Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đánh giá hiện trạng nước cấp tập trung thành phố của Uông Bí và đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG






ĐINH THỊ HUỆ CHI





ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC CẤP TẬP TRUNG CỦA
THÀNH PHỐ UÔNG BÍ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM
BẢO CHẤT LƯỢNG







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG









Hà Nội – 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG






ĐINH THỊ HUỆ CHI




ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC CẤP TẬP TRUNG CỦA
THÀNH PHỐ UÔNG BÍ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM
BẢO CHẤT LƯỢNG


Chuyên ngành: Môi trường trong Phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Hà



Hà Nội – 2015



LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Hà,
Bộ môn Công nghệ môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội đã tận
tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô ở Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và
Môi trường đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu
tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Xí nghiệp nước Uông Bí, Trung tâm Quan trắc và
Phân tích Môi trườ
ng, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh và các sở - ban –
ngành có liên quan đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu trong thời gian
thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên, giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn



Đinh Thị Huệ Chi


LỜI CAM ĐOAN


Tôi là Đinh Thị Huệ Chi xin cam đoan: Luận văn “Đánh giá hiện trạng nước cấp
tập trung của thành phố Uông Bí và đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng” là công
trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Hà, Bộ môn Công
nghệ môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội. Các số liệu trong
luận văn được sử dụng trung thực, kết quả nghiên c
ứu trong luận văn này chưa từng
được công bố tại bất kỳ công trình, đề tài khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn



Đinh Thị Huệ Chi


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI CAM ĐOAN 4
MỤC LỤC 5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC BẢNG 8
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 9
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Hiện trạng cấp nước trên Thế giới và Việt Nam 4

1.1.1 Hiện trạng cấp nước trên Thế giới 4
1.1.2 Hiện trạng cấp nước ở Việt Nam 6
1.2. Các chỉ tiêu chất lượng nước cấp [1] 7
1.3. Ảnh hưởng của chất lượng nước cấp đến đời sống và sức khỏe con người 10
1.3.1 Ảnh hưởng của chất lượng nước đến đời sống con người 10
1.3.2 Ảnh hưởng của chất lượng nước đến sức khỏe con người 11
1.4. Các phương pháp xử lý nước cấp [1] 11
1.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 12
1.5.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên [13] 12
1.5.2 Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội [13] 15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu 18
2.2.1. Thời gian nghiên cứu 18
2.2.3. Phạm vi nghiên cứu 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu 18
2.3.1 Phương pháp luận 18
2.3.2: Phương pháp tổng quan tài liệu 19
2.3.3: Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa , lấy mẫu 19
2.3.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 21


2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 23
2.3.6. Phương pháp đánh giá phân tích, so sánh 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
3.1. Kết quả điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng nước cấp tập trung thành
phố Uông Bí 24

3.1.1. Hiện trạng nguồn nước đầu vào 24
3.1.2. Đánh giá chất lượng nguồn nước đầu vào 29

3.1.3 Công nghệ xử lý nước cấp 48
3.1.4. Hệ thống cung cấp và phân phối nước tập trung 51
3.1.5. Hệ thống quản lý nước cấp tập trung 53
3.1.6. Chất lượng nước đầu ra 54
3.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước 61
3.2. Đề xuất các giải pháp đảm bảo chất lượng nước cấp tập trung của thành phố
Uông Bí 64

3.2.1. Các giải pháp kỹ thuật 64
3.2.2. Các giải pháp quản lý 68
3.3. Đánh giá các giải pháp đề xuất và lựa chọn giải pháp 69
3.3.1. Đánh giá các giải pháp đề xuất 69
3.3.2 Lựa chọn giải pháp 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 83


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BOD
5
: Nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày (Bio oxygen demand)
BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường
BYT: Bộ Y tế
COD: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical oxygen demand)
DO: Oxy hòa tan (Disolved oxygen)
ICP/MS: Phương pháp phổ khối lượng plasma cảm ứng
(Inductively-Coupled Plasma - Mass Spectrometry)
ISO: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

(International Organization for Standardization)
LHQ: Liên hiệp quốc
NCSH: Nước cấp sinh hoạt
NM: Nước mặt
NN: Nước ngầm
OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(Organization for Economic Co-operation and Development)
QCVN: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam
QĐ: Quyết
định
SMEWW: Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải
(Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water
SWOT: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities
(Cơ hội) và Threats (Thách thức)
TCMT: Tổng cục môi trường
TCVN: Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam
UNESCO: United Nation Educational, Scienetific and Cultural Organisation
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc)
UNICEF: United Nation Children’s Fund (Quỹ nhi đồng liên hợp quốc)
WHO: World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)
WQI: Water Quality Idex (Chỉ số chất lượng nước)


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1- 1: Thống kê diện tích và dân số thành phố Uông Bí 16

Bảng 2-1: Danh mục các điểm lấy mẫu nguồn cấp đầu vào 20
Bảng 2- 2: Danh mục các điểm lấy mẫu nguồn cấp đầu ra 21
Bảng 2- 3: Danh mục các phương pháp phân tích mẫu 22


Bảng 3- 1: Tọa độ các giếng khoan nước ngầm 26
Bảng 3- 2: Kết quả khoan thăm dò –khai thác LK 458, LK 462A, LK462 27
Bảng 3- 3: Tổng hợp l
ưu lượng khai thác và chế độ khai thác của các giếng 28
Bảng 3- 4: Phân bố lưu lượng cấp của từng nguồn cấp đầu vào hệ thống 28
Bảng 3- 5: Kết quả phân tích các thông số chất lượng nước hồ Yên Lập 30
Bảng 3- 6: Kết quả phân tích các thông số chất lượng nước sông Vàng Danh 31
Bảng 3- 7: Bảng tính chỉ số WQI của sông Vành Danh – Đợt tháng 8/2013 39
Bảng 3- 8: Bảng tính chỉ số WQI của h
ồ Yên Lập – Đợt tháng 8/2013 39
Bảng 3- 9: Bảng tính chỉ số WQI của sông Vành Danh – Đợt tháng 12/2013 40
Bảng 3- 10: Bảng tính chỉ số WQI của hồ Yên Lập – Đợt tháng 12/2013 40
Bảng 3- 11: Kết quả phân tích các thông số chất lượng nước ngầm 42
Bảng 3- 12: Kết quả phân tích các thông số chất lượng nước cấp đầu ra 55
Bảng 3- 13: Nhu cầu sử dụng nước của thành phố Uông Bí trong tương lai 60
Bảng 3- 14: Tổng hợ
p lưu lượng thài từ hoạt động khai thác than 62
Bảng 3- 15: Đánh giá các giải pháp đề xuất theo mô hình SWOT 70


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình vẽ
Hình 1- 1: Sơ đồ vị trí thành phố Uông Bí 13

Hình 3- 1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước mặt nhà máy nước Đồng Mây và nhà máy
nước Lán Tháp 1
Hình 3- 2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm nhà máy nước Vàng Danh 1
Hình 3- 3: Mô hình quản lý của hệ thống cấp nước tập trung thành phố Uông Bí 53


Biểu đồ
Biều đồ 3- 1: Tỷ lệ phân bố lưu lượng cấp của từ
ng nguồn cấp đầu vào 29
Biều đồ 3- 2: Nhiệt độ nước sông Vàng Danh, hồ Yên Lập 32
Biều đồ 3- 3: Giá trị pH của sông Vàng Danh, hồ Yên Lập 32
Biều đồ 3- 4: Giá trị DO của sông Vàng Danh, hồ Yên Lập 33
Biều đồ 3- 5: Giá trị BOD của sông Vàng Danh, hồ Yên Lập 34
Biều đồ 3- 6: Giá trị COD của sông Vàng Danh, hồ Yên Lập 35
Biều đồ 3- 7: Giá trị amoni của sông Vàng Danh, hồ Yên Lập 35
Bi
ều đồ 3- 8: Giá trị photphat của sông Vàng Danh, hồ Yên Lập 36
Biều đồ 3- 9: Hàm lượng TSS của nước mặt sông Vàng Danh, hồ Yên Lập 37
Biều đồ 3- 10: Giá trị độ đục của nước mặt sông Vàng Danh, hồ Yên Lập 37
Biều đồ 3- 11: Hàm lượng coliform trong nước mặt sông Vàng Danh, hồ Yên Lập 38
Biều đồ 3- 12: Thang điểm WQI của nước sông Vàng Danh, hồ Yên Lập 41
Biều đồ 3- 13: Giá trị pH của nước ngầm các lỗ
khoan 458, 462, 462A 43
Biều đồ 3- 14: Độ cứng của nước ngầm các lỗ khoan 458, 462, 462A 44
Biều đồ 3- 15: Hàm lượng tổng các chất rắn hòa tan trong nước ngầm 44
Biều đồ 3- 16: Hàm lượng COD của nước ngầm các lỗ khoan 458, 462, 462A 45
Biều đồ 3- 17: Hàm lượng amoni trong nước ngầm các 46
Biều đồ 3- 18: Hàm lượng amoni trong nước ngầm các lỗ khoan 458, 462, 462A.46
Biều đồ 3- 19: Hàm lượng As trong nước ngầm các lỗ khoan 458, 462, 462A 47


Biều đồ 3- 20: Hàm lượng Pb trong nước ngầm các lỗ khoan 458, 462, 462A 47
Biều đồ 3- 21: Hàm lượng Fe trong nước ngầm các lỗ khoan 458, 462, 462A 47
Biều đồ 3- 22: Giá trị pH của nước cấp đầu ra 56
Biều đồ 3- 23: Độ màu của nước cấp đầu ra 56

Biều đồ 3- 24: Độ đục của nước cấp đầu ra 57
Biều đồ 3- 25: Chỉ số pemanganat của nước cấp đầu ra 57

Biều đồ 3- 26: Hàm lượng clo dư trong nước cấp đầu ra 58
Biều đồ 3- 27: Hàm lượng amoni trong nước cấp đầu ra 58
Biều đồ 3- 28: Hàm lượng kim loại Fe trong nước cấp đầu ra 59
Biều đồ 3- 29: Hàm lượng coliform trong nước cấp đầu ra 59

1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Nước là một trong những tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò quan trọng đối với
đời sống các loài sinh vật trên Trái Đất trong đó có con người. 70% diện tích quả
đất được bao bọc bởi nước, 97% trọng nước lượng nước có mặt trên Trái Đất là
nước đại dương (nước biển), nước đóng băng tại các cực của Trái Đất chiếm
khoảng 2%, còn lại 1% là nước ngọt (nước ao, hồ, sông suố
i, nước ngầm). Nước
là nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người, đặc biệt là nước dùng cho sinh
hoạt, sản xuất công nghiệp và các hoạt động thương mại dịch vụ, đó chính là
nước cấp. Trong sinh hoạt nước cấp dùng cho nhu cầu ăn uống, vệ sinh, các hoạt
động giải trí, các hoạt động công cộng, trong sản xuất công nghiệp nước cấp
được dùng như là nguyên liệu đầu vào của nhiều nghành công nghiệ
p khác nhau
như thực phẩm, giầy da, hóa chất, nhiệt lạnh Hầu hết nguồn nước cấp cho sinh
hoạt và hoạt động sản xuất của con người lấy từ nguồn nước mặt, phần nhỏ còn
lại là nước ngầm, nước mưa.
Ngày nay, sự bùng nổ dân số cùng với sự phát triển của sản xuất công nghiệp và
quá trình đô thị hóa đang làm cho nguồn nước tự nhiên bị

ô nhiễm và cạn kiệt, vì
thế con người phải tiến hành xử lý nguồn nước tự nhiên để có đủ số lượng và đảm
bảo chất lượng cung cấp cho nhu cầu hàng ngày của mình. Do đó, vấn đề nước cấp
đang là một trong những vấn đề khó khăn cần giải quyết của nhiều quốc gia trên thế
giới. Đối với tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Uông Bí nói riêng, bên cạnh
công cuộc
đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội địa phương thì nhiệm vụ cung cấp
nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường là nhiệm vụ quan trọng. Tuy nhiên, kinh
tế phát triển kéo theo sự gia tăng dân số, các hoạt động sản xuất công nghiệp diễn ra
mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng cao, việc khai thác nguồn nước
không theo quy hoạch tạo nên những tác động lớn đến chất lượng nguồ
n nước, nguy
cơ gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Tại thành phố
Uông Bí, nguồn nước cấp sinh hoạt đang có dấu hiệu bị ảnh hưởng xấu bởi các hoạt
động sản xuất công nghiệp như khai thác than, khoáng sản và sự phát triển của dân

2

cư. Hầu hết dân cư ở các phường xã không phải vùng sâu, vùng xa đã được cung
cấp nước bằng đường ống đến tận nhà, còn lại một bộ phận nhỏ sử dụng nước
ngầm. Một số xã vùng sâu sử dụng nước suối, khe và nước ngầm để tự cung tự cấp.
Chất lượng nguồn nước cấp còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa
học c
ụ thể nào về chất lượng nước cấp thành phố Uông Bí, thông tin về chất lượng
nước cấp mới chỉ thể hiện rời rạc trong các báo cáo kỹ thuật hàng năm của Công ty
thi công cấp nước Quảng Ninh, báo cáo quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng
Ninh và các báo cáo hàng năm của các nghành liên quan. Vì thế, chất lượng nguồn
nước cấp của thành phố Uông Bí đang là vấn đề đang được quan tâm của nhiều cấp,
nghành c
ũng như của địa phương và người dân.

Xuất phát từ thực tế đó, đề xuất đề tài “Đánh giá hiện trạng nước cấp tập trung
của thành phố Uông Bí và đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng” để đánh giá một
cách đầy đủ về hiện trạng nước cấp của thành phố, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
đảm bảo chấ
t lượng nước cấp, bảo vệ chất lượng nguồn nước và sức khoẻ cộng
đồng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
2.1. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí thông
qua các chỉ tiêu chất lượng nguồn nước đầu vào – đầu ra, hệ thống công nghệ xử lý
và quản lý chất l
ượng. Từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả cấp nước
đảm bảo vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Các kết quả của đề tài giúp cho người dân, doanh nghiệp là các hộ dùng nước
cấp biết được hiện trạng chất lượng nước cấp mình đang sử dụng, các nhà quản lý
của thành phố Uông Bí hoạch định kế hoạch, xây dựng quy hoạch nh
ằm khai thác,
sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nước cấp sinh hoạt, đem lại lợi ích tốt nhất cho
cộng đồng.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Nghiên cứu hiện trạng nguồn cấp nước đầu vào và đánh giá chất lượng nguồn

3

cấp đầu vào của hệ thống nước cấp tập trung thành phố Uông Bí thông qua chỉ số
chất lượng nước WQI.
- Nghiên cứu hiện trạng nguồn nước đầu ra và đánh giá chất lượng nguồn nước
đầu ra của hệ thống nước cấp tập trung thành phố Uông Bí thông qua các chỉ tiêu
chất lượng nước cấp sinh hoạt.

- Nghiên cứu hiện trạng công nghệ xử lý nước cấp của thành phố Uông Bí
- Nghiên cứu hiện trạng hệ thống cung cấp, phân phối và quản lí nước cấp tập
trung của thành phố Uông Bí.
- Nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp đầu vào
và đầu ra của hệ thống nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí
- Đề xuất và lựa chọn các giải pháp đảm bảo chất lượng nước cấp tập trung của
thành phố
Uông Bí.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Hiện trạng cấp nước trên Thế giới và Việt Nam
1.1.1 Hiện trạng cấp nước trên Thế giới
Tài nguyên nước là tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo, là các nguồn nước mà
con người có thể sử dụng với các mục đích khác nhau như hoạt động sinh hoạt, sản
xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, giải trí và các mục đích khác. Các nguồn
nước thiên nhiên sau khi xử lý được cung cấp cho các nhu cầu sử dụng củ
a con
người gọi là nước cấp. Nước cấp được lấy chủ yếu từ nguồn nước mặt và nước
ngầm, một phần nhỏ lấy từ nước mưa.
Nước mặt là nước chảy qua hoặc đọng lại trên mặt đất, bao gồm: nước sông, nước
suối, nước ao, nước hồ, nước kênh, rạch. Trong đó, nước sông là nước mưa, hơi nước
ngư
ng tụ hoặc một phần nước ngầm tập trung lại thành từng dòng chảy lớn. Đây là
nguồn nước có trữ lượng dồi dào, dễ khai thác. Tuy nhiên, lại là nguồn có lưu lượng,
thành phần chất lượng biến đổi lớn theo mùa và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời

tiết, khí hậu. Nguồn nước này có chứa nhiều tạp chất, dễ nhiễm bẩn nên xử lý khó
khăn,
đòi hỏi một quy trình xử lý phù hợp, nghiêm ngặt và đầy đủ. Nước suối là nước
mưa, hơi nước ngưng tụ hoặc một phần nước ngầm tập trung lại thành từng dòng
chảy nhỏ dọc theo các khe địa hình đồi núi cao. Nguồn nước này có lưu lượng thay
đổi đột biến trong năm, cả lưu lượng và chất lượng phụ thuộc lớn vào địa hình, điều
kiện khí h
ậu, thời tiết. Cần phải có công trình ngăn nước và tích trữ khi sử dụng
nguồn nước này làm nguồn cấp nước sinh hoạt với quy mô lớn. Nước ao, hồ là nước
mưa, hơi nước ngưng tụ hoặc một phần nước ngầm tập trung lại và chứa trong một
lưu vực. Nguồn nước này thường là nguồn tĩnh, không có dòng chảy và mức độ lưu
thông nhỏ. Trữ lượ
ng nguồn nước phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm của lưu vực: diện
tích lưu vực, độ sâu của lưu vực, điều kiện khí hậu. Nước ao, hồ thường không chứa
nhiều cặn, nhưng có chứa nhiều rong, tảo và các chất hữu cơ. Chất lượng nước ao, hồ
đảm bảo thì sẽ là nguồn cấp tốt cho sinh hoạt. [1]

5

Nước ngầm còn gọi là nước dưới đất là nguồn nước chứa trong tầng rỗng của
đất hoặc đá, là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất, đá trầm tích bở
rời như cặn, sạn,cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxto dưới bề mặt đất. Nước
ngầm có khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy
ngầm theo đị
a hình. Ðặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh
trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng
mặt thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt nên thành phần và mực
nước biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt, nước ngầm tầng mặt
rất dễ bị ô nhiễm. Nước ng
ầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn

cách bên trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước nên có chất lượng tốt và
lưu lượng ổn định.[1]
Từ xa xưa con người đã biết dùng nước phục vụ cho cuộc sống của mình, cho
đến ngày nay con người đã khám phá thêm nhiều tính năng của nước để phục vụ
cho nhu cầu, cũng như sự phát triển củ
a xã hội loài người. Sự phát triển của các
nghành công nghiệp, nông nghiệp, sự bùng nổ dân số và đô thị hóa càng làm gia
tăng nhu cầu sử dụng nước của con người. Theo sự ước tính, bình quân trên toàn thế
giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung cấp được sử dụng cho công nghiệp,
50% cho nông nghiệp và 10%cho sinh hoạt. Tuy nhiên, nhu cầu nước sử dụng lại
thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Thí dụ:
Ở Hoa Kỳ, khoảng
44% nước được sử dụng cho công nghiệp, 47% sử dụng cho nông nghiệp và 9%
cho sinh hoạt và giải trí. Ở Trung Quốc thì 7% nước được dùng cho công nghiệp,
87% cho công nghiệp, 6% sử dụng cho sinh hoạt và giải trí. [14]. Sự pháp triển
ngày càng cao của nền công nghiệp trên toàn thế giới kéo theo nhu cầu về nước
tăng, đặc biệt là nhu cầu dùng nước của các nghành sản xuất công nghiệp như chế
biến thực phẩm, d
ầu mỏ, giấy, luyện kim, hóa chất. Sự phát triển trong sản xuất
nông nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi
hỏi một lượng nước ngày càng cao. Phần lớn nhu cầu về nước được thỏa mãn nhờ
mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung bởi nước sông hoặc
nước ngầm bằng biện pháp thủ
y lợi nhất là vào mùa khô. Sự phát triển của xã hội

6

loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí ngày cũng càng
tăng theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị lớn, nước sinh hoạt tăng gấp hàng
chục đến hàng trăm lần hoặc nhiều hơn.

Bản báo cáo của Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) công bố trước thềm hội nghị tại
Diễn đàn nước thế giới năm 2013 cho biết trên thế giới có 2,5 tỷ người đang khát
nước sạch, chiếm hơn 1/3 dân số toàn cầu. Đây là một con số đáng báo động vì chỉ
2 năm trước đây, năm 2011, con số này chỉ dừng ở 1 tỷ người. Theo dự báo của Tổ
chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nhu cầu về nước vào năm 2050 sẽ tăng
lên 55%.
1.1.2 Hiện trạng cấp nước ở Việt Nam
Việt Nam là nước tăng dân số nhanh, là quốc gia có số dân đông thứ 12 trên thế
giới, tỉ lệ tăng dân số chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn nên nhu cầu sử dụng
nước sinh hoạt ở thành phố là rất lớn. Vấn đề nguồn nước cấp đang là vấn đế lớn
của Việt Nam: nguồn n
ước dồi dào nhưng chưa đảm bảo chất lượng cho sử dụng;
rất nhiều vùng trên lãnh thổ Việt Nam nguồn nước cấp đang bị ô nhiễm bao gồm cả
nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Nguồn nước cạn kiệt do chưa có biện pháp
dự trữ hợp lí, do phá rừng, bên cạnh đó là nguyên nhân khách quan do biến đổi khí
hậu. Theo số liệu thống kê của tổ chứ
c UNICEF thì hiện mới chỉ có 1/5 tổng số dân
Việt Nam được hưởng nước sạch từ các nhà máy xử lý nước tập trung cung cấp đến
các hộ gia đình bằng hệ thống đường ống [8].
Năm 1958 là mốc thời gian đánh dấu sự ra đời của chương trình cung cấp nước
sạch và vệ sinh môi trường. Trong suốt thời gian qua, vấn đề nước sạch luôn được
quan tâm của Đảng và Nhà nước. Cho đế
n nay, nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn là một trong bảy chương trình mục tiêu quốc gia. Vào năm 2000, Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốc gia cấp nước sạch và Vệ sinh nông
thôn đến năm 2020 với mục tiêu toàn bộ người dân nông thôn sử dụng nước sạch
đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Tại Việt Nam, có tổng số 68 Công ty cấp nước, thực hiện cung cấp nước sạch
cho các đô thị
. Nguồn nước mặt chiếm 70% tổng nguồn cấp, nguồn nước ngầm


7

chiếm 30% còn lại. Trên địa bàn cả nước có tổng 420 hệ thống cấp nước với tổng
công xuất thiết kế là 5,9 triệu m
3
/ngày. Trong đó, công suất hoạt động cấp nước là
4,5 triệu m
3
/ngày đạt 77% công suất thiết kế. Tính đến cuối năm 2010, có 18,15
triệu dân đô thị có thể tiếp cận được với nguồn nước sạch. Lượng nước sử dụng
trung bình tại các đô thị là 80-90 lít/người/ngày.đêm. [3]
1.2. Các chỉ tiêu chất lượng nước cấp [1]
a, Độ đục
Độ đục do sự hiện diện của các chất huyền phù trong nước như đất sét, bùn, chất
hữ
u cơ li ti và nhiều loại vi sinh vật khác. Nước có độ đục cao chứng tỏ nước có
nhiều tạp chất chứa trong nó, khả năng truyền ánh sáng qua nước giảm.
b, Độ màu (màu sắc)
Màu sắc của nước gây ra bởi lá cây, gỗ, thực vật sống hoặc đã phân hủy dưới
nước, từ các chất bào mòn có nguồn gốc từ đất đá, từ nước thải sinh hoạt, công
nghiệp. màu sắc củ
a nước có thể là kết quả từ sự hiện diện của các ion có tính kim
khí như sắt, mangan.
c, Độ cứng
Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion caxi và magie có
trong nước. Độ cứng của nước chia làm 3 loại: độ cứng tạm thời, độ cứng toàn
phần, độ cứng vĩnh cửu.
c, Giá trị pH
pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh hưởng đến

hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính như tính ăn mòn, hòa
tan,… chi phối các quá trình xử lý nước như: kết bông tạo cợn, làm mềm, khử sắt
diệt khuẩn.
d, Chất rắn hòa tan
Tổng chất rắn hoà tan - Total Dissolved Solids (TDS) là tổng số các ion mang điện
tích, bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất
định, thường được biểu thị
bằng hàm số mg/l hoặc ppm (phân ngìn). TDS thường được
lấy làm cơ sở ban đầu để xác định mức độ sạch/ tinh khiết của nguồn nước.
e, Chloride

8

Chloride là ion chính trong nước thiên nhiên và nước thải. Vị mặn của Chloride
thay đổi tùy theo hàm lượng và thành phần hóa học của nước. Với mẫu chứa 25mg
Cl
-
/lít người ta đã có thể nhận ra vị mặn nếu trong nước có chứa ion Na
+
. Tuy nhiên
khi mẫu nước có độ cứng cao, vị mặn rất khó nhận biết dù có chứa đến 1000mg Cl
-
/lít. Hàm lượng Chloride cao sẽ gây ăn mòn các kết cấu ống kim loại.
f, Sắt
Sắt là nguyên tử vi lượng cần thiết cho cơ thể con người để cấu tạo hồng cầu. Vì
thế sắt với hàm lượng 0,3mg/l là mức ấn định cho phép đối với nước sinh hoạt.
Vượt qua giới hạn trên, sắt có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt.
Sắt có mùi tanh đặc trưng, khi tiếp xúc với khí trời, kế
t tủa Fe (III) hydrat hình
thành làm nước trở nên có màu đỏ gạch tạo ấn tượng không tốt cho người sử dụng.

Kết tủa sắt lắng đọng thu hẹp dần tiết kiệm hữu dụng của ống dẫn mạng lưới
phân phối nước.
g, Nitrogen-Nitrit (N-NO
2
-
)
Nitrit là một giai đoạn trung gian trong chu trình đạm hóa do sự phân hủy các
chất đạm hữu cơ. Vì có sự chuyển hóa giữa nồng độ các dạng khác nhau của
nitrogen nên các vết nitrit được sử dụng để đánh giá sự ô nhiễm hữu cơ. Trong các
hệ thống xử lý hay hệ thống phân phối cũng có nitrit do những hoạt động của vi
sinh vật. Ngoài ra nitrit còn được dùng trong ngành cấp nước như một chất chống
ăn mòn. Tuy nhiên trong nướ
c uống, nitrit không được vượt quá 0,1 mg/l.
h, Nitrogen – Nitrat (N-NO
3
-
)
Nitrat là giai đoạn oxy hóa cao nhất trong chu trình của nitrogen và là giai đoạn
sau cùng trong tiến trình oxy hóa sinh học. Ở lớp nước mặt thường gặp nitrat ở dạng
vết nhưng đôi khi trong nước ngầm mạch nông lại có hàm lượng cao. Nếu nước
uống có quá nhiều nitrat thường gây bệnh huyết sắc tố ở trẻ em. Do đó trong nguồn
nước cấp do sinh hoạt giới hạn nitrat không vượt quá 6 mg/l.
i, Ammoniac (N-NH
4
+
)
Amoniac là chất gây nhiễm độc cho nước. Sự hiện diện của amoniac trong nước
mặt hoặc nước ngầm bắt nguồn từ hoạt động phân hủy hữu cơ do các vi sinh vật
trong điều kiện yếm khí. Đây cũng là một chất thường dùng trong khâu khử trùng
nước cấp, chúng được sử dụng dưới dạng các hóa chất diệt khuẩn chloramines


9

nhằm tạo lượng clo dư có tác dụng kéo dài thời gian diệt khuẩn khi nước được lưu
chuyển trong các đường ống dẫn.
k, Sulfate (SO
4
2-
)
Sulfate thường gặp trong nước thiên nhiên và nước thải với hàm lượng từ vài
cho đến hàng ngàn mg/l. Những vùng đất sình lầy, bãi bồi lâu năm, sulfur hữu cơ bị
khoáng hóa dần dần sẽ biến đổi thành sulfate. Nước chảy qua các vùng đất mỏ
mang nhiều sulfate sẽ có hàm lượng sulfate khá cao do sự oxy hóa quặng thiếc,
quặng sắt.
Sulfate là một trong những chỉ tiêu tiêu biểu của những vùng nước nhiễm phèn.
Vì natri sulfate và mangan sulfate có tính nhuận tràng nên trong nước uống, sulfate
không được v
ượt quá 200mg/l.
l, Phosphate (P-PO
4
3-
)
Trong thiên nhiên phosphate được xem là sản phẩm của quá trình lân hóa và
thường gặp dưới dạng vết đối với nước thiên nhiên. Khi hàm lượng phosphate phát
triển mạnh mẽ sẽ là một yếu tố giúp rong rêu phát triển mạnh.
m, Oxy hòa tan (DO)
Giới hạn lượng ô xi hòa tan (dissolved oxygen) trong nước thiên nhiên và nước
thải tùy thuộc vào điều kiện hóa lý và hoạt động sinh học của các loại vi sinh vật.
Việc xác định hàm lượng oxy hòa tan là phương tiện kiểm soát sự ô nhiễm do m
ọi

hoạt động của con người và kiểm tra hậu quả của việc xử lý nước thải.
n, Nhu cầu oxy hóa học(COD)
Nhu cầu oxy hóa học (COD) là lượng oxy tương đương của các cấu trúc hữu cơ
trong mẫu nước bị oxy hóa bởi tác nhân hóa học có tính oxy hóa mạnh. Đây là một
phương pháp xác định vừa nhanh chóng vừa quan trọng để khảo sát các thông số
của dòng nước, đặc biệt trong các công trình xử lý nước.
p, Nhu cầu oxy sinh hóa(BOD)
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) được xác định dựa trên kinh nghiệm phân tích
đã được tiến hành tại nhiều phòng thí nghiệp chuẩn, trong việc tìm sự liên hệ
giữa nhu cầu oxy đối với hoạt động sinh học hiếu khí trong nước hoặc dòng chảy
bị ô nhiễm.

10

o, Fecal coliform (Coliform có nguồn gốc từ phân)
Nhóm vi sinh vật Coliform được dùng rộng rãi làm chỉ thị của việc ô nhiễm
phân, đặc trưng bởi khả năng lên men lactose trong môi trường cấy ở 35 – 37
0
C với
sự tạo thành axit aldehyd và khí trong vòng 48h.
q, Escherichia Coli (E.Coli)
Escherichia Coli, thường được gọi là E.Coli hay trực khuẩn đại tràng, thường
sống trong ruột người và một số động vật. E.Coli đặc hiệu cho nguồn gốc phân,
luôn hiện diện trong phân của người và động vật, chim với số lượng lớn. Sự có mặt
của E.Coli vượt quá giới hạn cho phép đã chứng tỏ sự ô nhiễm về
chỉ tiêu này. Đây
được xem là chỉ tiêu phản ánh khả năng tồn tại của các vi sinh vật gây bệnh trong
đường ruột như tiêu chảy, lị…

1.3. Ảnh hưởng của chất lượng nước cấp đến đời sống và sức khỏe con người

1.3.1 Ảnh hưởng của chất lượng nước đến đời sống con người
Nước có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người nhưng nó phải là
nguồn nước sạch. Nước sạch là một nhu cầu hết sức cấp thiết trong đời sống dân cư,
nướ
c sạch đang trở thành một đòi hỏi không thể thiếu trong việc bảo vệ sức khỏe và
cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Cung cấp nước cho cộng đồng là rất
quan trọng không chỉ đối với sự sống còn của cư dân mà còn để duy trì mức độ phát
triển lành mạnh của nền kinh tế. Hiện nay, khan hiếm nước đặc biệt là nước sạch
đ
ang là một trong những vấn đề toàn cầu và là yếu tố gây hạn chế lớn trong việc
phát triển kinh tế - xã hội đối với thế giới trong bối cảnh tốc độ gia tăng dân số một
cách nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay, có khoảng 30 nước khan hiếm
nước trong đó 20 nước cực kỳ khan hiếm nước. Theo dự đoán đến năm 2020, số
lượng quốc gia rơi vào tình trạng khan hiếm n
ước có thể lên tới con số 35. Đáng lo
ngại là các nước đang phát triển phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nước lớn nhất
và theo ước tính đến năm 2025, một phần ba dân số thế giới đang phát triển sẽ phải
đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng [15]. Tuyên bố Thiên niên kỷ của
Liên Hiệp quốc đã chỉ ra tầm quan trọng của nước và các ho
ạt động liên quan đến
nước trong việc hỗ trợ kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Mục tiêu phát triển Thiên niên

11

kỷ của Liên hiệp quốc là: giảm một nửa tỷ lệ người dân không được tiếp cận với
nước sạch vào năm 2015. Báo cáo thiên niên kỷ 2006 đã chỉ ra rằng: mặc dù đã có
những thành tựu đáng kể trong việc giảm tỉ lệ người không được tiếp cận với nước
sạch từ 30% năm 1990 xuống còn 20% vào năm 2004, nhưng tỷ lệ đó vẫn còn
chênh lệch r
ất lớn giữa các nước [19].

1.3.2 Ảnh hưởng của chất lượng nước đến sức khỏe con người
Việc cung cấp nước sạch và đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt là mục tiêu
quan tâm hàng đầu không chỉ ở từng địa phương, từng quốc gia mà là của cả thế
giới. Mặc dù, tổng khối lượng nước trên toàn thế giới là 1,38 tỉ km
3
nhưng chỉ có
0,3 % khối lượng nước (tương đương với 3,6 triệu km
3
) trên thế giới có thể sử dụng
là nước sinh hoạt. Thiếu nước sạch đã cướp đi sinh mạng của khoảng 700.000 trẻ
em Châu Phi mỗi năm và việc cung cấp nước sạch sẽ là một trong những thử thách
lớn nhất của loài người trong vài thập niên tới đây. Liên hiệp quốc đưa ra một báo
cáo thứ hai về nguồn nước thế giới nêu rõ là khoảng một phần năm dân s
ố thế giới,
tức chừng một tỷ mốt người, không được tiếp cận nguồn nước uống an toàn và 40%
không được sử dụng các điều kiện vệ sinh cơ bản. Theo một nghiên cứu của WHO
và UNICEF, số lượng cư dân đô thị không được tiếp cận với các nguồn nước được
cải thiện trong thực tế đã tăng từ 113 triệu vào năm 1990 (5% tổ
ng dân số đô thị)
đến 173 triệu vào năm 2000 (6% tổng dân số đô thị ) [16]. Ở nhiều thành phố của
các nước thứ ba, nơi điều kiện sống nghèo nàn, khó tiếp cận đủ nước và vệ sinh môi
trường kém là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe đối với những người
dân đô thị nghèo, những người thường xuyên là nguồn lao động tạo ra sự giàu có
của thành ph
ố [18]. Ví dụ, 85% dân số đô thị của Ấn Độ có thể tiếp cận với nước
uống nhưng chỉ có 20% nước đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn sức khỏe và tối thiểu.
Người ta ước tính rằng vào năm 2050, một nửa dân số của Ấn Độ sẽ được sống
trong các khu đô thị và sẽ phải đối mặt với vấn đề nước cấp [20]
1.4.
Các phương pháp xử lý nước cấp [1]

Xử lý nước cấp là quá trình làm thay đổi thành phần, tính chất của nước tự
nhiên nhằm cấp cho từng đối tượng dùng nước theo yêu cầu sử dụng, quá trình xử

12

lý nước phụ thuộc vào thành phần, tính chất của nguồn nước đầu vào và yêu cầu
chất lượng nước sử dụng. Các biện pháp xử lý nước cơ bản gồm có: biện pháp xử lý
cơ học, biện pháp xử lý hóa học và biện pháp xử lý lí học.
Biện pháp xử lý cơ học: là biện pháp xử lý nước cơ bản nhất là biện pháp dùng
cơ học để giữ lại cặn không tan trong n
ước . Trong hệ thống xử lý thì các công trình
xử lý cơ học gồm có: song chắn rác, lưới chắn rác, bể lắng, bể lọc. Có thể sử dụng
biện pháp cơ học này độc lập để xử lý nước hoặc kết hợp với các biện pháp xử lý
hóa học và lí học để nâng cao hiệu quả xử lý nước.
Biện pháp xử lý hóa học: là biện pháp dùng các hóa chất bổ sung vào nguồn
nước để x
ử lý nước như keo tụ bằng phèn, khử trùng bằng clo, dùng hóa chất để
diệt tảo. Phương pháp keo tụ và phương pháp khử trùng bằng clo là hai phương
pháp phổ biến để xử lý nước cấp. Bản chất của phương pháp keo tụ là quá trình phá
vỡ trạng thái cân bằng động tự nhiên của nước, tạo điều kiện để các hạt cặn lơ lửng
kết dính với nhau thành các hạt cặn lớ
n hơn, dễ xử lý hơn bằng cách cho vào nước
hóa chất làm nhân tố keo tụ các hạt cặn lơ lửng. Có nhiều cách keo tụ, đó là keo tụ
bằng các chất điện ly hoặc keo tụ bằng hệ keo ngược dấu. Trong keo tụ bằng chất
điện ly thì các chất keo tụ có thể là các chất điện ly ở dạng các ion ngược dấu.
Trong keo tụ bằng hệ keo ngược dấu thì chất keo tụ
thường sử dụng là phèn nhôm,
phèn sắt.
Biện pháp xử lý lí học: là biện pháp xử lý nước bằng các nguyên tắc vật lí như
khử trùng nước bằng sóng siêu âm, tia tử ngoại.

1.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.5.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên [13]
a, Vị trí địa lý
Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh. Địa giới hành chính:
- Phía Bắc giáp huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang): ranh giới là dãy núi cao
Yên Tử - Bảo Đài,
- Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng): ranh giới là
sông Đá Bạc

13

- Phía Đông giáp huyện Hoành Bồ và huyện Yên Hưng (tỉnh Quảng Ninh):
ranh giới là núi Bình Hương và núi Đèo San.
- Phía Tây giáp huyện Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh)
Toạ độ từ 20
0
58’ đến 21
0
9’ vĩ độ Bắc và từ 106
0
41’ đến 106
0
52’ kinh độ Đông,
cách Hà Nội 120km, cách thành phố Hạ Long 40km. .
Uông Bí nằm cách Thủ đô Hà Nội 130 km, cách thành phố Hải Dương 60
km, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 km, cách thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh 45 km;

Hình 1- 1: Sơ đồ vị trí thành phố Uông Bí
b, Đặc điểm địa chất , địa hình

Thành phố Uông Bí nằm trong vòng cung Đông Triều – Móng Cái chạy dài theo
hướng Tây – Đông. Kiến tạo địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc cao nhất
là dãy núi Yên Tử, có đỉnh 1.068m; núi Bảo Đài cao 875m; phía Nam thấp nhất là
vùng bãi bồi; trũng ngập nước ven sông Đá Bạc. Địa hình chia cắt bởi 8 lạch triều lớn
nhỏ từ sông
Đá Bạc thuộc hệ thống sông Bạch Đằng. Địa hình Uông Bí có 2/3 diện

14

tích là đất đồi núi dốc nghiêng từ phía Bắc xuống phía Nam và được phân tách thành
3 vùng.
Vùng cao: là vùng rừng núi trập trùng, chiếm 65,04% tổng diện tích tự nhiên
của thành phố, bao gồm các xã Thượng Yên Công, phường Vàng Danh và phần
diện tích nằm ở phía Bắc Quốc lộ 18A thuộc các phường Nam Khê, phường Bắc
Sơn, Thanh Sơn, Quang Trung, Trưng Vương và xã Phương Đông.
Vùng thung lũng: nằm giữa dãy núi cao phía Bắc và dãy núi thấp phía Nam có
địa hình thấp, chạy dọc theo đường 18B từ Nam M
ẫu đến Vành Danh thuộc xã
Thượng Yên Công và phường Vàng Danh tạo thành một cánh đồng trung du, vùng
này có diện tích rất nhỏ, chiếm 1,2% diện tích tự nhiên Thành phố.
Vùng Thấp: bao gồm các xã, phường nằm ở phía Nam Quốc lộ 18A như xã
Phương Nam, Phương Đông, phường Nam Khê, phường Quang Trung, Trưng
Vương, xã Điền Công. Vùng này địa hình bằng phẳng, chủ yếu là các cánh đồng
phù sa ven sông có độ dốc cấp I (0÷80) nằm xen giữa các kênh rạch, ruộng canh tác
ở độ cao t
ừ 1÷5m so với mặt nước biển với diện tích 7.700 ha chiếm 26,90% diện
tích tự nhiên Thành phố.
c, Khí hậu
Do vị trí địa lý và địa hình nằm trong cánh cung Đông Triều – Móng Cái, có nhiều
dãy núi cao ở phía Bắc và thấp dần xuống phía Nam đã tạo cho Uông Bí một chế độ

khí hậu đa dạng, phức tạp vừa mang tính chất khí hậu miền núi vừa mang tính chất khí
hậu miền duyên hải.
Dãy núi Bình Hương với độ cao 384 – 358 m nằm gi
ữa vùng núi Yên Tử và núi
Bảo Đài đã tạo nên dải thung lũng dài, hẹp và vùng đất thấp làm cho khí hậu Uông
Bí phân thành nhiều tiểu vùng khác nhau: vùng núi cao phía Bắc đường 18B có khí
hậu miền núi lạnh và mưa vừa; vùng núi cao dọc đường 18B có khí hậu thung lũng,
ít mưa, mùa hè nóng, mùa đông lạnh; vùng núi nằm giữa phía Nam đường 18B và
phía Bắc đường 18A kéo dài đến hạ lưu sông Đá Bạc có tích chất khí hậu miền
duyên hải.

15

Nhiệt độ trung bình năm là 22,2
0
C. Mùa hè nhiệt độ trung bình 22 – 30
0
C, cao
nhất 34 – 36
0
C. Mùa đông nhiệt độ trung bình 17 – 20
0
C, thấp nhất 10 – 12
0
C. Số
giờ nắng trung bình mùa hè 6 – 7 giờ/ngày, mùa đông 3 – 4 giờ/ngày, trung bình số
ngày nămg trong tháng là 24 ngày.
Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.600mm, cao nhất 2.200mm. Mưa thường
tập trung vào các tháng 6,7,8 trong năm, chiếm tới 60% lượng mưa cả năm. Lượng
mua trung bình giữa các tháng trong năm là 133,3mm, số ngày có mưa trung bình

năm là 153 ngày.
Hướng gió chủ đạo trong năm là hướng Đông Nam thổi vào mùa hè và Đông
Bắc thổi vào mùa đông. Trong các tháng mùa hè thường chịu ảnh hưởng của mưa
bão với sức gió và lượng mưa lớn.
Độ ẩm tương đối trung bình năm là 81%, độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình
là 50,8%.
Gió bão: Uông Bí chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió Đông – Nam
vào mùa hè và gió Đông – Bắc vào mùa đông.
Cũng như các huyện thị khác ven biển Bắc Bộ, trung bình mỗi năm có khoảng
2-3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Uông Bí.
1.5.2 Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hộ
i [13]
a, Diện tích và dân số
Thành phố Uông Bí có 11 đơn vị hành chính gồm 09 phường và 02 xã. Tổng
diện tích tự nhiên của toàn thị xã là 25.630,77 ha, 4 phần 5 đất đai là đồi núi, trong
đó đất lâm nghiệp rộng gần 10.000ha, đất nông nghiệp gần 3000ha.
Trên 90% dân số của thành phố Uông Bí là người Kinh. Người Dao tập trung ở xã
Thượng Yên Công. Người gốc dân tộc Tày, Sán Dìu, Hoa ở rải rác trong các xã phường
phía Bắc.
Quy mô dân số của thành phố Uông Bí tính đến năm 2013 là 114302 người (bao
gồm c
ả dân số thường trú và dân số quy đổi). Trong đó dân số nội thành là 106763
người, chiếm 93,4% tổng dân số toàn thành phố; dân số ngoại thành là 7539 người,
chiếm 6,6%.

×