Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

BÁO CÁO thực tập tại công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Tân Phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 45 trang )

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập cán bộ kỹ thuật là khoảng thời gian quan trọng với sinh viên ngành xây
dựng. Nó đặc biệt quan trọng, hữu ích và chỉ dẫn những bước đi đầu tiên của mỗi kỹ sư
trước khi ra làm việc. Và Bộ môn Cầu và CTN luôn coi trọng việc đi thực tập cán bộ kỹ
thuật của mỗi sinh viên. Thực tế, em đã có cơ hội trực tiếp làm quen với nguồn tài liệu,với
môi trường làm việc, rèn luyện tác phong chuyên nghiệp, tính kỷ luật của công ty trong
khi làm việc và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân.
Trong khoảng thời gian thực tập tại công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Tân
Phong, em đã tìm hiểu về công ty, đây là công ty về tư vấn Thiết kế kỹ thuật và thi công,
Tư vấn lập kế hoạch, Khảo sát địa chất, Cơ sở hạ tầng, Môi trường và Phát triển bền
vững. Trong qúa trình thực tâp chúng em đã được tìm hiểu về các dự án đã và đang thực
hiện của công ty, qua đó phần nào giúp em hiểu được nội dung, các bước tiến hành của
một dự án, các tiêu chuẩn,qui phạm áp dụng vào qúa trình lập dự án. Bên cạnh đó em đã
được tìm hiểu các quy trình tính toán cho công trình như dùng bảng excel các phần mềm
tính toán kết cấu (Midas, RM) . Từ đó học hỏi thêm kiến thức và trang bị được kinh
nghiệm về công việc sẽ làm sau khi ra trường cho bản thân.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
∗ Giảng viên Hướng Dẫn: ThS. Nguyễn Như Mai
∗ Trưởng phòng kỹ thuật Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Tân Phong :
KS. Dương Viết Nhiên đã hướng dẫn chúng cháu tận tình trong quá trình thực tập.
∗ Toàn thể cán bộ công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Tân Phong.
Nhờ sự giúp đỡ tận tình của các bác, anh, chị đã giúp chúng em hoàn thành đợt
thực tập cán bộ kỹ thuật Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Tân Phong. Em xin chân
thành cảm ơn!
Trần Đức Anh
Nguyễn Văn Huân
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT


Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
THÔNG TIN CHUNG
Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG TÂN PHONG
( TÂN PHONG E&C., JSC )
Địa chỉ: P1501, khu B, tòa nhà C'Land, 156 Xã Đàn II, Nam Đồng, Đống Đa,
Hà Nội.
Mã tỉnh/thành phố: Hà Nội – (+84.4)
Quốc gia: Việt Nam
Điện thoại: 84-0462 750 816
Năm thành lập: 2011
Số lượng nhân viên: 23
Lĩnh vực hoạt động: Thiết kế kỹ thuật và thi công, Tư vấn lập kế hoạch, Khảo sát địa chất,
Cơ sở hạ tầng, Môi trường và Phát triển bền vững (bao gồm đối phó
với Biến đổi khí hậu)
1.1. GIỚI THIỆU
- Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần ngày
28 tháng 01 năm 2011 với mã số doanh nghiệp 0105144150
- Là công ty tư vấn chuyên nghiệp về khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng các công
trình giao thông. Với việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, hệ thống Quản lý chất lượng
chặt chẽ, đội ngũ cán bộ lành nghề, bộ máy quản lý năng động trong một tổ chức chuyên
nghiệp
- Công ty là Công ty cổ phần, trực tiếp sản xuất và đầu tư, quản lý vốn đầu tư trong
các ngành nghề chủ yếu sau:
+ Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
+ Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất đối với công trình xây dựng dân

dụng, công nghiệp;
+ Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp;
+ Thiết kế công trình đường bộ- sắt;
+ Thiết kế hệ thống điện chiếu sáng : công trình công cộng, dân dụng, công nghiệp,
tín hiệu giao thông, thiết kế đường dây và trạm biến áp đến 35KV;
+ Thiết kế công trình cảng - đường thuỷ;
+ Thiết kế công trình thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng nông thôn;
+ Thiết kế cấp thoát nước;
+ Thẩm tra thiết kế các công trình nêu trên;
+ Đánh giá tác động môi trường, xử lý môi trường;
+ Lập và thẩm tra dự toán, tổng dự toán các công trình xây dựng;
+ Giám sát thi công xây dựng công trình giao thông các cấp không phân biệt vùng
lĩnh vực : cầu đường;
+ Dịch vụ khảo sát : Khảo sát trắc địa công trình; Khảo sát địa chất công trình - địa kỹ
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
thuật, thiết kế công trình bảo vệ mái dốc; Khảo sát thuỷ văn công trình xây dựng;
+ Đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình, địa chính, địa giới hành chính các tỷ lệ;
+ Tư vấn giải phóng mặt bằng, lập hồ sơ giải phóng mặt bằng
1.2. GIỚI THIỆU CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY
Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Tân Phong cùng lãnh đạo các Phòng
đồng thuận tuyên bố chính sách chất lượng của Công ty:
CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG
" TẤT CẢ ĐỂ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG"
Chất lượng cho mỗi sản phẩm và dịch vụ tư vấn luôn luôn là mục tiêu phấn đấu của
Công ty.

Chất lượng gắn liền với uy tín, sự tồn tại và phát triển của Công ty trong quá khứ, hiện
tại và tương lai.
Để sáng tạo nên những công trình hữu ích cho xã hội, vì sự phát triển bền vững của đất
nước.
Giám đốc Công ty và lãnh đạo các Phòng, Trung tâm đồng cam kết:
1. Xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ làm việc chuyên nghiệp, chủ động
sáng tạo, giỏi nghiệp vụ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong sáng, đủ
năng lực để tiếp thu và áp dụng một cách sáng tạo các công nghệ tiên tiến, không ngừng
phấn đấu vì mục tiêu chất lượng công trình;
2. Đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn lực cần thiết để xây dựng, áp dụng, duy trì và cải
tiến liên tục Hệ thống Quản lý chất lượng một cách hiệu quả và có hiệu lực trong Công
ty;
3. Thường xuyên phổ biến và giáo dục ý thức đảm bảo chất lượng cho từng cán bộ
công nhân viên;
4. Chỉ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tư vấn có chất lượng phù
hợp với những yêu cầu đã đặt ra, đảm bảo tính hiệu quả, tính bền vững, yếu tố cảnh quan
và thân thiện với môi trường;
5. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ tư vấn nhằm thỏa mãn yêu
cầu ngày càng cao của Khách hàng.
"CHẤT LƯỢNG CỦA MỖI SẢN PHẦM VÀ DỊCH VỤ"
Là danh dự nghề nghiệp và là niềm tự hào của mỗi thành viên trong Công ty
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2013
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Hoàng Nguyên
1.3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ CÁC CÁN BỘ CHỦ CHỐT TRONG CÔNG TY
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập

cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
CHỨC VỤ HỌ TÊN CÁN BỘ
Chủ tịch HĐQT Phan Văn Phúc
Giám đốc Nguyễn Hoàng Nguyên
P. Giám đốc Lê Huy
P. Giám đốc Đào Mạnh Thắng
Trưởng phòng kỹ thuật Dương Viết Nhiên
Trưởng phòng thiết kế Lê Huy
P. Phòng thiết kế Nguyễn Mạnh Quân
Trưởng phòng HCNS
P. phòng phụ trách phòng HCNS Đỗ Thu Phương
Trưởng phòng kế hoạch Phùng Ngọc Doanh
Trưởng phòng TCKT Đinh Thúy Hằng
1.4. CÁC DỰ ÁN CỦA CÔNG TY ĐÃ THỰC HIỆN
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
TÊN CÔNG TRÌNH
NĂM
THỰC
GIÁ CHỦ CÔNG
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao

HIỆN
TRỊ
(tỷ)
TRÌNH
1
Dự án xây dựng cầu Giàn Khẩu –
QL1A, Tỉnh Ninh Bình.
2011 4,058 Sở GTVT Ninh
Bình
2
Dự án nâng cấp, cải tạo đường tỉnh
DT255 Tỉnh Bắc Kạn.
2012 18,470 Sở GTVT tỉnh
Bắc Kạn
3
Dự án xây dựng cầu vàm cống Tỉnh
Đồng Tháp.
2012 23,045 CUU LONG
CIPM
4
Dự án xây dựng đường cao tốc Hà
Nội – Hải Phòng, gói EX2, EX4.
2011-
nay
9,68 Tổng công ty
PTHT và Đầu tư
tài chinh Việt
Nam
5
Dự án phát triển giao thông đô thị Hải

Phòng, Hợp phần B.
2012 -
nay
1,054 Sở GTVT Hải
Phòng
6
Dự án đường hành lang ven biển phía
Nam- Tuyến tránh Rạch Giá.
2009 23,720 Ban QLDA Mỹ
Thuận
7
Dự án đường hành lang ven biển phía
Nam – Minh Lương thứ 7.
2009 13,150 Ban QLDA Mỹ
Thuận
8
Dự án xây dựng QL 12b, Tỉnh Ninh
Bình.
2012 5,255 Sở GTVT Ninh
Bình
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
9
Dự án xây dựng ĐT477 kéo dài,Tỉnh
Ninh Bình.
2008 2,380 Sở GTVT Ninh

Bình
10
Dự án đường cao tốc Hồ Chí Minh –
Long Thành – Cầu Giây.
2010 5,230
Công ty đầu tư
phát triển đường
cao tốc VN-
VEC
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH
VIÊN TẠI CÔNG TY
1. KẾ HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TỪ PHÍA NHÀ TRƯỜNG
a. Phân công từ phía nhà trường
- Tất cả sinh viên chuyên nghành cầu hầm đủ điều kiện thực tập tốt nghiệp được nhà
trường bố trí liên hệ đến các cơ sở thực tập đúng với chuyên nghành . Sinh viên được chia
làm các nhóm và giới thiệu về các công ty tư vấn thiết kế , thi công và các viện chuyên
nghành cầu hầm .
- Nhóm thực tập của lớp 55KSGT bao gồm 2 sinh viên :
Trần Đức Anh
Nguyễn Văn Huân
Được nhà trường liên hệ thực tập tại Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Tân Phong
Thời gian thực tập từ ngày 12/01/2015 đến ngày 14/02/2015
Sau thực tập sinh viên phải hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp và bảo vệ trước hội
đồng .

b. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu quy trình và các bước tiến hành kiểm định chât lượng công trình cầu.
- Thiết kế tính toán kế cầu nhịp cầu bê tông cốt thép,cầu thép ,cầu liên hợp …
- Thiết kế tính toán mố (trụ) cầu hoặc móng mố (trụ) cầu .
- Các nội dụng liên quan đến thiết kế ,tính toán các bộ phận công trình hầm.
- Trình tự các bước lập một hồ sơ từ giai đoạn tiền khả thi đến giai đoạn thiết kế kỹ
thuật thi công công trình cầu hoặc hầm .
- Thi công các hạng mục công trình cầu (hầm).
- Quản lý dự án công trình cầu hoặc hầm .
- Các loại thiết bị đo đạc kiểm định cầu (Nguyên lý hoạt động, cách lăp đặt …)
Sinh viên có thể thực hiện một số nội dung trên . Tùy theo điều kiện thực tế tại đơn vị
thực tập ,sinh viên có thể lập nội dung cụ thể cho phù hợp hơn .
c. Nhiệm vụ của sinh viên
- Nghiêm túc thực hiện đúng nội quy giờ giấc ,kỷ luật và các biện pháp đảm bảo an
toàn lao động của cơ quan nơi thực tập .
- Chấp hành nghiêm chỉnh sự phân công của cán bộ cơ quan. Tích cực tìm hiểu học
tập hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao .
- Kết thúc đợt thực tập sinh viên phải viết báo cáo thực tập theo nhóm hoặc theo cá
nhân , có nhận xét của cán bộ tại đơn vị thực tập .
2. QUÁ TRÌNH THỰC TẬP THỰC TẾ TỪ PHÍA CÔNG TY
Thực tập tại văn phòng công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Tân Phong trong ba tuần. Mỗi
nhóm thực tập tai văn phòng 7 ngày/tuần với công việc chính là nghiên cứu tìm hiểu tài
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
liệu về các dự án do công ty đã thực hiện một phần nhằm giúp sinh viên có cái nhìn giữa
lý thuyết được học trong trường và thực tế của công việc.

Tài liệu nghiên cứu bao gồm :
1. Catalogue giới thiệu về công ty
Qua catalogue giúp sinh viên tìm hiểu được các thông tin về Công ty cổ phần tư vấn và
xây dựng Tân Phong chẳng hạn như : Địa chỉ trụ sở công ty, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu
tổ chức công ty, ban giám đốc, lịch sử hình thành và phát triển công ty v.v…
2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật cầu Cốc Pài
Tìm hiểu về quy trình, tiêu chuẩn thiết kế và các bản vẽ thiết kế phần cầu và kết cấu cảu
dự án cầu Cốc Pài, phần bản vẽ công ty có tham gia thiết kế và tư vấn.
3. Hồ sơ thiết kế Cầu Liêm Chính
Tìm hiểu về quy trình, tiêu chuẩn thiết kế và các bản vẽ thiết kế phần cầu và kết cấu của
dự án Cầu Liêm Chính, phần bản vẽ công ty có tham gia thiết kế và tư vấn.
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
CHƯƠNG 3 : VAI TRÒ CỦA NGƯỜI KỸ SƯ TRONG CƠ QUAN
3.1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
3.1.1. Tổ chức họp tổng thể
Đây là công việc quan trọng và cần thiết của mỗi dự án. Giám đốc điều hành dự án tổ
hợp tổng thể có sự tham gia của tất cả các bộ môn ( khảo sát, thiết kế, kế hoạch và nhà
thầu phụ tham gia tư vấn. Nội dung cuộc họp :
- Phổ biến nhiệm vụ của dự án
- Phân công nhiệm vụ cho các bộ phận
- Ban hành hồ sơ mẫu về : tổ chức hồ sơ dự án, bìa, khung tên, các chức danh …
- Phân tích, sơ bộ vấn đề đặc thù của dự án để có phương án phù hợp.
3.1.2. Thu thập số liệu liên quan
Các tài liệu cần thu thập:
- Các văn bản pháp luật liên quan tới dự án

- Hồ sơ thiết kế bước trước đã được phê duyệt
- Các quy hoạch liên quan trong vùng tuyến đi qua, các khu bảo tồn thiện nhiên, các
dự án lân cận đang triển khai hoặc đã kết thúc có thông số thiết kế liên quan đến dự án.
- Hệ thống đơn giá, báo giá, định mức khảo sát thiết kế phục vụ cho công tác lập dự
toán.
3.1.3 Lập nhiệm vụ khảo sát thiết kế
3.1.3.1 Thị sát tổng thể
Trước khi lập nhiệm vụ khảo sát, thiết kế cần thị sát tổng thể ngoài hiện trường.
những thông tin cần thu thập :
- Định hình phương án tuyến thiết kế
- Chụp ảnh, ghi chép lại những thông tin về địa hình, tuyến đường đấu nối tại những
điểm đặc biệt trên tuyến: đầu tuyến, cuối tuyến, nút giao, vị trí cầu.
- Sơ bộ xác định các điểm khống chế ảnh hưởng đến giải pháp thiết kế tuyến và
hạng mục khảo sát : vị trí nên đường đào sâu, đắp cao, nguy cơ sạt lở …
- Định vị, kiểm đếm các vị trí đường giao, nút giao, cống.
3.3.1.2 Lập nhiệm vụ khảo sát thiết kế
Trên cơ sở nội dung nhiệm vụ thực hiện dự án và kết quả thị sát tổng thể tại hiện trường
chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế tiến hành lập nhiệm vụ khảo sát thiết kế. Nội dung cơ
bản dự án :
- Cấp hạng công trình
- Quy phạm, quy trình áp dụng
- Nội dung công tác khảo sát, thiết kế
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
- Khối lượng các công việc, nêu rõ hạng mục nào làm mới, hạng mục nào phải tận
dụng tài liệu từ bước trước dựa trên các số liệu đã thu thập được và chủ trương của chủ

đầu tư
- Kinh phí thực hiện công tác khảo sát thiết kế
- Thành phần hồ sơ.
- Tiến độ thực hiện
3.2. CÔNG TÁC KHẢO SÁT
3.2.1 Khảo sát địa hình
3.2.1.1 Nguyên tắc thực hiện
- Tuân thủ nội dung nhiệm vụ khảo sát được duyệt
- Đo vẽ chính xác, trung thực hiện trạng địa hình
- Báo cáo kiệp thời những thay đổi so với nhiệm vụ được duyệt
3.2.1.2 Nội dung công tác khảo sát địa hình
- Thành phần hệ thống mốc mạng, lưới không chế
- Khảo sát tuyến: Đo vẽ bình đồ, cắt dọc, cắt ngang
- Khảo sát hệ thống đường giao, nút giao, đường gom
- Khảo sát địa hình các công trình: cầu, cống, tường chắn, cải mương
- Khảo sát hiện trạng hư hỏng mặt đường
- Lập hồ sơ các hạng mục
3.2.1.3 Những lỗi thường gặp trong công tác khảo sát địa hình
- Làm việc theo thói quen, không tuân thủ nhiệm vụ được duyệt
- Hệ thống mốc mạng bình sai không khép
- Khảo sát không đủ phạm vi thiết kế
3.2.2 Khảo sát địa chất
Thực hiện theo nhiệm vụ khảo sát trung ương được duyệt
3.2.3 Khảo sát và điều tra thủy văn
3.3 CÔNG TÁC THIẾT KẾ
Trong quá trình bộ phận khảo sát làm việc ngoài hiện trường bộ phận thiết kế tại
văn phòng phải làm các công tác chuẩn bị chi tiết phục vụ công tác thiết kế sau:
- Chủ nhiệm dự án, chủ nhiệm thiết kế chuẩn bị mẫu hồ sơ thiết kế
- Chủ trì thiết kế : lập danh sách mục lục các bản vẽ các hạng mục công trình.
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên tham gia thiết kế, quán triệt quan điểm

nguyên tắc thiết kế cho từng hạng mục
- Chủ trì thiết kế lê sơ bộ các hạng mục khối lượng để cung cấp cho kỹ sư dự toán
lập đơn giá, chuẩn bị hồ sơ dự toán.
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
3.3.1 Làm việc với đơn vị khác có liên quan
3.3.1.1 Làm việc với bộ phận khảo sát và đi tuyến chi tiết
3.3.1.1.1 Làm việc với bộ phận khảo sát
Trước khi đội khảo sát làm việc tại hiện trường, kỹ sư thiết kế phải có buổi làm
việc tổng thể để trao đổi, thảo luận với kỹ sư phụ trách khảo sát các nội dung, yêu cầu
trong nhiệm vụ khảo sát đã được phê duyệt. Cần lưu ý khảo sát kỹ các công trình trên
tuyến như :
- Với đường miền núi: đường điện cao thế, cầu cũ, cống cũ, đường tràn và các vị trí
xả nước.
- Với đường đồng bằng: Các nút giao, đường giao, khu vực đông dân cư, đình chùa,
cây to, cột điện cao thế.
- Với đường đô thị: mép đường, vỉa hè, bổ sung mặt cắt ngang tại các vị trí cắt dải
phân cách. Hiện trạng biển báo hiện đường bộ, phạm vi các cầu.
- Trong suốt quá trình thực hiện khảo sát kỹ sư khảo sát và kỹ sư thiết kế tuyến phải
thường xuyên liên lạc với nhau về những vấn đề phát sinh để điều chỉnh phù hợp.
- Thống nhất cách cung cấp số liệu phục vụ thiết kế phù hợp với yêu cầu của dự án.
3.3.1.1.2 Đi tuyến chi tiết
Đối với kỹ sư tuyến :
- Chụp ảnh sơ họa đặc điểm địa hình sọc tuyến: vị trí khe sâu, núi cao, cây to, đình
chùa, nhà của kiên cố, mương lớn, điểm tụ thủy, công trình hiện hữu .
- Chụp ảnh sơ họa các vị trí dự kiến thiết kế đường giao, nút giao.

- Chụp ảnh sơ họa điều kiện đại chất dọc tuyến: núi đá lộ thiên, đầm lầy ao hồ dự
kiến có đất yếu, núi đất có nguy cơ sạt lở.
- Với đường đô thị: chụp ảnh, cơ họa, ghi chép đặc điểm mặt đường hiện trạng, các
vị trí thoát nước, các nút giao, đường giao lớn ….
- Hệ thống thoát nước ngang: xem xét đối chiếu lại vị trí đặt cống thoát nước ngang
đường với điều kiện địa hình thực tế
- Hệ thống thoát nước dọc: tìm kiếm, kiểm tra các vị trí của xả nước cho rãnh dọc,
rãnh biên, rãnh đỉnh. Sơ họa, ghi chép lại mạng lưới thoát nước hiện trạng để đối chiếu
với bình đồ khảo sát sau này và là cơ sở thiết kế hệ thống thoát nước phù hợp.
- Công trình thủy lợi: điều tra hiện trạng sử dụng, kết cấu, kích thước, hướng chảy
đến tuyến đường thiết kế để có phương án thiết kế hoàn trả.
- Làm việc với tường địa phương nơi tuyến đi qua để điều tra thông tin và những dự
án khác liên quan, các khu bảo tồn thiên nhiên….
- Mua báo giá vật liệu tại địa phương phục vụ công tác lập dự án.
3.3.1.1.2 Làm việc với chính quyền địa phương
- Thỏa thuận phương án tuyến và vị trí công trình đảm bảo quy hoạch của địa
phương
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
- Làm việc với các địa phương để xác định ranh giới xã, huyện, phường … để phục
vụ tính dự toán công trình
- Làm việc với địa phương để thỏa thuận vị trí đổ đất thải
- Làm việc với công ty quản lý hệ thống điện vể vị trí giao với đường điện cao thế.
- Làm việc với địa phương về giải pháp thiết kế : Cao độ thiết kế cầu, tĩnh không ….
- Thỏa thuận với đơn vị thủy lợi về vị trí, khẩu độ thiết kế cống, các điểm xả nước.
- Ngoài ra sau khi có các phương án thiết kế các hạng mục công trình phải gửi hồ sơ

tới các đơn vị : công ty điện lực, công ty cấp thoát nước, … để xem các phương án thiết
kế có ảnh hưởng tới các công trình hiện hữu của các cơ quan hay không.
3.3.1.1.3 Làm việc với các cơ quan chuyên nghành
3.3.1.1.4 Khớp nối với dự án
Để đảm bảo tính liên tục của dự án, tất cả các dự án đường phải được đấu nối điểm
đầu , điểm cuối với một địa điểm nào đó
- Nếu tuyến làm mới một phân đoạn, phải làm biên bản đấu nối với phân đoạn lân
cận
- Nếu tuyến làm mới hoàn toàn hoặc nâng cấp cải tạo, phải làm biên bản khớp nối
với cơ quan quản lý đường hiện hữu
- Khớp nối với các dự án lân cân về mạng lưới cấp nước, thoát nước, hạ tầng kỹ
thuật …
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
CHƯƠNG 4: CÁC GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ MỘT DỰ ÁN GIAO THÔNG
4.1. Phân loại đầu tư xây dựng đường.
Tùy theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư, các dự án công trình giao thông được
phân loại như sau:
- Dự án quan trọng quốc gia do Quốc Hội thông qua chủ trương và đầu tư.
- Nhóm A:
o Các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc
lộ) có tổng mức đầu tư trên 600 tỷ.
o Các dự án giao thông khác có tổng mức đầu tư trên 400 tỷ.
- Nhóm B:
o Các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc
lộ) có tổng mức đầu tư từ 30 đến 600 tỷ.

o Các dự án giao thông khác có tổng mức đầu tư từ 20 đến 400 tỷ.
- Nhóm C:
o Các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc
lộ) có tổng mức đầu tư dưới 30.
o Các dự án giao thông khác có tổng mức đầu tư dưới 20 tỷ.
4.2. Các giai đoạn đầu tư một dự án.
4.2.1. Chuẩn bị đầu tư.
Nội dung công tác chuẩn bị đầu tư bao gồm :
- Thực hiện các yêu cầu của các giai đoạn dự án đầu tư.
- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư.
- Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước hoặc ngoài nước để tìm nguồn
cung ứng vật tư, thiết bị hoặc tiêu thụ sản phẩm. Xem xét khả năng có thể huy động các
nguồn vốn để đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.
- Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng.
- Lập dự án đầu tư.
- Thẩm định dự án để quyết định đầu tư.
4.2.1.1 Lập dự án đầu tư.
Trình tự lập dự án đầu tư bao gồm các bước:
- Xác định sự cần thiết của dự án đầu tư
o Tiền khả thi: thuận lợi khó khăn; quy mô đầu tư; địa điểm; sơ bộ về công nghệ kỹ
thuật và xây dựng, vật tư, nguyên liệu…; phân tích tài chính nhằm xác định sơ bộ tổng
mức đầu tư, khả năng và điều kiện huy động vống; tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt
kinh tế.
o Khả thi: Căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư; hình thức đầu tư; phương án
và địa điểm cụ thể; lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ; phương án giải pháp xây
dựng; tổ chức quản lý khai thác, sử dụng lao động; phân tích tài chính kinh tế.
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 15


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
4.2.1.2 Thẩm định dự án.
Sau khi có báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi, hồ sơ các dự án cần
được thẩm định.Tất cả các dự án đầu tư có xây dựng thuộc mọi nguồn vốn và các thành
phần kinh tế đều phải thẩm định về quy hoạch xây dựng, các phương án kiến trúc, công
nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng, chống cháy nổ và
các khía cạnh xã hội của dự án. Đồng thời thẩm định tài chính và hiệu quả kinh tế cùng
với sự phù hợp với quy định nhà nước và thông lệ quốc tế.
Sau khi trải qua thẩm định của các cơ quan có thẩm quyền, các dự án sẽ được cấp giấy
phép đầu tư theo luật định.
4.2.2. Thực hiện đầu tư.
Nội dung giai đoạn thực hiện dự án đường bao gồm:
Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước (bao gồm cả mặt nước, mặt
biển, thềm lục địa);
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng;
- Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng
công trình;
- Thẩm định thiết kế công trình;
- Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp;
- Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có);
- Ký kết hợp đồng với Nhà thầu để thực hiện dự án;
- Thi công xây lắp công trình;
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng.
4.2.2.1. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
Chủ đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phải lập hồ sơ xin giao đất theo quy định. Sau khi
nhận đất chủ đầu tư có trách nhiệm chính về việc đền bù và giải tỏa mặt bằng xây dựng
trước khi giao mặt bằng xây dựng cho đơn vị xây dựng.
4.2.2.2. Tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và thẩm định
thiết kế công trình.

Chủ đầu tư dự án sẽ tổ chức tuyển chọn tư vấn xây dựng để khảo sát, thiết kế, giám
định kỹ thuật và chất lượng công trình.
Thiết kế công trình cần dựa trên các tài liệu về thăm dò, khảo sát địa hình, địa chất,
thủy văn, khí tượng và các tài liệu khi dùng để thiết kế xây dựng các công trình phải do
tổ chức chuyên môn có tư cách pháp nhân lập theo quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ
thuật xây dựng của Nhà nước ban hành. Nếu áp dụng quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật
xây dựng của nước ngoài thì phải được Bộ Xây dựng chấp thuận.
Tùy theo tính chất kỹ thuật của công trình mà thực hiện thiết kế một bước, hai bước
hoặc 3 bước.
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
- Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình chỉ
lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế cơ sở,
bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi
là thiết kế bản vẽ thi công.
Đối với trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công;
- Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công
được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy
định tại điểm a, điểm c khoản này. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết
kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công;
- Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết
kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án. Tuỳ theo
mức độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết định đầu
tư quyết định.
Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp theo phải

phù hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt.
4.2.2.3. Quản lý kỹ thuật và chất lượng công trình.
Các tổ chức khảo sát, thiết kế phải thực hiện chặt chẽ việc xét duyệt dồ án, giám sát
tác giả đồ án, phải có Chủ nhiệm đồ án chịu trách nhiệm cá nhân về đồ án.
Doanh nghiệp xây dựng chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư về kỹ thuật, chất lượng xây
lắp công trình. Phải có bộ phận kiểm tra kỹ thuật và chất lượng để thực hiện công tác
quản lý kỹ thuật và chất lượng xây dựng cùng chủ đầu tư.
Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện việc kiểm
định chất lượng xây dựng.
4.2.2.4. Nghiệm thu công trình, cấp vốn và thanh, quyết toán.
Công tác nghiệm thu được thực hiện bởi chủ đầu tư theo hướng dẫn của bộ xây dựng.
Đảm bảo chất lượng cho công trình theo đúng quy định, quy chuẩn tiêu chuẩn.
4.2.3. Đưa dự án vào khai thác.
Nội dung công việc phải làm khi kết thúc dự án bao gồm:
- Bàn giao công trình.
- Kết thúc xây dựng.
- Bảo hành công trình .
- Vận hành dự án.
- Công tình xây dựng đường chỉ được bàn giao toàn bộ khi đã xây lấp hoàn chỉnh
theo thiết kế đã được duyệt và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng.
- Sau khi nhận bàn giao công trình, Chủ đầu tư có trách nhiệm đưa đường vào khai
thác, sử dụng năng lực công trình, đông bộ hóa tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
hoàn thiện tổ chức và phương pháp quản lý nhằm phát huy đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật đã được đề ra trong dự án.

4.2.4. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
Nội dung của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thực hiện theo quy định
tại khoản 4 điều 35 của Luật Xây Dựng: sự cần thiết phải đầu tư, mục tiêu xây dựng công
trình, địa điểm xây dựng, quy mô, cấp công trình, nguồn kinh phí xây dựng công trình,
thời hạn xây dựng, hiệu quả công trình, bản vẽ thiết kế thi công và dự toán.
Các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước có tổng mức đầu tư từ 500 triệu dồng
trở lên thì thiết kế bản vẽ thi công trong Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
4.2.5. Điều chỉnh đầu dự án đầu tư xây dựng công trình.
Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được quyết định đầu tư chỉ được điều chỉnh khi
có một trong các trường hợp sau đây:
Xuất hiện các yêu tố bất khả kháng do thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng
thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh:
- Do biến động bất thường của giá nguyên liệu, do thay đổi tỷ giá hối đoaái đối với
phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc do Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách mới có
quy định được thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình;
- Do người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư thay đổi khi thấy xuất hiện những yếu
tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn cho dự án:
- Khi quy hoạch xây dựng đã được duyệt thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến dự án.
Khi điều chỉnh dự án không làm thay đổi quy mô, mục tiêu đầu tư và không vượt tổng
mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư được phép tự điều chỉnh dự án. Trường hợp
điều chỉnh dự án làm thay đổi thiết kế cơ sở về kiến trúc, quy hoạch, quy mô, mục tiêu
đầu tư ban đầu hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải trình
người quyết định đầu tư xem xét quyết định. Những nội dung thay đổi phải được thẩm
định lại.
Người quyết định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về quyết định của mình.
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 18


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
CHƯƠNG 5 : DỰ ÁN CẦU LIÊM CHÍNH
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT DỰ ÁN CẦU LIÊM CHÍNH
BƯỚC: THIẾT KẾ CHI TIẾT (BVTC)
I.1. THUYẾT MINH THIẾT KẾ
1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Tổng quan về công trình
Chính phủ Việt Nam (GOV) đã nhận được tài trợ từ Hiệp hội Phát triển Quốc Tế của
Ngân hàng Thế giới (IDA) cho Dự án Phát triển Thành phố hạng trung ở Việt Nam
(MCDP) để phát triển ba thành phố loại vừa: Thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An), thành phố
Lào Cai (tỉnh Lào Cai) và Thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam). Mục tiêu của MCDP là phát
triển một khung cơ sở hạ tầng được cải thiện trong ba thành phố, bao gồm cả cơ sở hạ
tầng đô thị cho khu dân cư, cấp nước, và cải thiện môi trường, nâng cấp đường bộ và
nâng cao năng lực quản lý đô thị. MCDP sẽ hỗ trợ cải thiện điều kiện sống của cư dân,
đặc biệt là ở các vùng nghèo, và phát triển kinh tế của khu vực dự án
Tiểu dự án thành phố Phủ Lý được thực hiện chủ yếu trên địa bàn thành phố Phủ Lý và
một phần địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Tiểu Dự án gồm 04 hợp phần: (i) Hợp
phần 1: Cải thiện dịch vụ và Nâng cấp cơ sở hạ tầng cơ bản; (ii) Hợp phần 2: Vệ sinh môi
trường và cấp nước đô thị; (iii) Hợp phần 3: Cầu và đường đô thị; (iv) Hợp phần 4: Hỗ trợ
quản lý dự án và Hỗ trợ kỹ thuật.
Tiểu dự án thành phố Phủ Lý được thực hiện làm hai giai đoạn; Giai đoạn 1 đầu tư xây
dựng khoảng 30% giá trị của tiểu dự án, gồm 2 gói thầu xây lắp: (i) Gói thầu PL1-01: Xây
dựng trường Mầm non và trường Tiểu học phường Quang Trung; (ii) Gói thầu PL3-01:
Xây dựng tuyến đường D4-N7 đoạn từ km1+00 đến km4+710 và hạ tầng kỹ thuật kèm
theo. Giai đoạn 2.
 Gói thầu PL1-02: Nâng cấp cơ sở hạ tầng cơ bản và cải thiện dịch vụ các
khu dân cư: thôn Hòa Lạc và thôn Mễ Nội
 Gói thầu PL2-01: Xây dựng hồ điều hòa Lam Hạ 1, Lam Hạ 2
 Gói thầu PL2-02: Nâng cấp cơ sở hạ tầng phường Quang Trung, xây dựng

hồ điều hòa, mương dẫn và trạm bơm tiêu khu vực Phương Quang Trung
 Gói thầu PL2-03: Xây dựng Nhà máy xử lý nước thải khu đô thị Bắc Châu
Giang và đường ống cấp thoát nước từ đường D4-N7 vào trạm xử lý nước thải.
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
 Gói thầu PL3-02: Xây dựng Cầu Châu Giang, đường D4-N7 đoạn từ
Km 0+00 đến Km 1+00, hệ thống hạ tầng kỹ thuật kèm theo đường và một số
tuyến cống thu gom nước thải nằm ngoài đường D4-N7
1.2. Tổ chức thực hiện
1.2.1.Chủ đầu tư
- Chủ đầu tư: Ủy Ban Nhân Dân thành phố Phủ Lý
- Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý tiểu dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án
phát triển đô thị Phủ Lý
- Địa chỉ: Trụ sở Ban giải phóng mặt bằng - Ban QLDA phát triển đô thị
(tầng 3), khu Tái định cư đường Lê Công Thanh kéo dài, thôn Đình Tràng, phường
Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
- Điện thoại: +84 351 3 883 232 Fax: +84 351 3 883 232
1.2.2. Nhà thầu tư vấn
Liên doanh tư vấn
- Công ty Kunhwa Engineering & Consulting Co.,Ltd và
- Công ty Dongho Co.,Ltd và
- Công ty Jinwoo Engineering Co.,Ltd
2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Địa hình
Địa hình đặc trưng của tỉnh Hà Nam nói chung, địa hình khu vực dự án thuộc thành phố
Phủ Lý và xã Tiên Hiệp huyện Duy Tiên nói riêng là địa hình vùng đồng bằng, độ cao

tương đối bằng phẳng. Thành phố Phủ Lý nằm ở vùng đồng bằng ven sông, địa hình bị
chia cắt bởi các sông và khu vực thấp trũng - Hướng dốc chung của địa hình Thành Phố
từ Tây sang Đông.
2.2. Khí hậu
Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ không khí trung bình là 23.1ºC. Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình là 26.7
ºC, cao nhất trung bình tháng là 32.1 ºC (tháng VII), nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 41.5
ºC, nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình tháng là 14.2 ºC (tháng I), nhiệt độ thấp nhất
tuyệt đối là 4.5 ºC, tháng nóng nhất là các tháng VI, VII và VIII, tháng lạnh nhất là các
tháng I, II và XII.
Mưa:
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
Lượng mưa năm trung bình nhiều năm là 1697mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến
tháng X.
Độ ẩm:
Độ ẩm trung bình tháng là 85.1% và độ ẩm thấp nhất tuyệt đối trung bình nhiều năm từ 17
– 41%. Thời kỳ có độ ẩm cao nhất là tháng II đến tháng IV, trung bình 87.6%.
Gió, bão:
Vận tốc gió trung bình nhiều năm là 3.0m/s, vận tốc gió mạnh nhất thường do bão và
dông tố hoặc gió mùa đông bắc đã quan trắc được là 36m/s.
Nắng:
Số giờ nắng tổng cộng cả nằm trung bình nhiều năm khoảng 1693 giờ, trung bình mỗi
ngày nắng 4.6 giờ.
2.3. Thuỷ văn
2.3.1 Đặc điểm thuỷ văn khu vực xây dựng cầu

Đoạn sông xây dựng cầu nằm trong dự án “hệ thống thủy lợi Tắc Giang – Phủ Lý”, dự án
này có nhiệm vụ sau:
- Lấy nước ngọt vào mùa kiệt từ sông Hồng vào sông Châu Giang tạo nguồn
tưới cho diện tích canh tác 18.868 ha của các xã thuộc huyện Duy Tiên, Lý Nhân,
Bình Lục, Thanh Liêm và TP Phủ Lý với Q
TK
= 36m
3
/s.
- Lấy nước ngọt trước và sau mùa lũ (tháng IV, V, VI và X, XI) từ sông Hồng
vào sông Châu Giang tưới tự chảy cho 5672 ha khu vực sông Nhuệ, huyện Duy
Tiên, tạo nguồn nước phù sa để cải thiện chất lượng nước tưới tưới cải tạo đất cho
36.198 ha với Q
max
= 69,61 m
3
/s.
- Lấy nước các tháng mùa lũ từ sông Hồng (MN báo động cấp II) vào sông
Châu Giang để cải tạo môi trường sinh thái và chất lượng nước phục vụ dân sinh
với Q = 34,42 m
3
/s.
Kết hợp giao thông thủy cho tàu thuyền có tải trọng ≤ 200 tấn và mớn nước ≤ 2m từ sông
Hồng qua sông Châu Giang vào sông Đáy (và ngược lại), cải thiện môi trường, thúc đẩy
du lịch và dịch vụ phát triển.
2.3.2 Kết quả tính toán thủy văn
(1) Kết quả tính toán mực nước thiết kế
Tần suất H
1985
P = 1%

Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
H
P%
(Tại trạm Phủ Lý; m) 4,72 5,08
Mức chênh ∆H
P%
(m)
0,36
H
P%
(Tại vị trí cầu; m) 4,34 4,70
Vận tốc dòng chảy (V m/s) 0,28
(2) Mực nước thông thuyền: H
5%
= 4,34 m
(3) Mực nước thi công
Mực nước thi công từng tháng tại cầu Liêm Chính.
P% I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
10% 1,46 1,35 1,51 1,57 2,23 2,76 3,66 3,72 3,89 3,44 2,86 1,62
(4) Kết quả tính xói chung và xói cục bộ cho các trụ T3, T4 dưới sông
Tên cọc

thiên nhiên
(m)


xói chung

(m)

xói cục bộ

(m)
Σ∆
xói

(m)

sau xói
(m)
Chi chú
Trụ T3 -1.60 0.49 1.29 1.79 -3.39
Trụ T4 -2.40 0.49 1.36 1.85 -4.25
2.4. Địa chất
2.4.1 Địa chất khu vực
Theo tài liệu bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam, tờ Ninh Bình tỷ lệ 1/200.000 (E-48-
XXXIV), khu vực xây dựng chủ yếu bao gồm các thành tạo địa chất Paneo-
MesoProterozoi, Trias trung, Neogen và trầm tích Đệ tứ phân bố từ dưới lên trên như sau:
Trên tờ Ninh Bình, trầm tích Mezozoi phân bố rộng rãi trong các đới Sơn La, Ninh Bình
và rải rác trong các đới Thanh Hóa, Sầm Nưa (Ddovijjkov A và nnk, 1965). Trong mặt
cắt Mezozoi trầm tích Trias lộ ra rộng rãi nhất, ngoài ra còn có ít trầm tích Jura và Creta
thượng.
2.4.2 Địa tầng và đặc tính cơ lý của các lớp đất, đá
Địa tầng trong khu vực khảo sát rất phức tạp. Kết quả khảo sát hiện trường và kết quả thí
nghiệm trong phòng của các hố khoan bước thiết kế chi tiết (BVTC), kết hợp kết quả
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT

Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
khảo sát và tên gọi của 03 hố khoan bước thiết kế cơ sở (ký hiệu: CLH1, CLH2 và
CLH3), cách phân chia địa tầng và gọi tên lớp bao gồm các lớp như sau:
(1) Lớp KQ: Đất san lấp, đất ruộng: Sét pha lẫn cát , đá dăm , màu xám nâu.
(2) Lớp 1a: Bùn sét, cát lẫn hữu cơ, màu xám nâu
(3) Lớp 1: Sét ít dẻo, bụi ít dẻo (CL, ML), màu xám nâu, xám ghi, xám vàng, trạng
thái từ dẻo chảy đến dẻo mềm.
(4) Lớp 3: Cát cấp phối kém lẫn bụi (SP-SM), màu xám nâu, xám ghi, kết cấu kém
chặt đến chặt vừa.
(5) Lớp 4: Sét ít dẻo (CL), màu xám nâu, xám ghi, trạng thái dẻo mềm.
(6). Lớp 5: Sét ít dẻo xen kẹp cát sét (CL, SC), màu xám nâu, trạng thái từ chảy đến
dẻo mềm.
(7) Lớp 5b: Sét ít dẻo (CL), màu xám nâu, trạng thái dẻo cứng.
(8) Lớp 6: Cát cấp phối kém lẫn bụi (SP-SM), màu xám nâu, xám ghi, kết cấu kém
chặt đến chặt vừa.
(9) Lớp 7: Sét ít dẻo (CL), màu xám ghi.
(10) Lớp 8: Sét ít dẻo (CL), màu xám nâu, xám ghi, trạng thái dẻo mềm.
(11). Lớp 9: Sét ít dẻo (CL), màu nâu tím, trạng thái dẻo mềm.
(12). Lớp 10: Cát sét (SC), màu xám nâu, xám đen, trạng thái dẻo.
(13) Lớp 11: Cát cấp phối kém lẫn bụi (SP-SM), màu xám nâu, xám ghi, kết cấu chặt
vừa đôi chỗ đến rất chặt.
(14) Lớp 12: Đá sét bột kết, màu xám xanh, xám đen, phong hóa, nứt nẻ mạnh đến
trung bình, độ cứng cấp IV-VI, TCR=30-40%, RQD=0-10%.
(15). Lớp TK: Sét ít dẻo (CL).
(16) Lớp TK1: Cát cấp phối kém lẫn sét (SP-SC), màu xám nâu, xám ghi, xám xanh,
kết cấu chặt vừa.

2.4.3. Các hiện tượng địa chất động lực
Trong khu vực khảo sát không có các hiện tượng ĐCCT động lực gây bất lợi cho tính ổn
định của công trình. Căn cứ theo tiêu chuẩn TCXDVN 375-2006: Thiết kế công trình chịu
động đất, khu vực khảo sát có động đất cấp VII (theo thang chia MSK-64).
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
 Phần cầu:
- Cầu thiết kế vĩnh cửu bằng BTCT và BTCT DƯL (tuổi thọ 100 năm).
- Tải trọng thiết kế: Hoạt tải HL-93, bộ hành 3KPa. Các tải trọng khác: theo quy
định trong Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05.
- Tần suất thiết kế cầu P=1%
- Cấp địa chấn: cấp VII, thang MSK-64
- Khổ thông thuyền: B>25, H=3,5m (tính từ mặt nước H5%):
- Tải trọng va xe: 1800 KN
- Tĩnh không đường chui: H ≥ 4,5m.
- Bề rộng cầu ΣB
cầu
=20,5m (bao gồm 4 làn xe cơ giới
B
cg
=3,25+3,5+3,5+3,25=13,5m; dải an toàn ở tim cầu và hai mép vỉa hè
B
gat
=3x0,5=1,5m; vỉa hè hai bên 2x2,25=4,5m; gờ lan can 2 bên B
glc
=2x0,5m=1,0m)

4. GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THIẾT KẾ CẦU
4.1. Nguyên tắc thiết kế
- Tuân thủ qui mô và tiêu chuẩn kỹ thuật trong bước Dự án đầu tư đã được phê
duyệt;
- Thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật;
- Thuận tiện trong thi công, đẩy nhanh tiến độ công trình;
- Đảm bảo mỹ quan, hài hoà với cảnh quan khu vực;
- Công trình đảm bảo an toàn khi khai thác, thuận lợi trong công tác bảo trì
4.2. Giải pháp thiết kế cầu
Về cơ bản, giải pháp thiết kế chung tuân thủ theo thiết kế cơ sở đã được phê duyệt tại
Quyết định số 1218/QĐ-UBND ngày 12/10/2011 của UBND tỉnh Hà Nam về việc: phê
duyệt Báo cáo NCKT và kế hoạch đấu thầu của Tiểu dự án thành phố Phủ Lý - tỉnh Hà
Nam thuộc Dự án phát triển các đô thị loại vừa tại Việt Nam
Ngoài ra, căn cứ kết luận cuộc họp ngày 26/4/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam,
chấp thuận điều chỉnh như sau:
- Mặt bằng vị trí cầu: Khoảng cách giữa hai đơn nguyên cầu là 14m theo TKCS
được điều chỉnh thành 12m.
- Kết cấu dầm hộp: thay đổi từ hộp đôi thành đứng cách nhau 4,4m thành hộp đơn 3
sườn thành xiên.
Tổng hợp giải pháp thiết kế cầu Liêm Chính như sau:
1. Kết cấu chính:
- Cầu gồm 2 đơn nguyên độc lập nằm cách nhau 12m. Gian đoạn I chỉ đầu tư xây
dựng 1 cầu đơn ở phía Đông (bên phải tuyến)
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
- Tổng chiều dài cầu tính đến đuôi mố là: 194,6 m

- Cầu nằm trên bán kính đường cong đứng lồi trên cầu R=3000m, độ dốc hai bên
i=4%;
- Khổ cầu : 0,5+2,25+15+2,25+0,5=20,5m (gờ chắn lan can + vỉa hè + mặt xe chạy
+ vỉa hè + gờ chắn lan can)
- Tần suất thiết kế: P=1%
- Khổ thông thuyền BxH=25x3.5m, mực nước thông thuyền H5%
- Chiều cao tĩnh không đường chui dưới cầu 4,5m
- Sơ đồ nhịp: 25+37,5+63+37,5+25m, chiều dài toàn cầu: L=194,6m
- Kết cấu nhịp: dầm hộp BTCT DƯL thi công bằng phương pháp đúc hẫng cân
bằng. Dầm hộp dạng hộp đơn ba sườn, chiều cao của dầm hộp là 3,3m tại đỉnh trụ
chính và 1,8m tại vị trí hợp long và nhịp biên. Đường cong đáy dầm dạng parabol
bậc 2.
- Mố dạng chữ U bằng BTCT, móng cọc khoan nhồi BTCT đường kính D=1,5m;
- Kết cấu trụ chính T3, T4 bằng BTCT, thân trụ dạng chữ “V” tạo mỹ quan, móng
cọc khoan nhồi BTCT đường kính D=1,5m;
- Kết cấu trụ biên T2, T5 thân đặc bằng BTCT, móng cọc khoan nhồi BTCT đường
kính D=1,5m;
- Chiều dài cọc là dự kiến. Đối với cọc khoan nhồi, khi thi công căn cứ tình hình địa
chất thực tế khoan cọc sẽ quyết định chiều dài chính thức. Chiều dài cọc BTCT sẽ
được quyết định chính thức sau khi thí nghiệm thử tải cọc.
2. Kết cấu khác:
- Lớp phủ mặt cầu: Lớp bê tông nhựa chặt 12.5 dày 70mm. Lớp phòng nước dạng
màng dày 4mm
- Gối cầu sử dụng gối loại chỏm cầu bằng thép.
- Khe co giãn sử dụng loại răng lược bằng thép.
- Lan can bằng bằng kim loại.
- Ống thoát nước Φ150 bằng gang đúc, ống nhựa PVC.
- Chân khay tứ nón bằng đá hộc xây vữa 10MPa.
- Sau mố đặt bản quá độ bằng BTCT dài 8m.
- Trên cầu xây lắp bệ chờ hệ thống chiếu sáng. Chiếu sáng trên cầu thể hiện trong hồ

sơ thiết kế hệ thống chiếu sang.
3. Đường hai đầu cầu
- Tường chắn hai đầu cầu bằng BTCT, móng cọc 35x35cm. Thiết kế chi tiết xem hồ
sơ riêng
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT
Trang 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Báo cáo Thực tập
cán bộ kỹ thuậtBan Kỹ Sư Chất Lượng cao
- Đường hai đầu cầu và xử lý đất yếu xem hồ sơ thiết kế phần đường
- Mố cầu chỉ được được thi công sau khi xử lý đất yếu đạt cố kết tối thiểu 90%
4.3. Vật liệu xây dựng
 Bê tông
- Cường độ mẫu thiết kế của bê tông với mẫu hình trụ Φ15x30cm (cường độ chịu
nén sau 28 ngày f’c) được quy định như sau:
TT
Cường độ bê
tông f’
c
(MPa )
Hạng mục
A 45 Dầm hộp BTCT DƯL
B 35 Thân trụ chính T3 & T4
C 30
Cọc khoan nhồi, mố, bệ trụ, thân trụ T2 & T5,
Tường chắn BTCT, Cọc BTCT đúc sẵn
D 25 Gờ chắn lan can, Chân cột điện, bản quá độ
E 20 Bê tông bịt đáy
F 10 Bê tông tạo phẳng

 Vữa
- Mác vữa được xác định dựa trên cơ sở cường độ nén mẫu lập phương 7x7x7 cm ở
28 ngày tuổi trong điều kiện tiêu chuẩn
TT Cường độ f’c
(MPa)
Áp dụng cho Loại vữa
1 ≥45
Vữa lấp ống ghen cáp
DƯL
Vữa xi măng không co ngót
2 ≥45 Vữa đệm gối
Vữa không co ngót (Sikagrount
214-11 hoặc tương đương)
3 30
Lấp lòng ống thăm dò
cọc khoan nhồi
Vữa xi măng không co ngót
4 10 Vữa tạo dốc, vữa xây Vữa xi măng cát
- Nếu không ghi cụ thể, lớp bê tông bảo vệ tối thiểu (a) của cốt thép thường trong
kết cấu bê tông cốt thép được lấy như sau:
Thứ tự a (mm) Áp dụng cho
1 75 - Cọc khoan nhồi BTCT
2 75 - Bệ móng mố trụ.
3 50
- Mặt ngoài dầm hộp
- Thân mố trụ, tường chắn
- Bản quá độ
Trần Đức Anh – 456955 – 55KSGT
Nguyễn Văn Huân – 922455– 55KSGT

×