Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.35 MB, 95 trang )

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
MỤC LỤC Trang
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
1/ Tổng quan về đề tài 3-7
a/ Sự ra đời của kiến trúc thư viện 3
b/ Định nghĩa thư viện 4
c/ Lịch sử thư viện 5
d/ Phân loại và đặc điểm thư viện 6
2/ Tính thực tế của đề tài 8-17
a/ Vai trò quan trọng của thư viện trong phát triển xã hội 8
b/ Xu hướng hiện nay của thư viện
Sự chuyển hướng phát triển của thư viện trên thế giới 8
Xu hướng phát triển tất yếu của thư viện 9
Một thư viện hiện đại ngày nay 12
c/ Hiện trạng thư viện tại Việt Nam
Những thành tựu 14
Những hạn chế 15
d/ Hiện trạng thư viện tại TP.HCM & Nhu cầu xây dựng 1 thư viện hiện đại 16
B- CƠ SỞ THIẾT KẾ
1/ Yêu cầu về vị trí & khu đất xây dựng thư viện 18-21
a/ Yêu cầu về vị trí 18
b/ Yêu cầu về khu đất xây dựng 18
2/ Giao thông tiếp cận
22
3/ Các khu chức năng trong thư viện
13-31
a/ Khu độc giả 23
b/ Khu kho sách 28
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 1
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
c/ Khu quản lý và nghiệp vụ 30


4/ Dây chuyền chức năng 32-35
Trang
C- CÁC GIẢI PHÁP KĨ THUẬT
1/ Chiếu sáng 36-45
a/ Chiếu sáng tự nhiên 36
b/ Chiếu sáng nhân tạo 44
2/ Thông gió 46-47
3/ Chống ồn 48-50
4/ Các ứng dụng mới trong quản lý thư viện 51-55
D- XU HƯỚNG THIẾT KẾ HÌNH KHỐI
1/ Nguyên tắc tổ chức hình khối mặt đứng 56
2/ Một số xu hướng thiết kế mặt đứng 56-60
a/ Xu hướng cổ điển 56
b/ Xu hướng một khối đơn 57
c/ Xu hướng nhiều khối 58
d/ Xu hướng tìm tòi những ý tưởng 59
3/ Công trình thư viện tham khảo 61-75
a/ Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM 61
b/ Thư viện quốc gia Singapore 70
E- CƠ SỞ XÁC ĐỊNH QUY MÔ THIẾT KẾ
1/ Chỉ tiêu quy hoạch 76
2/ Chỉ tiêu kiến trúc 77
3/ Cách tính quy mô thư viện 78-79
F- PHỤ LỤC 80-94
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
1/ Tổng quan về đề tài
a/ Sự ra đời của kiến trúc thư viện
Ngay từ thời khai sinh, con người đã có nhu cầu diễn đạt ý nghĩ của mình hoặc lưu lại cho đời sau

những dấu ấn, những dấu hiệu nào đó về bản thân, về văn hóa, về tín ngưỡng…của bộ lạc hay dân tộc
mình bẳng những hình tượng khắc trên đá hay trên những công cụ trong đời sống thường ngày. Sau đó,
trải qua bao giai đoạn biến đổi trong lịch sử, chữ viết được hình thành và ra đời giúp ích cho con người
ngày càng nhiều hơn trong việc lưu trữ và bảo quản những tinh hoa mà họ đã đúc kết được. Từ đó con
người biết viết thành sách để lưu truyền dưới nhiều hình thức.
Sách là phương tiện đưa lại kiến thức hiểu biết cho con người không chỉ ở hiện tại mà còn truyền đạt
cho cả thế hệ sau. Sách giúp cho con người hiểu biết nhiều hơn, thông suốt hơn trong mọi lĩnh vực của
cuộc sống, là nơi truyền bá giao lưu tinh hoa văn hóa trên thế giới, giúp con người trên thế giới hiểu rõ
nhau hơn, gần gũi nhau hơn.
Sách ra đời và được lưu truyền từ nơi này sang nơi khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, và chính trong
quá trình đó mà con người dần dần nhận ra rằng: sách cần có nơi để lưu trữ, bảo quản. Từ đó với những
định hướng rõ ràng hơn- một hình thức kiến trúc dần dần ra đời - kiến trúc thư viện.
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 3
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
b/ Định nghĩa thư viện
Thư viện là công trình công cộng nằm trong hệ thống phục vụ chung của xã hội, là nơi lưu trữ truyền
bá kiến thức trong mọi lĩnh vực bằng những sản phẩm in ấn. Sự phát triển của thư viện gắn liền với sự
phát triển của xã hội về văn hóa, văn học, nghệ thuật, cũng như các thành tựu về khoa học kỹ thuật,
vật liệu in và những phương tiện hiện đại như máy vi tính.

Trong tiếng Anh, Library có nguồn gốc từ La tinh, LIBER có nghĩa là một cuốn sách; còn từ thư viện
(bibliotheca) xuất phát từ tiếng Hy Lạp: biblio là sách và theca là bảo quản, vậy nghĩa đen của thư
viện là nơi tàng trữ và bảo quản sách báo.
Theo ý nghĩa truyền thống, một thư viện là kho sưu tập sách, báo và tạp chí. Tuy nhiên,vì giấy không
còn là phương tiện duy nhất để lưu giữ thông tin, nhiều thư viện cũng sưu tập và cung cấp bản đồ, ảnh
in hay công trình nghệ thuật khác, micrôphim (tiếng Anh: microfilm), vi phim (microfiche), băng
cassette, CD, băng video, và DVD, và các cơ sở dữ liệu CD-ROM và Internet.
Nhìn chung, thư viện trên thế giới ngày nay đã thoát khỏi khía cạnh tĩnh của những kho chứa sách để
trở nên năng động hơn với 3 vai trò chủ yếu sau đây:
 Thư viện là một cơ quan truyền thông đại chúng

 Thư viện là một trung tâm phát triển văn hóa
 Thư viện là động lực đóng góp vào việc cải tiến giáo dục
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 4
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
c/ Lịch sử thư viện :Thư viện có nguồn gốc lịch sử rất lâu đời
4000– 3000 năm trước công nguyên, tại các quốc gia Cận Đông, Lưỡng Hà, Ai Cập cổ, đã xuất hiện
các hình thức của sách đầu tiên trên bản khắc đá hoặc papyrus, với các chữ viết là ký hiệu tượng âm.
37 năm trước công nguyên, thư viện công cộng đầu tiên ra đời và được thừa nhận tầm quan trọng dưới
triều đại Augustus, mang nặng dấu ấn văn hoá Hi Lạp- Latin.
Thế kỉ thứ 6, dánh dấu việc xuất hiện các bản viết tay được sao chép thành nhiều bản, các bản sách gọ i
là codex hình chữ nhật giống sách ngày nay. Hình thức xuất bản này được duy trì trong suốt thời kì
trung đại.
Thế kỉ thứ 15, thư viện thời kì Phục hưng thường là các thư viện phục vụ cho vua chúa, thầy tu, học
giả, người giàu có và do các kiến trúc vĩ đại nhất bấy giờ xây dựng.
1600-1800, thư viện xây theo kiểu Baroc. Chiếu sáng tự nhiên được quan tâm. Các thiết kế thường lấy
sáng trực tiếp cho các vị trí quan trọng trong công trình.
1860-1867, thư viện với các giá sách bằng sắt, mang kiểu dáng của các thư viên gia đình là mô hình
cho các thư viện ở châu Âu và Mỹ cho đến tận năm 1930. thời gian này đã xuất hiện các thư viện quốc
gia hiện đại như TV quốc gia Pháp, TV Bảo tàng Anh và TV quốc hội Mỹ tại Wasington…
Đến thế kỉ 20, các thư viện chuyên ngành ngày một tăng, ngày một nhiều các thể loại ấn phẩm định kì,
thuộc nhiều lĩnh vực, khoa học tự nhiên, kĩ thuật, y học, thương mại, pháp luật… Cuối thế kỉ 20, sự ra
đời của máy tính đã giúp cho việc tìm kiếm tài liệu trở nên dễ dàng hơn với hệ thống catalogue trực
tuyến, đồng thời giúp cho việc trao đổi, quản lý nhanh chóng vá dễ dàng.
Thư viện tuy có lịch sử lâu dài nhưng nó mới chỉ mới thực sự trở thành một ngành khoa học vào
khoảng nửa cuối thế kỉ 19, và được quan tâm nghiên cứu về những nguyên tắc hoạt động quản lý. Cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của thế giới trong thời đại công nghệ thông tin, sự hoàn thiện của nhiều
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 5
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
phương tiện trợ giúp và những nghiên cứu về nhiều mặt của xã hội đã cho ra đời hai lĩnh vực có quan
hệ mật thiết tới thư viện học là tư liệu học và thông tin học.

Thời cổ đại Thư viện xuất hiện.
3000 năm TCN Chữ viết tàng trữ tại tu viện thành Babylone.
Thế kỷ III TCN Thư viện Alexandria (Ai Cập) chứa 700.000 bản sách.
Thế kỷ IV & V Sách vẫn tồn tại dưới hình thức da cuộn hay khắc trên đá, đất sét… Xuất hiện bản
chép tay có hình chữ nhật như ngày nay → thay thế loại sách cũ, đòi hỏi giá sách
thích hợp → kệ giá sách thành bộ phận chính của thư viện.
Thời kỳ Trung cổ
(IX–XII) & Phục
hưng (XII–XVII)
1180
1436–1444
 Sách đặt trên kệ gỗ, đỡ bằng chân yếu ớt, vừa tầm con người. Kệ sách đặt cạnh
cột, giữa các cửa sổ. Thư viện hầu như không thay đổi hình thức.
 Phát hiện ra giấy và kỹ thuật in giấy.
 Thư viện phát triển nhanh.
Đầu thế kỷ XVIII
Hình dạng phòng đọc phong phú dần. Ngoài dạng hình vuông, chữ nhật, xuất
hiện phòng đọc hình tròn.
Thế kỷ XVIII Lượng sách tăng nhanh & yêu cầu phân loại sách theo khối chuyên ngành → đòi
hỏi hình thức mới cho kho sách.
Thế kỷ XIX 1816
1865
1866
1887
 KTS Leonold Santa đưa ra mô hình: phòng đọc và kho sách bố trí riêng rẽ, sách
đặt trong các đơn vị có độ cao lớn chia thành tầng. Tiếp cận giữa khối kho và
khối đọc bằng hành lang quanh phòng đọc. Trong các khối kho sách dùng giá
sách nhiều tầng.
 Ở Đức, KTS Martin Gropius thiết kế:
 Thư viện Karlshure

 Thư viện Rostock
hoàn thiện bức tranh lớn về bố cục kho sách thư viện. Khối đón tiếp
chính không nằm cùng kho mà nằm cùng khối đọc.
 Melvi Dewey xây dựng chương trình đào tạo thủ thư (tại Mỹ) đầu tiên trên thế
giới.
Đầu thế kỷ XX
1927
 Thư viện tồn tại chủ yếu ở thành phố lớn (kể cả ở Châu Âu).
 Khoa học kỹ thuật phát triển, thư viện xuất hiện ở vùng lân cận và xa thành phố.
 Hiệp hội thư viện quốc tế IFLA thành lập.
 Thư viện có thêm chức năng mới: giao lưu cộng đồng, chức năng giáo dục…
Thế kỷ XXI
 Tivi, video, máy tính, fax, Internet… cho thư viện bộ mặt mới.
 Phòng đọc trang bị máy tính thay cho hệ thống thư mục cổ điển.
 Qua Internet, tại nhà, người đọc tìm đọc và tổng hợp dễ dàng từ ngân hàng dữ
liệu của thư viện.
 Thư viện cơ động, gọn gàng, công suất lớn hơn nhiều lần.
d/ Phân loại và đặc điểm thư viện:
Mục đích, ý nghĩa của việc phân loại thư viện:
 Nhà nước có những chủ trương thiết lập mạng bao thư viện trên phạm vi toàn quốc.
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 6
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
 Mối quan hệ về công tác sưu tập, tàng trữ và truyền bá kiến thức các cấp, các loại đối tượng
mà thư viện quan tâm.
 Công tác quản lý thư viện theo hệ thống thống nhất, đầu tư các trang thiết bị thư viện phục vụ
cho từng thư viện, có dự báo về phát triển tương lại theo từng giai đoạn.
 Quản lý thông tin tư liệu thông qua hệ thống phân loại tuyển chọn, những tư liệu quan trọng
thuộc an ninh quốc phòng, ảnh hưởng tới kinh tế xã hội của nhà nước.
 Phân loại thư viện để tạo những mối quan hệ giữa thư viện với các công trình công cộng khác
(như bảo tàng, triển lãm, thương mại, trường học. viện nghiên cứu v.v.) nhằm hỗ trợ nhau

trong mạng lưới công trình công cộng trong đô thị.
 Tạo được quan hệ giữa các vùng, các tỉnh thành trong nước cũng như hệ thống quốc tế về
thiết lập mạng lưới thông tin thư viện. Hỗ trợ cho nhau những tài liệu, sách báo tạp chí định
kỳ, trang thiết bị, kinh nghiệm quản lý vận hành v.v.
Dựa trên mục đích, ý nghĩa của việc phân loại thư viện và xét theo tình hình cụ thể thực tiễn ở Việt
Nam, người ta có thể phân loại thư viện như sau:
Phân loại theo cấp quản lý chính quyền:
 Thư viện tổng hợp
 Thư viện tổng hợp quốc gia
 Thư viện tổng hợp tỉnh – thành phố
 Thư viện tổng hợp quận – huyện
 Thư viện tổng hợp cấp xã phường
Phân loại theo chuyên ngành:
 Thư viện văn học
 Thư viện khoa học
 Thư viện lịch sử tự nhiên
 Thư viện hải dương học
 Thư viện hàng không
 Thư viện quân đội v.v.
Phân loại theo đối tượng có đặc điểm riêng biệt:
 Thư viện quốc hội
 Thư viện tôn giáo: thư viện Phật giáo, thư viện Vatican (có hàng ngàn cuốn kinh thánh),
thư viện Algé (Algéri, cạnh nhà thờ Mosqué, có hàng ngàn cuốn kinh Coran) v.v.
 Thư viện thiếu niên, nhi đồng (rất nhiều nước đã kết hợp thư viện thiếu nhi với thư viện
tổng hợp quốc gia như thư viện quốc gia Nga – xưa kia là thư viện Lenin của Liên Xô
cũ)
 Thư viện cho người khuyết tật, người khiếm thính, khiếm thị (có các loại sách báo tấp
chí bằng chữ nổi hoặc trang thiết bị đặc biệt dùng riêng cho đối tượng này)
Phân loại theo loại công trình mà thư viện được xây dựng gắn liền:
 Thư viện trong các trường học, cơ quan nghiên cứu, cơ quan sản xuất và phục vụ công

cộng khác v.v.
 Thư viện kết hợp bảo tàng
 Thư viện trong công trình khách sạn
 Thư viện trong các nhà văn hóa câu lạc bộ
 Thư viện gia đình
Phân loại theo khối tích sách:
 Thư viện loại nhỏ (15.000 đến 20.000 đầu sách)
 Thư viện loại vừa (20.000 đến 60.000 đầu sách)
 Thư viện loại lớn (60.000 đến 120.000 đầu sách)
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 7
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
 Thư viện cực lớn (120.000 đầu sách trở lên)
2/ Tính thực tế của đề tài
a/ Vai trò quan trọng của thư viện trong phát triển xã hội
Trong quá trình phát triển của mình, con người luôn có nhu cầu được tiếp nhận thông tin, kiến thức,
hoặc lưu lại những thông tin, kiến thức như một tài sản, một nguồn nhiên liệu để phát triển xã hội cả về
mặt tinh thần lẫn vật chất; đó là lịch sử, văn hóa, khoa học, xã hội học . Cùng với bảo tàng, nhà văn
hóa, trường học , thư viện đóng góp thực hiện sứ mệnh cao cả đó trong sự phát triển xã hội loài
người.
Từ những biểu tượng đơn sơ trên hang đá mô tả lối sống săn bắn, hái lượm, những phiến đá đục đẽo kí
tự, chữ tượng hình của người Ai Cập, La Mã, chữ viết của người Á Đông trên tre trúc, sự xuất hiện của
giấy đến những phát minh tiến bộ vượt bậc trong mọi lĩnh vực khoa học, văn hóa, xã hội và đặc biệt là
in ấn đã làm cho lượng thông tin cần được lưu trữ ngày càng dồi dào, phong phú. Nhu cầu tiếp cận kiến
thức ngày càng nâng cao nên vai trò của thư viện từ một nơi lưu trữ sách đã trở thành một trung tâm
phục vụ cộng đồng, trao đổi thông tin.
Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin đã ở một đỉnh cao, sự số hóa kho tri thức bao la
của con người đã làm thay đổi khá nhiều về vai trò thực sự thư viện, công nghệ lưu trữ trở nên dễ dàng
và được hiện đại hóa, tự động hóa, vế sau của vai trò càng được nhấn mạnh, mang tính nhân văn. Thư
viện trở thành trung tâm sinh hoạt cộng đồng, mọi hình thức để cập nhật, trao đổi thông tin xã hội đều
được tập trung ở đây và nằm ở trung tâm xã hội.

Sự quan trọng của tri thức và vai trò chia sẻ tri thức của thư viện trong thời đại ngày nay:
Trong mọi lĩnh vực hoạt động khoa học, kinh tế, văn hóa, tri thức vẫn luôn được tìm kiếm, phát hiện và
tác động ngày càng lớn đến sự phát triển xã hội loài người. Cùng với khả năng khoa học kỹ thuật không
ngừng được nâng cao, các hệ thống lưu trữ đã được ứng dụng để tổ chức nhiều cơ sở dữ liệu thuộc mọi
quy mô trong các ngành kinh tế, xã hội, hình thành dần kết cấu hạ tầng thông tin quốc gia, nền móng
của sự phát triển kinh tế thông tin ở nhiều nước. Sự phong phú về thông tin, dữ liệu đòi hỏi con người
cần có thêm nhiều hiểu biết, nhiều tri thức để sử dụng chúng một cách hiệu quả. Chúng ta đang chìm
ngập trong dữ liệu mà vẫn đói tri thức. Xã hội đang chuyển đổi từ sự giàu có thông tin sang giàu có tri
thức.
Nhu cầu bổ sung lượng kiến thức cho bản thân và khả năng xử lý thông tin là cấp thiết trong xã hội hiện
đại. Nguồn tư liệu do một cá nhân, tổ chức dù có dồi dào, phong phú bao nhiêu cũng không thể đáp ứng
được hết những lĩnh vực khác nhau của xã hội. Phương án kinh tế và hiệu quả nhất là khai thác thông
tin từ những trung tâm lưu trữ, quản lý cộng đồng được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau (xuất hiện
những mạng lưới thư viện). Thư viện hiện đại ngày nay tồn tại không ngoài mục đích tổng hợp dữ liệu
và chia sẽ với mọi người một cách hệ thống.
Thư viện hiện đại là nơi trung tâm giao lưu, trao đổi học thuật, sinh hoạt cộng đồng, là một biểu tượng,
bộ mặt văn hóa xã hội.
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 8
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
b/ Xu hướng thư viện hiện nay trên thế giới
Sự chuyển biến cấu trúc của thư viện trong thời đại ngày nay trên thế giới
 Hàm lượng cán bộ có tri thức của đô thị Tp Hồ Chí Minh ngày càng nhiều, nhu cầu tiếp cận
nguồn thông tin ngày càng cao. Cần thiết phải xây dựng một cấu trúc thư viện mà sự tiếp cận
phải rất thuận tiện và nhanh chóng.
 Trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều ‘Thư Viện Cộng Đồng”, và sự liên kết các tổ chức Thư
Viện thành hiệp hội thư viện tạo nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng thư viện.
 Sự ra đời của mạng toàn cầu (w.w.w) là một nhân tố ‘làm phẳng thế giới”, một người gần như
có thể vào bất kì thư Viện nào trên thế giới để tìm lấy thông tin; Vậy thì chúng ta có cần thiết
phải đến Thư Viện trong tương lai ? Hoặc câu hỏi đặt ra là các ấn bản in ( sách ) sẽ ra sao trong
thời đại của công nghệ số. Đó là yếu tố làm thay đổi nhiều đến cơ cấu tổ chức thư viện – Thư

Viện cần phải có hướng mở ra với cộng đồng rất nhiều, Cấu trúc mở là một cấu trúc linh hoạt ,
mềm dẻo, và gây ra sự kích thích đến cộng đồng.
 Sự giao lưu về thông tin ( Blogging, Wikipedia, phần mềm do cộng đồng ) là những nhân tố
tạo nhiều kích thích cho thế hệ trẻ. Câu hỏi của vấn đề này sẽ là “ họ đến thư viện để làm gì”.
Xu hướng phát triển tất yếu của thư viện
Vì sự cần thiết trong trao đổi thông tin cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và xử lý
tin, hướng phát triển thư viện phải là hướng hội nhập. Mô hình thư viện số kết hợp với thư viện
truyền thống hoặc thư viện số hoàn toàn thúc đẩy sự hội nhập không chỉ các thư viện trong nước mà
còn ở các thư viện nước ngoài.
Khi sách bắt đầu được số hóa, một câu hỏi được đặt ra: “Liệu chúng ta nên chấm dứt việc xuất bản sách
in và thay vào đó là số hóa sách để đọc trên máy?”. Hiện nay việc số hóa còn mắc phải một số vấn đề
về mặt bảng quyền. Đây là một vấn đề khó về mặt pháp lý. Và, câu hỏi tiếp theo được đặt ra, liệu
internet có thể thay thế hoàn toàn thư viện?
INTERNET vs THƯ VIỆN SỐ

Trước đây khuynh hướng sùng bái Internet đã khiến nhiều người cho rằng Internet có thể thay thế được
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 9
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
cho Thư viện truyền thống. Gần đây khi Thư viện số trở nên thịnh hành khắp nơi, lại có quan điểm cho
rằng Internet và Thư viện số là một.
Quan niệm này hoàn toàn sai lầm, bởi vì Internet thiếu hẳn những đặc điểm quan trọng của việc sưu
tầm, tổ chức và lưu giữ thông tin. Trong khi đó, Thư viện số ngày càng được hoàn thiện về tổ chức và
công nghệ, hơn nữa, công nghệ xây dựng Thư viện số về cơ bản được dựa trên nền tảng của Thư viện
truyền thống. Như vậy, Thư viện số chỉ là sự hiện hình khác của Thư viện truyền thống trong bối cảnh
công nghệ thông tin. Do vậy, có thể khẳng định rằng, Internet không thể là sự thay thế hoàn thiện cho
một Thư viện bởi các lý do dưới đây:
- Internet không phải là kho tài nguyên vô tận: Theo thống kê của Google, trong tổng số hơn 4 tỷ
trang web tồn tại trên Internet, có hơn 1 tỉ trang không thể nào tiếp cận được. Những trang web này
mặc dù vẫn được đưa ra trên kết quả tìm kiếm, nhưng không hiển thị được thông tin. Hơn nữa, rất hiếm
tài nguyên thông tin có giá trị được cung cấp miễn phí trên Internet. Số tạp chí được đưa lên Internet

chỉ chiếm khoảng 8% và số lượng sách còn ít hơn rất nhiều. Tất cả những tài nguyên đó đều có giá rất
đắt. Để có được những tạp chí như Journal of Biochemistry, Physics Today, Journal of American
History và những cuốn sách đã được giới thiệu trên Internet, người ta sẽ phải trả một số tiền rất lớn,
thậm chí lên tới hàng triệu USD.
- Tìm kiếm trên Internet - Tìm kim đáy biển: Internet giống như một kho khổng lồ hỗn độn không
được tổ chức và sắp xếp. Người ta không thể tìm thấy tất cả mọi thứ cho dù có sử dụng hàng loạt các bộ
máy tìm kiếm lớn. Hơn nữa, những kết quả tìm thấy không được cập nhật thường xuyên theo định kỳ
đúng như những lời quảng cáo, kết quả là không làm thỏa mãn được nhu cầu của người dùng tin, nhưng
điều này chẳng mấy ai để tâm.
- Không được kiểm soát: Trái với ở Thư viện, nơi những ấn phẩm không có giá trị (những thông tin
rác) rất ít khi được sưu tầm, còn trên Internet, người ta có thể đưa tất tả mọi thứ lên. Mọi thông tin đăng
tải trên Web cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ một sự giám sát
nào. Điều này vô cùng tai hại, nhất là đối với lớp trẻ, khi họ chưa
được giáo dục cẩn thận.
- Thường có những thiếu sót nghiêm trọng: Số hoá các tạp chí
là một lợi thế lớn cho Thư viện. Tuy nhiên, không phải mọi
thông tin cần thiết đều được đưa lên trang Web, nhất là phần ghi
chú. Ngoài ra, các bảng, biểu đồ hay công thức trong các bài tạp
chí thường không hiển thị đúng, đặc biệt khi in ra. Có trường
hợp các bài trong tạp chí được số hóa không thật sự giống các
bài đã được in và xuất bản theo cách truyền thống. Đây là một
trong các trở ngại mang tính pháp lý của nguồn sử dụng.
- Chi phí cao và bị ngăn cản khi muốn chia sẻ tài nguyên: Do
không có những quy định và giới hạn về luật bản quyền, nên đôi
khi một tư liệu số hoá được nâng giá thành cao gấp hai hay ba
lần so với giá của bản in. Hơn nữa, các nhà cung cấp thường chỉ
cho phép một quyền truy cập vào tư liệu số. Nếu như có người
đang sử dụng một tư liệu nào đó thì những người khác sẽ không thể truy cập được. Thậm chí, khi trễ
hạn, người sử dụng sẽ bị phạt tiền ngay lập tức mà không hề có cơ hội trình bày nguyên do.
- Giới hạn trong việc sử dụng phần mềm: Khi sử dụng một phần mềm để đọc các loại tài liệu điện tử

trong nhiều giờ, kết quả rõ nét nhất chính là sự mỏi mắt và bệnh nhức đầu. Bên cạnh đó, nếu tư liệu có
nhiều trang và phải in ra để đọc thì quả là một sự lãng phí rất lớn. Thực tế cho thấy, phần mềm hỗ trợ
càng rẻ thì chất lượng sử dụng càng kém và có tác hại đến sức khỏe người dùng càng lớn.
- Internet: Mêng mông nhưng không bền lâu: Những thông tin trên Internet ít khi được lưu trữ trên
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 10
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
15 năm. Các nhà cung cấp thường xuyên thay thế những tư liệu mới đồng thời xoá bỏ những tư liệu cũ.
Để truy cập vào những tư liệu cũ ấy, người ta lại phải trả thêm những khoản tiền lớn khác nữa. Điều
này rất bất cập đối với các nhà nghiên cứu và sinh viên, vì việc nghiên cứu không thể chỉ thực hiện
trong những tài liệu được xuất bản trong vòng 10 – 15 năm qua. Trong khi đó, Thư viện vẫn là nơi lưu
trữ có thời gian vô tận từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Tốn kinh phí đầu tư cho số hoá tư liệu: Một điều hiển nhiên là khi thực hiện xây dựng bộ sưu tập số
để đưa lên trang Web, nguồn kinh phí phải bỏ ra cho số hóa tài liệu sẽ lớn không thể tưởng tượng nổi,
có khi phải chi ra hàng chục ngàn USD để mua bản quyền một phiên bản tư liệu. Công ty truyền thông
Questia Media được trang bị hiện đại cũng phải mất tới 125 triệu USD để số hóa 50.000 cuốn sách
được phát hành trong tháng Giêng. Với mức chi phí như vậy, để số hóa một bộ sưu tập loại vừa với
khoảng 40.000 tài liệu, người ta phải chi ra một khoản kinh phí khoảng 1.000.000.000 USD, đồng thời
cũng phải đảm bảo để mọi người đều có thể truy cập vào bộ sưu tập mọi lúc mọi nơi. Đó là chưa kể
nguồn năng lượng điện cho truy cập lấy tư liệu.
- Hạn chế tài nguyên và cơ sở để xây dựng bộ sưu tập số: Cho đến thời điểm hiện nay người ta vẫn
chưa thể xây dựng được một bộ sưu tập mà trong đó chỉ gồm có các tư liệu số. Việc thu thập các tài liệu
in vẫn chiếm ưu thế, vì không phải tất cả các tài liệu cần thiết về một lĩnh vực nào đó đều có ở trên
trang Web.
- Sự bất tiện của Internet: Kết quả nghiên cứu gần đây của đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill cho
thấy, hơn 80% khách hàng sách cho rằng họ thích mua những cuốn sách được xuất bản ở dạng in truyền
thống qua phương thức giao dịch điện tử hơn là mua sách điện tử, để rồi phải đọc chúng trên mạng
Internet với các yêu cầu kỹ thuật đi kèm.
Với các lý do trên, mặc dù số người truy cập thông tin qua Internet nhiều hơn Thư viện. Nhưng Internet
không thể thay thế cho hoạt động trực tiếp của con người tới đọc sách ở Thư viện. Thư viện và dịch vụ
Internet song hành tồn tại và hỗ trợ lẫn nhau. Với lịch sử gần 1.000 năm in ấn phát hành, chúng ta

cũng đã coi việc đọc sách là một hoạt động mang tính nhân bản. Một điều chắc chắn là mọi người vẫn
luôn cầm và đọc sách chứ không phải là một máy tính. Người ta có thể mang theo sách đi bất kỳ một
nơi nào mà không cần phải quan tâm đến các điều kiện khác để truy cập vào Internet. Cho đến nay, Thư
viện vẫn là nguồn cung cấp thông tin có giá trị và đáng tin cậy nhất đối với tất cả mọi người. Số liệu
điều tra trên cũng cho thấy, hơn 96% số người sử dụng Thư viện vẫn tiếp tục đến Thư viện.
Tuy nhiên Internet vẫn là một đối thủ đáng gờm của Thư viện và công cụ tra cứu vẫn là dịch vụ hữu ích
nhất. Nhưng để thu thập thông tin từ các nguồn khác thì người sử dụng sẽ phải mất thêm khoảng 85%
thời gian so với sử dụng Thư viện. Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, lợi ích thực do các Thư
viện mang lại cho các khách hàng là tiết kiệm được khoảng 1,4 tỷ giờ đồng hồ và 35,8 tỷ đô la mỗi
năm. Trong đó, truy cập trực tuyến từ xa tiết kiệm khoảng 790 triệu giờ và 10,9 tỷ đô la. Truy cập trực
tuyến gần tiết kiệm 170 triệu giờ và 7,1 tỷ đô la. Những truy cập không trực tiếp khác tiết kiệm được
460 triệu giờ và 18 tỷ đô la. Rõ ràng các Thư viện đã giúp người sử dụng tiết kiệm được một lượng thời
gian và tiền bạc đáng kể.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, Thư viện sẽ vẫn tồn tại và phát triển trong thế giới số, nhưng ở
một dạng khác cao hơn, đó là Thư viện số. Các chức năng cơ bản của Thư viện số vẫn giống như
Thư viện truyền thống, bao gồm: Phân loại, lưu trữ, bảo vệ, tìm kiếm, truy xuất thông tin, nhưng khác
chăng là ở công nghệ, nghĩa là, dưới dạng số và được truy cập thông qua máy tính. Khác với Internet,
trong Thư viện số các sưu tập thông tin số được tổ chức, quản lý và tạo khả năng truy cập thuận tiện
cho người sử dụng.
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 11
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 12
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
Một Thư viện hiện đại là
1. Thư viện mở :
 Người sử dụng tiếp cận thông tin một cách dễ dàng với kho mở với tài liệu được xếp theo môn
loại
 Cán bộ thư viện đóng vai trò đưa thông tin được cập nhật đến với người sử dụng
 Quan niệm mở trong công tác phục vụ người sử dụng chính là tổ chức kho mở, công tác tham
khảo (reference), online catalog với hệ thống đề mục (subject headings) hoàn chỉnh, tổ chức

công tác phân tích và chỉ mục (indexing) tạp chí.
 Tự động hóa hoàn toàn các hoạt động trong thư viện . Các thư viện tự động hóa theo phương
thức và quy mô khác nhau nhưng đồng bộ trong nghiệp vụ. Sử dụng mã gạch (bar code) trong
khâu quản lý; sử dụng MARC format và subject headings trong biên mục (cataloging). Tổ
chức online catalog
 Mạng cục bộ là yếu tố tất yếu trong hệ thống thông tin thư viện tự động hóa.Mạng cục bộ chia
sẽ tài nguyên thư viện và phục vụ trực tuyến : mục lục trực tuyến , cơ sở dữ liệu CD –ROM,
thư điện tử
2.Thư viện số :
Hay còn gọi là thư viện điện tử, do sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nên đã mở ra những chức năng
mới như: liên thư viện, hội thảo điện tử, tra cứu internet, phòng hội thảo đa phương tiện, phòng đọc
nhóm.
Thư viện số ngoài việc phục vụ đọc giả bằng những sản phẩm in ấn (sách, báo, tạp chí) còn phục vụ
những tư liệu điện tử : CD-Rom, băng từ, tạp chí điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến,…, cùng cách đặt
mua tư liệu này.
Ngoài ra, thư viện số còn được sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử: máy tính, camera, cửa từ,… đã làm
cho công tác quản lý mượn trả sách , việc tra cứu, công tác quản lý tránh thất thoát tài liệu trở nên hiệu
quả và ưu việt.
3.Liên thư viện :
Mục tiêu nhằm kết nối các thư viện trong cùng một cụm liên thông lại để: Chia sẻ một mục lục liên
hợp; Tổ chức việc chia sẻ tài nguyên; Hợp tác trong công tác bổ sung; Phát huy mượn liên thư viện;
Cho người dùng tin ở bất kỳ nơi nào cũng có thể tra cứu vào mục lục trực tuyến thống nhất; Sử dụng
được các dịch vụ thông tin chất lượng cao, phát triển các dịch vụ thông tin sáng tạo
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 13
THƯ VIỆN
CHỨC NĂNG
QUẢN LÝ
CHỨC NÀNG
SINH HOẠT
CHỨC NĂNG

CHỨC NĂNG
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
Ngày nay , người ta đến thư viện không chỉ để đọc sách mà cái chính chính là gặp gớ giao lưu và trao
đổi thông tin.Vì vậy chức năng của thư viện được mở rộng sang hoạt động của 1 nhà văn hóa nhỏ ,
chức năng trưng bày , giao lưu , biểu diễn , hội thảo, sinh hoạt đội nhóm ….Thư viện là nơi lý tưởng để
trưng bày những tác phẩm nghệ thuật địa phương hoặc quốc gia , vùng miền .Nó được xem là đại diện
cho sự phát triển , văn hóa , trí tuệ của 1 quốc gia , là điểm đến không thể bỏ qua của khách du lịch (thư
viện trung tâm) để có 1 cái nhìn khái quát về quốc gia đó.
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 14
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
c/ Hiện trạng thư viện tại Việt Nam
Những thành tựu
Trước năm 1975, hệ thống thư viện công cộng mới chỉ được phát triển rộng khắp trên các tỉnh miền
Bắc và vươn tới gần hết các huyện. Còn ở miền Nam, hệ thống thư viện công cộng hầu như chưa được
phát triển, thư viện công cộng mới chỉ có ở một số thành phố lớn như Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Nẵng,
Huế, Đà Lạt
Ngày nay hệ thống thư viện công cộng đã phát triển từ tỉnh tới huyện và đang vươn tới nhiều xã trên
toàn quốc, khắp từ Bắc tới Nam, bao gồm 64 thư viện tỉnh, 587 thư viện huyện và khoảng 10.000 thư
viện và tủ sách cơ sở ở xã. Trong loại thư viện phục vụ công chúng rộng rãi còn phải kể tới 10.000 tủ
sách pháp luật xã và cũng khoảng trên 10.000 điểm bưu điện văn hoá xã. Tại các vùng nông thôn
Việt Nam đã có khoảng 3 vạn điểm đọc sách báo cho người dân. Qui mô của các thư viện tỉnh và huyện
ngày càng được mở rộng về số lượng bản sách, nhân viên phục vụ, trụ sở thư viện và kinh phí hoạt
động Các thư viện tỉnh đang trong giai đoạn tự động hoá, chuyển đổi từ thư viện truyền thống sang
thư viện điện tử/thư viện số.
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 15
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
Theo số liệu của Vụ Thư viện, tính đến cuối năm 2010, cả nước đã hình thành mạng lưới thư viện
rộng khắp, bao gồm: gần 18.000 thư viện, tủ sách công cộng; hơn 400 thư viện đại học và cao đẳng;
gần 1.000 thư viện, tủ sách trong lực lượng vũ trang; hơn 80 thư viện chuyên ngành; và gần 25.000 thư
viện trường học phổ thông…

Đặc biệt sự xuất hiện của Internet đã tạo ra một phương thức đọc hiện đại. Với một lượng thông tin, tri
thức khổng lồ, việc đọc sách trên mạng Internet thay thế việc đọc sách bằng giấy cũng là xu hướng phát
triển tất yếu của xã hội. Chính vì thế, các thư viện ngày nay đã có sự thay đổi tương ứng cho phù hợp
với nhu cầu này. Các thư viện điện tử dần dần được hình thành, nhiều trang web dành cho sách trên
mạng Internet như: fahasasg.com.vn, vnthuquan.net, thuvien- ebook.com, sachhay.com,
docsach.dec.vn.v.v cũng xuất hiện. Với những thư viện điện tử này, người đọc có thể dễ dàng tiếp cận
với hàng ngàn cuốn sách thuộc nhiều thể loại. Các thư viện sách trên mạng đã góp phần rất quan trọng
trong việc tạo cho công chúng thói quen đọc sách trong dòng chảy văn hóa hiện nay.
Những hạn chế
Trong khi trên thế giới do tác động của sự bùng nổ thông tin và những thách thức của sự phát triển
nhanh chóng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin, thư viện đại học nói riêng và ngành thông
tin thư viện nói chung đang phát triển với một tốc độ nhanh chưa từng có thì Thư viện Việt Nam chỉ
mới khởi động một cách chậm chạp trong vài năm nay.
Quan niệm đóng
 Hình ảnh một thư viện với sách được xếp theo cỡ và cất kỹ trong kho còn khá phổ biến. Độc giả
phải qua nhiều thủ tục để tiếp cận với sách, trong đó thủ tục mang tính nghiệp vụ nhất là hệ
thống tra cứu thường được tổ chức thiếu chính xác, do đó giữa người sử dụng và sách có một
khoảng cách lớn.
 Công tác phục vụ sơ sài - thiếu vắng những bộ phận phục vụ cần thiết như là tham khảo, mượn
liên thư viện, v v
 Mỗi thư viện là một ốc đảo, không liên kết phối hợp với thư viện bạn, cho nên chưa hề có mạng
lưới thư viện.
Chưa tự động hóa, hoặc tự động hóa chưa triệt để và đồng bộ.
 Có thư viện chưa có máy tính; có thư viện có vài máy chủ yếu để xử lý văn bản; nhiều thư viện
có hệ thống máy tính khá hiện đại có nối mạng, sử dụng phần mềm CDS/ISIS để quản lý và
phục vụ tư liệu, nhưng hầu hết chưa tổ chức cho độc giả sử dụng máy tính để tra cứu mà dùng
máy tính để in phiếu mục lục!
 Có quan niệm sai lạc về vấn đề tin học hóa của cán bộ thư viện do không được trang bị kiến
thức phân tích hệ thống và thiếu tiếp cận với thế giới thông tin hiện đại nên rất lúng túng trong
việc tin học hóa.

 Từng thư viện chưa hoàn chỉnh về mặt tin học hóa nên chưa có một mạng thư viện nào hoàn
chỉnh.
Thiếu hoặc không có cán bộ thư viện có năng lực trong công tác đổi mới và hiện đại hóa thư viện.
 Thiếu cán bộ có năng lực từ công tác lãnh đạo đến nghiệp vụ là tình trạng phổ biến hiện nay
khiến hoạt động thư viện không phát triển được.
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 16
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
 Một điều nghịch lý là mỗi thư viện có ít nhất từ 3 - 4 cán bộ tốt nghiệp đại học thư viện. Điều
này có nghĩa rằng việc đào tạo chính quy ngành nghề thư viện không thiếu.
 Vấn đề đặt ra nên xem xét lại việc đào tạo nghiệp vụ thư viện để đáp ứng được nhu cầu phát
triển hiện nay.
Không tạo cho độc giả có thói quen sử dụng thư viện và khai thác thông tin.
 Không tổ chức Hướng dẫn độc giả sử dụng thư viện, một phần cũng do tổ chức nghiệp vụ
không rõ ràng, khiến độc giả lúng túng và chán nản khi vào thư viện.
 Không tổ chức phục vụ kho tin tốt, cán bộ thư viện không cập nhật kiến thức công nghệ thông
tin mới nên không khai thác hết nguồn thông tin và không thể hướng dẫn độc giả khai thác
thông tin được, đi đến tình trạng lãng phí.
d/ Hiện trạng thư viện tại TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh được xem là trung tâm kinh tế, khoa học, văn hoá lớn của cả nước, nơi tập
trung rất nhiều trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu,…, đã, đang và sẽ là nơi đào tạo nhân tài,
nhân lực cho phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Vì thế mà, Thư viện, nơi cung cấp kiến thức,
thông tin, cũng như các hoạt động văn hóa xã hội là nhu cầu không thể thiếu.
Hiện nay, hệ thống thư viện tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 25 thư viện, trong đó:
 1 thư viện cấp quốc gia: Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM.
 1 số thư viện cộng cộng phần lớn đều đã được xây dựng từ những năm 1975
 Hệ thống thư viện tại các trường đại học chủ yếu để phục vụ nhu cầu nghiên cứu chuyên ngành
 Thư viện do các tổ chức quốc tế họat động vì mục đích văn hóa với quy mô tương đối nhỏ: Thư
viện Hội đồng Anh, Thư viện Idecaf
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 17
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN

Nhu cầu về kiến thức, thông tin trong nghiên cứu, học tập, và nhiều lĩnh vực khác là rất lớn. Hiện tại ở
thành phố, phục vụ cộng đồng chỉ nổi bật là hệ thống thư viện Tổng hợp chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu
trên. Các thư viện của các trường đại học chỉ phục vụ phần lớn giới sinh viên, học sinh, những nhà
nghiên cứu,… đông đảo các tầng lớp trong xã hội vẫn còn xa lạ với văn hóa đọc sách ở thư viện cộng
đồng với nhiều lý do khác nhau. Vì vậy, cải thiện khiếm khuyết văn hóa trên, kéo mọi người lại gần với
thư viện và đưa văn hóa đọc vào đời sống đông đảo tầng lớp dân chúng là nhiệm vụ cần thiết, là tôn
chỉ của thư viện thành phố hiện nay để nâng cao đời sống và phát triển xã hội.
Bên cạnh đó, thư viện trên mặt bằng thành phố hiện nay hầu như chỉ thực hiện chức năng lưu trữ, đọc,
mượn sách mà thiếu tính cộng đồng (không có hoặc rất ít những không gian hội thảo, triễn lãm, giao
lưu, kiến trúc chưa đạt yêu cầu ở khía cạnh chào mời, lôi kéo người dân đến với thư viện…).
NHƯ VẬY, TPHCM hiện đang có nhu cầu xây dựng một thư viện hiện đại, quy mô lớn để có thể
trở thành một nơi phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của người dân thành phố, đồng thời
quảng bá văn hóa cũng như truyền thống lịch sử của thành phố.
Tháng 06/ 2011 vừa qua, UBND TP.HCM đã phê duyệt quy hoạch 1/2000 khu vực bờ Tây sông Sài
Gòn thuộc trung tâm thành phố hiện hữu mở rộng, do công ty Nikkei Sekkei (Nhật Bản) thiết kế. Đồ án
quy hoạch đã thể hiện rõ ý tưởng của thành phố: dành phần lớn khu bờ Tây cho các không gian công
cộng.
Bám sát vào bờ sông và tận dụng vẻ đẹp của bờ sông Sài Gòn để xây dựng khu bờ Tây sông Sài Gòn là
ý tưởng chủ đạo của đồ án quy hoạch này. Theo đó, sẽ có một dải công viên cây xanh kéo dài từ cầu Sài
Gòn đến cầu Tân Thuận. Chiều rộng của công viên khác nhau theo từng đoạn nhưng đoạn hẹp nhất
cũng rộng khoảng 50m (tính từ bờ sông vào).
Đặc biệt, bến Nhà Rồng sẽ được mở rộng, trồng thêm cây xanh và xây dựng thêm một số công trình để
nơi đây không chỉ đậm nét về lịch sử mà còn đậm nét về văn hóa, kiến trúc
Đây sẽ là nơi lý tưởng để xây dựng thư viện hiện đại với những tiêu chí như đã trình bày ở trên. Sài
Gòn, một thành phố năng động hiện đang trên đà phát triển, vẫn còn đó những bến cảng, những công
trình đã đi vào lịch sử: sông Sài Gòn, giao điểm của lịch sử hơn 300 năm mở đất, xây dựng kiến thiết
vùng đất mới trở thành đô thị phồn vinh bậc nhất phía Nam; và Bến Nhà Rồng, chứng nhân lịch sử 100
năm ngày Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường giải phóng dân tộc. Chúng ta đang trông chờ được
quảng bá đến thế giới về Sài Gòn, một Sài Gòn hiện đại lên từng ngày với ngày càng nhiều những công
trình hiện đại mọc lên, và một Sài Gòn vẫn bảo tồn được những bản sắc rất riêng với những khu phố,

SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 18
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
con đường, những di tích lịch sử vẫn được gìn giữ. Và, còn gì hơn thế nữa, khi giữa những giao điểm
của lịch sử, văn hóa, kiến trúc ấy, ta dựng lên một công trình văn hóa vừa mang hơi thở của thời đại với
công nghệ hiện đại, tiên tiến, vừa mang đậm tính sinh hoạt cộng đồng, lại vừa có thể là nơi tổ chức
những sự kiện văn hóa, triển lãm, là dịp để quảng bá văn hóa, truyền thống lịch sử Sài Gòn đến mọi
người dân thành phố và những ai quan tâm đến nó.
B- CƠ SỞ THIẾT KẾ
1/ Yêu cầu về vị trí khu đất xây dựng thư viện
a/Yêu cầu vị trí trong đô thị hay khu dân cư
Căn cứ vào chức năng (thể loại) của thư viện:
 Thư viện tổng hợp theo cấp quản lý chính quyền: loại thư viện nhằm phục vụ mọi đối tượng nên
vị trí của nó thường do quy hoạch chung đô thị quy định và có sự góp ý của cơ quan chuyên
ngành thư viện, về mạng lưới công trình thư viện trong phạm vi toàn quốc, khu vực, địa
phương.
 Thư viện chuyên ngành, vị trí của chúng thuộc đặc thù của chuyên ngành hoặc cơ quan nghiên
cứu. Thí dụ: thư viện Hải Dương học sẽ đặt cạnh Viện nghiên cứu Hải dương thường chọn vị trí
ở vùng ven biển. Hoặc thư viện sinh vật học thực vật học, đặt gần cơ quan nghiên cứu về sinh
vật học…
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 19
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
 Thư viện của các học viện, trường đại học thì người ta lại chọn vị trí tốt trong phạm vi của
trường (khu đất và mặt bằng tổng thể).
b/Yêu cầu về khu đất xây dựng.
 Khu vực xây dựng phải đảm bảo về cốt cao độ khu vực (tránh ngập úng)
 Khu vực đất xây dựng phải có đường giao thông xung quanh nhằm bố trí thuận lợi cho các lối ra
vào của độc giả, vận chuyển nhập sách và các trang thiết bị khác.
 Trong điều kiện xây dựng các đô thị mới hoặc các vùng ngoại ô đang phát triển, mở rộng, thì
thư viện được coi như một thiết chế văn hóa cần thiết trong đô thị. Nó được bố trí trong cụm
công trình văn hóa – giáo dục hoặc giải trí khác, như thư viện được bố trí gần Nhà Bảo Tàng,

Nhà văn hóa, các trường học, hay công viên, khu nghỉ dưỡng… thường thường các công trình
này có quan hệ với những hoạt động của thư viện.
 Thỏa mãn các điều kiện tự nhiên, nếu có phong cảnh đẹp, không khí tốt, nên tận dụng những
yếu tố của thiên nhiên. Thư viện không chỉ là nơi nâng cao kiến thức, dân trí mà thực sự còn là
địa điểm hấp dẫn với mọi tầng lớp người trong xã hội.
 Đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích, kích thước (quy mô, cấp loại thư viện) và đáp ứng tiêu
chuẩn về cách xa nguồn gây ồn (đường giao thông chính, nhà máy, công xưởng, sân vận
động…) độ ồn ngoài nhà không lớn hơn 35Db.
 Đảm bảo khu vực yên tĩnh, có cây xanh theo (tiêu chuẩn 20 – 25% diện tích đất cho cây xanh)
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 20
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
 Có đủ điều kiện cơ sở hạ tầng như mạng lưới giao thông (đường giao thông khu vực và giao
thông nội bộ) có hệ thống điện, nước đầy đủ, và các điều kiện vệ sinh môi trường khác (theo
tiêu chuẩn).
Thư viện thường xây dựng tại các khu trong các đô thị, thường gặp các trường hợp sau:
- Thư viện nằm tại Quảng trường: thường kết hợp với các công tình khác
- Thư viện nằm trên dãy phố thẳng
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 21
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
- Thư viện nằm ở vùng có nền đất dốc thường gặp ở các đô thị trung du, miền núi
Thư viện nằm ở góc phố (loại góc < 90
o
)
• Có diện tích ùn người trước công trình
• Cửa ra vào chính các đảo giao thông từ 35 – 50m.
- Thư viện nằm ở góc phố (hoặc góc vuông 90
o
)
- Có diện tích ùn người trước công trình.
- Cửa ra vaò chính các đảo giao thông từ 35 – 50m.

SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 22
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
Thư viện nằm ở góc phố (loại góc > 90
o
)
- Có diện tích ùn người trước công trình
- Cửa ra vào chính các đảo giao thông từ 35 – 50m.
2/ Giao thông tiếp cận
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 23
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
Có 3 lối tiếp cận chính từ bên ngoài vào công trình:
 Lối vào chính dành cho hành khách, độc giả,… thư viện là một công trình đa chức năng do đó
lối vào chính phục vụ cho phần đông lượng người vào xem với các mục đích khác nhau, ngoài
đặc điểm lối vào chính phải ở vị trí bắt mắt, thu hút, nó còn phải thuận tiện, có tính định hướng
cao (phải ở trung tâm giao thông, có nhân viên hướng dẫn, tiếp tân,…)
 Lối tiếp cận dịch vụ và giao nhận hàng:
 Lối vào nhân viên nên tránh lối vào chung công cộng để thuận tiện cho việc quản lý
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 24
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU: KIẾN TRÚC THƯ VIỆN
3/ Các khu chức năng trong thư viện
Xu hướng hiện nay thư viện không chỉ đơn thuần là nơi đọc sách và nghiên cứu mà còn là nơi giao lưu
văn hoá, sinh hoạt cộng đồng, phục vụ cho những nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần của nhân dân,
do đó một số chức năng mới phát sinh đi kèm theo nó là một số không gian đặc thù riêng:
Kết cấu thành phần và mối liên hệ của các thành phần có trong thư viện có thể khác nhau, phụ thuộc
vào quy mô và cách tổ chức của nó.
Ở các thư viện nhỏ, yêu cầu người đọc có được sự tiếp cần đến các kho sách, thư mục và các diện tích
phụ trợ cần thiết. Ở đây kho sách và phòng đọc hoà nhập làm một và không có người phục vụ.
Ở các thư viện lớn hơn ở các trường đại học và các viện nghiên cứu thượng tập trung sách vào chỗ và
bố trí không gian đọc cạnh đó. Người đọc tìm thấy sách không thông qua người thủ thư.
Ở các thư viện lớn tầm cỡ quốc gia hay ở các thành phố lớn, nơi cất giữ các tài liệu quý hiếm không

cho phép người đọc tiếp cận kho sách. Việc mượn sách được tiến hành thông qua nhân viên phục vụ
sau khi người đọc đã tra cứu sách ở khối thư mục. Mỗi thư viện có thể chia ra làm 3 khối chính như
sau:
 Khối kho sách
 Khối độc giả
 Khối phục vụ
Kiến trúc thư viện chịu ảnh hưởng từ khối kho sách và khối độc giả là chủ yếu.
a/ Khối độc giả
 Không gian công cộng
 Bộ phận đón tiếp
 Phòng đọc, thư mục
SVTH: HỒ THỊ THẢO UYÊN LỚP: KT08A1 MSSV: 0851013643 Trang 25

×