Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

nguyên tắc “ khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.2 KB, 13 trang )

A – MỞ ĐẦU
Hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động nhân danh quyền lực của Nhà
nước để tuyên một bản án kết tội hay không kết tội bị cáo. Phán quyết của Tòa
án ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân. Do đó, yêu cầu tối cao và cũng là cái mốc để đánh giá
hiệu quả của công tác xét xử là phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không xử oan người vô tội.
Muốn vậy, khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế, không phải khi nào nguyên tắc này cũng được
hiểu đúng, đầy đủ và thực hiện triệt để. Bài viết dưới đây nhóm chúng em đi:
phân tích và trình bày những nội dung cơ bản của nguyên tắc, ý nghĩa và những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc này.
B – NỘI DUNG
I – Những vấn đề chung về nguyên tắc “ khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”
1. Khái niệm nguyên tắc và cơ sở của nguyên tắc
Khái niệm nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật trong tố tụng hình sự: là những tư tưởng chủ đạo có tính chất bắt
buộc thể hiện quan điểm của Nhà nước trong hoạt động xét xử, được quy định
trong luật tố tụng hình sự, theo đó chỉ có Thẩm phán và Hội thẩm ( Hội đồng xét
xử) mới có quyền đưa ra phán quyết trên cơ sở quy định của pháp luật để giải
quyết vụ án một cách khách quan, chính xác.
Cơ sở pháp lý của nguyên tắc: Điều 130 Hiến pháp năm 1992 quy định: “
Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Đây là
cơ sở pháp lý để Bộ luật tố tụng hình sự xây dựng nguyên tắc “ Khi xét xử, Thẩm
phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
1
2. Nội dung của nguyên tắc “ khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật” theo pháp luật hiện hành
2.1. Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập
Độc lập nghĩa là tự đưa ra quyết định trên những chứng cứ và quy định


của pháp luật để kết luận về vụ án mà không phụ thuộc vào bất cứ sự tác đọng
nào khác. Về chủ thể của hoạt động xét xử thì sự độc lập được biểu hiện trên hai
khía cạnh: độc lập với yếu tố khách quan và độc lập với yếu tố chủ quan.
2.1.1. Độc lập với các yếu tố khách quan
a. Độc lập với chủ thể khác của Tòa án
b. Độc lập với sự chỉ đạo của cấp Uỷ đảng
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình Đảng đề ra chủ trương
chính sách để lãnh đạo các cơ quan nhà nước, không can thiệp sâu vào hoạt động
chuyên môn của các cơ quan nhà nước đó. Đối với hoạt động của Tòa án nhân
dân, biểu hiện của sự lãnh đạo của Đảng là chủ trương xét xử đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật. Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng không mâu thuẫn với sự độc
lập xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm song thực tế, chế độ Đảng lãnh đạo nhà
nước trong đó có các cơ quan, đơn vị, vị trí của cấp Uỷ đảng trong việc tuyển
chọn và bổ nhiệm Thẩm phán rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến sự độc lập của thẩm
phán khi có sự tác động từ cấp Uỷ đảng. Chính vì vậy, Thẩm phán và Hội thẩm
phải nhận thức đúng sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tư pháp để bảo đảm
sự độc lập xét xử.
c. Độc lập với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án
Độc lập với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án nghĩa là “ Thẩm phán và Hội
thẩm phải trực tiếp xem xét các chứng cứ của vụ án chứ không phải chỉ căn cứ
vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án hay các chứng cứ mà Viện kiểm sát đã đưa
ra trong bản cáo trạng. Bản án của Tòa án chỉ căn cứ vào những chứng cứ đã
được xem xét tại phiên tòa, đối chiếu với những quy định của pháp luật đề xử lý
vụ án và có quyền kết luận khác với ý kiến của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.
2
d. Độc lập với những yêu cầu của người tham gia tố tụng với dư luận và với cơ
quan báo chí
Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập với yêu cầu của người tham gia tố
tụng với báo chí, với dư luận nghĩa là việc xét xử chỉ dựa trên những chứng cứ,
những quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào yêu cầu của những người

nói trên. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc được phép tác động đến hoạt động
xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm.
2.1.2. Độc lập với các yếu tố chủ quan
Độc lập với các thành viên của Hội đồng xét xử có quyền ngang nhau
trong việc đánh giá chứng cứ: Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với thẩm phán.
Luật quy định Thẩm phán và Hội thẩm ngang quyền nhau trong xét xử, có nghĩa
là mỗi một thành viên của Hội đồng xét xử có quyền ngang nhau trong việc đánh
giá chứng cứ thực và đưa ra quyết định vụ án. Việc đánh giá chứng cứ, kết luận
được thực hiện một cách độc lập. Thẩm phán không được phép chỉ đạo Hội
thẩm trong việc định tội danh, quyết định hình phạt.Hội thẩm cũng không được
có thái độ ỷ lại Thẩm phán mà phải tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong
hoạt động chứng minh tội phạm.
2.2. Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật
Nội dung không kém phần quan trọng của nguyên tắc đó là việc xét xử
của Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Khi xét xử Thẩm
phán và Hội thẩm độc lập không có nghĩa là tùy tiện mà việc xét xử phải tuân
theo pháp luật. Nó đòi hỏi “ Thẩm phán và Hội thẩm không một bước xa rời pháp
luật, không có bất cứ một sự lẩn tránh nào đối với pháp luật, không tha thứ cho
bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào”. Việc xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm
chỉ dựa trên những quy định của pháp luật và pháp luật là căn cứ duy nhất để
quyết định các vấn đề giải quyết vụ án. Pháp luật là tối thượng như lời luật sư
xixêrôn thời La mã cổ đại đã từng nói: “ Quan tòa, đó là một đạo luật biết nói,
còn đạo luật là một vị quan tòa câm”.
3
Nội dung Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật thể
hiện ở những khía cạnh sau:
Sự tuân theo pháp luật hình sự: Luật hình sự nói chung bao gồm cả luật
thực định và khoa học về luật hình sự. Bộ luật hình sự gồm hai phần là phần
chung và phần các tội phạm. Muốn áp dụng đúng các quy định của bộ luật hình
sự buộc thẩm phán và Hội thẩm phải có kiến thức về định tội, quyết định hình

phạt.
Sự tuân theo pháp luật tố tụng hình sự: có thể chia hoạt động xét xử của
Thẩm phán và Hội thẩm thành hai giai đoạn. Thứ nhất là từ khi có quyết định
đưa vụ án ra xét xử đến trước ngày mở phiên tòa là giai đoạn hội thẩm xâm nhập
hồ sơ để xem xét lại các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, từ đó xây dựng kế hoạch
xét hỏi và những tình huống xảy ra tại phiên tòa để có kế hoạch ứng phó thích
hợp và những công việc khác cần thiết cho phiên tòa. Thứ hai là tại phiên tòa,
Hội đồng xét xử cần nắm chắc quy định của bộ luật tố tụng hình sự từ thủ tục bắt
đầu tại phiên tòa đến khi kết thúc phiên tòa, trong đó quan trọng nhất là phần xét
hỏi, tranh luận và nghị án.
Sự tuân theo các văn bản pháp luật khác có liên quan:
Pháp luật dân sự: khi giải quyết vụ án hình sự cùng với việc giải quyết vấn
đề tội danh, mức hình phạt, xử lý vật chứng, Hội đồng xét xử cần phải giải quyết
phần dân sự trong vụ án hình sự, chủ yếu là giải quyết thiệt hại ngoài hợp đồng.
Để gải quyết vấn đề trên đòi hỏi Hội đồng xét xử phải nắm rõ các quy định của
pháp luật dân sự về căn cứ bồi thường, mức bồi thường, nguyên tắc bồi thường.
Pháp luật chuyên ngành: Hoạt động định tội danh là một hoạt động khá
phức tạp đòi hỏi những người làm công tác xét xử phải có kiến thức tổng hợp về
pháp luật chứ không đơn thuần là chỉ hiểu biết các quy định của luật hình sự.
Một số tội danh không được mô tả trực tiếp tại các điều luật của bộ luật hình sự
mà hành vi cụ thể được quy định ở các luật, văn bản pháp luật chuyên nghành.
Muốn định tội danh đều phải nắm rõ các quy định của văn bản pháp luật chuyên
ngành. Nếu không am hiểu phải trưng cầu ý kiến của chuyên gia về các lĩnh vực
4
cụ thể. Ngoài ra, Thẩm phán và Hội thẩm cũng cần phải nắm chắc các văn bản
hướng dẫn của TANDTC. Các thông tư liên nghành để giải quyết chính xác các
trường hợp cụ thể.
3. Mối quan hệ giữa xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán
và Hội thẩm nhân dân
Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Độc

lập là điều kiện cần thiết để thẩm phán và hội thẩm khi xét xử chỉ tuân theo pháp
luật. Tuân theo pháp luật là cơ sở không thể thiếu để Thẩm phán và hội thẩm độc
lập khi xét xử.Yếu tố độc lập và tuân theo pháp luật không thể tách rời nhau.
Độc lập nhưng phải tuân theo pháp luật, tuân theo pháp luật nhưng phải có sự
độc lập, tránh tình trạng áp đặt. Nếu thành viên của Hội đồng xét xử không có sự
độc lập dễ dẫn đến xét xử theo sự áp đặt của Thẩm phán, sự phụ thuộc, ỷ lại của
Hội thẩm. Sự tác động của các yếu tố khác ngoài Hội đồng xét xử và sẽ dẫn đến
quyết định của bản án không chính xác và thiếu khách quan hoặc xét xử quá
nặng hoặc xét xử quá nhẹ. Độc lập mà không tuân theo pháp luật thì độc lập
trong xét xử không còn có ý nghĩa vì sự xét xử độc đoán, tùy tiện, không tránh
khỏi sự chủ quan, cảm tính khi đánh giá vấn đề. Từ phân tích trên đây có thể nói
rằng, yếu tố độc lập và chỉ tuân theo pháp luật có mối quan hệ biện chứng với
nhau, độc lập trong sự thống nhất với việc tuân theo pháp luật.
II - Ý nghĩa của nguyên tắc “ khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật”
Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật đóng vai trò quan trọng và mang một ý nghĩa không chỉ trong việc điều
chỉnh hoạt động xét xử của Tòa án mà còn trong nhiều lĩnh vực khác.
Thứ nhất, độc lập xét xử là một trong những nguyên tắc đặc thù, mang
tính chất riêng trong tố tụng ở nước ta. Tuy nguyên tắc này là nguyên tắc Hiến
định cho mọi thủ tục tố tụng ở nước ta nhưng ở mỗi một thủ tục tố tụng của mỗi
ngành luật khác nhau thì nguyên tắc này lại mang tính chất khác nhau. Trong tố
5

×