Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DIỄN TIẾN Ý TƯỞNG TỶ LỆ VÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.13 KB, 6 trang )

TỶ LỆ VÀNG.
Mới đây, một nhà khoa học tại ĐH Duke tuyên bố đã khám phá ra bí mật đằng
sau sự phổ biến của tỷ lệ vàng, đó chính là do quá trình tiến hóa.
Tỷ lệ vàng mô tả một hình chữ nhật với chiều dài bằng khoảng gấp rưỡi chiều
rộng (chính xác là 1,618), còn được biết đến với tên gọi tỷ số vàng, con số vàng
hay tỷ lệ thần thánh…
Tỷ lệ này là nguồn cảm hứng của nhiều nhà toán học và các nghệ sĩ trong nhiều
thế kỷ. Người Ai Cập cổ đã dùng nó để thiết kế các Kim tự tháp, các kiến trúc cổ
Athen đã dựa rất nhiều vào nó và nhiều nghệ sĩ đã có những tác phẩm lấy khuôn
mẫu từ tỷ lệ vàng. Leonardo da Vinci đã dùng tỷ lệ này vẽ chân dung Mona Lisa
và Vitruvian Man.
Trong hội họa, tỷ lệ vàng xuất hiện rất nhiều dưới dạng hình chữ nhật vàng. Bắt
đầu bằng việc vẽ một hình vuông có cạnh là a rồi chia đôi một cạnh ra, tiếp theo
lấy trung điểm cạnh đó, vẽ một đường tròn có bán kính là khoảng cách từ trung
điểm đó đến một trong hai đỉnh còn lại của hình vuông, cắt cạnh chứa trung điểm
tại một điểm, nối điểm đó như hình vẽ ta sẽ có một hình chữ nhật vàng.
Mới đây, một nhà khoa học tại ĐH Duke tuyên bố đã khám phá ra bí mật đằng
sau sự phổ biến của tỷ lệ vàng, đó chính là do quá trình tiến hóa.
Một hình chữ nhật vàng có độ dài các cạnh tuân theo tỉ lệ vàng
Adrian Bejan, giáo sư cơ khí tại ĐH Duke cho rằng tỷ lệ vàng là tỷ lệ hình học
đẹp nhất vì mắt người có thể quét nhanh nhất một hình ảnh khi nó có dạng một
hình chữ nhật mà độ dài các cạnh tuân theo tỷ lệ vàng.
“Khi bạn nhìn ngắm những tác phẩm nghệ thuật và các công trình kiến trúc, bạn
sẽ thấy tỷ lệ vàng ở khắp mọi nơi”, Bejan cho biết “Mắt người nhận thông tin hiệu
quả hơn nhiều khi nhìn từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái so với theo chiều
dọc”.
Đền Parthenon cũng ẩn chứa hình chữ nhật vàng trong thiết kế
Năm 1996, Bejan đã phát triển lý thuyết “Quy luật hình thành” (Constructal Law),
trong đó ông cho rằng mỗi hệ thống hữu hạn (lưu thông, dịch chuyển bên trong)
phải giảm thiểu tính không hoàn hảo và cách tốt nhất để làm được điều đó là
phân phối tối ưu tính không hoàn hảo đó cho hệ thống (chứ không phải triệt tiêu


chúng).
Sự phân phối tối ưu tính không hoàn hảo sẽ tạo nên hình dáng của hệ thống,
chính là quá trình tiến hóa. Lý thuyết này cho rằng các hệ lưu thông như phế
quản và các đồng bằng sông được hình thành trong quá trình tiến hóa để làm
cho dòng lưu chuyển trở nên dễ dàng hơn nhờ phân phối tính không hoàn hảo
tối ưu.
Bejan tin rằng lý thuyết này có thể giải thích được sự phổ biến của tỷ lệ vàng
trong tự nhiên là do quá trình tiến hóa dựa trên phân phối tính không hoàn hảo.
Khuôn mặt nàng Mona Lisa nằm gọn trong một hình chữ nhật vàng
Bejan lập luận rằng sự quan sát thế giới bên ngoài cơ bản là theo phương
ngang, không khác biệt giữa một người đang ngắm một bức tranh hay một con
linh dương đang ngắm nhìn đồng cỏ. Đối với con linh dương, nguy hiểm thường
rình rập từ phía sau chứ không phải từ phía trên hay phía dưới. Do đó, tầm nhìn
của nó sẽ tiến hóa theo chiều hướng mở rộng phương nhìn ngang. Tầm nhìn đã
phát triển, theo hướng làm con thú trở nên nhanh nhạy hơn, thông minh hơn, an
toàn hơn.
Còn ở con người, hình dáng bầu dục dẹt ngang của mắt cũng chứng minh quy
luật này cũng đúng với chúng ta. Quá trình tiến hóa này cũng khiến cho quá trình
xử lý thông tin hình ảnh trong não đi theo hướng quét ngang.
Chiều dài các bộ phận trên cơ thể trong bức Vitruvian Man cũng tuân theo tỉ lệ
vàng
“Khi động vật phát triển các cơ quan quan sát, chúng giảm thiểu nguy hiểm từ
phía trước và bên hông”, Bejan cho biết.“Điều này làm cho các loài động vật trên
trái đất tiến hóa theo hướng an toàn và hiệu quả hơn. Dòng phát triển của các
loài động vật đi theo hướng có lợi để tồn tại, ít nguy hiểm và ít mối đe dọa”.
Đối với Bejan, tầm nhìn và nhận thức tiến hóa cùng nhau và đều là một phần
của sự vận động. Sự tăng hiệu quả truyền thông tin từ thế giới bên ngoài qua
mắt tới bộ não tương ứng với sự chuyển thông tin qua các kiến trúc phân nhánh
của dây thần kinh và não.
Adrian Bejan cho rằng

lý thuyết “Quy luật hình
thành” của ông có thể
giải thích sự phổ biến
của tỷ lệ vàng trong
cuộc sống là do quá
trình tiến hóa theo
hướng phân bố tối ưu
tính mất cân đối
Trong nhiều sách và tài liệu suốt một thập kỷ qua, Bejan đã chứng minh được lý
thuyết quy luật hình thành dự báo một loạt các thiết kế hệ thống lưu thông trong
tự nhiên, từ sinh vật học, địa lý cho tới động học xã hội và tiến bộ công nghệ.
Ứng dụng gần đây nhất của lý thuyết trên để giải thích những bí ẩn của tỷ lệ
vàng xuất hiện trong Tạp chí Quốc tế về Thiết kế, Thiên nhiên và Động sinh thái
học (International Journal of Design & Nature and Ecodynamics).

×