Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu Trọng Thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.14 MB, 23 trang )

Ngữ văn
Cổng đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội
Phía trước cổng đền là giếng nước, nơi Trọng Thuỷ tự vẫn.
Ngữ văn
Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
-
Nắm chắc đặc trưng cơ bản của truyền thuyết và đặc sắc của truyền thuyết An
Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, những hình tượng nghệ thuật, những
chi tiết thần kì, cốt lõi lịch sử, thể hiện quan điểm, tình cảm và bài học dựng nước,
giữ nước của nhân dân ta xưa.
-
Rèn kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự.
Rèn thêm kĩ năng phân tích truyện dân gian.
- Rút ra bài học giữ nước, bài học về quan hệ riêng – chung, giữa nhà với nước,
giữa cá nhân và cộng đồng.
Ngữ văn
Bố cục bài học:
I. Giới thiệu bài học.
II. Tìm hiểu tiểu dẫn.
III. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc - hiểu cấu trúc văn bản.
2. Đọc - hiểu nội dung văn bản.
3. Đọc - hiểu ý nghĩa văn bản.
IV. Ghi nhớ.
V. Luyện tập.
Đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa
Đông Anh – Hà Nội
Ngữ văn
I. Giới thiệu bài học:
I. Giới thiệu bài học:


Kho tàng văn học dân gian là một nguồn quý báu trong kho
tàng văn học của dân tộc. Ở đó có những câu tục ngữ ngắn gọn
nhưng rất thâm thuý, sâu sắc, những câu ca dao, dân ca mựơt
mà, đằm thắm, những câu chuyện cổ tích hấp dẫn lòng người. Và
ở đó còn có những truyền thuyết ghi lại lịch sử theo quan điểm
của nhân dân. Nhắc đến truyền thuyết Việt Nam, chúng ta không
thể bỏ qua truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng
Thuỷ, một câu chuyện để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu.
Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu “Truyện An Dương
Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ” xem quan điểm của nhân dân
thể hiện trong truyện như thế nào, chúng ta rút ra được những
bài học gì.
Ngữ văn
I. Giới thiệu bài học:
II. Tìm hiểu Tiểu dẫn:
Theo em, Tiểu dẫn gồm những ý lớn
nào? Nội dung của từng ý?
Phần Tiểu dẫn gồm hai ý lớn:
Từ đầu đến “thấm đẫm cảm xúc đời thường”:đặc
trưng cơ bản của truyền thuyết.
Còn lại: Mối quan hệ giữa truyền thuyết với sinh
hoạt văn hoá dân gian.
Giới thiệu vắn tắt về khu di tích Cổ
Loa.

Ngữ văn
I. Giới thiệu bài học:
II. Tìm hiểu Tiểu dẫn:
Em hãy cho biết Truyền thuyết An
Dương Vương và Mị Châu - Trọng

Thuỷ gắn với những di tích văn hoá,
lịch sử nào?
Truyền thuyết này gắn với:
Di tích lịch sử Cổ Loa–Hà Nội.
Đền thờ và lễ hội ADV ở Diễn
An, Diễn Châu, Nghệ An.
Dựa vào phần Tiểu dẫn, em hãy cho biết xuất xứ của văn bản?
Văn bản được trích từ “Truyện Rùa vàng” trong “Lĩnh
Nam chính quái” - một sưu tập truyện dân gian ra đời vào
cuối thế kỉ XV.
Ngữ văn
Khu đền thờ
An Dương
Vương- Cổ
Loa – Đông
Anh- Hà Nội

Ngữ văn
I. Giới thiệu bài học:
II. Tìm hiểu Tiểu dẫn:
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc hiểu cấu trúc
văn bản
Em hãy cho biết truyện có những nhân
vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính?
Mối quan hệ giữa các nhân vật?
An Dương Vương
Rùa vàng

Mị Châu Trọng Thuỷ

Triệu Đà
a, Về nhân vật

Ngữ văn
I. Giới thiệu bài học:
II. Tìm hiểu Tiểu dẫn:
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc hiểu cấu trúc
văn bản
b, Về bố cục
Em hãy cho biết truyện gồm những
sự kiện chính nào?
Truyện gồm hai sự kiện chính sau:
An Dương Vương xây thành dựng nước
( từ đầu đến “bèn xin hoà”).
An Dương Vương mất cảnh giác, sai lầm dẫn
đến bi kịch mất nước
Em hãy tóm tắt lại tác phẩm
c, Tóm tắt truyện

Ngữ văn
I. Giới thiệu bài học:
II. Tìm hiểu Tiểu dẫn:
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc hiểu cấu trúc
văn bản
d, Cách đọc - hiểu truyền thuyết
Em hãy rút ra những điểm khác nhau
cơ bản giữa truyền thuyết so với thần
thoại và truyện cổ tích?

Sự khác biệt cơ bản giữa truyền thuyết với thần thoại và
truyện cổ tích: + cốt truyện của truyền thuyết có không gian
và thời gian xác định (gắn với lịch sử, địa lý của dân tộc).
+ Nhân vật trong truyền thuyết gắn với nhân
vật, sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.

Ngữ văn
I. Giới thiệu bài học:
II. Tìm hiểu Tiểu dẫn:
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc hiểu cấu trúc
văn bản.
2. Đọc hiểu nội dung
văn bản.
2.1. Nhân vật ADV
2.1. Nhân vật ADV:
a. ADV xây thành dựng nước:
ADV là ai? Vì sao ADV lại xây thành? Công việc
xây thành của ADV gặp rất nhiều khó khăn. Vậy ADV
đã làm những gì? Ý nghĩa của những việc làm đó?

ADV là người đứng đầu đất nước, dời đô từ miền núi về
đồng bằng để phát triển kinh tế, văn hoá nên ADV cho xây
thành để bảo vệ đất nước một bước phát triển mới,
một quyết sách sáng suốt.

Khi xây thành xong lại đổ, ADV vô cùng lo lắng, nhà vua
lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần Toàn tâm toàn ý
của nhà vua trong việc xây thành, dựng nước.


Vua trực tiếp cùng Rùa vàng đi diệt yêu quái Không
sợ nguy hiểm, mong muốn xây dựng Loa thành vững mạnh.

Xây dựng Loa thành thành công.
Là ông vua có công lao lớn trong việc xây
dựng đất nước.

Ngữ văn
I. Giới thiệu bài học:
II. Tìm hiểu Tiểu dẫn:
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc hiểu cấu trúc
văn bản.
2. Đọc hiểu nội dung
văn bản.
2.1. Nhân vật ADV
Chi tiết nhà vua lo lắng hỏi Rùa vàng “Nay nếu có
giặc ngoài thì lấy gì mà chống” thể hiện điều gì?
Qua chi tiết Rùa vàng tháo vuốt đưa cho ADV,
nhân dân muốn thể hiện điều gì?

Thể hiện sự lo lắng của ADV trong việc chống ngoại xâm,
bảo vệ bờ cõi.

ADV được thần linh giúp đỡ là cách nhân dân ca ngợi nhà
vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng
giặc ngoại xâm của ADV
Sơ đồ Cổ Loa Lẫy nỏ

Ngữ văn

I. Giới thiệu bài học:
II. Tìm hiểu Tiểu dẫn:
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc hiểu cấu trúc
văn bản.
2. Đọc hiểu nội dung
văn bản.
2.1. Nhân vật ADV
b. ADV mất cảnh giác, bi kịch mất nước
Ở đoạn truyện sau, ADV có những việc làm nào?
Chúng thể hiện điều gì?

Nhận lời cầu hoà, cầu hôn, gả con gái Mị Châu cho Trọng
Thuỷ
Mong mỏi hoà bình nhưng không ngờ được mưu mô kẻ thù.

Chủ quan, ỷ lại vào vũ khí mà không đề phòng “Đà không
sợ nỏ thần hay sao?”.
Đây là những việc làm sai lầm của ADV. Những
sai lầm này làm cho nước mất nhà tan, vua phải tự tay chém
con gái mình.

Ngữ văn
I. Giới thiệu bài học:
II. Tìm hiểu Tiểu dẫn:
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc hiểu cấu trúc
văn bản.
2. Đọc hiểu nội dung
văn bản.

2.1. Nhân vật ADV
Khi chạy tới cùng đường, ADV đã cầu cứu ai?
Ý nghĩa của việc đó?
ADV chạy đến cùng đường, giặc đuổi sau lưng, vua cầu
cứu Rùa vàng. “Sứ Thanh giang ở đâu mau mau lại cứu”. Ở
đây, Rùa vàng đại diện cho nhân dân. Chạy tới cùng đường,
ADV cầu cứu Rùa vàng thể hiện chỗ dựa cuối cùng của nhà
Vua là nhân dân.
Khi được Rùa vàng bảo “kẻ ngồi sau ngựa chình là giặc đó”,
ADV đã hiểu ra mọi chuyện. ADV đã làm những gì?
Hành động đó thể hiện điều gì?
Khi đã hiểu ra mọi chuyện, ADV tự tay chém con gái mình
nhân vật trong truyền thuyết hành động theo ý chí,
theo quan điểm của nhân dân, cộng đồng.

Ngữ văn
I. Giới thiệu bài học:
II. Tìm hiểu Tiểu dẫn:
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc hiểu cấu trúc
văn bản.
2. Đọc hiểu nội dung
văn bản.
2.1. Nhân vật ADV
Chi tiết ADV cầm sừng tê bảy tấc rẽ nước xuống biển
thể hiện quan điểm gì của nhân dân?
ADV tuy có mắc sai lầm nhưng nhân dân vẫn ngưỡng mộ,
tôn vinh. Nhân dân đã mở trái tim yêu thương, trân trọng
đón ADV về cõi vĩnh hằng. Bởi dù có mắc sai lầm nhưng
ADV vẫn là một vị vua có công xây dựng đất nước, vẫn

đặt quyền lợi giang sơn, xã tắc lên trên hết.

Ngữ văn
I. Giới thiệu bài học:
II. Tìm hiểu Tiểu dẫn:
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc hiểu cấu trúc
văn bản.
2. Đọc hiểu nội dung
văn bản.
2.1. Nhân vật ADV
2.2 Nhân vật Mị Châu
Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần,
có hai cách đánh giá sau:
-
Mị Châu chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà quên nghĩa
vụ với đất nước.
-
Mị Châu làm theo ý chồng là hợp lẽ tự nhiên, hợp đạo lí?
Ý kiến của em như thế nào?
Trước hết phải đứng trên quan điểm coi quyền lợi của
giang sơn, xã tắc là trên hết, tất nhiên chúng ta không bỏ
qua tình cảm, nghĩa vụ vợ chồng…nhưng nó phải đặt sau,
đặt dưới quyền lợi giang sơn, xã tắc, đất nước. Chính vì
vậy đã có nhiều lời trách cứ Mị Châu.
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu.
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc.
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.”
(Tố Hữu- Tâm sự)


2.2. Nhân vật Mị Châu
Ngữ văn
Am thờ Mị Châu ở Cổ Loa
Đông Anh – Hà Nội
Tượng
đá cụt
đầu

Ngữ văn
I. Giới thiệu bài học:
II. Tìm hiểu Tiểu dẫn:
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc hiểu cấu trúc
văn bản.
2. Đọc hiểu nội dung
văn bản.
2.1. Nhân vật ADV
2.2 Nhân vật Mị Châu
Bằng hư cấu nghệ thuật “máu nàng chảy xuống biển, trai
sò ăn phải đều biến thành hạt châu”, xác nàng hoá thành
ngọc thạch, nhân dân muốn bày tỏ thái độ và tình cảm
như thế nào với Mị Châu?
Qua hư cấu nghệ thuật này, nhân dân muốn bày tỏ thái độ,
tình cảm với Mị Châu gồm hai mặt:
* Nàng mắc tội mất cảnh giác, trực tiếp dẫn đến việc mất
nước Âu Lạc, bởi vậy nàng phải trả giá bằng cái chết.
* Nhân dân cũng thấu hiểu nàng bị kẻ khác lợi dụng, bởi nàng
ngây thơ, nhẹ dạ. Nhân dân muốn thể hiện sự bao dung, niềm
thông cảm sâu sắc.


Ngữ văn
I. Giới thiệu bài học:
II. Tìm hiểu Tiểu dẫn:
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc hiểu cấu trúc
văn bản.
2. Đọc hiểu nội dung
văn bản.
2.1. Nhân vật ADV
2.2. Nhân vật Mị Châu
2.3. Nhân vật Trọng Thuỷ
Em hãy kể ra các hành động của Trọng Thuỷ trong truyện?
Chỉ ra đâu là hành động nghĩa vụ của một tên gián điệp,
đâu là hành động thể hiện tình cảm vợ chồng?
Hành động nghĩa vụ: lấy Mị Châu, ăn cắp nỏ thần.
Hành động thể hiện tình cảm vợ chồng:
+ hỏi Mị Châu cách tìm nàng khi có chiến tranh xảy ra.
+ Trọng Thuỷ đi tìm Mị Châu, đau đớn khi thấy Mị Châu đã
chết.
+ Trọng Thuỷ tự vẫn ở giếng ngọc.

2.3. Nhân vật Trọng Thuỷ

Ngữ văn
I. Giới thiệu bài học:
II. Tìm hiểu Tiểu dẫn:
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc hiểu cấu trúc
văn bản.

2. Đọc hiểu nội dung
văn bản.
2.1. Nhân vật ADV
2.2. Nhân vật Mị Châu
2.3. Nhân vật Trọng Thuỷ
Theo em, hình ảnh “ngọc trai- giếng
nước” có phải biểu tượng cho mối tình
thuỷ chung hay không?
Hình ảnh này không mang ý nghĩa ca ngợi mối tình thuỷ
chung mà nó nhằm:
Chiêu tuyết cho danh dự của Mị Châu, chứng thực
tấm lòng trong trắng của nàng.
Chi tiết “nước giếng” có hồn Trọng Thuỷ hoà
cùng nỗi hối hận là sự chứng nhận cho mong muốn hoá
giải tội lỗi của hắn (gây oan phải giải oan)

Ng vn
I. Gii thiu bi hc:
II. Tỡm hiu Tiu dn:
III. c hiu vn bn:
1. c hiu cu trỳc
vn bn.
2. c hiu ni dung
vn bn.
2.1. Nhõn vt ADV
2.2. Nhõn vt M Chõu
2.3. Nhõn vt Trng Thu
3. c hiu ý ngha
vn bn
T tờn vn bn, gi cho em iu gỡ

v ch tỏc phm?
T tờn vn bn gi ra cho hai ch chớnh ca vn bn:
Gi nc, khụng mt cnh giỏc.
Tỡnh yờu.
T cõu chuyn gi nc, mt nc em rỳt ra bi hc gỡ?
Bi hc: cảnh giác trớc mọi âm mu của kẻ thù, đặc biệt
trong xã hội phát triển ngày nay kẻ thù của nớc ta là sự phá
hoại về văn hoá, kinh tế, xã hội, những kẻ chống phá Đảng
và Nhà nớc. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng
không đợc chủ quan .
T cõu chuyn v chng M Chõu, Trng Thu,
em rỳt ra bi hc gỡ?
Bi hc: phi x lý ỳng n mi quan h riờng chung,
cỏ nhõn- cng ng, yờu nhng khụng c mự quỏng,
c tin ngõy th.

Ngữ văn
I. Giới thiệu bài học:
II. Tìm hiểu Tiểu dẫn:
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc hiểu cấu trúc
văn bản.
2. Đọc hiểu nội dung
văn bản.
2.1. Nhân vật ADV
2.2. Nhân vật Mị Châu
2.3. Nhân vật Trọng Thuỷ
3. Đọc hiểu ý nghĩa
văn bản
IV. Ghi nhớ

V. Luyện tập
IV. Ghi nhớ: SGK trang 43.
V. Luyện tập:
Bài tập: So sánh kết thúc trong truyền thuyết “Thánh
Gióng” và truyền thuyết ADV và Mị Châu - Trọng Thuỷ để
rút ra nét giống và khác nhau trong thái độ của nhân dân
với Thánh Gióng và ADV ?
Định hướng:
+ Thánh Gióng: thể hiện lòng ngưỡng mộ, tôn vinh cao
nhất của nhân dân ta đối với người anh hùng dân tộc trước
sự hi sinh vô tư, cao cả.
+ ADV: ADV cũng đi vào cõi vĩnh hằng nhưng thái độ tôn
vinh cao quý nhất nhân dân ta đã dành cho Thánh Gióng.

Ngữ văn

×