Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Thực trạng nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp ở NVYT Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 100 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Với sự phát triển của Y học hiện đại, nhiều trang thiết bị, máy móc tân
tiến được áp dụng trong khám, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh tật đã
mang lại cuộc sống, nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho con người.
Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc, điều trị người bệnh, nhiều thầy thuốc và
NVYT thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại ảnh hưởng đến sức
khoẻ, trong đó ngoài việc thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại
họ còn phải đương đầu với một số bệnh có khả năng lây truyền do tiếp xúc
trực tiếp với chất thải của người bệnh, rác thải y tế hoặc những tai nạn trong
quá trình tiến hành các thủ thuật, phẫu thuật…đó chính là những nguồn lây
bệnh, mối nguy cơ phơi nhiễm hoặc bị bệnh lây truyền trong nghề nghiệp như
nhiễm lao, nhiễm HIV, nhiễm HBV hoặc HCV [30],[31],[32].
Trong những năm gần đây, NVYT ngày càng có nguy cơ cao phơi nhiễm
nghề nghiệp HIV trong khi tiến hành các hoạt động xét nghiệm, điều trị và
chăm sóc bệnh nhân [trích 2], [8]. Báo cáo của Cục phòng chống AIDS Việt
Nam, tính đến tháng 6 năm 2005, trên toàn quốc đã có 975 trường hợp NVYT
được báo cáo bị phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV. Tại Bệnh viện Bạch Mai
(Hà Nội) trong năm 2001 có tới 67,1% NVYT báo cáo ít nhất có 1 lần phơi
nhiễm với HIV trong thời gian làm việc tại bệnh viện [trích 2].
Các tình huống dẫn đến hành vi gây phơi nhiễm HIV trong ngành y tế
thường là do sơ ý trong tiêm truyền, trong lấy máu làm xét nghiệm, làm các
thủ thuật, phẫu thuật vì vậy, đối tượng dễ bị phơi nhiễm HIV trong ngành y
tế thường là điều dưỡng trực tiếp chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân
HIV/AIDS, nhân viên trong kíp mổ, nhân viên y tế làm việc tại các khoa cấp
cứu và điều trị tích cực, nhân viên khoa xét nghiệm, khoa giải phẫu bệnh hoặc
bác sĩ nội khoa khi làm thủ thuật cho bệnh nhân HIV/AIDS.
1
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là một trong những cơ sở Y
tế hiện đại, nơi tiếp nhận, khám và điều trị bệnh cho nhân dân địa phương và
đồng bào các dân tộc thuộc miền núi phía Bắc. Là Bệnh viện hạng I, gồm
nhiều chuyên khoa với quy mô khoảng 800 giường bệnh và gần 900 cán bộ,


NVYT đang làm việc tại tất cả các chuyên khoa. Trong những năm gần đây,
lưu lượng bệnh nhân đến khám điều trị ngày càng tăng, các loại hình bệnh tật
ngày càng đa dạng và phức tạp, trong đó có các bệnh lây nhiễm, đó là một
thách thức lớn đối với các thầy thuốc, các NVYT đang trực tiếp hoặc gián tiếp
điều trị và chăm sóc người bệnh.
Trên thực tế, ngoài các khoa thuộc hệ Ngoại- Sản là nơi mà các NVYT
thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây nhiễm khá cao thì các chuyên khoa
thuộc hệ Nội - Nhi cũng không ít những nguy cơ phơi nhiễm. Thực tế khi xảy
ra tai nạn nghề nghiệp, nhiều nhân viên y tế lúng túng trong việc xử lý vết
thương tại chỗ cho chính bản thân mình, lúng túng trong việc thực hiện quy
trình xử lý sau phơi nhiễm. Vì vậy, trang bị cho nhân viên y tế kiến thức về
dự phòng lây nhiễm và dự phòng sau phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp là
một vấn đề hết sức cần thiết. Vấn đề phòng lây nhiễm HIV cho nhân viên y tế
đã trở thành mối quan tâm của toàn ngành.
Vậy thực trạng nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp đối với HIV của NVYT
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong những năm gần đây ra
sao? Những yếu tố nào liên quan đến hành vi nguy cơ lây nhiễm? Giải pháp
nào nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại được phát hiện để hạn chế tối đa nguy
cơ phơi nhiễm cho NVYT?
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Thực trạng nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp ở NVYT
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên ”
2
Nhằm các mục tiêu
1. Mô tả thực trạng phơi nhiễm nghề nghiệp HIV/AIDS ở NVYT tại
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ phơi nhiễm
HIV/AIDS nghề nghiệp ở NVYT bệnh viện.
3. Đề xuất một số biện pháp dự phòng nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS
nghề nghiệp.

3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình đại dịch HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới: Đại dịch HIV/AIDS xuất hiện từ đầu thập kỷ 80 và đã
nhanh chóng lan rộng khắp thế giới. Theo tổ chức Y tế thế giới ước tính mỗi
ngày có thêm 14.000 người nhiễm HIV và hiện nay trên thế giới có trên 42
triệu người nhiễm HIV đó người lớn là 38,6 triệu người (phụ nữ 19,2 triệu, trẻ
em dưới 15 tuổi là 3,2 triệu người).Tính đến cuối năm 2008, số người nhiễm
HIV/AIDS đang sống trên thế giới tiếp tục gia tăng và đạt con số 33,4 triệu
người (dao động trong khoảng từ 31,1 triệu đến 35,8 triệu), tăng 20,00% so
với năm 2000 và hiện tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ước tính cao gấp 3 lần năm
1990. Tính từ đầu vụ dịch (từ năm 1981) đến nay đã có khoảng 60 triệu người
trên hành tinh nhiễm HIV, trong đó có khoảng 25 triệu người đã chết do các
bệnh có liên quan đến AIDS [2], [21].
HIV/AIDS đã bắt đầu chuyển trọng điểm từ Châu Phi sang Nam
Á và Đông Nam Á. Đông Nam Á là khu vực mà hiện nay và trong những
thập kỷ tiếp theo có tốc độ phát triển kinh tế, thương mại, du lịch nhanh.
Đồng thời quá trình đô thị hoá, phân hoá giàu nghèo, sự gia tăng tệ nạn
xã hội, nhất là tệ nạn mại dâm mà phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng ít có
khả năng tự bảo vệ thì HIV sẽ còn gia tăng. Đặc biệt nghiêm trọng hơn, vùng
Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều của vị trí địa lý bởi có nhiều nước nằm
gần “Tam giác vàng” nơi sản xuất ra Heroin. Trong những năm đầu của thế
kỷ 21 khu vực này sẽ phải đương đầu khốc liệt với nạn buôn bán, vận chuyển
và sử dụng ma tuý, một nguyên nhân quan trọng góp phần làm lây truyền
HIV/AIDS. Tuy nhiên, ở các châu lục, dịch HIV/AIDS đang diễn biến phức
tạp với hậu quả khó lường hết được [3]
4
1.1.2. Tại Việt nam: Kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện
vào năm 1990, đến nay số người nhiễm HIV ở nước ta tăng lên nhanh chóng.

Chỉ sau 5 năm kể từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên, dịch đã lan tràn khắp
toàn quốc [13], [14], [20], tính đến 31/03/2012, số trường hợp nhiễm HIV
hiện còn sống là 201.134 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là
57.733 và 61.579 trường hợp tử vong do AIDS . Thực tế này đã và đang trở
thành gánh nặng cho ngành y tế trong công tác điều trị, chăm sóc, hỗ trợ cho
người nhiễm HIV/AIDS [3]. Theo số liệu thống kê của Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương cho thấy diễn biễn của nhiễm HIV theo thời gian như sau: năm
1996 số trường hợp nhiễm HIV mới là 1.681 người; năm 1997 là 2.811
người; năm 1998 là 5.670 người; năm 1999 là 7.956 người; năm 2000 là
10.333 người; năm 2001 là 14.536 người và năm 2002 là 15.790 người [10],
[11]… những con số này cho thấy: nhiễm HIV mới hàng năm có xu hướng
gia tăng, những năm gần đây công tác phòng chống HIV/AIDS đã có tác động
tích cực, bằng các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông về sự nguy hiểm
của căn bệnh và cách phòng tránh cho cộng đồng, tăng cường các biện pháp
can thiệp nhằm giảm thiểu sự gia tăng nhiễm HIV, thực hiện các giải pháp
chuyên môn kỹ thuật, tăng cường sự tiếp cận của người nhiễm HIV với các
dịch vụ chăm sóc số nhiễm mới đã giảm dần từng năm. Tính riêng 9 tháng
đầu năm 2010 số nhiễm mới là 9.128 người, số AIDS là 1.498 người, số tử
vong là 1.498 người. (thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có số nhiễm
cao nhất). Phân tích hình thái lây nhiễm cho thấy, trong số người phát hiện
nhiễm mới, tỷ lệ đường lây nhiễm như sau: nhiễm qua đường máu là 49,00% ,
nhiễm qua đường tình dục là 38,00% , qua đường mẹ con là 3,00% và không
rõ đường lây là 10,00%. Tỷ lệ người nhiễm ở nam là 70,80% và nữ chiếm
29,20%. Phần lớn là ở nhóm tuổi 20 - 39 (80,00%), trẻ em dưới 15 tuổi chiếm
gần 3,00% [9],[38].
5
1.2. Đường lây truyền và nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp HIV/AIDS đối
với NVYT.
1.2.1. Đường lây truyền HIV:
- Qua đường tình dục: HIV lây truyền qua giao hợp với người nhiễm

HIV, sự lây truyền xảy ra qua giao hợp dương vật - âm đạo từ nam sang nữ và
từ nữ sang nam, HIV lây truyền qua đường hậu môn - dương vật ở những
người đồng tính luyến ái. Qua những vết sước nhỏ, mắt thường không thể
nhìn thấy được, trên bề mặt của lớp niêm mạc âm đạo, dương vật hay hậu
môn, xảy ra trong lúc giao hợp, đó là đường vào của virus HIV rồi từ đó vào
máu [8], [14], [22].
- Qua đường máu: HIV lây truyền qua đường máu hay các sản phẩm của
máu chiếm tỷ lệ cao nhất trong các yếu tố nguy cơ (90.00%). Sử dụng chung
bơm kim tiêm bị nhiễm HIV, hay gặp ở những người tiêm chích ma tuý. Các
dụng cụ y tế không tiệt trùng cẩn thận khi tiêm, truyền cũng góp phần lây
truyền HIV qua đường máu, cách lây truyền này cũng giống như lây truyền
viêm gan B [14], [17], [23].
- Lây truyền HIV từ mẹ sang con: Các nghiên cứu cho thấy sự lây truyền
HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai, trong cuộc đẻ và
ngay cả trong thời kỳ khi bú sữa mẹ. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
lây từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai: 5.00%, trong cuộc đẻ: 15.00%,và
trong thời kỳ bú sữa mẹ: 20.00 - 30.00% [1], [5].
1.2.2. Phơi nhiễm nghề nghiệp HIV/AIDS đối với NVYT.
Phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV là các tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch
cơ thể có thể có chứa HIV trong quá trình chăm sóc, chẩn đoán, điều trị bệnh
nhân (qua da bị tổn thương do kim tiêm hoặc vật sắc nhọn, qua da, niêm mạc
bị trầy xước, loét, nhiễm trùng hoặc với da lành trên diện rộng hoặc trong
thời gian dài) [9], [11].
6
Hình thức phơi nhiễm: Hình thức phơi nhiễm được phân thành 2 nhóm
chính như sau:
- Nhóm da bị tổn thương do kim đâm hoặc do vật sắc nhọn:
Theo ước tính của trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (năm 2000)
trong các tổn thương da xảy ra trong các NVYT mỗi năm thì 61,00% là tổn
thương có liên quan đến kim tiêm (là loại tổn thương thường gặp nhất). Trong

đó khoảng các tổn thương xảy ra sau khi đã sử dụng kim tiêm hoặc trước khi
hủy kim tiêm là 50,00%, tổn thương xảy ra trong khi chăm sóc bệnh nhân
25% (khi lắp hoặc rút mũi tiêm bằng tay) và tổn thương xảy ra trong khi sử
dụng dụng cụ y tế khác là 20,00%. Thương tích thường xảy ra khi NVYT sử
dụng 6 loại dụng cụ sắc nhọn sau [trích 2]:
Bơm kim tiêm dùng 1 lần 32,00%.
Kim khâu 19,00%.
Kim cánh thép 12,00%.
Lưỡi dao mổ 7,00%.
Kim luồn tĩnh mạch 6,00%.
Kim chích máu tĩnh mạch 3,00%.
Theo Gutierrez EB, mặc dù phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV có thể xảy
ra ở bất cứ cơ sở y tế nào, bất cú hình thái thương tích gì nhưng khoảng
40,00% các thương tích xảy ra ở các cơ sở điều trị nội trú, đặc biệt là tại
phòng khám, khoa cấp cứu và phòng mổ. Thương tích thường xảy ra sau khi
sử dụng và trước khi hủy bỏ dụng cụ sắc nhọn là 41,00%, trong khi thực hiện
thủ thuật sử dụng dụng cụ sắc nhọn là 39,00% và sau thực hiện thủ thuật hoặc
khi hủy bỏ những dụng cụ này là 16.00% [29]. Chấn thương do kim là con
đường phổ biến nhất của tiếp xúc, với tỷ lệ 27,70%, tiếp theo là tiếp xúc qua
niêm mạc 19,10%, tiếp xúc với da bị tổn thương 5,50% và cuối cùng với các
vật sắc nhọn là 5,10%.
7
- Nhóm phơi nhiễm qua da và niêm mạc: Tại Hoa Kỳ, năm 1996 có
196.721 trường hợp phơi nhiễm qua niêm mạc và da xảy ra trong các cơ sở y
tế. Trong tổng số các trường hợp phơi nhiễm qua niêm mạc và da thì 76,00%
là các phơi nhiễm qua niêm mạc mắt, tình huống bị phơi nhiễm là do máu/
dịch thể của bệnh nhân bắn vào niêm mạc của NVYT trong lúc chăm sóc
bệnh nhân [trích 2], [43]
1.2.2.1. Nghiên cứu về nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp HIV/AIDS trên
Thế giới.

Nhiễm HIV cũng như một số tác nhân gây bệnh đường máu khác như
virus viêm gan B, viêm gan C bệnh có thể lây truyền tại cơ sở y tế từ bệnh
nhân sang NVYT, từ bệnh nhân sang bệnh nhân, hoặc từ NVYT sang bệnh
nhân. Nhiễm HIV/AIDS trên thế giới ngày càng gia tăng và trở thành gánh
nặng cho ngành y tế, phơi nhiễm HIV là một trong 3 phơi nhiễm thường xảy
ra nhất (HIV, HBV, HCV) cho NVYT trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.
Nhiều NVYT lo sợ bị lây nhiễm HIV khi chăm sóc cho bệnh nhân, tuy nhiên
trên thực tế, nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B và virus viêm gan C cao hơn
nhiều. Nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B sau một lần bị kim tiêm đâm là
30,00%, đối với virus viêm gan C là 1,80 - 10,00% , trong khi đó đối với HIV
là 0,30% và tỷ lệ nguy cơ lây nhiễm HIV qua màng nhầy chỉ khoảng 0,09%
[26], [28], [42]. Năm 1996, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng Ngừa Bệnh
của Hoa Kỳ (CDC) cho biết: trong 51 báo cáo và 108 trường hợp NVYT tiếp
xúc với HIV thì nguy cơ nhiễm HIV sau khi tiếp xúc qua da với máu từ bệnh
nhân nhiễm HIV thì ước tính nguy cơ phơi nhiễm cũng khoảng 0,30% [39].
Nhiễm HIV/AIDS trên thế giới ngày càng gia tăng và trở thành gánh nặng
cho nghành y tế. Phơi nhiễm HIV là một trong 3 phơi nhiễm thường xảy ra
nhất (HIV, HBV, HCV) cho NVYT trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.
8
Tại Hoa Kỳ, ước tính mỗi năm có khoảng 385.000 thương tích do kim
tiêm hoặc vật sắc nhọn xảy ra với NVYT làm việc trong bệnh viện và các cơ
sở y tế, tương đương với 1.000 thương tích xảy ra mỗi ngày. Tuy nhiên, số
thương tích xảy ra cho các NVYT trên thực tế còn cao hơn rất nhiều, một số
nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 40,00 - 70,00% các thương tích xảy ra
đối với NVYT trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân mà không được
báo cáo [34], [47], [48]. Trường hợp NVYT đầu tiên nhiễm HIV nghề nghiệp
do bị kim tiêm đâm được phát hiện vào năm 1986, đến tháng 6 năm 1995
trong tổng số 143 trường hợp nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV được
báo cáo thì có tới 46 NVYT có huyết thanh dương tính với HIV sau phơi
nhiễm. Theo báo cáo của CDC, đến tháng 12 năm 2001 có 57 trường hợp

NVYT có kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính với HIV được xác định
là do phơi nhiễm nghề nghiệp ngoài ra còn có 138 trường hợp nhiễm HIV
khác nghi ngờ có thể do phơi nhiễm nghề nghiệp. Sau tháng 12 năm 2001, chỉ
duy nhất có 01 trường hợp được báo cáo là nghi ngờ nhiễm HIV nghề nghiệp.
Theo WHO ước tính trên toàn cầu có khoảng 1000 trường hợp NVYT bị
nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp do các tổn thương do vật sắc nhọn gây ra,
trong đó 72,00% ở châu Phi [2].
Theo kết quả nghiên cứu của Alison.D Rant Kevin [20], Sadoh.AE,
Sadoh.WE [45] và Saulat Jahan [47]: tất cả NVYT làm nhiệm vụ chăm óc,
điều trị bệnh nhân đều có nguy cơ phơi nhiễm HIV trong quá trình làm việc,
tuy nhiên các điều dưỡng viên (y tá) là những người có nguy cơ phơi nhiễm
cao nhất, thống kê cho thấy trong giai đoạn 1987-1989 tỷ lệ nguy cơ phơi
nhiễm nghề nghiệp của điều dưỡng viên khoảng 58,00% -79,00% và trong
giai đoạn 1993 - 1995 tỷ lệ này là 53,00%.
9
Theo thống kê tại Hoa Kỳ (2002), các đối tượng số nhân viên y tế nghi
ngờ nhiễm và nhiễm HIV nghề nghiệp phân bố như sau [33]:
Đối tượng
Nghi ngờ nhiễm
HIV nghề nghiệp
Nhiễm HIV
nghề nghiệp
Y tá - điều dưỡng 35 24
Nhân viên xét nghiệm 17 19
Thầy thuốc nội khoa 12 6
Nhân viên bảo vệ 13 2
Kỹ thuật viên phẫu thuật 2 2
Bác sỹ phẫu thuật 6 0
Bác sỹ khoa hô hấp 2 1
Bác sỹ, kỹ thuật viên Răng-hàm-mặt 6 0

Kỹ thuật viên, trợ lý cấp cứu 12 0
Kỹ thuật viên chạy thận nhân tạo 3 1
Kỹ thuật viên trợ lý phòng cấp cứu 12 0
Tổng 112 55
Trong số 55 trường hợp lây nhiễm HIV nghề nghiệp được báo cáo, có tới
50 trường hợp phơi nhiễm qua da (90,90%), 03 trường hợp phơi nhiễm qua
niêm mạc (5,46%) và 02 trường hợp không rõ đường phơi nhiễm (3,64%).
Tại Ấn Độ, theo nghiên cứu hồi cứu của Aggarwal. V, Seth.A tại một
Bệnh viện thực hành về thực trạng việc tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể
của NVYT. Kết quả cho thấy có 103 NVYT có nguy cơ phơi nhiễm HIV do
tiếp xúc nghề nghiệp với máu và dịch thể của bệnh nhân, trong đó bác sỹ
chiếm 69,90%, điều dưỡng viên chiếm 19,40% và hộ lý 10,60% là . Các tình
huống tiếp xúc với dịch thể của bệnh nhân 48,00% , thu hồi vật sắc nhọn
16,00%, xử lý dụng cụ sắc nhọn 29,01% và những tai biễn trong phẫu thuật
6,90%. Nguyên nhân phơi nhiễm: do không tuân thủ các biện pháp phòng
ngừa phổ quát 74,30% là. Tác giả đã kết luận việc không tuân thủ các biện
10
pháp phòng ngừa phổ quát bao gồm cả sử lý chất thải không đúng cách là
nguyên nhân cho phần lớn các tiếp xúc nghề nghiệp. NVYT cần phải có kiến
thức liên quan đến quản lý chất thải bệnh viện, quản lý tiếp xúc nghề nghiệp,
cần thiết điều trị dự phòng và tiếp tục theo dõi sau phơi nhiễm [18].
Năm 2007, Samir A Singru đã nghiên cứu tai nạn phơi nhiễm nghề
nghiệp trên nhân viên chăm sóc sức khỏe, kết quả cho thấy cơ tới 92,21%
trường hợp phơi nhiễm là do chấn thương với kim và vật sắc nhọn và chỉ có
7,79% do tiếp xúc với mấu/dịch thể của bệnh nhân. Vị trí tiếp xúc của nhân
viên y tế phổ biến là ở tay: 61,06%, trong đó tiếp xúc ở ngón tay cái chiếm
31,15%, cánh tay là 5,75%, niêm mạc miệng và kết mạc mắt 1,23%, ở chân
chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp là 0,82% [46].
Nghiên cứu của Carol M (1988-1989) nhằm đánh giá tình huống phơi
nhiễm y tế với HIV. Kết quả cho thấy phơi nhiễm do tình cờ tiếp xúc với

máu/dịch thể của bệnh nhân nhiễm HIV là 19,00%, tiếp xúc do bị những vết
thương kim đâm trong khi làm thủ thuật là 36,00% [24].
Theo Renee Ridzon, Kathleen Gallagher: Chấn thương do kim tiêm là
con đường phổ biến nhất của tiếp xúc phơi nhiễm nghề nghiệp, với tỷ lệ
27,70%, tiếp theo là tiếp xúc qua niêm mạc 19,10%, tiếp xúc qua da bị tổn
thương 5,50% và cuối cùng là chấm thương với các dụng cụ sắc nhọn (trừ
kim tiêm) là 5,10% [41].
Năm 2002-2003. Saulat J nghiên cứu dịch tễ học về tai nạn chấn thương
do kim đâm ở NVYT tại một Bệnh viện Trung ương Buraidah. Mục đích
đánh giá tỷ lệ và các dạng phơi nhiễm ở NVYT bệnh viện. Kết quả trong số
NVYT báo cáo bị thương từ kim tiêm và các vật sắc nhọn thì y tá đã chiếm
tới 66,00% các trường hợp, các bác sĩ chiếm 19,00%, kỹ thuật viên 10,00%,
và nhân viên hỗ trợ 5,50%. Các dạng phơi nhiễm chủ yếu với kim, ống tiêm
đã chiếm 63,00%. Hầu hết hoàn cảnh xảy ra chấn thương trong khi dùng kim
11
tiêm đã qua sử dụng 29,00%, trong khi phẫu thuật 19,00% và va chạm với các
vật sắc nhọn 14,00%. Những thông tin này nhấn mạnh tầm quan trọng của
đào tạo tăng cường nhận thức phòng chống chấn thương kim đâm [47].
1.2.2.2. Nghiên cứu về nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp HIV/AIDS tại
Việt Nam.
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Thành phố Hồ Chí
Minh vào tháng 12/1990. Đến năm 1993, dịch bắt đầu bùng nổ trong nhóm
NCMT tại một số tỉnh phía Nam và miền Trung như: Thành phố
Hồ Chí Minh, Khánh Hoà từ đó lan ra toàn quốc với tốc độ khá nhanh.
Nhiễm HIV đã trở thành vấn đề bức xúc ở Việt Nam, HIV/AIDS đã xuất hiện
ở 64/64 tỉnh thành. Nhiều địa phương, tất cả các quận/huyện, xã/phường đều
có người nhiễm HIV/AIDS [9].
Số liệu về HIV diễn biến theo thời gian như sau: Năm 1996 số trường hợp
nhiễm HIV mới là 1.681; Năm 1997 là 2.811; Năm 1998 là 5.670; Năm 1999
là 7.956; Năm 2000 là 10.333; Năm 2001 là 14.536; Năm 2002 là 15.790…

Những con số này cho thấy: Nhiễm HIV mới hàng năm có xu hướng gia tăng,
những năm gần đây công tác phòng chống HIV/AIDS đã có tác động tích cực,
bằng các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông về sự nguy hiểm của căn
bệnh và cách phòng tránh cho cộng đồng, tăng cường các biện pháp can thiệp
nhằm giảm thiểu sự gia tăng nhiễm HIV, thực hiện các giải pháp chuyên môn
kỹ thuật, tăng cường sự tiếp cận của người nhiễm HIV với các dịch vụ chăm
sóc số nhiễm mới đã giảm dần từng năm. Tính riêng 9 tháng đầu năm 2010
số nhiễm mới là 9.128 người, số AIDS là 1.498 người, số tử vong là 1.498
người. (Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có số nhiễm cao nhất).
Phân tích hình thái lây nhiễm cho thấy, trong số người phát hiện nhiễm mới:
49% nhiễm qua đường máu, 38% nhiễm qua đường tình dục, 3% qua đường
mẹ con, 10% không rõ đường lây. Tỷ lệ người nhiễm ở nam là 70,8% và nữ
12
chiếm 29,2%. Phần lớn là ở nhóm tuổi 20 – 39 (80%), trẻ em dưới 15 tuổi
chiếm gần 3% [3].
Tình hình dịch HIV tại Việt Nam cho thấy NVYT là đối tượng có nguy
cơ cao lây nhiễm HIV do nghề nghiệp ngày càng được quan tâm. Tính đến
tháng 6 năm 2005, trên toàn quốc có 975 trường hợp phơi nhiễm HIV/AIDS
nghề nghiệp, trong đó 764 trường hợp là NVYT. Riêng 6 tháng đầu năm
2005, trên toàn quốc có 7 trường hợp được báo cáo phơi nhiễm với HIV, đến
cuối năm 2005 số NVYT phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV/AIDS đã lên tới
938 người. Tuy nhiên số NVYT nguy cơ phơi nhiễm với HIV khá cao ở một
số cơ sở y tế như: 63 trường hợp trong năm 2003 tại bệnh viện Bạch Mai, 27
trường hợp trong giai đoạn 2000-2002 tại bệnh viện Chợ Rẫy, 14 trường hợp
trong năm 2004 tại bệnh viên đa khoa Cần Thơ [trích 2].
Hầu hết các trường hợp NVYT nguy cơ phơi nhiễm với HIV trong khi
chăm sóc bệnh nhân như bị kim tiêm kim khâu đâm vào tay, bị dao mổ làm
rách da, bị máu bắn vào niêm mạc mắt Các điều tra về đối tượng NVYT bị
phơi nhiễm nghề nghiệp tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2000 cho thấy: điều
dưỡng viên là 34,00% , Bác sỹ nội khoa 32,00%, phẫu thuật viên 53,00%,

những đối tượng này báo cáo trong vòng 1 năm qua có tối thiểu 1 tổn thương
da trong quá trình chăm sóc và điều trị những bệnh nhân có nhiễm HIV.
Trong số những vật sắc nhọn gây tổn thương thì 53,00% do kim tiêm, một
phần ba thương tích của điều dưỡng viên xảy ra trong hay sau khi tiêm thuốc
và 80,00% tổn thương của phẫu thuật viên xảy ra trong khi khâu vết thương,
vết mổ còn tỷ lệ phơi nhiễm qua niêm mạc là 18,00%. Trong các trường hợp
điều dưỡng viêm bị phơi nhiễm qua niêm mạc thì có 40,00% bị máu bắn vào
mắt còn đối với phẫu thuật viên, tỷ lệ phơi nhiễm qua niêm mạc mắt lên tới
60,00% [2].
13
Theo nghiên cứu của Lê Thị Anh Thư khi theo dõi tất cả các trường hợp
NVYT phơi nhiễm nghề nghiệp nói chung tại bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí
Minh) từ tháng 2 năm 2000 đến tháng 6 năm 2009, cho thấy rằng tổng số
NVYT bị tai nạn nghề nghiệp phơi nhiễm với các bệnh nguyên đường máu
trong khi thao tác là 327 trường hợp, trong đó phơi nhiễm với bệnh nhân
nhiễm HIV là 65 trường hợp. Hình thức phơi nhiễm xảy ra do kim tiêm, kim
khâu hoặc dao đâm là 74,80% hoặc do máu và dịch tiết của bệnh bắn vào mắt
16,20%. Tỷ lệ gặp nhiều nhất ở khoa ngoại 37,90% với đối tượng thường gặp
là điều dưỡng 35,50%, học viên điều dưỡng hoặc sinh viên 14,70%, nhân viên
làm sạch 14,40% và bác sỹ ngoại 15,60%. Thao tác khi có tai nạn xảy ra chủ
yếu trong phẫu thuật 13,50%, tiêm truyền 19,90%, lấy máu 8,30%, trong lúc
đậy nắp kim tiêm 11,90%, thu gom rác thải y tế 14,90%. Nguyên nhân thường
gặp là do bất cẩn 72,20%, không tuân thủ phòng hộ quy định 24,70%. Khi
xảy ra tai nạn phơi nhiễm có 48,90% NVYT không biết bệnh nhân có nhiễm
HIV trước đó [12].
Theo kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo tại 8 trường Đại học Y trên toàn
quốc do trường Đại học Y Hà Nội tiến hành năm 2005, số NVYT là cán bộ
giảng dạy và sinh viên Y khoa đã từng tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết
có nguy cơ phơi nhiễm HIV chiếm tỷ lệ khá cao (37,00% - 59,50%), đặc biệt
là các cán bộ giảng dạy ở khoa Ngoại, khoa Sản, khoa Truyền nhiễm, khoa

Da liễu, khoa Huyết học Tuy nhiên số cán bộ giảng dạy và sinh viên báo
cáo trực tiếp hoặc gián tiếp với lãnh đạo hoặc những người có trách nhiệm về
tai nạn nghề nghiệp này lại chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 18,00%) nên con số báo
cáo về các trường hợp tai nạn nghề nghiệp với HIV chắc chắn thấp hơn con số
thực tế nhiều lần [ trích 2].
14
1.2.3. Hiểu biết và thực hành dự phòng phơi nhiễm HIV/AIDS nghề
nghiệp của sinh viên y và NVYT.
Theo kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo tại 8 trường Đại học Y trên toàn
quốc do trường Đại học Y Hà Nội tiến hành năm 2005, số cán bộ giảng dạy
và sinh viênY đã từng tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết mà lo lắng có
nguy cơ phơi nhiễm HIV chiếm tỷ lệ kkhá cao (37,00% - 59,50%). Hầu hết
các NVYT được điều tra đều chưa có hiểu biết một cách đầy đủ đối với các
kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, chỉ có chưa tới 1/3 số cán bộ giảng dạy và
sinh viên Y nêu đúng các phương cách xét nghiệm HIV/AIDS. Có tới 3,80%-
16,80% cán bộ giảng dạy cho rằng nước bọt, nước tiểu, mồ hôi có nguy cơ
cao lây nhiễm HIV. Đặc biệt số người nêu đúng và đủ các giai đoạn lâm sàng
nhiễm HIV/AIDS cũng như kiến thức về nhóm thuốc kháng virus chiếm tỷ lệ
thấp. Bên cạnh đó NVYT cũng chưa hiểu rõ các quy định chuyên môn về
quản lý người nhiễm HIV, dự phòng phổ cập, hạn chế trong thực hiện các
thao tác an toàn tránh tai nạn nghề nghiệp và sử dụng trang bị bảo hộ lao
động, né tránh bệnh nhân HIV/AIDS nhưng chủ quan khi chăm sóc điều trị
cho bệnh nhân không rõ tình trạng nhiễm. Các cán bộ và sinh viên chưa nắm
rõ biện pháp khử trùng và tiệt trùng, cách sử trí các bơm kim tiêm và dụng cụ
phòng thí nghiệm cần sử dụng lại. Chỉ có khoảng 2/3 NVYT và sinh viên y
cho rằng không nên dùng tay đậy nắp kim tiêm. Số cán bộ và sinh viên y thực
hiện các quy định về an toàn trong chm sóc y tế chiếm tỷ lệ nhỏ. Chỉ có
51,00% cán bộ giảng dạy và 30,00% sinh viên y chưa bao giờ dung tay đậy
nắp kim tiêm và khoảng 2/3 luôn sát trùng tay sau những thủ thuật tiếp xúc
với máu [ trích 2].

Trong điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV, các cán bộ và sinh viên chưa
hiểu biết đầy đủ. Chỉ 1/3 số người được điều tra biết có thể dự phòng nhiễm
HIV bằng cách uống thuốc kháng virus. Chỉ có 35,70% sinh viên Y và
15
53,40% cán bộ giảng dạy nêu được thời gian uống liều đầu tiên không nên
quá 6 giờ và 1/3 cho rằng thời gian điều trị kéo dài 4 tuần. Trên thực tế sinh
viên y và cán bộ giảng dạy được điều trị dự phòng bằng ARV sau khi phơi
nhiễm trực tiếp với máu và dịch tiết nhiễm HIV chiếm tỷ lệ rất thấp (tương
ứng là 3,40% và 10,20%). Chỉ có 16,00-18,00% người đã từng đi xét nghiệm
HIV vì tai nạn nghề nghiệp [ trích 2].
Theo điều tra của Guruprasad Y (Ấn Độ) trên 120 sinh viên Nha khoa
về kiến thức, thái độ và thực hành liên quan đến nguy cơ lây nhiễm HIV do
tai nạn kim đâm. Kết quả cho thấy số sinh viên không biết rằng virus có thể
được truyền qua kim bị nhiễm chiếm 11,00%, số sinh viên không biết chính
xác phương pháp sử lý kim tiêm và ống tiêm dùng một lần là 67,50%, khoảng
26,00% nói rằng họ sẽ nặn bóp máu tại nơi bị chấn thương khi phơi nhiễm và
chỉ có 30,00% nói rằng họ sẽ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Tác giả kết
luận là các bác sỹ nha khoa có nguy cơ lây nhiễm HIV cao chủ yếu là do tình
cờ tiếp xúc với máu và dịch cơ thể bị nhiễm và việc cần thiết nâng cao kiến
thức, thái độ và thực hành cho NVYT trong phòng lây nhiễm HIV [30].
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp
HIV/AIDS tại các cơ sở y tế.
1.3.1. Nguy cơ phơi nhiễm với HIV của NVYT.
Nhiễm HIV cũng như một số tác nhân gây bệnh qua đường máu như
virus viêm gan B, viêm gan C có thể lây truyền tại cơ sở Y tế từ bệnh nhân
sang NVYT, từ bệnh nhân sang bệnh nhân hoặc từ NVYT sang bệnh nhân.
Virus gây bệnh (HIV) hiện diện trong máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo và cổ
tử cung, nước tiểu và phân, dịch tiết của vết thương , nước bọt, nước mắt, sữa
mẹ, dịch não tủy, nước ối, hoạt dịch và dịch màng tim. Theo thống kê cho tới
nay mặc dù máu là dịch duy nhất có liên quan tới việc lây truyền HIV tại cơ

sở Y tế, về nguyên tắc bất kỳ dịch cơ thể nào chứa máu có thể nhìn thấy bằng
16
mắt thường đều có khả năng lây nhiễm. Một số chất dịch cơ thể không chứa
máu cũng có thể là nguồn lây nhiễm Những dịch này bao gồm: dịch tiết âm
đạo, tinh dịch, dịch màng bụng, dịch não tủy, nước ối, hoạt dịch và dịch màng
tim. Chất dịch cơ thể được coi là có nguy cơ lây nhiễm rất thấp, và trên thực
tế chưa có trường hợp nào báo cáo bị lây nhiễm qua nguồn này là: nước tiểu
và phân, nước bọt, nước mắt, dịch mũi, chất nôn và mồ hôi [ trích 2], [18].
Bảng dịch cơ thể và nguy cơ lây nhiễm HIV
Dịch được coi là có
nguy cơ cao
Dịch được coi là có
nguy cơ thấp
Dịch được coi là có
nguy cơ rất thấp*
Máu, huyết thanh Dịch màng ối Chất nhầy cổ tử cung
Tinh dịch Dịch não tủy Dịch nôn
Dịch âm đạo Dịch màng phổi Phân
Dịch màng bụng Nước bọt
Dịch màng tim Mồ hôi
Hoạt dịch Nước mắt
Sữa mẹ Nước tiểu
(*) Nếu những dịch này chứa máu nhìn thấy được bằng mắt thường thì
không được coi là nguy cơ rất thấp
Nguy cơ phơi nhiễm với HIV có thể xảy ra với tất cả các NVYT trực
tiếp điều trị phục vụ và chăm sóc bệnh nhân như: bác sỹ, y tá, điều dưỡng
viên, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, hộ lý…Nguy cơ lây nhiễm HIV cũng như các
bệnh lây truyền qua đường máu khác phụ thuộc vào mức độ an toàn của các
thao tác trong quá trình làm việc của các NVYT, vào tỷ lệ nhiễm HIV trong
quần thể và tần xuất cũng như số lần phơi nhiễm. Các dạng phơi nhiễm

thường gặp trong quá trình làm việc của NVYT [29], [32], [36]:
- Kim tiêm đâm qua da khi làm các thủ thuật tiêm truyền, lấy máu làm
xét nghiệm hoặc khi rút kim ra khỏi đường truyền tĩnh mạch. Phơi nhiễm
17
cũng thường xảy ra khi NVYT dùng tay đậy nắp kim tiêm sau khi làm xong
thủ thuật
- Dụng cụ sắc nhọn đâm qua da trong quá trình phẫu thuật hoặc làm thủ
thuật chọc dò.
- Kim khâu đâm qua da khi khâu vết thương và vết mổ hoặc bị thương
do dao mổ hoặc các dụng cụ sắc nhọn khác gây ra trong quá trình phẫu thuật.
- Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người
bệnh bị vỡ đâm vào.
- Máu, chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da bị tổn
thương (chàm, bỏng, viêm loét từ trước) hoặc bắn vào niêm mạc (miệng, mắt,
mũi, họng).
- Ngoài ra còn có một số dạng phơi nhiễm khác: thao tác với các dụng cụ
hay bệnh phẩm như bỏ bệnh phẩm hoặc dụng cụ vào thùng chứa, chùi rửa
dụng cụ, bị kim đâm qua thành tùng rác, kim trong thùng rác đựng vật sắc
nhọn quá đầy hoặc bị thủng đâm phải.
Như vậy, lây nhiễm HIV trong môi trường chăm sóc y tế chủ yếu xảy ra
khi NVYT tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch thể của bệnh nhân.
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới nguy cơ lây nhiễm HIV.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến phơi nhiễm và lây nhiễm HIV được chia
thành 5 yếu tố [21], [35], [40],[44].
Bảng đánh giá mức độ nguy cơ lây nhiễm HIV
Mức độ nguy cơ
Điều kiện
Nguy cơ cao Nguy cơ thấp
1. Kiểu phơi nhiễm
Bị dụng cụ sắc nhọn dính

máu và dịch thể của
người bệnh xuyên qua
da.
Máu, dịch thể của người
bệnh bắn vào vùng da bị
Máu, dịch thể của
người bệnh bắn vào
18
Mức độ nguy cơ
Điều kiện
Nguy cơ cao Nguy cơ thấp
tổn thương vùng da bị lành
Máu, dịch thể của người
bệnh bắn vào niêm mạc
2. Số lượng máu/dịch thể
và thời gian tiếp xúc
Máu/dịch thể nhiều Máu/dịch thể ít
Thời gian tiếp xúc lâu Thời gian tiếp xúc
nhanh
3. Loại dụng cụ có máu
và dịch thể người bệnh
gây tổn thương
Kim to nòng Kim nhỏ nòng
4. Mức độ tổn thương Sâu Nông
5. Giai đoạn lâm sàng
của nguồn nhiễm
Giai đoạn sơ nhiễm và
giai đoạn AIDS
Giai đoạn tiến triển
Một số y tố ảnh hường đến nguy cơ phơi nhiễm

Thứ nhất là: Hoàn cảnh xảy ra phơi nhiễm.
- Kiểu phơi nhiễm dưới da do kim hoặc vật sắc nhọn đâm…Tổn thương
dưới da, niêm mạc hoặc da lành tiếp xúc với dịch thể của bệnh nhân là thường
gặp nhất.
- Loại dịch sinh học nguy cơ phơi nhiễm: Máu, tinh dịch, dịch tiết âm
đạo và các dịch cơ thể có máu nhìn thấy bằng mắt thường được coi là dịch có
nguy cơ lây nhiễm cao. NVYT tiếp xúc với sữa mẹ không có nguy cơ lây
nhiễm, nhưng nên đeo găng khi lấy sữa mẹ được bảo quản từ ngân hàng sữa.
- Lượng máu hoặc dịch cơ thể phơi nhiễm: Nguy cơ lây nhiễm sẽ cao
hơn nếu NVYT phơi nhiễm với một lượng lớn máu khi bị kim tiêm đâm trực
tiếp vào mạch máu, hay bị đâm sâu, bị tổn thương do các vật sắc nhọn dính
máu nhìn thấy bằng mắt thường được. Nguy cơ lây nhiễm lớn hơn với tổn
thương do kim tiêm đường kính lớn đâm vào. Các vết thương sâu và rộng có
nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
- Thời gian tiếp xúc với máu, dịch chứa máu càng lâu nguy cơ lây nhiễm
càng cao.
19
- Thời gian virus tồn tại ngoài cơ thể bệnh nhân càng lâu thì khả năng lây
nhiễm càng thấp. Những yéu tố ảnh hưởng đến khả năng sống của virus bên
ngoài cơ thể con người là các điều kiện môi trường như nhiệt độ, hóa chất.
HIV đề kháng với nhiệt độ lạnh, tia Gamma, tia cực tím, virus sống 3 ngày
trong máu bệnh nhân nếu ở ngoài trời, bị tiêu diệt bởi cồn 70
0
, nước javen
hoặc đun trong 30 phút ở nhiệt độ 56
0
C.
Thứ hai là: Đặc điểm nguồn phơi nhiễm là bệnh nhân.
- Nguồn phơi nhiễm là chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV giai đoạn
cấp, người nhiễm HIV có nhiễm trùng cơ hội, bệnh nhân AIDS có nguy cơ lây

nhiễm cao hơn do số lượng virus trong cơ thể những bệnh nhân này rất cao.
- Phơi nhiễm với máu hoặc dịch chứa máu của người nhiễm HIV có số
lượng tế bào lympho TCD
4
thấp có nguy cơ lây nhiễm cao do nồng độ virus ở
những bệnh nhân này cao.
- Nồng độ virus bao gồm cả virus nằm trong và ngoài tế bào.
- Nguy cơ lây nhiễm HIV còn phụ thuộc vào chủng virus của bệnh nhân
là nguồn phơi nhiễm, đặc biệt chủng virus tạo hợp bào.
- Tình trạng nhiễm HIV chưa rõ, nguy cơ nhiễm thường được cân nhắc
nếu bệnh nhân này thuộc nhóm nguy cơ cao (tiêm chích ma túy, gái mại dâm,
tình dục đồng giới nam).
- Thuốc kháng virus đã sử dụng cho bệnh nhân, nếu phơi nhiễm từ
nguồn này thì nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn mặc dù có được điều trị dự
phòng sau phơi nhiễm.
Thứ ba là: Tình trạng hệ miễn dịch của người nguy cơ phơi nhiễm, đáp ứng
miễn dịch của người nguy cơ phơi nhiễm có thể giúp ngăn ngừa nhiễm HIV
sau khi nguy cơ phơi nhiễm.
Thứ tư là: Sử trí sau phơi nhiễm
20
- Nguy cơ lây nhiễm phụ thuộc việc sử trí ngay sau phơi nhiễm. Vết
thương càng được sử trí sớm theo đúng quy trình thì nguy cơ lây nhiễm
càng thấp.
- Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bằng thuốc kháng virus và khả năng
đáp ứng với điều trị.
Thứ năm là: Các yế tố khác
- Địa dư: NVYT làm việc tại khu vực có tỷ lệ nhiễm HIV cao, khu vực
điểm nóng của các tệ nạn hoặc các bệnh viện tuyến trên sẽ có tần xuất tiếp
xúc với người nhiễm HIV cao hơn và do đó có nguy cơ phơi nhiễm với HIV
cao hơn.

- An toàn trong lao động: Trang thiết bị bảo hộ lao động được sử dụng
trong quá trình lao động cũng ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Nguy
cơ lây nhiễm HIV sau khi bị kim đâm vào tay đi găng 2 lớp thấp hơn so với đi
găng 1 lớp. Sử dụng kính bảo hộ, khẩu trang, mặt nạ, tạp dề, quần áo bảo hộ,
ủng cao su giúp cho NVYT hạn chế nguy cơ phơi nhiễm HIV. NVYT dễ bị
tai nạn nghề nghiệp hơn nếu phải lao động trong môi trường có cường độ cao,
công việc căng thẳng hoặc đơn điệu, làm trong không gian hạn hẹp hoặc
không phù hợp, công cụ lao động thô sơ, không phù hợp với công việc. Tai
nạn nghề nghiệp cũng thường xảy ra ở cuối giờ làm việc khi NVYT đã mệt
mỏi, vào thời điểm này thời gian dẫn truyền phản xạ tăng, khả năng chú ý và
tư duy logic của con người giảm.
- Thiếu kiến thức an toàn sinh học trong lao động, không thực hiện đúng
nội quy, quy trình an toàn lao động, thiếu phương tiện, giảm khả năng lao
động do mệt mỏi hoặc các vấn đề tâm lý do môi trường lao động xấu gây ra
thiết lập chăm sóc sức khỏe nên có một hoạt động và năng động, chương trình
kiểm soát lây nhiễm, cách tiếp cận chắc chắn sẽ cải thiện thái độ, kiến thức và
thực hành của NVYT.
21
- Kinh nghiệm trong lao động thường gắn liền với tuổi đời và số năm
công tác cũng là yếu tố ảnh hưởng tới phơi nhiễm. NVYT trẻ có lòng nhiệt
tình, tự tin nhưng còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng chưa thành thục nên có
nguy cơ phơi nhiễm cao, đặc biệt trong những tình huống phức tạp hoặc
những trường hợp cấp cứu.
1.4. Chiến lược bảo vệ NVYT trong dự phòng phơi nhiễm HIV nghề
nghiệp [trích 2].
Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số
10/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 30/3/2005 hướng dẫn thực hiện Quyết định
số 265/2003/QĐ-TTG ngày 16/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ
đối với người bị phơi nhiễm hoặc bị nhiễm HIV do tai nạn rủi do nghề
nghiệp. Nội dung Thông tư quy định rõ:

Đối với người bị phơi nhiễm với HIV: “Được xét nghiệm chẩn đoán
nhiễm HIV và được điều trị miễn phí các thuốc dự phòng chống lây nhiễm
HIV do bác sỹ chỉ định theo quy định của Bộ Y tế; Được nghỉ việc để điều trị
dự phòng trong 20 ngày làm việc. Trong thời gian nghỉ việc được hưởng
nguyên lương và phụ cấp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Đối với người bị nhiễm HIV: “Chế độ trợ cấp một lần ít nhất bằng 30
tháng lương và phụ cấp hiện hưởng (nếu có) ngay sau khi người lao động đã
được xác định bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; Được hưởng chế
độ hưu trí nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên (không phụ thuộc
vào tuổi đời); không phải giám định khả năng lao động và không phải giảm tỷ
lệ hưởng lương hưu do nghỉ việc trước tuổi hoặc được hưởng chế độ trợ cấp
bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội nếu chưa
đủ điều kiện nghỉ hưu; Nếu người nhiễm HIV bị chết thì gia đình hoặc người
đại diện hợp pháp của họ được hưởng chế độ tử tuất và các chế độ khác theo
quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.
22
Đối với học sinh thực tập tại các cơ sở y tế bị nhiễm HIV: “Được điều trị
miễn phí các bệnh nhiễm trùng cơ hội do HIV gây nên, thuốc đặc hiệu, thuốc
nâng cao thể trạng do bác sỹ chỉ định theo quy định của Bộ Y tế; chế độ trợ
cấp một lần ít nhất bằng 30 tháng lương khởi điểm của chuyên ngành được
đào tạo ngay sau khi được xác định bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề
nghiệp”.
1.4.1. Xây dựng môi trường làm việc an toàn.
Môi trường làm việc an toàn không chỉ quyết định chất lượng dịch vụ
chăm sóc sức khỏe mà còn hạn chế tai nạn nghề nghiệp xảy ra đối với NVYT.
Các biện pháp nhằm xây dựng môi trường làm việc an toàn gồm: Tổ chức tập
huấn, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe hàng năm cho NVYT để mọi người
hiểu rõ và thực hiện các biện pháp dự phòng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra ở
những người được trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn lao động thì thực hành
tốt hơn [16]. Xây dựng ý thức chấp hành tự nguyện những quy định về vệ

sinh an toàn lao động nâng cao sức khỏe và quy trình báo cáo phơi nhiễm
nghề nghiệp [25],[37],[39]. Cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động
như găng tay, kính, khẩu trang, quần áo bảo hộ…giám sát tuân thủ sử dụng
bảo hộ lao động. Cung cấp đầy đủ và giám sát việc sử dụng các dung dịch sát
khuẩn, tiệt trùng, việc sử dụng thùng chứa rác thải không bị đâm thủng. Sắp
xếp gọn gàng, hợp lý dụng cụ và trang thiết bị tại nơi làm việc, dán nhãn chất
thải y tế có nguy cơ lây nhiễm. Thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động
của dự phòng phổ cập. Cung cấp dịch vụ tư vấn, xét nghiệm tự nguyện, điều
trị, theo dõi và chăm sóc sau phơi nhiễm. Giám sát hỗ trợ các NVYT trẻ còn ít
kinh nghiệm. Tổ chức lao động phù hợp, thời gian nghỉ hợp lý, vị trí lao động
hợp lý, tránh quá tải, giảm căng thẳng tâm lý, bố trí hệ thống biển báo và
vùng giới hạn [ trích 2].
1.4.2. Phòng ngừa chuẩn:
23
Hạn chế phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh là biện pháp hàng đầu
để làm giảm nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp. Theo Cục an toàn lao động và
sức khỏe Hoa Kỳ, nguyên tắc của phòng ngừa chuẩn là coi máu và các dịch
chứa máu là nguồn lây nhiễm tiềm ẩn từ đó đưa ra các tiêu chuẩn khi thao tác
với máu và các dịch chứa máu trong cơ sở y tế nhằm làm giảm nguy cơ phơi
nhiễm nghề nghiệp và nguy cơ lây truyền của các tác nhân gây bệnh [trích 2]
1.4.3. Sử trí sau phơi nhiễm đúng và kịp thời [trích 2].
Bước 1. Sử lý vết thương tại chỗ.
- Tổn thương da chảy máu: Xối ngay vết thương dưới vòi nước. Để vết
thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương. Rửa
kỹ bằng xà phòng và nước sạch.
- Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối
NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút.
- Phơi nhiễm qua miệng, mũi: Rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung
dịch NaCl 0,9 %, xúc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9 % nhiều lần.
Bước 2. Báo cáo người phụ trách và làm biên bản

- Nêu rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy
cơ của phơi nhiễm.
- Lấy chữ ký của những người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách
khoa phòng.
Bước 3. Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm.
- Có nguy cơ:
+ Tổn thương do kim có chứa máu đâm xuyên qua da gây chảy máu:
kim nòng rỗng cỡ to, chứa nhiều máu, đâm sâu nguy cơ cao hơn kim nòng
nhỏ, chứa ít máu và đâm xuyên nông.
+ Tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất
dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải.
24
+ Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm
mạc bị tổn thương viêm loét hoặc xây sát từ trước (thậm chí ngay cả khi
không biết có bị viêm loét hay không): nếu viêm loét hoặc xây sát rộng thì
nguy cơ cao hơn.
- Không nguy cơ: nếu máu hoặc dịch cơ thể của người bệnh bắn vào
vùng da lành.
Bước 4. Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm.
- Nếu người bệnh đã được xác định HIV (+): Tìm hiểu các thông tin về
tiền sử và đáp ứng đối với thuốc ARV
- Nếu chưa biết về tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: Tư vấn và
lấy máu bệnh nhân xét nghiệm HIV.
Bước 5. Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm.
- Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định:
+ Nếu ngay sau khi bị phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm có HIV(+): đã
bị nhiễm HIV từ trước, không phải do phơi nhiễm.
+ Nếu HIV (-): kiểm tra lại sau 3 và 6 tháng.
Bước 6. Tư vấn cho người bị phơi nhiễm.
- Người bị phơi nhiễm cần được cung cấp các thông tin và được tư vấn

thích hợp về dự phòng phơi nhiễm, lợi ích và nguy cơ.
- Giới thiệu các tác dụng phụ của thuốc và triệu chứng của nhiễm trùng
tiên phát: sốt, phát ban, buồn nôn hoặc nôn, thiếu máu, nổi hạch v.v
- Tư vấn phòng lây nhiễm cho người khác: người bị phơi nhiễm có thể
làm lây truyền HIV cho người khác dù xét nghiệm HIV âm tính (thời kỳ cửa
sổ), vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm.
- Tư vấn tuân thủ điều trị và hỗ trợ tâm lý
Bước 7. Điều trị dự phòng bằng ARV cho người bị phơi nhiễm.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV [19], [51], [52]
25

×