Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến sinh kế của cộng đồng ven biển: trường hợp nghiên cứu tại xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 122 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
[
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THIÊN TAI
ĐẾN SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG VEN BIỂN:
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI XÃ CƯƠNG GIÁN,
HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH.
Người thực hiện : NGUYỄN BÙI ANH DŨNG
Lớp : MTA
Khóa : 56
Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG
HÀ NỘI - 2015
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THIÊN TAI
ĐẾN SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG VEN BIỂN:
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI XÃ CƯƠNG GIÁN,
HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH.
Người thực hiện : NGUYỄN BÙI ANH DŨNG
Lớp : MTA
Khóa : 56
Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG
Địa điểm thực tập : XÃ CƯƠNG GIÁN


HUYỆN NGHI XUÂN - TỈNH HÀ TĨNH
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận là của riêng tôi, được nghiên cứu một cách
độc lập. Các số liệu thu thập được là các tài liệu được sự cho phép công bố
của các đơn vị cung cấp số liệu. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ
ràng. Các kết quả được nêu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng có ai công bố trong bất kì tài liệu nào.
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Bùi Anh Dũng
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Môi
Trường và các thầy cô giáo trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam trong
những năm qua đã truyền cho tôi những kiến thức quý báu.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Hương
Giang, giảng viên khoa Môi Trường trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới UBND xã Cương Gián,
đã cung cấp số liệu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài trong suốt thời
gian qua.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và
người thân của tôi đã luôn bên cạnh tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời
gian tôi học tập, rèn luyện tại trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2015

Sinh viên
Nguyễn Bùi Anh Dũng
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG viii
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1. Các khái niệm cơ bản 4
2.1.1. Các khái niệm về sinh kế , cộng đồng 4
2.1.2. Các khái niệm về đánh giá tác động của rủi ro thiên tai 5
2.2. Các thiên tai chính và diễn biến của các thiên tai ở khu vực ven biển Việt
Nam 5
2.2.1. Các loại thiên tai chính ở vùng ven biển Việt Nam 5
2.2.2. Diễn biến của thiên tai trong bối cảnh của biến đổi khí hậu hiện nay. .13
2.3. Tác động của rủi ro thiên tai tới sinh kế cộng đồng ven biển 16
2.3.1. Các hoạt động sinh kế chiến lược của vùng ven biển Việt Nam 16
2.3.2. Các hoạt động sinh kế chiến lược của vùng ven biển Việt Nam 17
2.3.3. Khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của rủi ro
thiên tai 19
2.4. Quan điểm và chính sách của Việt Nam trong nghiên cứu , đánh giá tác
động của rủi ro thiên tai 21
2.5. Các nghiên cứu về tác động của rủi ro thiên tai tới cộng đồng ven biển
trên thế giới và ở Việt Nam 22
2.5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới 22
iii

2.5.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam 26
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1. Đối tượng nghiên cứu 30
3.2. Phạm vi nghiên cứu 30
3.3. Nội dung nghiên cứu 30
3.4. Phương pháp nghiên cứu 30
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 30
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 31
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 32
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội xã Cương Gián 33
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 33
4.1.2. Điều kiện kinh tế , xã hội 36
4.2. Thiên tai và diễn biến của thiên tai tại xã Cương Gián – huyện Nghi Xuân
– tỉnh Hà Tĩnh 41
4.2.1. Tình hình thiên tai ở xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
41
- Vùng ngập lụt nội đồng dọc theo sông Nhà Lê, gồm các huyện Đức Thọ,
Hồng Lĩnh, Can Lộc, Lộc Hà và phía Bắc huyện Thạch Hà 42
Xã Cương Gián là vùng đất có điều kiện tự nhiên khá nhảy cảm, thường
xuyên chịu tác động trực tiếp và gián tiếp bởi các loại thiên tai như: bão, lũ
lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, xâm nhập mặn Các loại thiên tai này thường
tác động tiêu cực đến sinh kế và sức khoẻ của cộng đồng. Đặc biệt, dưới tác
động tăng cường của BĐKH, nó ngày càng trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều.
42
4.2.2. Các sự kiện thiên tai quan trọng và tác động của chúng tới địa phương
44
iv
4.3. Khái quát về các hoạt động sinh kế chính của người dân ven biển xã
Cương Gián 48

4.3.1. Các dạng sinh kế chính tại xã Cương Gián 48
4.3.2. Xuất khẩu lao động 50
4.3.3. Sản xuất nông nghiệp 52
4.3.4. Nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản thủy sản 59
4.3.5. Thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. 60
4.4. Tác động của thiên tai đến sinh kế của cộng đồng ven biển xã Cương
Gián. 61
4.4.1. Các dạng thiên tai chính tại xã Cương Gián 61
4.4.2. Tác động của thiên tai tới hoạt động trồng trọt và chăn nuôi 62
4.4.3. Tác động của thiên tai tới hoạt động NT&ĐBTS 67
4.4.4. Ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến các ngành nghề , dịch vụ khác 69
4.5. Nguyên nhân và các giải pháp đề xuất nhằm giảm nhẹ tác động của rủi ro
thiên tai đến sinh kế của người dân ven biển xã Cương Gián 70
4.5.1. Nguyên nhân 70
+ Phương án :Sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm khi có bão lũ 72
4.5.2. Giải pháp đề xuất 78
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
5.1. Kết luận 83
5.2. Kiến nghị 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
36. Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ. Khắc phục trong hạn chế quản lý
rủi ro thiên tai ở Việt Nam. />option=com_content&view=article&id=1598:khc-phc-hn-ch-trong-qun-ly-ri-
ro-thien-tai vit-nam&catid=73:mc-tin-tc Ngày 20/03/2015 5
37. Mạnh Cường. Cộng đồng ven biển và sinh kế ứng phó biến đổi khí hậu. .5
PHỤ LỤC 6
v
Trường mầm non xã Cương Gián 15
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATNĐ Áp thấp nhiệt đới

BĐKH Biến đổi khí hậu
BCH PCLB-TKCN Ban chỉ huy phòng chống lụt bão – tìm kiếm cứu nản
DBTT Dễ bị tổn thương
DFID Bộ phát triển quốc tế Anh
ĐGRRTT Đánh giá rủi ro thiên tai
GDP Tổng sản phẩm quốc nội.
IPCC Žy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
KTXH Kinh tế xã hội
LHQ Liên hợp quốc
MONRE Bộ tài nguyên và môi trường
NT&ĐBTS Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
PCLB-TKCN Phòng chống lụt bão – tìm kiếm cứu nản
RRTT Rủi ro thiên tai
SXNN Sản xuất nông nghiệp
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TW Trung ương
UBND Žy ban nhân dân
UNDP Chương trình phát triển liên hợp quốc
VAC Vườn, ao, chuồng
XKLĐ Xuất khẩu lao động
WB Ngân hàng thế giới
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 : Tần suất xuất hiện của các hiểm họa thiên nhiên ở Việt Nam 6
Bảng 2.2: Phân bố số cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng các khu vực
theo tháng từ năm 1956-2005 7
Bảng 2.3 : Các nhóm khu vực về đặc trưng khô hạn phổ biến 11
tại Việt Nam 11
Bảng 2.4 : Khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của rủi

ro thiên tai 20
Bảng 4.1 : Đặc điểm khí hậu của xã Cương Gián qua một số năm 35
Bảng 4.2 : Tình hình dân cư xã Cương Gián qua các năm 37
Bảng 4.3 : Các loại rủi ro thiên tai tại xã Cương Gián 43
Bảng 4.4 : Thiệt hại do bão lụt gây ra tại xã Cương Gián năm 2012 45
Bảng 4.5 : Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa thập niên 1999-2008 và 1969-
1978 của các tháng 1, 4, 7, 10, thời kỳ chính đông (tháng 12-2), chính
hè (tháng 6-8) và năm 46
Bảng 4.6: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tại xã Cương Gián 49
năm 2011 49
Bảng 4.7: Năng suất các trồng chính 57
Bảng 4.8 : Mục đích nuôi và giá trị của vật nuôi 58
Bảng 4.9: Nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình 59
Bảng 4.10: Hoạt động đánh bắt tự nhiên của các hộ dân được phỏng vấn 60
Bảng 4.11 : Sản lượng chế biến hải sản 60
Bảng 4.12 : Tác động thiên tai tới hoạt động trồng trọt và chăn nuôi 63
Bảng 4.13 : Tác động thiên tai tới hoạt động NT&ĐBTS 67
Bảng 4.14 : Lịch mùa vụ và thiên tai ở xã Cương Gián 71
Bảng 4.15 : Thống kê nhà ở của các hộ gia đình 76
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Quỹ đạo phổ biến của bão 8
Hình 2.2 : Lũ do nước tràn qua bờ sông và vỡ đê 9
Hình 2.3 : Hiện tượng hạn hán 10
Hình 2.4 : Nhiệt độ không khí tối thấp tại các tỉnh ( 1971-2000 ) 12
Hình 2.5 : Các khu vực bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng 13
Hình 2.6 : Diễn biến của mực nước biển trung bình toàn cầu 14
Hình 2.7 : Quỹ đạo của bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông 15
Hình 2.8 : Diễn biến của mực nước biển tại trạm hải văn Hòn Dáu 16
Hình 2.9 : Rừng ngập mặn Cần Giờ - Thành Phố Hồ Chí Minh 18

Hình 2.10 : Ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam 18
Hình 2.11 : Khu du lịch biển Xuân Thành – Hà Tĩnh 19
Hình 4.1 : Vị trí địa lý xã Cương Gián 33
Hình 4.2 : Hiện trạng kênh tưới nội đồng 38
Hình 4.3 : Biểu đồ tổng hợp hiện trạng phân bố dân cư 38
Hình 4.4 : Bản đồ nguy cơ ngập vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh với kịch bản
nước biển dâng cao 100 cm 48
Hình 4.5 : Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Cương Gián năm 2014 49
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện tổng thu nhập của hoạt động XKLĐ tại xã Cương
Gián 51
Hình 4.7 : Biểu đồ tỷ trọng thu nhập ngành XKLĐ so với các ngành nghề
khác của các hộ gia đình phỏng vấn (%) 52
Hình 4.8 : Chi phí trung bình đầu tư cho hoạt động trồng trọt của hộ gia đình
53
Hình 4.9 : Năng suất một số cây trồng của xã Cương Gián so với năng suất
trung bình của tỉnh Hà Tĩnh năm 2014 54
Hình 4.10 : Giá trị xuất chuồng của một số loại vật nuôi năm 2014 55
ix
Hình 4.11: Số lượng các loài vật nuôi qua các năm ( con ) 55
Hình 4.12 : Biêu đồ thể hiện tổng diện tích gieo trồng của các hộ dân sản xuất
nông nghiệp 56
Hình 4.13: Biểu đồ diện tích một số cây trồng chính qua các năm 57
Hình 4.14 : Biểu đồ thể hiện tổng số lượng vật nuôi của các hộ phỏng vấn 58
Hình 4.15 : Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến các hoạt động
sinh kế tại xã Cương Gián 61
Nguồn : Phỏng vấn nhóm, 2014 61
Hình 4.16: Biểu đồ tổng hợp thiệt hại do bão, lụt gây ra cho các hộ được
phỏng vấn trong sản xuất nông nghiệp 64
Hình 4.17: Biểu đồ tổng hợp thiệt hại do hạn hán gây ra cho các hộ gia đình
được phỏng vấn trong sản xuất nông nghiệp 65

Hình 4.18 : Biểu đồ tổng hợp thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra cho các hộ
gia đình được phỏng vấn trong sản xuất nông nghiệp 66
Hình 4.19 :Biểu đồ thể hiện thiệt hại do nhiễm mặn tại các hộ gia đình sản
xuất nông nghiệp 66
Hình 4.20 : Biểu đồ tổng hợp thiết hai do thiên tai gây ra cho hoạt động
NT&ĐBTS của các hộ gia đình được phỏng vấn 69
Hình 4.21 : Bản đồ rủi ro thiên tai xã Cương Gián 74
Hình 4.22 : Diện tích đất SXNN của các hộ được phỏng vấn 75
Hình 4.23: Biểu đồ thống kê các đối tượng dễ bị tổn thương ở xã Cương Gián
năm 2014 76
Hình 4.24 : Mức thu nhập trung bình của các hộ gia đình được phỏng vấn 78
x
xi
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rủi ro thiên tai đang là một trong những vấn đề nóng của toàn nhân
loại. Rủi ro thiên tai đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế-xã hội và
môi trường toàn cầu. Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải
chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng , lũ lụt, hạn hán và khí
hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về tính mạng con người và vật chất. Theo
trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học về các Thảm họa – CRED , năm 2013 trên
thế giới đã có 337 thiên tai. Châu Á là châu lục chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi
thảm họa, với 41% thảm họa xảy ra ở đây. Lũ lụt là loại hình thiên tai xảy ra
thường xuyên nhất, tiếp đến là bão. Trong năm 2013, 44% số người chết bởi
thiên tai là do lũ lụt và 41% do bão. Những thảm họa lớn nhất là bão Hải Yến
ở Philippines với 16triệu người bị ảnh hưởng và lốc xoáy Phailin ở Ấn Độ với
13 triệu người bị ảnh hưởng. Ước tính thiệt hại do rủi ro thiên nhiên gây ra là
118,6 tỷ đô-la Mỹ . Trong đó có lũ ở Đức với ước tính tổn thất lên đến 13 tỷ
đô la Mỹ và siêu bão Hải Yến ở Phillipines với tổn thất lên đến 10 tỷ đô-la

Mỹ. Chính vì những hậu quả nặng nề đó mà rủi ro thiên đang được các cơ
quan và tổ chức trên thế giới rất quan tâm , các dự án nhằm giảm thiểu rủi ro
thiên tai đã mang lại hiệu quả cho đời sống của cộng đồng dân cư.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều thiên tai nhất trên thế
giới, với khoảng 70% dân số sẽ phải đối mặt với những rủi ro vì bão, mưa lớn
và lũ lụt. Rủi ro thiên tai gây thiệt hại về người, phá hủy nhà cửa, ruộng đồng
khiến người dân mất phương tiện sinh sống và đẩy họ trở lại cảnh nghèo đói.
Hàng năm, thiên tai gây thiệt hại tương đương khoảng 1.5% giá trị GDP
( Theo tổ chức chống đói nghèo quốc tế tại Việt Nam – AAV ). Trong những
năm gần đây, Chính phủ đã nỗ lực ứng phó với thiên tai qua việc giảm thiểu
rủi ro, đẩy mạnh công tác chuẩn bị và xây dựng nhiều kịch bản khác nhau về
1
tác động của biến đổi khí hậu , tuy nhiên vẫn còn những thiếu hụt lớn trong
việc xây dựng khả năng ứng phó của cộng đồng và năng lực của chính quyền
địa phương.
Với khoảng 2,7 tỷ người - chiếm 40% dân số thế giới - đang sinh sống
ở các vùng ven biển trên thế giới, vùng ven biển được coi là một trong những
khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên tác động
của rủi ro thiên tai đang là một trong những áp lực hiện tại đối với vùng ven
biển, từ đó làm tăng thêm các thách thức về quản lý bền vững vùng ven biển
trong bối cảnh nguồn lực có hạn.
Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km, hơn một triệu km
2
lãnh hải và
trên 3.000 hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven
biển, trong đó có trên 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và trên 30%
diện tích đồng bằng sông Hồng – Thái Bình có độ cao dưới 2,5m so với mặt
biển. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay có thể làm trầm trọng thêm
tình trạng ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong
mùa khô, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn

nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi
ro lớn đến các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông,
bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu vực dân cư ven biển. Điều này đã,
đang và sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân ven biển sống phụ
thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhạy cảm với rủi ro thiên tai.
Xã Cương Gián , huyện Nghi Xuân , tỉnh Hà Tĩnh là một xã ven biển ,
với điều kiện địa lý thuận lợi Cương Gián là một trong những nơi phát triển
về các ngành kinh tế ven biển . Tuy nhiên Cương Gián cũng là nơi chịu tác
động nhiều từ hiện tượng rủi ro thiên tai gây ảnh hưởng đến các hoạt động sử
dụng các loại sinh kế phục vụ cho đời sống của người dân. Xuất phát từ thực
tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đánh giá ảnh hưởng của rủi ro
thiên tai đến sinh kế của cộng đồng ven biển : trường hợp nghiên cứu tại
xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh”.
2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát :
- Đánh giá tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng của sinh kế ven
biển xã Cương Gián với các rủi ro thiên tai.
* Mục tiêu cụ thể :
- Tìm hiểu các loại thiên tai và các loại hình sinh kế chính của xã
Cương Gián .
- Đánh giá các loại sinh kế dễ bị tổn thương nhất.
- Đánh giá khả năng thích ứng với rủi ro thiên tai của cộng đồng địa
phương.
- Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng ứng phó và giảm nhẹ với rủi ro
thiên tai.
3
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm cơ bản .
2.1.1. Các khái niệm cơ bản về thiên tai .

* Hiểm họa (Hazard)
Hiểm họa là những hiện tượng hay quá trình tự nhiên hoặc nhân tạo có
tiềm năng gây tổn hại, mà có thể gây ra thương vong, thiệt hại tài sản, gián
đoạn kinh tế xã hội, suy thoái môi trường.
* Thiên tai (Disaster)
Theo Luật phòng, chống thiên tai năm 2013, Thiên tai (Disaster) là
hiện tượng thời tiết, khí hậu và tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về
người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.
* Rủi ro thiên tai (Disaster Risk)
Rủi ro thiên tai (RRTT) là thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về người,
tài sản, môi trường sống, các hoạt động kinh tế, xã hội tại một số cộng đồng
trong một khoảng thời gian nhất định (Luật Phòng chống thiên tai, 2013).
2.1.1. Các khái niệm về sinh kế , cộng đồng
* Cộng đồng
Theo Trung tâm nghiên cứu và tập huấn phát triển cộng đồng: “Cộng
đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá nhân con người sống chung ở
một địa bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinh học nào đó và
cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy”.
* Sinh kế .
Khái niệm sinh kế được giải thích như sau: "Sinh kế bao gồm khả
năng , nguồn lực và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sinh sống cho
con người ”. Một sinh kế bền vững khi nó có thể đương đầu với và phục hồi
sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các cơ
4
hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp; và đóng góp lợi ích ròng cho các
sinh kế khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn."
(Chambers & Conway, 1991, tr.6).
2.1.2. Các khái niệm về đánh giá tác động của rủi ro thiên tai
* Khái niệm về đánh giá rủi ro thiên tai
Đánh giá rủi ro thiên tai (ĐGRRTT) là phương pháp xác định tính chất

của RRTT bằng cách phân tích các hiểm họa thiên tai tiềm tàng và đánh giá
các điều kiện hiện tại của tình trạng dễ bị tổn thương mà có thể gây hại cho
người, tài sản, các dịch vụ, sinh kế và môi trường mà chúng phụ thuộc.
*Khái niệm đánh giá hiểm họa
Đánh giá hiểm họa là quá trình mà phân tích hiểm họa nhằm xác định
các loại hiểm họa hoặc các mối đe dọa có thể tác động tới cộng đồng mình.
* Khái niệm về đánh giá khả năng
Đánh giá khả năng là quá trình tìm hiểu, phân tích nhằm tìm hiểu
xem người dân làm gì trong thời kỳ khủng hoảng để giảm nhẹ tác động gây
hại của hiểm họa và để bảo đảm nguồn sinh sống của họ.
2.2. Các thiên tai chính và diễn biến của các thiên tai ở khu vực ven biển
Việt Nam
2.2.1. Các loại thiên tai chính ở vùng ven biển Việt Nam
Việt Nam là quốc gia chịu nhiều tác động của các hiểm họa tự nhiên,
thống kê trung bình trong vòng 20 năm qua, mỗi năm thiên tai đã làm khoảng
750 người chết và dẫn tới hàng năm thiệt hại về kinh tế tương đương với
1,5% GDP . Tuy nhiên, số liệu thiệt hại thường xuyên được báo cáo không
đầy đủ, dẫn tới tổng số thiệt hại thực tế lớn hơn nhiều.
5
Bảng 2.1 : Tần suất xuất hiện của các hiểm họa thiên nhiên ở Việt Nam
Cao Trung bình Thấp
Lũ, ngập úng Mưa đá và mưa lớn Động đất
Bão, ATNĐ Sạt lở đất Sương muối
Hạn hán Cháy rừng Sóng thần
Lũ quét Xâm nhập mặn
Xói lở, bồi đắp
Lốc xoáy
Nguồn: Ủy Ban Quốc Gia Việt Nam về Thập kỷ quốc tế giảm nhẹ thiên tai,
1998
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy rằng bão, lũ, áp thấp nhiệt đới, hạn hán… có

tần suất xuất hiện cao nhất vì vị trí địa lý của nước ta nằm trong khu vực ổ
bão của Thái Bình Dương. Ngược lại, động đất , sóng thần và sương muối
xuất hiện ít vì nước ta không nằm trên “ vành đai lửa Thái Bình Dương ”nên
ít bị ảnh hưởng bởi các thiên tai này.
Các loại thiên tai chính ở vùng ven biển Việt Nam bao gồm :
* Bão và Áp thấp nhiệt đới
Ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới
Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của ổ bão Tây Thái Bình Dương
(bao gồm biển Đông), là nơi chiếm 38% số bão trên toàn cầu. Trung bình hàng
năm có khoảng 5 - 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào nước ta. Có những
năm số lượng bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam bằng hoặc nhiều hơn
10 cơn, đó là các năm: 1964, 1973, 1978, 1980, 1989. Từ năm 1954 đến 2006,
có tổng số 380 cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng đến Việt Nam (MARD 2007).
Trận bão gây thiệt hại lớn nhất được ghi nhận là cơn bão Linda năm 1997 làm
hơn 3000 người chết và mất tích ở các tỉnh ven biển miền Nam.
6
Bảng 2.2: Phân bố số cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng các khu
vực theo tháng từ năm 1956-2005
Tháng
Khu vực
III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Quảng Ninh
-
Ninh Bình
SC 2 14 19 19 12 4
TS 3.0 20.0 27.0 27.0 17.0 6.0
Thanh Hóa
-
Hà Tĩnh
SC 5 11 17 20 16

TS 7.0 16.0 25.0 29.0 23.0
Quảng Bình
– TT Huế
SC 3 3 7 17 11 1
TS 7.0 7.0 17.0 41.0 26.0 2.0
Đà Nẵng -
Bình Định
SC 1 2 5 2 13 18 9 3
TS 2.0 4.0 9.0 4.0 24.0 34.0 17.0 6.0
Phú Yên
trở vào
SC 2 1 2 17 32 9
TS 3.0 2.0 3.0 27.0 51.0 14.0
Toàn quốc
SC 2 1 4 28 33 45 64 70 42 12
TS 1.0 1.0 9.0 11.0 15.0 21.0 24.0 14.0 4.0
Ghi chú: SC: số cơn bão; TS: tần suất xuất hiện
Nguồn : Trung tâm khí tượng thủy văn TW, 2007
Khu vực Trung Bộ tuy số lượng bão và áp thấp nhiệt đới ít hơn khu
vực phía Đông Bắc Bắc Bộ nhưng diễn biến của chúng rất phức tạp do địa
7
hình cũng như những tháng có bão chính thức ở khu vực này thường xuất
hiện những hệ thống thời tiết khác tác động kết hợp như gió mùa Đông Bắc,
đới gió Đông
Mùa bão trong năm
Hình 2.1: Quỹ đạo phổ biến của bão
Nhìn vào hình 2.1 ta thấy , ở nước ta mùa bão xảy ra chậm dần từ Bắc
vào Nam, có thể chia các khu vực chịu ảnh hưởng của bão theo trình tự thời
gian như sau:


8
- Khu vực từ Quảng Ninh - Ninh Bình: mùa bão từ tháng VI đến tháng
IX, bão nhiều nhất trong tháng VIII.
- Khu vực từ Thanh Hóa - Hà Tĩnh: mùa bão từ tháng VII đến tháng X,
bão nhiều nhất là tháng IX.
- Khu vực từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế: mùa bão từ tháng VIII đến
tháng X. Tần suất bão lớn nhất trong tháng IX: 41%, tháng VIII: 17%, tháng
X: 26%. Tuy vậy có năm đã xuất hiện bão trong các tháng VI, tháng VII.
- Khu vực từ Đà Nẵng - Bình Định: hoạt động của bão khá phức tạp, từ
tháng IV - tháng XII, xuất hiện nhiều nhất trong tháng X.
- Khu vực từ Phú Yên trở vào: chủ yếu vào các tháng X, XI, XII. Tần
suất lớn nhất vào tháng XI (>50%). Mặc dù vậy bão sớm vẫn xuất hiện ở khu
vực này (từ tháng III).
* Lũ lụt
Lũ là hiện tượng nước sông dâng lên cao sau đó giảm dần. Lụt là hiện
tượng ngập nước trong một vùng lãnh thổ do lũ gây ra.
.
Hình 2.2 : Lũ do nước tràn qua bờ sông và vỡ đê
9
Mưa lớn kéo dài là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt, , ngoài ra ở vùng
đồng bằng giáp biển triều cường cũng làm cho lũ lụt ngày càng trầm trọng
hơn . Ở Việt Nam, lũ lụt là hiện tượng gần như xảy ra hàng năm.
Ảnh hưởng của lũ lụt
Hàng năm có hơn một triệu người bị ảnh hưởng của lũ lụt ở Việt Nam.
Hầu hết 2.360 con sông ở Việt Nam đều ngắn và dốc dẫn, nên khi có mưa lớn
trên lưu vực sẽ gây ra lũ lớn trong thời gian ngắn. Một phần lớn các vùng trên
cả nước và đặc biệt là khu vực Tây nguyên và vùng ven biển miền Trung chịu
nặng nề do mưa lớn. Trong ba năm liên tiếp, lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu
Long đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người.
* Hạn hán

Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm
giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy
kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng
chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm
môi trường suy thoái gây đói nghèo dịch bệnh
Hình 2.3 : Hiện tượng hạn hán
Ảnh hưởng
Tại Việt Nam, hạn hán xảy ra ở hầu hết các khu vực và diễn ra trong
thời gian khác nhau. Nghiên cứu về hạn hán trong khoảng 30 năm trở lại đây
cho thấy rằng : có 60% thời kỳ hạn rơi vào vụ Đông Xuân, 12% thời kỳ hạn
10
rơi vào vụ Hè Thu. Khi thời kỳ khô hạn kéo dài thường dẫn tới hiện tượng
cháy rừng cao, đe dọa sự sụt giẩm đa dạng sinh học, lượng nước, xói mòn đất
và ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Bảng 2.3 : Các nhóm khu vực về đặc trưng khô hạn phổ biến
tại Việt Nam
Nhóm khu vực Khu vực Mùa khô hạn phổ biến
Bắc bộ
Tây Bắc XI-IV
Việt Bắc XI – III
Đồng bằng Bắc Bộ XI-III
Trung Bộ
Bắc Trung Bộ IV-VIII
Nam Trung Bộ II-VIII
Tây Nguyên Tây Nguyên XI-IV
Nam Bộ Nam Bộ XII - IV
Nguồn : Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn TW
* Rét đậm, rét hại:
Rét đậm là hiện tượng nhiệt độ trung bình ngày của một khu vực dao
động phổ biến trong khoảng từ 13

o
C – 15
o
C. Khi nhiệt độ trung bình giảm
xuống dưới 13
o
C thì được coi là rét hại. Rét đậm, rét hại thường hay xảy ra ở
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta vào các tháng chính đông (tháng XII năm
trước và tháng I, tháng II năm sau).
11
Hình 2.4 : Nhiệt độ không khí tối thấp tại các tỉnh ( 1971-2000 )
Nguồn : Trung tâm khí tượng thủy văn TW
* Nước biển dâng
Là sự dâng lên của mực nước đại dương trên toàn cầu. Nguyên nhân
dẫn tới hiện tượng nước biển dâng có thể là do: Nước biển dâng cao khi có
bão lớn; nước biển dâng cao trong triều cường; và nước biển dâng cao do biến
đổi khí hậu làm tan băng ở hai đầu cực của trái đất.
Với trên 3260km bờ biển, Việt Nam được coi là quốc gia có mức độ dễ
bị tổn thương cao trước tình trạng nước biển dâng. Theo theo tổ chức Liên
hợp quốc tại Việt Nam , có tới 33/63 tỉnh, thành phố hoặc 5/8 vùng kinh tế
đang bị đe dọa bởi ngập lụt nghiêm trọng. Trong số đó, bốn tỉnh Kiên Giang,
Cà Mau, Hậu Giang và Sóc Trăng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tác động của
mực nước biển dâng sẽ dẫn đến nguy cơ xâm nhập mặn vào sâu đất liền.
12

×