Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

tóm tắt luận án: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.58 KB, 26 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




NGUYỄN THỊ KIM LIÊN







PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC
DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG



Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Địa lí
Mã số: 62.14.01.11






TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC














Hà Nội - 2014
Công trình hoàn thành tại Khoa Địa lí
Trường Đại học sư phạm Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Đặng Văn Đức
2. PGS. TS Nguyễn Đức Vũ


Phản biện 1:
PGS.TS Nguyễn Tuyết Nga, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Phản biện 2:
PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Phản biện 3:
TS. Nguyễn Phương Liên, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên








Luận án sẽ ñược bảo vệ trước hội ñồng chấm luận án cấp nhà Trường tại:


Vào hồi: giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại các thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội
- Thư viện Khoa Địa lí – Trường Đại học sư phạm Hà Nội



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1. Mục tiêu giáo dục trong giai ñoạn công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước
ñòi hỏi nhà trường phổ thông ñào tạo HS không chỉ nắm ñược kiến thức khoa học,
mà còn phải có năng lực sáng tạo, giải quyết những vấn ñề mới mẻ của bản thân
mình, của xã hội và ñất nước. Luật giáo dục (2010) xác ñịnh: “Phương pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ ñộng, sáng tạo của HS; bồi
dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn; ñem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
2. Song hành cùng xu thế hội nhập, nền giáo dục Việt Nam ñã tiếp cận với
một số phương pháp giáo dục tiên tiến của thế giới, trong ñó có phương pháp dạy
học dự án (DHDA). Phương pháp dạy học dự án, từ lí luận ñến thực tiễn ñã bước
ñầu chứng minh là một trong những công cụ hiệu quả, góp phần ñào tạo những con
người năng ñộng, sáng tạo, có năng lực tổ chức, có kĩ năng giao tiếp, biết vận dụng
kiến thức vào thực tiễn sinh ñộng, mang lại niềm hứng khởi trong học tập.
3. Môn ñịa lí 12 – Địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội Việt Nam, trang bị cho

HS những vấn ñề rất cơ bản và sâu sắc về tự nhiên và kinh tế - xã hội của ñất nước,
ñó cũng chính là những vấn ñề thực tiễn ñang diễn ra trong xã hội Việt Nam, ñồng
thời thể hiện mối quan hệ liên môn thật ñặc trưng và sâu sắc. Tính liên môn và thực
tiễn là hai yêu cầu cơ bản, không thể thiếu trong dạy học dự án. Vì vậy, có thể
khẳng ñịnh: Nội dung, chương trình Địa lí 12 là ñịa chỉ phù hợp, ngược lại, PP dự
án sẽ tạo ñiều kiện thể hiện thật tốt ñặc trưng khoa học của môn học, giúp hoàn
thành hiệu quả mục tiêu tổng quát và cụ thể của chương trình, SGK Địa lí 12,
THPT.
4. HS cuối cấp THPT sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành các công dân thực thụ,
ñứng trước những vấn ñề cấp bách của Việt Nam và thế giới cần có nhận thức và
hành vi ñúng ñắn; nhiều ngả ñường nghề nghiệp cần có sự lựa chọn chính xác;
nhiều khó khăn, tồn tại của ñất nước cần có sự nỗ lực tham gia góp phần giải quyết;
ñồng thời nhận thức ñược tiềm năng, thế mạnh của ñất nước ñể tìm cách phát
huy;… PP dự án có khả năng góp phần hình thành các giá trị trên. Ngược lại, HS
12, lứa tuổi cuối cấp THPT có ñủ ñiều kiện và năng lực nhất ñể thực hiện các dự án
học tập Địa lí.
5. Giáo dục Việt Nam thực sự tiếp cận với PP dự án thông qua các chương trình
Việt Bỉ, Microsoft, Intel gần 10 năm. Một bộ phận GV Việt Nam ñược ñào tạo về DHDA
ñã tiếp cận ñược cơ sở lí thuyết và thực tiễn thật hệ thống và sinh ñộng. Tuy nhiên, lí
thuyết về PP dự án từ các chương trình trên chỉ mới dừng lại ở mức ñộ ñại cương – Lí
luận dạy học chung. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phổ biến
DHDA thông qua các môn học cụ thể ở trường phổ thông, trong ñó có môn Địa lí; dù tính
ưu việt của nó luôn ñược thừa nhận. Do ñó, việc nghiên cứu sâu hơn về lí thuyết cũng như
thực tiễn cho từng môn học là ñiều cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ những phân tích về thực tiễn trên ñây, chúng tôi chọn ñề tài
nghiên cứu “Phương pháp thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án trong dạy học
Địa lí 12 - Trung học Phổ thông” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng
dạy học Địa lí 12 – Địa lí Việt Nam.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Xác ñịnh ñược phương pháp thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án trong dạy
học Địa lí lớp 12 nhằm góp phần ñổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ ñộng, sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh; từ ñó
nâng cao chất lượng dạy học ở trường Trung học phổ thông.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của PP dạy học dự án và việc thiết kế,
tổ chức thực hiện các dự án trong dạy học Địa lí 12.
2. Xác ñịnh ñược hệ thống chủ ñề dự án trong chương trình Địa lí 12.
3. Phương pháp thiết kế các dự án trong dạy học Địa lí 12.
4. Qui trình tổ chức thực hiện các dự án trong dạy học Địa lí 12.
5.
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi của
ñề tài nghiên cứu.


3. Khách thể và ñối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Địa lí ở trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án trong dạy học Địa lí 12 –
THPT.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Thiết kế và tổ chức thực hiện một số dự án có tính ñại diện trong chương
trình Địa lí lớp 12, chương trình cơ bản.
- Tập trung vào phần Thiết kế, phần Tổ chức thực hiện ñược xem như cụ thể
hóa và tiếp nối cho mục Tiến trình thực hiện trong phần thiết kế.
- Tổ chức thực nghiệm tại một số trường THPT thuộc khu vực phía Nam
thuộc các tỉnh, thành: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Định.
- Vận dụng linh hoạt hầu hết các hình thức tổ chức dạy học.
5. Giả thuyết khoa học

Nếu xác lập ñược phương pháp thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án Địa lí
12 theo một quy trình và ñảm bảo các nguyên tắc sư phạm hợp lí sẽ góp phần ñổi
mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học Địa lí 12 ở trường THPT.
6. Tổng quan về vấn ñề nghiên cứu
Mục này ñề cập ñến tổng quan nghiên cứu về dạy học dự án trên thế giới và ở
Việt Nam ở cả 2 góc ñộ lí luận dạy học dự án ñại cương và lí luận dạy học dự án ñịa
lí thông qua các công trình nghiên cứu tổng quan về DHDA; các bài báo; các giáo
trình; luận văn thạc sĩ của hơn 30 tác giả trong vòng 10 năm trở lại ñây; các chương
trình dạy học của Intel, Microsoft Corporation, dự án Việt Bỉ từ ñó xác ñịnh
những ñiểm kế thừa và phát triển của luận án.
7. Quan ñiểm và phương pháp nghiên cứu
7.1. Quan ñiểm nghiên cứu: Những quan ñiểm nghiên cứu ñược sử dụng trong luận
án bao gồm: quan ñiểm hoạt ñộng, quan ñiểm thực tiễn, quan ñiểm giá trị, quan
ñiểm công nghệ dạy học, quan ñiểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
7.2. Phương pháp nghiên cứu: Những phương pháp nghiên cứu ñược sử dụng
trong luận án bao gồm: phương pháp phân tích hệ thống - cấu trúc, phương pháp
phân tích và tổng hợp, phương pháp phân loại, phương pháp ñiều tra khảo sát,
phương pháp chuyên gia, phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm sư
phạm, phương pháp thống kê toán học.
8. Những ñóng góp của luận án
8.1. Về lí luận
+ Nghiên cứu làm sáng tỏ hơn những vấn ñề lí luận về DHDA, về các cơ sở khoa học ñể
ñịnh hướng cho việc thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án Địa lí 12.
+ Xác lập các nguyên tắc, phương pháp thiết kế và qui trình tổ chức thực hiện các
dự án Địa lí 12.
+ Xác lập các mô hình dự án Địa lí 12.
8.2. Về thực tiễn
+ Khảo sát, phân tích, ñánh giá khái quát thực trạng về nhận thức của GV Địa lí về
DHDA, thực trạng về thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án Địa lí và Địa lí 12.
+ Xác lập ñược hệ thống ñề tài dự án trong mối tương quan với chương trình Địa lí

12 và các vấn ñề thực tiễn của ñất nước.
+ Thiết kế và tổ chức thực hiện 5 dự án Địa lí 12.
+ Khẳng ñịnh ñược tính khả thi, hiệu quả của các dự án Địa lí 12 thông qua thực
nghiệm sư phạm.
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở ñầu, phần Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Phụ lục, ñề tài
gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn phương pháp thiết kế và tổ chức thực
hiện các dự án trong dạy học Địa lí 12 - THPT
Chương 2. Thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án trong dạy học Địa lí 12 - THPT
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ TỔ
CHỨC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 THPT
1.1. Hệ thống phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Địa lí ở trường phổ
thông
Hai nhóm PPDH Địa lí song song tồn tại hiện nay là nhóm PPDH truyền
thống lấy thầy làm trung tâm và nhóm PPDH tích cực lấy học sinh làm trung tâm.
Dạy học dự án thuộc nhóm PPDH tích cực.
Hình thức cơ bản trong dạy học Địa lí hiện nay là hình thức lớp bài, bên cạnh
ñó là các hình thức tự học, học tập theo nhóm, hoạt ñộng ngoại khóa, tham quan –
khảo sát ñịa phương và hình thức giúp ñỡ riêng. Có thể vận dụng linh hoạt tất cả các
hình thức tổ chức dạy học trên trong DHDA.
1.2. Khái quát về dạy học dự án
1.2.1. Khái niệm dạy học dự án
Trên cơ sở kế thừa các ñịnh nghĩa về DHDA, kết hợp với việc xem xét dấu
hiệu bản chất của loại hình dạy học này, trong bối cảnh áp dụng cho HS THPT Việt
Nam, tác giả quan niệm: “DHDA là một hình thức dạy học hay PPDH phức hợp,
trong ñó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, HS tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ
năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong ñời

sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tạo
ra các sản phẩm cụ thể. HS tham gia xác ñịnh mục ñích, lập kế hoạch, thực hiện,
kiểm tra, ñiều chỉnh, ñánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình
thức cơ bản của DHDA.”
1.2.2. Đặc ñiểm dạy học dự án
DHDA tập hợp các ñặc ñiểm cơ bản sau: Tính phức hợp của nhiệm vụ học
tập, kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, ñịnh hướng sản phẩm, tính tự tổ chức và tự
chịu trách nhiệm của người học, cộng tác làm việc, ñịnh hướng thực tiễn, ñịnh
hướng vào hứng thú của HS, có ý nghĩa thực tiễn xã hội.
1.2.3. Phân loại các dự án học tập
Phân loại: theo chuyên môn, theo sự tham gia của người học, theo sự tham gia
của GV, theo quĩ thời gian, theo nhiệm vụ.
1.2.4. Cơ sở triết học của dạy học dự án
Về sự thống nhất giữa lí thuyết và thực tiễn: Đặc trưng thực tiễn trong dạy học
dự án không chỉ dừng lại ñơn thuần ở việc yêu cầu HS nêu ví dụ ñể minh họa mà
trao cho HS nhiệm vụ xác ñịnh vấn ñề thực tiễn liên quan, ñồng thời tìm hiểu hiện
trạng của vấn ñề ñó, xác ñịnh mặt ưu việt cũng như hạn chế, trong chừng mực nhất
ñịnh, nghĩ ra giải pháp phát huy thuận lợi hoặc khắc phục khó khăn. Qua ñó HS
nhận thức sâu sắc hơn kiến thức lí thuyết ñã học, ñồng thời hình thành kĩ năng, hình
thành nhân cách.
Về sự thống nhất giữa tư duy và hành ñộng: Việc tạo ra sản phẩm như một
yêu cầu bắt buộc trong trong suốt hoạt ñộng thực hiện dự án, ñặc biệt khi kết thúc
dự án hoàn toàn phù hợp với phạm trù “hoạt ñộng” của C.Mác. Sản phẩm của quá
trình hoạt ñộng ấy chính là biểu hiện, là kết tinh của tư duy, trí tuệ.
Về sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và lí tính: Nhận thức là quá trình
phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên
cơ sở thực tiễn. Dạy học theo dự án ñịnh hướng hoạt ñộng học tập của HS theo ñúng
qui luật nhận thức – xuất phát từ thực tiễn và kết thúc ở nhận thức sâu hơn các vấn
ñề thực tiễn, trong chừng mực nhất ñịnh, góp phần cải tạo thế giới.
1.2.5. Các giai ñoạn của dạy học dự án

Hầu hết các nghiên cứu ñều thống nhất trình tự tiến hành dự án theo 5 giai
ñoạn sau ñây: 1. Chọn ñề tài và xác ñịnh mục ñích của dự án; 2. Xây dựng ñề
cương, kế hoạch thực hiện; 3. Các thành viên trong nhóm thực hiện kế hoạch ñã ñề
ra cho nhóm và cá nhân; 4. Thu thập kết quả và công bố sản phẩm; 5. Đánh giá dự
án.
1.2.6. Cấu trúc của dạy học dự án
a. Giáo viên và học sinh: Giáo viên trong DHDA là người tạo ñiều kiện thuận lợi
cho HS, là một hướng dẫn viên, một nhà tư vấn và một học viên cộng tác: Tạo cơ
hội học tập, tiếp cận thông tin, làm mẫu và hướng dẫn HS, tạo môi trường học tập
thúc ñẩy phương pháp học tập hợp tác. Học sinh thực sự là chủ thể của quá trình học
tập.
b. Các thành phần khác: Gồm có Các thành phần hỗ trợ: các chuyên gia, các kĩ
thuật viên, các cấp lãnh ñạo tại ñịa phương…; Nội dung dạy học: nội dung dạy học
cần theo sát chương trình học, có kiến thức liên môn và có mối liên hệ với thực tiễn;
Phương pháp dạy học: người tổ chức có thể phối hợp nhiều PP khác nhau; Phương
tiện dạy học: gồm phương tiện truyền thống và hiện ñại.
1.2.7. Yêu cầu ñối với thiết kế ñề cương một dự án học tập
Đề cương dự án hay Kế hoạch bài dạy – Unit Plan của một dự án chính là
bảng chi tiết hóa và cụ thể hóa các giai ñoạn của một dự án do chính GV thiết kế, là
kế hoạch làm việc của GV và các nhóm HS trong suốt một dự án. Nhìn chung, ñề
cương bài dạy cần thể hiện ñược các thành phần sau: Chủ ñề bài dạy; Tóm tắt bài
dạy; Mục tiêu cơ bản của bài dạy; Kế hoạch ñánh giá; Các bước tiến hành bài dạy;
Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo.
1.2.8. Ưu ñiểm, hạn chế của dạy học dự án
 Ưu ñiểm: Nội dung học tập có ý nghĩa hơn; Góp phần ñổi mới PPDH, thay ñổi
phương thức ñào tạo; Tạo môi trường thuận lợi cho HS rèn luyện và phát triển; Phát
huy tính tích cực, chủ ñộng, sáng tạo của HS và giúp HS phát triển khả năng giao
tiếp.
 Hạn chế: Đòi hỏi nhiều thời gian, ñầu tư, chuẩn bị; ñòi hỏi phương tiện vật chất và
tài chính; ñòi hỏi GV có trình ñộ, tích cực, yêu nghề; khó sử dụng ñại trà.

1.2.9. Khả năng vận dụng dạy học dự án ở Việt Nam hiện nay
Khả năng vận dụng dạy học dự án ở VN hiện nay ngày càng rộng mở vì
những lí do sau: Sự ñổi mới về chương trình SGK, phương pháp dạy học và kiểm
tra - ñánh giá; sự phát triển cơ sở vật chất, hiện ñại hóa thiết bị dạy học hỗ trợ; Giáo
viên Việt Nam ñã ñược tiếp cận với DHDA và một số ñã ñược huấn luyện PPDH
này trong 10 năm qua thông qua các chương trình giáo dục quốc tế, Sự quan tâm
của các trường sư phạm ñối với việc ñưa DHDA vào chương trình ñào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn cho các GV.
1.3. Đặc ñiểm tâm sinh lí học sinh trung học phổ thông
1.3.1. Đặc ñiểm tâm sinh lí học sinh trung học phổ thông
Trong mục này tác giả tập trung làm rõ các ñiểm sau: ñiều kiện sinh lí, ñiều
kiện xã hội, hoạt ñộng học tập và phát triển trí tuệ, những ñặc ñiểm nhân cách chủ
yếu. Các ñiều kiện và ñặc ñiểm trên ñược phát huy cao nhất ở HS lớp 12.
1.3.2. Tương quan giữa tâm sinh lí lứa tuổi học sinh trung học phổ thông và dạy
học dự án
Trên cơ sở ñặc ñiểm tâm sinh lí học sinh trung học phổ thông, trên cơ sở lí
luận về dạy học dự án, tác giả ñã phân tích một số ñặc ñiểm cơ bản của HS THPT
như: ñặc ñiểm về thể chất và trí tuệ, ñặc ñiểm về nhân cách, ñặc ñiểm về hoạt ñộng
học tập, về sự hình thành kế hoạch cuộc ñời và sự lựa chọn nghề nghiệp ñể khẳng
ñịnh sự tương hợp gần như về mọi mặt của HS THPT, ñặc biệt là HS lớp 12 với dạy
học dự án. Từ ñó tác giả ñi ñến kết luận: các dự án học tập THPT nói chung và dự
án ñịa lí nói riêng sẽ ñược HS cuối cấp thực hiện tốt nhất; ñồng thời, các giá trị dự
án học tập mang lại cũng ñược nhận thức sâu sắc nhất.
1.4. Đặc ñiểm chương trình, nội dung Địa lí 12
1.4.1. Khái quát chương trình Địa lí 12
Tác giả nêu một số nét khái quát về chương trình Địa lí 12 gồm 2 mảng nội
dung chính: Địa lí tự nhiên Việt Nam và Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam trong mối
tương quan với ñịa lí lớp 8 và lớp 9. Điểm khác biệt quan trọng trong chương trình
Địa lí 12 là ở tính nâng cao, ñòi hỏi HS không chỉ nhận biết mà còn giải thích các
hiện tượng ñịa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội, ở việc lựa chọn và trình bày các nội

dung dưới hình thức các vấn ñề, với những bài tập ñòi hỏi phải tổng hợp kiến thức
và nhiều thao tác tư duy như: trình bày các báo cáo ngắn (viết hoặc nói trước lớp).
Bên cạnh các bài tập cá nhân, các hoạt ñộng theo nhóm ñược chú ý nhằm tăng
cường khả năng hợp tác của HS.
1.4.2. Cấu trúc và nội dung chương trình Địa lí 12
Địa lí 12 ñược cấu tạo theo các ñơn vị kiến thức lớn, sắp xếp theo logic khoa
học và phù hợp với logic của quá trình dạy học, gồm các nội dung sau: Bài mở ñầu
– giới thiệu bối cảnh quốc tế và trong nước, Địa lí tự nhiên Việt Nam, Địa lí dân cư,
Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí các vùng kinh tế, Địa lí ñịa phương.
1.4.3. Khả năng ứng dụng dạy học dự án qua chương trình Địa lí 12
Là một bộ môn tổng hợp, Địa lí có khả năng cao trong ứng dụng dạy học dự
án, ñặc biệt môn Địa lí 12 – Địa lí Việt Nam, bởi lẽ: ñặc trưng thực tiễn Việt Nam
trong nội dung chương trình Địa lí 12 ñáp ứng cao nhất yêu cầu ñịnh hướng thực
tiễn của dạy học dự án (DHDA); chương trình và nội dung Địa lí 12 tạo ñiều kiện
thuận lợi ñể xây dựng các chủ ñề dự án ở nhiều cấp ñộ; nội dung ñịa lí ñịa phương
rất phù hợp ñể xây dựng các chủ ñề dự án phong phú, ña dạng với nhiều cấp bậc
khác nhau; nội dung chương trình tạo ñiều kiện tốt ñể xây dựng các dự án tổng hợp,
ñộc ñáo từ sự kết hợp nội dung ñịa lí vùng và ñịa lí ñịa phương.
1.5. Thực trạng vận dụng dạy học dự án trong dạy học Địa lí THPT
1.5.1. Phương thức tiến hành khảo sát
1. Thiết kế bảng hỏi cho 77 GV dạy ñịa lí THPT tại TP HCM vào tháng
11/2011 (chủ yếu là các tổ trưởng bộ môn ở tất cả các trường THPT TP HCM và
ñều tham gia dạy Địa lí 12) nhằm khảo sát sự tiếp cận, nhận thức và việc vận dụng
DHDA trong dạy học ñịa lí.
2. Thiết kế bảng hỏi cho 155 học viên sư phạm Địa lí hệ Vừa làm vừa học,
khóa học 2010 - 2012 thuộc các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Lâm Đồng,
Bảo Lộc nhằm khảo sát nhận thức chung về phương pháp DHDA, nhận thức cụ thể
về việc thiết kế một dự án dạy học, ñiều kiện và khả năng thực hiện DHDA trong
thực tiễn.
3. Phỏng vấn trực tiếp trên 20 GV ñịa lí THPT (các SV ñã từng làm Khóa luận

tốt nghiệp về DHDA, những GV ñã ñược tập huấn về DHDA), những người ñã và
ñang thực hiện các dự án Địa lí nói chung và dự án ñịa lí 12 nói riêng nhằm xác ñịnh
những thuận lợi, khó khăn trong thiết kế và thực hiện các dự án Địa lí cũng như giá
trị các dự án Địa lí mang lại.
4. Tham khảo các kết quả khảo sát chương trình dạy học Intel, phần DHDA
ñược thực hiện bởi nhóm nghiên cứu thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2007;
Tham khảo các tổng kết trong các Hội thi về DHDA.
1.5.2. Kết quả ñiều tra khảo sát
1.5.2.1. Sự tiếp cận, nhận thức và vận dụng dạy học dự án của giáo viên ñịa lí TP HCM
Nhìn chung, khoảng 70% GV ñã tiếp cận với DHDA; hầu hết thừa nhận giá trị
do PP này mang lại, ñặc biệt ở góc ñộ rèn luyện Kĩ năng sống cho HS; xác nhận sự
phù hợp về nội dung và ñối tượng của các dự án Địa lí 12. Tuy nhiên số lượng GV
thực sự áp dụng PP dự án vào dạy học Địa lí còn khiêm tốn vì những lí do chủ yếu
sau ñây: có sự khác biệt lớn giữa DHDA với hệ thống PPDH hiện hành; GV chưa
nắm vững PP thiết kế, mất nhiều thời gian và công sức của GV và HS, áp lực về thi
cử ñối với GV và HS 12 – THPT.
1.5.2.2. Nhận thức của nhóm học viên - giáo viên Địa lí (Bình Dương, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Bảo Lộc, Sóc Trăng) về việc thiết kế, ñiều kiện và khả năng thực hiện
một dự án dạy học
Khảo sát ñã rút ra ñược các kết luận về nhận thức của nhóm học viên – GV về
DHDA, nhận ñịnh về các tiểu mục của kế hoạch bài dạy, yêu cầu và ñiều kiện ñể
thiết kế và thực hiện một dự án hiệu quả, khó khăn – trở ngại khi thực hiện một dự
án dạy học, giá trị của DHDA và mối tương hợp giữa DHDA và môn Địa lí 12. Kết
quả nghiên cứu cho phép khẳng ñịnh rằng nghiên cứu cách thức vận dụng về DHDA
cho từng bộ môn, từng cấp, lớp cụ thể là yêu cầu khách quan và thực tế.
Kết quả của tất cả công việc tìm hiểu về cơ sở lí luận cũng như khảo sát thực
tiễn trên minh chứng và góp phần lí giải ñược lí do NCS lựa chọn ñề tài nghiên cứu
của mình cũng như xác ñịnh phương cách tiến hành trong những chương kế tiếp.
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC

ĐỊA LÍ 12 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Xác lập hệ thống chủ ñề dự án trong dạy học ñịa lí 12
Có nhiều mức ñộ thiết kế các dự án khác nhau. Dự án có thể ñược thực hiện trọn
vẹn trong một bài dạy; cũng có thể chỉ tích hợp ñược phần quan trọng nhất hoặc một
phần nào ñó trong bài; có thể xuyên suốt một số bài, một chương hoặc một số chương.
Điều kiện cơ bản ñể xác ñịnh các dự án Địa lí 12 là “phát hiện” ñược sự tương thích
giữa nội dung chương trình và vấn ñề thực tiễn. Trên cơ sở nội dung chương trình
SGK Địa lí 12, lí thuyết về DHDA, tình hình thực tiễn trên toàn lãnh thổ, khu vực và
ñịa phương, tác giả luận án ñã chọn lọc và ñề xuất ñược 20 chủ ñề dự án, chỉ rõ ñịa chỉ
và nội dung vận dụng, phác thảo ñược ý tưởng dự án cho từng chủ ñề, bao hàm hầu hết
các vấn ñề của nội dung chương trình Địa lí 12.
Xác ñịnh các chủ ñề dự án, ý tưởng dự án là bước khởi ñầu quan trọng trong
thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án học tập.
2.2. Nguyên tắc thiết kế và thực hiện các dự án trong dạy học Địa lí 12 THPT
Việc xác ñịnh một số nguyên tắc cần tuân thủ dưới ñây trong thiết kế và thực
hiện các dự án dạy học ñịa lí (12) THPT cơ bản xuất phát từ Bản chất của DHDA:
Định hướng vào người học, Định hướng thực tiễn, Định hướng sản phẩm; từ Bản
chất của khoa học Địa lí: khoa học Tổng hợp - ñộng lực, từ Các nguyên tắc dạy học
Địa lí; từ Nội dung chương trình và SGK Địa lí 12.
2.2.1. Đảm bảo phù hợp với nhu cầu của HS và do chính HS thực hiện
Nguyên tắc này nhằm ñảm bảo sự hứng thú, tính tự lực và phát triển tư duy
cho HS - ñảm bảo quan ñiểm dạy học lấy HS làm trung tâm trong DHDA. Việc
khảo sát tìm hiểu nhu cầu và nhận thức của HS trước khi làm dự án là một trong
những phương thức thực hiện nguyên tắc này. Việc tạo ñiều kiện/ñịnh hướng cho
các nhóm HS tự xác ñịnh các chủ ñề dự án học tập của nhóm mình cũng có tác dụng
tương tự. Các sản phẩm dự án phải do chính HS thiết kế và thực hiện. GV chỉ ñóng
vai tư vấn, hỗ trợ, theo dõi tiến ñộ và chỉ ñạo.
2.2.2. Đảm bảo nội dung chương trình, SGK môn Địa lí 12 và mối quan hệ liên môn
Như ñã xác ñịnh ở chương 1, ñề tài thực hiện loại dự án trong một môn học –
môn Địa lí, do ñó trọng tâm nội dung nằm trong môn Địa lí và ở ñây là Địa lí 12. Dù

dự án ñược lựa chọn có thể xuất phát từ một phần, nhiều phần hay toàn bài học;
nguyên một chương; kết hợp nhiều chương hoặc toàn bộ giáo trình … vẫn phải thể
hiện nội dung cơ bản của môn học. Đảm bảo nguyên tắc này, ñồng nghĩa với việc
ñảm bảo ñược kĩ năng xác ñịnh chính xác Mục tiêu cơ bản của bài dạy trong Kế
hoạch bài dạy của mỗi dự án.
Vì Địa lí là khoa học tổng hợp nên sự liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp ñến
các môn học/khoa học khác là ñiều tất yếu, ñiều ñó gần như là ñặc trưng riêng của
môn học trong mối tương quan với các môn học khác, do ñó việc ñảm bảo mối quan
hệ liên môn ñược xác ñịnh như một nội dung quan trọng và ñặc biệt phù hợp với
DHDA khi xét ñến bản chất của PPDH này.
2.2.3. Đảm bảo gắn kết chặt chẽ với thực tiễn ñịa phương và linh hoạt theo ñiều
kiện của từng trường
Thực tiễn ñịa phương ở ñây, theo nghĩa rộng là những vấn ñề ñịa lí ñang diễn
ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam, theo nghĩa hẹp là vùng lãnh thổ hoặc ngay ñịa
phương HS ñang sinh sống. Nội dung, chương trình Địa lí 12 tạo ñiều kiện tốt nhất
ñể thực hiện nguyên tắc này trong tương quan so sánh với môn Địa lí ở các lớp dưới
cũng như so với các môn học khác.
Một trong những nguyên nhân của sự chậm lan tỏa các dự án dạy học nói chung
và dự án Địa lí nói riêng là do sự cứng nhắc trong thiết kế và thực hiện. Xác ñịnh ñúng
bản chất của DHDA: Định hướng vào HS, Định hướng thực tiễn và Định hướng sản
phẩm; trên cơ sở nội dung môn Địa lí 12; tùy vào ñịa bàn nhà trường, tùy vào ñiều kiện
cụ thể của trường, lớp (năng lực chung của HS, ñiều kiện cơ sở vật chất của từng
trường, ñiều kiện của GV) thiết kế các dự án phù hợp.
Sự linh hoạt còn thể hiện ở việc kết hợp quĩ thời gian và nội dung của các hoạt
ñộng giáo dục ngoài giờ lên lớp ñang ngày ñược chú trọng trong nhà trường phổ
thông như: giáo dục hướng nghiệp, giáo dục biến ñổi khí hậu, giáo dục kĩ năng
sống, giáo dục tài nguyên và môi trường biển ñảo, giáo dục thiên tai.
2.2.4. Đảm bảo thể hiện giá trị sống và kĩ năng sống
Đây chính là phần giá trị HS ñạt ñược trong quá trình thực hiện và hoàn thành
dự án. Yêu cầu hình thành, rèn luyện và phát huy ở HS các kĩ năng của thế kỉ 21 là

ñiều kiện ñể phần nào ñáp ứng ñược nguyên tắc này ở góc ñộ hình thành ở HS các
kĩ năng sống.
Hầu hết chủ ñề dự án Địa lí 12, nếu ñược thực hiện hiện ñúng ñắn, nếu không
có ñóng góp gì lớn về việc cải tạo và phát triển các vấn ñề Địa lí tự nhiên và kinh tế
- xã hội trong cả nước cũng như của ñịa phương, chí ít cũng sẽ góp phần giáo dục
HS ý thức lẫn hành vi về vấn ñề dân số, môi trường, biến ñổi khí hậu … từ ñó quan
ñiểm phát triển bền vững sẽ ñược hình thành - một trong những biểu hiện của giá trị
sống.
2.3. Phương pháp thiết kế các dự án Địa lí 12
2.3.1. Phương pháp thiết kế các thành phần cơ bản của dự án Địa lí 12
Trên cơ sở kết hợp linh hoạt lí thuyết về DHDA của Microsoft Corporation và
Intel, các thành phần cơ bản của một dự án Địa lí nói chung và Địa lí 12 nói riêng
ñược xác ñịnh như sau:
1. Chủ ñề bài dạy/Chủ ñề dự án
2. Sản phẩm học sinh
3. Tóm tắt bài dạy
4. Mục tiêu cơ bản của bài dạy (Chuẩn học tập và Mục tiêu ñối với HS)
5. Bộ câu hỏi ñịnh hướng
6. Kế hoạch ñánh giá
7. Tư liệu hỗ trợ học sinh
8. Phân nhóm dựa trên phân loại ñối tượng HS
9. Tiến trình bài dạy
Thiết kế bài dạy học là một trong hai việc quan trọng bậc nhất của một giáo viên,
không phân biệt là giáo viên thâm niên hay mới vào nghề. Thiết kế Kế hoạch bài dạy
(KHBD)/Unit Plan trong dạy học dự án có thể xem như là việc Thiết kế bài dạy học
trong dạy học thông thường. KHBD chính là trọng tâm, là bản kế hoạch của một Dự án
dạy học. Nắm chắc ñược phương pháp thiết kế các thành phần cơ bản trong KHBD của
một dự án Địa lí và vận dụng thật linh hoạt tùy theo dạng dự án cụ thể, theo ñiều kiện
trường, lớp HS cụ thể là một trong những ñiều kiện quyết ñịnh hiệu quả của từng dự án
dạy học.

2.3.1.1. Xác ñịnh các Chủ ñề dự án Địa lí 12
Chủ ñề dự án ñịa lí 12 ñược xác ñịnh qua các bước sau:
1. Xác ñịnh nội dung cơ bản trong chương trình học có thể ứng dụng vào thực
tế.
2. Phát hiện những vấn ñề tương ứng ñang diễn ra trong cuộc sống, lưu ý ñến
những vấn ñề mà xã hội và thế giới ñang quan tâm, ñặc biệt lưu ý ñến vấn ñề cụ thể
tại ñịa phương  Bước ñầu hình thành Ý tưởng cốt lõi của dự án + Xác ñịnh chủ ñề
dự án.
3. Thiết kế bảng khảo sát tìm hiểu nhu cầu và hứng thú của HS, phân nhóm,
hướng dẫn/gợi ý các nhóm tự xác ñịnh các chủ ñề liên quan. Lưu ý: Đối với những
GV ñã nắm vững DHDA và ñã liên tục dạy môn Địa lí cho ñối tượng HS sẽ thực
hiện dự án từ năm lớp 10, 11 thì bước này có thể ñơn giản hơn. Chẳng hạn: bỏ qua
việc thiết kế bảng khảo sát mà chỉ cần phỏng vấn trực tiếp HS.
2.3.1.2. Định hướng mẫu sản phẩm HS và việc xác ñịnh các vai trong DHDA
Các bước xác ñịnh “vai” và “sản phẩm” trong DHDA
Bước 1: Xác ñịnh Ý tưởng/Chủ ñề dự án  Các Tiểu chủ ñề dự án
Bước 2: Tìm hiểu mối liên hệ giữa chủ ñề dự án với cuộc sống thực tế
Bước 3: Xác ñịnh các vai, tìm hiểu nhiệm vụ các ngành nghề
Bước 4: Xác ñịnh các sản phẩm sẽ ñược thực hiện qua các vai
(Đối với HS lớp 12, việc xác ñịnh vai và chọn lựa sản phẩm tương ứng thường
do các nhóm HS quyết ñịnh, GV ñóng vai tư vấn).
2.3.1.3. Viết Tóm tắt bài dạy:
- Quan niệm
Có thể nói, Tóm tắt bài dạy là phần riêng trong “giáo án” của các dự án dạy
học. Hầu như không tìm thấy mục này trong các giáo án dạy học thông thường. Tóm
tắt bài dạy yêu cầu khả năng tổng hợp cao, thường thể hiện ñược một cách khái quát
ý nghĩa của dự án, trong mối tương quan chặt chẽ giữa nội dung môn học với vấn ñề
thực tiễn. Tóm tắt bài dạy còn ñịnh hướng những hoạt ñộng chính HS sẽ thực hiện,
những sản phẩm sẽ ñược hình thành, thậm chí dự kiến ñược ý thức, thái ñộ, hành vi
… HS sẽ có ñược sau khi hoàn thành dự án.

Tóm tắt bài dạy cần diễn ñạt lôi cuốn, giàu hình ảnh và ñảm bảo thể hiện các
nội dung sau:
- Khái quát ý nghĩa chủ yếu của nội dung (môn học) liên quan ñến chủ ñề dự
án.
- Thể hiện ñược các nội dung chính của dự án.
- Mô tả ngắn gọn một số hoạt ñộng của HS (Các vai sẽ ñóng hoặc các sản
phẩm sẽ thực hiện…).
- Gợi mở Bộ Câu hỏi Định hướng HS sẽ phải trả lời trong quá trình làm dự án.
2.3.1.4. Xác ñịnh Mục tiêu cơ bản của bài dạy:
Mục tiêu dự án Địa lí chia làm 2 phần rõ rệt: phần Chuẩn nội dung và qui
chuẩn – thuộc chương trình Địa lí phổ thông và phần Mục tiêu ñối với HS – thuộc
về mục tiêu của dự án.
- Các bước xác ñịnh mục tiêu bài dạy
+ Xác ñịnh Chuẩn nội dung và Qui chuẩn:
Bước 1: Xác ñịnh nội dung liên quan ñến dự án trong SGK Địa lí 12
Bước 2: Tham khảo chuẩn kiến thức, kĩ năng Địa lí 12, nội dung chương trình
SGK, SGV Địa lí 12, tham khảo thêm các tài liệu tương tự ở các lớp dưới hoặc cấp
dưới nếu cần thiết.
Bước 3: Viết ra tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng ñịa lí liên quan ñến dự án.
Bước 4: Chọn lọc lại ñể chuẩn kiến thức bao gồm những phần quan trọng liên
quan ñến dự án ñược sắp xếp theo thứ tự mà học sinh cần ñạt ñược cũng như ñể GV
ñánh giá vào cuối bài học.
+ Xác ñịnh Mục tiêu ñối với học sinh:
Bước 1: Xác ñịnh nhiệm vụ HS sẽ thực hiện
Bước 2: Xác ñịnh sản phẩm HS sẽ hoàn thành
Bước 3: Xác ñịnh các vai HS sẽ ñóng ñể thực hiện nhiệm vụ
Bước 4: Xác ñịnh những kiến thức HS sẽ thu nhận ñược và kĩ năng HS sẽ
ñược rèn luyện hoặc phát triển trong quá trình thực hiện sản phẩm
2.3.1.5. Xây dựng Bộ câu hỏi ñịnh hướng:
- Quan niệm:

Bộ câu hỏi ñịnh hướng (CHĐH) - Curriculum Framming Questions là hệ thống
câu hỏi ở nhiều cấp ñộ, có mối quan hệ chặt chẽ, giúp HS xác ñịnh tổng quát hướng
ñi của ñề tài. Giúp liên hệ với các môn học khác và các chủ ñề nghiên cứu khác,
CHĐH có tác dụng gây hứng thú và phát triển tư duy, nhắm ñến các kỹ năng tư duy
bậc cao như: kỹ năng so sánh, tổng hợp, diễn dịch, ñánh giá, v.v…
- Phân loại:
Bộ CHĐH gồm có: Câu hỏi khái quát (CHKQ), Câu hỏi bài học (CHBH), Câu
hỏi nội dung (CHND)
CHKQ: thường có nội dung rất rộng, là những câu hỏi mở, là cầu nối giữa bài
học và môn học, còn có thể là cầu nối giữa các môn học với nhau, hướng tới những
ý tưởng lớn và những khái niệm mang tính bền vững.
CHBH: là những câu hỏi mở có liên hệ trực tiếp ñến một dự án hay một bài
học; giúp HS thể hiện phạm vi hiểu biết của các em về một chủ ñề; ñòi hỏi tư duy
tổng hợp; liên quan chặt chẽ ñến mục tiêu của bài - thường quyết ñịnh phần nội
dung và phần kĩ thuật của dự án; hỗ trợ cho việc nghiên cứu/suy ngẫm về CHKQ.
CHND: là những câu hỏi cụ thể dựa trên các sự việc thực tế, có một phạm vi
hẹp các ñáp án ñúng, thường liên quan ñến ñịnh nghĩa, khái niệm và nhắc lại thông
tin.
- Con ñường hình thành bộ CHĐH:
Cách 1: Đi từ ý tưởng bao quát ñến nội dung cụ thể
Ví dụ, khái niệm “phát triển bền vững” ñã trở thành quan ñiểm xuyên suốt trong
các lĩnh vực xã hội, môi trường và kinh tế của toàn nhân loại. Địa lí 12 – với nội dung
Địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam, liên quan ñến cả 3 lĩnh vực trên. Do ñó vấn
ñề “Làm thế nào ñể phát triển bền vững” có thể trở thành CHKQ xuyên suốt mọi chủ
ñề từ tự nhiên, môi trường ñến xã hội và kinh tế. Lấy ví dụ từ một vấn ñề Bảo vệ môi
trường trong bài 15, từ ý tưởng lớn trên: Làm thế nào ñể phát triển bền vững? dẫn ñến
nhận thức liên quan ñến bài 15, rằng: việc bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường cũng
chính là một khía cạnh trong phát triển bền vững, từ ñó dẫn ñến CHBH: Làm thế nào
ñể góp phần bảo vệ môi trường? Để dần trả lời câu hỏi này, HS bắt ñầu tìm hiểu hiện
trạng môi trường trong cả nước hoặc tại ñịa phương ñể có thể trả lời những câu hỏi cụ

thể như: Hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở thành thị và nông thôn?
Hoặc Trình bày các biểu hiện ô nhiễm môi trường tại ñịa phương em? Đó chính là
dạng các câu hỏi nội dung, HS dễ dàng tìm thấy câu trả lời trong bài học hoặc trong
các nguồn thông tin ñại chúng.
Cách 2: Đi từ nội dung cụ thể ñến ý tưởng bao quát.
Trở lại bài 15, cũng vấn ñề môi trường, từ việc nắm ñược hiện trạng môi
trường của nước ta là: tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường và tình trạng ô
nhiễm môi trường (CHND). Từ ñó ñặt vấn ñề Làm thế nào ñể bảo vệ môi trường?
(CHBH). Trả lời ñược vấn ñề trên chính là phần nào tiếp cận ñến CHKQ: Làm thế
nào ñể phát triển bền vững.
2.3.1.6. Xây dựng kế hoạch ñánh giá
Xuất phát từ bản chất của dạy học dự án: ñịnh hướng vào HS, ñịnh hướng
thực tiễn và ñịnh hướng sản phẩm, ñánh giá trong dạy học dự án không chỉ như cách
ñánh giá thông thường: GV ñánh giá, cho ñiểm HS; mà còn tạo ñiều kiện ñể HS tự
ñánh giá, ñánh giá lẫn nhau: giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm với
nhau. Đánh giá liên tục và toàn diện là trọng tâm của DHDA. Đánh giá trở thành
công cụ cải thiện chứ không phải kiểm tra sự thông minh hay tích lũy sự kiện.
Đánh giá trong DHDA bao gồm ñánh giá thành phần/ñánh giá quá trình và
ñánh giá tổng thể/ñánh giá tổng kết - thực hiện trong phần HS báo cáo sản phẩm.
Tác giả luận án ñã xác ñịnh ñược các tính năng cơ bản của ñánh giá thành phần và
ñánh giá tổng thể: quan niệm, mục ñích, cách thức tiến hành; xác ñịnh ñược bộ công
cụ ñánh giá cho các dự án ñịa lí 12: bảng khảo sát nhu cầu và khả năng của HS;
bảng hỏi giúp HS tự ñịnh hướng và siêu nhận thức; Hệ thống các bài ôn tập, các bài
tập tự học; bảng hỏi giúp HS tự ñánh giá về khả năng hợp tác; bảng tiêu chí ñánh
giá + phiếu chấm ñiểm sản phẩm HS; bảng khảo sát kết quả HS nhận ñược sau khi
kết thúc dự án
.
Tác giả xây dựng ñược công thức tính ñiểm tổng thể qua bảng sau:
Bảng 1. Cách tính ñiểm cho học sinh trong dự án thông qua một số ñánh giá
Kí hiệu

ñiểm
số
t.ứng
n.dung
Nội dung cần ñánh giá
T.phần
ñ.giá
Biểu mẫu ñánh giá
A
Quá trình thực hiện dự án GV
Sổ theo dõi của GV
B
Sản phẩm (nộp)
B1- Sản phẩm 1
GV
Tiêu chí ñánh giá +cho
ñiểm sp 1
B2 - Sản phẩm 2
Tiêu chí ñánh giá +cho
ñiểm sp 2


Bn - Sản phẩm n
Tiêu chí ñánh giá + cho
ñiểm sp n
C
Báo cáo sản
phẩm
C1- Các nhóm
ñánh giá nhau

HS
Phiếu tự cho ñiểm nhóm
+ cho ñiểm nhóm khác
C2 – Nhóm tự
ñ.giá
C3 – GV ñánh giá
GV
Phiếu cho ñiểm tất cả các
nhóm (mẫu giống C1)
D
Kết thúc dự án
Bảng khảo sát kiến thức
học sinh sau khi kết thúc
dự án.
KQ

Tổng ñiểm: KQ =

Đánh giá trong DHDA không chỉ thông qua ñiểm số. Khảo sát và quan sát ñể
rút ra kết luận về sự hình thành và phát triển kĩ năng sống và giá trị sống cũng là
những ñánh giá rất quan trọng ñược chú ý thích ñáng trong ñề tài này.
2.3.1.7. Xây dựng tư liệu hỗ trợ HS
Các nghiên cứu về học tập ñã cho thấy HS học tập tốt nhất khi GV hướng dẫn
về kĩ năng, kiến thức và PP mà HS ñó cần có ñể thực hiện nhiệm vụ mà các em
không thể làm ñược nếu không có sự trợ giúp của người lớn hoặc của một bạn ñồng
học giỏi hơn. Tạo các tư liệu hỗ trợ HS trong dạy học dự án góp phần giúp HS biết
cách giải quyết vấn ñề thành công chứ không phải là làm ñơn giản hóa nhiệm vụ.
Các loại tư liệu hỗ trợ thường gặp trong một dự án học tập Địa lí 12:
1. Bảng yêu cầu phần nội dung cơ bản cần thể hiện trong sản phẩm
2. Danh mục các tài liệu tham khảo (Giáo trình, SGK, Sách tham khảo, các Bài báo,

các ñường Link… )
3. Bảng chỉ dẫn cụ thể cho một số hoạt ñộng quan trọng (như khi HS tiến hành khảo
sát, tham quan …)
4. Các hướng dẫn hỗ trợ cần thiết về kĩ thuật (thực hiện hoặc báo cáo sản phẩm)
5. Bảng tự ñánh giá sản phẩm thực hiện
Tư liệu hỗ trợ HS và phần ñánh giá HS trong dạy học dự án có mối quan hệ
chặt chẽ. Một số công cụ ñánh giá ñồng thời cũng là tư liệu hỗ trợ HS. Vì vậy, sự
phân loại, trong một số trường hợp chỉ có tính chất tương ñối. Việc thiết kế hệ thống
tư liệu hỗ trợ HS trong từng dự án cụ thể cũng thật linh hoạt tùy thuộc vào ñối tượng
HS, vào ñiều kiện cụ thể của từng trường, vào mục tiêu, nội dung cơ bản của từng
dự án… Việc theo dõi, hỗ trợ trực tiếp, những tư vấn, ñộng viên kịp thời cũng mang
lại những hiệu quả rất to lớn và thiết thực.
2.3.1.8. Thành lập nhóm trong dạy học dự án
Việc thành lập các nhóm học tập biểu hiện trực tiếp hai ñặc trưng cơ bản của
DHDA: Tính tự tổ chức và tự chịu trách nhiệm của người học, Cộng tác làm việc, ñồng
thời thể hiện gián tiếp 2 ñặc trưng: Định hướng sản phẩm và Định hướng vào hứng thú
của HS. Cho dù các sản phẩm của DHDA vẫn có thể ñược thực hiện bởi những cá nhân
riêng lẻ, các sản phẩm ñược hình thành từ các nhóm học tập trong suốt quá trình thực
hiện dự án từ khâu lập kế hoạch, khâu thực hiện kế hoạch ñến khâu trình bày sản phẩm
mới thực sự mang ñến cho HS những giá trị sống, những kĩ năng sống, mà việc thực
hiện riêng lẻ khó có thể ñược hình thành và phát triển. Các loại nhóm thường gặp: nhóm
do HS tự chọn; nhóm ngẫu nhiên; nhóm do GV chọn: nhóm hỗn hợp, nhóm theo năng
lực. Mỗi loại nhóm ñều có những ưu ñiểm và nhược ñiểm do ñặc trưng của nhóm mang
lại. Có thể vận dụng tất cả các hình thức thành lập nhóm kể trên trong suốt quá trình thực
hiện dự án. Loại nhóm ổn ñịnh trong suốt quá trình thực hiện dự án Địa lí 12 nên là
nhóm hỗn hợp. Nếu ñược ñiều khiển tốt và luôn có sự hỗ trợ kịp thời của GV hướng
dẫn, một số năng lực hợp tác của HS sẽ ñược hình thành và phát triển trong quá trình
làm việc nhóm.
2.3.1.9. Thiết kế Tiến trình bài dạy
Tiến trình bài dạy trong dạy học dự án ñược hiểu như: một bức tranh rõ ràng về

chu kì dạy – học, mô tả phạm vi và trình tự hoạt ñộng của HS và giải thích cách thức
HS tham gia hoạch ñịnh việc học của các em ra sao. Tiến trình bài dạy trong DHDA
chủ yếu thể hiện quá trình, cách thức làm việc của HS dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của
GV trong một khoảng thời gian khá dài, thời lượng tùy theo thời gian tiến hành dự án.
Tiến trình bài dạy trong một dự án học tập thường có cấu trúc sau ñây:
1. Giới thiệu dự án
2. Kế hoạch thực hiện (thường thể hiện bằng các tuần làm việc)
3. Hướng dẫn HS thực hiện sản phẩm
Phần Kế hoạch thực hiện và Hướng dẫn HS thực hiện sản phẩm thường ñược
lồng vào nhau, do ñó Tiến trình bài dạy thường gồm 2 phần chính: Giới thiệu bài
dạy và Kế hoạch tiến hành bài dạy.
- Giới thiệu bài dạy/Giới thiệu dự án:
Phần giới thiệu là một trong những nhân tố ñóng vai trò quyết ñịnh trong
DHDA. Đặc ñiểm “tính hứng thú” ñược thể hiện ngay trong phần giới thiệu này.
Phần giới thiệu sinh ñộng, hấp dẫn, thiết thực, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi HS
giúp GV thực hiện vai trò “truyền cảm hứng” ñến HS. Việc duy trì “cảm hứng” phải
ñược thể hiện xuyên suốt quá trình làm dự án.
Yêu cầu
+ HS ñược tiếp cận với Bộ câu hỏi ñịnh hướng ngay trong phần giới thiệu, ñặc
biệt CHKQ và CHBH
+ HS nhận thức ñược ý nghĩa của dự án sẽ làm
+ HS dần hình dung nhiệm vụ sẽ thực hiện
+ HS ñược biết bạn ñồng hành của mình trong suốt dự án
+ HS xác ñịnh ñược rằng tham gia hoạt ñộng nhóm hiệu quả cũng là một cách
thể hiện bản lĩnh cá nhân (dấu hiệu của kĩ năng thế kỉ 21)
+ Dần hé lộ những giá trị HS sẽ nhận ñược trong suốt quá trình làm dự án
- Kế hoạch thực hiện dự án
Là bảng kế hoạch chi tiết toàn bộ công việc HS sẽ làm trong suốt quá trình
thực hiện dự án dưới sự hỗ trợ, chỉ ñạo của GV. Mốc thời gian cụ thể và các công
việc tiến hành ñược xác ñịnh dựa vào thời gian thực hiện (1 tuần, 2 tuần, 4 tuần, …)

và phạm vi nội dung dự án. Ví dụ: Nếu dự án 1 tuần thì các ñề mục sẽ là: Ngày 1,
Ngày 2, Ngày 3…. Nếu là 1 tháng: Tuần 1, Tuần 2, Tuần 3, Tuần 4….
Yêu cầu
+ Thể hiện ñược các nhiệm vụ cụ thể HS sẽ làm theo trình tự thời gian
+ Thể hiện ñược vai trò của GV: chỉ ñạo, hướng dẫn, hỗ trợ HS.
+ Thể hiện ñược Mục tiêu dự án và cách giải quyết cơ bản Bộ câu hỏi ñịnh hướng
+ Thể hiện ñược hình thức báo cáo kết thúc dự án
Nhìn chung, tiến trình bài dạy thường ñảm bảo các bước sau ñây: Khảo sát HS
trước dự án, Giới thiệu dự án, Triển khai việc thực hiện dự án ñến HS, Hướng dẫn
HS báo cáo dự án, Tổ chức buổi báo cáo dự án + ñánh giá/rút kinh nghiệm.
2.3.2. Thiết kế một số dự án Địa lí 12
2.3.2.1. Phân loại
Dựa vào tên ñề tài nghiên cứu (Phương pháp thiết kế và thực hiện các dự án
trong dạy học Địa lí (12) THPT) và dựa vào việc phân bổ thời lượng dạy học ở
trường phổ thông (theo bài/tiết học/tuần), Thời gian và Chuyên môn/Nội dung là
hai tiêu chí ñược ưu tiên lựa chọn ñể phân loại các dự án trong ñề tài này.
a. Phân loại theo thời gian tiến hành dự án:
Chủ yếu gồm các dự án sau: dự án 1 tuần, dự án 2 – 4 tuần, dự án 4 - 6 tuần
Sự khác biệt về thời gian thường thể hiện ở vấn ñề nghiên cứu và sản phẩm
HS. Nhìn chung, vấn ñề nghiên cứu càng phong phú, phức tạp, sản phẩm HS càng
ña dạng ñòi hỏi thời gian càng dài. Tuy nhiên, việc xác ñịnh thời gian cho các dự án
Địa lí cũng hết sức linh hoạt tùy thuộc vào ñiều kiện HS, GV và cơ sở vật chất của
nhà trường…
b. Phân loại theo nội dung Địa lí 12:
 Phân loại theo chủ ñề nội dung: Dự án Địa lí tự nhiên, Dự án Địa lí dân cư, Dự án
Địa lí các ngành kinh tế, Dự án Địa lí vùng kinh tế, Dự án Địa lí ñịa phương, Dự án
Vùng kinh tế và Địa lí ñịa phương
 Phân loại theo mức ñộ tích hợp nội dung: dự án trọn vẹn một bài học, dự án tích
hợp một phần nội dung trong bài, dự án kết hợp nhiều bài học
Các dạng phân loại trên ñây là cơ sở ñể bước ñầu xác lập các mô hình dự án

Địa lí 12.
2.3.2.2. Đề xuất các mô hình dự án Địa lí 12
a. Mô hình dự án – bài học (trọn vẹn trong 1 bài học/1 tiết học, khoảng 1 tuần,
thời lượng trên lớp: 1 tiết học). Gần gũi với cách dạy thông thường, tiến hành ngay
trong 1 hoặc 2 tiết lên lớp (tùy theo thời lượng bài học), các nội dung dự án ñược
gói gọn trong một bài học. Tiến trình thực hiện gần giống với giáo án thông thường.
Mô hình dự án – bài học thường ñơn giản, ngắn gọn, dễ thực hiện; giải quyết
ñược mối băn khoăn của GV Địa lí 12 về thời gian, cơ sở vật chất, về kiến thức bài
học; vẫn ñảm bảo ñược các yêu cầu cơ bản của DHDA: ñịnh hướng HS, ñịnh hướng
sản phẩm và ñịnh hướng thực tiễn. Mô hình dự án – bài học chính là sự vận dụng linh
hoạt hình thức PBA/Project Based Approaching – dạy học tiếp cận dự án.
b. Mô hình dự án tích hợp: Thể hiện khá ñầy ñủ khái niệm và các ñặc trưng của
DHDA, kế hoạch bài dạy thể hiện ñầy ñủ các thành phần/mục/tiểu mục; thời gian thực
hiện thường từ 2 tuần trở lên (2 ñến 4 tuần). Từ vấn ñề bài học, GV liên kết với vấn ñề
thực tiễn hoặc ngược lại, từ ñó xác ñịnh chủ ñề dự án. Gợi ý HS tìm hiểu và tự chọn
các tiểu chủ ñề liên quan ñể nghiên cứu.
c. Mô hình dự án kết hợp: (kết hợp linh hoạt mô hình dự án bài học và mô
hình dự án tích hợp, kéo dài trong vài bài học/vài tiết học, khoảng 6 tuần, thời lượng
trên lớp: 3 – 4 tiết học). Thể hiện ñược tính phức hợp PP dự án (kết hợp ñược nhiều
PP dạy học khác); kết hợp linh hoạt hầu hết các hình thức tổ chức dạy học; tư liệu
hỗ trợ HS ña dạng thể hiện qua bảng khảo sát, bài tập tự học, bài kiểm tra trước,
trong và sau dự án; thể hiện ñược ñặc trưng của dạy học dự án, hình thức thể hiện kế
hoạch bài dạy kết hợp linh hoạt giữa giáo án thông thường và DHDA. HS sẽ nghiên
cứu vấn ñề nổi trội của ñịa lí ñịa phương trong mối tương quan với vùng kinh tế. HS
tự nghiên cứu Địa lí vùng kinh tế thông qua hệ thống bài tập tự học và tự ñánh giá
kiến thức của mình thông qua hệ thống bài kiểm tra. Sau ñó HS sẽ thực hiện dự án
vùng kinh tế, trên cơ sở ñó tiến hành dự án ñịa lí ñịa phương.
Mô hình dự án kết hợp tận dụng ưu thế của PPDH truyền thống lẫn DHDA,
thể hiện rõ nét bản chất của ñịa lí học, liên kết ñược mối quan hệ giữa ñịa lí ñịa
phương trong ñịa lí vùng kinh tế, gắn kết ñược với các kiến thức HS ñã học trước ñó

(Địa lí 8, 9), tạo bước chuyển tiếp giữa dạy học truyền thống và DHDA, tận dụng
ñược kinh nghiệm của GV Địa lí 12 về việc tổ chức cho HS tìm hiểu ñịa lí ñịa
phương trong chương trình ñịa lí 12.
2.3.2.3. Giới thiệu một số dự án Địa lí 12
1. Mô hình dự án bài học
Dự án Tất cả trong tay ta (bài 41. Vấn ñề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở
Đồng bằng sông Cửu Long)
2. Mô hình dự án tích hợp
Dự án Hành ñộng vì môi trường hôm nay – bền vững tương lai ngày mai (bài
15. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai)
Dự án Bạn là người làm ra tương lai (bài 17. Lao ñộng và việc làm)
3. Mô hình dự án kết hợp
Dự án Tân Biên – Tây Ninh trong vùng Đông Nam Bộ (bài 39, 44, 45)
Dự án Phù Cát – Bình Định trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (bài 36, 44, 45).
2.4. Tổ chức thực hiện các dự án Địa lí 12
2.4.1. Qui trình tổ chức:
Việc tổ chức thực hiện các dự án Địa lí chính là việc cụ thể hóa mục 2.3.1.9.
Thiết kế tiến trình bài dạy, ñược trình bày chi tiết trong từng Kế hoạch bài dạy. Qui
trình tổ chức thực hiện các dự án Địa lí 12 vừa có những bước chung cho tất cả các
dự án, vừa có những ñặc trưng riêng theo từng dự án tùy thuộc vào nội dung, số
lượng sản phẩm, thời gian, ñiều kiện cụ thể (GV, HS, Cơ sở vật chất …).
Tác giả ñã ñề xuất ñược qui trình tổ chức thực hiện qua sơ ñồ dưới ñây, ñồng
thời mô tả chi tiết và nêu ví dụ cụ thể cho từng giai ñoạn.
Hình 2.2. Sơ ñồ quy trình tổ chức thực hiện dự án
Giai ñoạn 3
TỔNG KẾT
Đánh giá sau dự án
+ Rút kinh nghiệm

Báo cáo

sản phẩm dự án
Giai ñoạn 2
THỰC
HIỆN
Tiến hành
tổ chức
thực hiện dự án
Bước 1:
Khảo sát HS
trư
ớc dự án

Bước 2: Giới thiệu dự án
Bước 3: Triển khai dự án
ñến HS

ớc 4
:

ớng dẫn HS

báo cáo dự án
Giai ñoạn 1.
CHUẨN BỊ
Kiểm tra lại
kế hoạch tổ
chức thực
hiện dự án
Xác ñịnh những
y

ếu tố c
ơ s
ở, nền
Thời
gian

Cơ sở vật
chất/P.
tiện


Đối
tượng/
Cấu trúc

Nội
dung/Số
lượng sp

2.4.2. Một số ví dụ cụ thể:
Tác giả ñã nêu ví dụ cụ thể cho từng loại mô hình: Mô hình dự án bài học (dự
án 1 tuần), Mô hình dự án tích hợp (dự án từ 2 – 4 tuần), Mô hình dự án kết hợp (dự
án từ 4 ñến 6 tuần)
CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục ñích, nguyên tắc, phương pháp thực nghiệm
3.1.1. Mục ñích thực nghiệm
Thực nghiệm ñược tiến hành nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của việc tổ
chức cho HS lớp 12 thực hiện các dự án Địa lí ñể chứng minh tính ñúng ñắn và khả
thi của giả thuyết khoa học ñã ñề ra.

3.1.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm
Có 4 nguyên tắc ñược ñặt ra: 1. Đảm bảo tính khoa học, khách quan theo
chuẩn kiến thức kĩ năng môn học; 2. Đảm bảo ñịnh hướng vào thực tiễn về ñiều kiện
cũng như nội dung thực hiện; 3. Mẫu ñược chọn trong thực nghiệm phải mang tính
phổ biến ñể kết quả thực nghiệm ñảm bảo tính khách quan; 4. Đánh giá trong dạy
học dự án chú trọng ñến ñánh giá năng lực, ñánh giá quá trình phát triển của HS với
những hình thức ña dạng và linh hoạt.
3.1.3. Phương pháp thực nghiệm
Sử dụng linh hoạt các phương pháp thực nghiệm: Phương pháp lớp bình
thường, phương pháp thực nghiệm có tiền và hậu trắc nghiệm, chủ yếu với một
nhóm duy nhất.
Thực nghiệm ñược tiến hành trong các năm học 2009 – 2010, 2010 – 2011,
2011 – 2012. Số lượng các lớp thực nghiệm ở mỗi trường linh hoạt tùy theo ñiều
kiện của từng trường và chủ yếu là tùy thuộc vào kinh nghiệm của giáo viên. Đa số
mỗi trường chọn một lớp thực nghiệm, hầu hết không có lớp ñối chứng. Tính khả thi
và hiệu quả của PP ñược ñánh giá thông qua quá trình thực hiện dự án của HS ở các
mặt kiến thức, kĩ năng, hành vi và nhận thức so với lúc bắt ñầu cũng như so với
trước khi ñược tiếp cận với hình thức dạy học này.
Trường hợp có lớp ñối chứng (Tân Biên - Tây Ninh; Phù Cát - Bình Định),
cũng chỉ ñể ñối chiếu phần kiến thức cơ bản ñã ñược tiếp thu giữa lớp ñối chứng và
lớp thực nghiệm, các phần còn lại không so sánh vì không ñảm bảo nguyên tắc ñồng
cấp.
Kết quả thi Tốt nghiệp phổ thông môn Địa lí của lớp ñược học theo PP này
với các lớp khác trong từng trường cũng ñược xem xét ở góc ñộ tham khảo nhằm
tìm hiểu mức ñộ tác dụng “ngược” của PP dự án so với cách dạy thông thường rằng:
“có phải dạy học dự án có ảnh hưởng không tốt ñến kết quả thi TNPT?”
Đội ngũ giáo viên thực nghiệm ña dạng và linh hoạt, gồm có: Giáo viên ñã ñược
ñào tạo và ñã từng thực hiện dạy học dự án ở trường phổ thông, GV chưa từng tiếp cận
với PP dạy học này, nhóm SV năm IV thực hiện Khóa luận tốt nghiệp về Dạy học dự
án do chính nghiên cứu sinh hướng dẫn và ñịa bàn thực nghiệm của các em là các

trường thực tập sư phạm. Tâm huyết với ngành nghề là yêu cầu tiên quyết ñối với các
nghiệm viên.
Nhìn chung, mỗi GV phụ trách một lớp thực nghiệm, riêng tại Tân Biên - Tây
Ninh lớp thực nghiệm do 2 GV ñảm nhiệm. Với sinh viên TTSP, luôn có sự hỗ trợ
và hợp tác tích cực của GV hướng dẫn TTSP.
Tác giả chỉ ñạo quá trình thực hiện các dự án ñịa lí 12 ở tất cả các ñịa phương
trong quá trình thực nghiệm từ khâu thiết kế, lập kế hoạch ñến thực hiện dự án; tham
dự tất cả các buổi báo cáo tổng kết; ñích thân thực hiện các khảo sát và phỏng vấn trực
tiếp các nghiệm viên và HS tham gia thực nghiệm.
3.2. Quy trình thực nghiệm
3.2.1. Chuẩn bị thực nghiệm
3.2.1.1. Chọn vấn ñề thực nghiệm
 Về nội dung: chọn một số bài ñại diện trong các vấn ñề cơ bản trong nội
dung chương trình ñịa lí 12: Vấn ñề ñịa lí tự nhiên (bài 15), vấn ñề ñịa lí dân cư (bài
17), vấn ñề ñịa lí các vùng kinh tế và ñịa lí ñịa phương (bài 36, bài 39&40, bài 41,
bài 44&45).
 Về hình thức
Thực nghiệm cả 3 mô hình: Mô hình dự án bài học (1), Mô hình dự án tích
hợp (2), Mô hình dự án kết hợp (3).
3.2.1.2. Chọn ñịa bàn thực nghiệm
 Chọn trường thực nghiệm
Để ñảm bảo tính phổ biến của ñịa bàn thực nghiệm, chúng tôi chọn một số
trường ở các vùng và các khu vực lãnh thổ như sau: 1. Trường THPT chuyên Trần
Đại Nghĩa, Quận 1, TP HCM; 2. Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, Quận Tân Bình,
TP HCM; 3. Trường THPT Tân Bình, Quận Tân Phú, TP HCM; 4.Trường THPT
Long Thành, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai; 5. Trường THPT Lương Thế
Vinh, Huyện Tân Biên, Tỉnh Tây Ninh; 6. Trường THPT Phù Cát 2, Huyện Phù
Cát, tỉnh Bình Định
 Chọn lớp thực nghiệm
Nhìn chung ở mỗi trường chúng tôi chọn một lớp thực nghiệm. Riêng trường

Long Thành chọn 2 lớp thực nghiệm. Hầu như không có lớp ñối chứng (lí do như
phần trên ñã trình bày). Trường hợp có lớp ñối chứng: ñảm bảo cùng giáo viên ñứng
lớp và ñảm bảo các lớp có trình ñộ gần tương ñương nhau.
 Chọn giáo viên thực nghiệm:
Chọn lựa các giáo viên có tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn cao,
tâm huyết với nghề, ñặc biệt ưu tiên các GV ñã ñược tập huấn và có kinh nghiệm
với phương pháp DHDA. Riêng với SV làm Khóa luận tốt nghiệp: chọn các SV ñã
ñược ñào tạo và có kết quả học tập tốt về DHDA, hứng thú với PPDH này và mong
muốn ñược trải nghiệm thông qua nghiên cứu, thông qua TTSP. Các GV chưa từng
tiếp cận DHDA phải là những GV năng ñộng, có ý thức tự học cao, có tinh thần
trách nhiệm, chuyên môn vững, yêu nghề, mong muốn ñược trải nghiệm với PPDH
mới.
3.2.2. Tổ chức thực nghiệm
3.2.2.1. Mô hình dự án bài học


 Bài thực nghiệm số 1
Chủ ñề: Tất cả trong tay ta
(Bài 41. Vấn ñề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long)
3.2.2.2. Mô hình dự án tích hợp


 Bài thực nghiệm số 2:
Chủ ñề: Hành ñộng vì môi trường hôm nay – Bền vững tương lai ngày mai
(Bài 15. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai)
 Bài thực nghiệm số 3:
Chủ ñề: Bạn là người tạo ra tương lai.
(Bài 17. Lao ñộng và việc làm)
3.2.2.3. Mô hình dự án kết hợp
 Bài thực nghiệm số 4

Chủ ñề: Tân Biên – Tây Ninh trong Đông Nam Bộ
(Bài 39. Vấn ñề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ, Bài 40.
Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ, bài 44&45:
Địa lí ñịa phương)
 Bài thực nghiệm số 5
Chủ ñề: Phù Cát – Bình Định trong Duyên hải Nam Trung Bộ
(Bài 36. Vấn ñề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ, bài
44&45: Địa lí ñịa phương)
Cấu trúc chung của mỗi bài thực nghiệm: 1. Các yêu cầu, nội dung cơ bản, 2.
Mục ñích thực nghiệm, 3. Tiến trình thực nghiệm, 4. Kết quả thực nghiệm. Kết quả
thực nghiệm của từng bài ñược ñánh giá ñịnh lượng và ñịnh tính. Mức ñộ chi tiết và
ña dạng tăng dần ñều từ mô hình 1 ñến mô hình 3. Đánh giá quá trình ñược thể hiện
qua kết quả ñịnh lượng cũng như ñịnh tính, ñặc biệt trong 2 bài thực nghiệm sau
cùng: mô hình dự án 3 – mô hình dự án kết hợp, thể hiện ở sự tăng dần các phổ
ñiểm tiền thực nghiệm và hậu thực nghiệm trong từng lớp, kết quả phổ ñiểm tuyệt
ñối thuyết phục khi so sánh với các lớp ñối chứng (ñặc biệt rõ rệt ở bài thực nghiệm
số 5). Việc hình thành và phát kĩ năng sống, giá trị sống thể hiện thật rõ nét thông
qua phân tích ñịnh tính qua các mô hình dự án tích hợp và mô hình dự án kết hợp
(bài thực nghiệm số 2, 3, 4, 5) ñặc biệt nổi trội ở mô hình dự án kết hợp (bài thực
nghiệm số 4, 5); thể hiện ñược tính ưu việt của việc thực hiện các dự án ñịa lí ñịa
phương trong mối tương quan với ñịa lí vùng, thể hiện một sự kết hợp gần như hoàn
hảo giữa bản chất DHDA và bản chất của khoa học Địa lí.
3.2.3. Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm
Về kiến thức:
+ Vận dụng DHDA trong dạy học Địa lí 12 ñảm bảo ñược kiến thức cơ bản
của chương, bài học, nội dung học ñược tích hợp; ñồng thời tạo ñiều kiện ñể HS ôn
lại những kiến thức cũ có liên quan ở các lớp dưới giúp kiến thức ñược tiếp nhận
bền vững hơn, sâu sắc hơn.
+ Vận dụng DHDA trong dạy học Địa lí 12 giúp HS liên kết ñược các vấn ñề
thực tiễn của ñịa phương với ñịa lí vùng qua nhiều phương tiện, nhiều hình thức, giúp

khắc sâu hơn kiến thức lí thuyết, hiểu biết sâu, rộng hơn một số vấn ñề của ñịa lí ñịa
phương từ ñó ñiều chỉnh hành vi và nhận thức.
Về kĩ năng:
+ Là PP dạy học phức hợp, DHDA ñược vận dụng trong dạy học Địa lí 12 tạo
ñiều kiện kết hợp ñược PP truyền thống lẫn PP tiên tiến, do ñó các kĩ năng Địa lí
ñược rèn luyện và phát triển: Kĩ năng vẽ biểu ñồ, dựng mô hình, ñặc biệt các kĩ
năng: ñọc biểu ñồ, ñọc bản ñồ, phân tích bản SLTK.
+ Định hướng về sản phẩm, yêu cầu báo cáo sản phẩm trong Địa lí 12 theo PP
DHDA tạo ñiều kiện ñể HS phát triển kĩ năng ñọc, kĩ năng viết, kĩ năng diễn thuyết
và kĩ năng phản biện.
+ Các kĩ năng tư duy bậc cao: Kĩ năng Siêu nhận thức, Kĩ năng tự ñịnh hướng
ñược hình thành và phát triển trong quá trình thực hiện dự án.
Về thái ñộ - hành vi:
+ Thực hiện và hoàn thành các dự án Địa lí 12 – những vấn ñề toàn cầu (như
vấn ñề về môi trường, biến ñổi khí hậu, thiên tai …) giúp HS nhận thức sâu sắc hơn
những vấn ñề tồn tại của ñịa lí ñịa phương trong mối tương quan với toàn cầu, giúp
HS có ý thức ñặt các vấn ñề của ñịa phương, của nước nhà trong tổng thể Toàn cầu
hóa – một trong những nhận thức quan trọng nhất của thời ñại.
+ Thực hiện và hoàn thành các dự án ñịa lí thuộc về những vấn ñề ñịa
phương/ vùng ñang phải ñối mặt hoặc những vấn ñề tiềm năng của ñịa phương/vùng
chưa ñược khai phá giúp HS 12 ý thức hơn về trách nhiệm của công dân tương lai
ñối với ñịa phương, với khu vực và tổ quốc.
Các dự án Địa lí 12 ñã góp phần giúp HS vận dụng ñược kiến thức Địa lí vào
thực tiễn và biến kiến thức Địa lí thành niềm tin hướng dẫn hành ñộng và cách xử sự
- dấu hiệu cao nhất của việc nắm kiến thức.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Mục tiêu của giáo dục VN trong giai ñoạn mới, trong xu thế hội nhập quốc
tế ñòi hỏi nhà trường PT ñào tạo HS không chỉ nắm ñược những kiến thức khoa học,
mà còn phải có năng lực sáng tạo, giải quyết những vấn ñề mới mẻ của bản thân,

của xã hội và ñất nước. Phát triển năng lực người học là yêu cầu tối thiết thể hiện
trong ñổi mới nội dung chương trình SGK lẫn trong PPDH cũng như KTĐG.
DHDA là một trong những lựa chọn tối ưu, ñảm bảo ñược sự thống nhất toàn diện
từ ñổi mới PPDH ñến KTĐG theo hướng phát triển năng lực của người học.
2. DHDA ñã có ñược bề dày lịch sử trên 50 năm ở các quốc gia tiên tiến, ngày
càng khẳng ñịnh giá trị giáo dục của nó trong mọi bậc học. Lí thuyết và thực tiễn về
DHDA ñã ñược nền giáo dục Việt Nam tiếp cận trong hơn 10 năm qua. Các thành
tựu về ñổi mới trong nền giáo dục Việt Nam về mọi mặt ñã bước ñầu tạo ñiều kiện
khá thuận lợi cho việc triển khai DHDA. Tuy nhiên, việc chuyển hóa từ lí thuyết ñại
cương về DHDA sang lí thuyết DHDA bộ môn, sát với ñiều kiện, tình hình thực tiễn
Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ; hình thức dạy học lớp – bài chiếm ưu thế tuyệt ñối trong
hệ thống giáo dục hiện nay là một trở ngại khó vượt qua cho tổ chức thực hiện các
dự án nói chung, dự án Địa lí nói riêng. Đó là những nguyên nhân cơ bản làm hạn
chế tính phổ biến của DHDA.
3. Nội dung Địa lí 12 – Địa lí tự nhiên – kinh tế - xã hội VN là ñịa chỉ phù hợp
nhất ñể thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án dạy học Địa lí. Dễ dàng phát hiện sự
tương thích giữa nội dung chương trình trong từng lĩnh vực: Địa lí tự nhiên, Địa lí
kinh tế - các ngành kinh tế và các vùng kinh tế, Địa lí ñịa phương với vấn ñề thực
tiễn ở phạm vi hẹp như ñịa bàn HS sinh sống hoặc mở rộng trong cả nước ñể xác
ñịnh các chủ ñề, bước khởi ñầu rất quan trọng của DHDA. HS lớp 12 với những ñặc
ñiểm tâm sinh lí, năng lực, những tâm tư, nguyện vọng của thanh niên sắp bước vào
ñời như: phát triển mạnh mẽ năm tính chất cơ bản của nhận thức: tính mục ñích,
tính chủ ñịnh, tính suy luận, tính hệ thống, tính thực tiễn; biết cách tìm và ñặt vấn
ñề, tư duy sáng tạo, nhạy cảm với cái mới, biết hoài nghi khoa học; phát triển nhu
cầu ñánh giá và tự ñánh giá là ñối tượng thích hợp nhất với DHDA ñồng thời có
thể thụ hưởng nhiều nhất các giá trị mà PP, hình thức dạy học này mang lại.
4. Việc thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án Địa lí 12 phải dựa trên một số
luận ñiểm cơ bản như: các dự án Địa lí phải phù hợp với nhu cầu của HS và do
chính HS thực hiện; ñề tài dự án phải xuất phát từ nội dung chương trình, SGK Địa
lí 12; các dự án Địa lí phải gắn kết chặt chẽ với thực tiễn ñịa phương và linh hoạt

theo ñiều kiện thực tế của từng trường; các dự án Địa lí phải thể hiện ñược giá trị
sống và kĩ năng sống. Các luận ñiểm chỉ ñạo ñó ñược phản ảnh trong qui trình thiết
kế từ tổng thể quá trình thiết kế ñến chi tiết từng thành phần và trong hầu hết các
giai ñoạn của việc tổ chức thực hiện.
5. Tác giả ñã xác lập phương pháp thiết kế cho từng thành phần của dự án, từ
cách thức xác ñịnh các chủ ñề dự án, xác ñịnh mục tiêu dự án, xây dựng bộ câu hỏi
ñịnh hướng … ñến xác lập tiến trình thực hiện với các bước ñi cụ thể, với những ví
dụ tường minh. Đề xuất ñược qui trình tổ chức thực hiện từ giai ñoạn chuẩn bị 
giai ñoạn thực hiện  giai ñoạn tổng kết với những nội dụng chi tiết và mô tả cụ thể
trong từng giai ñoạn.
Tác giả ñề xuất ñược hệ thống dự án Địa lí ña dạng tương ứng với nội dung
chương trình Địa lí 12 như các dự án: ñịa lí tự nhiên, ñịa lí dân cư, ñịa lí các ngành
kinh tế, các vùng kinh tế ñịa lí ñịa phương. Đồng thời, tác giả cũng ñề xuất ñược 3
mô hình dự án: mô hình dự án bài học, mô hình dự án tích hợp và mô hình dự án kết
hợp với các cấp ñộ từ ñơn giản ñến phức tạp tương ứng với mức ñộ yêu cầu về nội
dung và thời gian thực hiện, tạo ñược sự linh hoạt cho GV và HS: tạo ñiều kiện ñể
dự án không chỉ thực hiện ñược ở các khu vực thuận lợi mà cả những khu vực còn
nhiều khó khăn, góp phần tạo ñược sự bình ñẳng trong giáo dục.
Đặc biệt, mô hình 3 – mô hình dự án kết hợp hay mô hình dự án liên hoàn: kết
hợp ñịa lí ñịa phương và ñịa lí vùng kinh tế thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ñặc
trưng vùng lãnh thổ - ñặc trưng cơ bản nhất của khoa học Địa lí – với ñặc trưng nổi trội
của DHDA: ñặc trưng thực tiễn ñịa phương, thể hiện sự dung hợp hài hòa giữa PP
truyền thống và PP tiên tiến, giữa kiểm tra ñánh giá truyền thống và hiện ñại. Sự
chuyển tiếp từ các chủ ñề dự án vùng ñến dự án Địa lí ñịa phương tạo nên một bước
liên kết, bước chuyển, cả về nội dung lẫn tiến trình thực hiện. Về nội dung: chuyển dần
từ những vấn ñề chung ñến vấn ñề riêng; về kĩ năng thực hiện dự án: chuyển dần từ kĩ
năng ban ñầu ñến kĩ xảo. Tạo nên các bước chuyển này, ñồng nghĩa với việc góp phần
tăng cường tính phổ biến của DHDA.
6. Kết quả tổ chức thực nghiệm 5 dự án ñược thiết kế theo 3 mô hình khác
nhau tại nhiều vùng miền khác nhau, trên nhiều ñối tượng học sinh khác nhau khẳng

ñịnh tính phù hợp, tính khả thi, tính hiệu quả, tính phổ biến của việc thiết kế các dự
án cũng như qui trình tổ chức thực hiện. GV sẽ tùy theo ñiều kiện của nhà trường và
bản thân mà lựa chọn mô hình thích hợp. Việc thực hiện các dự án trong dạy học
Địa lí 12 có tác dụng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ ñộng, sáng tạo, phát triển
năng lực của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Đồng thời GV cũng
ñược phát triển năng lực nghiệp vụ và chuyên môn thông qua thiết kế các dự án và
qua việc song hành cùng HS trong suốt quá trình thực hiện. Có thể nói ñây là PPDH,
hình thức dạy học thể hiện rõ nhất quan niệm: dạy tức là học, minh chứng ñược nội
hàm sâu sắc của 2 từ “Dạy – Học”.
7. Sự linh hoạt trong thiết kế và tổ chức thực hiện quyết ñịnh tính khả thi
của các dự án. Cả 3 mô hình dự án ñều thể hiện ñược bản chất của DHDA, ñó là:
ñịnh hướng vào người học, ñịnh hướng vào sản phẩm và ñịnh hướng vào thực
tiễn. Tuy nhiên mức ñộ hiệu quả tăng dần - ñặc biệt các giá trị sống và kĩ năng
sống, từ mô hình dự án bài học  mô hình dự án tích hợp  mô hình kết hợp
tương ứng với hàm lượng nội dung lẫn dung lượng thời gian. Yêu cầu mức ñộ
thành thạo về DHDA ñối với GV cũng nâng cao dần từ mô hình 1 ñến mô hình 2
và 3. Mở ra ñộ linh hoạt khá rộng cho bộ phận GV chưa từng tiếp cận, ñồng thời
nâng cao phát triển khả năng nhóm GV ñã từng ñược tập huấn hoặc ñã từng thực
hiện.
8. Tuy nhiên, tạo hành lang pháp lí trong ñào tạo cho GV thiết kế và thực hiện
một cách bài bản các dự án học tập vẫn là con ñường an toàn và hiệu quả nhất.
Chúng tôi tin rằng, với chủ trường ñổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục hiện
nay; với sự cải cách nội dung chương trình SGK và hình thức kiểm tra ñánh giá theo
ñịnh hướng phát triển năng lực cho người học sẽ dẫn ñến sự ñổi mới thật sự về
PPDH và hình thức dạy học, tạo ñiều kiện cho việc thiết kế và thực hiện các dự án
dạy học nói chung và dự án Địa lí nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học
ở trường phổ thông.
2. Một số khuyến nghị
1. Các tổ bộ môn PPDH tại các khoa thuộc ĐHSP TP HCM, nơi ñã chính thức
triển khai chương trình Dạy học Intel khóa học cơ bản cần nghiên cứu chuyên sâu

việc thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án trong từng bộ môn riêng biệt, thể hiện
thành giáo trình hoặc tài liệu tham khảo nhằm tăng cường khả năng thiết kế và tổ
chức thực hiện các dự án bộ môn cho SV từng khoa, giúp SV các khoa tự tin trong
vận dụng DHDA khi tác nghiệp.
2. Cần triển khai sâu rộng phương pháp DHDA chuyên ngành cho từng bộ môn
ở tất cả các khoa thuộc các trường sư phạm. Các giảng viên chuyên ngành trong các
trường sư phạm nên tổ chức cho SV thực hiện các dự án học tập bộ môn.
3. Cần phải biên soạn tài liệu tham khảo hoặc giáo trình DHDA cho tất cả các
chuyên ngành thuộc bộ môn PPDH và việc bồi dưỡng GV phổ thông về DHDA nên
là nhiệm vụ bắt buộc của giảng viên PPDH chuyên ngành.
4. Cần tạo hành lang pháp lí thật sự cho việc thực hiện DHDA ở trường PT
bằng cách xây dựng một số chủ ñề dự án theo hướng mở khi thiết kế chương trình
nội dung SGK nói chung và Địa lí THPT nói riêng với hàm lượng nội dung và thời
lượng tương thích, ñặc biệt cho các môn tự chọn ở các lớp cuối cấp.
3. Hướng phát triển ñề tài
1. Biên soạn tài liệu tham khảo PP thiết kế các dự án Địa lí 10,11, 12.
2. Thiết kế hệ thống dự án Địa lí kinh tế vùng kết hợp ñịa lí ñịa phương tương
ứng theo chương trình Địa lí 12, THPT.
3. Nghiên cứu cách thức vận dụng DHDA trong giáo dục các vấn ñề toàn cầu
cho HS THPT qua môn Địa lí.
4. Nghiên cứu khả năng dạy học liên môn, dạy học tích hợp thông qua DHDA.


×