Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

PHÂN TÍCH BIỂU HIỆN MÔI TRƯỜNG CỦA THƯ VIỆN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.65 MB, 27 trang )

PHÂN TÍCH BIỂU HIỆN MÔI
TRƯỜNG
CỦA THƯ VIỆN TỔNG HỢP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nhóm 10:
Nguyễn Hoài Vũ
Phạm Khắc Tuy
Trần Như Linh
Nguyễn Duy Hưởng
Nguyễn Tất Đạt
Nguyễn Văn Hoang
Tào Lâm Duy
Trần Minh Cảnh
Vũ Đình Trúc
Nguyễn Quốc Việt
Thái Thị Trang Thuỳ
Nguyễn Vũ Huy
BEGIN
321
I.Giới thiệu thư viện
tổng hợp thành phố
Hồ Chí Minh
II.Sự đổi thay của
các yếu tố môi
trường xung
quanh thư viện
Tổng hợp thành
phố Hồ Chí Minh
III.Các biểu hiện
môi trường, giải
pháp kiến trúc và


hiệu quả của
chúng
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
I
GIỚI THIỆU THƯ VIỆN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
Thư viện tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng vào năm
1968 do KTS Bùi Quang Hạnh thiết kế theo xu hướng kiến trúc hiện đại mang
tính dân tộc, tọa lạc tại số 69 Lý Tự Trọng Quận.1, TP.HCM, Việt Nam.
Thư viện được xây cao 16 tầng chia làm 2 khối gần như phân biệt:
Khối thứ nhất là một dãy nhà 71 m, ngang 23
m, gồm một tầng hầm, một tầng trệt và 2
tầng lầu, dùng làm các phòng đọc, một sân
thượng rộng rãi ngay phía trên lầu II.
Khối thứ nhì nằm giữa, vuông vức và vọt lên
như một ngọn tháp, 14 tầng, cao 43 m, dành
làm kho chứa tài liệu,…
MB TRỆT
MB TẦNG 2
II
SỰ THAY ĐỔI CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
THƯ VIỆN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Môi trường sinh thái:
Thời điểm xây dựng công trình, mật độ cây xanh của thành phố nhiều hơn
bây giờ, không khí trong lành hơn do mật độ xe cộ thấp. Ngày nay, môi
trường sinh thái xung quanh thư viện đang có dấu hiệu xuống cấp và ô nhiễm
Môi trường kinh tế - xã hội: Nằm ở giữa quận 1 là trung tâm của|thành
phố Hồ Chí Minh, phát triển thiên về các lĩnh vực như: Hành chính và ngoại
giao, Dịch vụ - Tài chính - Ngân hàng, Văn hoá - Du lịch - Thương mại Các
công trình hiện đại xung quanh đang phát triển nhanh chóng. Việc chưa khai

thác hết tiềm năng của thư viện để tạo điểm đến văn hóa hấp dẫn cho người
dân thành phố, đồng thời việc quản lý và sử dụng khuôn viên còn nhiều thiếu
sót, làm mất đi không gian văn hóa cho người sử dụng.

Ảnh chụp
năm 1961
Môi trường vi khí hậu:
Ánh sáng: Các yếu tố mặt nước phản xạ hắt ánh sáng vào công trình và các
lam trang trí giúp công trình nhận ánh sáng trên mặt đứng nhiều hơn. Các bề
mặt cũng được lấy sáng tự nhiên hiệu quả.
Gió: công trình không trực tiếp đón các hướng gió chính nhưng đã giải
quyết được các vấn đề lưu thông gió bằng cây xanh và mặt nước. Hệ thống
này có tường hoa gió, cửa sổ tường ngoài mỗi tầng nhà theo yêu cầu thông
gió. Ban đêm, thông gió dùng không khí bên ngoài được tăng cường để thải
nhiệt đã tích lũy suốt ngày ở trong nhà, tường và sàn. Đó là 1 kĩ thuật tiết
kiệm năng lượng vận hành có kết quả theo lý thuyết tích lũy nhiệt.
Tiếng ồn: mật độ xe 2 đường chính rất cao , nên công trình phải lùi vào sâu
và cách ly với khu vực bên ngoài bằng khuôn viên bao quanh
II
SỰ THAY ĐỔI CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
THƯ VIỆN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1

Thông gió
2

. Tiện nghi nhiệt
3

Tiện nghi nhìn

4

Cách âm, chống ồn
III. CÁC BIỂU HIỆN MÔI
TRƯỜNG, GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC
VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHÚNG
III
1. Thông gió
Tác động của gió đến tp Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh
chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc –
Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ|Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6|m/s, vào
mùa mưa, bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 10, mang nhiều hơi ẩm. Gió Gió Bắc –
Ðông Bắc từ|biển Đông, tốc độ trung bình 2,4|m/s, vào mùa khô, bắt đầu từ
tháng 10 tới tháng 2 năm sau, hơi ẩm ít và lạnh. Ngoài ra còn có|gió tín
phong|theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng|tháng 2|tới tháng 5, trung
bình 3,7|m/s, gió này mát mẻ, không gây mưa, đây là hướng gió tốt mà công
trình cần đón.
(tham khảo từ chương trình Vasari)
III
1. Thông gió
Vị trí khu đất của Thư viện nằm ở trung tâm thành phố, địa hình
bằng phẳng, mật độ xây dựng cao và nhiều nhà cao tầng cho nên
một phần nào đó giảm sức gió tác động đến công trình
Riêng trong khu đất thì mật độ xây dựng thư viện khoảng 20%, mật độ cây
xanh lớn => giảm sức gió thổi vào công trình, chỉ có khối cao tầng là chịu tác
động bởi gió nhiều hơn
Công trình hợp từ hai khối:
khối hình chữ nhật ngang
thấp tầng và khối hình vuông
cao tầng. Cả khối công trình

trải dài theo hướng tây nam –
đông bắc => giúp công trình
giảm sự tác động của gió tây
– tây nam mang mưa nhiều và
độ ẩm cao, đón gió nam –
đông nam mát mẻ, không gây
mưa. (nguồn từ chương trình
Autodesk Vasari)
III
1. Thông gió
Trong các hướng gió tác động đến thư viện thì gió tây – tây nam
thổi mạnh, trung bình 3,6m/s, và thổi vào thời gian dài; sau đó là gió
nam – đông nam thổi mạnh, 3,7m/s, nhưng hoạt động ngắn hơn => Do đó
mặt tiền hướng tây nam và đông bắc của công trình ít trổ cửa hay có bố trí
hoa gió (để ít bị mưa tác động), mặc khác mặt tiền hướng đông nam và tây
bắc có rất nhiều hoa gió và trổ cửa nhiều (giúp thông thoáng, làm mát công
trình).
Lớp hoa gió ở mặt tiền
tây bắc
Lớp cửa sổ có thể chủ
động mở cửa tùy lúc
III
1. Thông gió
Giải pháp tận dụng gió để làm mát công trình: gió đi qua hai lớp
mái làm giảm nhiệt độ mái; gió đi qua hành lang giữa hoa gió và
lớp cửa đối lưu đưa lượng nhiệt bức xạ ra ngoài công trình
III
1. Thông gió
Ở mặt tiền tây bắc có hồ nước trải dài theo
công trình kết hợp với gió, cây xanh làm

không gian vi khí hậu trong công trình
Kết luận: Ưu điểm:
Hướng công trình tránh gió tây – tây nam mưa nhiều và ẩm ướt, đón gió nam
– đông nam mát mẻ.
Sử dụng hoa gió, lấy gió từ từ vào công trình, không ồ ạt
Sử dụng hệ thống cửa rộng, đóng mở theo chủ định, lấy gió vào phòng đọc,
thông gió xuyên phòng.
Định hướng gió đến các khe mái hai lớp làm mát cho mái.
Kết hợp gió, mặt nước, cây xanh làm không gian vi khí hậu.
Hạn chế:
Việc trồng cây xanh xung quanh
không có định hướng đón và
tránh gió vào công trình
Tuy có nhiều giải pháp lấy gió hay
nhưng trong công trình vẫn còn
thông gió nhân tạo nhiều.
III
2. Tiện nghi nhiệt
Tiêu chuẩn ASHRAE 55 -2004 của Hiệp hội kỹ sư thông gió, cấp nhiệt Mỹ định
nghĩa: “tiện nghi nhiệt là điều kiện của cảm giác thể hiện sự thỏa mãn với môi
trường nhiệt và được quyết định bởi đánh giá chủ quan của con người.
Môi trường nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ không khí (air temperature), nhiệt
độ bức xạ (radiant temperature), áp suất hơi nước trong không khí và tốc độ
gió. Ngoài ra còn có các yếu tố chủ quan là nhiệt trở quần áo (clothing
insulation), mức nhiệt sinh lý (metabolic rate), độ tuổi, giới tính, chủng tộc, độ
cao, thời gian trong ngày, vị trí địa lý, chế độ ăn uống…ở các mức độ khác
nhau.
Vùng nhiệt tiện nghi của tp.HCM
nằm vào khoảng 26-27oC
III

2. Tiện nghi nhiệt
Nhiệt độ từ 35-40oC tập trung ở khu vực nội thành bao gồm quận 1 (vị trí
dặt công trình) tuy nhiên do công trình được cách li bởi dãi cây xanh cũng
như bề mặt phủ thảm thực vật+ mặt nước nên nhiệt độ bề mặt khu đất chỉ
khoảng 30-350C.(cục bộ).
Bản đồ phân bố nhiệt độ bề mặt(NĐBM) tp.HCM (1989-2006)
Theo khảo sát 4 năm ảnh vệ tinh toàn tp.hcm
cho thấy nện nhiệt độ tang theo thời gian từ
29,37oC (1989) lên 33,34oC (2006), nhiệt độ
không khí tăng dần mỗi năm (1989-2006)
0.05oC (do tốc độ đô thị hóa + sự nóng lên
toàn cầu). Nhiệt độ từ năm 1968-2013 tăng lên
từ 2-30C. Độ ẩm: duy trì đạt trên 80%.
III
2. Tiện nghi nhiệt
Công trình nhận trực tiếp 1 luồng gió chính từ hướng
đông-nam vận tốc v=3.7m/s thổi vào mùa khô làm
mát bề mặt công trình. Với góc lệch khoảng 45oC so
với hướng chính tây kết hợp dàn lam + hành lang
cách li tránh nắng chiều trực tiếp làm giảm thiểu bức
xạ mặt trời nung nóng công trình vào buổi chiều
Hệ thống cửa sổ lớn 4 cánh rộng khoảng 800/cánh
chủ yếu là lấy sáng chứ không thường xuyên mở
hoặc mở không hết cho nên rất hạn chế cho việc
thông gió tự nhiên, lưu thông làm mát không khí bên
trong. Do đó việc làm mát bên trong chủ yếu dựa
vào nhân tạo với hệ thống quạt được lắp dày đặc
Hành lang đóng vai
trò như tường 2 lớp
cách nhiệt

K T C U MÁI 2 L P CH U Ế Ấ Ớ Ị
NHI TỆ
NGU N: TROPICAL ARCHITECTURE IN THE DRY ồ
AND HUMID ZONES – MAXWELL FRY & JANE
DREW
III
2. Tiện nghi nhiệt
Phòng được thiết kế có trần cao, không gian lớn thoáng cũng góp phần hiệu
quả trong lưu thông không khí, hạn chế bức xạ nhiệt tác động đến người đọc
Vật liệu sử dụng: hệ khung BTCT, vách
ngăn xây gạch dày 200 - độ trễ nhiệt
lâu. Do hệ thống lam kết hợp hành
lang che chắn nên phần lớn các mặt
tường (không phải toàn bộ) không
trực tiếp nhận nhiệt lượng từ mặt trời,
mà phần lớn là từ nhiệt truyền từ mái
bê tông xuống tường, tuy nhiên khả
năng lưu nhiệt lâu => phòng đọc
luôn nhận 1 nhiệt lượng khá lớn từ
bên ngoài truyền vào buổi trưa -
chiều. Nội thất phần lớn là bằng gỗ
khả năng hấp thu nhiệt kém.
Sử dụng các cậu kiện hay thành phần
kiến trúc như đầu thừa của ban công, mái
đua ra để che nắng đi vào công trình
III
2. Tiện nghi nhiệt
Khuôn viên thư viện lớn nhiều cây xanh=> bức xạ nhiệt từ các công trình lân
cận+ mặt đường giao thông đến công trình là rất thấp. hệ mặt nước được
đưa vào công trình góp phần đều hòa không khí khi vào công trình nhằm làm

mát cho công trình
Ở mặt đứng hướng Tây Bắc nhăm hạn chế nắng hướng tây nên sử dụng loại
tường hoa gió có mật độ dày đặc hơn. Còn ở mặt đứng hướng đông nam ,
nắng chiếu vào công trình ít hơn nên tường hoa gió có mật độ thưa hơn để
lấy sáng vào công trình.
Bức tường hoa có mật độ
dày đặc ở mặt đứng
hướng Tây Bắc
Bức tường hoa có mật độ
thưa hơn ở mặt đứng
hướng Đông Nam
III
2. Tiện nghi nhiệt
Đánh giá chung:
Buổi sáng: nhiệt độ môi trường thấp(27-280C), vật liệu chưa hấp thu đủ nhiệt
bức xạ => nhiệt độ phòng bằng nhiệt độ trung bình trong bóng râm, hệ
thống quạt được bật: thổi mát các bề mặt tường, trần, sàn, bàn…kết hợp gió
mang hơi ẩm cao, tăng cường lưu thông không khí đưa nhiệt độ trong phòng
xuống dưới nhiệt độ bên ngoài => mát, thoải mái trong khoảng hiệt độ tiện
nghi 25-27oC.
Buổi trưa – chiều: vật liệu tường, trần, sàn bắt đầu nóng lên, bức xạ nhiệt vào
trong, nhiệt độ môi trường tăng lên(30-350C), đồng thời các thiết bị điện bắt
đầu tỏa nhiệt+nhiệt tỏa ra của người đọc… nâng nền nhiệt độ trong phòng
lên cao hơn bên ngoài, hệ thống quạt bây giờ chỉ có khả năng làm giảm nhiệt
độ của các bề mặt đưa nhiệt độ xuống ngang bằng hoặc thấp hơn chút ít so
với nhiệt độ trung bình chứ không còn khả năng đưa nhiệt độ xuống đến độ
tiện nghi (cảm giác oi nóng)nhưng vẫn nằm trong giớ hạn chịu đựng được
(29-30độ). Nói thêm hệ thống cửa sổ nhiều- lớn, tuy nhiên không sử dụng hết
“công suất”(chỉ mở 1 vài cánh nhỏ)=>không phát huy hết hiệu quả lưu thông
đối lưu không khí (trong khi bên ngoài là khoảng sân vườn hồ nước lớn).

Đây là đánh giá vào thời điểm hiện tại, tuy nhiên nếu quay về năm 1968( thời
điểm thiết kế): khi nền nhiệt độ thấp hơn hiện tại 2-3oC, đồng thời sử dụng hết
cống suất cửa thì vào thời điểm trưa chiều nhiệt độ trong phòng vẫn có khả
năng đạt mức tiện nghi 27-280C-(thiết kế chuẩn)
III
3. Tiện nghi nhìn
-Mặt đứng chính công trình quay hướng tây bắc, chịu tác động gần như trực tiếp của
nắng hướng tây và đông
=>phòng đọc KHÔNG ĐƯỢC CHO ÁNH SÁNG TRỰC TIẾP CHIẾU VÀO SẼ GÂY
LÓA MẮT CỤC BỘ VÀ ĐỘ ĐỒNG ĐỀU ÁNH SÁNG TRONG PHÒNG KHÔNG
ĐẢM BẢO
-Tác giả đã thiết kế một hệ lam che nắng trên 2 mặt chính công
trình cản toàn bộ ánh nắng trực tiếp, kẹp giữa 1 hành lang
rộng,ánh sáng lấy vào phòng hoàn toàn là ánh sáng khuếch tán.
III
3. Tiện nghi nhìn
7h sáng,nếu trời nắng sớm
thì ánh sáng sẽ xuyên qua hệ
thống lam và đi sâu vào
công trinh do góc cao độ
quá thấp.lam không phát
huy tác dụng
12h trưa: ánh sáng tốt,
phòng nhận sáng đủ từ
2 phía, ở giữa phòng
ánh sáng tốt, độ đồng
đều thỏa mãn
4h 30 chiều: ánh sáng
chiều xuyên qua hệ
thống lam và tác động

đến không gian đọc
Đánh giá: chất lượng ánh sáng không đồng đều vào các thời gian trong
ngày,có thể gây bất lợi vào sáng sớm và chiều tối tuy nhiên sẽ sớm được hệ
thống lam cản lại
III
3. Tiện nghi nhìn
Cửa bên được thiết kế cao tối đa,
giúp ánh sáng vào sâu hơn, rộng
gần hết mặt tiền giúp
Không gian thông tầng thiết kế cửa hình chữ
nhật đứng, cửa này giúp ánh sáng vào sâu
bên trong không gian, tuy nhiên độ đồng đều
kém
HẠN CHẾ: với cửa bên, ánh sáng đi vào mang tính định hướng cao, độ sáng ở gần cửa lớn
nhất, sau đó giảm dần vào bên trong, do đó không đạt được độ đồng đều, tuy nhiên không
gian tương đối nhỏ nên nó chưa bộc lộ rõ và tác giả cũng đã xử lý tốt. Trong trường hợp này
nên lấy sáng trên mái
III
3. Tiện nghi nhìn
Màu sắc và chi tiết nội thất:
Bên trong không gian nội thất được sơn màu trắng, điều này giúp tăng
cường ánh sáng phản xạ nhiều lần, đô đồng đều ánh sáng tốt hơn.
Các chi tiêt trang trí đơn giản và gọn gàng, không gây rối mặt, màu nâu tối,
giúp tâm lý người đọc hướng tới sự trầm tĩnh.
Đánh giá tổng quan:
Các giải pháp thiết kế phòng đọc lớn giúp môi trường ánh sáng bên trong
không gian tương đối tốt, ánh sáng vào sâu và chan hòa đáp ứng tốt cho
việc đọc.
III
4. Cách âm chống ồn

Thực tế thì điều kiện cách âm hiên tại ở thư viện này không lý tưởng do cảnh
quan chưa được chú trọng, cây xanh không đảm bảo độ dày và đều để đảm
bảo cách âm tốt. Ta cần thêm giải pháp để đạt được tiêu chuẩn chống ồn đối
với thư viện ( 50dB)
Phía lề đường công cộng
ở cả 2 trục đường Lý Tự
Trọng và Nam Kì Khởi
Nghĩa đều trồng cây
xanh vỉa hè, góp phần
tăng khả năng cách âm
và tạo bóng mát.
Những loại cây bao
phủ trong khuôn viên
công trình: cau cảnh,
sứ, bàng lá nhỏ, cây
me… => tán cây lớn
không đồng đều
III
4. Cách âm chống ồn
Bên trục đường nam Kỳ Khởi Nghĩa có
khoảng cách ly giữa công trình và trục
giao thông khá hẹp nên không đảm bảo
cách âm tốt.Vì thế công trình không có
cửa mở về hướng này.
Khu vực phòng đọc lớn nằm ở tầng 2, nằm sau trường bóng âm của tán cây
nên mức độ tránh ồn tốt hơn tầng trệt, mặt khác phòng đọc còn được che
chắn bởi khoảng đêm hành lang với bức tường hoa gió phía trước.

×