Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy môn Địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 15 trang )

Ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy môn Địa lý
Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo (Địa lý 8)
Lê Thanh Hoài - Trường THCS Thành Mỹ - Nghi Xuân - Hà Tĩnh Trang 1
Ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy môn Địa lý
Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo (Địa lý 8)
MỤC LỤC
Mục Trang
Lời nói đầu 3
Các cụm từ, từ và tiếng nước ngoài sử dụng. 4
A. Đặt vấn đề 5
Lý do chọn đề tài 5
1. Cơ sở lý luận 5
2. Cơ sở thực tiễn 5
B. Giải quyết vấn đề 6
I. Một số kiến thức liên quan 6
1. Nội dung của việc giảng bài bằng giáo án điện tử. 6
2. Tài liệu tham khảo 7
3. Thuận lợi khó khăn 7
II. Ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy môn Địa lý - bài 14: Đông
Nam Á - Đất liền và hải đảo (Địa lý 8)
8
III. Kết quả và bài học rút ra 14
Lê Thanh Hoài - Trường THCS Thành Mỹ - Nghi Xuân - Hà Tĩnh Trang 2
Ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy môn Địa lý
Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo (Địa lý 8)
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày 7/9/2007 Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành văn bản hướng dẫn
năm học mới về Công nghệ thông tin. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho
việc tổ chức, triển khai thực hiện ướng dụng Công nghệ thông tin vào công
tác giảng dạy trong các nhà trường nói chúng và của mỗi giáo viên nói riếng.
Địa lý là môn học mà đối tượng nghiên cứu là lớp vỏ Trái đất và Vũ trụ


– nơi sinh sống và phá triển của xã hội loài người cũng như vạn vật. Vì vậy hệ
thống kiến thức được chuyển tải trong bộ môn tới các em học sinh là đa dạng
và phong phú, có tính chất giải thích, phân tích, mô phỏng,…. các hiện tượng,
sự vật trong vũ trụ. Từ đó có thể thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
việc soạn và giảng dạy cho bộ môn này là một một vấn đề cấp thiết, đáp ứng
được mục tiêu phát triển của xã hội đồng thời đem lại hiệu quả chất lượng cao
trong quá trình dạy học của bộ môn.
Là một một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa lý, Tôi đã nghiên
cứu, học hỏi và từng bước áp dụng Công nghệ thông tin vào việc soạn và
giảng. Qua thời gian áp dụng đã đem lại những hiệu quả chất lưọng cao trong
quá trình giảng dạy của bản thân và học tập của giáo viên. Sau đây, Tôi xin
được đưa ra kinh nghiệm nhỏ của bản thân được rút ra trong thời gian thực
hiện vừa qua. Đồng thời bản thân cũng rất mong muốn nhân được sự đóng
góp ý kiến của các đồng chí, bạn bè và đồng nghiệp giúp cho bản thân Tôi
được hoàn thiện tốt hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn.


Lê Thanh Hoài - Trường THCS Thành Mỹ - Nghi Xuân - Hà Tĩnh Trang 3
Ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy môn Địa lý
Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo (Địa lý 8)
CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT VÀ NGOẠi NGỮ CÓ SỬ DỤNG
TRONG ĐỀ TÀI
Từ, cụm từ Nghĩa
CNTT Công nghệ thông tin
VIOLET Phần mềm soạn giáo án VIOLET
MS PowerPoint Phần mềm trình diễn PowerPoint
MS Office Phần mềm Văn phòng
Microsoft Tên hãng phần mềm
Windows Movie Maker Phần mềm tạo hình ảnh, phim.

Projector Máy chiếu đa năng.
Internet Mạng thông tin toàn cầu
Slide Màn trình diễn trong PowerPoint
Lê Thanh Hoài - Trường THCS Thành Mỹ - Nghi Xuân - Hà Tĩnh Trang 4
Ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy môn Địa lý
Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo (Địa lý 8)
A - ĐẶT VẤN ĐỀ
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
- Ngày 7/9/2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản Hướng
dẫn năm học mới về Công nghệ thông tin.
- Thực hiện yêu cầu đổi mới về phương pháp giảng dạy, nhằm mục
đích nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông nói chung và
trường Trung học cơ sở nói riêng của Ngành.
- Trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, thì sự khai thác triệt để
sử dụng các thiết bị dạy học trong nhà trường là điều vô cùng cần thiết, giúp
cho giáo viên thực sự là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động học
tập. Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự quan sát; hoạt
động bằng tư duy; bằng thao tác dưới hình thức cá nhân hoặc nhóm nhỏ để tự
tìm ra kiến thức mình cần tiếp thu trong tiết học.
- Bên cạnh việc sử dụng các thiết bị dạy học, việc khai thác và ứng
dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong dạy và học lại càng cần thiết hơn
vì nó giúp cho giáo viên tiến gần tới phương pháp dạy học tiên tiến trên thế
giới, giúp cho học sinh được rèn luyện, phát triển tư duy ngay từ từng tiết học
và tương lai được rèn luyện thành con người năng động; sáng tạo, phát triển
toàn diện và đáp ứng được yêu cầu ngày càng phát triển của xã hội.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Với trăn trở suy nghĩ làm thế nào để đưa lí luận vào thực tiễn, bản thân
là một giáo viên giảng dạy môn Địa lý bậc Trung học cơ sở, đã thực hiện
giảng dạy chương trình thay sách giáo khoa mới hiện hành từ khối 6 đến khối

9. Mặt khác, bản thân đã nghiên cứu tài liệu và được tiếp xúc một số cuộc hội
thảo nghiên cứu đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục
của một số giáo sư, tiến sỹ tổ chức tại các trường Đại học. Vì vậy tôi có điều
kiện nghiên cứu áp dụng CNTT vào việc dạy học của bản thân bằng việc soạn
Lê Thanh Hoài - Trường THCS Thành Mỹ - Nghi Xuân - Hà Tĩnh Trang 5
Ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy môn Địa lý
Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo (Địa lý 8)
giáo án điện tử và giảng dạy bằng giáo án điện tử trong một số các giờ dạy
của mình.
Để giảng dạy bằng giáo án điện tử hiện nay chúng ta có thể sử dụng các
phần mềm như: VIOLET, phần mềm Văn phòng trình chiếu MS
PowerPoint(có sắn trong bộ MS Office của hãng Microsoft), … Tuy nhiên
trong điều kiện giới hạn của Sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin giới thiệu việc
Ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy môn Địa lý - bài 14: Đông Nam Á -
Đất liền và hải đảo (Địa lý 8) bằng phần mềm MS PowerPoint.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. MỘT SỐ KIẾN THỨC LIÊN QUAN
1. NỘI DUNG CỦA VIỆC GIẢNG BÀI THEO GIÁO ÁN ĐIỆN
TỬ
a. Soạn bài trên máy vi tính.
b. Khi dạy dùng máy chiếu Projector: Giúp học sinh thấy được sự phát
triển lôgic của từng đơn vị kiến thức cần tiếp thu, do đó học sinh hiểu bài sâu
hơn, có kỹ năng và được rèn luyện nhiều về kỹ năng thực hành. Học sinh say
mê, hứng thú hơn với giờ học, Lượng kiến thức được học sinh tiếp thu một
cách tự nhiên nhẹ nhàng và dễ nhàng hơn. Học sinh hiểu và nhớ kiến thức
ngay trên lớp.
c. Sử dụng phần mềm MS PowerPoint: đây là một phần mềm dùng
soạn giảng giáo án điện tử rất tiện lợi. Sử dụng phần mềm này có rất nhiều
thuận lợi đối với giáo viên và học sinh:
- Đối với g iáo viên: Dễ dàng cung cấp kiến thức theo ý bài soạn của

mình, chủ động làm chủ kiến thức, có thể tạo hiệu ứng giúp học sinh nhận
biết rõ phần kiến thức cần đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, giáo viên còn có
thể tạo ra các hiệu ứng giúp thu hút được sự chú ý và say mê học tập của học
sinh.
- Đối với học sinh : Học sinh có thể vừa phát biểu vừa được trực tiếp
quan sát hình ảnh minh hoạ trên màn hình với các màu sắc phong phú, đẹp,
Lê Thanh Hoài - Trường THCS Thành Mỹ - Nghi Xuân - Hà Tĩnh Trang 6
Ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy môn Địa lý
Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo (Địa lý 8)
nhờ đó học sinh sẽ nắm chắc kiến thức và say mê học tập hơn. Học sinh sẽ
nhớ kiến thức lâu hơn.
d. Sử dụng trương trình cắt phim của Windows Movie Maker: Với
chương trình này giúp người giáo viên tạo ra các đoạn phim ngắn phù hợp với
nội dung bài dạy của mình để đưa vào tiết dạy, làm cho tiết dạy thêm phong
phú bởi các hình ảnh động. Qua đó, giúp cho học sinh tăng thêm sự hiểu biết
của bản thân về kiến thức của bài học qua đoạn phim của bài dạy.
e. Sử dụng Internet: Giáo viên sử dụng mạng để tải các đoạn phim có
trên mạng nhằm phục vụ tiết dạy.
2. TÀI LIỆU THAM KHẢO
a. Sách giáo khoa Địa Lý lớp 8.
b. Sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng Địa Lý lớp 8.
c. Các băng hình, hình ảnh có liên quan đến bài dạy.
d. Sách tham khảo
3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
a. Thuận lợi:
- Tôi đã được tham khảo một số bài soạn bằng giáo án điện tử của các
giáo viên. Bên cạnh đó, tôi cũng rất may mắn được sự đồng tình và giúp đỡ,
động viên hết sức nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường và của bạn bè
đồng nghiệp.
- Giờ dạy sử dụng giáo án điện tử thực sự mang lại hiệu quả cao trong

việc truyền đạt kiến thức cho học sinh vì: Học sinh có hứng thú và tiếp thu bài
rất nhanh.
b. Khó khăn:
- Trường không có máy chiếu Projector, nên khi dạy tôi phải đi mượn.
- Phần mền MS PowerPoint bản thân tôi phải tự tìm tòi, học hỏi qua tài
liệu, qua bạn bè và trên mang INTERNET.
- Việc tìm kiếm các đoạn phim phục vụ bài dạy cũng rất khó khăn vì
không có bán trên thị trường.
Lê Thanh Hoài - Trường THCS Thành Mỹ - Nghi Xuân - Hà Tĩnh Trang 7
Ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy môn Địa lý
Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo (Địa lý 8)
II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC GIẢNG
DẠY MÔN ĐỊA LÝ – BÀI 14: ĐÔNG NAM Á - ĐẤT LIỀN VÀ HẢi
ĐẢO (ĐỊA LÝ 8)
1. Slide 1: Giới thiệu tên bài học.
2. Slide 2: Hoạt động trên lớp:
- Kiểm tra bài cũ.
- Vào bài mới.
Lê Thanh Hoài - Trường THCS Thành Mỹ - Nghi Xuân - Hà Tĩnh Trang 8
Ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy môn Địa lý
Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo (Địa lý 8)
3. Slide 3: Hoạt động 1 - Vị trí và giới hạn
4. Slide 4: Hoạt động 1 - Vị trí và giới hạn
5. Slide 5: Hoạt động 1 - đọc tên 2 Đại dương bao quanh khu vực
Đông Nam Á
Lê Thanh Hoài - Trường THCS Thành Mỹ - Nghi Xuân - Hà Tĩnh Trang 9
Ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy môn Địa lý
Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo (Địa lý 8)
6. Slide 6: Hoạt động 1 – Xác định các đảo lớn và ý nghĩa của vị trí.
7. Slide 7: Hoạt động nhóm 2.1

Lê Thanh Hoài - Trường THCS Thành Mỹ - Nghi Xuân - Hà Tĩnh Trang 10
Ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy môn Địa lý
Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo (Địa lý 8)
8. Slide 8: Hoạt động nhóm 2.1.
9. Slide 9: Hoạt động nhóm 2.2.
Lê Thanh Hoài - Trường THCS Thành Mỹ - Nghi Xuân - Hà Tĩnh Trang 11
Ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy môn Địa lý
Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo (Địa lý 8)
10. Slide 10: Hoạt động nhóm 2.2.
11. Slide 11: Củng cố kiến thức 1.
Lê Thanh Hoài - Trường THCS Thành Mỹ - Nghi Xuân - Hà Tĩnh Trang 12
Ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy môn Địa lý
Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo (Địa lý 8)
12. Slide 12: Củng cố kiến thức 2.
13. Slide 13: Củng cố kiến thức 3.
Lê Thanh Hoài - Trường THCS Thành Mỹ - Nghi Xuân - Hà Tĩnh Trang 13
Ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy môn Địa lý
Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo (Địa lý 8)
14. Slide 14: Hướng dẫn về nhà.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC RÚT RA
Giờ dạy sử dụng phương tiện dạy học hiện đại trong giảng dạy, thực sự
giúp cho học sinh hứng thú trong học tập. Giúp học sinh hiểu bài sâu sắc hơn
và phát triển tư duy, rèn kỹ năng thực hành.
Bản thân tôi nhân thấy việc tự học, tự nghiên cứu để không ngừng trau
dồi về kiến thức, về phương pháp giảng dạy, về khả năng áp dụng các phương
tiện hiện đại trong giảng dạy là việc làm vô cùng cần thiết, giúp học sinh hiểu
bài sâu sắc và học sinh hứng thú, thích học, ham học và muốn học. Có như
vậy mới đáp ứng được lòng tin yêu của học sinh và yêu cầu của xã hội.
Bên cạnh việc tự học, tự nghiên cức để nâng cao hiểu biết cho bản thân
thì việc học hỏi thêm qua việc dự giờ đồng nghiệp, qua việc lắng nghe ý kiến

rút kinh nghiệm của đồng nghiệp và Ban giám hiệu trong từng giờ dạy cũng là
bài học vô giá đối với bản thân tôi.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong sự say mê
tìm kiếm, áp dụng phương tiện dạy học hiện đại vào giảng dạy, mặc dù bản
Lê Thanh Hoài - Trường THCS Thành Mỹ - Nghi Xuân - Hà Tĩnh Trang 14
Ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy môn Địa lý
Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo (Địa lý 8)
thân tôi đã cố gắng để thực hiện tôt, tuy nhiên vãn còn một số tồn tại khách
quan trong quá trình thực hiện, vì thế không tránh khỏi những thiếu sót. Bản
thân tôi rất mong được sự giúp đỡ của các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà
trường và bạn bè đồng nghiệp để giúp tôi tiến bộ hơn .
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Lê Thanh Hoài - Trường THCS Thành Mỹ - Nghi Xuân - Hà Tĩnh Trang 15

×