Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Nghiên cứu về môi trường văn hoá Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.67 KB, 29 trang )

Giao Tiếp Trong Kinh Doanh GVHD : Ths: Nguyễn Thị Mỹ Phượng
PHẦN MỞ ĐẦU
Quốc gia có số dân đông nhất thế giới và nước có diện tích thứ 3 thế giới với số
dân đông nhất thế giới,Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ngày nay nổi lên như một
cường quốc kinh tế thế giới. Nhưng Trung Quốc cũng được biết đến như một quốc gia
của những nghi thức và lễ giáo với việc coi trọng các giá trị dân tộc về lễ hội, văn hóa,
ẩm thực và các giá trị truyền thống tôn giáo ,là một cái nôi văn hóa của nhân loại.
Những cá tính đặc trưng riêng biệt của người Trung Hoa được hình thành trên một ý
thức đầy tự hào về lịch sử và văn hóa lâu đời của họ.
Trong thời buổi kinh tế thị trường ngày nay, nói đến một nền kinh tế vượt qua
thời kỳ khủng hoảng một cách nhanh chóng, phát triển vượt bậc và nền kinh tế được xếp
vào hàng thứ hai thế giới, vượt qua cả nền kinh tế của Nhật Bản thì hầu hết chúng ta
không ai không nghĩ ngay đến.
Trung Quốc – một đất nước và vùng lãnh thổ rộng lớn. Ngày nay Trung Quốc
đang tiến những bước dài, đồng thời cũng để lộ ra không ít vấn đề. Tất cả mọi vấn đề
đều hướng về văn hoá, song tất cả mọi vấn đề về văn hoá đều hướng vào tôn giáo.Tôn
giáo quyết định văn hoá mà văn hoá thì quyết định tính cách dân tộc, tính cách dân tộc
lại quyết định số phận dân tộc.
Bởi thế, tìm hiểu và am hiểu văn hóa Trung Quốc cũng là am hiểu giá trị con
người Trung Quốc, tạo lợi thế cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận, thâm nhập
và hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu của người dân Trung Hoa, đồng thời tạo cơ hội hợp tác kinh
doanh với họ ngày càng hiệu quả hơn, tạo mối quan hệ giao lưu hợp tác trong hòa bình
và hữu nghị.
Chính vì thế sự hiểu biết cơ bản về văn hóa, giá trị đạo đức kinh doanh của người
Trung Quốc là hết sức cần thiết đối với mọi tổ chức muốn tham gia làm ăn trong tiến
trình phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trung quốc ngày nay. Đó cũng là lý do mà
nhóm chúng em đã chọn đề tài nghiên cứu về môi trường văn hoá Trung Quốc .
SVTH: Nhóm 2
Trang 1
Giao Tiếp Trong Kinh Doanh GVHD : Ths: Nguyễn Thị Mỹ Phượng
PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC
1.1 Địa lý
- Tên nước: nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ( The People's Republic of China)
- Ngày quốc khánh: 01-10-1949
- Thủ đô: Bắc Kinh
- Vị trí địa lý : Trung Quốc nằm ở phần nửa phía bắc của Đông bán cầu, phía đông nam
của đại lục Á - Âu, phía đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương; có biên
giới chung với Nga, Mông Cổ (phía bắc), với Kazakstan, Kirghistan, Taghikistan (phía
tây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nê Pan, Bu Tan (phía tây nam), với Myanma,
Lào, Việt Nam (phía nam), với Triều Tiên (phía đông).
- Diện tích : 9,6 triệu km
2
- Khí hậu : Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô. Nhiệt
độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,7 0 C, tháng 7 là 26 0 C. Ba khu vực được coi là
nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh.
- Địa hình: Trung Quốc là một đất nước có nhiều núi, diện tích vùng núi chiếm khoảng
2/3 tổng diện tích cả nước. Vùng núi bao gồm nương rẫy, đồi núi và cao nguyên. Trong
các loại địa hình trong toàn quốc, nương rẫy
chiếm khoảng 33%, cao nguyên chiếm khoảng
26%, vùng lòng chảo chiếm khoảng 19%, đồng
bằng chiếm khoảng 12% và đồi núi chiếm
khoảng 10%.
- Dân số : hơn 1,3 tỷ người (tính đến 1/2006).
Cấu trúc độ tuổi theo dân số: 0-14 tuổi: 20.4%
15-64 tuổi: 71.7% Từ 65 tuổi trở lên: 7.9%
SVTH: Nhóm 2
Trang 2
Giao Tiếp Trong Kinh Doanh GVHD : Ths: Nguyễn Thị Mỹ Phượng
- Dân Tộc : Trung Quốc là một quốc gia có nhiều dân tộc. Dân tộc Hán là chủ yếu,

ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người (chiếm 6% dân số cả nước và phân bổ trên 50-60%
diện tích toàn quốc).
- Tôn giáo: Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên chúa giáo.
- Ngôn ngữ : Tiếng Hán là tiếng phổ thông, lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn.
1.2 Chính trị:
- Hành chính : 31 tỉnh, thành phố gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực
thuộc trung ương. 4 cấp hành chính gồm tỉnh, địa khu, huyện, xã.
- Thể chế nhà nước : Theo hiến pháp Trung Quốc, nước CHND Trung Hoa là
một nước Xã hội chủ nghĩa của nền chuyên chính nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh
đạo, lấy liên minh công nông làm nền tảng. Chế độ Xã hội chủ nghĩa là chế độ cơ bản
của Trung Quốc. Chuyên chính nhân dân là thể chế của nhà nước. Cơ cấu Nhà nước bao
gồm Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc Hội), Chủ tịch nước, Quốc Vụ viện,
Hội nghị Chính trị Hiệp thương toàn quốc (gọi tắt là Chính Hiệp, tương tự Mặt trận tổ
quốc của ta), Uỷ ban Quân sự Trung ương, Đại hội Đại biểu Nhân dân và Chính phủ các
cấp ở địa phương, Toà án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân.
- Đảng cầm quyền: Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập ngày 1-7-1921, hiện có
70,8 triệu Đảng viên. Bộ Chính trị có 25 người, trong đó có 9 Uỷ viên thường vụ Bộ
Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng có 8 người.
Ngoài Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn có 8 Đảng phái khác, đều thừa nhận sự
lãnh đạo của ĐCS trong khuôn khổ "hợp tác đa Đảng dưới sự lãnh đạo của ĐCS", bao
gồm: Hội Cách mạng dân chủ, Liên minh dân chủ, Hội Kiến quốc dân chủ, Hội Xúc tiến
dân chủ, Đảng Dân chủ nông công, Đảng Chí công, Cửu tam học xã và Đồng minh tự trị
dân chủ Đài Loan.
- Lãnh đạo chủ chốt :
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch
nước CHND Trung Hoa, Chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương ĐCS Trung Quốc, Chủ
tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương Nhà nước Trung Quốc: Hồ Cẩm Đào
Thủ ướng Quốc Vụ viện CHND Trung Hoa: Ôn Gia Bảo Chủ tịch Quốc Hội (Uỷ
viên trưởng Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc nước CHND Trung
SVTH: Nhóm 2

Trang 3
Hình 1.1: Bảng đồ đất nước Trung Quốc
Giao Tiếp Trong Kinh Doanh GVHD : Ths: Nguyễn Thị Mỹ Phượng
Hoa): Ngô Bang Quốc Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân toàn quốc
nước CHND Trung Hoa: Giả Khánh Lâm Bộ trưởng Ngoại giao nước CHND Trung
Hoa: Dương Khiết Trì (từ 5/2007)
3.Kinh tế:
- Đơn vị tiền tệ: Nhân dân tệ (CNY)
- Tỷ lệ tăng trưởng GDP: 8.4%
- GDP theo đầu người: khoảng 6100 (USD)
- GDP theo cấu trúc ngành: Nông nghiệp: 10.6% Công nghiệp: 49.2% Dịch vụ: 40.2%
- Lực lượng lao động: 807.3 (triệu người)
- Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp: Nông nghiệp: 43% Công nghiệp: 25%
Dịch vụ: 32%
- Tỷ lệ thất nghiệp: 4.2%
- Lạm phát: tăng 7.1%(tháng 7/2009)
- Sản phẩm nông nghiệp: Gạo, lúa mỳ, khoai tây, ngũ cốc, lạc, chè, kê, lúa mạch, táo,
bông, hạt có dầu, thịt lợn, cá
- Công nghiệp: Khai thác và chế biến quặng sắt, sắt, thép, nhôm, kim loại khác, than đá,
máy móc xây dựng, dệt và thêu, dầu lửa, xi măng, hóa chất, phân bón, sản phẩm tiêu
dùng (bao gồm các sản phẩm giầy dép, đồ chơi) điện, chế biến thực phẩm, thiết bị vận
chuyển
- Mặt hàng xuất khẩu: Máy móc, sản phẩm điện, thêu, dệt, thép, điện thoại di động
- Đối tác xuất khẩu: Hoa Kỳ, Hong Kong, Nhật, Hàn Quốc, Đức
- Mặt hàng nhập khẩu: Nhiên liệu từ khoáng và dầu, thiết bị y tế và quang học, quặng kim
loại, nhựa, hóa chất hữu cơ
- Đối tác nhập khẩu: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Đức
SVTH: Nhóm 2
Trang 4
Giao Tiếp Trong Kinh Doanh GVHD : Ths: Nguyễn Thị Mỹ Phượng

CHƯƠNG 2
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC
Các giá trị truyền thống của Trung Quốc đa phần bắt nguồn từ các tư tưởng chính
thống của Nho giáo/chủ nghĩa bảo thủ, những tư tưởng này đã từng là nội dung giảng
dạy chính trong trường học và được đưa vào một phần trong các kỳ thi tuyển quan chức
cho chế độ phong kiến. Tuy nhiên, thuật ngữ Nho giáo hơi có vấn đề ở chỗ hệ tư tưởng
đã từng đạt đến đỉnh cao vào thời Trung Quốc phong kiến nhà Thanh, thực ra là kết quả
của nhiều khuynh hướng tư tưởng khác nhau, trong đó có Pháp gia, mà dưới nhiều khía
cạnh bắt nguồn từ tư tưởng chính thống ban đầu của Nho gia;
Thực tế là khi chế độ phong kiến Trung Quốc đạt tới đỉnh cao thì những vấn đề
như ý thức quyền lợi cá nhân, góp ý với chính quyền, và đòi hỏi những thay đổi cho
cuộc sống càng bị những triết gia "chính thống" tìm cách ngăn cản, cho rằng Nho giáo là
đồng nghĩa với sự quy phục và ổn định chính trị. Hiện nay, có những nhà Nho đương
đại lại phản đối kiểu diễn giải đó và cho rằng những lý tưởng dân chủ và quyền con
người hoàn toàn phù hợp với những "giá trị châu Á" Nho giáo cổ truyền.
Những nhà lãnh đạo đã cố gắng thay đổi xã hội Trung Hoa sau khi Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 đều là những người được đào tạo dưới xã
hội cũ cùng với những dấu ấn giá trị của nó. Mặc dù đều là những người có ý thức cách
mạng, họ không có ý định biến đổi hoàn toàn nền văn hóa Trung Hoa.
Là những nhà quản lý thực dụng, lãnh đạo của CHNDTH tìm cách thay đổi một
số khía cạnh truyền thống như vấn đề sở hữu đất canh tác và vấn đề giáo dục, tuy vậy
vẫn giữ những giá trị cũ như cơ cấu gia đình. Thực ra, nhiều người cho rằng thời kỳ
cộng sản sau năm 1949 thực ra chỉ là sự nối tiếp lịch sử Trung Quốc truyền thống, chứ
không phải là những gì thực sự cách mạng–quần chúng vẫn chấp nhận quan điểm phục
tùng giai cấp lãnh đạo như xưa mà không hề phản đối. Chính quyền mới được coi như
nắm giữ Thiên mệnh, giành quyền từ chế độ cũ và thiết lập triều đại mới. Cũng giống
như thời phong kiến, người cai trị (Mao Trạch Đông) được tôn sùng và coi như không
bao giờ mắc lỗi. Do vậy, thay đổi trong xã hội Trung Quốc không phải là toàn diện và
nhất quán theo như phát ngôn chính thức.
SVTH: Nhóm 2

Trang 5
Giao Tiếp Trong Kinh Doanh GVHD : Ths: Nguyễn Thị Mỹ Phượng
Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa do Hồng vệ binh tiến hành, nhiều khía cạnh
của văn hóa truyền thống Trung Quốc như nghệ thuật, văn học, ngôn ngữ, bị chế độ coi
là "tàn dư của chế độ phong kiến", là độc hại và đi lùi so với thời đại nên đã bị xóa bỏ
khá nhiều. CHNDTH đã cải cách nhiều loại hình nghệ thuật, theo kiểu như "biến đổi"
Kinh kịch để phù hợp với các khẩu hiệu tuyên truyền hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Theo thời gian, phần lớn văn hóa truyền thống Trung Quốc được người dân và
chế độ chấp nhận là một phần của của xã hội Trung Quốc; thực tế là chính sách quốc gia
của Trung Quốc thường tán dương đây là những thành tựu quan trọng của nền văn minh
Trung Quốc, và nhấn mạnh chúng là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành một
bản sắc quốc gia Trung Quốc. Trong những năm gần đây, CHND Trung Hoa cũng
thường xuyên củng cố tinh thần quốc gia mà nhiều người cho là chiến thuật để duy trì
sự lãnh đạo hợp pháp của họ.
2.1 Trang phục truyền thống
Áo xường xám - biểu tượng của nét đẹp Trung
Hoa
Chiếc áo xường xám cổ với kiểu cổ cao tròn, ống
tay hẹp, mặt phải áo vê chỉ chặt, 4 mặt vạt áo đều xẻ,
có khuy chặn, thắt đai lưng, bề mặt chất liệu dùng
nhiều loại da. Năm Trung Nguyên 1644 của triều đình
Mãn tộc, do sự cọ xát, giao lưu văn hóa giữa nông
nghiệp cày cấy và tự do săn bắn ban đầu nên áo dài
cũng có 1 chút thay đổi. Cách tân từ cổ tròn thành cổ
cao hơn 1 thước, 4 vạt xẻ tà thành hai mặt xẻ tà hoặc
không xẻ, ống tay hẹp đổi thành tay loe, đầu ống tay
áo thêu thêm hoa ngũ sắc hay chỉ nhiều màu.
Từ những năm đầu thế kỉ XX, do sự kết hợp giữa
chiếc áo triều Mãn với chiếc áo trẻ sơ sinh Tây phương nên
mới có kiểu áo: mặt phải may sát chỉ, cổ dựng, túi tròn, hai

bên vạt áo xẻ, dùng khổ đơn, ôm sát thân, tay áo có thể liền
hoặc rời thân
SVTH: Nhóm 2
Trang 6
Hình 2.1: Áo Xường xám Truyền
thống
Hình 2.2: Áo xường xám
Giao Tiếp Trong Kinh Doanh GVHD : Ths: Nguyễn Thị Mỹ Phượng
Chiếc áo xường xám ngày nay đã thoát ra khỏi bóng dáng của chiếc áo thời Mãn.
Giá trị của chúng không chỉ ở bản thân kiểu dáng trang phục mà còn dung hòa tương trợ
giữa quan điểm mĩ học hiện hành phương Tây, và lối thiết kế dân tộc truyền thống
Trung Hoa. Nó thể hiện sự thống nhất hoàn mĩ giữa tính dân tộc và thế giới. Hơn nữa
còn ý nghĩa nhất định đối với việc khai thác và tìm hiểu văn hoá truyền thống dân tộc cổ
kim này.
2.2 Nghệ thuật kinh kịch
Kinh kịch hay còn gọi là “Kinh hí” phát triển mạnh dưới
thời vua Càn Long đời nhà Thanh. Kinh kịch là một loại hình
nghệ thuật diễn tuồng trên sân khấu xuất hiện từ rất sớm trong
đời sống tinh thần của người Trung Hoa và từ thời nhà Đường
trở về trước thường được gọi là “Hí kịch”.
Trong các tiết mục Kinh kịch thường có các màn biểu
diễn xiếc, múa hát và đặc biệt là có những màn biểu diễn võ thuật cực kỳ công phu.
Ngày nay, tuy giới trẻ Trung Quốc không còn dành nhiều sự quan tâm cho Kinh kịch
nữa tuy nhiên Kinh kịch vẫn còn ảnh hưởng rất nhiều trong đời sống tinh thần của người
Trung Hoa và những buổi biểu diễn văn hóa của Trung Quốc không khi nào thiếu những
tác phẩm Kinh kịch.
2.3 Văn hóa ẩm thực Trung Hoa
Văn hóa ẩm thực Trung Hoa đặc sắc và độc đáo bởi sự toàn vẹn trong suy nghĩ,
sự kết hợp tinh tế giữa hương, sắc, vị và cả trong cách bày biện.
Trung Hoa cũng như đa phần các nước phương Đông khác, là một đất nước thiên

về nông nghiệp nên hai thành phần chính trong ẩm thực Trung Hoa là "Chủ thực" (gạo,
mì hay màn thầu) và "Cải thực" ( là các món cung cấp các chất dinh dưỡng khác như
rau, thịt, cá, hoặc những món bổ sung).
Người Trung Quốc rất coi trọng sự toàn vẹn,
nên ngay cả trong các món ăn cũng phải thể hiện
sự đầy đủ, nếu thiếu sẽ là điều chẳng lành, vì sự
SVTH: Nhóm 2
Trang 7
Hình 2.3: Dụng cụ
nghệ thuật kinh kịch
Hình 2.4 : Ẩm thực Trung Quốc
Giao Tiếp Trong Kinh Doanh GVHD : Ths: Nguyễn Thị Mỹ Phượng
việc không được “đầu xuôi đuôi lọt”. Các món ăn từ cá thường được chế biến nguyên
con, gà được chặt miếng rồi xếp đầy đủ lên đĩa…
Sự tinh tế trong các món ăn chính là sự hội tụ đầy đủ từ hương, sắc, vị đến cách
bày biện, trang trí. Món ăn ngon phải đảm bảo có màu sắc đẹp mắt, có hương thơm
ngào ngạt làm say lòng thực khách, có vị ngon của đồ ăn được chế biến từ nguyên liệu
tươi, và cách trình bày thật thu hút và ấn tượng. Các món ăn không chỉ ngon, đẹp mắt
mà còn bổ dưỡng bởi sự kết hợp tài tình giữa các thực phẩm và các vị thuốc như hải
sâm, thuốc bắc…
Có đến mười mấy cách chế biến như hâm, nấu, ninh, xào, hấp, rang, luộc, om,
nhúng,...mỗi một cách chế biến đem lại những dư vị và cảm nhận khác nhau trong lòng
thực khách. Để có được các món ăn hấp dẫn đó không chỉ có khâu chọn thực phẩm,
cách chế biến mà quan trọng hơn nữa chính là việc nắm vững được độ lửa, điều chỉnh
lửa to, nhỏ sao cho phù hợp, và thời gian nấu là dài hay ngắn.
Cũng giống như Việt Nam, người Trung thường dùng đũa để gắp thức ăn. Điều
này thể hiện sự điềm đạm, lịch sự và khoan thai khi ăn. Đối với họ thì dao và dĩa được
xem là vũ khí gây thương tích.
 8 phong cách ẩm thực Trung Hoa
8 phong cách ẩm thực truyền thống của Trung Hoa là: Sơn Đông, Tứ Xuyên,

Giang Tô, Chiết Giang, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ Nam, và An Huy. Người Trung
Quốc đã hình tượng hóa các trường phái ẩm thực của mình một cách nghệ thuật, ví
trường phái ẩm thực Giang Tô và Chiết Giang như một người đẹp phương Nam; ẩm
thực Sơn Đông và An Huy giống một chàng trai khoẻ mạnh, kiệm lời; ẩm thực Quảng
Đông và Phúc Kiến là một thanh niên lãng mạn; ẩm thực Tứ Xuyên và Hồ Nam lại là
nhà bác học, nhà bách khoa thư.
Ẩm thực Sơn Đông: bao gồm hai loại món ăn của
Tế Nam và Dao Đông. Các món ăn mang vị nồng đậm,
nặng mùi hành tỏi, nhất là những món hải sản, có sở
trường làm món canh và nội tạng động vật. Món ăn nổi
tiếng của Sơn Đông là ốc kho, cá chép chua ngọt.
SVTH: Nhóm 2
Trang 8
Hình 2.5:Món ăn Sơn
Đông
Giao Tiếp Trong Kinh Doanh GVHD : Ths: Nguyễn Thị Mỹ Phượng
Ẩm thực Tứ Xuyên: bao gồm hai trường phái Thành Đô và Trùng Khánh. Các
món ăn Tứ Xuyên nhiều mùi vị và có độ nồng đậm, cay. Nổi tiếng với món Vây cá kho
khô, cua xào thơm cay.
Ẩm thực Giang Tô: bao gồm món ăn của Dương Châu, Tô Châu và Nam Kinh.
Giang Tô nổi tiếng về các món hầm, ninh, tần, đặc biệt các món canh bảo đảm nguyên
chất, nguyên vị. Món ăn có tiếng như: món thịt và thịt cua hấp.
Ẩm thực Chiết Giang: Bao gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu
Hưng. Chủ yếu là của Hàng Châu. Món ăn Chiết Giang thường tươi mềm, thanh đạm,
không ngấy. Nổi tiếng với món tôm nõn Long Tỉnh, cá chép Tây Hồ.
Ẩm thực Quảng Đông: hình thành từ 3 truyền thống nấu bếp là Quảng Châu,
Triều Châu, và Đông Giang, phong phú về thành phần, cách chế biến tinh tế và phức
tạp. Quảng Châu nổi tiếng hơn cả về các món chiên, rán, hầm với khẩu vị thơm giòn và
tươi. Nổi tiếng với món Tam xà long hổ phượng, lợn quay.
Ẩm thực Phúc Kiến: gồm các món ăn Phúc Châu, Tuyền Châu và Hạ Môn, chủ

yếu là món Phúc Châu. Các món ăn Phúc Kiến với nguyên liệu chủ yếu là hải sản, chú
trọng vị ngọt, chua, mặn thơm, màu đẹp vị tươi. Nổi tiếng với món Kim phúc thọ, cá
kho khô...
SVTH: Nhóm 2
Hình 2.6: Món ăn Tứ xuyên
Trang 9
Hình 2.7: Món ăn Phúc Kiến Hình 2.8: Món ăn Quảng Đông
Giao Tiếp Trong Kinh Doanh GVHD : Ths: Nguyễn Thị Mỹ Phượng
Ẩm thực An Huy: gồm các món ăn
của miền Nam An Huy, khu vực dọc sông
Trường Giang và Hoài Hà. An Huy có sở
trường về các món ninh, hầm. Người An
Huy đặc biệt chú trọng về mặt dùng lửa,
nổi tiếng với món vịt hồ lô.
2.4 Nét Văn hóa trong rượu của người Trung Quốc
2.4.1 Giới thiệu chung về rượu Trung quốc:
Từ thời thượng cổ, người Trung Hoa đã có nhiều loại rượu nổi tiếng như Thiệu
Hưng Trạng Nguyên Hồng, Thiệu Hưng Nữ Nhi Hồng, Trúc Diệp Thanh, Mai Quế Lộ,
Bách Thảo Mỹ Tửu, Hầu Nhi Tửu, Bồ Đào Tửu, Cao Lương, Ngũ Tiên, Phục Đức Gia
Tửu, Mao Đài, Thấu Bình Hương ..
Rượu Trung Quốc xuất hiện cách nay khoảng 7.000 năm, từ thời Thần Nông, ông
vua huyền sử dạy dân nghề nông và trồng thảo dược, vì việc trồng ngũ cốc dần dần đưa
đến việc nấu rượu. Theo một thuyết khác, kỹ thuật nấu rượu bắt đầu từ đời Hạ (2100
TCN — khoảng 1600 TCN). Các tửu khí (vật dùng đựng và uống rượu) mà các nhà
khảo cổ khai quật được cho thấy từ xa xưa, rượu sớm được dùng trong cúng tế.
Người Trung Quốc phân biệt hai loại rượu: Bạch tửu và Hoàng tửu. Bạch tửu
(rượu trắng) chế tạo bằng cách chưng cất, độ cồn trên 30%, thường được hâm nóng
trước khi uống nên còn gọi là thiêu tửu. Bạch tửu không tốt cho sức khỏe bằng hoàng
tửu. Hoàng tửu (rượu vàng) chế tạo bằng cách lên men, có độ cồn dưới 20%, có thể
chưng cất thành bạch tửu. Các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Sơn Đông, Thiệu Hưng rất

nổi tiếng về hoàng tửu.
Ngũ cốc làm rượu không giống nhau: miền Nam dùng gạo nếp; miền Bắc dùng
lúa mì, đại mạch, cao lương hoặc hỗn hợp ngũ cốc. Ngoài ra, còn dùng nho, lê, cam, trái
vải, sơn tra, mía v.v... Nước rất quan trọng vì nó góp phần vào sự lên men. Men rượu
SVTH: Nhóm 2
Hình 2.9: Món ăn Hồ Nam
Trang 10
Giao Tiếp Trong Kinh Doanh GVHD : Ths: Nguyễn Thị Mỹ Phượng
gọi là khúc bính hay tửu dược. Hương vị riêng của rượu còn tùy thuộc độ axit của nước.
Người ta dùng thêm một số thảo dược để tạo màu và hương vị đặc trưng. Loại rượu thảo
dược có thể dùng làm gia vị nấu ăn.
Nổi tiếng nhất Trung Quốc là rượu Mao Đài (tỉnh Quý Châu), được tôn là quốc
tửu. Ngoài ra, còn có thể kể đến rượu Phần và rượu Trúc Diệp Thanh (tỉnh Sơn Tây);
rượu Ngũ Lương Dịch, rượu Kiếm Nam Xuân, rượu Đại Khúc, rượu Đặc Khúc, rượu
Lô Châu Lão Diếu (tỉnh Tứ Xuyên); rượu Cổ Tỉnh (tỉnh An Huy); rượu Dương Hà Đại
Khúc (tỉnh Giang Tô); rượu Đồng (tỉnh Quý Châu); rượu Mỹ Vị Tư (tỉnh Sơn Đông);
rượu nho đỏ Bắc Kinh, rượu nho trắng Sa Thành (tỉnh Hà Bắc); rượu nho trắng Dân
Quyền (tỉnh Hà Nam); rượu nếp Thiệu Hưng (tỉnh Chiết Giang) v.v... Người Trung
Quốc còn chế loại rượu thuốc hay rượu bổ như rượu nhân sâm, rượu cao hổ cốt, rượu
lộc nhung, rượu rắn, rượu tráng dương bổ thận v.v... Các thầy thuốc thường pha dược
liệu vào rượu vì rượu dẫn thuốc rất tốt.
2.4.2 Người Trung Quốc nói về rượu
Rượu có thể ích lợi cho người mà cũng có thể gây hại cho người. (Tửu năng ích
nhân diệc năng tổn nhân).
Trà khiến người ta sảng khoái, rượu khiến người ta mờ mịt. (Trà lịnh nhân thanh,
tửu lịnh nhân hôn).
Tào Tháo (155—220) nói: «Để giải ưu sầu chỉ có Đỗ Khang.» (Hà dĩ giải ưu,
duy hữu Đỗ Khang). Tào Tháo ám chỉ rượu là Đỗ Khang (Đỗ Khang thường được xem
là ông tổ nghề rượu).
Dùng rượu để tiêu sầu gọi là «phá thành sầu». Nhưng chắc gì rượu làm tan lòng

sầu? Lý Bạch (701—762) than: «Rút đao chém nước, nước vẫn trôi; lấy rượu tưới sầu,
sầu càng sầu.» (Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu; tương tửu kiêu sầu, sầu cánh sầu).
(Dị bản: Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu; cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu = Rút đao
chém nước, nước vẫn trôi; nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu).
2.4.3 Thưởng rượu
Người Trung Quốc thích uống rượu vào các dịp quan trọng: ngày Tết Nguyên
đán, ngày Tết Trùng dương, ngày thôi nôi và đầy tháng của trẻ, cưới hỏi, thi đậu, thăng
quan tiến chức, mừng thọ, sinh nhật, chia tay đưa tiễn... Ở miền Nam , khi sinh con gái,
SVTH: Nhóm 2
Trang 11

×