Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận phong cách lãnh đạo - Quản trị kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.78 KB, 20 trang )

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ MÔN QUẢN THỊ DOANH NGHIỆP
TIỂU LUẬN :
Nhóm thực hiện : nhóm 15
Lớp : B210704002
Khóa : 2007- 2011
Giảng viên hướng dẫn : T.S Hoàng Trọng
Sao


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2008
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ MÔN QUẢN THỊ DOANH NGHIỆP
TIỂU LUẬN :
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 Lê Duy 0770247
2 Võ Văn Nhật Huy 0771486
3 Lê Quang Pháp 0770581
4 Võ Hồng Phúc 0771313
5 Ngô Văn Cường 0771505
6 Vòng Chắn Bấn 0774471
7 Trần Mậu Thành Trung 0771325
8 Thân Ngọc Đức 0771516
9 Nguyễn Thành Nhân 0770561
10 Trương Đăng Khoa 0770617
11 Đỗ Duy Đăng 0770305
12 Trần Hoàng Phương 0770649
13 Quách Thế Trình 0774019
Nhóm thực hiện : nhóm 15
Lớp : B210704002
Khóa : 2007- 2011


Giảng viên hướng dẫn : T.S Hoàng Trọng
Sao

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2008
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN












MỤC LỤC
Phần một : MỞ ĐẦU
1 . Đặt vấn đề: 5
2 . Mục đích, yêu cầu: 5

3 . Đối tượng nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 5

5. Kết quả nghiên cứu: 5
Phần hai : NỘI DUNG
I. Phong cách lãnh đạo theeo cách thức sử dụng quyền lực:
1. Lãnh đạo là gì? 6


2. Phong cách lãnh đạo độc tài ( chuyên quyền): 6
3. Phong cách lãnh đạo dân chủ : 7
4. Phong cách lãnh đạo tự do hành động : 8
II. Phong cách lãnh đạo phân loại theo kết quả.
1. Phong cách lãnh đạo theo định hướng 9
2.Phong cách lãnh đạo theo mối quan hệ: 12
Phần III : Kết luận và nhận xét.
LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa
quản trị kinh doanh , đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Hoàng
Trọng Sao ,cùng các nguôn tài liệu từ báo đài các phương tiện thông tin
đại chúng, đã giúp chúng tôi thực hiện đề tài này và một điều không thể
tránh khỏi là trong quá trình thực hiện chúng tôi có những sai sót về nôi
dung cũng như cách trình bày kính mong thầy cùng toàn thể bạn đọc
có thể góp ý để chúng tôi hoàn thiện để tài hơn . Xin chân thành cảm
ơn.
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời buổi hiện nay ,thời đại kinh tế thị trường khi chúng ta đã
chính thức trở thành thành viên của WTO thì nhu cầu về kinh tế cũng
như năng lực của các tổ chức , các công ty , các nhà sản xuất… đòi
hỏi cũng cao hơn, để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh là
một vấn đề hết sức quan trọng nhưng để có thể có những điều đó thì
một người quản lí một người lãnh đạo có năng lực là một điều không
thể thiếu đối với bất cứ một tổ chức kinh tể , một công ty nào đó. Người
lãnh đạo có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hành công ty của
mình để có nhưng quyết định , hành động đúng đắn giúp công ty phát
triển. vì tính chất quan trọng của người quản lý mà nhóm chúng tôi đã
đầu tư nghiên cứu đề tài phong cách lãnh đạo của một người quản lý .
Phần một : MỞ ĐẦU
4 . Đặt vấn đề:

a. Tên đề tài: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
b. Lí do chọn đề tài : vai trò của một người lãnh đạo là hết sức quan trọng
trong bất cứ một công ty hay một tổ chức nào . Đó là người quyết định
sự thành bại của công ty đó là người đưa ra những quyết định đúng đắn
đưa công ty phát triển cạnh tranh với công ty khác vì tính chất quan
trọng đó chúng tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu mong nó sẽ giúp ích
chúng tôi về phong cách lãnh đạọ về sau.
5 . Mục đích , yêu cầu:
a. Mục đích: cho sinh viên thấy được vai trò hết sức quan trọng của một
người trên phương diện lãnh đạo
b. Yêu cầu: nắm được các phương pháp ,cũng như các phong cách lãnh
đạo của những người đi trước từ đó rút ra những điều cân thiết cho bản
thân trong vấn đề quản lý
6 . Đối tượng nghiên cứu :
Tiểu luận dựa trên những tài liệu có sẵn và những kinh nghiệm quản lí
từ những người đi trước… để có những nhận định đúng đắn.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Tiểu luận được tiến hành dựa trên phương pháp thông kê logic , lịch sử sở
dĩ nhóm chúng tôi chọn phương pháp này bởi ví nó dễ hơn cho chúng tôi về
mặt lí luận, cúng như quá trình tìm tài liệu
5. Kết quả nghiên cứu:
Sau bài tiểu luận này chúng tôi ít nhiều nắm được những phương pháp ,
cũng như những kinh nghiệm quý báu trong việc quản lí mà nó sẽ giúp
chúng tôi rất nhiều sau này khi chúng ra trường
Phần hai : NỘI DUNG
I. Phong cách lãnh đạo theeo cách thức sử dụng quyền lực:
1.Lãnh đạo là gì?
Lãnh đạo là một khía cạnh quan trọng của một nhà quản lý thực
thụ , lãnh đạo có hiệu quả là một trong những chìa khoá để trở thành
một nhà quản lý giỏi, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển . Một

cách khái quát, lãnh đạo được xác định như là sự tác động, người mở
ra những lối đi cho cấp dưới , như một nghệ thuật, hay là một quá trình
tác động đến con người sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn
đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Một cách lý tưởng, mọi
người cần được khuyến khích để phát triển không chỉ sự tự nguyện làm
việc còn làm việc với sự sốt sắng và tin tưởng.
2. Phong cách lãnh đạo độc tài ( chuyên quyền):
Nhà quản lý của một doanh
nghiệp , một công ty nào đó …
thì có rất là nhiều cách để điều
hành cấp dưới của mình .
Lãnh đạo theo phương pháp
độc tài tức là nhà quản lý đưa
ra các chỉ thị cho cấp dưới
thực hiện một cách chủ quan
theo ý mình mà không cần
quan tâm ý kiến của cấp dưới.
Phong cách lãnh đạo quyết
đoán áp chế; người lãnh đạo không hề tham khảo ý kiến người dưới
quyền, mọi quyết định mang tính chủ quan của người lãnh đạo, thông
tin đi một chiều từ trên xuống dưới.Các nhà quản lý loại này chuyên
quyền cao độ, có ít lòng tin vào cấp dưới, thúc đẩy người ta bằng sự đe
doạ và trừng phạt với những phần thưởng hiếm hoi. Phong cách lãnh
đạo quyết đoán, bước đầu người lãnh đạo có lòng tin vào người dưới
quyền, nhưng quyết định cuối cùng thuộc người lãnh đạo mặc dù cho
phép phát biểu ý kiến.Người lãnh đạo theo phương pháp này thì rất
nhạy cảm vì đòi hỏi nhà quản lý phải có tài thật sự mới có thể đưa ra
các quyết định một chiều như vậy thì mới thuyết phục được cấp dưới ,
nhưng nếu không thành công thì người quản lý là người chịu trách
nhiệm đầu tiên . Nhưng trong những lúc cấp bách cần một quyết định

sáng suốt thì rất cần những nhà quản lý theo cách này một người quyết
đoán …
3. Phong cách lãnh đạo dân chủ :
Phong cách lãnh đạo dân chủ còn được
gọi là phong cách lãnh đạo tập thể, phong
cách lãnh đạo bạn bè, thân mật ,tất cả các
quyết định đều thông qua các thành viên
trong công ty. Quản trị viên theo đường lối
lãnh đạo dân chủ là người biết tạo ra
những cuộc thảo luận giữa đội ngũ để tìm
một quyết định chung. Một khi đã quyết
định dù là ý kiến của bất cứ thành viên nào trong đội ngũ, công tác sẽ
được thực hiện theo quyết định đó. Lối lãnh đạo này đem lại sự nhất trí
trong tổ chức và giúp cộng tác viên hay nhân viên nắm quyền chủ động
trong việc thi hành công tác. Nhân viên trong các tổ chức với lối lãnh
đạo này thường có cơ hội phát huy sáng kiến cao. Do đó, tinh thần làm
việc cũng cao và đạt hiệu quả năng suất cao.
Một số đặc điểm cơ bản của phong cách lãnh đạo dân chủ :
a) Phong cách này dựa trên sự trao đổi rộng
rãi, tích cực của người lãnh đạo và các thành
viên trong tổ chức. Phạm vi và mức độ của sự
trao đổi tuỳ thuộc vào tính chất, yêu cầu của
việc ra quyết định quản lý. Quyết định được
thông qua tại cuộc họp chung của tổ chức
hoặc dựa trên sự bàn bạc, trao đổi, trên các thông tin do các thành viên
đưa ra, người lãnh đạo sẽ ra quyết định quản lý.
b) Phong cách này làm tăng thêm việc tiếp nhận thông tin từ phía các
thành viên của nhóm, làm bớt căng thẳng trong quá trình ra quyết định.
Phong cách quản lý này cũng làm nảy sinh nhiều khó khăn. Cho nên
đòi hỏi người lãnh đạo phải có những phẩm chất như : Khả năng hiểu

biết con người,có tầm nhìn rộng , kỹ thuật điều khiển các cuộc họp, biết
chuẩn bị các cuộc thảo luận của nhóm Người lãnh đạo và nhóm cần
học cách tiếp xúc với nhau.
c) Các nhà lãnh đạo dân chủ
tập trung vào nhân viên bởi
vì họ cảm thấy rằng lợi ích
mà làm việc theo nhóm mang
lại là cực kỳ quan trọng,
mang lại hiệu quả cao hơn .
Họ có khuynh hướng có thể
tiếp cận dễ dàng, hướng tới
mối quan hệ và luôn xem xét
tới cảm xúc của người khác.
Họ thích lãnh đạo những
người trong nhóm bằng cách cùng cộng tác và phân quyền với nhau.
Họ tin tưởng rằng nhiệm vụ sẽ được hoàn thành tốt hơn nếu họ quan
tâm tới nhu cầu của các đồng nghiệp khác. Nhân viên nào có người
lãnh đạo theo định hướng này có khuynh hướng có sự thỏa mãn công
việc cao
4. Phong cách lãnh đạo tự do hành động :
Phong cách lãnh đạo tự do hành động ở đây tức là nhà quản lý tin
tưởng vào khả năng và thấu hiểu được nhân viên của mình và cho
phép nhân viên của mình có thể tự hành động , tự quyết định những
việc không lớn lắm , mà những việc đó không nhất thiết là phải báo cáo
lên lãnh đạo để thông qua rồi mới thực hiện . Phương pháp lãnh đạo
theo cách này giúp cho cấp dưới có thể năng động hơn trong công việc
chớ không nhất thiết là lúc nào cũng phải báo cáo, chỉ những việc lớn
mới phải báo cáo để xin chỉ thị . Tuy nhiên quản lý theo cách này thì
người quản lý phải thật sự tin tưởng vào khả năng của nhân viên . Nói
như vậy thì không phải nhân viên muốn làm gì thì làm mà phải trong

một giới hạn nhất định cho phép của cấp trên . Để tránh trường hợp
nhân viên quá lạm dụng quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc có những
quyết định làm thất thoát cho công ty .
II. Phong cách lãnh đạo phân loại theo kết quả.
1. Phong cách lãnh đạo theo định hướng
Phong cách lãnh đạo theo định hướng là
thông qua việc giải thích mục tiêu và tầm
quan trọng của từng chương trình hành
động, nhà quản trị giao nhiệm vụ cụ thể cho
các nhân viên của mình. Nghĩa là việc giao
nhiệm vụ cụ thể cho các nhân viên của mình
nhằm giúp cho nhân viên của mình hoàn
thành công việc một cách hiệu quả. Nội dung chủ yếu là hướng dẫn và
định hướng công việc, hướng dẫn cho cấp dưới thực hiện.
Việc định hướng, hướng dẫn của nhà quản trị là rất quan trọng nếu
muốn nhân viên làm việc có kết quả cao. Muốn vậy nhà quản trị phải là
người có khả năng diễn thuyết tốt và thu hút được người nghe đồng
thời còn khiến họ hành động theo đúng lời
kêu gọi của mình nữa. Bạn là nhà quản trị,
bạn có thể lãnh đạo theo nhiều cách khác
nhau nhưng cái đích cuối cùng bạn hướng
tới đó là kết quả bạn mong muốn từ nhân
viên của mình. Nhà quản trị có thể áp dụng
một số nguyên tắc sau đây để dẫn dắt nhân viên có hành động đúng
theo mong muốn của mình.
Một là: Lời nói thể hiện được hành động và mang tính quyền lực.
Hành động không phải là suy nghĩ hay sự cảm nhận của người nghe.
Nó là những gì mà người nghe sẽ thực hiện. Thông thường, người
nghe sẽ hành động bằng chính chân, tay của họ hoặc bằng một công
cụ nào đó.Khi bạn muốn người nghe thực hiện hành động phát ra từ lời

nói của bạn, hãy tưởng tượng cụ thể hành động đó như thế nào. Muốn
người nghe hành động đúng theo lời nói của bạn, thì bạn phải là người
đầu tiên hiểu đúng hành động đó một cách chi tiết và cụ thể.
Hai là : Có mục đích, chủ ý rõ
ràng. Nếu nhân viên hành động
mà không biết mục đích rõ ràng,
rất có thể hành động của họ sẽ là
vô dụng đối với tổ chức. Chỉ
những người có hành động mang
lại kết quả như bạn mong muốn
mới là những người có ích. Vì
vậy, hãy đảm bảo chắc chắn
hành động của họ được xuất phát từ những mục đích rõ ràng. Bí quyết
của sự thành công nằm ở tính kiên trì và lòng trung thành theo đuổi
mục đích. Khi nhân viên của bạn hành động vì lợi ích của công ty, họ
nên biết chính xác họ đang làm gì và tại sao họ lại làm điều đó
Ba là: Thể hiện sự trung thực. Một nhà lãnh đạo dùng những lời lẽ
man trá hoặc thủ đoạn lừa dối buộc nhân viên hành động mang lại kết
quả như mình mong muốn sẽ là người phá hủy nhân tố cơ sở của động
cơ thúc đẩy con người, đó là sự tin tưởng. Trong trường hợp này, bạn
có thể ra lệnh cho nhân viên phải thực hiện một công việc nào đó,
nhưng bạn sẽ không bao giờ tạo ra động lực thúc đẩy họ làm việc. Vì
vậy muốn lãnh đạo bằng phương thức kêu gọi hành động, trước hết
bạn hãy học cách trung thực với chính bản thân mình.
Bốn là: Có ý nghĩa. Hành động sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nếu nó
được thúc giục bằng những cảm xúc bên trong con người. Một mình
cảm xúc thôi thì không thể làm được điều gì cả. Nhưng hành động có
cảm xúc sẽ là hành động mang lại kết quả. Trong trường hợp này, cảm
xúc trở thành một chất xúc tác mang lại hiệu quả cho hành động.
Năm là: Gắn với nhu cầu. Nhu cầu của con người chính bắt nguồn từ

thực tế cuộc sống. Mọi người phải hiểu rõ được nhu cầu cần thiết lúc
này của doang nghiệp mình thì việc thực hiện nó sẽ dễ dàng hơn. Nếu
bạn là một nhà lãnh đạo bảo thủ, rõ ràng bạn sẽ không cần biết nhu
cầu của nhân viên trong công ty mình là gì. Bạn chỉ đơn giản muốn thể
hiện và áp đặt quan điểm lãnh đạo của cá nhân mình.
Sáu là: Mang tính cấp bách. Kiên nhẫn là một đức tính tốt, nhưng nó
cũng dễ trở thành một cái bẫy. Sự gấp rút, khẩn cấp trong lời nói sẽ
khiến thời gian hoàn thành công việc được nhân lên gấp bội. Sau đây là
một tiến trình đúng đắn khiến nhân viên khẩn cấp hoàn thành công
việc:
- Xác định nhu cầu của họ
- Nhìn ra những vấn đề bên trong nhu cầu của họ
- Đưa ra những giải pháp cho vấn đề đó.
Sau khi thực hiện được ba bước này, bạn sẽ dễ dàng đạt được điều
mà bạn muốn một cách nhanh nhất.
Bảy là: Có hạn định. Tất cả mọi hành động bạn muốn nhân viên cấp
dưới thực hiện phải có thời hạn rõ ràng. Nếu không, nó có thể sẽ trở
thành vấn đề thứ yếu đối với họ, và họ sẽ không bị bắt buộc phải thực
hiện nó. Hãy luôn luôn kiểm soát bản thân khi bạn muốn tạo ra động
lực thúc đẩy nhân viên cấp dưới hành động, bằng cách đặt ra một câu
hỏi với chính mình: “Không biết mình đã đưa ra thời hạn cho hành động
này chưa nhỉ?”. Nếu câu trả lời là không, thì việc đầu tiên bạn phải làm
là ra thời hạn cho hành động này ngay lập tức.
Và cuối cùng: Có thông tin phản hồi. Động lực làm việc của nhân
viên thường được che giấu đằng sau tầm mắt của bạn. Nó sẽ được bộc
lộ thực sự sau khi bạn đi khuất. Rất nhiều nhà lãnh đạo đã nhận được
“bộ mặt giả tạo” từ những con người mà họ đang lãnh đạo. Khi đứng
trước mặt bạn, họ gật đầu và nói: “Vâng, thưa ông, tôi sẽ thực hiện
đúng những gì mà ông yêu cầu”, nhưng sau lưng bạn, họ lại nói:
“Không bao giờ tôi lại làm điều đó”. Khi không có mặt của bạn, họ sẽ

làm những gì mà họ muốn, chứ không phải những gì mà bạn muốn. Vì
vậy, hãy đảm bảo chắc chắn những hành động mà bạn yêu cầu nhân
viên làm phải có thông tin phản hồi, và khi đó bạn sẽ nhận biết được họ
có hành động đúng như bạn yêu cầu hay không.
2.Phong cách lãnh đạo theo mối quan hệ:
Một trong những khía cạnh quan trọng
của việc lãnh đạo là khả năng làm việc và
quan hệ với những người khác. Các nhà
lãnh đạo thành công là những người biết
xây dựng các mối quan hệ vững mạnh để
hỗ trợ họ. Có 10 đặc điểm tạo nên việc
lãnh đạo thành công trong việc quan hệ
và truyền đạt với những người khác
* Sẵn sàng:
Nhà lãnh đạo giỏi luôn sẵn sàng có mặt và liên hệ với mọi người. Một
kỹ năng lãnh đạo quan trọng là khả năng thừa nhận nhu cầu và có thể
đáp ứng những nhu cầu đó nhanh chóng.
* Tạo điều kiện cho các mối quan hệ hoà hợp:
Một nhà lãnh đạo giỏi nhận ra tầm quan trọng của các mối quan hệ hoà
hợp và nỗ lực tạo ra một bầu không khí hoà hợp. Các kết quả thành
công thường được sinh ra từ sự hoà hợp hơn là từ sự xung đột. Việc
lãnh đạo giỏi sẽ ưu tiên việc giảm xung đột và việc bất hoà ở mức thấp
nhất.
* Dễ tiếp cận:
Một nhà lãnh đạo giỏi thì có thể tiếp cận được và có các chính sách mở
cửa. Lãnh đạo giỏi nghĩa là tạo ra môi trường cởi mở và trung thực,
công bằng hơn là phán xét.
* Sử dụng quyền lực thích hợp:
Nhạy cảm với việc sử dụng thích hợp, và ngược lại với việc sử dụng
sai quyền lực là toàn bộ biểu hiện của việc lãnh đạo giỏi. Một nhà lãnh

đạo giỏi sẽ không sử dụng vị trí và quyền lực cho việc tự ban thưởng
và thăng tiến với một thái độ kiểm soát và hống hách. Các nhà lãnh đạo
thành công sử dụng quyền lực vị trí của họ bằng sự khôn ngoan và
nhạy cảm, phù hợp với hoàn cảnh.
* Tin cẩn :
Các nhà lãnh đạo vĩ đại tiến hành các hội nghị và cuộc họp trong bầu
không khí tin cậy. Họ thể hiện sự tin cẩn thích hợp và tôn trọng những
người khác.
* Động viên:
Các nhà lãnh đạo giỏi thiết lập và sử dụng các
mục tiêu để tự động viên họ và những người
khác. Họ hiểu tầm quan trọng của sự phát triển
cá nhân và nghề nghiệp. Các nhà lãnh đạo
thành công làm những điều cần thiết để nâng
cao kiến thức và kỹ năng. Các nhà lãnh đạo thành công không chỉ động
viên họ phát triển cá nhân mà cũng động viên những người xung quanh
họ.
* Hỗ trợ:
Các nhà lãnh đạo giỏi sẵn sàng mang lại sự hỗ trợ cho những người họ
chịu trách nhiệm. Họ thừa nhận tầm quan trọng của việc khuyến khích
và truyền đạt sự tin cậy cũng như thừa nhận những việc được thực
hiện tốt.
* Duy trì động cơ và tinh thần nhóm:
Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ mang lại sự khích lệ và các nguồn động viên
để cải thiện biểu hiện làm việc của nhân viên và thử thách họ duy trì
những kết quả tốt.
* Truyền đạt rõ ràng:
Một nhà lãnh đạo giỏi là một nhà truyền thông xuất sắc. Việc lãnh đạo
của họ có liên quan đến việc truyền thông rõ ràng mục tiêu và các thủ
tục cần có cho nhiệm vụ. Họ thiết lập các mục tiêu rõ ràng, có thể giành

được và có thể đo lường được.
* Hiểu biết về động lực của tổ chức:
Một nhà lãnh đạo giỏi hiểu động lực trong các mối quan hệ tổ chức.
Những nhà lãnh đạo thành công có khả năng lãnh đạo tổ chức mà
không làm trầm trọng các mối xung đột và có thể giảm được bất hoà.
Họ cũng có kỹ năng tạo ra sự thống nhất trong nhóm. Họ giỏi trong việc
cân bằng điểm mạnh và điểm yếu của nhóm để giành được kết quả tốt
nhất
2.Các nguyên tắc không thể bỏ quên khi làm một nhà lãnh đạo
Và đến khi vươn tới vị trí cao nhất, bạn đừng quên 21 nguyên tắc vàng
của nghệ thuật lãnh đạo sẽ bật nút khai mở cho những phẩm chất lãnh
đạo vốn tiềm ẩn trong mỗi người:
1. Nguyên tắc giới hạn
2. Nguyên tắc ảnh hưởng
3. Nguyên tắc tiến trình
4. Nguyên tắc hàng hải
5. Nguyên tắc E.F.Hutton
6. Nguyên tắc nền tảng
7. Nguyên tắc tông trọng
8. Nguyên tắc trực giác
9. Nguyên tắc hấp dẫn
10. Nguyên tắc kết nối
11. Nguyên tắc thân tín
12. Nguyên tắc chia sẻ quyền lực
13. Nguyên tắc tái tạo
14. Nguyên tắc tin cậy
15. Nguyên tắc chiến thắng
16. Nguyên tắc động lực
17. Nguyên tắc ưu tiên
18. Nguyên tắc hy sinh

19. Nguyên tắc thời cơ
20. Nguyên tắc phát triển bùng nổ
21. Nguyên tắc di sản
Theo quan điểm của John C.Maxwell, một hình mẫu nhà lãnh đạo đích
thực là phải chủ động, linh hoạt, thường xuyên, để đảm nhiệm vai trò
và vị trí của mình một cách toàn diện, đồng thời dẫn dắt người khác
cùng đi đến thành công. "Mọi thứ đều bắt đầu và kết thúc từ người lãnh
đạo":
- Nhân tố con người quyết định tiềm lực của công ty
- Các mối quan hệ quyết định tinh khí của công ty
- Kết cấu quyết định quy mô của công ty
- Tầm nhìn quyết định phương hướng của công ty
- Sự lãnh đạo quyết định thành bại của công ty
Hãy đi theo những nguyên tắc vàng của John C.Maxwell và mọi người
sẽ đi theo bạn và bạn sẽ thành công.
Phần III : Kết luận và nhận xét.
1. Kết luận :
Muốn doanh nghiệp thành công và ngày càng tiến xa hơn thì vai
trò của người đầu tàu ( quản lý ) là một điều không thể thiếu người
quản lý giỏi thực thụ phải là một chỗ dựa vững chắc cho các thành viên
khác trong công ty . Người quản lý sẽ là người đầu tiên mở ra các lối đi
cho các thành viên khác như vậy buộc bạn phải đi trước người khác
một bước , phải có tầm nhìn sâu rộng về thị trường và về quyết định
của người quản lý liệu như vậy có thực sự là đúng đắn điều đó chỉ có
tài năng của người đứng đầu nói chung và của sự hợp lực các nhân
viên lại nói riêng, cộng với lòng tin vào người quản lý của cấp dưới mới
có thể nói được . Một người quản lý giỏi phải biết mình phải làm gì
trong bất cứ tình huống gì , phải biết định hướng cho nhân viên của
mình biết làm gì , biết họ muốn gì , hiểu được tâm lý của nhân viên , mà
đặc biệt là những trường hợp mà doanh nghiệp của mình đang rơi vào

thế bế tắc thì không ai khác người quản lý là chìa khóa của sự bế tác
đó . Qua đó thì ta có thể thấy được một tầm quan trọng của người quản
lý và các cách mà nhà lãnh đạo áp dụng sẽ là những công cụ để đưa
doanh nghiêp đi lên.
2. Nhận xét :
Có thể ngay bây giờ thì lãnh đạo chưa thật sự cần thiết lắm cho
chúng ta tầng lớp sinh viên . Nhưng bạn có thât sự đặt ra cho mình một
câu hỏi là liệu mình có thể làm một nhà quản lý ? câu trả lời là hoàn
toàn có nếu như ngay từ bây giờ chúng tôi và toàn thể các bạn hãy
chuẩn bị bằng cách học ngay những cách mà một nhà quản lý giỏi
không thể thiếu mà ở trên là các cách sơ bộ mà chúng tôi đã nêu ra .
Nhưng một nhà quản lý giỏi đòi hỏi điều tiên là gì ? đó là tài năng liệu
bạn đã có những phẩm chất của một nhà quản lý hãy bắt đầu ngay từ
bây giờ vào việc học tập trong chính ngôi trường của chúng ta. Riêng
chúng tôi qua bài tiểu luận ít nhiều đã có kiến thức, những định hướng
nhất định cho tương lai sẽ là một nhà quản lý thực thụ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tâm lý học quản trị kinh doanh. Hội Tâm lý – Giáo dục Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh 1993.
2. Xã hội học kinh tế. Lê Ngọc Hùng. NXB. ĐHQG. HN. 1999.
3. Phong cách lãnh đạo. Võ Thành Khôi. NXBTPHCM. 2000.
4. Những vấn đề cốt yếu của quản lý. Harold koontz, Cyril Odonnell,
Heinz Weihrrch. NXBKHKT. HN 1993.
5. Tâm lý học Kinh tế. Paul Albou. NXB KHXH. HN. 1997
6. Các web…

×