Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BÀI TẬP KINH TẾ VI MÔ - TÁC ĐỘNG CỦA CUNG-CẦU LÊN THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.17 KB, 6 trang )

Bài tập kinh tế vi mô
TÁC ĐỘNG CỦA CUNG-CẦU LÊN THỊ TRƯỜNG
LÚA GẠO VIỆT NAM
Từ ngàn đờì nay, cây lúa đã gắng bó với con người Việt Nam, đồng thời cũng trở
thành tên gọi cho một nền văn minh- nên văn minh lúa nước. Lúa là cây trồng quan
trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc và cũng là cây lương thực chính của người dân Việt
Nam nói riêng và người dân châu Á nói chung.
Gạo là sản phẩm từ cây lúa nằm trong một quá trình sản xuất nông nghiệp thường bao
gồm các khâu chính: Làm đất, chon thóc lúa giống, gieo hạt, ươm mạ, cấy, chăm bón
và xay xat.
Cây lúa hạt gạo đã trở nên thân thuộc, gần gủi đến mức người dân Việt Nam còi là
một phần không thể thiếu trong cuộc sống.
I. Đặc điểm của lúa gạo
- Lúa gạo là cây lương thực miền nhiệt đới
- Lúa gạo sau khi qua sấy khô, xay xát có thể bảo quản được khá lâu
- Lúa gạo có nhiều loại:
+ Gạo thơm và gạo trắng, hạt dài thường được xuất khẩu sang thị trường
ở Thái Lan
+ Gạo nếp (dẻo và dính)
+ Gạo 5% tấm đánh bóng một lần, gạo 5% tấm đánh bóng hai lần, gạo
10%,25%,100% tấm và nhiều loại gạo khác
- Lúa gạo là nguồn lương thực chính của Việt Nam.Lúa gạo là nguồn
cuung cấp năng lượng cho cơ thể con người, cung cấp tới 70% năng
lượng trong khẩu phần ăn của người dân.
- Lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thật
quốc gia.
- Lúa gạo còn là nguyên liệu của các ngành công nghiệp chế biến rượu,
banh kẹo.
- Lúa gạo tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 80% số hộ nông dân Việt
Nam.
- Lúa gạo là mặt hàng xuất khẩu của nước ta sản xuất lúa gạo nằm trong


5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước bao gồm dầu
thô, dệt may, giày dép, thủy sản và gạo. Việt Nam là nước xuất khẩu
gạo lớn thứ hai trên thế giới(đứng sau Thái Lan)
II. Các yếu tố tác động đến cung – cầu của lúa gạo Việt Nam.
• Các yếu tố tác động đến cung
- Công nghệ
- Giá các yếu tố sản xuất
- Chính sách của chính phủ
- Số lượng người sản xuất
- Kỳ vọng của người sản xuất
• Các yếu tố tác động đến cầu
- Thu nhập của người tiêu dùng
- Giá hàng hóa liên quan
- Thị hiếu, mốt
- Chính sách của chính phủ
- Quy mô thị trường
- Kỳ vọng của người tiêu dùng
1. Các yếu tố làm tăng cung
Nhóm 8
1
Bài tập kinh tế vi mô
- Công nghệ - khoa học:
Nhờ áp dụng các hoạt động chuyển giao công nghệ, đưa cơ giới hóa vào trong sản
xuất nên năng suất sản xuất lúa gạo tăng dẫn đến tăng cung về lúa gạo
- Giá các yếu tố sản xuất
+ Giá xăng giảm
+ Giá thuốc trừ sâu, phân bón, tiền thuê công nhân cắt lúa…giảm
Do tính thời vụ của lúa gạo thường tập trung vào mùa khô nên các dịch vụ về vận tải,
bốc xếp cũng thường gia tăng nên khi giá xăng dầu giảm sẽ làm cho chi phí vận
chuyển giảm. Đồng thời giá của thuốc trừ sâu, phân bón, tiền thuê công nhân cắt lúa

giảm làm cho chi phí sản xuất giảm. Từ đó lợi nhuận tăng dẫn đến tăng cung lúa gạo
- Chính sách của chính phủ
+ Giảm thuế nông nghiệp, thu 0% thuế VAT đối với nông dân
+ Chính sách hổ trợ lãi xuất tín dụng, vay vốn đầu tư
- Số lượng người sản xuất nhiều
Số lượng người sản xuất nhiều do ở những vụ lúa trước được mùa, được giá.
- Kỳ vọng của người sản xuất
Người sản xuất nghĩ rằng giá lúa gạo trong tương lai sẽ giảm nên cung lúa gạo hiện
tại tăng
- Các yếu tố khác
+ Mưa thuận gió hòa
+ Diện tích đất trồng lúa tăng
+ Thị trường trong nước thông thoáng
+ Đầu ra xuất khẩu tốt
S1
S0
QQ1Q0
0
P0
P
Hình 1. Sự dịch chuyển của đường cung
Nếu bất kỳ các yếu tố nào khác giá của bản thân lúa gạo như: Công nghệ, giá đầu
vào…thay đổi làm cung tăng thì đường cung dịch chuyển song song sang phải(lên
trên)
2. Các yếu tố làm giảm cung
- Công nghệ - khoa học
+ Tác động của công nghệ và khoa học và trong sản xuất lúa gạo chưa
thật sự mạnh mẽ và toàn diện.
+ Các giống lúa tốt cồn thiếu.
Nhóm 8

2
Bài tập kinh tế vi mô
+ Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất còn bị động.
Công nghệ sản xuất kém phát triển thì khả năng cung lúa gạo càng giảm.
Vì khi công nghệ kém phát triển thì năng suất lao đọng thấp làm sản lượng
gạo ít dẫn đến làm giảm cung.
- Giá các yếu tố sản xuất.
+ Giá xăng dầu
+ Giá thuốc trừ sâu, phân bón, tiền thuê công nhân cắt lúa tăng.
Từ đó chí phí vận chuyển và chi phí sản xuất tăng dẫn đến lợi nhuận giảm
làm giảm cung về lúa gạo.
- Chính sách của chính phủ.
+ Chính sách hổ trợ lãi suất tín dụng của chính phủ chưa đủ mạnh để
khuyến khích nônmg dân vay vốn đầu tư vào phương tiện máy móc.
+ Quy hoạch phát triển lúa gạo chưa thật sự theo hướng hàng hóa chất
lượng cao.
- Số lượng người sản xuất ít
Số lượng người sản xuất lúa gạo ít do thu nhập thấp nên nhiều người từ bỏ
nghề trồng lúa để tìm một công việc có thu nhập cao hơn và do giá lúa
đang giảm.
- Kỳ vọng của người sản xuất.
Người sản xuất nghĩ rằng trong tương lai giá lúa sẽ tăng nên giảm sản xuất
lúa hiện tại dẫn đến cung lúa gạo giảm.
- Các yếu tố khác
+ Diện tích lúa bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và diện tích trồng
những loại nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học có thể ảnh hưởng đến
sản lượng lúa.
+ Thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
+ Đầu ra lúa gạo đang đóng băng.
S0

S1
QQ0Q1
0
P0
P
Hình 2: Sự chuyển dịch của đường cung
Nếu bất kỳ các yếu tố nào khác giá của bản thân lúa gạo như: công nghệ,
giá đầu vào… thay đổi làm cung giảm thì đường cung dịch chuyển song
song sang trái ( xuống dưới)
3. Các yếu tố làm tăng cầu về lúa gạo
- Thu nhập của người tiêu dùng tăng
Nhóm 8
3
Bài tập kinh tế vi mô
Lúa gạo là hàng hóa thiết yếu nên khi thu nhập người tiêu dùng tăng thì người tiêu
dùng sẽ tăng cầu về lúa gạo
-Giá hàng hóa liên quan
+Gia các hang hóa thay thế cho lua gạo như: khoai,ngô,sắn…tăng thì cầu lúa gạo
cũng tăng
- Thị hiếu người tiêu dùng ưu tiên mua lúa gạo có chất lượng cao nên tăng cầu về lúa
gạo chất lượng cao. Do đời sống của người dan không ngừng được cải thiện nên từ
nhu cầu đủ no đã và đang tiến tới nhu cầu ăn ngon. Vì vậy nhu cầu gạo đặc sản có
chất lượng cũng không ngừng tăng nhanh.
- Chính sách của chính phủ
+ Chính phủ trợ cấp cho người tiêu dùng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn để
thu mua lúa gạo.
+ Chính phủ đổi mới cơ chế xuất khẩu lúa gạo, xóa bỏ chi tiêu kế hoạch để xuất khẩu
lúa gạo tùy vào tình hình thị trường và không hạn chế số lượng gạo xuất khẩu làm cho
doanh nghiệp tăng cường thu mua lúa gạo để xuất khẩu dẫn đến cầu về lúa gạo tăng.
-Quy mô thị trường lớn

Do quy mô, cơ cấu dân số tăng nên quy mô thị trường tiêu thụ lúa gạo lớn lam cầu về
lúa gạo tăng.
- Kỳ vọng của người tiêu dùng
Người tiêu dùng dự đoán gia lúa gạo trong tương lai sẽ tiếp tục tăng cao nên cầu lúa
gạo ở hiện tại tăng lên.
D1D0
QQ1Q0
0
P0
P
Hình 3. Sự dịch chuyển của đường cầu
Cầu lúa gạo thay đổi do các yếu tố khác ngoài giá cả của lúa gạo đố thay đổi như thu
nhập giá hàng hóa liên quan…Nếu cầu tăng thì đường cầu dịch chuyển sang phải(lên
trên).
4. Các yếu tố làm giảm cầu
- Thu nhập của người tiêu dùng giảm
Lúa gạo là hàng hóa thiết yếu nên khi thu nhập giá thì người tiêu dùng sẽ giảm cầu về
lúa gạo
- Giá hàng hóa liên quan
+ Giá hàng hóa thay thế cho lúa gạo như khoai, ngô, sắn…giảm thì làm giảm cầu về
lúa gạo.
Nhóm 8
4
Bài tập kinh tế vi mô
+ Giá hàng hóa bổ sung cho lúa gạo tăng thi lam giảm cầu về lúa gạo
- Thị hiếu người tiêu dùng
Lúa gạo Việt Nam chưa đa dạng về chủng loại, chất lượng gạo còn thấp chưa đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng nên làm giảm cầu về lúa gạo
Nông dân ồ ạt trồng loại giống lúa cao sản – hạt ngắn, màu đục,chỉ có thể là nguyên
liệu cho gạo 15% và 25% tấm nên doanh nghiệp cũng khó thu mua vì không đạt yêu

cầu như doanh nghiệp mong muốn
- Chính sách của chính phủ
+ Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng nên làm giảm cầu về lúa gạo
+ Nguồn vốn tín dụng của chính phủ cho doanh nghiệp vay vôn thu mua lúa gạo còn
hạn chế
- Quy mô thị trường
Thị trường nhỏ hẹp do thị trường lúa gạo Việt Nam chưa thâm nhập vào thị trường
lúa gạo quốc tế nên làm giảm cầu về lúa gạo
- Kỳ vọng của người tiêu dùng
Người tiêu dùng dự đoán trong tương lai giá lúa sẽ giảm nên cầu lúa gạo ở hiện tại
giảm
- Ngoài ra lượng lúa gạo dự trử còn khá lớn trong kho nên doanh nghiệp không màng
đến chuyện thu mua lúa gạo dẫn đến cầu lúa gạo giảm.
D0D1
QQ0Q1
0
P0
P
Hình 4. Sự dịch chuyển của đường cầu
Cầu lúa gạo thay đổi do các yêu tố khác ngoài giá cả của lúa gạo thay đổi như: Thu
nhập, giá hàng hóa liên quan… nếu sự thay đổi làm cầu giảm thì đường cầu sẽ dịch
chuyển sang trái(xuống dưới)
• Dự báo
- khi cầu giảm cung dư sẽ gây áp lực làm giảm giá lúa gạo thì:
+ Doanh thu người bán lúa gạo giảm nhất lá doanh thu của người trồng lúa tiếp theo
là thương lái và sau cùng là các doanh nghiệp bán lúa. Sở dĩ có sự chênh lệch doanh
thu giữa ba đối tượng đều là “Người bán lúa gạo” Như trên là do nông dân khi trồng
lúa phải bỏ ra rất nhiều chi phí cho đầu vào của sản xuất nhưng không được phép định
giá lúa gao do mình làm ra. Nên khi cung đủ các thương lái sẽ ép giá người nông dân
để mua và khi bán lại cho doanh nghiệp thì lại bán cao hơn và sâu đó doanh nghiệp lại

bán lúa gạo cho người dân cao hơn giá mà họ mua lại từ thương lái.
Nhóm 8
5
Bài tập kinh tế vi mô
+ Chi tiêu của người tiêu dùng giảm vi khi đó cầu về lúa gạo của người tiêu dùng nên
chi têu của họ bỏ ra ít
- Khi cầu dư công giảm sẽ làm cho giá lúa gạo tăng
+ Doanh thu người bán lúa gạo sẽ tăng.Tăng nhiều nhất là các doanh nghiệp rồi
thương lái và sau cùng là người nông dân sản xuất lúa gạo
+ chi tiêu của người tiêu dùng sẽ tăng vì cầu về lúa gạo tăng nên người tiêu dùng sẳn
sàng mua với mức giá lúa gạo cao để đáp úng nhu cầu của bản thân chính vì vậy mà
chi tiêu người tiêu dùng cao
III. Tổng kết
Thị trường gạo Việt Nam đang đối mặt với thách thức khó khăn về cung cầu
các loại lúa gạo. Thị trường thế giới liên tục muốn nhiều loại lúa gạo có chất lượng
xay xát cao và thị trường nội địa muốn có thêm nhiêu loại gạo hương vị khác nhau.
Chính phủ cần phải đáp ứng những thách thức này bằng cách phải giúp đơ thị
trường gạo hiệu quả hơn, đặc biết khuyến khích hiện đại hóa hệ thống phân phối
gạo có thực tế là thị trường nội địa không ngừng liên kết với thị trường thế giới và
chính phủ cần khuyến khích sự phát triển này. Nếu chấp hành thách thức này sẽ mở
ra cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia mở rộng vào thị trường nội địa
và xuất khẩu phải sử dụng công nghệ thông tin hiện đại và tài chính tương ứng để
cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài
Đồng thời để chính phủ cần phải đầu tư vào ba lĩnh vực quan trọng:
- Thứ nhất: Tăng sản lượng lúa gạo với các nông hộ nhỏ bằng cách mở rộng quy
mô, đầu tư công nghệ đẻ có đủ hàng hóa.
- Thứ hai: Hiện đại hóa thị trường gạo Việt Nam bằng cách khuyến khích thâm nhập
vào thị trường nội địa và quốc tế, đặc biệt thông qua sự đa dạng về chủng loại và
chất lượng xay xát, tồn trử cao(hệ thống siêu thị đóng vai trò quan trọng trong việc
hiên đại hóa này)

- Thứ ba: Chính phủ cần có những chính sách tốt hơn cho ngành sản xuất lúa gạo
trong nước. Những chính sách này cần phải cân bằng lợi ích chính trị ngắn hạn của
chính phủ và quyền lợi của nông dân và những người kinh doanh gạo để duy trì khẳ
năng cung cấp cạnh tranh vao thị trường gạo thế giới. Phải là xuất khẩu gạo chất
lượng cao và dáng tin cậy mới là yếu tố quan trọng trong tương lai của ngành sản
xuất Việt Nam.
Nhóm 8
6

×