Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG “HÌNH THÁI XÃ HỘI” CỦA PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CHÂU Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.47 KB, 34 trang )

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DẪN LUẬN 2
Chương1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG “HÌNH THÁI XÃ HỘI” CỦA PHƯƠNG
THỨC SẢN XUẤT CHÂU Á (VỚI TÍNH CHẤT NHƯ MỘT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI) 3
1.1. Những vấn đề cơ bản của phương thức sản xuất Châu Á 3
1.1.1. Lược khảo khái luận phương thức sản xuất Châu Á của Các Mác – Ănghen 3
1.1.2. Xuất xứ của khái luận phương thức sản xuất Châu Á 5
1.1.3. Những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất Châu Á 6
1.2. Hình thái xã hội của “phương thức sản xuất chấu Á” 9
Chương 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THÁI XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN CỔ -
TRUNG ĐẠI 11
2.1. Xã hội Việt Nam thời kì Văn Lang – Âu Lạc và Bắc thuộc 11
2.1.1. Thời kì Văn Lang – Âu Lạc 11
2.1.2. Thời Bắc thuộc 13
2.2. Xã hội Việt Nam trong thời kì dân tộc tự chủ từ thế kỉ X-XIV 18
2.2.1. Đại Cồ Việt thời Đinh (939 – 980) 18
2.2.2. Đại Cồ Việt thời Tiền Lê (980 – 1009) 19
2.2.3. Đại Việt thời Lý 21
2.2.4. Đại Việt thời Trần 23
2.3. Xã hội Việt Nam trong thời kì phát triển mạnh mẽ của chế độ phong kiến từ thế kỉ XV-
XIX 27
2.3.1. Thời Hậu Lê 27
2.3.2. Thời Nguyễn 30
TỔNG LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34






2

DẪN LUẬN
Phương thức sản xuất Châu Á là gì? Là một vấn đề được nói đến rất nhiều lần từ
hơn một nửa thế kỉ nay. Càng bàn, ý kiến càng tân kì, nhận định càng khác và cho đến nay
giữa các nhà học giả macxít trên thế giới vẫn chưa có một kiến giải nhất định, thoả đáng.
Vì vậy, vấn đề phương thức sản xuất Châu Á có một tầm quan trọng nhất định trong công
tác nghiên cứu lịch sử nhưng cũng là một trong những vấn đề phức tạp nhất, khó hiểu nhất
mà những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã đề ra cho những người làm công tác sử học.
Để tiếp cận với phương thức sản xuất châu Á, theo chúng tôi, chúng ta không thể
tiếp cận môt cách tổng thể với khối lượng tài liệu, kiến thức đồ sộ về mọi mặt như ccá nhà
nghiên cứu của thế kỉ XX đã làm. Thay vào đó chúng ta hãy tiếp cận và làm sáng tỏ từng
bộ phận từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng của nó và đi đến một cái nhìn từ chi tiết
đến cụ thể. Có như vậy chúng ta mới tìm được những chi tiết cho thấy sự dị biệt hay tương
đồng giữa “phương thức sản xuất châu Á” với các hình thái kinh tế - xã hội khác đã được
chứng minh và công nhận.
Với tinh thần ấy, bài viết này sẽ tập trung vào việc phân tích các đặc điểm về hình
thái xã hội của “phương thức sản xuất châu Á”, Đồng thời đem những đặc điểm ấy soi rọi
vào lịch sử Việt Nam cổ trung đại để xem xem có sự tồn tại của phương thức sản xuất châu
Á ở Việt nam hay không và nhận dạng liệu ở Việt Nam có nưubgx đặc điểm gì khác so với
mặt bằng chung của châu Á, phương đông không?
3

Chương1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG “HÌNH THÁI XÃ HỘI”
CỦA PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CHÂU Á (VỚI TÍNH CHẤT NHƯ MỘT HÌNH
THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI)
1.1. Những vấn đề cơ bản của phương thức sản xuất Châu Á
1.1.1. Lược khảo khái luận phương thức sản xuất Châu Á của Các Mác –

Ănghen
Mầm mống của khái niệm “Phương thức sản xuất châu Á” xuất phát từ một đoạn
văn trong bài tựa cuốn sách “Phê phán chính trị kinh tế học” của Mác viết năm 1859. Trong
đoạn văn ấy, Mác nhận định: “Về đại thể, có thể coi các phương thức sản xuất Châu Á, cổ
đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế
xã hội” (C.Mác – Ănghen, Tuyển tập, tập1, trang 578).
Mác chỉ phát biểu một cách đại thể như thế và cũng chỉ phát biểu một lần. Ở đây
cũng như trong toàn bộ tác phẩm trước Mác không hề xác định phương thức sản xuất Châu
Á là phương thức sản xuất của giai đoạn lịch sử nào của Châu Á, phong kiến hay nô lệ hay
công xã nguyên thuỷ mặc dù Mác luôn luôn nói đến Châu Á và đề cập đến nhiều vấn đề
Châu Á. Mãi tới 50 năm sau khi Mác phát biểu, khái niệm phương thức sản xuất Châu Á
mới lại được nhắc tới.
Khái niệm khoa học do Mác đề ra đầu tiên để biểu thị một số đặc thù của xã hội
phương Đông cổ xưa. Trong lời tựa tác phẩm “góp phần phên phái khoa kinh tế chính trị”
xuất bản năm 1859, Mác coi phương thức sản xuất Châu Á cùng với cổ đại, phong kiến và
tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội. Mác cùng
với Ănghen đã nghiên cứu lịch sử phương Đông thời trước chủ nghĩa thực dân và tái hiện
nhiều đặc điểm quan trọng của xã hội phương Đông như vai trò của thuỷ lợi trong phát
triển nông nghiệp và hình thành nhà nước, sự bảo tồn lâu dài của công xã nông thôn kiểu
Á châu, hình thái sở hữu nhà nước về ruộng đất, đặc điểm của thành thị và mối quan hệ
mật thiết, không tách rời giữa thành thị và nông thôn, sự hình thành sớm nhà nước quân
chủ tập quyền phát triển theo xu hướng chuyên chế, tình trạng trì trệ vào cuối thời trung
đại… Nhưng Mác – Ănghen chưa đưa ra một kết luận rõ ràng phương thức sản xuất Châu
4

Á có phải là một hình thái kinh tế - xã hội hay không. Vì vậy đã diễn ra cuộc tranh luận về
phương thức sản xuất Châu Á vào cuối những năm 20 đầu những năm 30 ở Liên Xô và
những năm 60 thế kỉ XX ở Pháp rồi lan rộng ra nhiều nước ở Châu Âu, Á, Phi, Mỹ… Trong
tranh luận, hình thành hai xu hướng chủ yếu: Phương thức sản xuất Châu Á là những nét
đặc thù của hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ hay phong kiến ở phương Đông;

phương thức sản xuất Châu Á là một hình thái kinh tế - xã hội phân hoá giai cấp và nhà
nước sơ kì ở phương Đông không thuộc phạm trù chế độ chiếm hữu nô lệ hay phong kiến.
Các ý kiến thảo luận đều nhận thấy phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa các hình
thái kinh tế - xã hội cổ đại và trung đại phương Đông để đi đến một khái quát khoa học
vững chắc về vấn đề này và trong trường hợp thừa nhận phương thức sản xuất Châu Á là
một hình thái kinh tế - xã hội thì phải xây dựng một thuật ngữ khoa học mới thay thế cho
khái niệm phương thức sản xuất Châu Á.
Phương thức sản xuất Châu Á là sự đúc kết của nhiều công trình nghiên cứu mà
Mác và Ănghen đã phát hiện ở phương Đông. Trong công trình “Hệ tư tưởng Đức” (1845
– 1846), Mác đã phát hiện ra rằng: “Sự phân công lao động cũng đồng thời là những hình
thức khác của sở hữu” và tìm thấy các hình thức sở hữu đầu tiên trong lịch sử nhân loại:
Thứ nhất là sở hữu bộ lạc, thứ hai là sở hữu công xã và sở hữu nhà nước, thứ ba là sở hữu
phong kiến hay sở hữu đẳng cấp. Tất cả các hình thức sở hữu đó đều gắn với sự xuất hiện
nhà nước.
Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, Mác phát hiện ra mối quan hệ giữa
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một phương thức sản xuất: Những quan hệ
xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có những lực lượng sản
xuất mới loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình… loài người thay đổi tất cả
những quy luật xã hội của mình. Từ nhận thức lí luận đó đã đưa đến khẳng định sự ra đời
kế tiếp lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế xã hội: Cộng sản nguyên thuỷ đến chiếm hữu nô
lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa.
5

Vào những năm đầu của thập kỉ 50 của thế kỉ XIX, nhìn sang Ấn Độ, Mác và Enghen
đã phát hiện ra cái mới. Những thư từ mà Mác công bố trước 1855 cùng với công trình “sự
thống trị Anh ở Ấn Độ (10 – 6- 1857) đã cho thấy rõ những điều rất cơ bản về nét đặc thù
của các xã hội phương Đông là “nhà nước chuyên chế phương Đông – Chuyên chế Châu
Á” và “chế độ công xã nông thôn”. Từ những công trình “những hình thức có trước sản
xuất tư bản chủ nghĩa” (1857 – 1858), cuốn “nguyên lý phê phán chính trị kinh tế học” và
đến tác phẩm “góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” (1859), Mác đã chính thức đưa

ra khái niệm phương thức sản xuất Châu Á, coi như một trong những phương thức sản xuất
có trong lịch sử loài người.
1.1.2. Xuất xứ của khái luận phương thức sản xuất Châu Á
Khái luận phương thức sản xuất Châu Á của Mác và Enghen được đúc kết từ ba
nguồn ý tưởng:
Lý luận của các nhà kinh tế học quốc gia thửơ ấy như Streat Mill và Riched Jones
mà Mác đã nghiên cứu vào năm 1853 và sử dụng những khái niệm của họ.
Kiến thức lấy từ các kí sự chuyên đề các xứ phương Đông.
Nguồn kiến thức từ những nghiên cứu về các cộng đồng xóm làng của nhiều xứ
khác trên thế giới mà hai ông đã đặt trọng tâm nghiên cứu vào ý nghĩa của các cộng đồng
này tại các nước phương Đông.
Những công trình nghiên cứu này là những đóng góp hỗ trợ cho công trình nghiên
cứu nền ngoại thương của Anh quốc và sự thịnh vượng kinh tế của xứ này. Thị trường
phương Đông đã trở thành khu vực ảnh hưởng tăng trưởng của nền công nghiệp Anh quốc.
Sự bành trướng xuất cảng hàng hoá Anh đã dẫn tới những xáo trộn sâu rộng nội tại của xã
hội phương Đông. Loạn Thái Bình thiên quốc ở Trung Hoa, cuộc nổi dậy Sepoy tại Ấn Độ
là những phản ứng trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình giải thể đang tăng mạnh của các xã
hội trên. Với kiến thức khai phá, Mác và Enghen đã nghiên cứu thí điểm cấu trúc của các
xã hội Châu Á đang lâm vào quá trình tan rã. Từ đó hai ông đã phác thảo đại cương khái
luận phương thức sản xuất Châu Á.
6

1.1.3. Những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất Châu Á
Những đặc trưng của phức thức sản xuất châu Á theo quan điểm của các tác gia kinh
điển (Mác - Ănghen):
Ở những tác phẩm khác nhau thì những phương sán xuất châu Á được Mác và
Ăngghen chỉ ra (không có tác phẩm riêng biệt nào bàn về phương thức sản xuất châu
Á).Tuy nhiên người ta thống nhất ở mấy đặc trưng sau:
Một, chế độ công xã nông thôn với tất cả sự trì trệ bảo thủ của nó (tiêu biểu nhất là
công xã nông thôn ở Ấn Độ)

Hai, Nhà nước chuyên chế phương Đông.
Ba, chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất mà người đứng đầu là nhà vua và sự chiếm
dụng của các công xã.
Bốn, sự bóc lột theo kiểu cống nạp.
Năm, sự không tách rời giữa thủ công nghiệp với nông nghiệp, thành thị chậm ra
đời và khó phát triển.
Sáu, sự tồn tại một cách kiên trì nhất và lâu dài nhất của các hình thái châu Á.
Bảy, sản xuất hàng hoá chậm phát triển.
Tám, trong phương thức sản xuất châu Á, tô và thuế kết hợp là một.
Chín, hiệp tác (hợp tác) giản đơn của những người lao động dưới sự chỉ huy của
Nhà nước chuyên chính phương Đông tạo nên những công trình xa hoa hay có ích.
Mười, tính độc chuyên của phường hội và sự hình thành những đẳng cấp xã hội.
Mười một, sự duy trì các tôn giáo cổ đại, sự thần thánh hoá thiên nhiên.
Mười hai, tính trì trệ và sự tồn tại dai dẳng của phương thức sản xuất châu Á.
Từ đó ta có thể rút ra mấy đặc trưng chính như sau:
7

- Chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất: Mác và Enghen đã xuất phát từ phân công
lao động và các hình thức sở hữu để tìm tới phương thức sản xuất Châu Á. Chế độ này bao
gồm: Kẻ sở hữu tối cao hay sở hữu duy nhất là nhà vua, kẻ chiếm dụng đất đai theo kiểu
cha truyền con nối là các công xã, kẻ sử dụng đất đai là các thành viên công xã và phải
thực hiện nghĩa vụ nộp cống cho kẻ sở hữu. Mâu thuẫn của chế độ sở hữu nảy sinh từ khi
tư hữu hoá về ruộng đất xuất hiện dẫn đến sự giải thể của phương thức sản xuất Châu Á.
Chúng ta có thể khẳng định quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất là phổ biến ở các xã hội
phương Đông cổ trung đại. Nhà vua đại biểu cho nhà nước cũng là kẻ nắm nhà nước có
toàn quyền phong cấp đất đai trong lãnh thổ của mình cho bất cứ ai, vì vậy sở hữu nhà
nước là một thực quyền. Chế độ sở hữu nhà nước thiết lập trên cơ sở các công xã nông
thôn có thể là cả bộ lạc là đặc trưng của chế độ sở hữu theo phương thức sản xuất Châu Á.
Quyền sở hữu nhà nước biểu hiện trong quyền hướng dùng sản phẩm thặng dư - quyền thu
địa tô – do nông dân công xã cống nạp. Mác đã nói rất rõ về chế độ sở hữu nhà nước thông

qua ông vua chuyên chế và việc bóc lột địa tô của những nhà nước kiểu phương thức sản
xuất Châu Á và phân biệt nó với các phương thức bóc lột khác… sự chiếm hữu địa tô là
hình thái kinh tế dưới đó quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện, và mặt khác địa tô giả
định đã phải có quyền sở hữu ruộng đất tức là giả định đã phải có một số người nào đó là
những kẻ sở hữu (bàn về các xã hội tiền tư bản, trang 237).
- Nhà nước chuyên chế cổ đại: Nhà nước thực hiện chuyên chế dựa trên quyền sở
hữu tối cao về ruộng đất được xác lập trên mối quan hệ kẻ thống trị là nhà vua và đẳng cấp,
giai cấp cầm quyền thu cống nạp, giai cấp bị trị nộp cống phẩm, nhà nước thực hiện ba
chức năng, ngoài việc bóc lột nhân dân trong nước bằng hình thức tô kết hợp với thuế làm
một và đi cướp bóc nhân dân các nước khác, chức năng tích cực là chăm lo xây dựng các
công trình mỹ quan và công cộng mà ở phương Đông quan trọng nhất là trị thuỷ, thuỷ lợi.
Với tư cách là kẻ sở hữu tối cao về ruộng đất, nhà nước trực tiếp giữ quyền phân
phối ruộng đất cho bất cứ ai, đồng thời nhà nước cũng can thiệp vào việc thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp cấm bỏ hoang ruộng đất thực hiện di dân lập làng. Nhà nước quân chủ Châu
Á do quý tộc quan liêu nắm với tư cách là giai cấp bóc lột thu cống phẩm các công xã nông
8

thôn, lợi ích của nó gắn liền với sự tồn tại của công xã nông thôn. Vì vậy nhà nước bảo vệ
sở hữu công xã, bảo vệ người nông dân công xã khỏi rơi xuống thân phận nô lệ. Nhà nước
hạn chế sự cướp đoạt nông dân, hạn chế sự áp bức bóc lột của bọn quý tộc, quan lại nhằm
bảo vệ người đóng thuế, người đi lính, đi lao dịch cho nhà nước. Nhà nước thực hiện những
chức năng xã hội – xây dựng thuỷ lợi với quy mô lớn và điều khiển việc thuỷ lợi. Rõ ràng
chức năng thủy lợi của nhà nước quân chủ chuyên chế phương Đông là một nét đặc biệt,
nó có thể giải thích phần nào những đặc trưng của nhà nước phương Đông. Một nét chung
của nhà nước theo phương thức sản xuất Châu Á là sự thực hiện những chức năng xây
dựng công cộng. Ngoài thuỷ lợi, đê điều còn có việc mở mang đường giao thông xây cầu
cống, đào sông, xây dựng các công trình kiến trúc lớn như đền đài, cung điện, lăng tẩm quy
mô. Như Mác nói: Đó là nhờ có việc các nhà nước quân chủ phương Đông đã tập trung
trong tay của cải và nhân công mới có thể tiến hành được.
- Công xã nông thôn: Với nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc khép kín, kinh tế hàng

hoá chậm ra đời và kém phát triển. Thủ công nghiệp không tách rời khỏi công nghiệp, đô
thị chỉ như những cái bướu của cơ cấu kinh tế. Duy trì và tàng trữ lâu dài những tàn dư lạc
hậu cổ đại. Tình trạng thấp kém hạn chế của tư duy, phản ánh trong tôn giáo cổ đại và sự
thần thánh hoá tự nhiên… hạn chế lý trí con người và hạ thấp nhân phẩm trước cả thiên
nhiên và xã hội.
- Phương thức bóc lột: Chúng ta có thể sơ bộ định nghĩa phương thức bóc lột của
chế độ xã hội theo phương thức sản xuất Châu Á là trên cơ sở chế độ sở hữu nhà nước về
ruộng đất, giai cấp quý tộc quan liêu đã bóc lột sản phẩm thặng dư dưới hình thức tô thuế
do nông dân công xã nộp. Trong “tư bản luận” tập III đã hai lần Mác nói đến các giai cấp
bóc lột của xã hội nô lệ, phong kiến và phương thức sản xuất Châu Á và xác định rõ ràng
cũng như giai cấp chủ nô, giai cấp chúa đất, nhà nước là người sở hữu chính cùa sản phẩm
thặng dư: “Trong điều kiện cùa chế độ nô lệ, chế độ nông nô của chế độ nạp cống thì người
chủ nô, tên chúa đất và nhà nước thu cống nạp đều chiếm hữu sản phẩm do đó bán sản
phẩm”.
9

Mác đã nêu lên mối quan hệ hữu cơ giữa chiếm địa tô và quyền sở hữu ruộng đất:
“…Sự chiếm hữu địa tô là hình thái kinh tế dưới đó quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện
và mặt khác địa tô giả định đã phải có quyền sở hữu ruộng đất tức là giả định đã phải có
một số người nào đó là những kẻ sở hữu”. Thời cổ đại và trung cổ nhà nước là kẻ thu tô
địa tô của các công xã, điều đó chứng tỏ nhà nước là kẻ sở hữu ruộng đất vì chế độ sở hữu
nhà nước thiết lập trên công xã nông thôn nên nông dân công xã phải nộp tô dưới hình thức
thuế cho nhà nước. Địa tô bao gồm toàn bộ phần sản phẩm thặng dư của người nông dân
công xã, khi công xã nông thôn bị thu hẹp lại thì chế độ sở hữu nhà nước cũng bị thủ tiêu.
Chế độ phong cấp, ban phát ruộng đất cho quý tộc, quan lại không còn nữa. Theo truyền
thống nhà nước quân chủ vẫn tiếp tục thu thuế trên nông dân các làng nhưng thuế người
tiểu noong phải nộp cho nhà nước bây giờ không còn là địa tô nữa, vì nó không phải là
toàn bộ sản phẩm thặng dư mà chỉ là một phần của sản phẩm thặng dư.
1.2. Hình thái xã hội của “phương thức sản xuất chấu Á”
Để nói về hình thái xã hội của “phương thức sản xuất châu Á” thì yêu cầu căn bản

nhất là phải chứng minh được “phương thức sản xuất châu Á tồn tại trong lịch sử nhân loại
như một kiểu hình thái kinh tế - xã hội độc lập, ngang hàng với các hình thái kinh tế - xã
hội đã được chứng minh và khẳng định (như chiếm hữu nô lệ, phong kiến hay tư bản chủ
nghĩa). Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể sử dụng một cách khoa học thuật ngữ “hình
thái”.
Và như những gì đã trình bày trong phần các đặc trưng của “phương thức ản xuất
châu Á”, chúng ta có thể dễ dàng nhìn nhận các đặc trưng ấy trải rộng trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống con người (kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Cụ thể, có thể gom các đặc
trưng ấy và chia lại như sau:
-Về chính trị: Sự tồn tại của Nhà nước chuyên chế đối với quyền lực tối cao nằm
trong một cá nhân người.
-Về xã hội: Sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn và sự khắc nghiệt của chế độ
đẳng cấp.
10

-Về kinh tế: Sự phổ biến của sở hữu tập thể về ruộng đất mà người đứng đầu là nhà
vua và không có chế độ tư hữu về ruộng đất.Phát triển công nghiệp và nông nghiệp không
tách rời nhau.Thành thị chậm ra đời và hình thức bóc lột theo kiểu cống nạp.
-Về văn hoá: Ảnh hưởng nặng nề bởi tôn giáo.
Mặc dù phương thức sản xuất châu Á đã Mác- Ăngghen nói tới cách đây hàng thế
kỉ, song đến nay vẫn còn rất nhiều ý kiến, quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước về vấn đề này.
Rõ ràng, với việc tìm ra đặc điểm của “phương thức sản xuất châu Á” trên tất cả các
lĩnh vực từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng, chúng ta có một cơ sở vững chắc để
khẳng định đây thực sự là một hình thái kinh tế - xã hội riêng biệt từng tồn tại trong lịch
sử phát triển của xã hội loài người.
Vậy, những đặc điểm cơ bản của hình thái xã hội thời kì này là gì, cũng từ những
đặc trưng đã nêu trên, chúng ta cũng có thể chỉ ra những đặc điểm của xã hội trong “phương
thức sản xuất châu Á”.
Thứ nhất, đây chắc chăn slà một xã hội đã phân chia giai cấp. Bởi lẽ, phương thức

sản xuất châu Á tồn tại có sự hiện diện của nhà nước. Mà nền tảng để hình thành nhà nước
là phải có sự phân chia giai cấp. Ở trên, chúng tôi còn sử dụng thuật ngữ đẳng cấp là để bổ
sung thêm rằng, cho đến thời kì này, trong xã hội đã hình thành nên một cách căn bản sự
pohân tầng xã hội, sự xuất hiện của các ngành nghề cơ bnả như nông nghiệp, thủ công
nghiệp, thương nghiệp,… Chúng tôi nhân mạnh là mình không tan sthành voié ý kiến cho
rằng đẳng cấp là một “nấc thang” nền tảng để tiến lên gia cấp. Quan điểm của chúng tôi là
đẳng cấp và giai cấp và hai cách phan chia xã hội loài người trên các tiêu chí phân chia
khác nhau mà thôi.
Thứ hai, đơn vị tổ chức cơ sở của xã hội trong “phương thức sản xuất châu Á” là
các công xã nông thôn. Đây chính là dấu hiệu cho thấy sự tiếp nối của lịch sử xã hội loài
người. tuy đã hình thành nhà nước nhưng xã hội của “phương thức sản xuất châu Á” vân
duy trì nét đặc trưng của hình thái công xã nguyên thủy – đó là các công xã, chỉ có điều tổ
11

chức công xã tỷong thời kì này đã có những bước tiến cao hơn, đặc biệt là đã vượt qua “rào
cản” về huyết thống, dòng tộc mà hướng tới một xã hội ổn định trên nền tảng cùng cư trú
trong một phạm vi xác định. Cũng chính sự ổn định trong tổ chức công xa mà sự tồn tại
lau dài của “phương thức sản xuất châu Á” được đảm bảo mặc dù sự suy vong của các nhà
nước vẫn diễn ra luân phiên. Như vậy, có thể thấy vai trò của ccá công xã đối với hình thái
xã hội của “phương thức sản xuất châu á” là cực kì quan trọng, là nền tảng, động lực để nó
tồn tại trong lịch sử.
Thứ ba, sự bóc lột giữa các giai cấp được thực thi qua mói quan hệ giữa nhà nước
và các công xã. Các công xã nông thôn tồn tại trên nền tảng về sở hữu công đối với tư liệu
sản xuất. và như đã nói ở trên thì các công xã có tính độc lập và khả năng tự điều chỉnh để
oỏn định tổ chức. Do vậy, sữ không có chuyện tư hữu ruộng đất xuất hiện trong cơ sở hạ
tầng của “phương thức sản xuất châu Á”, việc này đồng nghĩa với sữ không có một thế lực
tư nhân nào có thể xâm phạm đến quyền lực của các công xã. Nhà nước muốn thu tô thuế
của nhân dân sẽ không thể thông qua con được quyền lực của các “tay sai” như trong thời
phơng kiến mà buộc phải thông qua các công xã, những đơn vị căn bản cấu tạo nên Nhà
nước. và trong trường hợp này, tô thuế được gọi là vật phẩm công nạp.

Chương 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THÁI XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN CỔ - TRUNG ĐẠI
2.1. Xã hội Việt Nam thời kì Văn Lang – Âu Lạc và Bắc thuộc
2.1.1. Thời kì Văn Lang – Âu Lạc
Phương thức sản xuất châu Á có từ thời Văn Lang (thế kỷ VII TCN. Đồng chí Phạm
Văn Đồng đã có những hướng dẫn quan trọng về vấn đề phương thức sản xuất Châu Á,
trong đó người đã nói: “Nghiên cứu về giai đoạn lịch sử Hùng Vương, nếu chúng ta làm
tốt hoặc là có những tài liệu đích đáng, có thể chúng ta dựa được vào đây để tìm ra một đôi
ánh sáng về vấn đề cực kì quan trọng đó là vấn đề phương thức sản xuất Châu Á” hay vào
những năm đầu 70, Phan Huy Lê cùng với Chữ Văn Tần sau khi phân tích tình hình của
sức sản xuất, quá trình phân hóa xã hội đã nêu lên những đặc điểm của kết cấu kinh tế xã
hội và tổ chức nhà nước phôi thai thời Hùng Vương và đi đến nhận xét: “Đó là một xã hội
12

có giai cấp sơ kì với những nét đặc trưng của hình thái Á châu, đó không phải là xã hội
chiếm hữu nô lệ mà thuộc hình thái kinh tế xã hội của phương thức sản xuất Châu Á”. ).
Sau khi nghiêm cứu về hình thái xã hội thời Văn Lang- Âu Lạc thì có thể nhận thấy hình
thái xã hội thời kỳ này biểu hiện ở những đặc trưng về công xã nông thôn, chế độ sở hữu
tập thể về ruộng đất, sự bóc lột theo kiểu cống nạp, sự không tách rời giữa thủ công nghiệp
và nông nghiệp, hình thành các tầng lớp xã hội…
Xã hội thời Hùng Vương đã có sự phân chia giai cấp tầng lớp. Vào giai đoạn cuối,
tồn tại 3 tầng lớp xã hội: Tầng lớp quý tộc, tầng lớp nô tỳ, và tầng lớp dân tự do của công
xã nông thôn. Tuy nhiên sự phân chia này chưa dẫn tới sự khắc nghiệt của chế độ đẳng
cấp. Thời kỳ nhà nước Văn Lang mới chỉ hình quan hệ bóc lột phong kiến, chưa có sự
chuyên chế với quyền lực tối cao nằm trong tay vua. Tầng lớp quý tộc là những người
thống trị, vốn là những quý tộc bộ lạc, gồm các tộc trưởng, tù trưởng bộ lạc, thủ lĩnh liên
minh bộ lạc…Tầng lớp nô tỳ ở vào địa vị thấp nhất trong xã hội, là những thành viên công
xã nghèo khổ hay vi phạm tục lệ công xã, hoặc có thể là người ngoại tộc bị bắt làm nô tỳ.
Họ có thể tham gia sản xuất ít nhiều, nhưng chủ yếu là phục dịch trong các gia đình quý
tộc. Tầng lớp dân tự do của công xã nông thôn giữ vai trò lực lượng sản xuất chủ yếu. Họ

được công xã chia ruộng đất cho cày cấy, “ khẩn ruộng đó mà ăn ”, nhưng lại bị Lạc hầu “
ăn ruộng ”. Một hình thức bóc lột đã trùm lên công xã và trên thực tế đã biến công xã thành
cơ sở và đơn vị bóc lột. Tuy nhiên, những đặc điểm của loại hình công xã châu Á vẫn đảm
bảo cho công xã quyền tự trị rộng lớn và bảo đảm cho các thành viên công xã một cuộc
sống tương đối ổn định, tự do, hạn chế xu hướng nô lệ hoá và nông nô hoá. Hình thức bóc
lột ở đây là cống nạp hay lao dịch.
Sang thời Âu Lạc, những đặc trưng về công xã nông thôn, quyền lực nhà vua của
phương thức sản xuất châu Á được thể hiện rõ nét hơn. Quyền uy của vua được tăng cường.
Lạc hầu có thể thay mặt vua giải quyết các công việc trong nước, làm công việc tôn giáo,
thu cống phẩm, giữ kho tàng….Đứng đầu các bộ vẫn là các Lạc tướng, là người thu nộp
cống phẩm cho nhà vua, đồng thời là thủ lĩnh quân sự địa phương, chịu sự điều động của
nhà vua. Trong công xã nông thôn, bồ chính là người đứng đầu, bên cạnh có một hội đồng
13

công xã, là những người do các thành viên công xã cử ra để giải quyết và định đoạt hoạt
động của công xã. Công xã vừa là cơ sở của nhà nước, vừa mang tính tự quản cao. Quan
hệ giữa công xã và chính quyền nhà nước cấp trên là quan hệ mang tính chất lưỡng hợp.
Nhà nước vừa đại diện và đứng trên tất cả các công xã, như là “ người cha của số đông
công xã ” (C.Mác), tổ chức công cuộc trị thuỷ - thuỷ lợi và tự vệ, vừa bóc lột các công xã
dưới dạng cống phẩm, do thành viên trong công xã.
2.1.2. Thời Bắc thuộc
Bước sang thời Bắc Thuộc, đây là thời kỳ nước ta nằm dưới sự cai trị của phong
kiến phương Bắc. Thời kỳ này xã hội Việt nam có nhiều biến đổi xong phương thức sản
xuất châu Á (PTSXCA) vẫn mang những sắc thái riêng của Việt Nam.
Chế độ công xã nông thôn với tất cả sự trì trệ bảo thủ của nó (dưới góc nhìn của chế
độ phong kiến) là một trong những đặc điểm tiêu biểu của PTSXCA. Tuy nhiên dưới sự
cai trị của phong kiến phương Bắc, dù cố gắng đến mấy thì công xã (tức làng xã) vẫn ít
chịu sự quản lý của chính quyền đô hộ. Thời kỳ Bắc thuộc, phong kiến Trung Quốc (TQ)
đã tìm mọi cách vươn xuống tận cơ sở để nắm lấy và sử dụng làng Việt truyền thống như
một công cụ phục vụ cho mưu đồ thống trị và đồng hoá của chúng. Tiêu biểu cho khuynh

hướng này là việc Khâu Hoà (Giao Châu Đại Tổng quản của nhà Đường) hồi đầu thế kỷ
thứ VII đã đề ra chính sách khuôn làng Việt vào mô hình thống trị của Trung Quốc: Đặt ra
hương (trong đó tiểu hương có từ 70 đến 150 hộ và đại hương có từ 160 đến 540 hộ) và
dưới hương là xã (gồm tiểu xã từ 10 đến 30 hộ và đại xã từ 40 đến 60 hộ). Nhưng trong
thực tế phong kiến Trung Quốc đã không thành công. Tuy từ đầu Công nguyên chế độ Lạc
tướng đã bị xoá bỏ và chính quyền đô hộ đã nắm giữ được cấp huyện, nhưng nó vẫn không
thể khống chế nổi cơ sở hạ tầng của xã hội Việt cổ là các công xã (tức là các xóm làng).
Người Việt suốt thời kỳ thống trị của phong kiến phương Bắc đã không ngừng bảo tồn và
củng cố cộng đồng xóm làng, biến xóm làng của mình thành những pháo đài chống Bắc
thuộc, chống đồng hoá, dựa vào làng và xuất phát từ làng mà đấu tranh giành lại nước.
Công xã nông thôn Việt Nam với kết cấu bền chặt của nó không những không bị giải thể
mà trái lại có mặt còn được củng cố trong nghìn năm chống Bắc thuộc. Tuy vậy phong
14

kiến phương Bắc vẫn ra sức củng cố, tổ chức bộ máy cai trị trên đất nước ta, quản lý đi từ
chỗ lỏng lẻo đến chặt chẽ.
Khi chuyển dần sang xã hội có giai cấp, ruộng đất tư từng bước xuất hiện và lấn át
công điền. Sự phân hóa giai cấp làm nảy sinh tình trạng kẻ giàu có, có quyền thế đã chiếm
hữu nhiều đất đai, và kẻ nghèo hèn sa sút thì không có một tấc đất cắm dùi. Chế độ công
hữu ruộng đất ở Việt Nam tồn tại dai dẳng, lâu dài, song song với chế độ tư hữu thường
đân xen lẫn nhau ngay trong cùng một đơn vị (điều mà Mác và Ăngghen gọi là tính nhị
nguyên của chế độ sở hữu công xã nông thôn).
Để củng cố cơ sở vật chất cho chính quyền đô hộ và tăng cường sự bóc lột đối với
người dân, ngay từ thời Mã Viện cai quản Giao Châu đã xuất hiện hàng loạt trang trại của
các địa chủ Hán tộc. Đây là những quan lại, quí tộc TQ khi quyết định sinh cơ lập nghiệp
ở Giao Châu thường mang theo rất nhiều thuộc hạ mà người ta gọi là các “gia nô”, “gia
khách” hay “bôk khúc”. Phần lớn số họ là nững thành viên công xã, những nông dân bị
phá sản phải phụ thuộc vào chủ nhân là những quan lại, quý tộc. Với lực lượng sẵn có, lại
dựa vào sự ủng hộ của chính quyền thống trị Giao Châu, bọn quan lại, quý tộc TQđã tiến
hành chiếm đoạt ruộng đất của nông dân bản xứ, đồng thời khai khẩn, mở rộng them diện

tích đất để lập nên những trang trại mang dáng dấp đồn điền. Từ thời thái thú Nhâm Diên
đã có việc khai khẩn ruộng đất, giảm bớt binh lính, bắt họ làm ruộng để nộp tô cho chính
quyền. Đến thời Mã Viện tiếp tục mở ra những ấp trại đồn điền.
Ở thời kì này có nững binh lính người Hán ở hẳn đất Giao Chỉ, và sau này sử Hán
gọi là người Mã lưu. Những tù nhân chiến tranh cùng những người dân mất ruộng đất chính
là nguồn nông nô, nô tỳ ở các trang trại của địa chủ Trung Hoa, họ phải làm việc theo hình
thức cưỡng bức lao động với thân phận thấp kém. Nhiều mô hình bằng đất nung của những
trang trại này đuọc tìm thấy dưới dạng đồ tùy tang trong những ngôi mộ Hán trên đất nước
ta.
Do bị mất ruộng và bị bóc lột nặng nề, cuối thế kỉ II, ở Giao Châu đã xuất hiện ngày
càng nhiều dân lưu tán tức những người phải bỏ quê hương đi tha phương cầu thực. Cuối
15

thế kỷ V, sử cũng ghi lại hiện tượng xuất hiện nhiều những người “dân vong mệnh” , tức
những người nông dân phá sản lưu vong. Chính quyền đô hộ đã chiêu tập những người
này, tập trung vào các ấp, tại, lập nên những đồn điền. Đồn điền là một loại ruộng công gọi
là “ruộng Quốc khố” do nhà nước trực tiếp quản lý. Các tội nhân và những người dân công
xã bị phá sản ở chính quốc cũng được đưa sang làm việc trong những đồn điền này. Những
người lao động đồn điền dù là người Việt hay Hán thân phận đều bị trói buộc như một thứ
nông nô của chính quyền đô hộ.
Đến thời Ngô, có lẽ hình thức đồn điền đã rất phát triển nên chính quyền ở Giao
Châu đã đặt cức quan gọi là “Điền nông Đô úy” hay “Đô úy” chuyên trách cai quản đồn
điền.
Với kinh tế chính vẫn là nông nghiệp chính quyền đô hộ mặc sức bóc lột bằng hình
thức cống nạp và tô, thuế:
Phương thức bóc lột chủ yếu của chính quyền đô hộ TQ với những miền ngoại vực
như Giao Châu là cống nạp, Việc cống nạp có ưu thế là không cần sự điều hành trực tiếp
của chính quyền trung ương mà được giao cho Thứ sử và các quan thái thú trong bộ máy
chính quyền địa phương đảm nhiệm. Các quan địa phương muốn được triều đình trung
ương chiếu cố để tự tung tự tác ở phương xa phải hết long và tự nguyện cống nạp.

Hình thức cống nạp trong giai đoạn này chưa được quy định rõ về định mức, mà nó
phụ thuộc vào tình hình thực tế ở địa phương. Chính vì vậy, bọn quan lại cấp châu, quận
nhân cơ hội cần thu gom sản vật tiến cống mặc sức vơ vét, chiếm đoạt của cải của người
dân. Hậu Hán thư có chép về tình trạng này: “Xưa đất Giao Chỉ có nhiều sản vật quý, ngọc
minh cơ, lông trả, sừng tê, ngà voi…thứ gì cũng có. Các Thứ sử trước sau phần lớn không
thanh liêm, trên thì bỡ đỡ kẻ quyền quý, dưới thì thu vét của cải của dân, đến khi đày túi
tiền thì xin dời đổi” . Cũng theo Hậu Hán thư thời Đông Hán, Giao Châu luôn phải cống
vải, nhãn cùng các thứ đồ tươi sống.
16

Thời Sĩ Nhiếp: Các mặt hàng thủ công Giao Châu với nguồn nguyên liệu lạ luôn là
thứ đồ ưa thích của các vua chúa và quan lại TQ. Giao Châu đã từng phải cống vải dệt bằng
tơ chuối, lấy từ vỏ và lá trầm hương…
Đời Tống, Tề, Giao Châu vài năm phải cống mũ Đâu mâu bằng bạc. các loại súc vật
phương nam cũng được liệt kê. Thời Tam quốc, Sĩ Nhất em trai Sĩ Nhiếp cống cho vua
Ngô mấy tram con ngựa, rồi voi được thuần phục, gà có tiếng gáy dài…
Người dân Giao Châu không chỉ nộp cống vật mà còn phải đi lao dịch để chuyên
chở những cống vật ấy về triều đình TQ.
Bên cạnh hình thức bóc lột bằng cống nạp, từ thời Đông Hán đến Lục triều, Giao
Châu còn phải chịu sự bóc lột bằng tô, thuế của chính quyền đô hộ phương Bắc. Theo ý
kiến các nhà nghiên cứu, có thể phương thức bóc lột bằng tô thuế đã xuất hiện vào cuối
thời Tây Hán, bởi đầu thời Tây Hán theo Hán thư ở Giao Châu vẫn chưa có thuế, nhưng
khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa vào năm 40 (thời Đông Hán), đã xá thuế 2 năm cho dân.
Sau khi Đông Hán bình định được đất Giao Châu, việc bóc lột tô, thuế ngày càng
tang, từ chỗ nhà Hán vẫn phải chở lương thực để nuôi quân sĩ ở đây, đến thời điểm này số
thóc do bóc lột được bằng tô thuế đã đủ để nuôi toàn bộ quan lại, quân sĩ Giao Châu. Sử
cũ ghi rằng số thóc thuế mà chính quyền đô hộ thu được ở Giao Châu thời Đông Hán lên
tới 13.600.000 hộc tương đương 272.000 tấn thóc. Thóc lúa mà chính quyền Giao Châu có
được là do thu thuế các hộ làm nông nghiệp, còn ở vùng biển, các hộ đáng cá, làm muối,
mò ngọc…đều phải chịu mức thuế rất nặng.

Sử nhà Hán và sử ta đều nhắc về việc thứ sử Chu Phù “tàn bạo với dân chúng, cưỡng
bức thu thuế của dân. Một con cá vàng (Hoàng ngư) thu một hộc lúa, dân chúng oán giận.
Thời Nam triều có hàng trăm thứ thuế, dân nghèo phải bán vợ con để nộp thuế.
Chính sách bóc lột bằng những hình thức tiến cống tô thuế nặng nề với chính quyền
đô hộ ở Giao Châu đã khiến người dân lâm vào cảnh bần cùng, cực khổ mà sử cũ ghi lại
“tram họ xác xơ”. Những người dân bị cướp ruộng đất phải phiêu tán khỏi làng quê hoặc
17

bị biến thành nông nô trong các trang trại, đồn điền của những địa chủ người Hán và Việt.
Như một quy tất yếu, người dân Giao Châu lại vùng lên đấu tranh.
Đến đời nhà Lương, vẫn tiếp tục duy trì chính sách bóc lột của nhà Tề, trong đó có
chính sách thuế rất nặng. Chính sách này khiến người dân bị bần cùng hóa, bị biến thành
nô bộc , tá điền…
Cho đến các triều đại đô hộ sau đó chính quyền phương Bắc vẫn tiếp tục các chính
sách bóc lột thuế khóa hà khắc với nhân dân ta.
Tuy nhiên với những chính sách bóc lột, áp đặt như đàn áp, đồng hóa, vơ vét của
một chính quyền phong kiến được xem là điển hình trong lịch sử nhân loại, nhưng với sức
mạnh của công xã nông thôn vẫn bảo vệ PTSXCA mang sắc thái riêng của Việt Nam: có
chuyên chế nhưng chuyên chế của vua ở Việt Nam bấy giờ không sâu sắc như các nước
khác, vì xuất phát điểm của nhà nước Việt Nam là một nhà nước chưa chin mùi nên không
chuyên chế, độc quyền, không khắc nghiệt như các nước khác cùng thời. Sự độc lập tương
đối của công xã nông thôn vẫn được duy trì, Công xã nông thôn vẫn giữ được quyền tự trị
và được xem như thế giới riêng của người Việt.
Khi chính quyền đô hộ ra sức tìm cách đồng hóa dân ta, nhưng nhân dân đã biết tiếp
thu văn hóa một cách có chọn lọc với sự du nhập của các tôn giáo, tư tưởng mới đã góp
phần làm phong phú hơn cho văn hóa Việt Nam nhưng vẫn giữ đậm nét dân tộc.
Đến thời Bắc thuộc, mặc dù bị chính quyền phong kiến phương Bắc cai trị, nhưng
xã hội Việt Nam vẫn mang những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á. Nhà nước
phương Bắc cai trị từ chỗ lỏng lẻo đến chặt chẽ, hoàn thiện, vừa cai trị trực tiếp vừa cai trị
gián tiếp. Sự chuyên chế cao hơn thời Văn Lang - Âu Lạc. Sản xuất thời kì này chủ yếu

vẫn là nông nghiệp trong các công xã nông thôn (kẻ, chạ, chiềng). Bên cạnh đó nền thủ
công nghiệp cổ truyền vẫn tiếp tục phát triển, kèm theo là một số truyền thống kĩ thuật và
kinh nghiệm sản xuất mới của người Hán. Về mặt xã hội, giai cấp thống trị, bên cạnh quý
tộc quan lại người Việt, còn có thêm tầng lớp quý tộc quan lại người Hán. Trong giai đoạn
đầu, chính quyền trung ương, chính quyền đô hộ bản địa, quý tộc, quan lại người Hán,
18

Việt, bóc lột trực tiếp theo nhu cầu, sau chuyển dần sang bóc lột bằng tô thuế theo hạn
định.
Như vậy, dẫn theo GS.Phan huy Lê đã khẳng định về sự tồn tại của phương thức
sản xuất châu Á trong lịch sử Việt Nam, ông cho rằng sau chế độ công xã nguyên thủy,
Việt Nam bước vào xã hội có giai cấp sơ kỳ mang đặc trưng “hình thái Á châu” hay phương
thức sản xuất châu Á, không qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ, để sau đó tiến lên chế độ phong
kiến với những đặc điểm khác phương Tây .
Bước sang thế kỷ thứ X trở về sau, tình hình Việt nam có nhiều biến đổi làm cho
phương thức sản xuất châu Á cũng có những biểu hiện khác đi trong từng thời kỳ.
2.2. Xã hội Việt Nam trong thời kì dân tộc tự chủ từ thế kỉ X-XIV
Sang thế kỉ X, với ba triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê, bộ máy nhà nước là chế độ quân
chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo mô hình nhà Tống, nhưng chưa hoàn chỉnh và
cũng có một số khác biệt: Tính tập quyền còn thấp; chưa hoàn thành các cơ quan chuyên
trách như sau này; thành phần quan lại chủ yếu là võ tướng, vai trò quan văn còn mờ nhạt;
vai trò của các tăng quan, đạo quan rất lớn. Xã hội Việt Nam thế kỉ X là một xã hội mang
tính đẳng cấp, gồm: Đẳng cấp quý tộc (vua quan, quý tộc, hào trưởng); tầng lớp bình dân
(nông dân công xã); tầng lớp nô tỳ (không phổ biến). Tuy nhiên chưa có sự phân chia sâu
sắc, khắc nghiệt. Nhà nước là chủ sở hữu tối cao về ruộng đất và thu tô thuế, cống phẩm,
lao dịch của các làng xã. Trong kinh tế, bên cạnh nông nghiệp, thủ công nghiệp nhân dân,
còn xuất hiện chế độ quan xưởng (xưởng thủ công nhà nước) chuyên sản xuất đồ dùng cho
hoàng cung, lễ phục của quan lại, các loại vũ khí. Như vậy có thể thấy các đặc trưng của
phương thức sản xuất châu Á đã thể hiện trên các mặt chính trị, xã hội, kinh tế.
2.2.1. Đại Cồ Việt thời Đinh (939 – 980)

Xã hội Đại Cồ Việt thời Đinh đã bắt đầu có sự phân hóa, tuy nhiên sự phân hóa xã
hội chưa thật sự rõ nét. Vào thời kỳ này, kinh tế nông nghiệp với chế độ sở hữu ruộng đất
công chiếm ưu thế tuyệt đối nên nông dân công xã là lực lượng lao động cơ bản và đông
đảo nhất trong xã hội.
19

Bên cạnh đó, trong tầng lớp này bắt đầu xuất hiện những bộ phận có uy thế về kinh
tế và có vị trí xã hội, đây là những nhân tố cơ bản tạo nên những đẳng cấp mới trong xã
hội đang trên con đường phát triển thành giai cấp. Đồng thời một số đại diện của kinh tế
địa chủ được hình thành từ trước gắn liền với bọn đô hộ thống trị và đối nghịch với bọn
nhà nước đương thời không còn cơ sở để tồn tại. Bộ phận đang đặt nền móng cho sự hình
thành giai cấp phần lớn là các chủ trang trại do khai hóa hoặc được ban cấp hoặc chiếm
hữu có số lượng rất ít. Đó chỉ là mầm móng ban đầu, chưa đủ để hình thành một giai cấp
phong kiến nắm quyền thống trị và chi phối xã hội. Phần lớn tầng lớp thống trị này xuất
thân từ những thổ hào, thủ lĩnh địa phương được nhà nước “giao” quyền cai trị ở các địa
phương. Và một số vốn là những công thần của triều đình được ban cấp… Quyền lực, uy
thế của tầng lớp này ngoài tiềm lực kinh tế còn phải dựa trên cơ sở tài năng, đức độ, kinh
nghiệm và có uy tín được xã hội kính phục. Vì thế giữa tầng lớp thống trị với dân chúng bị
trị chưa có sự ngăn cách trái lại còn gắn bó với những quan hệ gần gũi, mộc mạc, dân dã
như một đại gia đình trong cộng đồng công xã mở rộng. Tiềm lực kinh tế và chính trị tuy
có vị trí nhất định nhưng nhìn chung các chủ trang trại, chủ sở hữu tư nhân hãy còn bé nhỏ
cả về số lượng lẫn chất lượng, chưa đủ để gây ra những sáo trộn lớn nhưng cũng đủ để tạo
nên sự có mặt trong các “công xã nông thôn” một tầng lớp đáy cùng của xã hội được quan
niệm như “nô lệ gia đình”. Tuy có địa vị khác nhau trong xã hội và trong cộng đồng làng
xã, nhưng các tầng lớp trong xã hội thời Đinh như: quý tộc, tăng lữ, nông dân công xã, đến
nô lệ gia đình họ đã tập hợp nhau lại chung quanh nhà nước quan chủ Đại Cồ Việt, cùng
xây dựng vả bảo vệ đất nước độc lập tự chủ.
2.2.2. Đại Cồ Việt thời Tiền Lê (980 – 1009)
Mặc dù nhà Tiền Lê chỉ tồn tại từ năm 981 đến năm 1009, nhưng trong
khoảng thời gian đó, tình hình xã hội cơ bản ổn định, sự phân hóa xã hội so với thời nhà

Đinh có những biến đổi nhanh hơn rõ nét hơn. Thời nhà Tiền Lê đạo Phật được coi là quốc
đạo, vì vậy các nhà sư là tầng lớp được xã hội trọng vọng. Tuy tiềm lực kinh tế của tầng
lớp này là khong lớn nhưng uy thế chính trị và vai trò của nó đối với xã hội là rất lớn. Tuy
20

không đông đảo nhưng là tầng lớp có sự chi phối về tư tưởng và tinh thần trong xã hội thời
Tiền Lê.
Với việc khai phá mạnh mẽ vùng đồng bằng châu thổ và ven biển cùng với việc
được ban cấp (do có công lao) đã làm xuất hiện một đôi ngũ các chủ trang trại. Tuy nhiên
các chủ trang trại vẫn còn rất ít. Đó chỉ là mầm móng ban đầu, chưa đủ để trở thành một
giai cấp phong kiến nắm quyền thống trị và chi phối xã hội. Phần lớn tầng lớp thống trị
mới này xuất thân từ những thổ hào, thủ lĩnh địa phương được nhà nước “giao” quyền cai
trị ở các địa phương. Và một số vốn là những công thần của triều đình được ban cấp…
Quyền lực, uy thế của tầng lớp này ngoài tiềm lực kinh tế còn phải dựa trên cơ sở tài năng,
đức độ, kinh nghiệm và có uy tín được xã hội kính phục. Nhìn chung các chủ trang trại,
chủ sở hữu tư nhân hãy còn bé nhỏ cả về số lượng lẫn chất lượng, chưa đủ để hình thành
một “giai cấp” nhưng đó là những tiền đề cơ bản để xác định vị trí và vai trò cảu tằng lớp
này trong xã hội.
Tuy có sự phân hóa đã bắt đầu với việc phân chia các giai tầng trong xã hội, nhưng
vào thời kỳ này, kinh tế nông nghiệp với chế độ sở hữu ruộng đất công vẫn chiếm ưu thế
tuyệt đối nên nông dân công xã là lực lượng lao động cơ bản va đông đảo nhất trong xã
hội. Với sự phát triển chung của đất nước, trong đó có nhu cầu xây dựng kiến thiết và giao
lưu với bên ngoài, một số người vốn xuất thân từ nông dân, nhưng có tay nghề và kih
nghiệm đã bát đầu hình thành các nhóm người chuyên làm nghề thủ công và thương mại.
tuy nhiên tầng lớp này số lượng rất ít và về cơ bản luôn gắn kết chặt chẽ với sản xuất nông
nghiệp. Trong xã hội Đại Cồ Việt thời Tiền Lê đã xuất hiện nhóm cư dân người Champa.
Họ là những tù binh và dân thừng bị bắt trong các cuộc hành quân bình Chiêm. Họ là tầng
lớp thấp nhất trong xã hội trong xã hội Đại Cồ Việt thời Tiền Lê.
Thời Tiền Lê chỉ có 28 năm, tuy phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống, bình
Chiêm và trấn áp vài cuộc nổi dậy, nhưng nhìn chung là tình hình xã hội vẫn trong thế ổn

đinh và phát triển, các tầng lớp trong xã hội chưa có sự phân hóa rõ rệt ma vẫn gắn bó với
những quan hệ gần gũi, mộc mạc, dân dã để cùng xay dựng và bảo vệ đất nước đọc lập tự
chủ.
21

2.2.3. Đại Việt thời Lý
Nhìn chung, dưới thời Lý sự phân hóa xã hội diễn ra chưa triệt để. Từ đầu thời Lý
cho đến hết thế kỷ XI, khi hình thái công xã nông thôn còn chiếm ưu thế trong xã hội, kinh
tế tư nhân chưa xuất hiện với tư cách là một thành phần kinh tế vfa nền kinh tế hàng hóa
chưa phát triển mạnh thì sự phân hóa xã hội vẫn còn nhập nhằng ở trạng thái chưa phát
triển. Trong xã hội có hai giai cấp cơ bản, đó là giai cấp nông dân công xã và giai cấp quý
tộc.
- Giai cấp nông dân công xã là giai cấp bị bóc lột.
- Giai cấp quý tộc là giai cấp được hưởng sản phẩm thặng dư của công xã.
Trên danh nghĩa giai cấp quý tộc (đứng đầu la vua) là giai cấp được nắm toàn bộ đất đai
trong nước nhưng trên thực tế quý tộc chỉ lả kẻ chiếm hữu lao động thặng dư của các công
xã mà thôi. Như vậy ở đây, giai cấp quý tộc không phải là địa chủ theo đúng nghĩa của nó.
- Ngoài quý tộc và nông dân các công xã thì tầng lớp tăng ni, nô tì chỉ đóng
vai trò thứ yếu trong xã hội, chưa trở thành một lực lượng quan trọng.
Trên thực tế, sự phân hóa xã hội ở đầu thời Lý diễn ra vừa không rõ rệt lại vừa ở
mức độ khác nhau. Ví dụ như cũng cùng trong hàng ngũ quý tộc thời Lý, nhưng không
phải ai cũng được hưởng chế độ phong cấp như nhau (phong thuế theo hộ và phong theo
kiểu thái ấp). Việc hưởng chế độ phong cấp khác nhau là nguyên nhân dẫn đến tình trạng
tích lũy động sản không đồng đều giữa các tầng lớp trong giai cấp thống trị như quý tộc
cao cấp, ccong thần, quan lại, cao tăng… Trong giai cấp nông dân công xã cũng vậy, tuy
họ không được hưởng chế độ phong cấp như giai cấp quý tộc, nhưng do việc sản xuất được
tiến hành riêng lẻ tại các gia đình cá thể nên sự chênh lệch về thu nhập và tích lũy động
sản cũng không giống nhau và do đó sự phân hóa xã hội ở giai tầng này mặc dù diến ra rất
chậm chạp nhưng cũng vẫn có sự khác nhau
Từ thế kỷ XII, dưới tác động của nền kinh tế hàng hóa và sự tác động của quá trình

tư hữu hóa ruộng đất, giai cấp nông dân làng xã chia thành hia bộ phận: bộ phận nông dân
công xã và bộ phận nông dân tiểu tư hữu. Giai cấp quý tộc cũng tách ra, trong đó bộ phận
có thế lực về kinh tế đã bắt đầu hoạt động kinh doanh và dùng thế lực kiêm tính phần ruộng
22

đất công. Và lúc này họ cũng có thể đem tiền của ra để mua ruộng đất và trở thành địa chủ.
Nhưng đó chỉ là xu hướng chung, còn vào thời điểm này tầng lớp địa chủ vẫn còn ở mức
độ hạn chế, vì chế độ sở hữu ruộng đất mới chỉ phát triển ở giúa các khe hở của chế độ sở
hữu ruộng đất công xã và của nhà nước. Giai cấp địa chủ chỉ có điều kiện phát triển và dần
dần trở thành một giai cấp trong kết cấu xã hội khi mà nhà nước quân chủ có lệnh cho bán
công điền làm tư điền. Cho đến cuối thời Lý, trong xã hội đã hình thành hai giai tầng cơ
bản là địa chủ tư hữu và nông dân tiểu tư hữu. hai giai tầng này dần dần phát triển theo sự
phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất và cho đến nữa cuối thế kỷ XVIII (thời Trần) trở đi,
nó mới trở thành một giai cấp.
Nhìn đại thể xã hội thòi Lý được phân theo hia giai tầng chính, đó là: Qúy tộc (vua,
quan) và Bình dân.
Vua là người có uy quyền tuyệt đối và vua là người đứng đầu triều đình cũng như
đứng đầu bộ máy chính quyền nhà nước.vua là người có toàn quyền quyết định về chính
trị, kinh tế, văn hóa của đất nước. Về kinh tế vua cũng là người tối thượng về sở hữu đất
đai và tài sản trong toàn quốc. chỉ có nhà vua mới có quyền phong cấp đất đai (ban thực
phong, thực ấp, thái ấp…) cho các quý tộc công thần. Và dưới vua có tầng lớp quý tộc,
quan liêu.
Tầng lớp bình dân, bình dân là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội thời Lý. Tuy
nhiên, khối quần chúng đông đảo này cũng không phải là thuần nhất mà được phân ra theo
nhiều thành phần xã hội với nhiều đị vị và thân phận khác nhau. Trong tầng lớp này cũng
boa gomog một số là dân thành thị, một bộ phận lớn là dân trong các làng xã vừa làm nông
nghiệp, vừa làm nghề thủ công. Ngoài ra còn có một số ít trong tầng lớp binh dân làm nghề
buôn bán nhỏ hoặc làm những nghề linh tinh khác. Đó là tầng lớp những người tích lũy
nhiều động sản trở thành những địa chủ bình dân phát canh thu tô và tầng lớp nông dân tự
canh và lĩnh canh theo kiểu tá điền. Nhưng xuất phát từ tình hình thực tế đó bộ phận ruộng

đất công của nhà nước và của làng xã còn chiếm ưu thế trong toàn bộ nền kinh tế xã hội
nên địa bộ phận thần dân của nhà vua vẫn là những người nông dân tự do, tự canh nhận
cày cấy trên phần ruộng đất công của làng xã hoặc ruộng đất phát canh của quý tộc địa chủ.
23

Trong khoảng một thế kỷ đầu thời Lý (cho đến hết thế kỷ XI) hình thái công xã
nông thôn vẫn còn đóng via trò đáng kể trong xã hội. vào thời điểm này sự hiện diaanj của
công xã nông thôn với sự tồn tại của chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất hãy còn khá
phổ biến. vào thời kỳ này, nhà nước cũng chưa thực hiện chế độ phong cấp ruộng đất vĩnh
viễn cho quý tộc công thần và quan lại mà vẫn duy trì quyền sở hữu tối cao của mình về
ruộng đất dựa trên chế độ sở hữu công xã. Hiện tượng tranh kiện. cầm cố, mua bán ruộng
đất bắt đầu xuất hiện, xã hội Việt Nam từ đây chuyển biến theo hướng khác với sự xuất
hiện của thành phần kinh tế tư nhân. Đó là thời điểm công xã nông thôn và chế độ sở hữu
công cộng về ruộng đất bị biến thể. Từ sự vận hành nội tại này của nền kinh tế công xã vè
chế độ sỡ hữu lớn về ruộng đất đã kéo theo sự phân hóa xã hội ngay trong chính bản thân
tầng lớp nông dân công xã.
2.2.4. Đại Việt thời Trần
Trong kết cấu xã hội Đại Việt thời Trần, vua là người có địa vị tối cao. Vì đối với
vương triều, đứng đầu nhà nước quân chủ là vua. Nhà vua giữ địa vị độc tôn, có uy quyền
tuyệt đối và được cả thiên hạ tôn thờ. Quyền lợi của nhà vua gắn liền với quyền lợi của
tầng lớp quý tộc đồng tộc. Vua là chủ lãnh thổ nhà nước, cũng đồng thời là chủ ruộng đất
toàn quốc. vua có toàn quyền phan phối đất đai trong toàn quốc cho bất cứ ai và có quyền
tịch thu ruộng đất của bất cứ ai theo phép nước.
Tầng lớp quý tộc đồng tộc là một tập đoàn thống trị xã hội trong nữa đầu thời gian
tồn tại của nhà Trần và là chỗ dựa chính yếu của triều đình. Họ được triều đình ưu đãi trên
các lĩnh vực chính trị, kinh tế. về chính trị họ được phong vương, họ được triều đình trao
giữ nhũng chức vụ cao trong triều. Quyền lợi chính trị của quý tộc đồng tộc này là quyền
cao, chức trọng và được duy trì theo chế độ tập ấm, họ là chõ dựa chính yếu cho vương
triều. về quyền lợi kinh tế ho được ban cấp những vùng đất rộng lớn làm thái ấp để hưởng
bổng lộc mà không phải nộp tô thuế cho nhà nước. đó là cách triều đinh cử các vương hầu,

quý tộc đi trấn trị ở các địa phương quan trọng. và còn nhiều chế độ khác mà tầng lớp này
được triều đình ưu đãi. Dưới tầng lớp này là tầng lớp quan liêu là những trí thức nho học,
sau khi đỗ đạt, họ được triều đình trọng dụng, hợp thành đội ngũ quan lại phục vụ triều
24

đình. Tầng lớp người cao tuổi, ở buổi đầu nhà Trần, khi tính chất nhà nước quân chủ quý
tộc thịnh trị, vai trò của người cao tuổi rất lớn.
Tầng lớp nhà giàu, có thể gồm những địa chủ, những quan chức nhỏ ở địa phương,
thương gia và tiểu nông có ruộng tư. Và họ tồn tại trong xã hội như một thế lực, nên nhà
nước cũng có lúc cậy nhờ đến tài sản của họ, như huy động thóc gạo khi mất mùa đói kém
để cấp chẩn cho dân. Và với khả năng kinh tế của mình, họ đã chia sẻ được phần nào trách
nhiệm với cộng đồng và triều đình. Vai trò của họ trong xã hội như ghi chép trong chính
sử là tương đối quan trọng.
Tầng lớp nông dân, vì sản xuất nông nghiệp là chĩnh nên tầng lớp nông dân trong
xã hội chiếm số lượng đông đảo. họ làm việc trong các thái ấp, trong các làng xã. Nông
dân làng xã cày cấy trên bộ phận ruộng đất công thì có nghĩa vụ nộp tô thuế cho nhà nước.
nông dân làm việc trong thái ấp, thân phận của họ được tự do hơn nông nô, nô tỳ. triều
đình ban cấp thái ấp cho quý tộc tôn thất là phong cấp đât đai cùng hộ nông dân sống trên
phạm vi đất đai đó. Nông dân lao động cày cấy trên bộ phận ruộng đất đó có nghĩa vụ nộp
tô thuế cho chủ thái ấp. đồng thời thân phận của họ phụ thuộc vào chủ (nhưng không phải
là nông nô). Vì thế, lực lượng lao động trong thái ấp, phần lớn nguyên là nông dân tự canh
(tiểu nông) và số ít là nô tỳ khi có công việc theo hầu chủ còn lúc rãnh rỗi thì lao động sản
xuất. Vai trò của người nông dân đối với nhà nước là thực hiện nghĩa vụ công cộng như,
đào sông đắp đê, đồng thời một trong những nghĩa vụ không thể thiếu đó lag đóng thuế.
Trong suốt thời gian tồn tại triều Trần chỉ có một lần nhà nước điều chỉnh mức thuế do đó
mà thuế mà người nông dân phải gánh chịu nặng thêm. Đó là năm 1378, khi tình hình kinh
tế quốc gia gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhà nước đã ra lênh thu
thuế thân. Nông dân trong xã hôi thời Trần có nông dân tự do và nông dân ta điền. Nông
dâ có ruộng thì đóng thuế theo thứ bậc khác nhau, không có ruộng thì miễn cả. như vậy,
nông dân có ruộng là những nông dân khá giả hơn so với người không có ruộng. trong tầng

lớp nông dân có nông dân giàu và nông dân nghèo. Mối quan hệ giữa nông dân lãng xã và
nahf nước là mối quan hệ thân thiên, nông dân thực hiện nghĩa vụ với nhà nước có chính
sách quan tâm đến họ. nhà nước thể hiện sự quan tâm lớn đối với nông dân bởi đây là tầng
25

lớp đông đảo nhất trong xã hội, thân phận và cuộc sống của họ bị rang buộc bởi nghĩa vụ
với làng xã và nhà nước. Tầng lớp nông nô, nô tỳ. chủ yếu làm việc trong các thái ấp, điền
trang, như đã nêu trên, một quý tộc vương hầu có thể vừa có thái ấp vừa sở hữu điền trang
nên nông nô nô tỳ thường được ghi trong sử là gia nô. Gia nô có thể chia thành hai bộ phận:
bộ phận sản xuất và phi sản xuất. họ là tầng lớp có vai trò quan trọng trong xã hội. lúc hòa
bình thì ai làm việc nấy, những lúc có hữu sự thì gia nô luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất
nước. Họ luôn bị xem là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.
Nhìn chung, các giai tầng trong xã hội thời Trần đọng lại ở hai hệ thống, vua quan
và nhân dân làng xã. Trong đó, sự phân tầng xã hội là khá rõ nhưng khoảng cách còn gần,
chưa đến nỗi quá cách biệt, cho phép sự tiếp xúc gần gũi, giữa dân và tầng lớp quý tộc,
quan liêu và nhà vua. Mối quan hệ trên – dưới ở đây là mối quan hệ đã được Trần Hưng
Đạo tổng kết: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức. vả lại, khoan thư
sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước”.
Như vậy, có thể thấy đến thời Lý - Trần - Hồ (1010 - 1407), là giai đoạn củng cố và
phát triển nhà nước trung ương tập quyền. Vua là người nắm trọn mọi quyền lực (lập pháp,
hành pháp, tư pháp) và cả thần quyền; là chủ sở hữu tối cao ruộng đất cả nước. Vị trí độc
tôn của nhà vua trong xã hội còn được thể hiện ở phẩm phục: Là người duy nhất trong nước
được mặc áo sắc vàng, áo thêu rồng, trâm cài búi tóc bằng vàng (từ thời Lý Cao Tông).
Tuy nhiên, các vị hoàng đế Đại Việt thời kỳ này vẫn chưa thực sự được gọi là chuyên
quyền; họ vừa là Hoàng đế của nhà nước quân chủ, vừa là thủ lĩnh của cả cộng đồng dân
tộc; vừa là người đại diện cao nhất của giai cấp thống trị và bóc lột nhưng vẫn còn dáng
dấp “ người cha của số đông các công xã ”. Đến thời Trần, nhà nước đã bước đầu vươn bàn
tay quyền lực đến các làng xã (đặt chức đại, tiểu tư xã, hoặc có người kiêm 2, 3, 4 xã cùng
xã chính, xã xử, xã giám gọi là xã quan), tuy nhiên những mối quan hệ trong các làng xã
về cơ bản vẫn không khác so với thời kỳ trước. Ruộng đất trong làng xã vẫn là ruộng công,

nhà nước có vai trò sở hữu tối cao và gián tiếp. Làng xã sở hữu trực tiếp nhưng có tính chất
tương đối (trong điều kiện nhất định nhà nước có quyền lấy ruộng đất của làng xã để ban
cấp cho quan lại). Làng xã phân cho dân đinh cày cấy, và thu tô thuế, làng xã là trung gian.

×