ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN VĂN TRƢỞNG
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
THUYẾT MINH VIÊN DU LỊCH Ở CÁC DI TÍCH
CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TẠI HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN VĂN TRƢỞNG
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
THUYẾT MINH VIÊN DU LỊCH Ở CÁC DI TÍCH
CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TẠI HÀ NỘI
Chuyên ngành: Du lịch
(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM LÊ THẢO
Hà Nội – 2015
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể và cá nhân.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Phạm Lê Thảo, người đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ rất lớn đối với tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của Sở Văn hoá, Thể thao và Du
lịch Hà Nội, Ban quản lý các khu: Di tích lịch sử và khảo cổ Khu Trung tâm Hoàng
thành Thăng Long - Hà Nội; Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu -
Quốc Tử Giám; Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ
tịch; đã cho phép tác giả được khai thác các nguồn tư liệu của ngành và được tham
chiếu điều tra điển hình về nguồn lao động Thuyết minh viên du lịch tại điểm.
Luận văn này cũng đánh dấu kết quả quá trình học tập của tác giả trong thời
gian qua tại khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tác
giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy các cô trong khoa Du lịch học,
khoa Đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã đóng góp những ý kiến rất có ích cho tác giả trong quá trình
thực hiện luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng và tâm huyết trong quá trình viết luận
văn của mình, nhưng Luận văn vẫn không tránh khỏi những sai sót. Tác giả mong
nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các thầy cô giáo và những ai
quan tâm đến đề tài này.
Tác giả
Nguyễn Văn Trƣởng
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
3. Phương pháp nghiên cứu 3
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
5. Kết cấu của luận văn 7
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUYẾT MINH VIÊN DU LỊCH
VÀ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT 8
1.1. Thuyết minh viên du lịch 8
1.1.1. Khái niệm Thuyết minh viên du lịch 8
1.1.2. Phân loại Thuyết minh viên du lịch 10
1.1.3. Đặc điểm lao động và vai trò của Thuyết minh viên du lịch 11
1.1.4. Một số yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và thái độ đối với Thuyết
minh viên du lịch 14
1.1.5. Kinh nghiệm sử dụng Thuyết minh viên du lịch của một số quốc gia và địa
phương 18
1.1.6. Kết luận và một số bài học rút ra cho du lịch Việt Nam 21
1.2. Di tích cấp quốc gia đặc biệt 24
1.2.1. Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa 24
1.2.2. Phân loại di tích lịch sử văn hóa 27
Tiểu kết chƣơng 1 29
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ THUYẾT MINH VIÊN DU LỊCH Ở
CÁC DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TẠI HÀ NỘI 30
2.1. Giới thiệu về các di tích cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội 30
2.1.1. Di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long (HTTL) -
Hà Nội 32
2.1.2. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám 38
2.1.3. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
(DTPCT) 42
2.2. Số lƣợng và trình độ của đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích
cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội 44
2.2.1. Số lượng và cơ cấu Thuyết minh viên du lịch 44
2.2.2. Trình độ và kỹ năng của đội ngũ Thuyết minh viên du lịch 45
2.3. Quản lý, sử dụng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch 59
2.3.1. Cơ chế, chính sách cho việc quản lý, sử dụng Thuyết minh viên du lịch 59
2.3.2. Sử dụng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch. 66
2.4. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di
tích cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội 71
Tiểu kết chƣơng 2 73
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ THUYẾT MINH VIÊN DU
LỊCH Ở CÁC DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TẠI HÀ NỘI 74
3.1. Định hƣớng chính về phát triển du lịch Việt Nam 74
3.1.1. Quan điểm chỉ đạo 74
3.1.2. Yêu cầu đối với đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp quốc gia
đặc biệt tại Hà Nội 78
3.1.3. Các vấn đề đặt ra đối với đội ngũ Thuyết minh viên du lịch trên cơ sở phân
tích thực trạng 79
3.2. Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp 81
3.2.1. Các giải pháp về cơ chế, chính sách 81
3.2.2. Các giải pháp về đào tạo và tuyển dụng 85
3.2.3. Các giải pháp khác 91
Tiểu kết chƣơng 3 94
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 100
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Thống kê về trình độ đào tạo cơ bản của Thuyết minh viên du lịch 46
Biểu đồ 2.1: Trình độ nghiệp vụ du lịch của Thuyết minh viên du lịch 50
Biểu đồ 2.2: Phân loại TMV theo ngoại ngữ 57
Biểu đồ 2.3: Mức thu nhập trung bình của Thuyết minh viên du lịch 62
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kiến trúc Khu di tích Trung tâm HTTL 37
Sơ đồ 2.2: Kiến trúc di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám 41
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kiến trúc khu DTPCT 42
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DTLSVH
Di tích lịch sử - văn hoá
DTPCT
Di tích phủ chủ tịch
HTTL
Hoàng Thành Thăng Long
TMVDL
Thuyết minh viên du lịch
UNESCO
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
VM-QTG
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, Hà Nội có tiềm
năng và lợi thế so sánh đa dạng và phong phú để thu hút khách du lịch. Hà Nội là
địa phương đứng đầu trong cả nước về số lượng và các giá trị tài nguyên, các di tích
lịch sử - văn hoá (DTLSVH), đặc biệt là từ khi tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Thủ
đô. Tuy số lượng du khách đến Hà Nội tăng mạnh trong những năm qua, tốc độ
tăng trưởng cao nhưng tăng trưởng ngành du lịch của Hà Nội chưa xứng với tiềm
năng và lợi thế của mình [16, tr.134]. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế chung,
Du lịch Hà Nội đang từng bước khẳng định vai trò của mình đối với xã hội. Những
nỗ lực hội nhập và phát triển đã hình thành tính chuyên nghiệp trong kinh doanh du
lịch. Chuyên môn hoá trong phát triển du lịch ngày càng rõ rệt, đặc biệt là ở lĩnh
vực dịch vụ. Tính chuyên nghiệp càng cao, chuyên môn hoá càng rõ rệt dẫn đến
việc hình thành và phát triển những nghề mới.
Trong những năm gần đây hoạt động du lịch trở lên hết sức đa dạng,
phong phú với nhiều loại hình hấp dẫn. Một trong những loại hình được quan
tâm, phát triển mạnh nhất là du lịch văn hoá. Loại hình du lịch này đã đáp ứng
được nhu cầu tham quan giải trí, lòng ham hiểu biết và mang ý nghĩa giáo dục rất
cao. Không những chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng mà chúng còn được coi là
nền tảng phát triển của ngành du lịch. Các di tích này cũng chứa đựng các giá trị
to lớn về kiến trúc mỹ thuật, phản ánh từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Điều
này cũng dẫn đến hình thành một đội ngũ những người chuyên thuyết minh cho
du khách tại các di tích.
Luật Du lịch ra đời, có hiệu lực từ tháng 01 năm 2006 đã chính thức công
nhận một nghề mới trong hệ thống nghề của ngành du lịch – nghề Thuyết minh viên
du lịch. Điều 78 Luật Du lịch định nghĩa chức danh Thuyết minh viên du lịch, quy
định tiêu chuẩn cơ bản của nghề và cơ quan quản lý, tuy nhiên các văn bản dưới
Luật vẫn chưa có các quy định tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, về kiến thức, về kỹ
năng của Thuyết minh viên du lịch làm cơ sở cho việc đào tạo, tuyển dụng và sử
dụng đội ngũ này.
2
Hầu hết các Thuyết minh viên du lịch tại các khu di tích lịch sử là những
người được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên ngành tại các trường văn hoá và
lâm nghiệp. Số còn lại và phần lớn những Thuyết minh viên du lịch tại điểm du lịch
văn hoá cộng đồng là thành viên của cộng đồng bản địa, với những hiểu biết phong
phú về khu điểm du lịch đó.
Tuy nhiên, lực lượng Thuyết minh viên du lịch này còn rất mỏng, chưa đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch và đa phần những Thuyết minh viên du lịch đang
hoạt động không được trang bị các kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn khách du lịch.
Điều này phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch. Sở dĩ có tình
trạng này là do các nguyên nhân khách quan (sự phát triển và nhu cầu của xã hội)
và cả nguyên nhân chủ quan (xuất phát từ phía ngành du lịch và các ngành liên quan
như văn hoá, giáo dục…).
Việc đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phát triển một cách
hợp lý đội ngũ Thuyết minh viên du lịch cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp
ứng nhu cầu thị trường là hết sức cần thiết, mang ý nghĩa thực tiễn cao, đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay. Chính vì những lý do đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài
“Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di
tích cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn của
mình với hy vọng Luận văn sẽ giúp ích phần nào đó cho công tác phát triển đội ngũ
Thuyết minh viên du lịch Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị
nhằm phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch có trình độ nghiệp vụ và kỹ năng
nghề cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường ở các di tích quốc gia đặc
biệt tại Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác phát triển đội ngũ
Thuyết minh viên du lịch. Các nội dung cụ thể bao gồm: các vấn đề về Thuyết minh
viên du lịch (khái niệm, vai trò…).
3
+ Đánh giá thực trạng về chất lượng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch hiện
tại, thực trạng sử dụng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích quốc gia đặc
biệt tại Hà Nội.
+ Căn cứ vào thực trạng về chất lượng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch, đề
xuất các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch bao gồm: Các
giải pháp về cơ chế, chính sách; Các giải pháp về đào tạo và tuyển dụng; Các giải
pháp khác…
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Đội ngũ Thuyết minh viên du lịch (người giới thiệu) ở các di tích quốc gia
đặc biệt tại Hà Nội hiện đang tham gia vào dịch vụ phục vụ khách du lịch.
+ Nhu cầu sử dụng dịch vụ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích quốc gia
đặc biệt tại Hà Nội của khách du lịch và các đối tượng liên quan.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Hiện nay, tại Hà Nội có 12 di tích quốc gia đặc biệt trên
tổng số 62 di tích quốc gia đặc biệt của cả nước, trong số đó tác giả đã lựa chọn
nghiên cứu 3 di tích điển hình có sử dụng Thuyết minh viên du lịch tại Hà Nội: Di
tích lịch sử và khảo cổ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội; Di tích
lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Di tích lịch sử Khu lưu
niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
+ Về thời gian: Thu thập và sử lý các thông tin liên quan đến đối tượng
nghiên cứu trong phạm vi không gian nghiên cứu đã xác định trong khoảng từ năm
2009 – 2014.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích số liệu
Đây là phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu
các đối tượng và mối quan hệ đa chiều và nhiều biến động trong không gian như
ngành du lịch. Tác giả đã sử dụng phương pháp này nghiên cứu các tài liệu đã thu
thập được nhằm tìm ra bản chất và thực trạng của đối tượng nghiên cứu.
4
3.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Phương pháp này hết sức cần thiết cho việc thực hiện các đề tài nghiên cứu
về du lịch. Để có được một lượng thông tin đầy đủ cần tiến hành thu thập thông tin,
dữ liệu, các công trình nghiên cứu đã được công bố, tạp chí, sách, mạng internet,
báo cáo của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội từ năm 2009 – 2014, số liệu
cập nhật về Thuyết minh viên du lịch.
3.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin
Tác giả sử dụng phương pháp này có mục đích cơ bản là điều tra nhằm bổ
sung hoặc kiểm tra tình hình thực tế những thông tin cần thiết về Thuyết minh viên
du lịch cho quá trình phân tích, xử lý số liệu, cập nhật thông tin mới nhất khi thực
hiện đề tài.
Các thông tin thu thập trên thực tế giúp tác giả có sự đánh giá khách quan
thực trạng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch, qua đó sẽ tổng hợp được các ý kiến,
quan điểm đa dạng nhằm đưa ra các đề xuất, giải pháp phát triển đội ngũ Thuyết
minh viên du lịch ở các di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội. Gồm hiện trạng về trình
độ nghiệp vụ, kỹ năng nghề, nhu cầu đào tạo…chất lượng dịch vụ thuyết minh tại
các điểm di tích; hiện trạng công tác quản lý và sử dụng Thuyết minh viên du lịch
…làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các
di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung trong thời
gian tới.
3.4. Phương pháp khảo sát thực tế
Đây là phương pháp được tác giả thực hiện đề tài sử dụng trong quá trình
nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng công tác tuyển dụng, quản lý, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ Thuyết minh viên du lịch, thực trạng việc cung cấp và
sử dụng dịch vụ thuyết minh tại các di tích, đặc điểm của hoạt động thuyết minh
cho khách du lịch ở các di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội…đề tài đã thực hiện 5
lần khảo sát tại: Di tích lịch sử và khảo cổ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long
- Hà Nội; Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Di tích
lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
5
Các di tích được lựa chọn khảo sát là những di tích quốc gia đặc biệt tại Hà
Nội có ảnh hưởng mang tính quyết định đến trình độ, kỹ năng của Thuyết minh viên
du lịch. Đồng thời cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng đội ngũ này.
3.5. Phương pháp chuyên gia
Việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực liên quan đến
chủ đề nghiên cứu là rất cần thiết. Tác giả thực hiện đề tài đã sử dụng biện pháp gặp
gỡ, trao đổi trực tiếp đối với các chuyên gia trên địa bàn Hà Nội về dịch vụ thuyết
minh, Thuyết minh viên du lịch, về công tác đào tạo đội ngũ Thuyết minh viên du
lịch, quản lý và sử dụng đội ngũ này. Các chuyên gia được mời tham gia ý kiến là
các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, quản lý di sản, đào tạo, các nhà quản lý các
doanh nghiệp, các điểm du lịch…Các ý kiến đóng góp của các chuyên gia đã giúp
cho việc hoàn thiện và nâng cao giá trị của các kết quả nghiên cứu của đề tài.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước đây, do đặc điểm của các bảo tàng cộng với nhu cầu tham quan học
tập, nghiên cứu của giáo viên, học sinh và người dân nên tại các bảo tàng đã hình
thành nên đội ngũ Thuyết minh viên du lịch. Khi du lịch dần phát triển, khách du
lịch trong và ngoài nước quan tâm đến các di tích lịch sử, văn hoá. Đặc biệt là các di
tích có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc thì tại
một số điểm di tích cũng đã xuất hiện những người làm nhiệm vụ thuyết minh cho
khách du lịch khám phá thiên nhiên và văn hoá bản địa, với nhu cầu cao của du
khách về kiến thức tự nhiên, văn hoá, lịch sử cũng đang trở thành những loại hình
du lịch đặc trưng của nhiều khu vực trên cả nước đặc biệt là thủ đô Hà Nội – trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước.
Điều này cũng dẫn đến việc hình thành một đội ngũ những người chuyên
làm thuyết minh cho du khách tại các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên,
các điểm du lịch chủ yếu khai thác các giá trị văn hoá…
Ở nước ta, ngành Du lịch đã được xác định là ngành kinh tế tổng hợp, góp
phần quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế đất nước cũng đồng nghĩa với việc phải
tập trung nhiều nguồn lực để phát triển đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực du lịch,
trong đó có nguồn nhân lực hướng dẫn viên, Thuyết minh viên du lịch. Hướng dẫn
6
viên và Thuyết minh viên du lịch đã trở thành đề tài được nghiên cứu đưa vào giảng
dạy đào tạo tại nhiều trường cao đẳng và đại học có ngành du lịch trên toàn quốc.
Vấn đề hướng dẫn viên, Thuyết minh viên du lịch và các vấn đề xoay quanh tới
nghề nghiệp hướng dẫn viên, Thuyết minh viên du lịch như nguyên lý hoạt động
hướng dẫn, thuyết minh, nghệ thuật thuyết minh, thực hành thuyết minh… đã được
nghiều tác giả nghiên cứu và biên soạn tại các giáo trình phục vụ cho chương trình
bồi dưỡng đào tạo cho đông đảo thế hệ sinh viên và học viên ngành Du lịch. Các
giáo trình đồng thời cũng là những tài liệu tham khảo quan trọng đối với nhiều đối
tượng hoạt động trong ngành du lịch. Cố giáo sư Đinh Trung Kiên với giáo trình
“ Nghiệp vụ hướng dẫn Du lịch” do nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản
năm 2000; Khoa Du lịch (2001), “Nguyên lý và thực hành hướng dẫn du lịch”, Giáo
trình giảng dạy, Đại học Mở Hà Nội; giáo trình của tác giả Nguyễn Cường Hiền
(1994), “Nghệ thuật Hướng dẫn Du lịch” Nhà xuất bản Văn hoá, Hà Nội; Trương
Tử Nhân (2006), “Thực hành Hướng dẫn du lịch”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế
Quốc dân…đều có nhiều đóng góp hữu ích không chỉ đối với công tác đào tạo giảng
dạy mà còn đối với nhiều mục đích khác phục vụ mục tiêu phát triển ngành du lịch.
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu trực tiếp vấn đề về phát triển đội ngũ
Thuyết minh viên du lịch đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học
giả, các nhà nghiên cứu có thể kể đến các tác giả và công trình nghiên cứu như sau:
Báo cáo tổng hợp - đề tài khoa học cấp bộ “Thực trạng và một số giải pháp
nhằm phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch Việt Nam” Chủ nhiệm đề tài:
Tiến sĩ. Phạm Lê Thảo, cơ quan chủ trì: Vụ Lữ hành - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch - Tổng cục Du lịch năm 2010. Bên cạnh đó còn có “Giáo trình bồi dưỡng
nghiệp vụ cho Thuyết minh viên du lịch” do Bộ văn hoá, thể thao và Du lịch - Tổng
cục Du lịch biên soạn năm 2013 là một trong những giáo trình nghiên cứu về đội
ngũ Thuyết minh viên du lịch tương đối hệ thống, bài bản với nhiều nội dung mang
tính tổng quan về lý thuyết Thuyết minh viên du lịch, nghề nghiệp Thuyết minh
viên du lịch …,
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu một cách cụ thể về công tác
phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch cũng như các giải pháp, định hướng
7
phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp quốc gia đặc biệt tại
Hà Nội. Cùng với đó, vai trò của đội ngũ thuyết minh trong việc phát huy những giá
trị văn hoá dân tộc và phát triển du lịch, chúng ta cần phải có những giải pháp trước
mắt, lâu dài và cụ thể để nâng cao chất lượng của đội ngũ Thuyết minh viên du lịch
tại điểm.
Trước thực trạng này, tác giả cho rằng cần phải có nghiên cứu đầy đủ hơn về
thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp
quốc gia đặc biệt tại Hà Nội. Đề tài nghiên cứu được hy vọng giúp ích nhiều hơn
cho công tác phát triển đội ngũ này trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Như
vậy có thể nói rằng, đề tài nghiên cứu của tác giả là độc lập, không trùng với bất cứ
công trình nào đã được nghiên cứu và công bố trước đây.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kiến nghị và Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham
khảo, Luận văn được chia thành 3 chương:
Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận về Thuyết minh viên du lịch và di tích cấp quốc
gia đặc biệt.
Chƣơng 2. Thực trạng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp quốc gia
đặc biệt tại Hà Nội.
Chƣơng 3. Giải pháp phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp
quốc gia đặc biệt tại Hà Nội
8
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUYẾT MINH VIÊN DU LỊCH
VÀ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT
1.1. Thuyết minh viên du lịch
1.1.1. Khái niệm Thuyết minh viên du lịch
“Thuyết minh viên du lịch” là một thuật ngữ chỉ người làm công tác giới
thiệu, hướng dẫn cho khách tham quan, du lịch ở các điểm du lịch. Thuyết minh
viên du lịch có trách nhiệm đi cùng đoàn khách trong phạm vi điểm du lịch mà họ
phụ trách, cung cấp thông tin về điểm du lịch, đồng thời trả lời tất cả các câu hỏi
của khách tham quan du lịch về những vấn đề liên quan đến điểm du lịch.
Nhìn chung, để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, Thuyết minh viên du lịch
phải có vốn kiến thức rất sâu và am hiểu tường tận nội dung điểm du lịch nơi họ tác
nghiệp. Đồng thời, Thuyết minh viên du lịch cần có khả năng giao tiếp tốt trên cơ
sở điều khiển được ngôn ngữ sử dụng trong khi thuyết minh cũng như nắm bắt được
đặc điểm tâm lý của đối tượng khách.
Về mặt ngữ nghĩa, thuật ngữ “Thuyết minh viên” được ghép bởi cụm từ
“thuyết minh” và “viên”. Trong đó, “thuyết minh” là “nói hay chú thích cho người
ta rõ hơn về những sự vật, sự việc hay hình ảnh đã đưa ra”; “viên” được giải thích là
yếu tố ghép thêm để cấu tạo một danh từ có nghĩa chỉ người ở trong một tổ chức
hay chuyên làm một công việc nào đó”. [17]
Như vậy, có thể hiểu Thuyết minh viên du lịch chỉ người chuyên làm nhiệm
vụ diễn giải bằng lời cho khách tham quan du lịch hiểu rõ hơn về điểm du lịch.
Theo Điều 78, chương 7 Luật Du Lịch có hiệu lực từ tháng 1 năm 2006
quy định:
“Thuyết minh viên du lịch là người thuyết minh tại chỗ cho khách du lịch
trong phạm vi khu vực du lịch, điểm du lịch. Thuyết minh viên du lịch phải am hiểu
kiến thức về khu du lịch, điểm du lịch, có khả năng giao tiếp với khách du lịch và
ứng xử văn hoá”.[11]
Từ quy định trên, có thể thấy một người được gọi là Thuyết minh viên du
lịch phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
9
- Đảm nhiệm công tác thuyết minh, giới thiệu trực tiếp về điểm du lịch cho
khách tham quan, du lịch
- Làm việc trong phạm vi một khu, một điểm du lịch
- Có đầy đủ vốn kiến thức về khu du lịch, điểm du lịch
- Có khả năng chuyển tải thông tin tới khách thông qua các kỹ thuật giao tiếp
- Biết cách ứng xử và mang lại sự hài lòng cho khách tham quan du lịch
Phân tích nội dung công việc mà Thuyết minh viên du lịch đảm nhiệm, có thể thấy
rằng nhiệm vụ mà Thuyết minh viên du lịch thực hiện (giới thiệu hướng dẫn khách
tham quan du lịch tại một điểm du lịch) chính là một phần nhiệm vụ của hướng dẫn
viên du lịch. Cũng vì lý do này mà ở Việt Nam thuật ngữ Thuyết minh viên du lịch
được sử dụng để chỉ người làm nhiệm vụ kể trên trong khi đó ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới, thuật ngữ hướng dẫn viên tại điểm (on-site guide) được sử dụng với
nét nghĩa tương đương. Thuật ngữ khác nhau, nhưng nội hàm các khái niệm này
không khác nhau bởi xét về bản chất, vai trò và nhiệm vụ của Thuyết minh viên du
lịch hay hướng dẫn viên tại điểm là như nhau.
Ở Việt Nam, ngoại trừ quy định trong Luật Du lịch, thuật ngữ Thuyết minh
viên du lịch được sử dụng khá đa dạng và chưa có khái niệm thống nhất. Tương tự
như vậy, khái niệm hướng dẫn viên tại điểm đã được đề cập trong một số tài liệu
của nước ngoài, nhưng khái niệm này cũng rất đa dạng. Theo đó hướng dẫn viên tại
điểm là những người thực hiện các chương trình du lịch có tính chất giáo dục hay
giới thiệu, hướng dẫn khách tại một điểm nhất định với những hiểu biết rất sâu về
điểm du lịch mà họ phụ trách. Hoặc đơn giản hơn, hướng dẫn viên tại điểm là người
thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du lịch cho khách du lịch hay khách tham quan ở
một điểm du lịch. [30]
Từ những phân tích ở trên, căn cứ vào thực tế công việc của người làm công
tác thuyết minh tại các điểm du lịch, có thể đi đến kết luận: Thuyết minh viên du
lịch là người làm việc tại điểm du lịch, có trách nhiệm cung cấp thông tin trực tiếp
cho khách về điểm du lịch và các vấn đề liên quan; hướng dẫn khách đi tham quan
trong phạm vi điểm du lịch.
10
Thuyết minh viên du lịch là người trực tiếp giới thiệu về điểm du lịch nơi
họ làm việc và hướng dẫn khách đi tham quan trong phạm vi điểm du lịch đó.
Đây chính là nội dung mà tác giả lựa chọn để làm định hướng xuyên suốt đề
tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
1.1.2. Phân loại Thuyết minh viên du lịch
Thuyết minh viên du lịch không được phân loại theo yêu cầu công việc mà
họ đảm nhiệm vì nhiệm vụ chính của tất cả các Thuyết minh viên du lịch đều là giới
thiệu, diễn giải bằng lời nội dung của điểm du lịch. Tuy nhiên có thể phân loại
Thuyết minh viên du lịch theo tính chất đặc thù của điểm du lịch mà tại đó Thuyết
minh viên du lịch thực hiện nhiệm vụ của họ. Theo đó, Thuyết minh viên du lịch
được phân chia thành các nhóm chính bao gồm: Thuyết minh viên du lịch tại bảo
tàng, Thuyết minh viên du lịch tại các điểm di tích, Thuyết minh viên du lịch tại các
khu bảo tồn tự nhiên và Thuyết minh viên du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng.
- Thuyết minh viên du lịch tại bảo tàng: là những người làm công tác thuyết
minh tại các bảo tàng tổng hợp hay bảo tàng chuyên đề. Bảo tàng với chức năng
quan trọng là giáo dục, tuyên truyền đòi hỏi Thuyết minh viên du lịch phải có vốn
kiến thức rộng và sâu về nội dung trưng bày trong bảo tàng cũng như các khối kiến
thức về văn hoá, lịch sử có liên quan, đồng thời có khả năng truyền đạt và giải thích
một cách sinh động về các hiện vật được trưng bày để “phục vụ nhu cầu nghiên
cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hoá của công chúng.”[12]
- Thuyết minh viên du lịch tại các điểm di tích: là những người làm công tác
thuyết minh tại các điểm di tích có giá trị văn hoá, lịch sử và khoa học. Tương tự
như các Thuyết minh viên du lịch bảo tàng, Thuyết minh viên du lịch tại các điểm
di tích phải am hiểu về điểm di tích nơi họ tác nghiệp và có khả năng làm sống dậy
những giá trị văn hoá, lịch sử, khoa học của di tích thông qua bài thuyết minh và
khả năng minh hoạ sinh động về các đối tượng tham quan tại điểm di tích. Ngoài ra,
Thuyết minh viên du lịch tại các điểm di tích còn phải có khả năng tác động tới
hành vi của du khách tại các điểm di tích trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị
của di tích.
11
- Thuyết minh viên du lịch tại các khu bảo tồn tự nhiên: là những người làm
công tác thuyết minh tại các khu bảo tồn thiên nhiên. Với mục tiêu bảo vệ đa dạng
sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và văn hoá đi kèm, công tác thuyết minh ở các
khu bảo tồn tự nhiên đòi hỏi Thuyết minh viên du lịch ngoài khả năng diễn giải về
các giá trị tự nhiên, văn hoá còn phải có năng lực khuyến khích và giáo dục khách
tham quan du lịch theo định hướng bảo vệ và phát huy những giá trị này một cách
bền vững. Thuyết minh viên du lịch tại các khu bảo tồn tự nhiên thường am hiểu rõ
về địa bàn tác nghiệp và đặc điểm của nó.
- Thuyết minh viên du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng: là những người
làm công tác thuyết minh trong khu vực sinh sống của một cộng đồng dân cư. Du
lịch cộng đồng được biết tới là mô hình du lịch trong đó, cộng đồng dân cư là chủ
thể trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch và được hưởng các quyền lợi về kinh
tế đồng thời có trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch theo hướng
bền vững. Đa số hoạt động du lịch cộng đồng được tiến hành ở khu vực các cộng
đồng người dân thiểu số, các khu vực nghèo, hay vùng sâu vùng xa. Do đặc thù
của hoạt động du lịch này là thực hiện dựa vào cộng đồng nên Thuyết minh viên
du lịch tại điểm du lịch cộng đồng thường là người sinh ra và lớn lên tại chính
cộng đồng mà họ là thành viên. Thuyết minh viên du lịch tại các điểm du lịch
cộng đồng thường hiểu rất rõ về các giá trị văn hoá, phong tục tập quán, lối sống
cũng như địa hình khu vực cộng đồng đang sinh sống. Không gian tác nghiệp của
các Thuyết minh viên du lịch tại điểm du lịch cộng đồng thường rộng lớn hơn so
với không gian tác nghiệp của các nhóm Thuyết minh viên du lịch tại bảo tàng hay
các điểm di tích.
1.1.3. Đặc điểm lao động và vai trò của Thuyết minh viên du lịch
1.1.3.1. Đặc điểm lao động của Thuyết minh viên du lịch
Tính đặc thù trong công Thuyết minh viên du lịch đã quy định một số đặc
điểm nghề của Thuyết minh viên du lịch tại điểm. Nhìn chung, thời gian làm việc
của Thuyết minh viên du lịch phụ thuộc vào nhu cầu của khách tham quan, du lịch
nên không cố định, tần suất làm việc không đều đặn và công việc thuyết minh có
tính lặp đi lặp lại.
12
Thời gian tác nghiệp của Thuyết minh viên du lịch phụ thuộc vào nhu cầu
của khách tham quan du lịch nên đòi hỏi người làm công tác thuyết minh trong giờ
làm việc luôn luôn ở tư thế sãn sàng phục vụ đoàn khách. Thời gian làm việc của
Thuyết minh viên du lịch thường diễn ra trong giờ hành chính hoặc theo quy định
của từng điểm du lịch. Tuy nhiên trong khoảng thời gian cố định này, thời gian
Thuyết minh viên du lịch làm việc trực tiếp với khách tham quan, du lịch lại phụ
thuộc hoàn toàn vào nhu cầu của khách. Khách có thể đến thăm điểm du lịch bất cứ
lúc nào trong thời gian mở cửa và yêu cầu sử dụng dịch vụ Thuyết minh viên du
lịch tại chỗ. Do đó, Thuyết minh viên du lịch sẽ thực hiện nhiệm vụ thuyết minh
theo yêu cầu cụ thể của các đoàn khách.
Ngoài ra, những ngày nghỉ cuối tuần, các dịp nghỉ lễ hoặc khi điểm du
lịch tổ chức các sự kiện đặc biệt cũng là thời điểm lượng khách tham quan du
lịch tìm đến các điểm du lịch nhiều nhất. Lúc này, nhu cầu sử dụng dịch vụ
Thuyết minh viên du lịch cũng tăng cao nhất. Như vậy tần suất làm việc của
Thuyết minh viên du lịch không ổn định và cũng bị phụ thuộc vào nhu cầu của
khách vào từng thời điểm khác nhau.
Công việc thường nhật của các Thuyết minh viên du lịch là hướng dẫn các
đoàn khách tham quan, du lịch đi thăm điểm du lịch. Do làm việc tại một điểm du
lịch nhất định nên công việc của Thuyết minh viên du lịch có tính đơn điệu. Thuyết
minh viên du lịch thường hướng dẫn khách tham quan du lịch theo một lộ trình nhất
định trong phạm vi điểm du lịch, theo đó nội dung thông tin được sắp xếp theo trật
tự các điểm dừng trong lộ trình. Đồng thời nội dung thông tin về điểm du lịch cũng
phụ thuộc vào đặc điểm và tính chất đặc thù của điểm du lịch nên khó tránh khỏi
việc lặp lại thông tin thuyết minh cho các đoàn khách.
Vì vậy sức ép tâm lý với thuyết minh viên du lịch là khá lớn, khả năng chán việc
dễ xảy ra. Nhưng nghề nghiệp đòi hỏi thuyết minh viên du lịch phải tiếp xúc thường
xuyên với khách trong tư thế của người phục vụ nhiệt tình chu đáo, người đại diện
cho khu di tích, cho ngành Du lịch hay thậm chí cho quốc gia, dân tộc. Do đó, tính
chất công việc buộc thuyết minh viên du lịch phải có sức chịu đựng cao về tâm lý,
tức là giữ cho trạng thái tâm lý luôn ổn định.
13
1.1.3.2. Vai trò của Thuyết minh viên du lịch trong hoạt động du lịch
Thuyết minh viên du lịch giữ một vị trí rất quan trọng trong hoạt động du
lịch. Xét từ góc độ kinh doanh du lịch thì dịch vụ thuyết minh là một yếu tố cấu
thành sản phẩm du lịch nên sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách
tham quan du lịch tại điểm đến. Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, cùng một lúc,
Thuyết minh viên du lịch đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau nhưng chủ yếu là vai
trò chủ nhà, vai trò diễn giải, vai trò cầu nối văn hoá.
- Thuyết minh viên du lịch với vai trò chủ nhà
Đại diện cho điểm du lịch, cho cộng đồng địa phương nơi điểm du lịch hiện
diện để đón tiếp khách tham quan, du lịch từ các khu vực khác tới nên Thuyết minh
viên du lịch có vai trò như một người chủ nhà. Thực hiện tốt vai trò này đòi hỏi
Thuyết minh viên du lịch phải hiểu rõ, tự hào và yêu quý chính “ngôi nhà” của
mình - điểm du lịch với các đặc điểm của nó để có thể giới thiệu và có thể chuyển
tải tình cảm tích cực về điểm du lịch cho khách, đồng thời thể hiện thái độ mến
khách và lịch thiệp trong quá trình đón tiếp, phục vụ họ.
Đại diện cho cộng đồng địa phương đón tiếp khách tham quan, du lịch,
Thuyết minh viên du lịch cần thể hiện bản thân dưới một hình thức gọn gàng, lịch
thiệp với các trang phục và trang điểm phù hợp với đối tượng khách, hoàn cảnh và
nội dung thuyết minh.
- Thuyết minh viên du lịch với vai trò diễn giải
Thuyết minh viên du lịch không chỉ phải thành thạo ngôn ngữ sử dụng trong
giao tiếp với khách để đơn thuần dịch lại những thông tin về điểm du lịch mà còn
còn phải có khả năng phân tích, bình luận và diễn giải về điểm du lịch một cách sâu
sắc và xúc tích. Để đảm nhiệm tốt vai trò này, ngoài khả năng về ngôn ngữ, Thuyết
minh viên du lịch phải đầu tư nghiên cứu sâu về điểm du lịch, có sự hiểu biết tường
tận về điểm du lịch và và các vấn đề liên quan để sẵn sàng trước bất cứ nhu cầu tìm
hiểu nào của khách.
- Thuyết minh viên du lịch với vai trò là cầu nối văn hoá
“Người phá vỡ các rào cản văn hoá là người có thể giao tiếp hoàn hảo với
một nền văn hoá khác để chuyển tải kiến thức, kinh nghiệm của nền văn hoá mà
mình đại diện tới nền văn hoá kia”. [26]
14
Là người trực tiếp với khách tham quan, du lịch đến từ các khu vực văn hoá
khác nhau, hơn ai hết, Thuyết minh viên du lịch chính là người giúp khách tiếp cận,
hiểu và tôn trọng các giá trị văn hoá bản địa nên thuyết minh am hiểu và luôn ý thức
sự khác biệt về giá trị, chuẩn mực…trong mỗi nền văn hoá để có cách hành xử tối
ưu, tránh các xung đột về văn hoá giữa khách với cộng đồng địa phương. Với vai
trò này, Thuyết minh viên du lịch đồng thời cũng là người chỉ dẫn cho khách tham
quan du lịch về những chuẩn hành vi, những điều được và không được phép (cấm
kỵ) tại điểm du lịch và tại địa phương để định hướng chuẩn mực hành xử cho
khách, ngăn ngừa những tình huống ngoài mong muốn do thiếu thông tin, hiểu biết
về giá trị của nền văn hoá sở tại.
Ngoài những vai trò chính mà người làm công tác Thuyết minh viên du lịch
phải đảm nhiệm ở trên, tuỳ vào từng tình huống cụ thể tại điểm du lịch mà Thuyết
minh viên du lịch còn có thể đóng nhiều vai trò khác nhau như: vai trò hoạt náo, vai
trò phiên dịch, vai trò dẫn đường…tại điểm du lịch. Để thoả mãn nhu cầu vốn rất đa
dạng của khách tham quan du lịch, để thực hiện tốt tất cả những vai trờ ở trên,
người làm công tác thuyết minh tại điểm du lịch cần phải đảm bảo những yêu cầu
nhất định về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và thái độ.
1.1.4. Một số yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và thái độ đối với Thuyết
minh viên du lịch
1.1.4.1. Yêu cầu về kiến thức
- Kiến thức tổng hợp
Mặc dù là làm việc tại một điểm du lịch và lượng kiến thức tổng hợp về văn
hoá, lịch sử, địa lý, kinh tế…đòi hỏi ở Thuyết minh viên du lịch không rộng như các
hướng dẫn viên suốt tuyến, nhưng Thuyết minh viên du lịch nhất thiết phải được
trang bị cơ bản khối kiến thức tổng hợp này để sẵn sàng trước những vấn đề mà
khách đặt ra. Đặc biệt, Thuyết minh viên du lịch phải có kiến thức chung về địa
phương nơi mà điểm du lịch hiện diện.
- Kiến thức về điểm du lịch
Thuyết minh viên du lịch phải am hiểu tường tận về điểm du lịch mà mình
phụ trách. Trong đó, kiến thức về lịch sử hình thành và phát triển điểm du lịch, giá
15
trị cốt lõi, giá trị bổ sung, đặc điểm đặc trưng cũng nội dung cụ thể của các đối
tượng tham quan trong điểm du lịch đều phải được Thuyết minh viên du lịch nắm
đầy đủ và chính xác để chuyển tải cho khách.
- Kiến thức về tâm lý khách
Để đáp ứng tốt nhu cầu của khách tham quan, du lịch vốn rất đa dạng,
Thuyết minh viên du lịch phải có kiến thức về các đặc điểm tâm lý cơ bản của
khách đến từ các vùng văn hoá khác nhau. Hiểu được tâm lý khách là hiểu được
động cơ, sự hiểu biết, quan điểm, niềm tin, thái độ và mong muốn của họ. Cùng với
việc ý thức được sự khác biệt giữa các nền văn hoá, nắm bắt được tâm lý khách
tham quan du lịch sẽ là cơ sở vững chắc để thuyết minh có cách hành xử và phục vụ
tối ưu.
1.1.4.2. Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp và thực hành tiếng
Kỹ năng giao tiếp là nhóm kỹ năng đặc biệt quan trọng đối với người làm
công tác thuyết minh. Thuyết minh viên du lịch phải có khả năng sử dụng nhuần
nhuyễn và kết hợp các kỹ thuật giao tiếp bằng lời và giao tiếp không bằng lời (phi
ngôn từ) khi thực hiện nhiệm vụ thuyết minh cho đoàn khách. Trong đó các kỹ thuật
cơ bản phải được rèn luyện và gọt dũa hàng ngày để trở thành kỹ năng như: kỹ thuật
phát âm chuẩn xác; kỹ thuật điều chỉnh tốc độ nói; kỹ thuật điều chỉnh giọng nói
theo nội dung thuyết minh; kỹ thuật trả lời câu hỏi; kỹ thuật điều chỉnh không gian
giao tiếp; kỹ thuật sử dụng điệu bộ, ánh mắt, nét mặt minh hoạ nội dung thuyết
minh…Đồng thời, để giao tiếp một cách có hiệu quả, Thuyết minh viên du lịch cần
có khả năng sử dụng thành thạo và làm chủ được ngôn ngữ giao tiếp với đoàn
khách. Giao tiếp mang tính văn hoá rõ rệt bởi giao tiếp rất khác nhau trong các nền
văn hoá. Vì lý do này mà người làm công tác thuyết minh không chỉ làm chủ ngôn
ngữ giao tiếp mà còn phải hiểu rõ các giá trị văn hoá song hành của cộng đồng sử
dụng ngôn ngữ đó để thực hiện hoàn hảo các kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng viết bài thuyết minh
Việc chuẩn bị bài thuyết minh nói riêng và các thông tin liên quan nói chung
là nhiệm vụ bắt buộc của các Thuyết minh viên du lịch. Tuỳ thuộc vào đặc thù của
16
điểm du lịch và nhu cầu của khách mà nội dung thông tin trong bài thuyết minh có
thể về lịch sử, lễ hội, tôn giáo, tập quán, nghệ thuật truyền thống, kiến trúc mỹ
thuật, di tích, làng nghề, các sản phẩm độc đáo, cổ truyền cũng như nhiều nội dung
khác. Vấn đề đặt ra là Thuyết minh viên du lịch phải có khả năng tổng hợp và hệ
thống các nội dung, sắp xếp thông tin theo một trình tự logic, có thể đi từ những vấn
đề khái quát đến cụ thể hoặc theo trật tự thời gian và bố cục trưng bày trong điểm
du lịch. Thông tin cung cấp trong bài thuyết minh phải đảm bảo tính chính xác,
chọn lọc, đầy đủ và cập nhật.
- Kỹ năng quản lý đoàn
Thuyết minh viên du lịch có trách nhiệm đi cùng, hướng dẫn đoàn khách
tham quan trong phạm vi điểm du lịch mà họ phụ trách. Do đó, song song với việc
thuyết minh, người làm công tác thuyết minh còn phải quản lý đoàn khách tham
quan du lịch trong suốt lộ trình tham quan điểm du lịch. Để thực hiện tốt nhiệm vụ
này, đảm bảo sự công bằng và hài lòng cho tất cả các thành viên trong đoàn khách,
Thuyết minh viên du lịch phải áp dụng được các kỹ thuật quản lý đoàn và sử dụng
nhuần nhuyễn các kỹ thuật này để biến thành kỹ năng của bản thân. Kỹ thuật quản
lý đoàn mà Thuyết minh viên du lịch cần nắm vững để vận dụng bao gồm: kỹ thuật
chọn vị trí thuyết minh; kỹ thuật hoán đổi vị trí khách tham quan; kỹ thuật quan sát
và đếm khách; kỹ thuật di chuyển đoàn khách; kỹ thuật tập chung đoàn khách; kỹ
thuật điều chỉnh hành vi đoàn khách.
- Kỹ năng quản lý thời gian
Tuỳ theo nhu cầu mà khách tham quan, du lịch có thể tham quan điểm du
lịch trong những khoảng thời gian khác nhau. Vì vậy, Thuyết minh viên du lịch phải
linh hoạt điều chỉnh thời gian thuyết minh theo khoảng thời gian khách yêu cầu.
Theo đó, nội dung bài thuyết minh và thời gian dành cho các đối tượng tham quan
sẽ được rút ngắn hay kéo dài, nhưng vẫn phải đảm bảo tính hệ thống và chuyển tải
được giá trị đặc thù của điểm du lịch.
- Kỹ năng vận hành các thiết bị tại chỗ
Tuỳ thuộc vào tính chất của điểm du lịch mà các thiết bị khác nhau có thể
được sử dụng để hỗ trợ Thuyết minh viên du lịch làm tốt hơn công việc của họ cũng
17
như làm tăng giá trị của điểm du lịch. Thuyết minh viên du lịch phải có khả năng sử
dụng thành thạo các phương tiện nghe nhìn như: Video, máy chiếu, hệ thống
khuyếch đại âm thanh cũng như các thiết bị hỗ trợ khác như bút chỉ, cây chỉ…để
phục vụ công tác thuyết minh, đảm bảo tính sinh động và hiệu quả. Mặc dù không
phải là điều kiện bắt buộc, nhưng các Thuyết minh viên du lịch nên biết cách sử
dụng các loại máy chụp ảnh, máy quay phim để có thể giúp khách khi cần thiết.
- Một số kỹ năng đặc biệt khác
Cũng với các kỹ năng cơ bản nêu trên – là những kỹ năng bắt buộc đối với
tất cả các đối tượng Thuyết minh viên du lịch, tuỳ thuộc vào đặc điểm đặc thù của
điểm du lịch mà Thuyết minh viên du lịch cần phải được trang bị một số kỹ năng
đặc biệt khác như: leo núi, cưỡi ngựa, chèo thuyền, cứu nạn, tổ chức các sinh hoạt
thường nhật cho đoàn khách trong điều kiện hoang dã…để đap ứng những nhu cầu
đa dạng của khách tham quan, du lịch.
1.1.4.3. Yêu cầu về phẩm chất và thái độ
Đại diện cho cộng đồng địa phương, cho tổ chức quản lý điểm du lịch,
Thuyết minh viên du lịch phải biết thể hiện tin thần tự hào dân tộc, đề cao cảnh giác
trong quá trình thuyết minh, hướng dẫn khách tham quan, du lịch. Để thực hiện tốt
nhiệm vụ thuyết minh, được khách tôn trọng, Thuyết minh viên du lịch cần phải hội
tụ những phẩm chất chính trị cơ bản: Trung thành với tổ quốc; nghiêm chỉnh chấp
hành đường lối chính sách và pháp luật của nhà nước; có ý thức bảo vệ an ninh
quốc gia và trật tự an toàn xã hội; có ý thức bảo vệ văn hoá, thuần phong mỹ tục của
dân tộc; có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của cộng
đồng. Ngoài ra, để góp phần vào sự phát triển chung của đất nước, của cơ quan
quản lý điểm du lịch, của chính bản thân và mang lại sự hài lòng cho khách, Thuyết
minh viên du lịch cần phải ý thức sâu sắc về đạo đức nghề nghiệp, thể hiện tinh thần
trách nhiệm với cộng đồng địa phương, với công ty chủ quản, với khách tham quan
du lịch và với chính bản thân.
Thái độ là yếu tố không dễ nắm bắt, nhưng có thể cảm nhận được và thái dộ
đối với công việc của Thuyết minh viên du lịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải
nghiệm của khách cũng như kinh nghiệm của họ ở điểm du lịch. Do đó, người làm
18
công tác thuyết minh nên có một thái độ tích cực trong khi tác nghiệp, đó là tinh
thần sẵn sàng phục vụ, lòng nhiệt tình và sự quan tâm đến tâm trạng của du khách.
Thuyết minh viên du lịch cũng phải thể hiện được thái độ trân trọng các giá trị văn
hoá, lịch sử…của dân tộc, địa phương để khơi dậy tình cảm tích cực của khách
tham quan du lịch với các di sản của dân tộc.
Trong những trường hợp đặc biệt, khi đối mặt với những tình huống khó
khăn, Thuyết minh viên du lịch phải thể hiện được thái độ bình tĩnh, hoà nhã, biết
chế ngự cảm xúc của bản thân để xử lý kịp thời và chính xác, đảm bảo sự hài lòng,
công bằng cho tất cả các đối tượng liên quan.
1.1.5. Kinh nghiệm sử dụng Thuyết minh viên du lịch của một số quốc gia và địa
phương.
Qua nghiên cứu về kinh nghiệm sử dụng Thuyết minh viên du lịch tại các
điểm du lịch được tiến hành tại các quốc gia Anh, Canada, Đức, Mỹ, Tây Ban Nha,
Hy Lạp Trong đề tài khoa học “Thực trạng và một số giải pháp phát triển đội ngũ
Thuyết minh viên du lịch Việt Nam
1.1.5.1. Những đặc điểm chung về thực tế sử dụng Thuyết minh viên du lịch
- Tên gọi
Tại các quốc gia trên Thuyết minh viên du lịch được gọi dưới nhiều tên khác
nhau và phục vụ tại các khu vực đặc thù khác nhau:
Về mặt tên gọi, các Thuyết minh viên du lịch có thể được gọi là:
Giáo dục viên môi trường (Environmental Educator)
Hướng dẫn viên cho tour câu cá và săn bắn (Hunting and Fishing Guide)
Hướng dẫn viên lịch sử ( Historical Guide)
Thông dịch về lịch sử ( Historical Interpreter)
Hướng dẫn viên cho tour leo núi (Mountain Guide)
Giáo dục viên tại bảo tàng (Museum Educator)
Hướng dẫn viên tại bảo tàng (Museum Guide)
Hướng dẫn viên tại vườn quốc gia ( National Park tour Guide)
Hướng dẫn viên cho tour chèo thuyền (River Rafting Guide)