PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong 2 thế kỷ qua, thế giới đã phải chứng kiến và hứng chịu những tác động
của sự suy giảm chất lượng môi trường. Với biểu hiện chính là bão, lũ lụt, hạn hán,
động đất,… cùng với sự tàn phá khốc liệt, thiên tai đang là mội trong những vấn đề
được đề cập rất nhiều trong các hội nghị quốc tế và ở mỗi quốc gia trên thế giới. Hàng
loạt những thiên tai xảy ra gần đây, đã gây những thiệt hại lớn về con người, kinh tế
và môi trường của các nơi thiên tai xảy ra hay những nơi bị quét qua. Theo ước tính
của Liên Hợp Quốc, thiên tai đã ảnh hưởng tới 4,4 tỷ người trên thế giới, cướp đi sinh
mạng của 1,3 triệu người và gây thiệt hại kinh tế đến 2.000 tỷ USD.
Là một quốc gia nhiệt đới gió mùa, nằm trọn trong khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương, nơi sản sinh ra phần lớn các cơn bão trên thế giới và với đường bờ biển (3200
km) chạy dài từ bắc xuống nam, Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với các thiên
tai như bão, lũ lụt, hạn hán, nước biển xâm mặn, sạt lở đất, cháy rừng và đôi khi xảy
ra động đất. Theo đánh giá của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường (Bộ
Tài nguyên & Môi trường), thiệt hại do thiên tai ở Việt Nam thuộc loại lớn trên thế
giới. Trong 5 năm gần đây (2008-2013), mỗi năm thiên tai làm chết khoảng
500 người, gây thiệt hại 14.500 tỷ đồng, tương đương 1,2% GDP cả nước. Trong báo
cáo Thảm họa thế giới năm 2014, được công bố vào ngày 16/10 mới đây, do Hội chữ
thập đỏ Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế
tại Việt Nam, Việt Nam là 1 trong 10 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bão, lũ
và biến đổi khí hậu toàn cầu. Mỗi năm, Việt Nam phải hứng chịu từ 10 đến 15 cơn
bão, lũ, lụt làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới 50% diện tích đất đai và 70% dân số của
Việt Nam. Chỉ tính riêng trong năm 2013 đã có 14 cơn bão và lũ xảy ra tại Việt Nam,
với số người bị ảnh hưởng lên đến 4,13 triệu người (cao nhất trong 10 năm trở lại
đây). Điển hình là các cơn bão gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản như bão
Xangsane ( 2006), bão Lekima ( 2007), bão nhiệt đới ( 2008), bão Ketsana ( 2009),
bão Côn Sơn ( 2010).
Với gần 30 triệu người sống ở 125 quận/huyện ven biển của 28 tỉnh duyên hải
và gần 50% các thành phố lớn của cả nước nằm ven biển, chiếm 40 % tổng dân số
quốc gia (theo số liệu của tổng cục Biển và hải đảo, năm 2009), vùng ven biển Việt
Nam là một trong những khu vực phát triển năng động nhất cả nước. Đây là nơi chịu
ảnh hưởng trực tiếp và thiệt hại nặng nề nhất mỗi khi xảy ra thiên tai. Cộng đồng ven
biển là đối tượng dễ bị tổn thương nhất với các rủi ro thiên tai vì năng lực thích ứng
hạn chế và sinh kế liên quan trực tiếp đến biển như nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp,
làm muối…
Xã Giao Phong là một xã nằm ở phía nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, có
đường bờ biển dài 3,1km cũng là nơi gánh chịu nhiều thiệt hại của thiên tai: mực nước
biển xâm nhập mặn, bão, lũ lụt…, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cộng
đồng cư dân ven biển sinh sống và làm việc tại đây.
Xuất phát từ lý do trên, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá tính dễ bị tổn thương của
cộng đồng ven biển với các rủi ro thiên tai: trường hợp nghiên cứu tại xã Giao Phong,
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” nhằm đánh giá tính dễ bị tổn thương của người dân
ven biển xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định từ đó chỉ ra những thuận
lợi và khó khăn trong ứng phó với rủi ro thiên tai và đề xuất giải pháp nâng cao khả
năng ứng phó với thiên tai của cộng đồng ven biển xã Giao Phong.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
• Mục tiêu chung
Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng ven biển xã Giao Phong, huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định với rủi ro thiên tai.
• Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội địa bàn xã Giao Phong.
- Các rủi ro thiên tai đã xảy ra và tác động của rủi ro thiên tai với cộng đồng ven biển
tại xã Giao Phong.
- Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng ven biển với các loại rủi ro xảy ra tại
địa phương
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng phó của cộng đồng ven biển xã Giao
Phong với thiên tai.
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về rủi ro thiên tai
2.1.1 Khái niệm
- Thiên tai:
Theo Luật phòng, chống thiên tai năm 2013, Thiên tai (Disaster) là hiện tượng
thời tiết, khí hậu và tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi
trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội; bao gồm bão, áp thấp nhiệt
đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt
lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét
hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
- Rủi ro thiên tai:
Rủi ro thiên tai (RRTT) là thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về người, tài sản,
môi trường sống, các hoạt động kinh tế, xã hội tại một số cộng đồng trong một khoảng
thời gian nhất định (Luật Phòng chống thiên tai, 2013).
2.1.2 Các loại thiên tai chính ở Việt Nam
Là một quốc gia nhiệt đới gió mùa, nằm trọn trong khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương, nơi sản sinh ra phần lớn các cơn bão trên thế giới và với đường bờ biển (3200
km) chạy dài từ bắc xuống nam cùng địa hình có nhiều đồi núi, Việt Nam thường
xuyên phải đối mặt với các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, nước biển xâm mặn, sạt
lở đất, cháy rừng và đôi khi xảy ra động đất.
Bảng 2.1: Phân vùng thiên tai ở Việt Nam
STT Vùng thiên tai Các hiểm họa tự nhiên
1 Vùng núi phía bắc Lũ quét, sạt lở đất, động đất, hạn hán
2 Vùng đồng bằng sông Hồng Lũ lụt theo mùa mưa, bão, sạt lở đất,
nhiễm mặn
3 Vùng các tỉnh miền Trung Bão, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất,
nhiễm mặn
4 Vùng Cao nguyên Lũ quét, sạt lở đất, hạn hán
5 Vùng đồng bằng sông Cửu Long Lũ lụt thượng nguồn, bão, nhiễm mặn,
sạt lở đất.
Nguồn: Cục quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão, 2011
Áp thấp nhiệt đới và Bão:
Theo số liệu thống kê nhiều năm thì trung bình hàng năm có khoảng 5 - 6 cơn
bão và 2 - 3 áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam. Mùa bão bắt đầu từ tháng 6
và kết thúc vào cuối tháng 11 và nửa đầu tháng 12 . Bão thường tập trung nhiều nhất
trong các tháng 8, 9, và 10. Từ tháng 6 - 8, bão có nhiều khả năng ảnh hưởng đến Bắc
Bộ. Từ tháng 9 - 11, bão có nhiều khả năng ảnh hưởng đến Trung Bộ và Nam bộ.
Hình 1: Đường đi của một cơn bão trên Biển Đông
Lũ lụt: Mùa lũ trên các sông Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ có xu hướng xuất hiện
muộn dần từ Bắc vào Nam .
Bảng 2.2: Thời gian xuất hiện mùa lũ tại Việt Nam
TT Khu vực, tỉnh Các tháng trong mùa lũ
5 6 7 8 9 10 11 12 1
1 Bắc Bộ
2 Từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh
3 Từ Quảng Bình đến Ninh Thuận
4 Bình Thuận và Tây Nguyên
5 Nam Bộ
Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, 2011
Ghi chú: - Lũ sớm
- Lũ tiểu mạn
- Mùa lũ
- Lũ chính vụ
- Lũ muộn
Lũ quét: Lũ quét thường xảy ra ở vùng núi nước ta, trong thời gian ngắn ( 3-
6h), vào ban đêm, trong các tháng đầu mùa lũ ( tháng VI, VII ở Bắc Bộ, Tây Nguyên,
tháng IX,X ở Trung Bộ).
Rét đậm, rét hại: Rét đậm, rét hại thường xảy ra ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
nước ta vào các tháng chính đông (tháng 12 năm trước và tháng 1, tháng 2 năm sau).
Sương muối: Ở miền Bắc nước ta sương muối xảy ra nhiều nhất vào khoảng
tháng 12, tháng 1 và những tháng thời tiết lạnh và khô. Khu vực có tần xuất sương
muối cao là vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc. Ở các vùng này, có những nơi sương
muối xuất hiện vài đợt trong năm. Ngoài ra, một số nơi khác như vùng núi Việt Bắc,
Thanh Hóa, Nghệ An cũng có sương muối với tần suất thấp.
Hạn hán:
Ở miền Bắc, do tính thất thường của chế độ mưa nên hạn là hiện tượng khá
thường xuyên. Ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, hạn hay xảy ra vào vụ Đông Xuân trùng
với mùa mưa ít, lượng mưa trung bình tháng chỉ khoảng 20-30mm, có những giai
đoạn liên tục nhiều ngày không có mưa.
Ở các tỉnh duyên hải miền Trung, hạn thường xảy ra vào cuối mùa xuân và
trong suốt mùa hè, hạn nặng vào tháng VI, VII, thời kỳ bị ảnh hưởng của gió Lào khô.
Ở đồng bằng sông Cửu Long thường gặp hạn hán ở vụ đông xuân trong mùa
khô từ tháng XI đến tháng IV.
Ở các tỉnh Tây Nguyên, hạn hán thường xảy ra trong mùa khô, ngay từ tháng
III, tháng IV, các ao, hồ, sông, suối và các mạch nước ngầm đều cạn kiệt.
Nắng nóng: Nắng nóng thường xuất hiện ở miền Trung và miền Bắc nước ta do
ảnh hưởng có gió font Lào ( gọi là gió Lào hoặc gió font hoặc Tây Nam khô nóng nhé
chứ không nói là font Lào đâu) vào các tháng VI, VII.
Mưa đá: Ở nước ta, mưa đá thường hay hình thành trong các tháng chuyển tiếp
giữa mùa lạnh sang mùa nóng (tháng 4, 5 và 6) hoặc giữa mùa nóng sang mùa lạnh
(tháng 9, 10 và 11). Nơi thường xảy ra mưa đá nhất là ở vùng núi hay khu vực giáp
biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn.
Sạt lở đất (trượt đất): Sạt lở đất thường xảy ra ở vùng núi nước ta vào mùa
mưa bão hàng năm.
Nước biển dâng: Ở Việt Nam, đa số các ảnh hưởng của nước biển dâng tập
trung ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông
Cửu Long được đánh giá là một trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất
do nước biển dâng ( UNDP, 2008).
Động đất: Việt Nam nằm ở khu vực ít có nguy cơ động đất lớn và tần suất diễn
ra động đất thấp. Theo các nghiên cứu, các vùng có nguy cơ xảy ra động đất từ 6,0 –
7,0 độ richter ở Việt Nam gồm: đới đứt gãy trên hệ thống sông Hồng, sông Chảy; đới
đứt gãy Lai Châu – Điện Biên; đới sông Mã, Sơn La, sông Đà; đới Cao Bằng, Tiên
Yên; đới Rào Nậy – sông Cả; đới Đakrông – Huế; đới Trường Sơn; đới sông Ba; đới
ven biển miền Trung Ngoài những vùng này, trên lãnh thổ Việt Nam còn có khoảng
30 khu vực có nguy cơ động đất với cường độ xấp xỉ 5,0 độ richter.
2.1.3 Tác động của rủi ro thiên tai tới cộng đồng ven biển
Việt Nam có đường bờ biển dài 3260km chạy dọc theo chiều dài đất nước.
Trung bình khoảng 100km
2
đất liền ở Việt Nam có 1km đường bờ biển trong khi trên
thế giới khoảng 600km
2
đất liền có 1km đường bờ biển.
Bảng 2.3:Diện tích,dân số và mật độ dân số vùng ven biển Việt Nam năm 2010
Các địa phương Diện tích
(km
2
)
Dân số TB
( nghìn người)
Mật độ dân số
( người /km
2
)
Cả nước 331.051 86.928 263
Vùng ven biển 136.829 43.902 321
Đồng bằng sông Hồng 12.230 7.534 616
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 95.885 18.936 197
Đông Nam Bộ 4.083 8.409 1.059
Đồng Bằng sông Cửu Long 24.631 9.024 366
Nguồn: Tổng cục thống kê,2010
Ngoài ra, cứ khoảng 1km
2
đất liền ở Việt Nam thì có khoảng 4km
2
vùng lãnh
hải và vùng đặc quyền kinh tế và tỷ lệ này cao gấp 1.6 lần mức trung bình của thế giới
( Viện kinh tế học, 2011) vì vậy nguồn tài nguyên biển của Việt Nam rất đa dạng và
phong phú bao gồm: tài nguyên khoáng sản ( dầu khí, than, mỏ kim loại , phi kim
loại…), tài nguyên thủy sản ( hơn 2000 loài cá, 250-350 loài tôm sú,tôm he, tôm
hùm…có giá trị kinh tế cao ), tài nguyên cảnh quan( khoảng 125 bãi biển đẹp, nhiều
đảo lớn nhỏ…). Trong những năm trở lại đây, nhờ chính sách phát triển kinh tế biển
của chính phủ và địa phương ven biển, vùng ven biển đã và đang là nơi phát triển kinh
tế năng động nhất cả nước. Ngoài các hoạt động truyền thống như : nuôi trồng thủy
sản, đánh bắt thủy hải sản,làm muối…, các hoạt động thương mại, du lịch, giải trí…
cũng đang được đẩy mạnh, qua đó đời sống của người dân ven biển ngày càng được
cải thiện.
Tuy nhiên, vùng ven biển lại cũng là một khu vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương
nhất bởi tác động của thiên tai: bão lũ, xói mòn… đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí
hậu hiện nay. Trong những năm qua,dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và
cường độ của thiên tai ngày càng gia tăng ở Việt Nam, gây ra nhiều tổn thất to lớn về
người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội và tác động xấu đến môi
trường. Trong giai đoạn 2001-2010, các loại thiên tai như bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất,
úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn, và các thiên tai khác đã làm thiệt hại về tài sản ước
tính chiếm khoảng 1.5% GDP/ năm ( Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu, 2011).
Bảng 2.4 : Các sự kiện thiên tai lớn trong thập kỷ qua (1997-2009)
Năm Sự kiện Số
người
chết
Số người
bị thương
Số
người
mất
tích
Thiệt
hại kinh
tế (tỷ đồng
)
Vùng bị ảnh
hưởng
2009 Bão Ketsana 179 1.140 8 16.078 15 tỉnh MT &
TN
2008 Bão
Kammuri
133 91 34 1.939.733 09 tỉnh MB &
MT
2007 Bão Lekima 88 180 8 3.215.508 17 tỉnh MB &
MT
2006 Bão
Xangsane
72 532 4 10.401.624 15 tỉnh MN
& MT
2005 Bão số 7 68 28 - 3.509.150 12 tỉnh MB &
MT
2004 Bão số 2 23 22 - 298.199 05 tỉnh MT
2003 Mưa lớn kết
hợp với lũ
65 33 - 432.471 09 tỉnh MT
2002 Lũ lịch sử 171 - - 456.831 ĐB Sông Cửu
Long
2000 Các đợt lũ
quét
28 27 2 43.917 05 tỉnh MB
1999 Lũ lịch sử 595 275 29 3.773.799 10 tỉnh MT
1997 Bão Linda 778 1.232 2.123 7.179.615 21 tỉnh MT &
MN
Nguồn: Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương, 2013
Thiệt hại lớn nhất và nghiêm trọng nhất do thiên tai là thiệt hại về người. Số
liệu thống kê cho thấy từ 1989 – 2013 ở nước ta đã có gần 11.000 người chết, hơn
100.000 người bị thương và hơn 8 triệu người bị tác động xấu bởi các loại thiên tai.
Bảng 2.5 : Thiệt hại về người do thiên tai xảy ra ở nước ta trong giai đoạn 1990 –
2000
Thiệt hại 1990-
1999
2000-2009 2010-2013 Tổng
Số người chết
+ Số trẻ em dưới 16 tuổi
5.295
530
4.448
1029
1.050
-
10.793
1.559
Số người bị thương 944.920 5.624 1.863 102.407
Số ngưởi bị ảnh hưởng 5.206.919 3.306.307 - 8.243.22
6
Nguồn : ủy ban phòng chống bão lụt trung ương,2014
Các hoạt động sinh kế chính của các hộ gia đình ven biển luôn gắn liền với việc
sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có và tài nguyên biển như: đất, nước và
thủy sản. Tuy nhiên đây là những nguồn tài nguyên nhạy cảm với biến đổi khí hậu, rủi
ro thiên tai. Chính vì vậy, trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, làm
muối là những ngành dễ bị tổn thương nhất trước tác động của rủi ro thiên tai, biến đổi
khí hậu.
Trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa là hoạt động kinh tế quan trọng nhất của vùng
ven biển Việt Nam, cung cấp lương thực và thu nhập cho người dân, chủ yếu là đồng
bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, việc xen canh kết hợp lúa-
màu, gối vụ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, khoa học kỹ thuật vào trồng trọt
và việc kết hợp chăn nuôi đã làm tăng năng suất và thu nhập cho các hộ gia đình. Tuy
nhiên, do là ngành dễ bị tổn thương nhất với rủi ro thiên tai nên hàng năm, thiệt hại về
nông nghiệp luôn là thiệt hại nghiêm trọng.
Bảng 2.6: Thiệt hại do thiên tai gây ra đối với nông nghiệp ở nước ta
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Diện tích lúa mất trắng ( ha)
55.433 15.848 2.182 41.076 105.337 30.372 21.348 33.064 44.628 4.083 9.706
Diện tích lúa thiệt hại nặng (ha)
201.102 6.678 - - 9.035 - 5.370 4.710 - - -
Diện tích hoa màu mất trắng ( ha)
1.519 3.027 10.233 5.925 3.072 1.710 23.488 37.768 189.395 0 0
Diện tích hoa màu thiệt hại nặng
0 4.600 - - 195 - 749 951 - 0 -
Trâu bò chết ( con)
3.354 2.096 8.465 288 837 1.629 427 1.931 414 48.492 4.567
Lợn chết ( con)
21.896 53.604 27.723 2.535 1.365 6.708 619 246.553 22.006 98.350 32.555
Gia cầm chết ( con)
498.125 70.015 219.456 93.885 171.481 131.747 79.766 2.868.985 1.162.303 1.231.007 767.782
Nguồn : Văn phòng thường trực CLBTW, 2012
Nếu quy đổi các thiệt hại trên ra tiền thì trung bình hàng năm thiên tai có thể
gây ra thiệt hại gần 800 tỷ đồng/năm tương đương với khoảng gần 5,5 triệu USD.
Mức thiệt hại của lĩnh vực nông nghiệp chiếm bình quân hơn 11 % so với tổng thiệt
hại về kinh tế mà thiên tai gây ra cho tất cả các lĩnh vực ở nước ta ( Bộ Nông Nghiệp
và Phát triển Nông thôn, 2011).
Đánh bắt thủy sản là một sinh kế quan trọng của nhiểu hộ gia đình ở vùng ven
biển mặc dù chi phí đầu tư tàu, thuyền, xăng dầu cao và mức độ rủi ro đến tính mạng
cao cũng như sản lượng, giá cả phụ thuộc theo mùa. Nam giới thường thực hiện đánh
bắt gần bở hoặc xa bờ, còn nữ giới thường đánh bắt ở sông, gần bờ và tham gia hoạt
động mua bán và chế biến thủy hải sản. Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, không
phải hộ gia đình nào cũng có đủ tiềm lực kinh tế để thực hiện. Chỉ có một số hộ khá
giả mới có khả năng thực hiện. Những năm gần đây, do dịch bệnh, ô nhiễm môi
trường nước, ngọt hóa do lũ lụt, muối hóa do xâm nhập mặn và hạn hán, thay đổi thời
tiết, khí hậu nên sản lượng nuôi trồng giảm, có hộ lỗ hàng trăm triệu trong một vụ. Do
phụ thuộc vào nguồn nước và sự phong phú của nguồn lợi ven biển, nên ngành thủy
sản là một trong những lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sự thay đổi môi
trường sống sau khi bị ảnh hưởng của thiên tai hay sự tàn phá của thiên tai với hệ sinh
thái ven biển như rừng ngập mặn và san hô. Vậy nên thiệt hại do thiên tai đối với
ngành thủy sản là thiệt hại lớn hàng năm.
Bảng 2.7: Thiệt hại của ngành thủy sản do thiên tai
2000 2001 2002 2003 2005 2006 2007 2008
Diện tích ao, hồ nuôi tôm cá vỡ ( ha)
21.250 16.651 5.828 14.490 55.691 9.819 19.765 57.199
Lồng cá bị trôi ( cái)
1 3.298 - 51 124 329 1.308 201
Cá, tôm bị mất ( tấn)
2.877 1.002 - 10.581 3.663 566 3.308 100.104
Tàu thuyền chìm mất ( chiếc)
109 2.003 26 183 381 1.151 266 226
Tàu thuyền hư hại ( chiếc )
96 344 - 1 - 1.095 163 52
Bè mảng hư hỏng ( chiếc)
0 0 - 630 - 1 - -
Ước tính thành tiền ( triệu đồng )
6.604 100.650 - - - 258.500 - -
Nguồn : tổng hợp báo cáo thiệt hại thiên tai qua các năm
Việt Nam có bờ biển dài, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nguồn nước biển dồi
dào, nồng độ nước biển khá cao cùng với người dân cần cù, chịu khó và có nhiều kinh
nghiệm nên sản xuất muối luôn là ngành lợi thế của nước ta. Nhưng do mùa vụ sản
xuất muối trùng với mùa mưa bão, lũ, triều cường và thời tiết diễn biến thất thường
gây ra các trận mưa trái vụ đã ảnh hưởng lớn đến công trình hạ tầng đồng muối cùng
đời sống của diêm dân. Trong những năm gần đây, do giá muối xuống thấp, thu nhập
không ổn định nên một số nơi đã chuyển đổi đất muối sang trồng màu hoặc nuôi trồng
thủy sản để nâng cao thu nhập cho người dân ven biển.
2.1.4 Xu hướng và diễn biến của thiên tai ở Việt Nam.
Trong khoảng 50 năm qua ( 1958 – 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam
tăng khoảng 2-3
o
C. Mực nước biển tại trạm Hòn Dáu trung bình dâng khoảng
3mm/năm; tức đã dâng khoảng 20 cm trong vòng 50 năm qua. Lượng mưa trung bình
trên cả nước trong 50 năm qua đã giảm khoảng 2%/ năm mặc dù lượng mưa có xu
hướng tăng ở vùng khí hậu phía Nam và giảm ở vùng khí hậu miền Bắc.
Bảng 2.8 Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua của
các vùng khí hậu việt nam
Vùng khí hậu Nhiệt độ (
o
C) Lượng mưa( %)
Tháng I Tháng VII Năm Thời kỳ
XI-IV
Thời kỳ
V-X
Năm
Tây bắc bộ 1.4 0.5 0.5 6 -6 -2
Đông bắc bộ 1.5 0.3 0.6 0 -9 -7
Đồng bằng bắc bộ 1.4 0.5 0.6 0 -13 -11
Bắc trung bộ 1.3 0.5 0.5 4 -5 -3
Nam trung bộ 0.6 0.5 0.3 20 20 20
Tây nguyên 0.9 0.4 0.6 19 9 11
Nam bộ 0.8 0.4 0.6 27 6 9
Nguồn : Kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam- Bộ TN&MT, 2011
Ở Việt Nam, trong bối cảnh BĐKH, thời tiết sẽ trở nên nóng hơn, hạn hán khắc
nghiệt hơn, mưa rét kéo dài nhiều hơn, lượng mưa ít hơn nhưng cường độ mưa lớn và
bất thường hơn, và bão xảy ra nhiều hơn. Đối với vùng ven biển Việt Nam, các hiện
tượng thiên tai thường xuyên xảy ra là: hạn hán, bão, gió lốc, lũ quét và mưa lớn.
Vùng ven biển miền Trung là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các hiện tượng
thiên tai như thời tiết khô và nắng kéo dài, hạn hán nghiêm trọng, bão diễn ra sớm và
thường xuyên hơn, lũ quét và mưa lớn thường xuyên gây lụt lội… Sự gia tăng các
hiện tượng khí hậu cực đoan, cả về tần suất và cường độ, là mối đe dọa thường xuyên,
trước mắt và lâu dài với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng ở Việt Nam,
trong đó vùng ven biển là khu vực bị tổn thương nhiều nhất.
Thách thức của ngành nông nghiệp trước BĐKH:
- Tình trạng ngập lụt làm mất đất canh tác ( 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long sẽ
bị ngập nếu mực nước biển dâng thêm 1m vào cuối thế kỷ 21).
- Tình trạng xâm nhập mặn làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp ( nếu nước biển dâng
cao 1m thì khoảng 1.77 triệu ha sẽ bị nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích đất ở đồng
bằng sông Cửu Long và ước tính rằng có khoảng 85% người dân ở đây cần được hỗ
trợ về nông nghiệp (ISPONRE, 2009).
- Nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến sinh trường, năng suất, thời vụ gieo trồng
Theo dự đoán vào năm 2070, số ngày có nhiệt độ dưới 20
o
C sẽ giảm xuống từ
0-50 ngày và số ngày có nhiệt độ trên 25
o
C tăng lên từ 0-80 ngày. Năng suất lúa xuân
ở vùng đồng bằng sông Hồng có thể giảm 3.7% vào năm 2020 và giảm tới 16.5% vào
năm 2070; năng suất lúa mùa sẽ giảm 1% vào năm 2020 và giảm tới 5% vào năm
Mức độ tiếp xúc x mức độ nhạy cảm
Khả năng thích ứng
Khả năng thích ứng
Khả năng thích ứng
2070 nếu không có các biện pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả. ( Nguyễn Mậu Dũng,
2010).
Thách thức của ngành thủy sản:
- Đối với hoạt động đánh bắt, BĐKH làm thay đổi môi trường sống của cá loài thủy sản
( ô nhiễm, nhiệt độ tăng…) dẫn đến sự thay đổi trữ lượng, đa dạng loài giảm, thay đổi
quần xã sinh vật về cấu trúc và thành phần từ đó làm thu hẹp ngư trường đánh bắt và
sản lượng đánh bắt.
- Đối với hoạt động nuôi trồng, xâm nhập mặn làm mặn hóa hoặc lũ làm ngọt hóa đều
làm chậm quá trình sinh trưởng của các loài thủy sản. Triều cường thay đổi đột ngột
và gây lụt lội ở những vùng đất trũng ven biển làm ảnh hưởng đến nguồn nước ở
những đầm nuôi thấp hơn mực nước biển.
Tóm lại, mưa nhiều, mưa lớn bất thường, số cơn bão tăng xảy ra trái mùa, gió
bão mạnh hơn, đường đi của bão kỳ dị, những trận lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng, hạn
hán khốc liệt, xuất hiện các đợt lạnh giá ngoài mong muốn đều là những minh chứng
cụ thể về biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến các vùng
miền trong cả nước.
2.2 Tổng quan về tính dễ bị tổn thương
2.2.1 Khái niệm
TTDBTT có xuất xứ từ nghiên cứu hiểm họa tự nhiên hoặc an ninh lương thực,
hiện còn là một khái niệm còn gây tranh cãi ( K. Vincent 30). Khái niệm TTDBTT
được hiểu theo nhiều cách khác nhau, do đó cũng được ứng dụng theo nhiều hướng
khác nhau.
Theo viện giảm nhẹ thiên tai( Disater reduction institue-DIR) thì TTDBTT là sự
kết hợp của các yếu tố về mức độ tiếp xúc( exposure), mức độ nhạy cảm (suscepbility)
và khả năng thích ứng ( coping capacity)
Turner ( chủ tịch ủy ban BĐKH Anh) và các tác giả khác( 2003) miêu tả
TTDBTT là hàm số có 3 đặc điểm: mức độ tiếp xúc (exposure) , mức độ nhạy cảm
TTDBTT
(sensitivity) và khả năng thích ứng ( adaptation capacity). Metzger và các tác giả khác
(2006) đã lý thuyết hóa khái niệm này và biểu diễn bằng toán học TTDBTT (V) là
hàm gồm mức độ tiếp xúc ( E), độ nhạy (S) và khả năng ứng phó (AC)
V= f(E,S,AC)
Cũng theo Turner thì TTDBTT có thể được biểu thị là hàm của các tác động
tiềm tàng( potential impacts-PI) và khả năng thích ứng ( adaptation capacity):
V= f(PI,AC)
Theo định nghĩa Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu ( IPCC 2007) thì:
“Tình trạng dễ bị tổn thương là mức độ (degree) mà ở đó một hệ thống dễ bị
ảnh hưởng và không thể ứng phó với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, gồm
các dao động theo quy luật và các thay đổi cực đoan của khí hậu. Tình trạng dễ bị tổn
thương là hàm số của tính chất, cường độ và mức độ (phạm vi) của các biến đổi và
dao động khí hậu, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống (IPCC 2001,
p.995)”.
Do đó TTDBTT (Vulnerability) có thể được biểu thị là hàm của độ phơi nhiễm
(Exposure), độ nhạy (Sensitivity) và khả năng thích ứng (Adaptation Capacity)
V = f(E, S, AC)
Trong đó:
• Độ phơi nhiễm (Exposure) được IPCC định nghĩa là bản chất và mức độ đến một hệ
thống chịu tác động của các biến đổi thời tiết đặc biệt.
• Độ nhạy (Sensitivity) là mức độ của một hệ thống chịu tác động (trực tiếp hoặc gián
tiếp) có lợi cũng như bất lợi bởi các tác nhân kích thích liên quan đến khí hậu.
• Khả năng thích ứng (Adaptive Capacity) là khả năng của một hệ thống nhằm thích
nghi với biến đổi khí hậu (bao gồm sự thay đổi cực đoan của khí hậu), nhằm giảm
thiểu các thiệt hại, khai thác yếu tố có lợi hoặc để phù hợp với tác động của biến đổi
khí hậu.
- Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính dễ bị tổn thương: “Khả năng ( tính) dễ bị
tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu là mức độ mà một hệ thống ( tự nhiên,
xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do biến đổi khí hậu, hoặc không có khả năng
thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu” ( Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2008).
- Đối tượng dễ bị tổn thương là nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả
năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ thiên tai so với những nhóm người khác
trong cộng đồng. Đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ
đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người đang
bị bệnh hiểm nghèo và người nghèo ( Luật môi trường, 2013).
2.2.2 Mục đích ĐGTDBTT
Quá trình đánh giá tính dễ bị tổn thương ( ĐGTDBTT) thực chất là quá trình
xem xét và đánh giá những yếu tố dẫn tới tình trạng dễ gặp rủi ro, thiệt hại, mất mát
của cộng đồng khi có thiên tai xảy ra; phân tích các nguyên nhân sâu xa của tình trạng
dễ bi tổn thương ( TTDBTT); TTDBTT của các nhóm đối tượng khác nhau trong
cộng đồng như người già/người trẻ, nam giới/nữ giới, người lớn/trẻ em, người
nghèo/người giàu… Và quá trình ĐGTDBTT là một phần trong quá trình đánh giá rủi
ro thiên tai thông qua công thức:
RRTT=
( Nguồn: Bộ Nông nghiêp và phát triển nông thôn, 2014)
Đánh giá mức độ tổn thương của cộng đồng ven biển với rủi ro thiên tai là hết
sức quan trọng vì nó cung cấp những thông tin làm cơ sở định hướng cho những giải
pháp thích ứng đồng thời là cơ sở xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch cho
vùng, quốc gia, lãnh thổ hay cộng đồng cũng như từng ngành, lĩnh vực cụ thể.
Kết quả của ĐGTDBTT chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, vật lý,
… của rủi ro thiên tai và năng lực thích ứng hiện tại của cộng đồng trước rủi ro thiên
tai và các hạn chế, rào cản và cơ hội liên quan đến việc thực hiện các chính sách và
các biện pháp thích ứng. Qua đó, các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách có những
phân tích, nhận xét, hiểu rõ về tính chất của cộng đồng dân cư và các hệ sinh thái. Từ
đó, họ có thể đưa ra những biện pháp, chương trình nhằm giảm nhẹ rủi ro, nâng cao
nhận thức, khả năng đối phó phù hợp của cộng đồng với rủi ro thiên tai
Hiểm họa x tình trạng dễ bị tổn thương
Khả năng ( năng lực cộng đồng)
ĐGTDBTT chỉ ra các khu vực, các nhóm người và các hệ sinh thái trong tình
trạng rủi ro cao nhất, nguồn gốc tổn thương và làm thế nào để giảm thiểu hay loại bỏ
các tổn thương này. Vì thế, xác định các vùng và các nhóm người ở mức độ rủi ro cao
nhất và đánh giá nguồn gốc, nguyên nhân các tổn thương là rất cần thiết cho việc thiết
kế và thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực thích ứng.
2.3 Tổng quan các phương pháp nghiên cứu tính dễ bị tổn thương
2.3.1 Trên thế giới
2.3.1.1 Phương pháp của Ban Liên chính phủ về BĐKH ( IPCC)
Khung phương pháp luận ĐGTDBTT của IPCC được đề xuất đầu tiên năm
1992, khung đánh giá này kết hợp chặt chẽ đánh giá của các chuyên gia cùng với việc
phân tích các dữ liệu về kinh tế - xã hội và các đặc trưng về mặt vật lý để hỗ trơ
người sử dụng trong việc đánh giá toàn diện tác động của nước biển dâng. Khung
đánh giá này gồm 7 bước: (1) Mô tả vùng nghiên cứu; (2) xác định, kiểm kê các đặc
trưng của vùng nghiên cứu; (3) xác định các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội liên
quan; (4) đánh giá cả thay đổi về mặt vật lý; (5) thiết lập chiến lược ứng phó; (6) đánh
giá tình trạng dễ bi tổn thương; và (7) xác định nhu cầu trong tương lai. Việc thích
ứng tập trung vào 3 lựa chọn là né tránh, thích nghi và phòng vệ.
Phương pháp này được sử dụng hiệu quả tương tự như các phân tích cơ sở và là
tiền đề cho các nghiên cứu ở mức độ cấp quốc gia và đặc biệt cho những nơi mà hiểu
biết về dạng tổn thương ven biển còn hạn chế.
2.3.1.2 Mô hình đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương BBC
Một khung đánh giá liên quan đến rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương được
phát triển bởi Birkmann và Bogardi (2004) tại Đại học Liên Hợp Quốc, Viện Bảo vệ
con người và môi trường (UNU-EHS- institule for Environment and Human Security).
Khung đánh giá này được gọi là mô hình BBC, mô hình này dựa trên mô hình của
Cardona (2004b) và tổng hợp các khía cạnh về tình trạn thích ứng và tác động trong
khía cạnh dễ bị tổn thương do Chambers và Bohle đề xuất. Có 3 loại dễ bị tổn thương
được miêu tả trong mô hình BBC, đó là tổn thương về kinh tế, xã hội và môi trường.
Hình 2.2: Mô hình kết hợp mức độ tiếp xúc và khả năng thích ứng vào tình
trạng dễ bi tổn thương
Nguồn: Birkmann,2005
Mô hình này sử dụng 4 kỹ thuât chính để xác định, đinh lượng và đánh giá tình
trạng dễ bị tổn thương, tình trạng thích ứng và xen kẽ với các công cụ phù hợp tập
trung vào các nguồn dữ liệu khác nhau, các đăc tính khác nhau của tình trạng dễ bi tổn
thương, 4 kỹ thuật đó là:
- Đánh giá môi trường sử dụng viễn thám
- Đánh giá cơ sở hạ tầng chủ yếu và các lĩnh vực dễ bị tổn thương
- Đánh giá tình trạng dễ bi tổn thương của các nhóm xã hội khác nhau sử dụng bảng câu
hỏi phỏng vấn điều tra
- Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của các nhóm xã hội và cộng đồng đia phương
dựa trên các số liệu thống kê và các chỉ tiêu cơ bản.
2.3.1.3. Đánh giá tính dễ bị tổn thương qua chỉ số của SOCMON
Mức độ phơi nhiễm
Tính dễ bị tổn thương xã hội
Năng lực thích ứng
Mức độ nhạy cảm
Tác động xã hội tiềm ẩn
Hình 2.3:Khung đánh giá tính dễ bị tổn thương xã hội (Marshall, et at, 2010, p:5)
Sáng kiến kinh tế xã hội giám sát toàn cầu về quản lý ven biển đã đưa ra 10 chỉ
số để đánh giá tính dễ bị tổn thương xã hội :
CC1: Đặc điểm dân cư
CC2: Mức độ phụ thuộc vào các nguồn lực tự nhiên.
CC3; Sinh kế và thu nhập.
CC4: Nguồn lực sinh kế hỗ trợ
CC5: Nhận thức về tính dễ bị tổn thương của hộ gia đình với rủi ro thiên tai
CC6: Kiến thức và kỹ năng ứng phó với rủi ro thiên tai.
CC7: Mạng lưới chính thức và không chính thức trong việc giảm thiểu và thích
ứng rủi ro thiên tai.
CC8: Khả năng tái tổ chức của cộng đồng
CC9: Sự lãnh đạo của chính quyền.
CC10: Tính công bằng trong tiếp cận với tài nguyên.
Hầu hết các chỉ tiêu này có liên quan đến khả năng thích ứng xã hội, được xác
định bởi một loạt những yếu tố liên quan đến điều kiện văn hóa xã hội, kinh tế và điều
kiện chính trị của cộng đồng cũng như sự liên quan đến quản lý và thể chế. Tính phức
tạp của khả năng thích ứng xã hội yêu cầu chúng ta phải cso sự cân nhắc về đặc điểm
- Giảm tình trạng dễ bị tổn thương
- Quản lý rủi ro
- Giảm nhẹ thiên tai
- Hỗ trợ nhân đạo
- Cơ hội giảm thiểu
TRIỂN KHAI
- Xác định thảm họa
- Phân tích thảm họa
- Phân tích dịch vụ hỗ trợ chủ yếu
- Phân tích cơ sở hạ tầng
- Phân tích xã hội
- Phân tích môi trường
- Phân tích kinh tế
- Phân tích cơ hội thích ứng
KẾT QUẢ
- Quy hoạch phát triển ngành
- Quy hoạch sử dụng đất
- Đầu tư phát triển
- Bảo vệ tài nguyên và năng lực giảm thiểu
- Bảo hiểm và tái bảo hiểm
- Chuẩn bị thích ứng tình trạng khẩn cấp
- Tái phát triển và đầu tư sau thiên tai
xã hội của các nhân, hộ gia đình, cộng đồng. Thông tin liên quan đến khả năng thích
ứng xã hội rất hữu ích vì nó giúp xác định tổn thương của con người đối với BĐKH,
do đó, cung cấp hướng dẫn việc lập kế hoạch và chiến lược thích ứng một cách dễ
dàng. Để thích ứng hiệu quả, cần thiết phải cải thiện và nâng cao khả năng thích ứng
trong khi giảm độ phơi nhiễm và nhạy cảm với các hiện tượng và ảnh hưởng của khí
hậu.
2.3.1.4. Các phương pháp khác
Ngoài ra, trên thế giới còn có nhiều phương pháp đánh giá tính dễ bi tổn thương
khác, phù hợp với quan niệm, mục tiêu của mỗi quốc gia.
Phương pháp đánh giá của Văn phòng Phát triển Hoa Kỳ
Hình 2.4 : Kỹ thuật và áp dụng của đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
Nguồn: NOAA,2004.
Thực hiện
Thích ứng
Xác định
Rủi ro
Đánh giá
Xây dựng
Giải pháp
GIÁMSÁT
KIỂM TRA
DỰ
BÁO
HÀNHĐỘNG
Phương pháp đánh giá của văn phòng Phát triển quốc tế Canada
Hình 2.5 : Sơ đồ đánh giá tính trạng dễ bị tổn thương, thích ứng và hành động
Nguồn: Văn phòng phát triển quốc tế Canada, 2006
2.3.2 Tại VIỆT NAM
Đối với Việt Nam, hiện tại về phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
chưa có sự thống nhất về phương pháp, các phương pháp được sử dụng đều dựa trên
căn bản là đánh giá và quản lý rủi ro thiên tai.
2.3.2.1 Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng ( VCA)
Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng ( VCA) gồm một quá trình
thu thập và phân tích thông tin về các hiểm họa mà người dân ở địa phương phải đối
mặt, mức độ khác nhau của tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng ứng phó với các
hiểm họa xảy ra đơn lẻ hoặc đồng thời, và khả năng phục hồi sau đó. (Hội Chữ thập
đỏ Việt Nam, 2010)
Mục đích chính của VCA là cho phép cộng đồng xác định và hiểu về tình trạng
dễ bị tổn thương, khả năng của họ và các hiểm họa mà họ đang phải đối mặt. Việc này
giúp xác định các ưu tiên ở địa phương để giảm tình trạng dễ bị tổn thương quanh họ
và phát triển năng lực của cộng đồng. Kết quả của VCA là cơ sở để cộng đồng lập kế
hoạch quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng.
• Các yếu tố của VCA
Tình trạng dễ bị tổn thương được xác định trong quan hệ với 5 thành phần, hàm
chứa hầu hết các khía cạnh mà con người phải chịu đựng trong một hiểm họa tự nhiên
cụ thể. Một khi đã liên hệ VCA với các thành phần khác nhau của tình trạng dễ bị tổn
thương và hiểu được mối quan hệ giữa chúng, sẽ dễ xác định các khả năng liên quan
cần phải tăng cường. 5 thành phần này là:
- Sinh kế và khả năng hồi phục xác định các điều kiện sống và liên quan đến
tạo nguồn thu nhập. Việc này lại quyết định điều kiện nhà ở và khu vực sống an toàn
của người dân (sự tự bảo vệ). Nhiều đánh giá VCA cho thấy để có thể giảm tình trạng
dễ bị tổn thương thì cần bảo vệ và tăng cường sinh kế cho người dân
- Các điều kiện sống cơ bản về sức khỏe (gồm cả sức khỏe tinh thần) và dinh
dưỡng, rất quan trọng đối với khả năng hồi phục, đặc biệt trong trường hợp thảm họa
làm giảm nguồn lương thực và tăng nguy cơ về sức khỏe.
- Sự tự bảo vệ có liên quan đến việc có một sinh kế đầy đủ để có thể đáp ứng
cho việc bảo vệ nhà và tài sản. Khả năng để xây một ngôi nhà có thể đứng vững trong
thảm họa (như động đất và bão) phụ thuộc một phần vào nguồn thu nhập, mặc dù các
yếu tố văn hóa và hành vi cũng ảnh hưởng đến việc người dân ưu tiên cho việc bảo vệ
bản thân trước các hiểm họa không thường xuyên. Sự trợ giúp cần thiết về các kỹ
năng và kỹ thuật và trợ giúp khuyến khích sự tuân thủ các biện pháp bảo vệ.
- Sự bảo vệ của xã hội nói chung là do các tổ chức địa phương (như các nhóm
tự giúp, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ, v.v.) cung cấp. Nó bao
gồm các biện pháp phòng ngừa khi người dân không tự giải quyết được, ví dụ như bảo
vệ khỏi lũ lụt hoặc tuân thủ các nguyên tắc xây dựng.
- Tổ chức xã hội/chính quyền thể hiện qua việc hoạt động của bộ máy quyền lực
trong việc xác định, phân bổ các nguồn lực, nguồn thu nhập và sự có mặt và hoạt động
của các tổ chức dân sự.
Đối với mỗi thành phần, có thể chia tình trạng dễ bị tổn thương thành 3 loại như
trình bày kèm theo các ví dụ trong bảng dưới đây.
Bảng 2.9: Ví dụ về 3 loại tình trạng dễ bị tổn thương
Loại TTDBTT Ví dụ
1.Vật chất
• Nhà cửa và đất ruộng của cộng đồng nằm ở các vị trí dễ
xảy ra hiểm họa
• Thiết kế và vật liệu xây dựng nhà cửa Thiếu cơ sở hạ
tầng cơ bản (đường xá, đê kè v.v.) các dịch vụ cơ bản (y
tế, trường học, vệ sinh v.v.)
• Các nguồn sinh kế không an toàn và nhiều rủi ro (chỉ có
một nguồn duy nhất)
2.Tổ chức/ xã hội
• Thiếu sự lãnh đạo và sáng kiến để giải quyết các vấn đề
hoặc xung đột
• Một số nhóm không được tham gia vào việc ra quyết
định về cuộc sống của cộng đồng hoặc tham gia không
bình đẳng trong các vấn đề của cộng đồng.
• Các tổ chức cộng đồng thiếu hoặc yếu
3.Thái độ/ động cơ
• Thái độ tiêu cực đối với thay đổi
• Thụ động, trông chờ vào số phận, mất hy vọng, phụ thuộc
• Thiếu sáng kiến hoặc tinh thần đấu tranh.
• Phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài
Nguồn: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, 2010
2.3.2.2 Đánh giá tính dễ bị tổn thương dựa vào cộng đồng
Quá trình đánh giá tính dễ bị tổn thương ( ĐGTDBTT) thực chất là quá trình
cộng đồng đi xem xét và đánh giá những yếu tố dẫn tới tình trạng dễ gặp rủi ro, thiệt
hại, mất mát của cộng đồng khi có thiên tai xảy ra; phân tích các nguyên nhân sâu xa
của tình trạng dễ bi tổn thương ( TTDBTT); TTDBTT của các nhóm đối tượng khác
nhau trong cộng đồng như người già/người trẻ, nam giới/nữ giới, người lớn/trẻ em,
người nghèo/người giàu…
Điều kiện sống cơ bản
Sinh kế
Tổ chức/ chính quyền
Sức khỏe, vệ sinh, môi trường
An toàn cộng đồng
Các lĩnh vực đánh giá
Quá trình đánh giá tính dễ bị tổn thương có thể được thực hiện theo 5 lĩnh vực
như trong hình 2.7
Hình 2.6 : Các lĩnh vực liên quan tới đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của
cộng đồng
Mặc dù đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của cộng đồng liên quan tới 5 lĩnh
vực như trên song nội dung của nó có thể được quy về đánh giá theo 3 nội dung là:
• Dễ tổn thương về mặt vật chất: Bao gồm các yếu tố như:
• Dân cư, nhà ở, hệ thống cơ sở hạ tầng( điện , đường, trường, trạm…)
• Các phương tiện phục vụ cho quá trình sản xuất: vật tư nông nghiệp, nông
cụ, vốn, giống cây trồng, giống vật nuôi,…
• An ninh lương thực và các dịch vụ cơ bản như: Giáo dục, y tế, thông tin
liên lạc, điện, nước…
• Dễ tổn thương về mặt xã hội/ tổ chức
• Sự liên kế lỏng lẻo giữa các thành viên trong cộng đồng
• Sự bất bình đẳng khi tham gia các công việc trong cộng đồng
• Thói quen, hủ tục lạc hậu
• Sự thiếu hụt các tổ chức, đoàn thể trong cộng đồng như: Hội phụ nữ,
Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…
• Dễ tổn thương về mặt kiến thức/kỹ năng
• Cộng đồng có tư tưởng thụ động, bi quan, ỷ nại, lệ thuộc
• Thiếu sự đoàn kết, tính phối hợp không cao
• Có tư tưởng tiêu cực và có những hoạt động tín ngưỡng mang tính chát
cản trở
• Các thành viên trong cộng đồng thiếu kỹ năng ứng phó với thiên tai. Ví dụ
như nhiều phụ nữ và trẻ em không biết bơi.
Các thông tin liên quan tới quá trình đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương có thể
được trình bày trong một bảng tổng hợp để tiện theo dõi gọi là bảng Đánh giá tính dễ
bị tổn thương của cộng đồng.
Bảng 2.10 : Bảng đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của một cộng đồng
Đối tượng Vật chất Tổ chức xã hội Thái độ/động cơ
Giới Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Cá nhân Người
lớn
Nước sạch,
công việc,
thu nhập,
khác…
Yếu kém
hình thể,
sức khỏe
…
Tham gia
tổ chức
nào? Có
được
quan tâm
không?
Tham gia
họp nhóm
gì không?
Khác…
Thái độ
tham gia thế
nào? Tích
cực hay
không?
Khác…
Trẻ em
Gia đình Chỗ ở,
cách sống,
vê sinh, …
Phương
tiện cứu
hộ,
Nước sạch
khác
Tổ chức
nào giúp
gia định,
địa
phương?
Tham gia
hoạt động
xã hội
nào
không?
Khác … Ý thức gia
đình với
hoat động
phòng ngừa
thảm họa
như thế
nào?
Tham gia
hoạt động
gì?
Khác …
Cộng đồng Tỷ lệ hộ
nghèo
Số nhà tam
Dịch vụ y
tế
Điều kiện
Có thành
lập tổ
nào?
Ai quan
tâm?
khác
Tổ chức nào
mạnh/yếu
Tinh thần
Quan tâm
bảo quản
đường xá,
nơi công
bợ
Phương
tiện ứng
cứu
sinh sống
Nước sạch
khác
Hoạt
động gì?
Kết quả?
giúp đỡ lẫn
nhau
Khác
cộng thế
nào?
Nguồn: Hội Chữ Thập Đỏ Tiền Giang, Sở Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn
Tiền Giang và Oxfam, 2005
2.4 Các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương tại Việt Nam
Từ những năm cuối của thế kỷ XX, các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương bắt
đầu được nghiên cứu tại Việt Nam.
Năm 1994-1996, Tom và cộng sự đã nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương của
đới bờ biển Việt Nam do sự gia tăng mực nước biển dâng và BĐKH và nghiên cứu đã
chỉ ra khả năng rủi ro cao cho khoảng 17 triệu người dân ở các đồng bằng ven biển.
Năm 1999, Adger và cộng sự đã nghiên cứu TDBTT ở khía cạnh xã hội và khả
năng phục hồi ở Việt Nam khi môi trường thay đổi ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định. Adger đã kết luận năng lực thích nghi của người dân bị ảnh hưởng khi phải đối
mặt với sự thay đổi về thể chế tổ chức và những ảnh hưởng của sự BĐKH do sự đổi
mới về kinh tế bắt đầu từ giữa thập kỷ 80 đã làm năng tính bất công bằng trong thu
nhập và phúc lợi địa phương.
Năm 2001 – 2002, trong đề tài: “ Nghiên cứu, đánh giá tính dễ bị tổn thương
của đới duyên hải Nam Trung Bộ làm cơ sở khoa học để giảm nhẹ tai biến, quy hoạch
sử dụng đất bền vững”, GS. Mai Trọng Nhuận và nhóm nghiên cứu đã xây dựng được
phương pháp luận và quy trình đánh giá TDBTT cho đới duyên hải.
Năm 2005, trong nghiên cứu về TDBTT tại đới ven biển Hải Phòng, Lê Thị
Thu Hiền đã thành lập được bản đồ TDBTT và nghiên cứu đã chỉ ra khu vực của
TDBTT cao tập trung ở khu vực nội thành cũ, khu vực nuôi trồng thủy hải sản, rừng
phòng hộ ven biển và khu bảo tổn san hô.
Năm 2010, đề tài “ đánh giá tổn thương và khả năng thích nghi ở hộ gia đình
trước thiên tai và biến đổi khí hậu trong khu vực thuộc Quận Bình Thủy và huyện
Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ” của Lê Anh Tuấn, Trần Thị Kim Hồng đã chỉ ra
người dân tại khu vực nông thôn bị tổn thương do các tác động của biến đổi khí hậu