Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

TỔNG hợp đề THI THỬ tốt NGHIỆP đại học môn sử có đáp án 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.76 KB, 42 trang )

Trường THPT Bắc Yên Thành

Đề chính thức
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn thi: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm).
Câu I (1,0 điểm)
Trên cơ sở tóm tắt diễn biến và kết quả cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925), hãy
nêu rõ những điểm mới của cuộc đấu tranh này
Câu II. (2,0 điểm)
Chiến dịch tiến công nào của quân và dân ta ở miền Nam được coi như là trận
trinh sát chiến lược, chứng tỏ khả năng can thiệp trở lại Việt Nam bằng quân sự rất
hạn chế của đế quốcMĩ? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch
đó.
Câu III. (4,0 điểm):
Từ những nội dung của Hiệp định Sơ bộ (6- 3- 1946), Hiệp định Giơnevơ (21
- 7 -1954) và Hiệp định Pari (27- 1 - 1973), hãy cho biết cuộc đấu tranh giành quyền
dân tộc cơ bản của nhân dân ta đã có những bước phát triển nào thể hiện qua việc
ghi nhận ở từng hiệp định.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm).
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a: Chương trình chuẩn.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Nam Á có những biến đổi
như thế nào? Trong những biến đổi đó biến đổi nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Vì
sao?
Câu IV.b: Chương trình nâng cao.
Từ ba cuộc chiến tranh ở Đông Dương (1945 – 1954), Triều Tiên (1950 –
1953), Việt Nam (1954 – 1975), em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại của Mĩ.
Hết


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
Đáp án
Nội dung cần đạt của bài làm Điểm
Câu
I

Trên cơ sở tóm tắt diễn biến và kết quả cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925), hãy
nêu rõ những điểm mới của cuộc đấu tranh này
- Tháng 8/1925 thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn bãi công, không chịu sữa chữa
chiến hạm Misơlê của Pháp… đấu tranh 8 ngày với yêu sách đòi tăng lương 20%
- Kết quả: nhà chức trách pháp phải chấp nhận tăng lương 10% cho công nhân
- Điểm mới: + bên cạnh đấu tranh đòi quyền lợi KT, đấu tranh CT đã rõ nét hơn…
+ ý thức giai cấp trưởng thành, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp vô
sản quốc tế…tự phát tiến dần lên tự giác
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu
II

Chiến dịch tiến công nào của quân và dân ta ở miền Nam được coi như là trận
trinh sát chiến lược, chứng tỏ khả năng can thiệp trở lại Việt Nam bằng quân sự
rất hạn chế của đế quốcMĩ? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, kết quả và ý nghĩa của
chiến dịch đó.
- Đó là chiến dịch đánh Đường 14 – Phước Long(từ ngày 12/12/1974 đến 6/1/1975)
Hoàn cảnh lịch sử: - So sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho ta
- Thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng
- Thăm dò thái độ và khả năng tham chiến của các lực lượng( đặc

biệt là Mĩ và Việt Nam Cộng hoà)
Kết quả: Ta loại khỏi vòng chiến đấu 3000 địch, giải phóng đường 14, thị xã và toàn
tỉnh Phước Long với 50000 dân.
Ý nghĩa: - Cho thấy rõ sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta
- Sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn, về khả năng can thiệp trở lại
bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ, chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe doạ từ
xa
0,25
0,75
0,5
0,5
Câu
III

Từ những nội dung của Hiệp định Sơ bộ (6- 3- 1946), Hiệp định Giơnevơ (21 -
7 -1954) và Hiệp định Pari (27- 1 - 1973). Anh/ chị hãy làm rõ thắng lợi từng
bước của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành các quyền dân tộc cơ bản.
- Các quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia bao gồm : Độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Hiệp định Sơ bộ (6- 3- 1946), Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954), Hiệp định Pari (27-1-
1973) là những văn bản có tính chất pháp lí quốc tế ghi nhận thắng lợi từng bước của
nhân dân ta trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ để giành các quyền dân tộc cơ bản
+. Hiệp định Sơ bộ (6- 3- 1946) được Chủ Tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện chính phủ
Pháp, theo đó Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp
Pháp. Hiệp định này chỉ mới công nhận tính thống nhất (là một quốc gia), nhưng chưa
công nhận nền độc lập, Việt Nam còn bị ràng buộc vào nước Pháp.
+. Với Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954), Pháp buộc phải công nhận các quyền dân tộc
của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia Đây là lần đầu tiên (kể từ khi nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời) một hiệp định quốc tế với sự tham gia của các nước
lớn, phải công nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

+. Sau sự thất bại liên tiếp của các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới ở
Việt Nam (1954-1973) Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pari, theo đó Mĩ và các nước cam
kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh lãnh thổ của Việt Nam
0.5
0,5
0,75
0,75
0,75
+. Trải qua 30 năm chiến tranh chống CNTD cũ và mới, giành thắng lợi từng bước
tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn, nhân dân ta đã giành được độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Quyền dân tộc cơ bản đã được thực hiện trọn vẹn.

0,75
IV.a
(3,0
điểm)
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Nam Á có những biến đổi như
thế nào ? Trong những biến đổi đó biến đổi nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Vì
sao?
Các nước đông Nam Á:
- Đông Nam Á gồm 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia,
Malaixia, Philippin, Xingapo, Mianma,Brunây và Đông Timo.
- Trước 1945 đều là thị trường và thuộc địa của tư bản Phương Tây, sau năm 1945
có nhiều biến đổi.
0,5
- Biến đổi thứ nhất: Từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa trước chiến tranh thế giới
thứ hai, đến nay Đông Nam Á trở thành các nước độc lập.
1,5
+Việt Nam: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã giành được độc lập.
Sau đó phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp lần 2 và cuộc kháng chiến chống

Mĩ đến 1975 mới thắng lợi hoàn toàn
0,25
+Lào:Tháng 10-1945 tuyên bố độc lập. Sau đó tiến hành kháng chiến chống Pháp,
Mĩ đến tháng 12-1975 mới giành thắng lợi.

0,25
+Campuchia: Sau 1945, kháng chiến chống Pháp, Mĩ, đến năm 1975 kết thúc. Tiếp
tục chống phản động Pônpốt đến 7-1-1979 mới thắng lợi.

0,25
+ Inđônêxia: 8-1945 tuyên bố độc lập. Sau đó Hà Lan tái chiếm, ngày 15-8-1950
nước Cộng hoà Inđônêxia ra đời.
+ Malaixia: 8-1957 độc lập.

0,25
+ Philippin: 7-1946 Mĩ công nhận độc lập.
+Xingapo: 8-1957 Anh công nhận độc lập( 8-1963 tách khỏi Liên bang Malai xia)
+Thái Lan: Sau 1945 Mĩ hất chân Anh kiểm soát Thái Lan

0,25
+ Mianma: 1-1948 Anh công nhận độc lập.
+ Brunây: 1-1984 độc lập.
+Đôngtimo: 5-2002 tách khỏi Inđônêxia, trở thành quốc gia độc lập.
0,25
- Biến đổi thứ 2: Sau khi giành độc lập các nước ĐNÁ ra sức xây dựng , phát triển
kinh tế - xã hội theo những mô hình khác nhau và đạt được nhiều thành tựu to lớn
như : Malaixia, Inđônêxia,Thái Lan ( đặc biệt là Xigapo)
0,5
- Biến đổi thứ 3: Đến 30-4-1999 có 10/11 nước ĐNÁ là thành viên của khối
(ASEAN), đây là một liên minh kinh tế- chính trị ở khu vực, nhằm xây dựng một ĐNÁ

vững mạnh,
tự lực tự cường.
0,5
IV.b
(3,0
điểm)
Từ ba cuộc chiến tranh ở Đông Dương (1945 – 1954), Triều Tiên (1950 – 1953),
Việt Nam (1954 – 1975), em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại của Mĩ.
- Cuc chin tranh xõm lc ụng Dng ca thc dõn Phỏp(1945 1954). Cui
1949 n nm 1950, M ngy cng can thip sõu vo cuc chin tranh ụng Dng.
Tri qua 9 nm, vi s giỳp ca Liờn Xụ, Trung Quc v cỏc nc XHCN, cuc
k/c ca nhõn dõn 3 nc D di s lónh o ca nhng ngi cng sn ó kt thỳc
thng li. Hip nh Ginev v chm dt chin tranh, lp li ho bỡnh D c kớ
kt vo ngy 21/7/54. Hip nh ny ỏnh du thng li ca Vit Nam, Lo,
Cmpuchia v l s th hin cuc u tranh gay gt gia hai phe.
- Cuc chin tranh Triu Tiờn(1950 1953)
Sau hn 3 nm chin tranh vi nhng tn tht nng n, cỏc bờn ó kớ kt hip nh
ỡnh chin (27/7/1953), theo ú, v tuyn 38 vn l ranh gii quõn s gia 2 min Bc,
Nam Triu Tiờn. Cuc chin tranh Triu Tiờn l s ng u trc tip gia 2 phe,
khụng phõn thng bi.
- Cuc chin tranh xõm lc Vit Nam ca M(1954 1975)
Sau Hip nh Ginev v D (7/54), M thay Phỏp chim úng min Nam Vit Nam,
õm mu bin cỏc nc D thnh thuc a kiu mi v cn c quõn s ca M. õy l
cuc chin tranh kỏo di nht, khc lit nht k t sau Chin tranh th gii th hai vi
vic M ỏp dng nhiu chin lc chin tranh. Chin tranh Vit Nam 1954 1975 l
cuc chin tranh cc b ln nht, phn ỏnh mõu thun gia hai phe, vi s tht bi ca
M.
Nhn xột: Trong thi kỡ Chin tranh lnh, hu nh mi cuc chin tranh hoc xung t
quõn s cỏc khu vc trờn th gii, vi nhng hỡnh thc v mc khỏc nhau, u
liờn quan n s i u gia hai cc Xụ M.

C 3 cuc chin tranh trờn u phn ỏnh tỡnh trng chin tranh lnh, nhm trin khai
chin lc ton cu thc hin tham vng lm bỏ ch th gii ca M vi mc tiờu
ch yu nh: ngn chn, y lựi, tin ti tiờu dit hon ton cỏc nc XHCN, n ỏp
phong tro GPDT, phong tro cụng nhõn, phong tro ho bỡnh dõn ch, tin b th
gii
0.5
0.5
0.5
0.5
1.0
Ht
Sở gd - đt hà tĩnh Đề thi thử tt nghip lần 2 năm 2015
Trờng thpt minh khai Môn: LịCH Sử

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHN CHUNG CHO TT C TH SINH (7,0 im)
Cõu I(2,0 im)
Trỡnh by nhng thun li v khú khn ca nc ta sau cỏch mng thỏng Tỏm 1945 thnh
cụng.
Cõu II (2,5 im)
Đề Chính thức
c im ln nht ca cỏch mng Vit Nam t nm 1954 n nm 1975 l gỡ? Yu t no
quy nh c im ú?
Cõu III (2,5 im)
Bng nhng s kin lch s hóy chng minh phong tro ng Khi (1959-1960) ó chuyn
cỏch mng Min Nam Vit Nam t th gi gỡn lc lng sang th tin cụng?
PHN RIấNG (3,0 im)
Thớ sinh ch c lm mt trong hai cõu ( cõu IV.a hoc IV.b)
Cõu IV.a . Theo chng trỡnh Chun (3,0 iờm)
Trỡnh by khỏi quỏt cỏc giai on phỏt trin ca cỏch mng Lo t nm 1945 n nm

1975.
Cõu IV.b . Theo chng trỡnh Nõng cao (3,0 iờm)
Trỡnh by hon cnh lch s, ni dung v tỏc ng ca Hi ngh Ianta (thỏng 2 nm 1945)
i vi Vit Nam v ụng Dng.
Hết
Sở gd - đt hà tĩnh ĐáP áN Đề thi thử TT NGHIP lần 2 năm 2015
Trờng thpt minh khai Môn: LịCH Sử
I. Phn chung cho tt c cỏc thớ sinh : (7 im)
Cõu 1 ( 2,0 im): Trỡnh by nhng thun li v khú khn ca nc Vit Nam Dõn ch
Cng ho sau ngy cỏch mng thỏng Tỏm 1945 thnh cụng ?

* Nhng khú khn:
- V quõn s- chớnh tr:
+ Min Bc: 20 vn quõn Tng kộo vo H Ni v hu ht cỏc tnh t v tuyn 16 tr
ra.Quõn Tng cựng bn tay sai nm trong Vit Nam Quc dõn ng( Vit Quc) v Vit Nam
cỏch mng ng minh hi( Vit Cỏch) nuụi dng ý tiờu dit ng cng sn ụng Dng, lt
chớnh quyn cỏch mng, gõy hng lot hot ng quy ri, phỏ hoi. (0.25 im)
+ Min Nam: Quõn Anh vo gii giỏp quõn Nht t v tuyn 16 tr vo Nam v dn ng
cho Phỏp xõm lc tr li ụng Dng. Ngoi ra cũn cú l lng phn cỏch mng ra sc chng phỏ
cỏch mng. (0.25 im)
- V kinh t - ti chớnh: Nụng nghip tiờu iu , nn ú nm 1945 cha kp khc phc cụng
nghip ỡnh n, giỏ c tng vt, ngõn kh trng rng( ch cú 1.230.000 ng) trong ú hn mt
na tin rỏch khụng lu hnh c(0.25 im)
- V vn hoỏ - xó hi: 90% dõn s khụng bit ch, t nn xó hi nh c bc ru chố,mờ tớn d
oan cũn ph bin.(0.25 im)
Ngoi ra cũn cú khú khn do s non yu ca chớnh quyn cỏch mng ang trong thi kỡ trng
nc nh thiu kinh nghim ca nhõn dõn v ng cm quyn trong vic qun lớ nh nc.(0.25
im)
* Tt c nhng khú khn trờn u rt to ln, trong ú nguy him nht l khú khn do k thự ca
cỏch mng gõy ra nhm th tiờu thnh qu ca cỏch mng thỏng Tỏm.(0.25 im)

Tuy nhiờn nc ta cng cú nhng thun li c bn: nhõn dõn ó gỡanh c quyn lm ch,
phn khi, gn bú vi ch mi; ng cm quyn trong c nc; h thng xó hi ch ngha ang
hỡnh thnh Vi nhng thun li trờn, cú th a nc ta ra khi tỡnh th ngn cõn treo si
túc(0.5 im)
Cõu 2 ( 2,5 im): c im ln nht ca cỏch mng Vit Nam t 1954-1975 l gi? Yu
t no quy nh c im ú?
a, c im ni bt nht ( ln nht, c ỏo nht) ( 0,75 im) : Mt ng lónh o c dõn tc
thc hin hai nhim v chin lc khỏc nhau hai min.
Miền Bắc: hàn gắn vết thưong chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa
xã hội.
Miền Nam: tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hoà bình thống nhất
nước nhà.
b, Yếu tố quy định: ( 0,75 điểm)
- Tình hình nứơc ta sau hiệp định :( Miền Bắc hoà bình lập lại, đi lên chủ nghĩa xã hội.Miền Nam
sau khi Pháp rút quân, Mĩ thế chân và dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm âm mưu biến
Miền Nam Việt Nam là thuộc điạ kiểu mới Phải tiến hành cách mạng DT DCND để giải phóng
Miền Nam, thống nhất đất nước.)
- Chủ trương của Đảng: căn cứ vào tình hình hai miền sau hiệp định Giơnevơ, Đảng xác định
nhiệm vụ của cách mạng của hai miền theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của
Đảng năm 1960 ( Đại hội đề ra nhiệm vụ cách mạng cả nước, nhiệm vụ cách mạng từng miền, mối
quan hệ giữa cách mạng từng miền, mối quan hệ giưa cách mạng hai miền).
c, Thực tiễn:(0.5 điểm)
. Miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa qua kế hoạch 5 năm…
. Miền Nam trực tiếp chiến đấu với 4 chiến lược chiến tranh…
d, ý nghĩa :(0.5 điểm)
. Việc thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau ở hai miền sẽ phát huy tối đa sức
mạnh hậu phương và sức mạnh tiền tuyến từ đó tạo ra sức mạnh tổng hợp để thắng Mĩ.
. Thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng, để đưa đến thắng lợi mùa xuân 1975. Đây là điều
độc đáo chỉ có ở Viêt Nam.


Câu 3 ( 2,5 điểm): Bằng những sự kiện lịch sử hãy chứng minh phong trào “Đồng Khởi” (1959-
1960) đã chuyển cách mạng Miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
a.(0.75 điểm) Mĩ xâm lược Việt Nam dựng lên chính quyền tay sai Ngô đình Diệm, âm mưu
chia cát lâu dài nước ta, biến miền Nam việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của
Mĩ. Thưc hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” “luật 10/59”…Mĩ- Diệm đã kìm kẹp, bóc lột và
đàn áp khốc liệt, phong trào cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.
Cách mạng Miền Nam chuyển từ cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị
chống Mĩ -Diệm để củng cố hoà bình , giữ gìn lực lượng cách mạng. Phong trào đấu tranh của
quần chúng “tố cộng”, “diệt cộng” đòi thi hành hiệp định Gionevơ, đòi hoà bình dân chủ…, đã đi từ
đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang tự vệ.
b, (1,25 điểm) Hội nghị lần thứ 15 BCHTW Đảng xác định con đường phát triển cơ bản của
cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị của quần chúng là
chủ yếu, kết hợp với lực lượg vũ trang.
- Phong trào “ Đồng khởi” rộng lớn, tiêu biểu là khởi nghĩa Trà Bồng và nổi dậy ở Bến Tre.
Đến năm 1960 ở hàng trăm xã thôn chính quyền địch tan rã, chính quyền cách mạng được hình
thành.
- Phong trào “ Đồng Khởi” đã đưa tới sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam
(20/11/1960), thành lập TƯ cục Miền Nam. “ Đồng Khởi” đã làm lung lay chính quyền Ngô Đình
Diệm và giáng một đồn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ.
c, (0.5 điểm) Như vậy cách mạng miền Nam đã đi từ đấu tranh chính trị giữ gìn lực lượng tiến
dần lên đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa giành chính quyền làm chủ,
phát triển chiến tranh cách mạng.
II. Phần riêng: ( 3 điểm)
Câu 4.a :Theo chương trình chuẩn
Trình bày khái quát các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào từ năm 1945 đến năm 1975?
a, Giai đoạn từ 1945-1954:
- Ngày 12/10/1945, nhân dân thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa giành chính quyền. Chính phủ Lào
ra mắt quốc dân, tuyên bố nền độc lập.(0.5 điểm)
- Tháng 3/1946 Pháp trở lại xâm lược Lào . Nhân dân Lào đứng lên kháng chiến.(0.5 điểm)
- Từ 1953-1954 quân dân Lào cùng sự giúp đõ của quân tình nguyện Việt Nam giành nhiều

thắng lợi lớn trong chiến dịch Thượng Lào và Hạ Lào.(0.25 điểm)
-Cùng với thắng lợi của nhân dân Campuchia, đặc biệt là thắng lợi của nhân dân Việt Nam buộc
Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ về Đông Dương công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của Lào. (0.5 điểm)
b, Giai đoạn 1954-1975:
- Pháp bị đánh bại, Mĩ tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của Lào. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng nhân dân cách mạng Lào quân dân Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, đập tan các kế
hoạch chiến tranh thực dân mới của Mĩ, buộc Mĩ và tay sai phải kí hiệp định Viêng Chăn ( 21/ 2 /
1973) lập lại hoà bình thực hiện hoà hợp dân tộc Lào.(0.5 điểm).
- Thắng lợi của cách mạng việt Nam (30/4/1975) đã cổ vũ và tạo điều kiện thuận lợi cho cách
mạng Lào tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 2/12/1975 nước CHDCND Lào ra đời.Cách
mạng Lào bước sag thời kì lịch sử mới.(0.5 điểm).
- Liên hệ tinh hữu nghị Việt- Lào .(0.25 điểm)
Câu 4.b :Theo chương trình nâng cao: Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung và tác động của
Hội nghị Ianta (2-1945) đối với Việt Nam và Đông Dương?
a, Hoàn cảnh: .(0.5 điểm).
- Đầu năm 1945,Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan
trọng, cấp bách được đặt ra… Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta
( Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945 với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc ( Liên Xô,
Mĩ, Anh) .
b, Nội dung hội nghị: .(1.0 điểm).
- Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức,và chủ nghĩa quân
phiệt Nhật Bản, Liên Xô sẽ tham gia chốg Nhật ở Châu Á.
- Thành lập tổ chức Liên hợp Quốc nhằm duy trì hoà bình an ninh thế giới.
- Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm
vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc ở châu Âu và châu Á.
Toàn bộ những quyết định và mnhững thoả thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn
khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là Trật tự hai cực Ianta.
c,Tác động của hội nghị đối với Đông Dương và Việt Nam.
- Một tháng sau hội nghị diễn ra lo sợ quân đồng minh đánh vào Đông Dương, Nhật tiến hành

đảo chính hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương.Kẻ thù của Đông Dương đã thay đổi. Sau khi loại
bỏ Pháp Nhật thành lập chính phủ bù nhìn tay sai thân Nhật và hô hào trao trả độc lập. tuy nhiên vói
bản chât hiếu chiến và ngoan cố Nhât tăng cương vơ vét…, mọi hậu quả đều trút lên đầu nhân
dân. .(0.5 điểm).
- Ngay khi Nhật đảo chính Pháp Ban thường vụ TƯ đảng họp, xác định kẻ thù chính của cách
mạng Việt Nam là phát xít Nhật, ra chỉ thi. “ Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. từ đó
phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta phát triển rầm rrộ, quyết liẹt ở các tỉnh thành, đi từ khởi
nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Khi Nhật đàu hàng đồng Minh ta đã chớp thời cơ ngàn
năm có một giành chính quyền….(0.5 điểm).
- Nhưng chỉ sau đó 3 tuân kể từ khi nước nhà độc lập. theo thoả thuận của các cường quốc tại hội
nghị Ianta quân Tưởng, quân Anh dưới danh nghĩa quân đồng minh đã vào nước ta …gây cho ta
rất nhiều khó khăn, đưa nước ta rơi vào tình thế "ngàn cân treo sọi tóc"
Như vậy hội nghị Ianta không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình thế giới mà còn có tác động
không nhỏ đối với cách mạng Việt Nam và Đông Dương. .(0.5 điểm).







Đề chính thức
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2015
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm).
Câu I (3,0 điểm)
Trong quá trình vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập tổ chức cách
mạng nào? Hãy trình bày sự thành lập và phân tích vai trò của tổ chức cách mạng đó đối với
sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 ?
Câu II. (3,0 điểm)

Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được nêu trong các văn kiện lịch sử
nào ? Trình bày nội dung cơ bản và phân tích tính chất toàn diện của đường lối đó ?
Câu II (4,0 điểm)
Ngày 2 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố về sự ra đời của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa như thế nào? Tại sao nói ngay khi mới thành lập, nước ta đã ở vào
tình thế “ngàn cân treo sợi tóc?
Hết
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Câu Đáp án Điểm
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH ( 7,0 điểm)
I
(2,0 điểm)
Trong quá trình vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập tổ chức
cách mạng nào ? Hãy trình bày sự thành lập và phân tích vai trò của tổ chức cách
mạng đó đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 ?
-Tổ chức cách mạng do Nguyễn Ái Quốc sáng lập: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên 0,25đ
- Sự thành lậpHội Việt Nam Cách mạng Thanh niên :
+ Tháng 11- 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô trở về Quảng Châu - Trung Quốc. Trên
cơ sở lựa chọn những thanh niên ưu tú trong Tâm tâm xã lập ra Cộng sản đoàn
(2.1925). Lấy Cộng sản đoàn làm nòng cốt, tháng 6 -1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết,
tranh đấu đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình.
0,5đ
+ Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ- trụ sở đặt tại Quảnq Châu .Phát hành
báo Thanh niên và mở lớp đào tạo cán bộ do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.Báo Thanh niên và
tác phẩm Đường Cách mệnh (tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc) đã vũ trang
lí luận cách mạng cho Hội để tuyên truyền vào trong nước.
0,5đ
- Vai trò :
+Truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường vô sản vào Việt Nam. 0,25đ

+ Giác ngộ, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân, thúc đẩy phong trào công
nhân phát triển mạnh sang giai đoạn tự giác.
0,25đ
+ Là bước hoàn thiện về tư tưởng, chính trị và chuẩn bị tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng
sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc
0,25đ
II
(3,0
điểm)
Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được nêu trong các văn kiện lịch sử
nào ? Trình bày nội dung cơ bản và phân tích tính chất toàn diện của đường lối
đó ?
-Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được nêu trong các văn kiện lịch sử :
+ Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (25-11-1945) ;
Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946) ; Lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946) ; Tác phẩm
Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh ( 9/1947) ; Văn kiện Đại
hội II của Đảng (2/1951)
0,75 đ
-Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến đó :
Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. 0,50đ
-Tính toàn diện của đường lối kháng chiến được thể hiện : Kháng chiến trên tất cả các
lĩnh vực : Quân sự, kinh tế, quân sự chính trị , văn hoá, ngoại giao
0,50đ
+Quân sự : Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng, xã là một pháo đài, bằng mọi hình
thức tiêu diệt địch.
+ Kinh tế : Đấu tranh chống sự phá hoại và lũng đoạn kinh tế của địch. Đẩy mạnh sản
xuất, xây dựng nền kinh tế tự chủ có đủ khả năng cung cấp các nhu cầu cần thiết của
cuộc kháng chiến, bồi dưỡng sức dân.
0,25đ

0,25đ
+ Chính trị : Củng cố chính quyền các cấp, tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính
quyền dân chủ nhân dân. Tăng cường sức mạnh khối đoàn kết toàn dân, vai trò lãnh đạo
của Đảng.
0,25đ
+ Văn hoá :Xây dựng nền văn hoá – giáo dục mới theo phương châm dân tộc- khoa
học- đại chúng phục vụ cuộc kháng chiến. Các văn nghệ sĩ trở thành chiến sĩ trên mặt
trận văn hoá. Nếp sống văn hoá mới được xây dựng. Màng lưới y tế không ngừng chăm
lo sức khoẻ nhân dân.
0,25đ
+ Ngoại giao : Tăng cường không ngừng đoàn kết quốc tế với các nước bạn Lào,
Campuchia, các nước XHCN và các dân tộc yêu chuộng hoà bình thế giới
0,25đ
III
(2,0 điểm)
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước ( năm 1975), nhiệm vụ
chính trị cơ bản, cấp thiết cần hoàn thành của cả nước để đưa cách mạng Việt Nam
chuyển sang thời kì mới là gì ?Nhiệm vụ này được thực hiện như thế nào ?
-Nhiệm vụ : Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Vì : 0,25đ
+ Sau thắng lợi năm 1975, đất nước thống nhất về mặt lãnh thổ song mỗi miền tồn tại
một tổ chức nhà nước riêng. Do đó, để đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì
mới : cả nước đi lên xây dựng CNXH, cần phải có một Chính phủ thống nhất, một cơ
quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước. Vì vậy thống nhất đất nước về mặt
Nhà nước là nhiệm vụ chính trị cơ bản, cấp thiết cần phải hoàn thành.
0,25đ
+ Thống nhất đất nước về mặt Nhà nước vừa phù hợp nguyện vọng của nhân dân cả
nước,vừa là quy luật khách quan sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc
vừa là tâm nguyện của Bác.
0,25đ
-Qúa trình thực hiện :

+ Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ
thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Từ ngày 15 đến ngày 25-11-1975, Hội nghị Hiệp
thương chính trị thống nhất đất nước diễn ra tại Sài Gòn.
0,25
+ Ngày 25-4-1976, tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong
cả nước, kết quả bầu được 492 đại biểu.
0,25
+ Từ 24 đến 3-7-1976, Quốc hội khoá VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại
Hà Nội. Quốc hội thông qua chính sách đối nội, đối ngoại, quyết định tên nước là Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 2-7-1976), quyết định về Quốc kì, Quốc huy, Quốc
ca, thủ đô là Hà nội, thành phố Sài Gòn- Gia Định đổi là thành phố Hồ Chí Minh.
0,25
+ Ở địa phương, tổ chức thành ba cấp chính quyền : tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương., cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương. 0,25
Ý nghĩa :Tạo điều kiện thuận lợi để phát huy sức mạnh của cả nước trên con đường đi
lên CNXH. Mở ra những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế.
0,25
PHẦN RIÊNG ( 3,0 điểm)
IV.a
(3,0
điểm)
Trong giai đoạn 1952-1973, nền kinh tế nước nào phát triển nhanh chóng
được gọi là “thần kì”? Trình bày những nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát
triển đó? Trong đó nhân tố nào có ý nghĩa quan trọng nhất?
Sau khi được phục hồi, từ 1952 – 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất
là từ năm 1960 đến 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “ thần kì ”. Từ những
năm 70 trở đi , Nhât trở thành 1 trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
- Nhân tố thúc đẩy:
0,50đ
+ Ở Nhật Bản, nhân tố con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng

đầu
0,50đ
+ Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước. 0,25đ
+ Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên có tiềm lực và sức
cạnh tranh cao
0,25đ
+ Nhật Bản biết áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng
suất, chất lượng
0,50đ
+ Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp ( không vượt quá 1% GDP), nên có điều
kiện tận dụng vốn đầu tư cho kinh tế.
0,25đ
+ Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển, như nguồn viện trợ của
Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên ( 1950 – 1953), Việt Nam ( 1954 – 1975) để làm
giàu
0,25đ
- Nhân tố quan trọng nhất : nhân tố con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết
định hàng đầu cho sự phát triển kinh tế ở Nhật.
0,50đ
IV.b
(3,0
điểm)
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Nam Á có những biến đổi như thế
nào ? Trong những biến đổi đó biến đổi nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Vì sao?
Các nước đông Nam Á:
- Đông Nam Á gồm 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia,
Malaixia, Philippin, Xingapo, Mianma,Brunây và Đông Timo.
- Trước 1945 đều là thị trường và thuộc địa của tư bản Phương Tây, sau năm 1945 có
nhiều biến đổi.
0,50đ

- Biến đổi thứ nhất: Từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa trước chiến tranh thế giới
thứ hai, đến nay Đông Nam Á trở thành các nước độc lập.
1,50đ
+Việt Nam: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã giành được độc lập. Sau
đó phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp lần 2 và cuộc kháng chiến chống Mĩ
đến 1975 mới thắng lợi hoàn toàn
0,25
+Lào:Tháng 10-1945 tuyên bố độc lập. Sau đó tiến hành kháng chiến chống Pháp, Mĩ
đến tháng 12-1975 mới giành thắng lợi.


+Campuchia: Sau 1945, kháng chiến chống Pháp, Mĩ, đến năm 1975 kết thúc. Tiếp
tục chống phản động Pônpốt đến 7-1-1979 mới thắng lợi.

0,25
+ Inđônêxia: 8-1945 tuyên bố độc lập. Sau đó Hà Lan tái chiếm, ngày 15-8-1950
nước Cộng hoà Inđônêxia ra đời.
+ Malaixia: 8-1957 độc lập.

0,25
+ Philippin: 7-1946 Mĩ công nhận độc lập.
+Xingapo: 8-1957 Anh công nhận độc lập( 8-1963 tách khỏi Liên bang Malai xia)
+Thái Lan: Sau 1945 Mĩ hất chân Anh kiểm soát Thái Lan


+ Mianma: 1-1948 Anh công nhận độc lập.
+ Brunây: 1-1984 độc lập.
+Đôngtimo: 5-2002 tách khỏi Inđônêxia, trở thành quốc gia độc lập.

- Biến đổi thứ 2: Sau khi giành độc lập các nước ĐNÁ ra sức xây dựng , phát triển

kinh tế - xã hội theo những mô hình khác nhau và đạt được nhiều thành tựu to lớn
như : Malaixia, Inđônêxia,Thái Lan ( đặc biệt là Xigapo)
0,50đ
- Biến đổi thứ 3: Đến 30-4-1999 có 10/11 nước ĐNÁ là thành viên của khối (ASEAN),
đây là một liên minh kinh tế- chính trị ở khu vực, nhằm xây dựng một ĐNÁ vững mạnh,
tự lực tự cường.
0,50đ
.
Hết
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THI ĐẠI HỌC
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Môn: Lịch sử
Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian phát đề.
(Đề gồm 01 trang)
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
So sánh chủ trương chỉ đạo chiến lược, sách lược cách mạng của Đảng thời kỳ
1930-1931 với 1936- 1939? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
Câu II (2,0 điểm)
Đảng, Chính phủ và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện chủ trương, sách lược
như thế nào để đối phó với quân Pháp trong thời gian trước 06/03/1946 và từ
06/03/1946 đến trước 19/12/1946?
Câu III (3điểm).
Tại sao nói Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị tư tưởng và tổ
chức để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Những quan điểm về chiến lược
giải phóng dân tộc được Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị trong những năm 1920 – 1925 là
gì?
PHẦN TỰ CHỌN: (3 điểm)
Thí sinh chỉ được chọn một trong hai câu: Câu IV. a hoặc Câu IV. b.
Câu IV. a.(3điểm) Theo chương trình chuẩn

Trình bày và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai
siêu cường Liên

và Mĩ; giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong
những năm 70 và 80 của thế kỷ
XX? Vì sao hai nước Mĩ và Liên Xô lại tuyên bố
chấm dứt “Chiến tranh lạnh”?
Câu IV. b.(3điểm) Theo chương trình nâng cao
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Lào từ năm 1945 đến
năm 1954 diễn ra như thế nào? Mối quan hệ giữa cách mạng Lào và cách mạng Việt
Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp được biểu hiện như thế nào?
…………………Hết…………………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2015
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Câu Nội dung Điểm
ĐỀ CHÍNH THỨC
I
2điểm
a) So sánh:
- Xác định kẻ thù:
+ 1930-1931 thực dân Pháp + PK tay sai
+ 1936-1939: Bọn phản động Pháp ở thuộc địa và tay sai
- Nhiệm vụ cách mạng:
+ 1930-1931: chống TD Pháp giành độc lập dân tộc, chống phong kiến
giành ruộng đất cho dân cày.
+ 1936-1939: Chống bọn phản động Pháp ở thuộc địa và tay sai, chống
phát xít, chống chiến tranh đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ.
- Khảu hiệu cách mạng:
+ 1930-1931: Độc lập dân tộc, người cày có ruộng

+ 1936-1939: Tự do, cơm áo, hòa bình
- Tập hợp lực lương:
+ 1930- 1931: Chủ trương thành lập Hội phản đế đồng minh Đông Dương.
+ 1936- 1939: Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương sau đổi
thành Mặt trận dân chủ Đông Dương.
- Hình thức và phương pháp đấu tranh:
+ 1930- 1931: bí mật, bất hợp pháp, đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh
vũ trang
+ 1936- 1939: Kết hợp bí mật với công khai, hợp pháp với nửa hợp pháp,
chủ yếu đấu tranh chính trị.
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
b) Giải thích: Do hoàn cảnh lịch sử thay đổi ( HS nêu bối cảnh lịch sử
1936-1939 khác 1930-1931)
0,5
II
2điểm
* Chủ trương: Phân hóa cô lập kẻ thù, tránh cùng một lúc phải đối phó
với nhiều kẻ thù trong khi lực lương cách mạng còn yếu…
* Chủ trương sách lược đối với Pháp:
a) Trước 6/3/1946: Đánh thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ (dẫn chứng)
b) Từ 6/3/1946- trước19/12/1949: Hòa hoãn với Pháp
- 6/3/1946: HCM ký với Pháp hiệp định Sơ bộ 6/3 (nd, ý nghĩa)
- Chính phủ Việt Nam đàm phán với Pháp tại Đà Lạt, Phông-ten-nơ-blô…
- 14/9/1946: HCM ký với Pháp tạm ước 14/9 nhân nhượng thêm cho Pháp
một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa…
=> Ý nghĩa: sách lược khôn khéo nhờ đó ta đã loại bớt được 1 kẻ thù, có

thời gian hòa bình củng cố chính quyền, xd lực lượng chuẩn bị cho cuộc
kháng chiến sau này.
0,25
0,25
0,75
0,25
0,25
0,25
III
3điểm
* Vì: Sau khi tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn, NAQ tích cực
hoạt động nhằm truyền bá CN Mác- Lê nin về trong nước. Những hoạt
động của người từ 1920-1925 là cơ sở giải thích tại sao NAQ trược tiếp
chuẩn bị
* Chuẩn bị về tư tưởng chính trị:
- Năm 7/1920 đọc bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc
- 12/1925 NAQ tham dự Đại hội Đảng XH Pháp tại Tua
- Năm 1921 NAQ lập Hội liên hiệp thuộc địa, ra báo Người cùng khổ
- 6/1923 sang Liên xô dự Hội nghị nông dân quốc tế
- Những hoạt động của NAQ trong thời gian này chủ yếu trên mặt trận tư
tưởng chính trị nhằm truyền bá CN Mác-Lê nin về nước.
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
* Chuẩn bị về tổ chức:
- 11/1924 NAQ về Quảng Châu (TQ) để trực tiếp đào tạo cán bộ xây dựng
tổ chức cách mạng

- 6/1925 thành lập Hội VN cách mạng thanh niên là sự chuẩn bị về tổ chức
để tiến đến thành lập ĐCS Việt Nam. Vì thông qua Hội VNCMTN để
truyền bá Cn Mác-Lê nin vào VN và chính tổ chức này trong quá trình
phân hóa dẫn đến sự thành lập ĐCSVN.
* Những quan điểm về chiến lược:
- CM giải phóng dân tộc ở thuộc địa phải gắn liền với giải phóng giai cấp,
độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
- CM giải phóng dân tộc ở thuộc địa là 1 bộ phận của CM vô sản thế giới,
có quan hệ với CM vô sản chính quốc.
0.25
0.5
0.25
0.25
IV.a
3điểm
- Đầu thập niên 70, xu hướng hoà hoãn Đông – Tây đã xuất hiện.
- Biểu hiện:
+ 9/11/1972, 2 nước Đức đã lí hiệp định về những cơ sở của quan hệ 2
nước
+ Từ đầu nnhững năm 70, 2 siêu cường Xô – Mĩ đã tiến hành những cuộc
gặp gỡ cấp cao
- Tháng 8 - 1975, Mĩ và Canađa cùng với 33 nước châu Âu kí Định
ước
Henxinki, nhằm đảm bảo an ninh châu Âu và sự hợp tác giữa các nước.
Định
ước đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối nước
TBCN

XHCN ở châu Âu, tạo nên cơ chế giải quyết các vấn đề liên
quan đến hòa

bình,
an ninh châu
lục…
- Từ năm 1985, các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa nguyên thủ hai nước Xô -

diễn
ra hàng năm với các văn kiện hợp tác mà trọng tâm là thỏa
thuận về thủ tiêu
tên
lửa tầm trung ở châu Âu và cắt giảm vũ khí chiến
lược.
- Tháng 12 - 1989, M.Goócbachốp và G.Busơ (cha) đã chính thức cùng
tuyên
bố
chấm dứt Chiến tranh
lạnh
- Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra khả năng giải quyết các tranh
chấp, xung đột… trên thế giới theo những chiều hướng mới :
Vấn đề Ápganixtan, Campuchia,
Namibia…
- Sự kiện Liên bang Xô viết tan rã 25 - 12 - 1991, đánh dấu sự tan vỡ
của một
cực,
một cường quốc thì Chiến tranh lạnh mới thực sự kết thúc,
trật tự hai
cực
không còn
nữa.
- Nguyên nhân chiến tranh lạnh chấm dứt:
+ Chiến tranh đã lám uy yêu sức mạnh của Liên Xô và Mĩ.

+ Tây Âu và Nhật Bản vươn lên trở thành đối thủ đáng gờm, thách thức
Mĩ.
+ Liên Xô càng lâm vào khủng hoảng trì trệ.
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
IV.b
3điểm
* Diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào
- 23/8/1945 Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền
- 12/10/1945 Chính phủ Lào tuyên bố độc lập
- 3/1945 Thực dân Pháp trở lại xâm lược Lào
- 1946-1954 Phối hợp với VN, CPC tiến hành kháng chiến chống Pháp
- 7/1954 Pháp kí Hiệp định Giơnevơ công nhận các quyền dân tộc cơ bản
của Lào
* Mối quan hệ:
- 11/3/1951, Liên minh Việt – Miên – Lào thành lập
- Từ 8/4/1953 – 18/5/1953 Liên quân Việt – Lào mở chiến dịch Thượng
Lào giải phóng Sầm Nưa
- Trong chiến dịch Đông – Xuân 1953 – 1954 Liên quân Việt – Lào mở
nhiều chiến dịch tấn công địch làm phá sản bước đầu kế hoạch Nava. Cụ
thể:

- Đầu tháng 12/1953 Liên quân Việt – Lào mở chiến dịch Trung Lào giải
phóng Thà Khet
- Cuối 1/1954 Liên quân Việt – Lào mở chiến dịch Thượng Lào giải phóng
Phongxalì
- Trong chiến dịch ĐBP do bị án ngữ con đường Tây Bắc nên khi bị tấn
công nên địch không thể rút chạy
- Thắng lợi trong chiến dịch ĐBP buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ

0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Hết
ĐỀ THI THỬ SỐ 1
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 20156
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (3,5 điểm) Phân tích chính sách đối ngoại "Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về
nguyên tắc" của Đảng và Chính phủ cách mạng từ sau ngày 2/ 9/ 1945 đến ngày 19/ 12/ 1946.
Câu II (2,0 điểm) Trình bày thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định của quân dân ta
buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ 1954 kết thúc chiến tranh xâm lược Đông Dương.

Câu III (1,5 điểm) Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) chiến thắng nào
của quân dân miền Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược? Nêu diễn
biến chính, kết quả của chiến thắng đó.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (Câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn
Phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe – Tư bản
chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao : Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt tình hình thế giới
biến đổi như thế nào?
ĐỀ THI THỬ SỐ 2
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2015
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7 điểm)
Câu I (2 điểm): Kể tên các hình thức tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng
sản Đông Dương thành lập từ năm 1930 đến năm 1945. Nêu nhiệm vụ, mục tiêu và vai trò
của từng mặt trận?
Câu II (3 điểm); Tại sao năm 1929, ở nước ta lại diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề
thành lập Đảng Cộng sản? Cho biết kết quả và ý nghĩa của cuộc đấu tranh đó?
Câu III (2điểm): So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa chiến dịch Điện Biên
Phủ (1954) với chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) về hoàn cảnh lịch sử, nghệ thuật quân sự
(cách đánh), kết quả và ý nghĩa lịch sử?
PHẦN TỰ CHỌN: (3 điểm)
Thí sinh chỉ được chọn một trong hai câu: Câu IV. a hoặc Câu IV. b.
Câu IV. a.(3điểm) Theo chương trình chuẩn
Những nguyên nhân chung và riêng dẫn tới sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật và Tây Âu
sau chiến tranh thế giới thứ hai? Trong những nguyên nhân ấy, nguyên nhân nào là quan
trọng nhất? Vì sao?
Câu IV. b. (3điểm) Theo chương trình nâng cao
Vì sao trong cùng thời gian thuận lợi vào giữa tháng 8-1945, nhưng ở Đông Nam Á

chỉ có ba quốc gia tuyên bố độc lập, còn các nước khác giành thắng lợi ở các mức độ thấp
hơn?
…………………Hết………………
ĐÁP ÁN 1 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2015
MÔN LỊCH SỬ; KHỐI C
Câu Nội dung Điểm
Câu I
(3,5 đ)
Chính sách đối ngoại "Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc" của
Đảng và Chính phủ cách mạng từ sau ngày 02/09/1945 đến ngày 19/12/1946.
* Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (02/09/1945) gặp muôn vàn khó khăn:
Nạn đói, nạn dốt, nạn ngoại xâm Đất nước ở vào tình thế "Ngàn cân treo sợi tóc"
0,25
* Để bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám và nền độc lập dân tộc, Đảng ta đứng
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chính sách đối ngoại "Mềm dẻo về sách lược,
cứng rắn về nguyên tắc" nhằm " Hòa để tiến", "Thêm bạn bớt thù", "Lùi một bước
để tiến xa hơn". Chính sách đó được thể hiện qua hai giai đoạn:
0,25
- Từ sau ngày 02/09/1945 đến trước 06/03/1946:
+ Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc
( Nhân nhượng một số yêu sách về kinh tế, chính trị như: nhường 70 ghế trong Quốc
hội cho bọn tay sai, cho phép lưu hành các loại tiền Trung Quốc mất giá, cung cấp
một phần lương thực )
0,5
+ Quyết tâm kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
(Quân dân Nam Bộ nhất tề đứng lên chiến đấu từ ngày 23/09/1945. Nhân dân cả
nước sát cánh cùng Nam Bộ kháng chiến )
0,25
Tác dụng: Tránh trường hợp cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, hạn chế
đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay

0,5
sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng.
- Từ ngày 06/03/1946 đến ngày 19/12/1946:
+ Ngày 28/02/1946: Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết đặt ta trước sự lựa chọn:
Hoặc đánh Pháp khi Pháp ra miền Bắc, hoặc hòa hoãn với Pháp
0,25
+ Ta chọn phương án hòa với Pháp bằng việc kí Hiệp định Sơ bộ (06/03/1946) 0,25
+ Ta và Pháp tiếp tục đàm phán ở Phôngtennơblô nhưng không có kết quả, cuộc
chiến giữa ta và Pháp đang đến gần nên Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục ký với Pháp
Tạm ước 14/09/1946
0,25
Tác dụng: Phân hóa kẻ thù, tránh được cuộc chiến đấu bất lợi cho ta, đẩy được quân
Trung Hoa Dân quốc về nước, có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng
0,5
+ Tuy nhiên, ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, âm mưu cướp nước
ta một lần nữa, ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ
chiến đấu
0,25
+ Trước tình hình đó, ngày 19/12/1946, Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến, chấm dứt thời kỳ hòa hoãn giữa ta và Pháp. Cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp bùng nổ.
0,25
Câu II
(2,0 đ)
Trình bày thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định của quân dân ta buộc thực
dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ 1954 kết thúc chiến tranh xâm lược Đông
Dương.
- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Ta giành thắng lợi lớn trong đông – xuân 1953 – 1954 buộc Pháp phân tán lực
lượng, kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.

0,25
+ Trong tình hình đó, Nava tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ
điểm mạnh…
0,25
+ Tháng 12/ 1953, Bộ Chính trị TƯ Đảng họp, quyết định mở chiến dịch Điện Biên
Phủ
0,25
- Diễn biến: + Đợt 1: 13 –> 17/ 3/ 1954:
+ Đợt 2: 30/3-> 26/4 /1954
+ Đợt 3: 1/5 -> 7/5/1954
0,75
- Kết quả, ý nghĩa:+ Loại khỏi vòng chiến đấu 16200 tên địch, hạ 62 máy bay… 0,25
+ Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của
thực dân Pháp,…, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao…
0,25
Câu III
(1,5 đ)
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) thắng lợi quân sự
nào của quân dân miền Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến
tranh xâm lược? Nêu diễn biến chính, kết quả của thắng lợi đó.
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975), thắng lợi quân sự của
quân dân miền Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược là
thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972
0,5
- Ngày 30/3/1972, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị,…,
rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam
0,25
- Đến cuối tháng 6/1972, ta chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch …, loại
khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn quân Sài Gòn,…
0,5

- Tuy nhiên, sau đó quân đội Sài Gòn có sự yểm trợ của Mĩ phản công gây cho ta
nhiều thiệt hại.
0,25
Câu
IV.a
(3,0 đ)
Phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe – Tư
bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô – Mĩ nhanh chóng chuyển
sang thế đối đầu, đi tới tình trạng chiến tranh lạnh, kéo theo là tình trạng chiến tranh
lạnh giữa hai phe…
0,5
- 3/1947, “Học thuyết Truman” khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối
với Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu ÚSD cho Hi lạp và Thổ Nhĩ Kì…Học
thuyết này nhằm củng cố chính quyền phản động…, biến hai nước này thành căn cứ
tiền phương chống Liên Xô…
0,5
- 6/1947, “Kế hoạch Macsan” viện trợ 17 tỉ USD cho các nước Tây Âu…Kế hoạch
Macsan được thực hiện đã tạo nên sự phân chia đối lập giữa các nước Đông Âu
XHCN và Tây Âu TBCN
0,5
- 4/1949, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ra đời …Đây là liên minh quân sự
lớn nhất …do Mĩ cầm đầu nhằm chống …
0,5
- Trước tình hình đó, Liên Xô và các nước Đông Âu cũng liên kết thành lập các tổ
chức: Hội đồng tương trợ kinh tế (1/1949) nhằm hợp tác giúp đỡ nhau để phát triển
kinh tế; Tổ chức Hiệp ước Vacsava (5/1955) – Liên minh chính trị - quân sự mang
tính phòng thủ của các nước XHCN. Với những sự kiện này, chiến tranh lạnh đã bao
trùm cả thế giới.
1,0

Câu
IV.b
(3,0 đ)
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt tình hình thế giới biến đổi như thế nào?
Từ sau năm 1991, khi tình trạng chiến tranh lạnh thực sự chấm dứt, tình hình thế
giới diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp theo các xu thế chính sau:
0,5
- Trật tự hai cực đã sụp đổ, trật tự thế giới mới đang hình thành theo xu hướng “đa
cực”…
0,5
- Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung phát triển kinh tế… 0,5
- Mĩ có lợi thế tạm thời nên ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực”… nhưng
không dễ dàng.
0,5
- Hòa bình thế giới được củng cố nhưng ở nhiều k/vực tình hình lại không ổn định… 0,5
Bước sang thế kỉ XXI, các quốc gia - dân tộc đứng trước những thời cơ phát triển
thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức gay gắt, đặc biệt là chủ
nghĩa khủng bố với nhiều nguy cơ khó lường
0,5
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 2 ĐẠI HỌC NĂM 2015
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Câu Nội dung Điểm
I
2 điểm
- Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (7-1936), đến tháng 8-1938 đổi
thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.
+ Nhiệm vụ và mục tiêu: Tập hợp mọi tầng lớp, giai cấp, cá nhân yêu nước, không phân
biệt tôn giáo, đảng phái nhằm chống phát xít đòi tự do, dân sinh,
+ Vai trò: Đoàn kết quần chúng nhân dân, tổ chức đấu tranh dân chủ công khai với nhiều
hình thức phong phú, góp phần XD lực lượng chính trị của quần chúng, đóng góp vào

thắng lợi của CM 8-1945.
- Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (11-1939)
+ Nhiệm vụ và mục tiêu: Đoàn kết mọi tầng lớp, giai cấp, cá nhân yêu nước, không phân
biệt tôn giáo, đảng phái nhằm mũi nhọn vào đế quốc phát xít và tay sai, đấu tranh giải
phóng dân tộc
+ Vai trò: Đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ gpdt. Dưới ảnh
hưởng của Mặt trận nhân dân bước vào thời kỳ đấu tranh vũ trang gpdt.
- Mặt trận Việt Minh (19-5-1941)
+ Nhiệm vụ và mục tiêu: Tập hợp mọi người VN yêu nước nhằm chống đế quốc phát
xít Pháp – Nhật
+ Vai trò: Góp phần cùng Đảng xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ
địa chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. Cùng Đảng tổ chức thắng lợi cao trào kháng Nhật và
Tổng khởi nghĩa tháng tám, đưa đến sự ra đời của nước VNDCCH.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
II
3 điểm
- Nguyên nhân: + Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân kết thành làn sóng
dân tộc thực tiễn đòi hỏi cần có 1 chính đảng vô sản lãnh đạo
+ Hội VN CM thanh niên không còn đủ khả năng để tiếp tục lãnh đạo
+ Bắc kỳ là nơi phong trào CM phát triển mạnh nhất Vì thế họ nhận thấy cần thiết phải
thành lập 1 đảng vô sản. Ở Trung kỳ và Nam kỳ phong trào CM phát triển không mạnh
bằng BKỳ do đó những người đứng đầu Hội VNCMTN ở đây chưa nhìn thấy yêu cầu cấp
thiết phải thành lập 1 đảng VS.

+ 3-1929, những Hội viên tiên tiến ở B. Kỳ đã thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên , tiến
hành vận động thành lập ĐCS.
+ Tại ĐH lần thứ nhất của Hội VNCMTN 5-1929 ở Hương Cảng (TQ) diễn ra cuộc đấu
tranh gay gắt xung quanh vấn đề thành lập ĐCS. Đoàn Bắc kỳ đưa ra yêu cầu nhưng
không được chấp thuận
- Kết quả: + 7/1929 Đông Dương CS Đảng ra đời
+ 8/1929 An Nam CS Đảng
+ 9/1929 Đông Dương CS Đảng
- Ý nghĩa:
+ Sự ra đời là 1 xu thế khách quan
+ Khẳng định bước phát triển nhảy vọt của CM VN
+ Đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng CSVN
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5
III
2điểm
a. Về hoàn cảnh lịch sử, nghệ thuật quân sự:
- Giống nhau: + Đều là 2 trận quyết chiến chiến lược, là đỉnh cao của 2 cuộc tiến công
chiến lược (đông – xuân 1953-1954 và Xuân 1975).
+ Đều được tập trung lực lượng đến mức cao nhất: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến
thắng” (trong chiến dịch ĐBP) và “Tập trung đến mức cao nhất mọi lực lượng và phương
tiện vật chất kỹ thuật” (chiến dịch HCM)
+ Cả 2 chiến dịch ta chủ động tiến công và mang tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân,

chiến tranh giải phóng dân tộc.
- Khác nhau: + Chiến dịch ĐBP được mở ra khi chưa có Hiệp định Giơ ne vơ; chiến dịch
HCM mở ra khi có HĐ Pa ri.
+ Địa bàn mở chiến dịch: Chiến dịch ĐBP rừng núi; Chiến dịch HCM đồng bằng và thành
phố.
+ Phương châm: Chiến dịch ĐBP đánh chắc tiến chắc; Chiến dịch HCM thần tốc, táo bạo,
0.5
0.5
bất ngờ, chắc thắng.
+ Thời gian: Chiến dịch ĐBP dài hơn so với chiến dịch HCM
+ Hình thức: Chiến dịch ĐBP tiến công quân sự của lực lượng vũ trang; Chiến dịch HCM
kết hợp tiến công quân sự của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng
+ Đối tượng tiến công: Chiến dịch ĐBP chủ yếu là quân viễn chinh Pháp; Chiến dịch
ĐBP chủ yếu là quân đội Sài Gòn (quân Mĩ đã rút hết về nước).
b. Kết quả - ý nghĩa:
- Giống nhau: Đều giành thắng lợi và là thắng lợi vĩ đại trong lịch sử đấu tranh gpdt
- Khác nhau:
+ Chiến thắng ĐBP đã đập tan kế hoạch Na va, giáng đòn quyết định vào ý chí XL của
Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh
trên bàn đàm phán ở Hội nghị Giơ ne vơ, kết thúc chiên tranh.
+ Chiến dịch HCM thắng lợi kết thúc 21 năm K/C chống Mĩ, 30 năm gpdt bảo vệ Tổ quốc
từ sau CM tháng tám năm 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc
trên đất nước ta. Trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân, thống
nhất đất nước.
0.25
0.75
IV.a
3điểm
- Nguyên nhân chung: + Dựa vào KH – KT
+ Nhờ vào trình độ tập trung SX

+ Vai trò điều tiết của Nhà nước
- Nguyên nhân riêng: + Mĩ: Ít tổn thất trong 2 cuộc chiến tranh Có nguồn tài nguyên
+ Tây Âu: Tranh thủ vốn từ bên ngoài, giá nguyên liệu nhập từ thế giới thứ ba rẻ, hợp tác
EC có hiệu quả
+ Nhật: Chi phí cho quốc phòng thấp, biên chế hành chính gọn nhẹ, len lách vào thị
trường nước khác, có truyền thống tự lực, lợi dụng nguồn vốn từ bên ngoài
- Nguyên nhân quan trọng: Áp dụng KH-KT
- Vì: + Nhờ áp dụng KHKT đã tăng năng suất, hạ giá thành và có khả năng cạnh tranh
cao
+ Trong những năm 50 – 70 thế kỷ XX trở đi hệ thống thuộc địa của CNTB sụp đổ. Điều
đó có nghĩa là nguồn nhân công rẻ mạt, tài nguyên từ các nước thuộc địa đã hết. Nhưng
các nước này vẫn phát triển nhanh chóng chứng tỏ KT phát triển là do áp dụng KHKT.
+ Các nước nghèo tài nguyên (dầu mỏ, khoáng sản ) ở Tây Âu, Nhật nhưng đạt được
nhiều thành tựu kỳ diệu về kinh tế, vì vậy KT phát triển của các nước này là do áp dụng
KHKT. Còn những nước có nhiều dầu mỏ như khối các nước Ả rập, Brunây lại không
phải nước có nền KT phát triển do họ dùng dầu mỏ để xuất khẩu.
+ Ngày nay, những nước nào nắm được KHKT và công nghệ, làm chủ khoa học thì nước
đó vươn lên, ngược lại sẽ bị tụt hậu.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
IV.b

3điểm
- Giữa tháng 8-1945, một thời cơ, điều kiện vô cùng thuận lợi đối với các nước ĐNA
- Tuy nhiên trong 1945 chỉ có 3 nước ĐNA tuyên bố được độc lập Inđô nê xia, VN và
Lào, còn các nước khác Mã lai, Miến Điện, Phi líp pin mới chỉ giải phóng được số vùng
lãnh thổ.
- Nguyên nhân: + Muốn giành được độc lập phải có điều kiện khách quan và chủ quan
thuận lợi
+ Điều kiện KQ là Nhật đầu hàng, các nước đồng minh không kịp quay trở lại
+ ĐK chủ quan là sự chủ bị của mỗi nước
+ Tình hình ở Inđô nê xia, VN và Lào có đủ những điều kiện này:
• Inđô nê xia: Khi Nhật đầu hàng, các đảng phái như Đảng quốc dân, đặc biệt tổ
chức thanh niên chống Nhật của công nhân, nông dân, trí thức do được chuẩn bị
nên đã nhanh chóng giành được chính quyền. Vì vậy, Xu các nô – lãnh tụ Đảng
quốc dân, soạn thảo và đọc tuyên ngôn độc lập 17/8/1945.
• VN có sự chuẩn bị trong suốt 15 năm qua 3 cuộc tập dượt Khi thời cơ đến Đảng
đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn

0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
quốc
• Lào: Dưới sự lãnh đạo của Đảng CSĐD, nhân dân Lào cũng đã chớp thời cơ nổi
dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập 12/10/1945.
+ Các nước ĐNA khác, xu hướng thân đồng minh rất rõ, họ muốn dựa vào đồng minh để
đánh Nhật, giành độc lập cho đất nước (Mã lai, Miến điên ) Sự hợp tác này dẫn đến quân
Anh, Mĩ trở lại các nước này rất sớm, nên khi Nhật thất bại, thời cơ giành độc lập đã bị bỏ

lỡ.
0.25
0.5
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (3,0 điểm)
Trình bày khái quát quá trình thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Hãy nêu những nội dung cơ
bản của hiến chương Liên hợp quốc. Cơ quan nào của Liên hợp quốc có vai trò quan trọng nhất
trong việc duy trì hoà bình, an ninh thế giới ? Tại sao ?
Câu II (2,0 điểm)
Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng Sản Việt Nam được triệu tập trong hoàn cảnh lịch sử
nào? Hãy nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của hội nghị.
Câu III (2,0 điểm)
Vì sao Đảng và chính phủ ta phải ký với Pháp bản hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946? Việc ký
hiệp định sơ bộ 6-3-1946 có tác dụng gì đối với cách mạng Việt Nam năm 1946 ?
II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
. Trong thời kỳ từ 1941 đến 1945 sự kiện lịch sử nào đã hoàn chỉnh quá trình chuyển hướng của
Đảng Đảng cộng sản Đông Dương. Trình bày những nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của sự kiện
đó.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Hãy nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận
những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.
Hết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu Nội dung kiến thức Điểm

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3
ĐỀ THI THỬ SỐ 1

KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2015
Môn thi: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1
3
diểm
Trình bày khái quát quá trình thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Hãy nêu những nội dung cơ bản
của hiến chương Liên hợp quốc. Cơ quan nào của Liên hợp quốc có vai trò quan trọng nhất trong
việc duy trì hoà bình, an ninh thế giới ? Tại sao ?
+Quá trình thành lập:
- Hội nghị Ianta (2/1945) ba cường quốc Liên Xô, Mĩ , Anh thoả thuận về việc thành lập tổ
chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới
0.25 đ
- Từ 25/4 đến 26/6/1945 hội nghị quốc tế họp tại Xanfranxixcô (Mĩ) với sự tham gia của đại
biểu 50 nước thông qua bản hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc
0.25 đ
- Ngày 24/10/1945 Sau khi được các nước phê chuẩn bản hiến chương chính thức có hiệu lực 0.25 đ
+Nội dung cơ bản của hiến chương:
- Nêu rõ mục đích của Liên hợp quốc là là duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển các
mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở
tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc
0.5
- Xác định các nguyên tắc của Liên hợp quốc là :
* Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
* Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
* Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào
* Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình
* Chung sông hoà bình và sự nhất trí của 5 nước lớn ( Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung
Quốc)
1.0 đ

- Qui định bộ máy của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính : Đại hội đồng, Hội đồng bảo an,
Hội đồng kinh tế và xã hội, Hội đồng quản thác, Toà án quốc tế, Ban thư ký
0.25 đ
+ Cơ quan có vai trò quan trọng:
- Hội đồng bảo an là cơ quan giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế
giới. Mọi quyết định của hội đồng bảo an phải được sự nhất trí của 5 nước uỷ viên thường
trực là Liên Xô ( nay là LB Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc. mới được thông qua và có
giá trị
0.5 đ
Câu 2
2
điểm
Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng Sản Việt Nam được triệu tập trong hoàn cảnh lịch sử nào?
Hãy nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của hội nghị.
+Hoàn cảnh:
- Năm 1929 phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân
dân yêu nước phát triễn mạnh mẽ… giai cấp công nhân trở thành lực lượng tiên phong
0.25 đ
- Trong khi đó 3 tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ , công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh
hưởng…phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ…
0.25 đ
- Với cương vị là phái viên của Quốc Tế Cộng Sản , Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập
hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản từ ngày 6/1 đến 7/2/1930 tại Cửu Long ( Hương Cảng
– Trung Quốc)
0.25đ
+ Nội dung:
- Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản và nêu
chương trình hội nghị
0.25đ
- Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất

lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam
0.25đ
- Hội nghị thông qua chính cương vắn tắt…, sách lược vắn tắt… do Nguyễn Ái Quốc soạn
thảo . Đó là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam
- Hội nghị đã cử ra BCH lâm thời gồm 7 uỷ viên 0.25đ
+Ý nghĩa:
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử của một đại hội
thành lập Đảng
0.25đ
Câu 3
2
điểm
Vì sao Đảng và chính phủ ta phải ký với Pháp bản hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946? Việc ký hiệp
định sơ bộ 6-3-1946 có tác dụng gì đối với cách mạng Việt Nam năm 1946 ?
+Vì sao:
- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam bộ và Nam trung bộ Pháp thực hiện kế hoạch tiến
0.25 đ
quân ra bắc nhằm thôn tính cả nước ta , chúng ký với chính phủ Trung Hoa dân quốc hiệp
ước Hoa – Pháp ngày 28-2-1946
- Theo hiệp ước Hoa – Pháp: chính phủ Trung hoa dân quốc nhường cho Pháp ra Bắc làm
nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhât, quân Pháp nhường cho Trung Hoa Dân quốc một số quyền
lợi kinh tế ở Trung Quốc….
0.25đ
- Hiệp ước Hoa-Pháp đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn: Hoặc cầm súng chiến đấu chống
Pháp , hoặc hoà hoãn nhân nhượng với Pháp để tránh tình trạng cùng lúc đối phó nhiều kẻ
thù
0.25đ
- Ngày 3-3-1946 TƯ Đảng chọn giải pháp “Hoà để tiến”, Ngày 6-3-1946 chủ tịch Hồ Chí
Minh ký với đại diện chính phủ Pháp “Hiệp định sơ bộ”
0.5đ

+Tác dụng:
Ký hiệp định sơ bộ hoà hoãn với Pháp ta đã tránh được một cuộc chiến đấu bất lợi vì phải
chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc , đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc ra khỏi
nước ta , có thêm thời gian hoà bình để củng cố chính quyền cách mạng chuẩn bị lực lượng
cho một cuộc kháng chiến lâu dài
0.75
Câu
4a
3
điểm
Trong thời kỳ từ 1941 đến 1945 sự kiện lịch sử nào đã hoàn chỉnh quá trình chuyển hướng của
Đảng Đảng cộng sản Đông Dương. Trình bày những nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của sự
kiện đó.
- - Hội nghị BCH TƯ Đảng Cộng Sản Đông Dương lần thứ 8 từ ngày 10 đến 19/5/1941 tại
Pắc Bó-Hà Quảng-Cao Bằng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển
hướng của Đảng được đề ra từ hội nghị BCH TƯ tháng 11 năm 1939
0.75đ
- Nội dung:
- Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc
0.25đ
- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô giảm thuế, chia lại ruộng
công tiến tới người cày có ruộng
0.25đ
- Sau khi đánh đuổi Pháp – Nhật sẽ thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà
0.25đ
- Thành lập mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) thay cho mặt trận thống nhất
dân tộc phản đế Đông Dương, thay tên các hội phản đế thành hội cứu quốc
0.25
- Xác định hình thái của khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa 0.25

- Nhấn mạnh: Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ của trung tâm của toàn Đảng, toàn dân 0.25đ
- Ý nghĩa:
- Hội nghị lần thứ 8 BCH TƯ Đảng có ý nghĩa lịch sử to lớn , đã hoàn chỉnh chủ trương
được đề ra từ hội nghị TƯ tháng 11-1939 nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là
độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu ấy
0.75đ
Câu
4b
3
điểm
Hãy nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận
những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.
- Hiệp định Giơ ne vơ 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận các
quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương được các cường quốc và các nước
tham gia hội nghị cam kết tôn trọng
0.5đ
- Nội dung:
- Các nước tham gia hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương, cam kết không can thiệp
vào công việc nội bộ của 3 nước
0.5đ
- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hoà bình ở Đông Dương, thực hiện tập kết chuyển
quân và chuyển giao khu vực. Ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời, ở Lào lực
lượng kháng chiến tập kết ở 2 tỉnh Sầm nưa và phongxalì, ở Cămpuchia lực lượng kháng
chiến phục viên tại chỗ, không có vùng tập kết
0.5đ
- Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.
Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương
không được tham gia bất kỳ khối liên minh quân sự nào…
0.5d

- Việt Nam tiến tới thống nhất tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956 dưới sự
kiểm soát và giám sát của một uỷ ban quốc tế… Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về
những người ký hiệp định và những người kế tục họ
0.5đ
- Ý nghĩa:
- Hiệp định Giơnevơ đánh dấu sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân
ta. Buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược rút hết quân về nước, làm thất bại âm mưu
kéo dài, mở rộng và quốc tế hoá chiến tranh Đông Dương của Mĩ
0.5đ
Hết
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7 điểm)
Câu I (2 điểm)
Kể tên các hình thức tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản Đông Dương
thành lập từ năm 1930 đến năm 1945. Nêu nhiệm vụ, mục tiêu và vai trò của từng mặt trận?
Câu II (3 điểm)
Tại sao năm 1929, ở nước ta lại diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập Đảng
Cộng sản? Cho biết kết quả và ý nghĩa của cuộc đấu tranh đó?
Câu III (2điểm).
So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) với
chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) về hoàn cảnh lịch sử, nghệ thuật quân sự (cách đánh), kết quả và ý
nghĩa lịch sử?
PHẦN TỰ CHỌN: (3 điểm)
Thí sinh chỉ được chọn một trong hai câu: Câu IV. a hoặc Câu IV. b.
Câu IV. a.(3điểm) Theo chương trình chuẩn
Những nguyên nhân chung và riêng dẫn tới sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật và Tây Âu sau
chiến tranh thế giới thứ hai? Trong những nguyên nhân ấy, nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì
sao?
Câu IV. b. (3điểm) Theo chương trình nâng cao
Vì sao trong cùng thời gian thuận lợi vào giữa tháng 8-1945, nhưng ở Đông Nam Á chỉ có
ba quốc gia tuyên bố độc lập, còn các nước khác giành thắng lợi ở các mức độ thấp hơn?

…………………Hết…………………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THI ĐẠI HỌC
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Môn: Lịch sử
Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian phát đề.
(Đề gồm 01 trang)
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2015
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Câu Nội dung Điểm
I
2
điểm
- Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (7-1936), đến tháng 8-1938 đổi thành
Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.
+ Nhiệm vụ và mục tiêu: Tập hợp mọi tầng lớp, giai cấp, cá nhân yêu nước, không phân biệt tôn
giáo, đảng phái nhằm chống phát xít đòi tự do, dân sinh,
+ Vai trò: Đoàn kết quần chúng nhân dân, tổ chức đấu tranh dân chủ công khai với nhiều hình
thức phong phú, góp phần XD lực lượng chính trị của quần chúng, đóng góp vào thắng lợi của
CM 8-1945.
- Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (11-1939)
+ Nhiệm vụ và mục tiêu: Đoàn kết mọi tầng lớp, giai cấp, cá nhân yêu nước, không phân biệt tôn
giáo, đảng phái nhằm mũi nhọn vào đế quốc phát xít và tay sai, đấu tranh giải phóng dân tộc
+ Vai trò: Đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ gpdt. Dưới ảnh hưởng của
Mặt trận nhân dân bước vào thời kỳ đấu tranh vũ trang gpdt.
- Mặt trận Việt Minh (19-5-1941)
+ Nhiệm vụ và mục tiêu: Tập hợp mọi người VN yêu nước nhằm chống đế quốc phát xít Pháp –
Nhật

+ Vai trò: Góp phần cùng Đảng xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa chuẩn
bị cho Tổng khởi nghĩa. Cùng Đảng tổ chức thắng lợi cao trào kháng Nhật và Tổng khởi nghĩa
tháng tám, đưa đến sự ra đời của nước VNDCCH.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
II
3
điểm
- Nguyên nhân: + Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân kết thành làn sóng dân tộc
thực tiễn đòi hỏi cần có 1 chính đảng vô sản lãnh đạo
+ Hội VN CM thanh niên không còn đủ khả năng để tiếp tục lãnh đạo
+ Bắc kỳ là nơi phong trào CM phát triển mạnh nhất Vì thế họ nhận thấy cần thiết phải thành lập
1 đảng vô sản. Ở Trung kỳ và Nam kỳ phong trào CM phát triển không mạnh bằng BKỳ do đó
những người đứng đầu Hội VNCMTN ở đây chưa nhìn thấy yêu cầu cấp thiết phải thành lập 1
đảng VS.
+ 3-1929, những Hội viên tiên tiến ở B. Kỳ đã thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên , tiến hành vận
động thành lập ĐCS.
+ Tại ĐH lần thứ nhất của Hội VNCMTN 5-1929 ở Hương Cảng (TQ) diễn ra cuộc đấu tranh gay
gắt xung quanh vấn đề thành lập ĐCS. Đoàn Bắc kỳ đưa ra yêu cầu nhưng không được chấp
thuận
- Kết quả: + 7/1929 Đông Dương CS Đảng ra đời
+ 8/1929 An Nam CS Đảng
+ 9/1929 Đông Dương CS Đảng
- Ý nghĩa:

+ Sự ra đời là 1 xu thế khách quan
+ Khẳng định bước phát triển nhảy vọt của CM VN
+ Đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng CSVN
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5
a. Về hoàn cảnh lịch sử, nghệ thuật quân sự:
III
2điểm
- Giống nhau: + Đều là 2 trận quyết chiến chiến lược, là đỉnh cao của 2 cuộc tiến công chiến lược
(đông – xuân 1953-1954 và Xuân 1975).
+ Đều được tập trung lực lượng đến mức cao nhất: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”
(trong chiến dịch ĐBP) và “Tập trung đến mức cao nhất mọi lực lượng và phương tiện vật chất kỹ
thuật” (chiến dịch HCM)
+ Cả 2 chiến dịch ta chủ động tiến công và mang tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân, chiến
tranh giải phóng dân tộc.
- Khác nhau: + Chiến dịch ĐBP được mở ra khi chưa có Hiệp định Giơ ne vơ; chiến dịch HCM
mở ra khi có HĐ Pa ri.
+ Địa bàn mở chiến dịch: Chiến dịch ĐBP rừng núi; Chiến dịch HCM đồng bằng và thành phố.
+ Phương châm: Chiến dịch ĐBP đánh chắc tiến chắc; Chiến dịch HCM thần tốc, táo bạo, bất ngờ,
chắc thắng.
+ Thời gian: Chiến dịch ĐBP dài hơn so với chiến dịch HCM
+ Hình thức: Chiến dịch ĐBP tiến công quân sự của lực lượng vũ trang; Chiến dịch HCM kết hợp
tiến công quân sự của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng

+ Đối tượng tiến công: Chiến dịch ĐBP chủ yếu là quân viễn chinh Pháp; Chiến dịch ĐBP chủ yếu
là quân đội Sài Gòn (quân Mĩ đã rút hết về nước).
b. Kết quả - ý nghĩa:
- Giống nhau: Đều giành thắng lợi và là thắng lợi vĩ đại trong lịch sử đấu tranh gpdt
- Khác nhau:
+ Chiến thắng ĐBP đã đập tan kế hoạch Na va, giáng đòn quyết định vào ý chí XL của Pháp, làm
xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán ở
Hội nghị Giơ ne vơ, kết thúc chiên tranh.
+ Chiến dịch HCM thắng lợi kết thúc 21 năm K/C chống Mĩ, 30 năm gpdt bảo vệ Tổ quốc từ sau
CM tháng tám năm 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên đất nước ta.
Trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
IV.a
3điểm
- Nguyên nhân chung: + Dựa vào KH – KT
+ Nhờ vào trình độ tập trung SX
+ Vai trò điều tiết của Nhà nước
- Nguyên nhân riêng: + Mĩ: Ít tổn thất trong 2 cuộc chiến tranh Có nguồn tài nguyên
+ Tây Âu: Tranh thủ vốn từ bên ngoài, giá nguyên liệu nhập từ thế giới thứ ba rẻ, hợp tác EC có
hiệu quả
+ Nhật: Chi phí cho quốc phòng thấp, biên chế hành chính gọn nhẹ, len lách vào thị trường nước
khác, có truyền thống tự lực, lợi dụng nguồn vốn từ bên ngoài
- Nguyên nhân quan trọng: Áp dụng KH-KT
- Vì: + Nhờ áp dụng KHKT đã tăng năng suất, hạ giá thành và có khả năng cạnh tranh cao
+ Trong những năm 50 – 70 thế kỷ XX trở đi hệ thống thuộc địa của CNTB sụp đổ. Điều đó có
nghĩa là nguồn nhân công rẻ mạt, tài nguyên từ các nước thuộc địa đã hết. Nhưng các nước này vẫn
phát triển nhanh chóng chứng tỏ KT phát triển là do áp dụng KHKT.
+ Các nước nghèo tài nguyên (dầu mỏ, khoáng sản ) ở Tây Âu, Nhật nhưng đạt được nhiều thành
tựu kỳ diệu về kinh tế, vì vậy KT phát triển của các nước này là do áp dụng KHKT. Còn những
nước có nhiều dầu mỏ như khối các nước Ả rập, Brunây lại không phải nước có nền KT phát
triển do họ dùng dầu mỏ để xuất khẩu.

+ Ngày nay, những nước nào nắm được KHKT và công nghệ, làm chủ khoa học thì nước đó vươn
lên, ngược lại sẽ bị tụt hậu. 0.25
IV.b
3điểm
- Giữa tháng 8-1945, một thời cơ, điều kiện vô cùng thuận lợi đối với các nước ĐNA
- Tuy nhiên trong 1945 chỉ có 3 nước ĐNA tuyên bố được độc lập Inđô nê xia, VN và Lào, còn các
nước khác Mã lai, Miến Điện, Phi líp pin mới chỉ giải phóng được số vùng lãnh thổ.
- Nguyên nhân: + Muốn giành được độc lập phải có điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi
+ Điều kiện KQ là Nhật đầu hàng, các nước đồng minh không kịp quay trở lại
+ ĐK chủ quan là sự chủ bị của mỗi nước
+ Tình hình ở Inđô nê xia, VN và Lào có đủ những điều kiện này:
• Inđô nê xia: Khi Nhật đầu hàng, các đảng phái như Đảng quốc dân, đặc biệt tổ chức thanh
niên chống Nhật của công nhân, nông dân, trí thức do được chuẩn bị nên đã nhanh chóng

0.25

×