Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) lớp 12 trung học phổ thông chương trình chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 124 trang )



i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC




BÙI THỊ DINH




SỬ DỤNG THƠ - CA CÁCH MẠNG ĐỂ GÂY HỨNG THÚ CHO
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1954 -1975) LỚP
12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN






LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ








HÀ NỘI - 2015


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC



BÙI THỊ DINH



SỬ DỤNG THƠ - CA CÁCH MẠNG ĐỂ GÂY HỨNG THÚ CHO
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1954 -1975) LỚP
12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN


LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ


Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN LỊCH SỬ)
Mã số: 60 14 01 11


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thế Bình






HÀ NỘI - 2015


iii


LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp Cao học được hoàn thành tại Trường Đại học Giáo dục
– Đại học Quốc gia Hà Nội. Có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:
Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Phòng đào tạo sau Đại
học, cô giáo chủ nhiệm, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Thế Bình đã trực tiếp hướng
dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá
trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài: Sử dụng thơ - ca cách mạng để
gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954 – 1975) lớp 12
trung học phổ thông – chương trình chuẩn
Xin chân thành cảm ơn các thầy/cô giáo giảng dạy truyền đạt những kiến thức
khoa học chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử cho bản
thân tác giả trong 2 năm qua.
Xin ghi nhận công sức và những đóng góp quý báu và nhiệt tình của các bạn
học viên lớp Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử - K8, bạn bè, đồng
nghiệp, gia đình đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ cùng tác giả triển khai và hoàn
thành đề tài.
Do thời gian thực hiện hạn chế và ý kiến chủ quan của tác giả nên đề tài khó
tránh khỏi sai sót về mặt nội dung và hình thức. Kính mong được sự cảm thông và
đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và các bạn.

Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả



Bùi Thị Dinh


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ
CNXH

Chủ nghĩa xã hội

DHLS Dạy học Lịch sử

GV

Giáo viên

HS Học sinh

LS

Lịch sử

MB Miền Bắc


MN

Miền Nam

PPDH Phương pháp dạy học

THPT Trung học phổ thông
SGK Sách giáo khoa
XHCN Xã hội chủ nghĩa




v
MỤC LỤC
Trang

Lời cảm ơn

i
Danh mục viết tắt

ii
Mục lục

iii
Danh mục các bảng

v
Danh mục các biểu đồ


vi
MỞ ĐẦU

1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ
DỤNG SỬ DỤNG THƠ - CA CÁCH MẠNG TRONG DẠY
HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG



7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

7
1.1.1. Tài liệu nước ngoài

7
1.1.2. Tài liệu trong nước

8
1.2. Cơ sở lí luận

12
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản

12
1.2.2. Phân loại thơ - ca cách mạng

17

1.2.3. Cơ sở xuất phát của vấn đề

27
1.2.4. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng thơ - ca cách mạng để gây
hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử


30
1.3. Cơ sở thực tiễn

35
1.3.1. Về phía giáo viên

35
1.3.2.Về phía học sinh

38
1.3.3. Nguyên nhân, thực trạng và định hướng khắc phục

41
Tiểu kết Chương 1

42
Chương 2
:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG THƠ - CA CÁCH
MẠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1954 – 1975)
LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
ĐỂ GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP LỊCH SỬ CHO HỌC SINH





43
2.1. Vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn
1954 -1975


43
2.1.1. Vị trí

43
2.1.2. Mục tiêu

44
2.1.3. Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975

46


vi
2.2. Xác định nội dung kiến thức có thể và cần sử dụng thơ - ca cách
mạng để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam
1954 – 1975



48
2.3. Một số yêu cầu khi sử dụng thơ - ca cách mạng trong dạy học
Lịch sử ở trường phổ thông



52
2.3.1. Việc sử dụng thơ - ca cách mạng phải đảm bảo tính Đảng, tính
khoa học


52
2.3.2. Sử dụng thơ - ca cách mạng phải phù hợp với nội dung môn
học, bài học


53
2.3.3. Sử dụng thơ - ca cách mạng phải đảm tuân thủ các nguyên tắc
dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.


54
2.3.4. Đảm bảo tính cụ thể, tính xúc cảm của thơ - ca cách mạng

54
2.3.5. Sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS phải mang tính điển
hình, kết hợp chặt chẽ với các loại tài liệu tham khảo và các biện
pháp khác để nâng cao hiệu quả bài học.



55
2.4. Một số biện pháp sử dụng thơ - ca cách mạng để để gây hứng thú
cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) lớp 12

trung học phổ thông - chương trình chuẩn



55
2.4.1. Sử dụng thơ - ca để tạo tình huống có vấn đề và định hướng
kiến thức cơ bản của bài.


55
2.4.2. Sử dụng thơ - ca để tổ chức học sinh lĩnh hội kiến thức mới
59
2.4.3. Sử dụng thơ - ca cách mạng kết hợp các phương tiện kĩ thuật,
phim tư liệu… để nâng cao hiệu quả bài học


71
2.5. Thực nghiệm sư phạm
76
2.5.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

76
2.5.2. Đối tượng, thời gian, địa bàn thực nghiệm sư phạm

76
2.5.3. Phương pháp và nội dung thực nghiệm sư phạm
77
2.5.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
78
2.5.5. Kết luận rút ra từ thực nghiệm sư phạm

83
Tiểu kết Chương 2
83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

85
1. Kết luận

85
2. Khuyến nghị

86
TÀI LIỆU THAM KHẢO

88
PHỤ LỤC

91


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Bảng thống kê mức độ hứng thú ở lớp đối chứng và lớp
thực nghiệm


80
Bảng 2.2. Bảng thống kê điểm kiểm tra của học sinh lớp đối chứng và

lớp thực nghiệm (theo nhóm điểm và tỉ lệ %)


81



viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 2.1: So sánh mức độ hứng thú ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. 80
Biểu đồ 2.2: So sánh kết quả học tập ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. 81
























1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang tiến nhanh trên con đường đổi
mới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và hội nhập vào xu thế
phát triển chung của thế giới. Vấn đề đào tạo con người đáp ứng sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc hiện nay đặt ra cấp thiết. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn
dân, trong đó giáo dục và đào tạo giữ vai trò quan trọng. Nghị quyết 29 – NQ/TW
ngày 4/11/2013 - Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa II về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ
đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm
thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động
quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng,
xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Cụ thể: Phát
triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn
diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực
tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Đây là phương hướng quan trọng chỉ đạo đổi mới giáo dục, tinh thần của Nghị
quyết đề ra yêu cầu phải đào tạo những con người có đầy đủ trí, lực, có khả năng lao
động sáng tạo, nắm vững khoa học kĩ thuật, tiến kịp sự phát triển của thế giới. Đồng
thời biết vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, thấm nhuần
bản sắc văn hóa dân tộc và biết tiếp thu những tinh hoa nhân loại. Hòa nhập vào sự

phát triển chung của thế giới không có nghĩa là quên đi cội nguồn của mình mà phải
“đặc biệt quan tâm, giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát
huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc” [38, tr.3]
Môn Lịch sử ở trường phổ thông có vị trí quan trọng trong việc đào tạo, giáo
dục học sinh (HS) trở thành một con người toàn diện. Nhưng hiện nay, cơ chế thị
trường đã làm xuất hiện lối sống thực dụng, một bộ phận không nhỏ HS ở trường
phổ thông không còn coi trọng kiến thức lịch sử (LS), quên mất khí thế hào hùng
của dân tộc, không còn thấy được công lao to lớn của cha ông đã ngã xuống để có


2
được nền hòa bình độc lập hôm nay. Thực tiễn dạy học lịch sử (DHLS) ở trường
phổ thông hiện nay đặt ra yêu cầu cần phải có nhận thức mới về bộ môn. Một bài
học LS mà khơi dậy được đam mê, hứng thú, nhu cầu học tập để các em chủ động
lĩnh hội kiến thức, qua đó rèn kĩ năng và giáo dục tư tưởng tình cảm cho HS – đó
chính là một bài học hiệu quả. Để nâng cao chất lượng DHLS đòi hỏi người giáo
viên (GV) phải sử dụng đa dạng các phương pháp, phương tiện dạy học trong đó sử
dụng thơ - ca cách mạng để cụ thể hóa kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa
(SGK), giúp HS có biểu tượng chân thực, sinh động về các sự kiện hiện tượng LS.
Đó chính là những dữ liệu quan trọng để các em so sánh, phân tích, tổng hợp…để
tìm ra bản chất, hình thành khái niệm, rút ra quy luật và bài học LS. Mặt khác, sử
dụng thơ - ca cách mạng còn làm cho bài giảng của GV thêm sinh động hấp dẫn,
gây hứng thú học tập bộ môn cho HS, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả bài học.
Thơ - ca là văn hóa tinh thần. Nó là di sản vô cùng quý giá và là sản phẩm của
lịch sử. Thơ - ca dễ đi vào lòng nhiều thế hệ người dân Việt Nam, cổ vũ kháng
chiến và có sức lay động lòng người. Từ đó, việc hiểu biết và học tập thơ - ca chính
là hiểu biết một phần LS.
Một tờ báo Quân đội nhân dân có nhan đề: “Phát huy giá trị của ca khúc cách
mạng trong giáo dục lý tưởng cho bộ đội” có đoạn: “Các ca khúc cách mạng, bằng
phương thức phản ánh độc đáo của mình đã tái hiện lại lịch sử dân tộc, thể hiện cảm

xúc của người nghệ sĩ và của nhân dân đối với quê hương đất nước, thời đại. Nhìn từ
phương diện này, không ít các nhà nghiên cứu âm nhạc cho rằng, ca khúc cách mạng
là một pho sử bằng âm thanh phản ánh những diễn biến trong cuộc đấu tranh cách
mạng và hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ của dân tộc ta ở thế kỉ XX…. Thưởng
thức các ca khúc cách mạng những người lính sẽ có cảm nhận về tình yêu quê hương
gia đình, tự hào về tinh thần chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt nam anh hùng để
không ngại hi sinh gian khổ và thấy cần sống sao cho ý nghĩa…” [8]
Tuy nhiên, việc sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS ở trường phổ thông
hiện nay mới chỉ dừng lại ở một số GV có tâm huyết với nghề và có vốn kiến thức
thơ - ca. Phần lớn GV dạy LS chưa thấy được tầm quan trọng của thơ - ca cách
mạng, có sử dụng nhưng chỉ dừng lại ở việc minh họa, hình thức.


3
Giai đoạn lịch sử Việt Nam 1954 - 1975 là giai đoạn hào hùng nhất của LS
dân tộc Việt Nam. Đây là quá trình nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước 21 năm, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ.
Một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế và có ý nghĩa thời đại sâu sắc. Chiến thắng
vẻ vang của dân tộc ta trước kẻ thù lớn mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ và cho
đến tận ngày nay đã nâng cao vị thế của dân tộc ta trên trường quốc tế. Cuộc kháng
chiến chống Mĩ đã chắp cánh cho thơ - ca cách mạng có điều kiện nở rộ, phong phú
về thể loại, nội dung, hình thức. Nó phản ánh và cổ vũ cuộc sống chiến đấu, lao
động gian khổ hi sinh của toàn thể dân tộc Việt Nam. Nó chứa đựng nội dung lịch
sử vô giá. Vì vậy, sử dụng thơ - ca cách mạng khi DHLS giai đoạn này không chỉ
cụ thể hóa, khắc sâu kiến thức, rèn kĩ năng tư duy LS cho HS, mà còn tác động
mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, làm tăng hứng thú học tập bộ môn cho các em, từ
đó góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Nhận thức được vai trò của nguồn tài liệu
này, tôi đã tích cực sử dụng trong quá trình DHLS ở trường trung học phổ thông
(THPT) và thấy HS rất hứng thú trong giờ học.
Xuất phát từ thực tế trên và điều kiện nghiên cứu của bản thân, chúng tôi

đã chọn đề tài: “Sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú cho học sinh
trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) lớp 12 trung học phổ thông –
chương trình chuẩn” để làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu vai trò, ý nghĩa việc sử dụng thơ - ca cách mạng trong
DHLS, đề tài đi sâu nghiên cứu và đề xuất các biện pháp sử dụng thơ - ca cách
mạng trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) nhằm gây hứng thú học tập cho
học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các công trình về lý luận dạy học nói chung và lý luận DHLS
nói riêng; các công trình về tâm lý học để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Nghiên cứu chương trình Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
trong SGK Lịch sử lớp 12 - chương trình chuẩn.
- Tiến hành điều tra cơ bản đối với GV và HS ở một số trường THPT để
đánh giá thực trạng việc sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS Việt Nam.


4
- Sưu tầm, phân loại, chọn lựa các bài thơ cách mạng, các ca khúc cách mạng
có liên quan để vận dụng vào việc DHLS Việt Nam 1954 - 1975.
- Đề xuất các biện sư phạm sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú cho
HS khi học LS giai đoạn Lịch sử Việt Nam 1954 - 1975.
- Soạn giáo án và tiến hành thực nghiệm sư phạm.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu là quá trình DHLS ở trường THPT.
4.2. Đối tượng nghiên cứu là quá trình sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú
cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) lớp 12 trung học phổ
thông – chương trình chuẩn
5. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau :

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn việc sử dụng thơ - ca cách mạng trong
dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở trường THPT
- Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng
thú cho học sinh khi học lịch sử Việt nam giai đoạn 1954 – 1975, từ đó góp phần
nâng cao hiệu quả bài học.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu khai thác và vận dụng một cách hợp lý thơ - ca cách mạng DHLS Việt
Nam lớp 12 từ năm 1954 đến năm 1975 theo đề xuất của đề tài sẽ góp phần gây hứng
thú học tập bộ môn. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả việc DHLS ở trường THPT.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn: Trong một khoảng thời gian nhất định chúng tôi chỉ nghiên cứu sử
dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú cho HS khi học lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1954 – 1975 lớp 12 – chương trình chuẩn.
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu các bài thơ, ca khúc
cách mạng liên quan đến phần lịch sử Việt Nam lớp 12 từ năm 1954 đến năm 1975.
- Phạm vi về không gian: Chúng tôi tiến hành điều tra thực tiễn ở 3 trường
THPT: THPT Vạn Xuân – Hà Nội, THPT Văn Lâm – Hưng Yên, THPT Hoàng
Văn Thụ - Hải Dương.


5
- Phạm vi thực nghiệm sư phạm: dạy 2 bài ở trường THPT Văn Lâm –
Hưng Yên, giới hạn trong giờ nội khóa.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Khẳng định ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc sử dụng thơ - ca cách
mạng trong DHLS ở trường THPT nói chung và DHLS Việt Nam 1954 – 1975 lớp
12 nói riêng.
Sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú cho HS khi học lịch sử Việt
Nam giai đoạn 1954 - 1975 không những giúp HS khắc sâu sự kiện lịch sử, nâng

cao hiệu quả bài giai đoạn này mà còn góp phần đổi mới PPDH lịch sử ở trường
phổ thông (dạy học liên môn).
8.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Giải quyết đề tài giúp bản thân tôi nâng cao lí luận dạy học, áp dụng thơ - ca
cách mạng vào DHLS Việt Nam (1954 – 1975). Đây là tài liệu tham khảo cho GV
trong quá trình giảng dạy lịch sử ở trường THPT.
9. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, sưu tầm, tổng hợp, phân tích hệ
thống, khái quát hoá những tài liệu từ sách, báo, tạp chí…về lí luận PPDH, đổi mới
PPDH, đặc biệt là lí luận về phương pháp sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS
Việt Nam lớp 12 từ năm 1954 đến năm 1975.
Nghiên cứu chương trình Lịch sử Việt nam 1954 - 1975
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra bằng phiếu hỏi, phương
pháp thực nghiệm, xử lí thông tin bằng thống kê toán học.
Điều tra cơ bản: thông qua dự giờ, trao đổi, phỏng vấn, để tìm hiểu thực
trạng, tình hình sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS ở trường phổ thông.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính khả thi của đề tài.
- Nhóm phương pháp xử lý thông tin: Định lượng, định tính, thống kê và
phân tích thống kê.



6
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung chính của luận văn được trình bày trong 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng thơ - ca cách mạng
trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông.
Chương 2: Một số biện pháp sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú

học tập lịch sử cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954 – 1975) lớp 12
trung học phổ thông – chương trình chuẩn.




7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG SỬ DỤNG
THƠ - CA CÁCH MẠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sử dụng tài liệu Văn học trong đó có thơ - ca cách mạng không phải là một đề
tài mới mẻ, mà đã được khá nhiều nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước đề cập
tới. Mặc dù trình bày với mức độ và cách thức khác nhau nhưng các tác giả đều
nhấn mạnh vai trò và đưa ra những biện pháp cụ thể trong việc sử dụng tài liệu văn
học trong đó có thơ - ca vào dạy học Lịch sử.
1.1.1.Tài liệu nước ngoài
Chúng tôi có thể kể đến những tác giả với các tài liệu nghiên cứu về giáo dục
học, tâm lí học và giáo dục lịch sử có liên quan đến sử dụng tài liệu tham khảo nói
chung, tài liệu văn học (thơ ca) nói riêng trong DHLS ở trường phổ thông của các
tác giả: C.A Eedốpva, I.M.Leebedeva, A.V.Đrugiơcôve…
- N.Đ.Đairi trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”, NXB Giáo
dục, Hà nội,1973. Tác giả khẳng định, để có một giờ học tốt người GV phải kết hợp
được nhiều khâu khác nhau, trong đó sử dụng tài liệu tham khảo như một nguồn
kiến thức để cụ thể hóa kiến thức trong SGK nhằm gây hứng thú trong giờ học.
- A.A Vaghin trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung
học”, NXB Giáo dục Matxcơva, 1978 (tài liệu dịch), cũng đã nêu nên những vấn đề
cơ bản về phương pháp dạy học lịch sử. Trong đó, có phương pháp sử thơ - ca vào
dạy học để khôi phục một cách sinh động nhất toàn bộ đời sống xã hội trong quá

khứ, giúp HS nắm vững tri thức LS.
- L.F.Kharlamop trong cuốn: “Phát huy tính tích cực của học sinh như thế
nào”, NXB Giáo dục năm 1979, cho rằng hứng thú là nhu cầu nhuốm màu sắc của
cảm xúc, đi trước giai đoạn gây động cơ và làm cho hoạt động của con người có
tính hấp dẫn. Như vậy, nhờ có hứng thú mà con người hăng hái, tích cực hơn trong
hoạt động cũng như trong học tập.


8
- M.A. Đanilôp và M.N. Xcatkin, “Lý luận dạy học ở trường phổ thông”,
NXB Giáo dục, 1980 cũng khẳng định tác dụng của tài liệu văn học trong dạy học
LS, khơi dậy nguồn cảm xúc, hứng thú học tập bộ môn cho HS.
- Tác giả V.A. Cruchetxki, 1980, 1981, “Những cơ sở của tâm lý học sư
phạm”, T1,T2, NXB Giáo dục cũng nêu bật vai trò, ý nghĩa của hứng thú trong quá
trình học tập của HS, làm cho quá trình đó diễn ra một cách tự nhiên, có hiệu quả.
Từ đó hình thành động cơ học tập đúng đắn cho HS.
- P.A. Ruđich - Tâm lý học, bản dịch, Nxb Thể dục thể thao, H, 1986 cũng đề
cập đến ý nghĩa của tài liệu tham khảo, tác động trực tiếp đến tư duy, tình cảm của
HS, làm tăng hứng thú của HS trong DHLS.
Tóm lại, các tác giả khái quát những vấn đề lí luận, vai trò của sử dụng tài
liệu tham khảo, hứng thú trong DH nói chung và DHLS nói riêng để cụ thể hóa kiến
thức LS, tạo hứng thú học tập bộ môn, phát huy tính tích cực của HS, trên cơ sở đó
nâng cao hiệu quả bài học. Những nguồn tài liệu trên là cơ sở lí luận cho chúng tôi
thực hiện đề tài của mình.
1.1.2. Tài liệu trong nước
* Các tài liệu về Giáo dục học, Tâm lí học, Phương pháp DHLS.
Các tài liệu này đưa ra khái niệm về hứng thú và hứng thú học tập Lịch sử, về
việc sử dụng tài liệu tham khảo nói chung trong đó có tài liệu văn học (thơ ca) nói
riêng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, tiêu biểu:
- Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, “Giáo dục học”, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà

Nội, 1987, đã chỉ ra một trong những biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, độc
lập trong hoạt động nhận thức của HS là việc sử dụng các loại tài liệu tham khảo
vào dạy học. Mục đích là để nâng cao hiệu quả bài học, đáp ứng yêu cầu đào tạo.
- Nguyễn Khắc Viện (Chủ biên), “Từ điển tâm lý”, NXB Văn hóa thông tin,
2001. Tác giả đã đưa ra quan niệm về hứng thú và tác dụng của nó: Hứng thú là
biểu hiện của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, tạo ra khoái cảm,
thích thú. Vì vậy hứng thú làm tăng hiệu quả hoạt động, là một thành phần trong hệ
thống động cơ của nhân cách.
- Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Nguyễn Thị Côi – Trịnh Đình Tùng trong
cuốn: “Phương pháp dạy học lịch sử”,T2, NXB Đại học sư phạm, 2012 khẳng


9
định: các tác phẩm văn học từ xưa đến nay trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử
thế giới có vai trò to lớn đối với việc DHLS ở trường phổ thông. Tác phẩm văn học
làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của HS. Điều đó
chứng tỏ các tác phẩm văn học thực sự có giá trị đều phản ánh cuộc sống một cách
chân thực, phác họa bức tranh xã hội đương thời của mỗi nước…nên nó rất cần thiết
để làm tư liệu trong DHLS.
- Phạm Ngọc Liên, Nguyễn Quang Minh, Kim Phụng, Kinh nghiệm giảng dạy
theo chủ đề, T1: Gây hứng thú học tập Lịch sử cho học sinh các trường phổ thông
trung học, NXB H: 1983. Các tác giả tổng kết kinh nghiệm giảng dạy môn LS trong
trường THPT của một số GV và đề xuất các phương pháp gây hứng thú học tập như:
sử dụng đồ dùng trực quan, hệ thống câu hỏi gợi trí thông minh, tài lệu văn
học…nhằm phát huy tích tích cực của HS, từ đó nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.
- Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường (đồng
chủ biên) trong cuốn: “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” có
phần“Sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử” đề cập đến việc sử dụng
tài liệu thơ ca Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao
hiệu DHLS ở trường phổ thông.

- Nguyễn Thị Côi trong “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả bài
học lịch sử ở trường phổ thông”, NXB ĐHSP, H, 2006, quan niệm: Một trong
những biện pháp nâng cao hiệu quả bài học là việc trình bày hình ảnh, xúc cảm lịch
sử cho học sinh. Một trong những phương tiện để tạo nên hình ảnh về con người, sự
kiện trong DHLS là các đoạn trích từ các tác phẩm văn học trong đó có thơ - ca.
- Nguyễn Thị Côi (Cb), Trịnh Đình Tùng, Trần Viết Khởi, Đoàn Văn Hưng,
Nguyễn Thị Thế Bình, “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử”, NXB
ĐHSP, 2011, đã nêu rõ: Trong hồ sơ tư liệu DHLS có tài liệu thành văn gồm SGK
và tài liệu tham khảo. Tài liệu tham khảo gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian, tài liệu lịch sử, văn kiện Đảng… Điều đó khẳng định khi DHLS không thể
thiếu tài liệu tham khảo.
* Các loại sách, tạp chí nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu lịch sử, các công
trình mang tích chuyên khảo, kỷ yếu Hội thảo khoa học.


10
- Hoàng Trung Thông (1981): “Tìm hiểu bản lĩnh dân tộc qua thơ văn yêu
nước và chống Trung Quốc xâm lược”, Tạp chí Văn học, cũng đề cập đến nội
dung của thơ ca chống Mĩ thể hiện hình tượng đất nước, bao trùm là sự ngợi ca,
khâm phục một dân tộc nhỏ bé dám đánh và thắng những kẻ thù xâm lược hùng
mạnh: “Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ, đất anh hùng của thế kỉ hai mươi”.
- Nhà giáo – nhạc sĩ Mác Tuyên trong cuốn: “ Sử dụng bài hát lịch sử cách
mạng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông”,1985, đã phân tích tác dụng của
bài ca cách mạng trong dạy học LS: khắc sâu sự kiện, giáo dục truyền thống dân
tộc, lòng yêu nước. Nội dung của bài ca cách mạng là chính là niềm tự hào dân tộc,
thái độ căm ghét áp bức bóc lột…Qua đó có thể khẳng định rằng các ca khúc cách
mạng chứa đựng nội dung lịch sử.
- Hoàng Đình Chiến, “Sử dụng tác phẩm Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử
ở trường trung học phổ thông”, Tập san KHXH cấp II, III, Bộ Giáo dục lịch sử số
3/1990 – 1991, nêu một số biện pháp sử dụng các tác phẩm của Hồ Chí Minh trong

vào DHLS ở trường phổ thông, nhằm cụ thể hóa sự kiện lịch sử, tái hiện lịch sử một
cách chân thực thông qua các tác phẩm của Hồ Chí Minh.
- Lê Thị Bích Hồng với chuyên khảo “Thơ với cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước” đã đề cập đến cái tôi sử thi thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước. Đó là hình ảnh người mẹ, người chị ở hậu phương, thanh niên xung
phong, người chiến sĩ…vượt qua những mất mát, hy sinh, nỗi đau thầm lặng để
chiến thắng kẻ thù xâm lược. Chứng tỏ thơ chống Mĩ – những bài thơ báng súng.
- Phan Ngọc Liên – Nguyễn Thị Côi: “Những vấn đề trong dạy học Lịch sử
ở trường phổ thông hiện nay”, NCLS số 4, 1994 có đề cập đến sử dụng tài liệu văn
học trong đó có thơ ca vào DHLS ở trường phổ thông để cụ thể hóa kiến thức, tạo
xúc cảm lịch sử cho học sinh.
- Vũ Huy Thông trong cuốn: Cái đẹp trong thơ kháng chiến 1945 – 1975,
NXB Giáo dục,1998, đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn khái quát về những
biểu hiện của hình tượng đất nước, con người, quê hương… trong thơ kháng chiến.
Đồng thời, tác giả cũng sử dụng những dẫn chứng cụ thể trong một số bài thơ của
các nhà thơ tiêu biểu như: Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Khoa
Điềm…để dẫn chứng, minh họa cho cả nội dung của dòng thơ kháng chiến.


11
- Nguyễn Duy Bắc: Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại ( 1945 –
1975), NXB Văn hóa dân tộc Hà nội – 1998, đã tập trung miêu tả hình tượng Tổ
quốc, nhân dân trong chiều sâu văn hóa dân tộc, vừa có tính truyền thống, vừa có
tính cách tân. Trong đó thơ ca giai đoạn kháng chiến chống Mĩ thực sự là những
bản anh hùng ca hào sảng, thể hiện khí phách của dân tộc.
- Trần Huyền Sâm (1998), “Tố Hữu - một qua niệm cách mạng về thơ”, Tạp
chí Văn nghệ quân đội, thể hiện quan điểm của Tố Hữu – người viết sử bằng thơ:
Làm thơ là làm cách mạng bằng thơ. Vì vậy, có thể nhận thấy bóng dáng lịch sử
một cách cụ thể qua thơ Tố Hữu.
- Trần Quốc Nhạc, Nguyễn Giao Cư, Thơ ca cách mạng Việt Nam giai đoạn

1945 – 1975, Nxb Đồng Nai, 2001, đã tuyển chọn các bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu,
Nguyễn Đình Thi, Phạm Tiến Duật…và khái quát nội dung tư tưởng cảu các bài thơ
- vần thơ báng súng, bám sát và phản ánh cuộc sống chiến đấu của quân dân ta suốt
ba mươi năm chiến tranh giải phóng dân tộc. Có thể nói rằng thơ ca giai đoạn này là
con thuyền chuyên chở tri thức lịch sử.
- Trần Huyền Sâm (2002), “Tiếng nói thơ ca” (Tiểu luận và phê bình, viết
riêng), Nxb Văn học, Hà Nội, đề cập đến nội dung của thơ ca chống Mĩ: phản ánh
cuộc sống chiến đấu, cổ vũ chiến đấu và tố cáo tội ác của kẻ thù…
- Trương Quang Lục trong, Ca khúc vượt thời gian – T1, T2, NXB Trẻ, 2003,
là sự tuyển chọn các ca khúc trữ tình yêu nước và cách mạng tiêu biểu trước năm
1975. Đó thực sự là những pho sử thật hào sảng của dân tộc được các nhạc sĩ truyền
tải qua âm thanh, phản ánh và cổ vũ chiến đấu, có ý nghĩa lớn trong dạy học lịch sử
ở trường phổ thông.
* Các luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp của nghiên cứu sinh, học
viên cao học, sinh viên…đề cập sử dụng tài liệu văn học trong đó có thơ ca vào
DHLS ở trường phổ thông để gây hứng thú, phát huy tính tính tích cực của HS.
- Luận án Phó tiến sĩ:“ Sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh trong dạy học
lịch sử lớp 12 trung học phổ thông” của Hoàng Đình Chiến đã đưa ra một sổ biện
pháp sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh vào dạy học lịch sử nhằm nâng cao chất
lượng dạy học bộ môn.


12
- Luận án Tiến sĩ: “Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử
ở trường trung học phổ thông (Thực nghiệm phần Lịch sử thế giới lớp 10 –
chương trình chuẩn)” của Nguyễn Hà Giang đã trình bày lý luận và thực tiễn vấn
đề tạo hứng thú học tập cho HS trong DHLS ở THPT. Nghiên cứu đổi mới thiết kế
nội dung bài học và các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo hứng thú học tập cho
HS. Tác giả đề xuất một số biện pháp sư phạm tạo hứng thú học tập cho học sinh
khi tiến hành bài học lịch sử.

- Luận án Tiến sĩ: “Quan niệm văn học là vũ khí cách mạng và ảnh hưởng
của nó đối với thơ 1945 – 1985” của Trần Thị Minh Giới đã giới thiệu khái quát về
thơ ca cách mạng, quan niệm thơ ca là vũ khí đấu tranh cách mạng và giới thiệu các
tác giả, bài thơ tiêu biểu trong kháng chiến chống Mĩ.
- Khóa luận tốt nghiệp:“Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt
Nam giai đoạn 1919 - 1945 lớp 12 ở trường phổ thông” của Trương Thị Tình, đã
xác định nguồn tài liệu văn học được sử dụng trong DHLS Việt nam giai đoạn 1919 -
1945 và biện pháp sư phạm khi sử dụng tài liệu văn học để nâng cao hiệu quả bài học.
Trên đây là những công trình nghiên cứu chủ yếu có liên quan đến đề tài.
Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy rằng, các tác giả đã đề cập ở khía cạnh nhất định
đến việc sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS, chỉ ra những định hướng khái
quát, lý luận chung về vai trò của việc sử dụng tài liệu tham khảo, tài liệu Văn học,
tạo hứng thú trong DHLS. Mặt khác, các luận văn Tiến sĩ, Khóa luận tốt nghiệp đi
sâu nghiên cứu sử dụng tài liệu Văn học, tác phẩm của Hồ Chí Minh trong một giai
đoạn LS nhất định. Tuy nhiên, chưa có một Luận án, Luận văn, Khóa luận hay Tạp
chí nào đề cập đến việc sử dụng thơ - ca cách mạng nhằm gây hứng thú cho học
sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) lớp 12 trung học phổ thông –
chương trình chuẩn.Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên là nguồn tham
khảo quý giá, là định hướng để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trong đề tài
của mình.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
Thơ - ca cách mạng trong luận văn gồm 2 khái niệm: thơ cách mạng và ca khúc
cách mạng.


13

1.2.1.1. Thơ cách mạng
Quan niệm về thơ, Sóng Hồng nhận định: Thơ là sự thể hiện con người và thời

đại một cách cao đẹp, thơ không chỉ nói nên tình cảm riêng tư của nhà thơ mà nhiều
khi thông qua tình cảm đó nói lên niềm hi vọng của cả dân tộc, những ước mơ của
nhân dân…
Nhà thơ Tố Hữu cho rằng: Thơ cách mạng là một thứ vũ khí chiến đấu, đối
với tôi, làm thơ là làm cách mạng bằng thơ.
Theo từ điển thuật Văn học: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc
sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm xúc, giàu
hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” [9, tr.254]
Như vậy, theo chúng tôi thơ cách mạng là một thể loại văn học, là những sáng
tác của các nhà thơ từ khi Đảng ra đời năm 1930 đến hết cuộc kháng chiến chống
Mĩ và sau năm 1975 khi đất nước thống nhất. Thơ cách mạng phản ánh, ca ngợi và
cổ vũ cuộc sống chiến đấu, lao động, gian khổ hi sinh của toàn thể dân tộc Việt
Nam.Vì vậy, nó có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm và gây hứng thú học
tập cho các em.
1.2.1.2. Ca khúc cách mạng
Theo cuốn Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: “Ca khúc là bài hát ngắn có bố
cục mạch lạc” [ 25, tr. 1221]
Ca khúc cách mạng (nhạc cách mạng hay nhạc đỏ), là một dòng của tân nhạc
Việt Nam gồm những bài hát được sáng tác từ khi Đảng ra đời năm 1930 đến khi
giải phóng miền Nam và sau năm 1975 khi Việt Nam thống nhất. Các ca khúc cách
mạng thường để cổ vũ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, phục vụ kháng chiến, truyền
đạt những chính sách của nhà nước, khuyến khích tình yêu lý tưởng cộng sản, lý
tưởng xã hội chủ nghĩa, và những bài hát trữ tình cách mạng, thể hiện tình yêu quê
hương đất nước
Cũng từ các bài thơ cách mạng, các nhạc sĩ đã phổ nhạc cho những bài thơ ấy
hoặc tự sáng tác ca khúc. Vì vậy thơ – ca cách mạng đều phản ánh những chặng
đường gian lao, anh dũng và những bước đi lên của cuộc kháng chiến cho đến ngày
thắng lợi, kết tinh những tình cảm lớn của con người Việt Nam kháng chiến mà



14
thống nhất và bao trùm là tình yêu nước, nghĩa tình hậu phương với tiền tuyến, ca
ngợi Tổ quốc, người chiến sĩ, nhân dân anh hùng, lòng kính yêu lãnh tụ…và đặc
biệt tố cáo tội ác của kẻ thù. Những bài hát cách mạng tự nó có sức sống mãnh liệt
đời đời trong tâm hồn người dân đất Việt.
Nhạc sĩ Mác Tuyên từng ghi nhận: Bài ca cách mạng có ưu thế và khả năng
khắc sâu sự kiện, giáo dục truyền thống dân tộc, lòng yêu nước được biểu hiện ở
nhiều nội dung tư tưởng của bài hát chính là niềm tự hào, tự tôn dân tộc, thái độ
căm ghét áp bức bóc lột và tinh thần quyết chiến, quyết thắng bảo vệ và giữ vững
độc lập của dân tộc.
Âm nhạc là con đường gần nhất để đến với tâm hồn con người, âm nhạc sẽ
góp phần mềm hóa, sinh động những sự kiện LS khô khan vốn ám ảnh HS. Việc
lồng ghép những bài hát cách mạng vào DHLS Việt Nam nói chung, cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước 1954 – 1975 nói riêng, sẽ tạo không khí vui tươi, thoải
mái cho HS tiếp thu tri thức lịch sử, đồng thời có tác động mạnh mẽ trong tâm hồn
các em, vừa giáo dục trực tiếp về đạo đức qua lời bài hát, vừa kích thích hứng thú
học tập cho HS…
1.2.1.3. Khái niệm hứng thú và hứng thú học tập lịch sử
Thực tế dạy học ở trường phổ thông cho thấy, HS muốn học tốt môn học nào
trước hết, phải có hứng thú với môn học đó. Hứng thú có vai trò quan trọng trong
học tập của HS ở trường phổ thông nói chung, học LS nói riêng. Hứng thú càng sâu
sắc bao nhiêu, việc thì học tập của HS càng có hiệu quả bấy nhiêu.
Quan niệm về hứng thú, L.F.Kharlamop định nghĩa:“Hứng thú! Đó là nhu cầu
nhuốm màu sắc của cảm xúc, đi trước giai đoạn gây động cơ và làm cho hoạt động
của con người có tính hấp dẫn” [12, tr.28]
Nghiên cứu về hứng thú, các nhà tâm lí học cho rằng:“hứng thú là thái độ đặc
biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống vừa có
khả năng mang lại khoái cảm cá nhân trong quá trình hoạt động. Nó được biểu
hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ sự say mê hấp dẫn bởi nội dung hoạt
động. Mặt khác, hứng thú bao giờ cũng dẫn đến một đối tượng cụ thể hấp dẫn, nó

gắn liền với tình cảm con người. Trong bất cứ một công việc gì nếu có hứng thú làm
việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, làm nảy sinh khát vọng hành


15
động và hành động có sáng tạo. Ngược lại nếu hứng thú không được thỏa mãn sẽ
dẫn đến cảm xúc tiêu cực” [20, tr.159]
Như vậy, hứng thú được nảy sinh dựa trên cơ sở cảm xúc và chính xúc cảm,
khoái cảm làm cho con người hoạt động có tính hấp dẫn hơn, hứng thú hơn. Để
hình thành hứng thú cho HS, người thầy phải giúp các em cảm nhận được niềm vui
sướng khi thành công, tin tưởng vào khả năng của mình, vào niềm tin có thể vượt
qua khó khăn. Đó là quá trình làm cho nhu cầu nhận thức nhuốm màu sắc cảm xúc
và biến chúng thành hứng thú.
Muốn học tốt môn LS trước hết phải có hứng thú học tập. Theo A.G.
Covaliop: Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với
đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về tình cảm và ý nghĩa thiết thực
của nó trong đời sống cá nhân là sự thể hiện hứng thú nhận thức của học sinh, ví dụ
như hứng thú học tập lịch sử. Khi hoạt động nhận thức của HS dựa trên cơ sở hứng
thú sẽ trở nên hào hứng, thoải mái. Lúc ấy sẽ không cần phải gò ép, thúc giục các
em sẽ học tập với sự say mê của bản thân. Trong quá trình học tập bản thân nội
dung LS và cách truyền đạt của GV cũng giúp HS hứng thú học tập. Vậy thế nào là
hứng thú học tập lịch sử?
Hứng thú học tập lịch sử là thái độ say mê, tự giác, có tính tích cực của cá nhân
đối với dung lịch sử. Do nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của LS nên các em
sẽ nhanh chóng nắm bắt được nội dung lịch sử, có những xúc cảm và tình cảm với
những sự kiện, hiện tượng lịch sử. Hứng thú học tập lịch sử là động lực giúp học
sinh say mê học tập bộ môn, vượt qua những trở ngại về kiến thức, tránh được tình
trạng thờ ơ, học một cách bắt buộc, gượng ép với bộ môn.
Hứng thú học tập LS có ý nghĩa quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức LS
của HS. Tri thức LS được lĩnh hội nhờ có hứng thú thường nhớ lâu và dễ dàng tái

hiện. Vì vậy, trong DHLS giáo viên cần vận dụng đa dạng, hiệu quả các PPDH để
gây hứng thú học tập cho học sinh.
1.2.1.4. Sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh
Sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS là cách thức GV sử dụng những bài
thơ, bài hát cách mạng mang nội dung LS vào bài học giúp các em tiếp thu tri thức
LS nhẹ nhàng, để cụ thể hóa và khắc sâu kiến thức, phát triển tư duy và giáo dục tư


16
tưởng, tình cảm cho HS. Trên cơ sở đó hình thành khái niệm, biểu tượng, quy luật
và bài học LS, và điều quan trọng hơn cả là tăng hứng thú học tập bộ môn cho HS,
góp phần nâng cao hiệu quả DHLS ở trường phổ thông.
Nội dung của thơ - ca cách mạng là phản ánh cuộc sống và con người kháng
chiến. Có thể là ca ngợi những tấm gương anh hùng, hoặc tố cáo tội ác của kẻ thù…
Vì vậy, nó tác động trực tiếp đến tình cảm, tâm hồn HS. Trong đầu các em sẽ xuất
hiện xúc cảm LS, đó là biểu hiện của hứng thú học tập bộ môn. Từ đó, HS có thái
độ, động cơ học tập đúng đắn, việc tiếp thu bài giảng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, hiểu
bài hơn.
Ví dụ, khi dạy bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa
tháng Tám (1939 – 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, mục III.1.
Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8 – 1945). Chỉ thị “Nhật Pháp bắn
nhau hành động của chúng ta”, GV có thể hát cho HS nghe một đoạn trong bài hát
“Diệt phát xít” của Nguyễn Đình Thi:
“Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than
Dưới ách quân tham tàn đế quốc sài lang
Loài phát-xít cướp thóc lúa cướp đời sống dân mình
Nào nhà tù, nào trại giam biết bao nhiêu nhục hình.
Đồng bào tuốt gươm vùng lên
Đã đến ngày trả mối thù chung
Diệt phát - xít giết bầy chó đê hèn của chúng…”

Khi được nghe lời bài hát, HS không chỉ hiểu được lòng căm thù giặc, ý chí
sắt đá của dân tộc, mà còn xuất hiện cảm xúc yêu thương pha lẫn xót xa và căm
giận vì đất nước bị giày xéo. Hiểu được chính sách bóc lột tàn bạo của thực dân
Pháp và phát xít Nhật, hiểu được vì sao Nhật đảo chính Pháp, thời cơ cho dân tộc ta
nổi dậy giành chính quyền đã chín muồi. Chỉ thị đó như lời kêu gọi, thúc giục nhân
dân ta phải đứng lên để “diệt phát xít, giết bầy chó đê hèn”. Như vậy, sử dụng thơ -
ca cách mạng trong DHLS giúp HS nhớ lâu, khắc sâu kiến thức, cụ thể hóa nội
dung sự kiện, giúp cho việc tiếp thu kiến thức của các em nhẹ nhàng hơn… thiết
nghĩ mỗi bài giảng như vậy sẽ làm tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.


17
Hoặc khi dạy bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-
1945 đến trước ngày 19-12-1946, mục III.1. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở
lại xâm lược Nam Bộ, GV có thể cho HS nghe một đoạn trong bài hát “Đoàn Vệ
quốc quân” của Phan Huỳnh Điểu:
“Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi
Nào có mong chi đâu ngày trở về
Ra đi ra đi bảo tồn sông núi
Ra đi ra đi thà chết không lui…
Thù bao năm xưa có bao giờ nguôi…”
Qua lời bài hát có thể phát triển thao tác tư duy cho HS, bằng liên cách hình
dung, tưởng tượng, các em có biểu tượng về đoàn quân “Nam tiến” về anh “Vệ
quốc quân” - tên gọi của những chiến sĩ cách mạng từ năm 1945. Trước đó tên gọi
là “Cứu quốc quân”, rồi “Giải phóng quân”, tiếp theo trong kháng chiến chống Pháp
là các chiến sĩ “Cảm tử quân”, anh “ bộ đôi cụ Hồ” …dù tên gọi khác nhau nhưng
đều là các chiến sĩ bộ đội thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tóm lại, thơ - ca cách mạng không chỉ là vũ khí thắng giặc, mà qua mỗi cuộc
chiến, còn trở thành những di sản văn hóa vô giá gửi lại cho đời sau. Nói một cách
cụ thể, thơ - ca cách mạng là một nguồn tài liệu tham khảo cần thiết và quan trọng.

Nó vừa là phương tiện để cụ thể hóa nội dung bài học, vừa rèn kĩ năng tư duy LS,
giáo dục tư tưởng và tạo hứng thú học tập cho HS. Vì vậy, chúng ta cần có phương
pháp sử dụng đúng đắn đối với tài liệu quý giá này.
1.2.2. Phân loại thơ - ca cách mạng
Nhà thơ Chế Lan Viên viết:
“ Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng”
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng)
Với tinh thần đó “thơ - ca cách mạng 1954 – 1975 tự biến mình thành một thứ vũ
khí đánh giặc, là những bài ca, tiếng hát nhưng là “tiếng hát át tiếng bom”. Thậm chí để
át được tiếng bom, các nhà thơ phải hô lên, gào lên đến mức “rồ giọng”
[39, tr.146]

×