trận
DCT:Gióng vươn vai biến thành tráng só , cưỡi ngựa sắt xung trận . Gióng tả
xung hữu đột tiêu diệt hết lũ giặc này đến lũ giặc khác chúng chết như rạ .
Giặc đã dẹp tan, đất nước thái bình Gióng đưa tay chào tạm biệt mọi người
rồi từ từ bay về trời.
VD: Bài cuộc chia tay của những con búp bê: Sau khi phân tích xong đoạn chia
đồ chơi của Thành và Thủy hoặc sau khi tổng kết bài ta chọn ba em gồm vai bà
mẹ, vai Thành và Thủy.
11


Bà mẹ: Thằng Thành con Thủy đâu? Đem chia đồ chơi ra đi!
Thành nắm tay em: Không! Không phải chia nữa anh cho em tất.

Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.
Bà mẹ: Lằng nhằng quá! Chia nhanh lên!
Thủy nhìn anh sắp xếp lại đống đồ chơi: Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em
Nhỏ ư? Sao anh ác thế!
Thành nhìn em buồn bã: Khơng, anh cho em tất.
Thủy nhìn anh lo lắng: Như thế thì ai gác đêm cho anh ngủ? Không được đâu!
* Qua đoạn trích lột tả sự mất mát, đau khổ thiệt thòi...mà trẻ em là nạn nhân
của những cuộc chia tay do những cuộc li hôn gây ra.
* Một vài chú ý khi sử dụng phương pháp này: Theo tôi chúng ta khơng nên u
cầu cao q vì có thể các em làm không được hay nhưng lại rất thật kiểu “cây
nhà lá vườn” là được. Nếu không khéo léo sắp xếp thì sẽ khơng đủ thời gian.
Giữa giáo viên và học sinh phải có sự gắn kết, quan hệ thân thiện, gần gũi và
đặc biệt mọi cái phải diễn ra hết sức tự nhiên, giáo viên phải khéo léo tạo ra sự
tự nhiên và thân thiện vì nếu các em sợ, hoặc căng thẳng sẽ khơng dám lên đóng
vai. Giáo viên có thể thị phạm trước cho các em diễn lại nếu chỉ diễn đơn giản
một hành hai hành đông của nhân vật. Nhưng nếu diễn một trích đoạn dài hơn
thì phần chuẩn bị bài chúng ta phải hướng dẫn trước về nhà các em sẽ chuẩn bị,
hoặc chọn nhân vật và biên kịch lại giao cho các em về chuẩn bị đến tiết học các
em sẽ lên diễn theo đúng yêu cầu của giáo viên.
Trên đây là một vài phương pháp tự kinh nghiệm bản thân cũng như học hỏi ở
đồng nghiệp trong trường mà tôi hay áp dụng trong quá trình giảng dạy. Mong
được học hỏi thêm.
IV/ KẾT QUẢ
Thay đổi phương pháp dạy học giúp các em ham học . Dễ học bài, hiểu
bài, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của các em.Đa dạng hài hoà
các phương pháp nhằm tránh đơn điệu nhàm chán. Dạy học môn ngữ văn
không chỉ là truyền đạt tri thức mà điều quan trọng là để rèn nhân cách cho
các em sau này. Hoạt cảnh cũng như hệ thống câu hỏi và một số trị chơi làm
cho tiết học bớt căng thẳng, nhất là làm cho các em có hứng thú, dễ học , dẽ
hiểu, dễ nhớ bài.

Tơi xin nêu một vài kết quả mà tôi gặt hái được khi áp dụng phương pháp này:
Những lớp tôi dạy hai năm trở lại đây khơng có học ở lại lớp vì yếu môn văn.
Tinh thần học tập các em tăng cao so với đầu năm. Đầu năm các em nhút nhát,
rụt rè, nhưng càng về sau mối quan hệ giữa tôi và các em càng trở nên thân
thiện, gần gũi, các em học rất sơi nổi, phát biểu nhiều, chịu khó làm bài tập.
Điểm khảo sát đầu năm thấp sau đó điểm các bài kiểm tra tăng lên
12


Năm học 2010-2011
Thời gian
Kiểm tra đầu
năm
Kiểm tra giữa

Kiểm tra HK I
Kiểm tra
HKII

G
5/36
13,9%
8
22,2%
10
27,8%
10
27,8%

K

13/36
36,1%
14
38,9%
14
38,9%
17
47,2%

TB
10/36
27,8%
9
25%
8
22,2%
9
25%

Y
8/36
22,2%
5
13,9%
4
11,1%

Như đã nói ở phần cơ sở lí luận là mục đích của phương pháp dạy học
nhằm giúp các em ham học. Dễ học bài, hiểu bài, phát huy tính tích cực chủ
động, sáng tạo của các em, nhằm tránh đơn điệu, nhàm chán, làm cho tiết

học bớt căng thẳng, làm sống động hình tượng nhân vật và nhất là làm cho
các em có hứng thú, dễ học, dễ nhớ bài. Đây chính là kết quả và cũng là mục
đích của tơi trong giảng dạy và số học sinh yếu đã giảm so với khi chưa áp dụng
đề tài.
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Giáo viên phải hiểu rõ đặc điểm tâm lí của học sinh: lúc nào các em cảm
thấy mệt mỏi, căng thẳng, lúc nào chúng ta sử dụng phương pháp nào... Ngoài
những phương pháp phụ hoạ này chúng ta cịn có thể phối hợp rất nhiều
phương pháp khác ví dụ ngữ văn lớp 6 học nhiều về văn kể chúng ta có thể mở
rộng, liên hệ bằng những câu chuyện phù hợp để tăng tích thuyết phục cho bài
giảng. Để làm sao cho tiết học đạt kết quả như mong muốn . Tuỳ từng lớp ,tùy
từng hoàn cảnh, tùy từng đối tượng mà chọn những phương pháp cho phù hợp.
Theo tơi cái gì phù hợp thì cái đó đúng. Có thể phương pháp này phù hợp với
lớp này , hoàn cảnh này, nhưng chưa chắc đã phù hơp với lớp khác, hoàn
cành khác. Theo tơi mọi cố gắng của giáo viên là làm sao cho các em yêu
thích giáo viên, yêu thích môn học và ham học, học không nhàm chán, không
mệt mỏi, không căng thẳng như vậy là được.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trên đây là một số giải pháp mà tơi đã thực hiện có kết quả. Tơi rất mong
được trao đổi, học hỏi thêm ở đồng nghiệp để làm sao khơi dậy lòng đam mê, sự
nỗ lực của học sinh như vậy hiệu quả giáo dục sẽ ngày càng đi lên, học sinh sẽ
khơng cịn xem thường môn văn và ngày càng hứng thú với môn học, tiết học
bớt nhàm chán, căng thẳng, mệt mỏi, học sinh nhớ kiến thức, khắc ghi kiến
thức một cách chắc chắn, lâu dài.
13


* TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ SGK, SGV ngữ văn 6 ( NXB GD – 2005)
2/ Văn học với tuổi trẻ ( NXB GS – 2005 )

3/ Tâm lí học sinh bậc THCS ( NXB GD – 1999)
4/ Nhiều giáo viên cố vấn (trong tổ)
NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguyễn Đơng Giang

14


SỞ DG&ĐT ĐỒNG NAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn vị: TRƯỜNG THCS VĨNH TÂN
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Vĩnh Tân, ngày

tháng

năm

2011

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011 – 2012
Tên sáng kiến kinh nghiệm: “ Một vài giải pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt môn
ngữ văn”
Họ và tên tác giả: Nguyễn Đông Giang. Đơn vị (Trường): THCS Vĩnh Tân
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục…….. 
Phương pháp dạy học bộ môn : Ngữ văn 
Phương pháp giáo dục….

Lĩnh vực khác……...

1. Tính mới
- Có giải pháp hồn tồn mới ……..

- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có

2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong tồn ngành có hiệu quả cao

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong tồn ngành có hiệu quả 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
tại đơn vị có hiệu quả

3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện
và dễ đi vào thực tiễn: Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu
quả trong phạm vi rộng: Tốt 
Khá 
Đạt 

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MƠN
(Kí tên và ghi rõ họ tên)

15

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Kí tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


PHÒNG GD&ĐT VĨNH CỬU
TRƯỜNG THCS VĨNH TÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ / SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Đông Giang
Đơn vị: Trường THCS Vĩnh Tân
Đề tài:
“MỘT VÀI GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6 HỌC TỐT MÔN NGỮ VĂN”
ĐÁNH GIÁ

Các mặt
Phạm vi đề tài
Hình thức

u cầu
Có thể áp dụng cho nhiều bài, nhiều chương, cả
chương trình ( tối đa 1,5 điểm)

Trình bày đẹp, bố cục hợp lý, diễn đạt mạch lạc
(tối đa 1,5 điểm)
Có tính khoa học, chính xác (tối đa 2 điểm)

Điểm

Nội dung
Có tính sáng tạo (tối đa 2 điểm)
Có tính thực tiễn ( tối đa 3 điểm)

Tổng điểm……………………………….
Xếp loại………………………………….
Giám khảo 1
………………………

Giám khảo 2
…………………………

Cách xếp loại:
- Loại tối ( A ): có tổng điểm 9 – 10
- Loại khá ( B ): có tổng điểm 7 – 8,5
- Loại trung bình ( C ): có tổng điểm 5 – 6,5
- Loại yếu (D ): có tổng điểm từ 4,5

16

giám khảo 3
……………………



DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG

- Phạm vi đề tài………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………...
- Hình thức:…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………….
- Nội dung…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………..

CT. HĐGK
CHỦ TỊCH

DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN

- Phạm vi đề tài………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………...
- Hình thức: …………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………….
- Nội dung……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………..

17



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Vĩnh Tân ngày 13 tháng 12 năm 2011
BẢN BÁO CÁO TĨM TẮT SÁNG KIẾN
Kính gởi: Hội đồng sáng kiến:
- Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
- Ủy Ban Nhân Dân Huyện Vĩnh Cửu
- Phòng Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Cửu
- Trường THCS Vĩnh Tân
Họ và tên: Nguyễn Đông Giang
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Vĩnh Tân
Bản báo cáo tóm tắt sáng kiến:
Tên nội dung sáng kiến:
“MỘT VÀI GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6 HỌC TỐT MÔN NGỮ VĂN”

1/ Xuất xứ:
- Xuất phát từ mục tiêu của Ngành GD&ĐT về nâng cao chất lượng dạy và học
của giáo viên và học sinh.
- Xuất phát từ chủ trương của Bộ giáo dục về phong trào “ Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”, trong những năm gần đây về cải thiện mối quan
hệ giữ giáo viên với giáo viên đặc biệt giữ giáo viên với học sinh.
- Đặc biệt xuất phát từ thực tế giảng dạy tôi thường thấy những giáo viên dạy
những môn thuộc bộ môn xã hội, trong đó có môn văn thường than phiền là
học sinh rất biếng học . Đúng vậy các em thích học môn toán, môn tin, môn
tiếng Anh hơn, ngay cả phụ huynh cũng đầu tư rất nhiều cho con em mình
học những môn này.
Tại sao cả phụ huynh và học sinh lại xem thường môn văn cũng như một
số môn xã hội khác? Phải chăng môn văn không phải là môn quan trọng .
Thực ra môn nào cũng quan trọng, nhất là môn văn, nhưng chính tại người

lớn – các bậc phụ huynh nghó rằng môn văn không phải là môn học quan
trọng, hoặc học môn văn sau này không có tương lai. Với nhận thức đó chính
phụ huynh đã ép buộc, đã nhồi nhét con em mình học những môn này mà
không học những môn kia, cho con em mình học ở trường rồi học thêm ở
ngoài những môn như: môn toán, môn tin học, tiếng Anh… vì họ cho rằng
học cho giỏi những môn đó sau này dễ tìn vịêc làm, dễ có tương lai…Trong
khi môn văn và một số môn xã hội khác thì hầu như cho con em mình học
cho có , học để đối phó, hoặc học để cốt đủ điểm lên lớp mà thôi.
18


Trong khi người ta nói “Văn học là nhân học” học văn là học làm người
.Vậy mà người ta lại xem thường việc học làm người, hậu quả là đạo đức xã
hội ngày càng đi xuống, đi xuống nghiêm trọng, nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu
niên. Có nhiều người có trình độâ , nhưng lại không có lễ độ, có học thức
nhưng lại cư sử với nhau như những người không có giáo dục. Đây chính là
hậu quả tai hại bởi việc xem thường những môn có tính chất giáo dục nhân
bản trực tiếp dạy con người ta biết yêu cái đẹp, yêu cái tốt, ghét cái ác, cái
xấu.
Từ thực tế đó với lòng yêu nghề tôi tìm cách tháo gỡ khó khăn. Làm sao để
các em ham học hơn, tiết học sinh động hơn, các em dễ nhớ bài , hiểu bài
hơn. Đó là lí do tơi chọn đề tài “ Một vài giải pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt
mơn ngữ văn”
2/ Hiệu quả:
Thay đổi phương pháp dạy học giúp các em ham học. Dễ học bài, hiểu
bài, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. Đa dạng, hài hoà
các phương pháp nhằm tránh đơn điệu, nhàm chán. Dạy học môn ngữ văn
không chỉ là truyền đạt tri thức mà điều quan trọng là để rèn nhân cách cho
các em sau này. Hoạt cảnh cũng như hệ thống câu hỏi và một số trị chơi làm
cho tiết học bớt căng thẳng, nhất là làm cho các em có hứng thú, dễ học , dễ

hiểu, dễ nhớ bài.
Tơi xin nêu một vài kết quả mà tôi gặt hái được khi áp dụng phương pháp
này: Những lớp tôi dạy hai năm trở lại đây khơng có học ở lại lớp vì yếu mơn
văn. Tinh thần học tập các em ngày càng tăng cao so với đầu năm. Đầu năm các
em nhút nhát, rụt rè, nhưng càng về sau mối quan hệ giữa tôi và các em càng trở
nên thân thiện, gần gũi, các em học rất sơi nổi, phát biểu nhiều, chịu khó làm bài
tập.
Điểm khảo sát đầu năm thấp sau đó điểm các bài kiểm tra tăng lên
Năm học 2009-2010
Thời gian
Kiểm tra đầu
năm
Kiểm tra giữa

Kiểm tra HK I
Kiểm tra
HKII
cccc

G
4/36

K
10/36

TB
11/36

Y
11/36


6

12

10

8

8
9

13
15

10
10

5
2

TB

Y

Năm học 2010-2011
Thời gian

G


K
19


Kiểm tra đầu
năm
Kiểm tra giữa

Kiểm tra HK I
Kiểm tra
HKII
cccc

5

11

10

10

7

13

9

7

10

10

14
16

8
9

4
1

3/ Bài học kinh nghiệm:
- Giáo viên phải hiểu rõ đặc điểm tâm lí của học sinh: lúc nào các em cảm thấy
mệt mỏi, căng thẳng, lúc nào chúng ta sử dụng phương pháp nào... Ngoài những
phương pháp phụ hoạ này chúng ta cịn có thể phối hợp rất nhiều phương pháp
khác ví dụ ngữ văn lớp 6 học nhiều về văn kể chúng ta có thể mở rộng, liên hệ
bằng những câu chuyện phù hợp để tăng tích thuyết phục cho bài giảng. Để làm
sao cho tiết học đạt kết quả như mong muốn . Tuỳ từng lớp ,tuỳ từng hoàn
cảnh, tùy từng đối tượng mà chọn những phương pháp cho phù hợp. Theo tơi
cái gì phù hợp thì cái đó đúng. Có thể phương pháp này phù hợp với lớp này,
hoàn cảnh này, nhưng chưa chắc đã phù hơp với lớp khác, hoàn cành khác.
Theo tơi mọi cố gắng của giáo viên là làm sao cho các em yêu thích giáo
viên, yêu thích môn học và ham học, học không nhàm chán, không mệt mỏi,
không căng thẳng, như vậy là được.
4/ Kiến nghị:

Nhận xét của hội đồng sáng kiến

Người viết


Nguyễn Đông Giang

20



×