Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

“ Phát huy tính tích cực của học sing trong môn GDCD 8 có tích hợp môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 12 trang )

Phát huy tính tích cực của học sinh trong môn gdcd 8
MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước của ngành về tích hợp môi
trường , ATGT trong các môn học.
Thực hiện yêu cầu của ngành : Tránh đọc – chép, phát huy khả năng tư duy
của học sinh.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh không phải là vấn đề một sớm, một
chiều có thể thực hiện ngay được. Làm sao để các em hiểu và áp dụng vào
cuộc sống là cả một vấn đề. Giáo viên là người định hướng để các em thực
hiện cho tốt. Trong tất cả các phương pháp thì thực tế là phương pháp tác
động đến các em mạnh, nhanh và có hiệu quả nhất. (Ý kiến chủ quan của tôi).
Các em có thể học thuộc một cách máy móc kiến thức mà giáo viên truyền
thụ, nhưng khi chúng ta chỉ đưa ra một vấn đề hơi khác một chút là các em
lúng túng. Tiết học giáo dục công dân (GDCD) từ trước tới nay bao giờ cũng
là một tiết học khô khan, các em phải nắm, phải thuộc các kiến thức một cách
thụ động. Chính vì thế mà kết quả giáo dục chưa cao. Để giải quyết thực trạng
này, tôi mạnh dạn đưa CNTT vào dạy ở một số tiết có kết hợp giáo dục môi
trường (GDMT) thì tôi thấy các em học có vẻ hào hứng và nắm bài chắc hơn.
Như quý thầy cô từng dạy môn GDCD đã biết đặc trưng của môn này là đi
từ thực tế cuộc sống đến khái niệm. Bên cạnh việc truyền thụ tri thức cho các
em , thì người giáo viên phải rèn luyện ý thức tự giác cao ở các em. Để rèn
luyện được kĩ năng này thì các em phải hiểu được kết quả, hậu quả của từng
việc làm. Để học sinh có hứng thú với môn học và việc tích hợp môi trường
cũng như ATGT có hiệu quả cao tôi có một vài ví dụ về việc: “ Phát huy
tính tích cực của học sing trong môn GDCD 8 có tích hợp môi trường”.

II. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài:
1.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.
- Tư liệu tranh ảnh liên quan tới môi trường cũng rất dễ dàng cập nhật


hàng ngày trên mạng.
- Học sinh thích thú với những tiết dạy có hình ảnh trực quan.
2. Khó khăn:
- Lối học thụ động khiến các em xem nhẹ môn học. Ở tiết học các em chỉ
nghe những gì giáo viên cung cấp mà chưa có ý thức tìm hiểu vấn đề.
- Môn GDCD là môn cung cấp cho các em các chuẩn mực đạo đức nên
rất khô khan.
- Số đông học sinh không thích môn học.
- Đa số giáo viên dạy chéo ban hoặc kiêm nhiệm khá nhiều môn nên ít
thời gian đầu tư cho tiết dạy.
- PHHS cũng xem nhẹ môn học mà chỉ quan tâm tới các môn Toán, Lí,
Hóa, Anh . Họ cho rằng môn GDCD là môn học thuộc lòng. Chính vì
Giáo viên: NGUYỄN THỤY SANG - 1 - Trường THCS Vĩnh Tân
Phát huy tính tích cực của học sinh trong môn gdcd 8
vậy nên họ không mấy quan tâm nhắc nhở con em mình học.
3. Số liệu điều tra cơ bản:
Ngay từ đầu năm học 2010 – 2011 tôi đã khảo sát 112 em học sinh lớp 8 3, 4,
5 với phiếu trắc nghiệm : Em thích học hay không thích học môn GDCD ? Vì
sao? Kết quả như sau:
Lớp SLHS
Thích Không thích
SL % SL %
8 112 20 17.9 92 82.1
Phần lớn các em chưa xác định được vai trò và tầm quan trọng của môn
GDCD và tầm quan trọng của môi trường đối với con người và trái đất. Các
em cho đây là môn học khô khan với những chuẩn mực đạo đức khó thuộc,
và không có ích cho các em sau này. Chính vì vậy mà các em không chú
trọng vào môn học này.
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lí luận:

Thực hiện chủ chương của Đảng và Nhà nước, của ngành GD&ĐT về bảo
vệ môi trường.
“Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là
yếu tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần
quan trọng vào việc phát triển kinh tế quốc tế của nước ta”. Với phương châm
“ lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính”.
Tuyên truyền giáo dục là một trong bảy giải pháp bảo vệ môi trường của nước
ta.
( Nghị quyết 41/NQ/TƯ ngày 15tháng 11năm 2004 về “Bảo vệ môi trường
trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”).
Môn giáo dục công dân là một môn học chiếm một vị trí khá quan trọng
trong chương trình học của học sinh. Vì môn GDCD giáo dục cho học sinh
các chuẩn mực về đạo đức và pháp luật của người công dân phù hợp với lứa
tuổi của các em. Trên cơ sở đó góp phần hình thành nhân cách của con người
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển của thời
đại. Vì điều đó mỗi giáo viên đặc biệt là giáo viên dạy môn giáo dục công
dân cần thấy rõ được yêu cầu trách nhiệm của mình trong công tác giảng dạy
bộ môn của mình đảm trách.
Trong quá trình học tập của học sinh tại trường THCS , việc giáo dục đạo
đức , pháp luật cho học sinh tạo điều kiện cho các em trở thành những công
dân tốt là một việc làm hết sức quan trọng. Bởi vì trong thực tế có rất nhiều
công dân do không am hiểu pháp luật nên đã vi phạm pháp luật – Đó là một
điều hết sức nguy hiểm. Bởi lẽ đó mà việc dạy môn GDCD trong nhà trường
là một việc làm hết sức cần thiết. Vấn đề đặt ra là : Làm thế nào để học sinh
tiếp thu được đầy đủ kiến thức pháp luật mà không cảm thấy nhàm chán,
không cảm thấy khô khan , khi bước chân ra ngoài xã hội không cảm thấy bỡ
ngỡ . Đó là một trong những vấn đề đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi để
đưa ra phương pháp truyền thụ thích hợp.
Giáo viên: NGUYỄN THỤY SANG - 2 - Trường THCS Vĩnh Tân
Phát huy tính tích cực của học sinh trong môn gdcd 8

- Đổi mới việc truyền thụ tri thức GDCD cho học sinh phải theo hướng tích
cực nhằm phát huy khả năng nhận biết và phân tích kiến thức của học sinh.
- Phải sử dụng linh hoạt các hình thức cũng như phương tiện dạy học để giúp
cho tiết học không đơn điệu , nhàm chán.
- Dạy GDCD không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn giúp học sinh vận
dụng tri thức vào cuộc sống để trở thành một công dân tốt cho xã hội.
Trong việc giảng dạy môn giáo dục công dân có nhiều phương pháp được
áp dụng : Kể chuyện, thảo luận nhóm, diễn kịch… Bên cạnh việc sử dụng
các phương pháp thì tôi còn dùng tranh ảnh trong dạy tích hợp ATGT, Bảo
vệ môi trường trong một số tiết nhất định.
II. Nội dung, biện pháp thực hiện:
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 8 trường THCS Vĩnh Tân – Huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng
Nai.
2. Phạm vi nghiên cứu: GDCD 8
3. Các biện pháp thực hiện:
Hình thức và phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường qua môn
GDCD rất phong phú, đa dạng. Dưới đây tôi xin đưa ra một số phương
pháp cụ thể trong việc dạy tích hợp môi trường môn GDCD.
a. Phương pháp thảo luận nhóm:
• Mục đích: Giúp học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình
học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm;
tạo cơ hội cho các em có thể giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp
tác giải quyết những việc chung.
• Ưu điểm:
- Học sinh được học hỏi, hiểu rõ hơn về kiến thức đã học, về kinh
nghiệm của bạn bè và những người khác.
- Nâng cao năng lực tự thể hiện bản thân cho học sinh, các em biết trình
bày suy nghĩ, quan điểm , ý kiến của mình; các em trở nên bạo dạn hơn,
tự tin hơn trước tập thể.

- Học được cách khoan dung, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của bạn bè
và mọi người xung quanh.
- Phát triển ở học sinh kĩ năng thu thập và xử lí thông tin; biết lắng nghe
phân tích có phê phán ý kiến của bạn.
- Vôn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của các em phong phú; kĩ năng
giao tiếp, kĩ năng hợp tác của các em được phát triển. Từ đó học sinh
dễ hòa nhập vào cộng động nhóm, tạo cho các em tự tin, hứng thú trong
học tập và sinh hoạt.
• Hạn chế:
- Một số học sinh nhút nhát hoặc do một lí do nào đó sẽ không tham gia
hoạt động.
- Ý kiến có thể phân tán hoặc trùng lắp nhau.
- Lớp học ồn ào, ảnh hưởng tới lớp khác.
- Mất nhiều thời gian.
• Ví dụ Bài 15 – PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ
CÁC CHẤT ĐỘC HẠI .
Giáo viên: NGUYỄN THỤY SANG - 3 - Trường THCS Vĩnh Tân
Phát huy tính tích cực của học sinh trong môn gdcd 8
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh.
- Cho học sinh thảo luận nhóm.( Chia lớp thành 3 nhóm)
Nêu hậu quả của những tác động trên đối với con người và môi trường ?
Là học sinh em có thể làm gì để hạn chế những tác động đó?
- Cử đại diện từng nhóm đọc phần thảo luận.
- Từ kết quả đó giáo viên hướng dẫn các em đi đến khái quát về những
thiệt hại to lớn do cháy rừng, do vũ khí hạt nhân, do bom đạn gây ra
cho con người và môi trường. Đồng thời nhấn mạnh những việc làm để
hạn chế thiệt hại này.
- Thiệt hại về người, của, ô nhiễm môi trường không chỉ vùng đó mà còn
lan rộng sang các vùng lân cận. Sử dụng bom hạt nhân như hình 2,
không chỉ gây thiệt hại cho người và môi trường lúc đó mà còn ảnh

hưởng tới những khu vực khác trong bán kính khá rộng và để hậu quả
nghiêm trọng cho tới ngày nay ( Ví dụ hai thành phố của Nhật bị ném
bom nguyên tử Na- ga- sa- ki, Hi- rô- xi- ma)
Ví dụ: Bài 7 TÍCH CỰU THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ -
XÃ HỘI.
Bước 1. Quan sát tranh: Thông qua tranh ảnh học sinh thấy được ý nghĩa
của các hoạt động xã hội cụ thể.
Bước 2. Khai thác tranh.
Gv : Các hoạt động trên có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người và môi
trường?
Hs : - Tăng cường sức khỏe cho mỗi người.
- Làm cho môi trường trong sạch, không bị ô nhiễm.
- Phủ xanh đất trống đồi trọc.
Giáo viên: NGUYỄN THỤY SANG - 4 - Trường THCS Vĩnh Tân
1 2 3
Phát huy tính tích cực của học sinh trong môn gdcd 8
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của mình và của mọi người.
Gv: Hãy kể những hoạt động chính trị - xã hội liên quan đến môi trường hoặc
ATGT,… mà em biết?
Hs: - Tuyên truyền cách phòng chống bệnh H
1
N
1
, hiến máu nhân đạo, tuyên
truyền vai trò tác dụng của rừng đối với sự sống còn của con người,….
Ví dụ: Bài 9 GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở CỘNG
ĐỒNG DÂN CƯ.
Bước 1. Chia lớp làm bốn nhóm nhỏ, mỗi nhóm một tình huống theo tranh.
Thông qua việc thảo luận học sinh biết được việc làm nào nên làm và việc
làm nào cần phê phán.

- Nhóm 1,2 : Bức tranh thứ nhất. Câu hỏi: Khi thấy một gia đình, một cơ
quan hay xí nghiệp nào đó đổ nước thải ra lòng sông, suối, ao, hồ, em
sẽ làm gì? Hãy kể một vài biểu hiện xây dựng hoặc không xây dựng
nếp sống văn hóa ở nơi em sinh sống?
- Nhóm 3,4: Bức tranh thứ hai. Câu hỏi: Khi thấy nhà hàng xóm thường
xuyên bật nhạc quá lớn, hoặc con cái có hành vi lấy trộm tài sản của
người khác, em phải làm gì? Hãy kể một vài biểu hiện xây dựng hoặc
không xây dựng nếp sống văn hóa ở nơi em sống?
Bước 2. Các nhóm trình bày kết quả của mình.
Bước 3. Kết luận:
- Cần phải vận động bạn bè người thân thực hiện các hành vi việc làm
bảo vệ môi trường .
- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng nếp
sống văn hóa ở cộng dồng dân cư.
Ví dụ: Bài 18 QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO.
Bước 1. Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 1 tình huống thảo luận theo
tranh. Thông qua việc thảo luận học sinh hiểu rõ hơn việc làm nào là đúng
pháp luật, việc làm nào là sai. Đối với việc làm sai thì phải làm gì.
Giáo viên: NGUYỄN THỤY SANG - 5 - Trường THCS Vĩnh Tân
Vận chuyển, buôn bán thú rừng Đánh bắt cá bằng thuốc nổ
Phát huy tính tích cực của học sinh trong môn gdcd 8
Bước 2. Các nhóm trình bày phần thảo luận.
Nhóm 1. Khi phát hiện cá nhân hoặc tổ chức nào đó vận chuyển thú; đánh
bắt thủy hải sản bằng thuốc nổ ; cá nhân hoặc cơ quan tổ chức chặt phá cây
rừng; cơ quan xí nghiệp đổ nước thải ra ngoài sông ngòi , ao hồ em sẽ làm
gì?
Nhóm 2. Kể một vài trường hợp cụ thể có liên quan tới những vấn đề như
trong ảnh xảy ra ở địa phương hoặc em thấy trên đài báo?
Nhóm 3. Nêu hậu quả của việc làm trên đối với sức khỏe và môi trường?
Nhóm 4. Là học sinh em làm gì để hạn chế những việc làm trên?

Bước 3. Kết luận:
- Cần phải khiếu nại, tố cáo với các cơ quan có trách nhiệm khi có hành
vi làm ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
- Các em có thể khiếu nại, tố cáo trực tiếp hoặc gián tiếp qua thư, qua
đơn, qua email,….
- Nội dung tố cáo cần rõ ràng, chính xác
Ví dụ Bài 15: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ CHÁY, NỔ VÀ CÁC
CHẤT ĐỘC HẠI.
Bước 1. - Giáo viên chuẩn bị tranh ảnh liên quan đến bài, chiếu lên cho học
sinh quan sát. Ở phần củng cố này giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh ở phần
giới thiệu bài như phần tích hợp vào phần giới thiệu , khái niệm ở trên đã
trình bày.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm , giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận
một tình huống , đồng thời giáo viên chiếu tranh của nhóm lên.
Bước 2. Nêu câu hỏi thảo luận cho mỗi nhóm. (Có thể giáo viên cho học sinh
đóng vai).
Giáo viên: NGUYỄN THỤY SANG - 6 - Trường THCS Vĩnh Tân
Hành vi cưa
trộm cây
rừng
Đổ nước thải
ra sông
Hình 1 Hình 2
Phát huy tính tích cực của học sinh trong môn gdcd 8
Nhóm 1, 2 : Hình 1. Đi học về, Nam thấy bác Ba và bác Tư đang chuẩn bị
cưa quả bom để lấy thuốc nổ. Nam nên làm gì?
Nhóm 3,4: Hình 2. Nếu là em, em sẽ làm gì khi phát hiện trong vườn nhà
mình có rất nhiều đầu đạn?
H: Nêu hậu quả của chất độc màu da cam đã gây ra cho nhân dân Việt Nam
và những người tham chiến ở chiến trường Việt Nam?

Bước 3. Các nhóm cử người trình bày kết quả thảo luận.
- Học sinh trình bày kết quả theo cảm nhận của các em.
- Giáo viên khắc sâu lại kiến thức:
+. Trong trường hợp 1. Nam cần can ngăn việc làm của hai bác hàng xóm.
Nếu can ngăn không được thì phải báo ngay cho người có thẩm quyền đến
để giải quyết tránh điều đáng tiếc xảy ra với hai bác và hàng xóm.
+ Trong trường hợp 2. Ngoài việc thu gom những đầu đạn mang nộp cho
chính quyền , đồng thời em phải báo cho họ về xem xét để xử lí triệt để
tránh tai nạn bất ngờ có thể xảy ra.
* Kết luận: Với phương pháp thảo luận nhóm này giáo viên có thể linh
hoạt áp dụng vào các phần trong bài học như đã trình bày ở trên sao cho
đạt hiệu quả.
b. Phương pháp động não:
• Bản chất: Giúp học sinh trong thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý
tưởng mới mẻ độc đáo về một chủ đề nào đó.
• Quy trình thực hiện: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh hoặc chiếu
tình huống lên phông, đề nghị học sinh thể hiện ý kiến của các em một
cách thoải mái, cởi mở, chia sẻ ngay những ý nhĩ vừa nảy sinh.
- Liệt kê ý kiến của học sinh lên bảng , hoặc bảng phụ.
• Ưu điểm: - Dễ thực hiện
- Mọi người đều có cơ hội tham gia.
- Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ tập thể.
- Tốn ít thời gian.
- Nhiều ý tưởng được tạo ra.
- Lớp học sinh động.
- Học sinh có hứng thú học tập.
• Nhược điểm: - Các ý tưởng có thể lạc đề hoặc tản mạn.
- Mất nhiều thời gian để viết bảng.
- Một số ý tưởng thiếu sự phân tích.
- Đôi khi gây mất trật tự trong lớp.

• Ví dụ: Bài 9: GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở
CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ.
Bước 1. Học sinh quan sát tranh. ( Mục tiêu học sinh thấy được việc làm nào
là xây dựng việc làm nào là không xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng dồng
dân cư, đồng thời nêu được các biểu hiện cụ thể khác ở địa phương)
Giáo viên: NGUYỄN THỤY SANG - 7 - Trường THCS Vĩnh Tân
Phát huy tính tích cực của học sinh trong môn gdcd 8
Bước 2. Bức tranh nào thể hiện việc xây dựng nếp sống ở cộng đồng dân cư?
Hs: - Học sinh có thể nói là bức 2 và 4.
Gv : Bên cạnh những việc làm đó hãy kể một vài biểu hiện khác của xây dựng
nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư mà em biết?
Hs : Học sinh có thể trả lời:
-Trồng cây ở đường làng ngõ xóm.
-Làm vệ sinh đường phố làng xóm.
-Xây dựng nhà vệ sinh tự hủy.
-Xây dựng hầm gas để đổ các chất phế thải,…
Gv : Bức 1, 3, 5 có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe con người và môi
trường?
Hs : - Làm ô nhiễm môi trường.
- Tạo nguồn lây lan bệnh dịch.
- Làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên dẫn đến hạn hán, lũ lụt,…
Bước 3. Kết luận.
- Giữ trật tự, an ninh, vệ sinh nơi ở, bảo vệ cảnh quan môi trường sạch
đẹp, xây dựng tình đoàn kết xóm giềng là những biểu hiện xây dựng
nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
Ví dụ : Bài 3 TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
Bước 1. Cho học sinh quan sát tranh. Qua tranh học sinh có thể nêu được
các biểu hiện cụ thể của tôn trọng và không tôn trọng người khác ở xung
quanh các em.
Bước 2. Khai thác tranh.

Gv : Trong những bức ảnh trên thì bức nào thể hiện biết tôn trọng người
khác?
Giáo viên: NGUYỄN THỤY SANG - 8 - Trường THCS Vĩnh Tân
3
2
1
1
2
5
43
Phát huy tính tích cực của học sinh trong môn gdcd 8
Hs : - Học sinh có thể trả lời là bức 1.3
Gv : Biểu hiện cụ thể của biết tôn trọng người khác là gì?
Hs : Không xả rác bừa bãi
Không bật nhạc lớn làm ảnh hưởng người khác
Gv : Bên cạnh những biểu hiện trên hãy kể những biểu hiện tôn trọng
người khác mà em biết? ( Cho học sinh trả lời bằng hình thức tiếp sức)
Hs : Trả lời theo hình thức tiếp sức
Bước 3. Kết luận:
- Tôn trọng mọi người ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi cử chỉ, hành động
lời nói là biểu hiện của người biết tôn trọng người khác và bảo vệ môi
trường.
4. Kết luận:
Việc sử dụng tranh ảnh góp phần không nhỏ vào quá trình lĩnh hội kiến
thức của các em ; giúp giáo viên khai thác bài giảng theo tinh thần đổi mới
phương pháp dạy học ngày nay. Chính vì vậy những tiết học tích hợp có đồ
dùng trực quan này giúp các em hứng thú học và tiếp thu bài có hiệu qủa hơn
Đặc biệt là môn GDCD – môn học từ trước tới nay ai cũng cho là khô khan.
III. Kết quả thực hiện đề tài:
1. Kết quả:

Trên đây là một số ý tưởng của bản tân tôi khi tôi định hướng viết đề tài ,
tôi nhận thấy đồ dùng dạy học có tác dụng không nhỏ trong quá trình
truyền thụ tri thức của giáo viên và lĩnh hội tri thức của các em học sinh.
Vì vậy tôi mạnh dạn viết một số kinh nghiệm mà tôi đã sử dụng đồ dùng
dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh.
Tôi thấy với các tiết học có tranh ảnh minh họa, phương tiện hỗ trợ các em
nắm chắc bài hơn, tiết học sôi nổi hơn.
Cuối năm học tôi đã dùng phiếu trắc nghiệm như đầu năm để đánh giá kết
quả ưa thích môn học của các em thì được kết quả như sau:
Kết quả khảo sát cuối năm 2010 – 2011 là:
Lớp SLHS
Thích Không thích
SL % SL %
8 112 100 89.3 12 10.7
2. Nhận xét:
a. Ưu điểm:
- Tiết học sôi nổi.
- Học sinh tiếp thu bài có tiến bộ.
- Việc lồng ghép môi trường có kết quả hơn.
- Học sinh thích thú khi học phân môn GDCD.
b. Hạn chế:
- Cơ sở vật chất không áp dụng được một cách triệt để.
- Còn giới hạn trong một số bài nhất định.
Giáo viên: NGUYỄN THỤY SANG - 9 - Trường THCS Vĩnh Tân
Phát huy tính tích cực của học sinh trong môn gdcd 8
- Học sinh chưa quen với việc tự tìm tòi tài liệu, nên việc tìm tài liệu
liên quan tới bài chủ yếu là giáo viên. Chính vì vậy nên một số ví dụ còn
mang tính áp đặt.
- Còn một số học sinh có kết quả yếu.
KẾT LUẬN. KIẾN NGHỊ.

I. Bài học kinh nghiệm:
- Để tiết dạy thêm sinh động , ngoài việc sử dụng tranh ảnh thì người giáo
viên phải linh động trong việc sử dụng các phương pháp truyền thụ tri thức
cho học sinh theo từng bài và từng đối tượng cụ thể.
- Bên cạnh việc giáo viên sử dụng phương pháp và phương tiện phù hợp thì
giữa gia đình, học sinh và các ban ngành phải có sự phối kết hợp nhịp
nhàng. Cụ thể như sau:
1. Đối với giáo viên:
- Phải yêu nghề và nhiệt tình với nghề.
- Phải đầu tư soạn và tìm thêm tư liệu.
- Thường xuyên phối kết hợp kịp thời với GVCN và PHHS để uốn nắn kịp
thời những em lơ là học tập.
- Dự giờ , trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra các biện pháp hữu hiệu
trong từng bài , đồng thời nâng cao tay nghề.
- Giáo viên phải được đào tạo chính quy.
2. Đối với học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà, chuẩn bị các tư liệu liên quan theo sự hướng dẫn của
giáo viên.
- Ở lớp phải chăm chú theo dõi bài, phải biết tự ghi chép kiến thức cần thiết
cho bản thân.
- Tích cực phát biểu xây dựng bài, thảo luận nhóm.
3. Đối với PHHS:
- Phải quan tâm tới việc học của con em: Động viên , nhắc nhở , khuyến
khích con em học bộ môn.
- Phải là tấm gương tốt đối với con cái.
- Phải phối kết hợp với GVBM và GVCN lớp.
4. Các ban ngành:
- Kết hợp chặt chẽ với GVBM thực hiện các chủ điểm ở trường.
- Cùng GVBM giáo dục giúp đỡ động viên các em.
- Mở các cuộc thi tìm hiểu về môi trường trong trường.

II. Kết luận:
GDCD là một môn học đi từ thực tế đến các chuẩn mực để học sinh yêu
thích và học giỏi thì phải kết hợp nhiều phương pháp và phương tiện cũng
như sự phối kết hợp của các ban ngành. Trong đề tài này tôi chỉ mới đề
cập tới vấn đề tích hợp môi trường cho có hiệu quả. Chắc chắn sẽ còn có
những hạn chế về mặt nội dung cũng như hình thức diễn đạt, rất mong
được sự đóng góp của quý đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
III. Kiến nghị :
Giáo viên: NGUYỄN THỤY SANG - 10 - Trường THCS Vĩnh Tân
Phát huy tính tích cực của học sinh trong môn gdcd 8
- Hiện nay đồ dùng hỗ trợ môn GDCD còn hạn chế. Rất nhiều bài không có
tranh ảnh minh họa.
- Cơ sở vật chất của trường chưa đáp ứng được vấn đề ứng dụng công nghệ
thông tin trong từng tiết dạy. Rất mong được sự quan tâm của các cấp lãnh
đạo, đặc biệt là Bộ giáo dục nghiên cứu và cung cấp tranh ảnh, băng hình,
… để giúp tiết học GDCD thêm sinh động, thực sự hứng thú đối với học
sinh.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. SGK, SGV GDCD 8.
2. Sách giáo dục bảo vệ môi trường trong môn GDCD THCS.
3. Tranh ảnh liên quan.
4. Một số tư liệu của đồng nghiệp.
Vĩnh Tân ngày 25 tháng 09 năm 2011.
Người viết
Nguyễn Thụy Sang
Giáo viên: NGUYỄN THỤY SANG - 11 - Trường THCS Vĩnh Tân
Phát huy tính tích cực của học sinh trong môn gdcd 8
MỤC LỤC
Nội dung Trang
MỞ ĐẦU.

I.Lý do chọn đề tài.
II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài.
1. Thuận lợi:……………………………………………….
2. Khó khăn:………………………………………………
3. Số liệu thống kê:………………………………………
1
1
1
1
2
NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI.
I.Cơ sở lí luận………………………………
II.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài…….
III.Kết quả………………………………………………….
2
3
9
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
I. Bài học kinh nghiệm…………………………………
II. Kết luận………………………………………………
III. Kiến nghị…………………………………………….
Tài liệu tham khảo………………………………………….
10
10
10
11
Giáo viên: NGUYỄN THỤY SANG - 12 - Trường THCS Vĩnh Tân

×