Bài Tiểu Luận Môn: Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Bộ Ngoại Thương
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THANH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA
Khoa: Lý Luận Chính Trị
Bộ Môn:
Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Đề Tài: Quá trình hình thành đường lối đổi mới của Đảng?
Thành quả, thời cơ và thách thức của sự nghiệp đổi mới.
Sinh Viên: Lê Xuân Hiến
Mssv: 09026863
Nhóm: 5
Lớp: ĐHTH5TH
Khoa: Quản Lý ĐH Và Sau ĐH
Khóa Học: 2009-2013
Giảng Viên Hướng Dẫn: Ths. Bùi Ngọc Hải
- 21 -
Sinh viên: Lê Xuân Hiến Mssv: 09026863
Bài Tiểu Luận Môn: Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
DANH SÁCH NHÓM:
Stt Họ Và Tên Mã Sinh Viên Điểm Ghi Chú
1 Lê Xuân Hiến 09026863
2 Phạm Hùng Đạt 09024843
3 Phạm Mạnh Tiến 09013713
4 Vũ Đình Phú 09007453
5 Đỗ Huy Nam 09022213
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………
- 21 -
Sinh viên: Lê Xuân Hiến Mssv: 09026863
Bài Tiểu Luận Môn: Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Mục Lục
Mục Trang
A. MỞ ĐẦU..................................................................................................4
I, Lý do chọn đề tài.........................................................................................4
II, Phương pháp nghiên cứu............................................................................5
a) Cơ sở phương pháp luận.......................................................................5
b) Các phương pháp nghiên cứu cụ thể.....................................................5
B. NỘI DUNG...............................................................................................5
I. Bối cảnh lịch sử......................................................................................5
II. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng
(tháng 12/1986) hoạch định đường lối đổi mới.........................................7
III. Thành quả, thời cơ và hạn chế, thách thức
của công cuộc đổi mới thời kỳ 1986 đến nay………………………………12
1, Thành quả và thời cơ của công cuộc đổi mới…………………….12
2, Những hạn chế và thách thức còn tồn tại…………………………14
C. KẾT LUẬN..............................................................................................
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................
- 21 -
Sinh viên: Lê Xuân Hiến Mssv: 09026863
Bài Tiểu Luận Môn: Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
A. MỞ ĐẦU
1, Lý do chọn đề tài
Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt của cách mạng
Việt Nam. Kể từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã giành được những
thắng lợi vĩ đại. Cách mạng tháng 8 - 1945 thành công khai sinh ra nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước đem lại độc lập tự do và thống nhất đất nước, đưa
nước ta bước vào sự nghiệp đổi mới và từng bước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
Với những thắng lợi giành được trong thế kỷ XX, nước ta từ một nước thuộc địa
nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường Xã Hội
Chủ Nghĩa có quan hệ rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế
giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.
Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu bước vào thời kỳ đổi mới công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Trên một chặng đường dài có bao nhiêu biến cố, sự kiện phức tạp của tình hình
trong nước và quốc tế, đất nước phải đương đầu với đủ loại kẻ thù với bao khó khăn thử
thách có những lúc ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” nhưng dưới sự lãnh đạo của
Đảng, đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh, con thuyền cách mạng Việt Nam vẫn cập bến
vinh quang. Thực tế lịch sử đã chứng minh hùng hồn một điều không thể phủ nhận, đó là
sự lãnh đạo của Đảng - nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Bên cạnh việc chỉ đạo chiến lược để xây dựng lực lượng cách mạng,chĩa mũi nhọn
đấu tranh vào đế quốc tay sai, giành độc lập, chính quyền cho nhân dân, Đảng cũng có
những chuyển hướng trong chủ trương đường lối và có sự đổi mới tư duy, biện pháp để
phát triển toàn diện mọi lĩnh vực.
- 21 -
Sinh viên: Lê Xuân Hiến Mssv: 09026863
Bài Tiểu Luận Môn: Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp chúng ta nhận thức một cách hệ thống, cơ bản ban
đầu về quá trình hình thành đường lối đổi mới của Đảng ta. Qua đó có thể hiểu được sự
đúng đắn, sáng tạo trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam trong từng giai
đoạn để có thêm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
II, Phương pháp nghiên cứu
a) Cơ sở phương pháp luận
Lấy Chủ Nghĩa Mác-Lênin và các quan điểm có tính phương pháp luận của Hồ Chí
Minh và của Đảng Cộng Sản Việt Nam làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu
quá trình hình thành đường lối đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
b) Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic,
ngoài ra có sự kết hợp các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp và
diễn dịch, cụ thể hoá và trừu tượng hóa...thích hợp với từng nội dung phân tích.
B. NỘI DUNG
I, Bối cảnh lịch sử
Chủ trương đổi mới xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam được căn cứ dựa trên
lý luận của chủ nghĩa Mac - Lênin, trên cơ sở đó áp dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ
thể của Việt Nam, của hệ thống chủ nghĩa xã hội đã và đang diễn ra lúc này.
- 21 -
Sinh viên: Lê Xuân Hiến Mssv: 09026863
Bài Tiểu Luận Môn: Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Hiện tại, thời kỳ quá độ đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở nước ta vẫn phải đương đầu với
những trở ngại rất lớn. Không chỉ vậy, nước ta còn mang nặng đặc điểm vốn có của một
nền sản xuất nhỏ lạc hậu, đi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa. Hậu quả lớn và lâu dài của chiến tranh do các thế lực thù địch đế quốc và bọn phản
động quốc tế gây ra cũng đặt nước ta vào hoàn cảnh bắt buộc phải đổi mới mới có thể phát
triển.
Tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta cũng như ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa đang
gặp nhiều khó khăn do những khiếm khuyết của mô hình xã hội chủ nghĩa mà chúng ta
chưa phát hiện để khắc phục. những biến động phức tạp xảy ra tại Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa Đông Âu cũng gây ra nhiều bất lợi cho Cách mạng Việt Nam.
Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội của nước ta vẫn diễn ra nghiêm trọng. Tình trạng
nạn đói, thiếu lương thực, lạm phát cao ở nhiều tỉnh trong những năm 1978- 1989 làm đời
sống nhân dân rất khó khăn, các hiện tượng gian lận và tệ nạn xã hội gia tăng.
Công cuộc cải tổ ở Liên Xô không sửa chữa được những sai lầm trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội trước đây, trái lại đất nước ngày càng lún sâu vào khủng hoảng kinh
tế, chính trị.
Các thế lực thù địch lấy cớ quân tình nguyện Việt Nam chưa rút hết khỏi
Campuchia để tiếp tục cô lập Việt Nam. Mỹ vẫn thực hiện chính sách cấm vận về kinh tế
đối với nước ta làm cho quan hệ kinh tế giữa Liên Xô và các nước Đông Âu với nước ta bị
thu hẹp.
Những khó khăn cả trong nước và quốc tế đòi hỏi Đảng ta phải bắt tay vào công
cuộc đổi mới đất nước. Trước hết là đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng
tình hình của nước ta lúc này để có thể đề ra những biện pháp chính xác, kịp thời, khắc
phục khó khăn. Và công cuộc đổi mới phải được thực hiện toàn diện và sâu sắc cả trong tư
tưởng nhân dân và đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội khi nước ta đang bước vào thời kỳ
quá độ. Vì vậy việc hình thành đường lối đổi mới của Đảng ta là tất yếu lịch sử.
- 21 -
Sinh viên: Lê Xuân Hiến Mssv: 09026863
Bài Tiểu Luận Môn: Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
II, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) hoạch định đường
lối đổi mới
Trên cơ sở đổi mới tư duy lý luận, nhận thức rõ hơn về Chủ Nghĩa Xã Hội và về
thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội, dựa vào những kết quả bước đầu của sự đổi mới
từng phần, lắng nghe, tổng kết sáng kiến, kinh nghiệm của nhân dân, của các địa phương
và cơ sở, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đã
hoạch định đường lối đổi mới đất nước. Trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối đổi
mới do Đại hội VI đề ra, nhiều Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và đặc
biệt Đại hội VII (6-1991) với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, Đại hội VIII (6-1996) và Đại hội IX (4-2001) đã không ngừng bổ sung, phát
triển, hoàn thiện đường lối đổi mới, làm rõ hơn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của công
cuộc đổi mới và xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Có thể thấy rõ những nội dung đổi mới quan trọng và chủ yếu cả về nhận thức, tư
duy lý luận và cả về lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn suốt 20 năm qua.
Trước hết, đó là đổi mới tư duy lý luận mà thực chất là nắm vững và vận dụng đúng
đắn quy luật khách quan, khắc phục căn bệnh nóng vội, chủ quan, duy ý chí. Ngay từ Đại
hội VI, Đảng ta đã nhận thức rằng, từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội phải trải qua
một thời kỳ quá độ là một tất yếu khách quan và độ dài của thời kỳ đó phụ thuộc vào điều
kiện chính trị, kinh tế xã hội của mỗi nước. “Thời kỳ quá độ ở nước ta, do tiến thẳng lên
chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa,
đương nhiên phải lâu dài và rất khó khăn”.
Đại hội IX (4-2001) tổng kết 15 năm đổi mới, khẳng định: “Xây dựng chủ nghĩa xã
hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các
lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu
dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ.
Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái
cũ”.
- 21 -
Sinh viên: Lê Xuân Hiến Mssv: 09026863
Bài Tiểu Luận Môn: Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Trong hàng loạt các quy luật khách quan, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức rõ
hơn quy luật về quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản
xuất, sửa chữa sai lầm trước đó là đã đưa quan hệ sản xuất đi quá nhanh, quá xa trong khi
lực lượng sản xuất còn rất lạc hậu, tập trung phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất thông
qua thực hiện cách mạng khoa học - công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa,
từ đó điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp. Các quy luật vận động trong thời kỳ quá
độ lên Chủ nghĩa xã hội, nhất là các quy luật kinh tế đã từng bước nhận thức và vận dụng
đúng đắn và có hiệu quả hơn. Khi quyết định đường lối đổi mới ở Đại hội VI Đảng ta đã
nghiêm túc chỉ ra rằng, cuộc sống cho ta một bài học thấm thía là không thể nóng vội làm
trái quy luật.
Thứ hai, từ nhận thức đúng đắn về thời kỳ quá độ, Đảng quyết định đổi mới cơ cấu
kinh tế, coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Đại
hội VI đã vận dụng đúng đắn quan điểm của Lênin về kinh tế nhiều thành phần. Chính
Lênin cũng cho rằng tên nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa là để khẳng định hướng tiến lên
chứ điều đó chưa có nghĩa là nền kinh tế của ta đã hoàn toàn là kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, ở nước ta cần thiết phải có nhiều thành phần kinh tế phát triển bình đẳng trước
pháp luật, đó là yêu cầu khách quan.
Đại hội VI khẳng định nước ta có các thành phần: Kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm
khu vực quốc doanh và khu vực tập thể; Kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa; Kinh tế tư bản tư
nhân; Kinh tế tư bản nhà nước; Kinh tế tự nhiên, tự túc tự cấp. Đại hội IX bổ sung thêm
một thành phần nữa là Kinh tế 100% vốn nước ngoài. Trong quá trình đổi mới, 20 năm
qua, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Thực tiễn đổi mới cũng cho thấy nhiều thành phần
kinh tế đương nhiên là có nhiều hình thức sở hữu, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.
Cùng với đổi mới cơ cấu kinh tế, Đảng chủ trương đổi mới cơ chế quản lý dứt khoát
bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp chuyển sang hạch toán, kinh
- 21 -
Sinh viên: Lê Xuân Hiến Mssv: 09026863