Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tiểu luận môn công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn: cyclone ướt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.53 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU 3
1. Tổng quan về bụi 4
1.1. Phân loại 4
1.1.1. Phân loại bụi theo nguồn gốc 4
1.1.2. Phân loại bụi theo kích thước 4
1.1.3. Phân loại bụi theo tác hại 5
1.2. Tác hại của bụi 5
2. Tổng quan cyclone 6
2.1. Khái niệm 6
2.2. Cấu tạo 6
2.3. Nguyên lý hoạt động 6
2.4. Phân loại 9
3. Nguyên tắc chung của xyclone ướt 9
3.1. Cấu Tạo 9
3.2. Nguyên Lý Hoạt Động 10
3.3. Cơ chế hoạt động 11
4. Cyclone chùm kiểu ướt 12
4.1. Cấu tạo 12
4.2. Cơ chế hoạt động 12
4.3. Ưu điểm và nhược điểm 13
4.3.1. Ưu điểm 13
4.3.2. Nhược điểm 13
5. Cyclone LIOT có màng nước 13
5.1. Cấu tạo 13
5.2. Cơ Chế Hoạt Động 13
5.3. Ưu và nhược điểm 14
5.3.1. Ưu điểm 14
5.3.2. Nhược điểm 14
6. Cyclone ướt nhiều van (cánh hướng dòng) 14
2
6.1. Cấu tạo 14


6.2. Cơ Chế Hoạt Động 14
6.3. Ưu và nhược điểm 15
6.3.1. Ưu điểm 15
6.3.2. Nhược điểm 15
7. Kết Luận 15
8. Ưu nhược điểm 15
8.1. Ưu Điểm 15
8.2. Nhược Điểm 16
9. Ứng Dụng 16
Tài Liệu Tham khảo 17
3
MỞ ĐẦU
Ngày nay cùng với sự tiến bộ và phát triển của khoa học kỹ thuật khéo theo sự phát
triển mạnh mẽ của các nghành sản xuất công nghiệp nông nghiệp dịch vụ … làm cho bộ mặt
đất nước thay đổi nền kinh tế phát triển đời sống con người được nâng cao. Cùng với đó là
sự hình thành và phát triển các nhà máy xí nghiệp các khu công nghiệp, khu chế xuất và các
trại chăn nuôi. Tất cả sự thay đổi này đều hướng đến việc phục vụ nhu cầu của con người,
tạo điều kiện sống tốt hơn. Bên cạnh những mặt tích cực đó là những vấn đề tiêu cực cấp
thiết cần được quan tâm hiện nay, đó là việc thải ra các chất bẩn đa dạng và độc hại đang
làm cho tình trạng môi trường ngày càng xấu đi ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và đời sống
con người. Các chất thải này gây ô nhiễm môi trường tác động xấu tới con người động thực
vật đất đai và cả những công trình kiến trúc nhân tạo. Nếu môi trường tiếp tục bị ô nhiễm sẽ
dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho loài người. Vì vậy vấn đề cấp thiết hiện nay là phải xử lý
ô nhiễm môi trường và hướng tới các ngành sản xuất sạch. Một trong những môi trường
đang bị ô nhiễm nặng nề nhất có môi trường không khí. Không khí là yếu tố bắt buộc có để
duy trì được sự sống nhưng hiện nay nó đã và đang bị ô nhiễm rất nặng do sự phát triển của
con người và khoa học kỹ thuật hiện đại. Hiện nay con người đã nhận thức được sự nguy
hiểm của nó và đang có những giải pháp bảo vệ môi trường bằng cách xử lý nguồn gây ô
nhiễm hạn chế sự suy thoái của môi trường không khí. Có rất nhiều công nghệ để xử lý ô
nhiễm không khí tùy theo từng mục đích, bản chất nguồn gây ô nhiễm và từng loại ô nhiễm

khác nhau. Một trong các chất gây ô nhiễm không khí là bụi. vì vậy việc xử lý bụi là một
vấn đề khó khăng. Hiện nay có rất nhiều công nghệ để xử lý bụi, như dùng buồng lắng, dùng
thiết bị lọc bụi quán tính, lọc bụi túi vải… một trong những thiết bị thường được dùng là
cyclone ướt.
4
1. Tổng quan về bụi
 Bụi là một tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong không khí dưới
dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi khói mù. Các loại bụi nói
chung thường có kích thước từ 0,001 – 10( ) bao gồm tro, muội, khói và những hạt chất
rắn tồn tại dưới dạng hạt rất nhỏ, chuyển động theo kiểu Brown, hoặc rơi xuống đất với tốc
độ không đổi theo định luật Stock.
 Bụi lắng có kích thước lớn hơn 10 , thường rơi nhanh xuống đất theo định luật
Newton với tốc độ tăng dần. Các loại bụi này thường gây tác hại cho da, mắt, gây nhiễm
trùng, gây dị ứng.
1.1. Phân loại
Có thể phân loại bụi theo nhiều cách
1.1.1. Phân loại bụi theo nguồn gốc
Phân loại
Điển hình
Bụi kim loại
Mn, Si, gỉ sắt, …
Bụi cát, bụi gỗ
Hạt bụi cát, bụi mù gỗ…
Bụi động vật
Lông, xương bột,
Bụi thực vật
Bụi bông, bụi gai,
Bụi hoá chất
Graphit, bột phấn, bột hàn the, bột xà phòng, vôi,
1.1.2. Phân loại bụi theo kích thước

Phân loại
Kích thước ( )
Bụi bay
0,00110
Các hạt mù
0,1 - 10
Các hạt khói
0,001 - 0,1
Bụi lắng
>10
5
1.1.3. Phân loại bụi theo tác hại
Phân loại
Điển hình
Bụi gây nhiễm độc
Pb, Hg, benzen,
Bụi gây dị ứng
Bụi gây ung thư
Nhựa đường, phóng xạ, các chất brom
Bụi gây xơ phổi
bụi silic, amiang,
1.2. Tác hại của bụi
Bụi gây tác hại đến da, mắt, cơ quan hô hấp, tiêu hoá.
Tổn thương đường hô hấp. Các bệnh đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm
phế quản, viêm teo mũi do bụi crom, asen,
Các hạt bụi bay lơ lửng trong không khí bị hít vào phổi gây tổn thương đường hô hấp.
Khi ta thở, nhờ có lông mũi và màng niêm dịch của đường hô hấp mà những hạt bụi có kích
thước lớn hơn 5 bị giữ lại ở hốc mũi tới 90%. Các hạt bụi có kích thước 2-5 dễ dàng
vào tới phế quản, phế nang, ở đây bụi được các lớp thực bào vây quanh và tiêu diệt khoảng
90% nữa, số còn lại đọng ở phổi gây nên bệnh bụi phổi và các bệnh khác (bệnh silicose,

asbestose, siderose, )
Bệnh phổi nhiễm bụi. Thường gặp ở các ngành khai thác chế biến vận chuyển quặng
đá, kim loại, than, vv
Bệnh silicose. Là bệnh do phổi bị nhiễm bụi silic ở thợ khoan đá, thợ mỏ, thợ làm
gốm sứ, vật liệu chịu lửa, chiếm 40-70% trong tổng số các bệnh về phổi. Ngoài ra còn có
các bệnh asbestose (nhiễm bụi amiang), aluminose (bụi boxit, đất sét), siderose (bụi sắt).
Bệnh ngoài da. Bụi có thể dính bám vào da làm viêm da, bịt kín các lỗ chân lông và
ảnh hưởng đến bài tiết mô hôi, có thể bịt các lỗ của tuyến nhờn, gây ra mụn, lở loét ở da,
viêm mắt, giảm thị lực, mộng thịt.
6
Bệnh đường tiêu hoá. Các loại bụi có cạnh sắc nhọn lọt vào dạ dày có thể làm tổn
thương niêm mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hoá.
Bụi gây chấn thương mắt, Bụi kiềm, bụi axit có thể gây ra bỏng giác mạc làm giảm
thị lực.
Bị hoạt tính dễ cháy nổ nếu nồng độ cao, khi tiếp xúc với tia lửa dễ gây cháy nổ rất
nguy hiểm.
2. Tổng quan cyclone
2.1. Khái niệm
Cyclone Là thiết bị lọc ly tâm kiểu đứng , thiết bị lọc bụi này hình thành lực ly
tâm để tách bụi ra khỏi không khí. Nó được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp.
2.2. Cấu tạo
2.3. Nguyên lý hoạt động
Khi dòng khí và bụi chuyển động theo một quỹ đạo tròn ( dòng xoáy ) thì các hạt bụi
có khối lượng lớn hơn các phân tử khí sẽ chịu tác dụng của lực ly tâm văng ra phía xa trục
hơn, phần gần trục xoáy lượng bụi sẽ rất nhỏ. Nếu ta giới hạn dòng xoáy trong một vỏ hình
trụ thì bụi sẽ va vào thành vỏ và rơi xuống đáy.
7
Lực ly tâm là lực phát sinh khi vật thể tham gia vào một chuyển động quay. Lực ly
tâm có xu hướng đẩy vật thể đi ra xa tâm quay. Độ lớn của lực ly tâm tỉ lệ thuận với trọng
lượng vật thể và tốc độ quay quanh trục của vật thể.

Trong đó:
P - Lực ly tâm đặt lên vật thể (N)
m - Khối lượng vật thể (kg)
u - Tốc độ dài của vật thể (m/s)
R - Khoảng cách từ tâm quay tới vật thể (m)
Ω - vận tốc góc của chuyển động quay (1/radian)
Người ta lợi dụng nguyên lý này để chế tạo ra thiết bị Cyclon lắng bụi. Cấu tạo
Cyclon như sau: Cyclon là thiết bị hình trụ tròn có miệng dẫn khí vào ở phía trên. Không khí
vào cyclon sẽ chảy xoáy theo đường xoắn ốc dọc bề mặt trong của vỏ hình trụ. Xuống tới
phần phễu, dòng khí sẽ chuyển động ngược lên trên theo đường xoắn ốc và qua ống tâm
thoát ra ngoài.
Hạt bụi trong dòng không khí chảy xoáy sẽ bị cuốn theo dòng khí vào chuyển động
xoáy. Lực ly tâm gây tác động làm hạt bụi sẽ rời xa tâm quay và tiến về vỏ ngoài cyclon.
Đồng thời, hạt bụi sẽ chịu tác động của sức cản không khí theo chiều ngược với hướng
chuyển động, kết quả là hạt bụi dịch chuyển dần về vỏ ngoài của cyclon, va chạm với nó, sẽ
mất động năng và rơi xuống phễu thu. Ở đó, hạt bụi đi qua thiết bị xả đi ra ngoài.
Giải các phương trình toán về chuyển động của hạt bụi đơn lẻ trong cyclon, người ta
8
có được các công thức tính sau:
D - Đường kính hạt bụi nhỏ nhất thu lại trong cyclon là (m)
Thời gian hạt bụi lưu trong cyclon là:
Trong đó:
ν - Hệ số nhớt động học (m
2
/s)
d - Đường kính hạt bụi (m)
Ω - Tốc độ góc của hạt bụi (rad/s)
N - Số vòng quay của hạt bụi trong cyclone (vòng)
- Trọng lượng riêng của bụi và không khí (kg/mμ và 
3

)
R
1
- Bán kính ống tâm (m)
R2- Bán kính phần hình trụ của cyclon m.
Các công thức trên chỉ có tính lý thuyết, cho tới nay vẫn không có đủ các công thức
chỉ rõ mối liên hệ lý thuyết đủ để tính hết các kích thước cấu tạo nên Cyclon. Vì thế, trong
thực tế, người ta không thiết kế cyclon theo lý thuyết mà tính chọn cyclon theo các loại
cyclon chuẩn đã được chế tạo, thử nghiệm và đo đạc các thông số cần thiết. Các loại Cyclon
của Liên Xô thiết kế thử nghiệm có tốc độ khí trên cửa vào từ 15- 25 m/s, và thường được
dùng lọc bụi có đường kính d = 6 ÷ 10 µm với hiệu suất 75 ÷ 85% và lọc bụi có đường kính
d >20 µm với hiệu suất 92 ÷ 95%. Các loại Cyclon thường có đường kính phần hình trụ D =
400; 500; 630 và 800 mm. Các kích thước hình học khác của cyclon tỷ lệ với đường kính
phần hình trụ D. Đường đặc tuyến làm việc của Cyclon có dạng đường thẳng trên biểu đồ có
thang chia theo hàm logarit biểu thị quan hệ giữa lưu lượng và trở lực của dòng khí qua
9
Cyclon. Cyclon thường làm việc trong khoảng trở lực 140 ÷ 170 kg/m2 với vận tốc tối ưu
cho mỗi loại cyclon.
2.4. Phân loại
Theo chế độ làm việc mà người ta chia làm 2 loại: cyclone khô và ylone ướt
3. Nguyên tắc chung của xyclone ướt
Cyclone ướt là một thiết lọc bụi kiểu ươt. Là thiết bị lọc bụi dựa vào nguyên lý sử
dụng lực ly tâm kết hợp với nguyên lý tiếp xúc giữa dòng khí mang bụi với dòng chất lỏng,
bụi trong dòng khí bị chất lỏng giữ lại và thải ra ngoài dưới dạng cắn bùn.
3.1. Cấu Tạo
Cyclone ướt là một cyclone nên cũng có những bộ phận những bộ phận cơ bản của
một cyclone và có thêm bộ phận dẫn nước.
10
1. Quạt khí
2. Ống dẫn khí vào

3. Ống tâm
4. Đường dẫn nước vào
5. Bể chứa nước
6. Bể chứa bùn
7. Thân hình trụ đứng
8. Thân hình phễu
9. Van tháo xả bụi
10. Đĩa phân phối nước
3.2. Nguyên Lý Hoạt Động
Cyclon ướt hoạt động theo nguyên lý lọc ly tâm kết hợp với nguyên lý tiếp xúc giữa
dòng khí với dòng chất lỏng, bụi trong dòng khí bị chất lỏng giữ lại và thải ra ngoài dưới
dạng cắn bùn.
Cơ chế hoạt động: Dòng khí được đưa vào xyclon nhờ ống dẫn khí theo phương tiếp
tuyến với thân xyclon, tạo thành dòng chuyển động xoáy trong xyclon. Những hạt bụi một
phần do va đập vào thành thân thiết bị rơi xuống dưới do lực ly tâm. Phần bụi còn lại do
dòng nước phun ra từ đầu ống phân phối nước dạng lưới bắn trúng, kết dính và theo dòng
nước đi xuống đáy thiết bị. Phần bụi này được xả ra ngoài nhờ ống xả bùn, và được đi vào
quá trình xử lý bùn. Khí sau khi xử lý đi ra khỏi thiết bị nhờ ống dẫn khí (ống tâm) ra ngoài.
Bản chất của quá trình này là sử dụng dòng chất lỏng (nước,…) để kết dính bụi kết
hợp với lực ly tâm để tách bụi ra khỏi dòng khí. Quá trình này được xem như một quá trình
hấp phụ. Chất hấp phụ là dòng chất lỏng (được sử dụng nhiều nhất là nước) chất bị hấp phụ
là bụi và một số chất dễ hòa tan. Do quá trình hấp phụ nay nên một số khí độc trong dòng
khí này cũng được loại bỏ ra khỏi dòng khí.
0
11
Các Loại Cyclone ướt
Cyclone ướt pisơ – antony
Cấu tạo
1. Cánh tản khí
2. Đĩa ở trung tâm

3. Hệ thống phun nớc
4. Miệng dẫn khí
6. Cần van
7. Cặn
8. Ống nớc cấp vào vòi phun
3.3. Cơ chế hoạt động
Dòng khí được đưa vào xyclon nhờ ống dẫn khí theo phương tiếp tuyến với thân
xyclon, tạo thành dòng chuyển động xoáy trong xyclon. Nước được phun ra từ rất nhiều đầu
phun nhỏ của hệ thống phun đặt ở trục của xyclon.Bụi trong dòng khí bị các tia nước bắt và
rơi xuống đáy thiết bị. Khí sạch qua bộ phận khử sương rồi thoát ra ngoài. Tuy nhiên,trong
một số trường hợp, nếu thân của thiết bị đủ cao thì người ta không cần thiết kế bộ phận khử
sương.
12
4. Cyclone chùm kiểu ướt
4.1. Cấu tạo
Cyclone chùm kiểu ướt được thiết kế gồm nhiều cyclone nhỏ tạo thành.
1. Vỏ thiết bị
2. Hộp khí chứa bụi
3. Khoang xã nước
tưới
4. Hộp khí sạch
5. Ống loa thoát khí
6. Ống ngắn
7. Ống dẫn khí hình côn
8. Vòi phun nước chữ T
4.2. Cơ chế hoạt động
Nguyên lý hoạt đông của cyclone chùm kiểu ướt là dựa vào lực ly tâm và nguyên lý
tiếp xúc giữa dòng khí mang bụi với chất lỏng.
Khí chứa bụi được đưa vào miệng vào của các ống hình côn có bộ phận chuyển động
xoắn ốc, ở miệng vào của các ống hình côn có vòi phun nước chữ t. Nhờ sức ly tâm do dòng

khí gây ra, nước được xé nhỏ thành giọt mịn và cùng với bụi đập vào thành ống rồi chảy
xuống ngăn 3, tại đây nước và cặn bùn được thải ra ngoài. Khí sạch ở lõi giữa của các ống
côn 7, và ống ngắn 6 (thực chất là các cyclone để ngược) đi theo ống loa thoát khí 5 vào hộp
khí sạch 4 rồi thoát ra ngoài.
13
4.3. Ưu điểm và nhược điểm
4.3.1. Ưu điểm
Thiết bị có nhiều cyclone con cấu thành nên diện tích tiếp xúc lớn dẫn đến năng suất
và hiệu quả lọc cao. Lọc được hạt bụi nhỏ, hạ được nhiệt độ khí thải…
4.3.2. Nhược điểm
Thiết bị gồm nhiều cyclone con nên cấu tạo phức tạp, chi phí thiết kế cao, việc xử lý
nước sau khi ra khỏi thiết bị khó khan…
Một số lưu ý khi thiết kế Cyclone chùm kiểu ướt là năng suất lọc của thiết bị được
thiết kế từ 4250- 9300 m
3
/h cho 1 cyclon con và tỉ lệ nước phun 0.54- 0.74 l/m
3
. Sức cản khí
động của thiết bi nằm trong khoảng 1000 – 2000 Pa. tùy thuộc vào lưu lượng cần lọc, có thể
lắp 8- 12- 18 cyclon con, phần tử tiếp xúc trong một bộ lọc
5. Cyclone LIOT có màng nước
5.1. Cấu tạo
5.2. Cơ Chế Hoạt Động
Ở phía trên của thân hình trụ có lắp các mũi phun nước (phân phối nước đều). Nước
được phun ra theo chiều thuận với chuyển động xoắn ốc của dòng khí bên trong cyclone và
phải tạo ra được màng nước mỏng chảy từ trên xuống dưới và láng khắp mặt trong của thân
cyclone. Khi đi vào cyclone từ dưới lên trên bằng ống dẫn vào nối theo phương tiếp tuyến
14
với vỏ trụ của cyclone để tạo cho dòng khí có chuyển động xoắn ốc. Ống thoát khí ra cũng
nối theo phương tiếp tuyến với vỏ trụ thuận chiều quay xoắn ốc của dòng khí bên trong

cyclone.
5.3. Ưu và nhược điểm
5.3.1. Ưu điểm
Có hiệu quả cao do dòng nước và dòng khí được bơm từ dưới lên…
5.3.2. Nhược điểm
Phải dung áp lực đẩy nươc và khí từ dưới lên làm tốn năng lượng, khó khăn cho việc
xử lý cặn bùn…
6. Cyclone ướt nhiều van (cánh hướng dòng)
Là thiết bị có cấu tạo khá đơn giản với chuyển động xoắn ốc của dòng khí được tạo ra
bởi hệ thống van – cánh hướng dòng.
6.1. Cấu tạo
1. Cánh ổn định dòng khí
2. Vòi phun nước
3. Cánh xoắn dòng
4. Thùng chứa nước và cắn bùn
5. Bơm
6.2. Cơ Chế Hoạt Động
Bên trong thiết bị nước được phun bằng vòi lên bề mặt nón che bộ phận xoắn dòng để
tạo thành màng nước ở rìa nón che và dòng khí đi qua màng nước để được làm sạch bụi. Ở
đây không cần phun nước với áp suất cao và nhiều trường hợp cũng không cần thùng chứa
nước cắn bùn bên dưới thiết bị.
15
6.3. Ưu và nhược điểm
6.3.1. Ưu điểm
Thiết bị có hiệu quả lọc cao do thời gian tiếp xúc giữa dòng khí và dòng lỏng dài, khí
được bơm ngược từ dưới lên và nước phân phối từ trên xuống làm tang hiệu quả của quá
trình…
6.3.2. Nhược điểm
Thời gian lọc lâu công suất nhỏ, phải có quá trình xử lý nước sau xử lý…
Một số thiết bị thường gặp thiết bị được chế tạo với các cỡ đường kính 300 –

3600mm. Năng suất lọc từ 700 – 100000 m
3
/h và tổn thất áp suất 50 – 380 mm.
7. Kết Luận
Cyclone ướt là một thiết bị lọc bụi ly tâm theo kiểu ướt. Nguyên lý hoạt động dựa vào
lực ly tâm và nguyên lý tiếp xúc giữa dòng chất lỏng và dòng chất khí. Bản chat quá trình là
dung chất lỏng để tách bụi ra khỏi dòng khí nhờ quá trình háp phụ và kết dính.
8. Ưu nhược điểm
8.1. Ưu Điểm
 Có thể làm việc nhiệt độ và độ ẩm cao.
 Làm việc tốt ở áp suất cao.
 Năng suất lọc bụi cao ( 99% ) do quá trình ly tâm và kết hợp với sự kết dính của bụi.
 Có thể thu hồi bụi ướt. cyclone ướt là phương pháp xử lý bụi kiểu ướt sử dụng chất
lỏng để kết dính các hạt bụi với nhau nên có thể thu hồi ( lọc ) được cả bụi khô và bụi ướt.
 Có thể xử lý một số khí độc. Do thiết bị sử dụng chất lỏng để kết dính các hạt bụi lại
vói nhau, mà trong dòng khí thải có những chất bị hấp phụ ( hấp thụ ) bởi dòng chất lỏng đó
nên sẽ xử lý được một số khí độc
16
 Làm giảm nhiệt độ khí thải. Khi dòng khí mang nhiệt độ cao tiếp xúc với dòng lỏng
được đưa vào sẽ diễn ra sự tiếp xúc, kết dính và trao đổi nhiệt của các chất nên khi dòng khí
ra khỏi thiết bị sẽ có nhiệt độ nhỏ hơn lúc dòng khí đi vào thiết bị.
 Kết dính được những hạt bụi nhỏ với nhau. Những hạt bụi lớn có thể bị lực ly tâm tác
động và rơi xuống đáy thiết bị còn lại những hạt bụi nhỏ cõ khối lượng nhỏ lực ly tâm không
thể tách được thì khi tiếp xúc với dòng chất lỏng sẽ bi giữ (kết dính) lại trên bề mặt chất lỏng
và theo dòng chất lỏng tách ra khỏi dòng khí.
8.2. Nhược Điểm
 Tốn nước, quá trình thiết bị hoạt động phải cung cấp dong chất lỏng để laoij bỏ bụi
khỏi dòng khí, mà dòng chất lỏng thường sử dụng là nươc nên rất tốn nước.
 Không nên dùng cyclone ướt để xử lý bụi chứa chất hữu cơ và bụi có tính két dính
cao.

 Làm phức tạp cho hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Sản phẩm xả ra dưới đáy
thiết bị là dạng cặn bùn, dòng nước và một số chất khí hòa tan.
 Cần phải kiểm soát nước theo dòng khí đi ra ngoài.
9. Ứng Dụng
Cyclone ướt dùng để xư lý bụi thô và các không khí có nồng độ bụi cao (>20mg/m3 ),
có thể dung thiết bị này để xử lý một số chất khí ô nhiễm và có thể dùng để giảm nhiệt độ
dòng khí…
Ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như xi măng (các giai đoạn nghiền
nguyên liệu ), sản xuất phân bón, quá trình sản xuất phát sinh ra bụi thô như đập, nghiền,
sàng,…
17
Tài Liệu Tham khảo
1.Giáo trình ô nhiễm không khí và xử lý khí thải tập 2 cơ học về bụi và phương pháp
xử lý bụi của giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Chấn, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội –
2004.
2. />mang.htm.
3. />tu-noi-hoi-dot-bang-than-da-tai-cong-ty-cp-group-viet-nam
4. />holcim-hiep-phuoc-1312349.html
5. />44081/

×