Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi cá mú chấm đen Epinephelus malabaricus (Bloch & Schneider,1801) thương phẩm tại Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



LÂM THỊ PHƢƠNG OANH



ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA NGHỀ NUÔI
CÁ MÚ CHẤM ĐEN Epinephelus malabaricus (Bloch &
Schneider, 1801) THƢƠNG PHẨM TẠI TỈNH KHÁNH HÒA




LUẬN VĂN THẠC SĨ






Khánh Hòa – 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



LÂM THỊ PHƢƠNG OANH


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA NGHỀ NUÔI CÁ
MÚ CHẤM ĐEN Epinephelus malabaricus (Bloch & Schneider, 1801)
THƢƠNG PHẨM TẠI TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC



CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA SAU ĐẠI HỌC




Khánh Hòa – 2015
i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp
đỡ của giáo viên hƣớng dẫn. Các thông tin, số liệu và kết quả sử dụng trong luận văn
là trung thực và khách quan do chính tác giả thu thập và phân tích. Các kết quả này
chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một báo cáo hay một công trình nghiên cứu khoa học
nào khác.

Nha Trang, tháng 11 năm 2014
Học viên cao học


Lâm Thị Phƣơng Oanh
















ii
LỜI CÁM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc đến quí Thầy (Cô) giáo
trƣờng Đại học Nha Trang, nhất là các cán bộ và giảng viên Khoa Kinh tế, Khoa Sau
đại học đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Đặc
biệt tôi xin trân trọng cảm ơn giảng viên hƣớng dẫn – TS. Quách Thị Khánh Ngọc đã
hết lòng ủng hộ và tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin trọng cảm ơn Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa, Sở nông nghiệp và
phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, Hội nghề cá Khánh Hòa, Trung tâm khuyến ngƣ
Khánh Hòa; Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cam Lâm, Phòng kinh
tế Thành phố Nha Trang, Thị xã Cam Ranh; và đặc biệt là các cơ sở nuôi cá mú
thƣơng phẩm đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập thông tin
đầy đủ nhằm phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè trong lớp cao học QTKD 2012-4 và gia đình
đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành

luận văn cao học này.
Trân trọng cảm ơn!













iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1.1 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế, xã hội và vận dụng trong NTTS 4
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả 4
1.1.2 Các quan điểm truyền thống hiệu quả kinh tế - xã hội 4
1.1.3 Các quan điểm mới về hiệu quả kinh tế 5
1.1.4 Bản chất và tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế 6

1.1.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi cá mú thƣơng phẩm 8
1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài. 15
1.3 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến sản lƣợng cá mú chấm đen 17
1.3.1. Cơ sở lý thuyết đề xuất mô hình 17
1.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất 19
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 21
2.2 Tổng quan nuôi cá mú trên thế giới và ở Việt Nam 25
2.3 Sơ lƣợc một vài đặc điểm sinh học của đối tƣợng nuôi 31
2.4 Quy trình nghiên cứu 35
2.5 Phƣơng pháp thu thập số liệu 36
2.6 Phƣơng pháp tổng hợp đánh giá các chỉ tiêu 36
2.7 Thiết kế bảng câu hỏi, điều tra sử dụng trong nghiên cứu 37
2.8 Thiết kế nghiên cứu 37
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
3.1 Hiện trạng nghề nuôi cá mú thƣơng phẩm 39
3.1.1 Tuổi tác của chủ hộ nuôi cá mú thƣơng phẩm 39
3.1.2 Thông tin về giới tính 39
iv
3.1.3 Trình độ học vấn và chuyên môn của các chủ trại nuôi 39
3.1.4. Vốn chủ sở hữu và vốn vay: 41
3.1.5. Lao động và tiền lƣơng bình quân: 42
3.1.6. Số năm kinh nghiệm của chủ hộ nuôi: 42
3.2 Hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi cá mú thƣơng phẩm tại tỉnh Khánh Hòa 43
3.2.1 Vốn đầu tƣ xây dựng, mua sắm TSCĐ, máy móc thiết bị: 43
3.2.2 Các khoản chi phí cố định. 45
3.2.3 Chi phí biến đổi 49
3.2.4. Doanh thu từ hoạt động nuôi cá mú thƣơng phẩm 52
3.2.5 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 53
3.2.6. Hiệu quả kinh tế nuôi cá mú trên 1 ha diện tích của vụ nuôi năm 2013 55

3.2.7 Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội. 57
3.3 Phân tích các nhân tố tác động đến sản lƣợng cá mú nuôi thƣơng phẩm 58
3.3.1 Phân tích tƣơng quan 60
3.3.2. Phân tích hồi qui 61
3.3.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình 64
3.3.4 Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết 65
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 72
1 Kết luận 72
2 Một số khuyến nghị nhằm phát triển nghề nuôi cá mú tại khánh hòa. 74
3 Hạn chế của đề tài 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78








v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1: Khung thời gian sử dụng tài sản 9
Bảng 2. 1: Một số thông số cho ngành thủy sản toàn tỉnh Khánh Hòa 24
Bảng 2. 2: Sản lƣợng thủy sản trong toàn tỉnh Khánh Hòa 24
Bảng 2. 3: Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng và sản lƣợng cá nuôi theo huyện, thị xã,
thành phố 25
Bảng 3.1 Bảng thống kê tuổi của chủ cơ sở/trại nuôi 39
Bảng 3.2 Cơ cấu về giới tính của chủ cơ sở/trại nuôi 39
Bảng 3.3 Trình độ học vấn và chuyên môn của các chủ trại nuôi 40
Bảng 3.4 Mức độ tham khảo thông tin về kỹ thuật nuôi của chủ trại nuôi 41

Bảng 3.5 Vốn chủ sở hữu và vốn vay của các hộ tham gia nuôi cá mú thƣơng phẩm 41
Bảng 3.6 Số lao động và tiền lƣơng bình quân/tháng của lao động gia đình từng vùng
42
Bảng 3.7 Bảng thống kê kinh nghiệm của chủ hộ nuôi 42
Bảng 3.8 Vốn đầu tƣ mua sắm máy móc thiết bị phục vụ nuôi cá mú của các hộ 44
Bảng 3.9 Bảng phân bổ số lƣợng ao/lồng tại các khu vực khảo sát ở Khánh Hòa 45
Bảng 3.10 Bảng phân bổ chi phí khấu hao theo khoản mục đầu tƣ 47
Bảng 3.11 Chi phí tiền lƣơng của các hộ nuôi cá mú thƣơng phẩm/vụ 48
Bảng 3.12 Tiền vay của các hộ nuôi của vụ nuôi năm 2013 49
Bảng 3.13 Chi phí biến đổi trong nuôi cá mú của các hộ nuôi 50
Bảng 3.14 Tổng hợp chi phí của vụ nuôi của các hộ nuôi tại Khánh Hòa năm 2013 51
Bảng 3.15 Tổng hợp chi phí, giá thành của các vùng nuôi cho các vụ nuôi 51
Bảng 3.16 Doanh thu nuôi cá mú thƣơng phẩm của các vùng nghiên cứu của vụ nuôi
năm 2013 52
Bảng 3.17 Lợi nhuận nuôi cá mú thƣơng phẩm của các vùng nghiên cứu vụ nuôi năm
2013 53
Bảng 3.18 Cơ cấu vốn của các hộ nuôi 54
Bảng 3.19 Tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn chủ sở hữu của các hộ nuôi theo vùng
54
Bảng 3.20 Tổng hợp một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trên 1 ha mặt nƣớc của hộ nuôi 56
Bảng 3.21 Tên biến và dấu kỳ vọng của các hệ số hồi qui mô hình của nghiên cứu sau
khi điều chỉnh 60
vi
Bảng 3.22 Ma trận tƣơng quan 61
Bảng 3.23 Thủ tục chọn biến trong phân tích hồi qui OLS 62
Bảng 3.24 Mô hình tổng quát trong phân tích hồi qui 63
Bảng 3.25 Phân tích ANOVA của mô hình 64
Bảng 3.26 Các hệ số 68
Bảng 3.27 Các biến bị loại sau khi phân tích 70
vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ khối mô hình các nhân tố tác động đến sản lƣợng cá mú nuôi thƣơng
phẩm trong tại Khánh Hòa. 19
Hình 2.1: Xu hƣớng sản lƣợng khai thác cá mú trên thế giới . 26
Hình 2.2: Sản lƣợng cá mú khai thác theo quốc gia ở khu vực châu Á . 27
Hình 2.3: Giá trị sản lƣợng cá mú nuôi theo quốc gia . 27
Hình 2.4: Sản lƣợng cá mú nuôi theo quốc gia . 28
Hình 2.5: Cá mú chấm đen Epinephelus malabaricus 33
Hình 2.6: Bản đồ phân bố của cá mú chấm đen Epinephelus malabaricus trên thế giới.
34
Hình 2.7 Sơ đồ khối quy trình nghiên cứu 35
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh. 59
Hình 3.2: Đồ thị phân tán giữa các phần dƣ và giá trị dự doán chuẩn hóa 65
Hình 3.3: Biểu đồ Histogram (tần số) của phần dƣ chuẩn hóa 66
Hình 3.4: Biểu đồ phân phối tích lũy của phần dƣ 67
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPCĐ: Chi phí cố định
ĐVT: Đơn vị tính
FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nation – Tổ chức Nông
lƣơng Liên hiệp quốc
GTTB: Giá trị trung bình
HQKT: Hiệu quảkinh tế
NTTS: Nuôi trồng thủy sản

1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Theo dự đoán của FAO, mức tiêu thụ các sản phẩm thủy sản tính trên đầu ngƣời
trung bình của cả thế giới sẽ tăng từ 16 kg/năm trong năm 1997 lên 19-

20kg/ngƣời/năm trƣớc năm 2030, để tổng sản lƣợng cá sử dụng cho nhu cầu thực
phẩm lên 150-160 triệu tấn. Vì sản lƣợng khai thác hàng năm của cá biển và các loại
hải sản khác không thể vƣợt qua con số 100 triệu tấn (nếu muốn duy trì sản lƣợng này
một cách lâu dài), phần gia tăng này chủ yếu là nhờ vào NTTS (Hoàng Tùng, 2001).
Ngành NTTS thế giới tăng trƣởng rất nhanh, từ sản lƣợng ít hơn 1 triệu tấn ở đầu
những năm 1950, đã đạt đến 59,4 triệu tấn với giá trị 70,3 tỉ USD năm 2004; đạt 51,7
triệu tấn, 78,8 tỉ USD năm 2006; đạt 95,2 tỉ USD năm 2011. Riêng nghề nuôi cá biển
trong năm 2011 đã đóng góp 4% vào tổng sản lƣợng nuôi trồng thủy sản thế giới với
9% giá trị kim ngạch. Trong thời gian 2005-2011, tốc độ tăng trƣởng hàng năm của
nghề nuôi cá biển là 9,6%. Tại nƣớc ta, rất nhiều mô hình NTTS ven biển đã đƣợc phát
triển cho từng nhóm đối tƣợng có đặc tính phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội của từng vùng. Toàn quốc có 6 vùng nuôi chính: Trung du miền núi phía Bắc,
Đồng bằng sông hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam
Bộ và ĐBSCL. Trong đó vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là vùng trọng
điểm phát triển NTTS ven biển. Theo báo cáo của Tổng cục thủy sản, trong 10 năm
qua (2001-2011), sản lƣợng NTTS đã tăng 4 lần – từ hơn 700 nghìn tấn lên khoảng 3
triệu tấn, với tốc độ tăng bình quân 15,7%/năm. Trong đó, sản lƣợng NTTS ven biển
(mặn, lợ) chiếm gần 30%, tính riêng sản lƣợng cá nuôi đạt đƣợc 2,255 triệu tấn trong
năm 2011 và sơ bộ năm 2012 khoảng 2,402 triệu tấn (Niên giám thống kê, 2013).
Khánh Hòa là một một trong những tỉnh duyên hải miền trung có nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển NTTS. Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản trên biển và nội địa
ở Khánh Hòa đã đạt 13,881 tấn năm 2006 và tăng lên 13,910 tấn năm 2011; trong đó
sản lƣợng cá nuôi chiếm 1,396 tấn năm 2006 và tăng lên 3,501 tấn năm 2011. Trong
số các loài cá đƣợc nuôi ở khánh Hòa, thì cá mú là một trong những loài khá đƣợc
quan tâm vì giá trị dinh dƣỡng cũng nhƣ giá trị kinh tế cao mà nó mang lại.
Họ cá mú (Serranidae) là một trong những họ có nhiều giống, loài có giá trị kinh
tế và phân bố rộng. Ở những vùng có rạn san hô, rạn đá và cửa sông thƣờng bắt gặp các
loài thuộc giống Epinephelus, Plectropomus và Cromileptes. Phần lớn những loài cá
2
thuộc các giống này đều có giá trị cao trên thị trƣờng cá tƣơi sống ở Singapore, Hồng

Kông, Trung Quốc và Việt Nam. Giá của chúng dao động từ 140.000 VNĐ/kg đối với
cá mú loài Epinephelus coioides, E. malabaricus, E. bleekeri và E. merra và lên đến
840.000 VNĐ/kg đối với cá mú chuột Cromileptes altivelis. Do giá cả cao và tiềm năng
lợi nhuận lớn nên việc phát triển nuôi cá mú đƣợc quan tâm nhiều trên thế giới, nhất là ở
khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng (Awang, 2002; Bunlipatanon, 2002; Chu, 2002;
Liao và Leano, 2008; Rimmer, 2002; Sugama, 2002; Ukhin, 2002; Yongzhong, 2003).
Cá mú thƣờng đƣợc nuôi trong các ao đìa, nhƣng việc nuôi lồng ở biển hiện cũng rất
phổ biến khắp khu vực. Khánh Hòa là một tỉnh ven biển miền trung có tiềm năng đất và
mặt nƣớc có khả năng phát triển NTTS rất lớn. Phát triển NTTS đặc biệt là NTTS mặn,
lợ đƣợc coi là hƣớng phát triển mũi nhọn để tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và cơ cấu nông nghiệp của tỉnh nhà. NTTS trong thời gian qua thực sự đã đem
lại nhiều lợi ích cho ngƣời dân và góp phần quan trọng phát triển kinh tế của tỉnh. Với
những lợi thế riêng biệt, nhất là từ khi có chính sách chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh tế
nông nghiệp và phát triển nông thôn, NTTS mặn lợ ven biển đã và đang đóng vai trò đặc
biệt quan trọng đối với tỉnh Khánh Hòa. Trong thời gian qua, các mô hình NTTS đã
chuyển hóa rất nhanh cùng với quá trình phát triển của ngành NTTS. Phƣơng thức nuôi
trồng đã chuyển từ nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến sang nuôi bán thâm canh và
thâm canh, nhằm tạo ra sản phẩm lớn phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên,
việc tiếp cận các phƣơng thức nuôi trồng mới với mật độ nuôi cao, năng suất lớn, sử
dụng nhiều năng lƣợng, chi phí và đầu tƣ cho phƣơng thức nuôi này đã tạo ra sự mất cân
bằng của hệ thống tự nhiên, tạo ra sự tổn thất sinh thái, ảnh hƣởng nhiều đến môi trƣờng.
Trong những năm gần đây nhiều ngƣời dân đã tự phát hình thức nuôi cá mú để thay thế
cho con tôm sú tuy có những kết quả đáng kể nhƣng việc nuôi tự phát không theo qui
hoạch này ít nhiều đã ảnh hƣởng đến ngành nuôi cá mú của tỉnh nhà. Bên cạnh đó,
muốn mở rộng diện tích nhiều hơn để nuôi cá mú, cũng cần tính toán lại nguồn thức ăn,
nơi tiêu thụ ổn định, thì mới thật sự có lãi và cũng cần phải đánh giá đầy đủ về hiệu quả
kinh tế, xã hội mà đối tƣợng nuôi này đem lại. Có nhƣ vậy mới khuyến cáo ngƣời dân
chuyển nhanh số diện tích tôm bị dịch bệnh sang nuôi cá mú. Xuất phát từ những vấn đề
nêu trên, đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của nghề nuôi cá mú chấm đen
Epinephelus malabaricus (Bloch & Schneider, 1801) thương phẩm tại Khánh Hòa”

đƣợc thực hiện. Kết quả của đề tài này là một trong những căn cứ giúp cho các cơ quan
3
chức năng có cơ sở cho công tác quy hoạch và chuyển đổi sang nuôi đối tƣợng này có
hiệu quả và theo hƣớng bền vững.
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung: Điều tra hiện trạng nghề nuôi cá mú chấm đen thƣơng phẩm
nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế và xã hội của nghề nuôi đối tƣợng này tại tỉnh Khánh
Hòa.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về đánh giá hiệu quả kinh tế và vận dụng chúng
vào nghề nuôi cá mú thƣơng phẩm.
- Điều tra hiện trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi cá mú thƣơng
phẩm tại tỉnh Khánh Hòa về các mặt: năng lực các hộ nuôi, mức độ đầu tƣ, trình độ kỹ
thuật, sản lƣợng, doanh thu, chi phí ….
- Xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến sản lƣợng cá mú nuôi thƣơng phẩm
của các hộ nuôi tại Khánh Hòa
Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạng nghề nuôi cá mú chấm đen thƣơng phẩm
- Hiệu quả kinh tế xã hội nghề nuôi cá mú chấm đen thƣơng phẩm
- Phân tích các nhân tố tác động đến sản lƣợng cá mú chấm đen nuôi thƣơng
phẩm tại Khánh Hòa












4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế, xã hội và vận dụng trong NTTS
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả
Để xem xét hiệu quả của một lĩnh vực nào đó, ngƣời ta thƣờng xem xét vấn đề
hiệu quả trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và xã hội.
Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế thông thƣờng đƣợc xét trên phạm vi từng
khía cạnh, từng yếu tố và từng ngành. Hiệu quả kinh tế có thể hiểu là hệ số giữa kết
quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó. Kết quả thu về đƣợc đề cập trong
khái niệm này có thể là doanh thu, lợi nhuận, sản phẩm,…
Hiệu quả chính trị, xã hội: Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế
quốc dân thì ta có hai phạm trù hiệu quả chính trị và xã hội. Hai phạm trù này phản
ánh ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc giải quyết những yêu
cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Hai loại hiệu quả này có vị trí
quan trọng trong việc phát triển đất nƣớc một cách toàn diện và theo hƣớng bền vững.
Thêm vào đó, hiệu quả chính trị, xã hội phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế xã
hội ở các mặt nhƣ trình độ, tổ chức sản xuất, trình độ quản lý và mức sống bình quân.
Sự cân đối giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả chính trị xã hội, là một nguyên
tắc để phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia một cách ổn định và theo hƣớng bền
vững. Bất kỳ một sự mất cân đối nào sẽ dẫn tới một hậu quả nghiêm trọng nhƣ ảnh
hƣởng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế, ảnh hƣởng tới tài nguyên thiên nhiên
của đất nƣớc, đời sống nhân dân gặp khó khăn và môi trƣờng bị ô nhiễm.
1.1.2 Các quan điểm truyền thống hiệu quả kinh tế - xã hội
“Hiệu quả là kết quả đạt được trong nền kinh tế, là doanh thu trong tiêu thụ
hàng hóa” (Tạ Duy Bộ, 2003). Theo quan điểm này thì hiệu quả là tốc độ tăng của kết
quả đạt đƣợc nhƣ: Tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận. Vì thế hiệu quả đƣợc đồng
nhất với các chỉ tiêu kết quả và nhịp độ tăng của các chỉ tiêu. Quan điểm này thực sự
không còn phù hợp với điều kiện ngày nay. Kết quả sản xuất có thể tăng lên do chi phí

và mở rộng sử dụng các nguồn sản xuất (đầu vào của quá trình sản xuất). Nếu hai
doanh nghiệp có cùng một kết quả sản xuất nhƣng có hai mức chi phí khác nhau, theo
quan điểm này thì hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhƣ nhau.
Theo Đặng Đình Hào và Hoàng Đức Thân (2002) cho rằng “Hiệu quả kinh tế
được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
5
đó”. Quan điểm này cho rằng: nói đến hiệu quả kinh tế tức là nói đến phần còn lại của
kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ đi chi phí. Nó đƣợc đo bằng các chi phí và
lời lãi. Và cũng nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế đƣợc xem nhƣ là tỷ lệ giữa kết
quả thu đƣợc với chi phí bỏ ra, hay ngƣợc lại là chi phí trên một sản phẩm hay giá trị
của sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả kinh tế này thƣờng là giá thành sản phẩm hay
mức sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ đƣợc tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất
kinh doanh.
“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc một quá trình kinh tế) phản ánh
trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, tiền vốn, vật lực) để đạt được những mục
tiêu xác định” là quan điểm của Nguyễn Thị Thu (1989). Hiệu quả sản xuất kinh
doanh thể hiện qua công thức:
Trong đó:
H
:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh
K
:
Kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh
C
:
Chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh
Nhƣ vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh chất lƣợng sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh (doanh
thu, lợi nhuận) thì phản ảnh số lƣợng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế khi xem

xét, đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp thì phải quan tâm cả kết quả cũng nhƣ
hiệu quả của doanh nghiệp đó. Quan điểm này đã đƣợc đánh giá tốt nhất trình độ lợi
dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.3 Các quan điểm mới về hiệu quả kinh tế
Gần đây các nhà kinh tế đã đƣa ra một quan điểm mới về hiệu quả, nhằm khắc
phục những điểm yếu của các quan điểm truyền thống.
Theo Hoàng Hùng (2001): Hiệu quả kinh tế căn cứ vào tổ hợp các yếu tố: Thứ
nhất, trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Cần phân biệt rõ ba
phạm trù: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Hiệu
quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một đơn vị đầu vào (I) đầu tƣ thêm. Tỷ
số dO/dI đƣợc gọi là sản phẩm biên. Hiệu quả phân bổ nguồn lực là giá trị sản phẩm
thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tƣ thêm. Thực chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính
đến các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào. Nó đạt tối đa khi doanh thu biên bằng với
C
H
=
K
6
chi phí biên. Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tƣ thêm. Nó chỉ
đạt đƣợc khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa. Thứ hai, Yếu
tố thời gian: các nhà kinh tế hiện nay coi thời gian là yếu tố trong tính toán hiệu quả.
Cùng đầu tƣ một lƣợng vốn nhƣ nhau và tổng doanh thu bằng nhau nhƣng hai dự án có
thể có hiệu quả khác nhau,…
Xét theo quan điểm toàn diện hiệu quả kinh tế nên đƣợc đánh giá trên ba phƣơng
diện: Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trƣờng. Hiệu quả tài chính trƣớc đây thƣờng thể
hiện bằng những chỉ tiêu: lợi nhuận, giá thành, tỷ lệ hoàn vốn, thời gian hoàn vốn,…
Hiệu quả xã hội của một dự án gồm lợi ích xã hội mà dự án mang lại nhƣ: việc làm, mức
tăng về GDP do tác động của dự án, sự công bằng xã hội, sự tự lập của cộng đồng và sự
đƣợc bảo vệ hoặc sự hoàn thiện hơn của môi trƣờng sinh thái. Một số tác giả khi đánh
giá hiệu quả kinh tế cho rằng cần phân biệt hai khái niệm là hiệu quả kinh tế và hiệu quả

xã hội. Hiệu quả kinh tế đƣợc hiểu là mối tƣơng quan so sánh giữa lƣợng kết quả đạt
đƣợc và lƣợng chi phí bỏ ra. Còn hiệu quả xã hội là mối tƣơng quan so sánh giữa các lợi
ích xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật
thiết với nhau, là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất.
1.1.4 Bản chất và tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế
*Bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là tiền đề vật chất của hiệu quả xã hội. Nếu hiệu quả kinh tế
của doanh nghiệp giảm, tức là doanh nghiệp đó mất đi khả năng cạnh tranh, thiếu sức
sống và trở thành gánh nặng cho đất nƣớc. Vì thế doanh nghiệp không thể đạt đƣợc
mục tiêu xã hội. Hiệu quả kinh tế có hai mặt định lƣợng và định tính:
+ Về mặt định lƣợng: Biểu hiện mối tƣơng quan giữa kết quả thu đƣợc với chi
phí bỏ ra, chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngƣợc lại.
+ Về mặt định tính: Mức độ hiệu quả kinh tế cao thu đƣợc phản ánh sự cố gắng,
nỗ lực, trình độ và năng lực quản lý ở các khâu, các cấp quản lý và gắn bó của việc giải
quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội.
Đây chính là theo quan điểm của Nguyễn Kế Tuấn và Nguyễn Đình Phan (2007).
Khi xem xét bản chất hiệu quả kinh tế, không đƣợc đồng nhất giữa kết quả và
hiệu quả. Vì chỉ có kết quả mới làm cơ sở để tính toán hiệu quả.
*Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế
7
Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế là cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả của các
phƣơng án khác nhau và chọn phƣơng án có hiệu quả kinh tế cao. Trong thực tế, nếu
thiếu một tiêu chuẩn thống nhất sẽ không có căn cứ xác đáng để đƣa ra những quyết
định hợp lý nhất là trong điều kiện giải quyết một nhiệm vụ đòi hỏi thực hiện tổng hợp
các biện pháp, mà ảnh hƣởng của chúng đến kết quả cuối cùng không đồng nhất hoặc
không đồng hƣớng nhƣ nhau. Cần phải có một tiêu chuẩn chung để đánh giá hiệu quả
kinh tế. Tiêu chuẩn thể hiện hiệu quả kinh tế phải thể hiện mối quan hệ giữa thu và chi
theo hƣớng cực đại cái thu và cực tiểu cái chi.
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế phải đảm bảo tính toàn diện. Trước hết, là sự gắn
bó và ƣớc định lẫn nhau giữa giá trị và giá trị sử dụng. Một mặt, giảm chi phí lao động

xã hội sản xuất hàng hóa. Mặt khác, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, không ngừng mở
rộng mặt hàng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Thứ hai, tính toàn diện
của tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải cùng lúc vừa giải quyết những vấn đề kinh
tế, kinh doanh, vừa giải quyết những vấn đề xã hội của đất nƣớc. Thứ ba, tính toàn
diện của hiệu quả kinh tế yêu cầu phải xem xét mỗi giải pháp, mỗi phƣơng án một
cách toàn diện về không gian và thời gian, để hiệu quả của từng phần tử, từng phân hệ
có tác động tích cực đến nâng cao hiệu quả của toàn bộ hệ thống, nâng cao hiệu quả
hiện tại và lâu dài cả nền kinh tế quốc dân.
Trong cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ
nghĩa, đối với mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, việc tạo ra và không ngừng
làm tăng lợi nhuận là hết sức cần thiết. Nhƣng không đƣợc đơn giản coi lợi nhuận nhƣ
là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hiệu quả kinh tế. Điều quan trọng là phải xem xét lợi
nhuận đạt đƣợc bằng cách nào và đƣợc phân phối sử dụng nhƣ thế nào. Mọi tổ chức
kinh doanh, cá nhân kinh doanh là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân, sự vận
động của nó phải nằm trong quỹ đạo chung và góp phần thực hiện mục tiêu chung của
cả hệ thống. Do đó, lợi nhuận mà mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thu đƣợc
phải thể hiện sự gắn bó đối với sự vận động của thị trƣờng, vừa phải thể hiện sự tuân
thủ pháp luật nhà nƣớc, góp phần vào sự chuyển dịch kinh tế theo hƣớng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Đồng thời lợi nhuận đƣợc phân phối theo hƣớng kết hợp hài hòa các
lợi ích khác nhau: lợi ích cá nhân ngƣời lao động, lợi ích ngƣời chủ sở hữu, lợi ích tập
thể là lợi ích toàn xã hội là theo Nguyễn Kế Tuấn và Nguyễn Đình Phan (2007).

8
1.1.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi cá mú thương phẩm
Hiệu quả kinh tế của các tiến bộ kỹ thuật, các phƣơng án sản xuất hoặc các mô
hình kinh tế (gọi tắt là các mô hình)…đƣợc biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu. Các chỉ tiêu
này chịu tác động của các nhân tố khác nhau và với cƣờng lực không giống nhau.
Thậm chí cùng một loại nhân tố nhƣng thời kỳ này mạnh, thời kỳ khác lại yếu hơn.
Mặt khác có loại chỉ tiêu trị số càng lớn càng tốt (đƣợc gọi là chỉ tiêu thuận), lại có chỉ
tiêu càng nhỏ càng tốt (chỉ tiêu nghịch). Trong đánh giá hiệu quả kinh tế không thể sử

dụng một chỉ tiêu mà phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu. Các chỉ tiêu này lại trực tiếp
không cộng lại đƣợc với nhau và mỗi chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế ở một khía
cạnh riêng, do đó cũng không sử dụng một chỉ tiêu làm đại diện để so sánh.
Xác định hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá mú thƣơng phẩm là xác định những
chi phí bỏ ra cho yếu tố đầu vào nhƣ: chi phí cố định bao gồm chi phí khấu hao của giá
trị đầu tƣ xây dựng ao, chi phí sửa chữa lớn, chi phí trả lãi vay và thuế. Các khoản chi
phí biến đổi gồm: Chi phí mua con giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc phòng trừ dịch
bệnh, vi sinh, vi lƣợng, chi phí năng lƣợng, chi phí tiền lƣơng công nhân, chi phí sửa
chữa nhỏ, các khoản chi phí giao dịch khác. Đồng thời xác định doanh thu từ nghề
nuôi cá mú thƣơng phẩm. Cuối cùng là việc xác định lợi nhuận, lợi nhuận là hiệu số
của tổng doanh thu – tổng chi phí, và sử dụng chỉ tiêu này để xác định tỷ suất sinh lợi
của nghề NTTS mang lại cao hay thấp (Hoàng Thu Thủy, 2008).
Chi phí từ hoạt động nuôi cá mú thƣơng phẩm.
Chi phí từ hoạt động nuôi cá mú thƣơng phẩm là tổng khoản tiền đã chi ra, các
khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn của các hộ nuôi.
 Chi phí bất biến (chi phí cố định hay định phí – Fixed costs (FC)).
Chi phí bất biến không thay đổi cùng với thay đổi của khối lƣợng hoạt động.
Chi phí bất biến của các hộ nuôi cá mú thƣơng phẩm chủ yếu bao gồm: Chi phí khấu
hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa lớn, chi phí lãi vay và thuế.
+ Chi phí khấu hao: Là khoản chi phí bù đắp sự giảm dần giá trị của TSCĐ
trong quá trình sử dụng, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ của kỹ thuật,…Chi phí
khấu hao là giá trị phân bổ của nguyên giá tài sản cố định qua thời gian sử dụng. Khấu
hao TSCĐ với nghề nuôi cá mú thƣơng phẩm bao gồm khấu hao của tất cả các máy
móc, nhà xƣởng phục vụ cho việc nuôi cá mú thƣơng phẩm. Trong đề tài nghiên cứu
này, quy ƣớc tài sản cố định dùng cho nuôi cá mú thƣơng phẩm là tài sản mua với giá
9
trị từ 10 triệu đồng trở lên và có thời gian sử dụng trên 1 năm. Phân bổ khấu hao đƣợc
tính toán dựa trên khung thời gian sử dụng theo thông tƣ số 203/2009/TT/BTC ban
hành ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính và đƣợc phân bổ mức khấu hao theo từng năm
và từng vụ nuôi.

Bảng 1. 1: Khung thời gian sử dụng tài sản
Tài sản cố định
Thời gian sử dụng tối
thiểu (năm)
Thời gian sử dụng
tối đa (năm)
1. Máy phát điện
7
10
2. Máy móc thiết bị công tác
6
8
3. Máy bơm nƣớc
6
8
4. Kè, đập, cống,
6
30
5. Nhà kho
6
25
(Nguồn: Thông tư số 203/2009 /TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính).
Để khấu hao chính xác cần xác định giá trị (theo nguyên giá lúc mua, xây dựng),
số năm sử dụng tài sản, số vụ trong năm. Số năm sử dụng của từng loại tài sản cố định
khác nhau. Tuy nhiên, do các máy móc thiết bị, TSCĐ hoạt động trong môi trƣờng
nƣớc mặn rất mau xuống cấp nên việc trích khấu hao của máy móc, TSCĐ mà các hộ
nuôi sử dụng sẽ vƣợt khung quy định của Bộ Tài chính nhƣng tối đa không quá hai lần
mức khấu hao xác định theo một phƣơng pháp đƣờng thẳng. Phƣơng pháp khấu hao
tuyến tính cố định (Khấu hao đƣờng thẳng): Theo phƣơng pháp này, mức khấu hao cơ
bản hàng năm của TSCĐ là đều nhau trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ và đƣợc xác

định nhƣ sau:

Trong đó:
MK
:
Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ.
NG
:
Nguyên giá TSCĐ.
T
Sd
:
Thời gian sử dụng TSCĐ.
+ Chi phí sửa chữa lớn: Là những khoản chi phí có kế hoạch sửa chữa, đại tu
ban đầu nhằm phục hồi những bộ phận bị hao mòn, hƣ hỏng trong quá trình sử dụng
TSCĐ. Trong quá trình dùng nuôi cá mú thƣơng phẩm các hộ nuôi sẽ có kế hoạch sửa
chữa nhƣ: nạo vét ao, cải tạo đáy, bờ ao, sửa chữa cống hộc,…
+ Chi phí lãi vay: Là khoản chi phí trả cho chi phí sử dụng vốn vay trung, dài
hạn phục vụ cho việc nuôi cá mú thƣơng phẩm.
T
Sd
MK
=
NG
10
+ Thuế: Là các khoản đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc.
+ Chi phí thuê máy móc, ao đìa: Là khoản chi phí mà các chủ hộ nuôi cá mú
thƣơng phẩm thuê máy móc, ao để phục vụ cho việc nuôi cá của mình.
+ Chi phí tiền lƣơng công nhân: Các khoản tiền lƣơng nhân viên trả lƣơng
theo thời gian, thông thƣờng tính trả theo tháng làm việc.

 Chi phí khả biến: (chí phí biến đổi hay biến phí – Variable costs (VC)).
Chi phí khả biến là chi phí thay đổi cùng với thay đổi của khối lƣợng hoạt động theo
một tỷ lệ thuận. Khi khối lƣợng hoạt động tăng, làm chi phí khả biến tăng, khi khối
lƣợng hoạt động giảm, làm giảm chi phí khả biến. Khi khối lƣợng họat động bằng 0,
chi phí khả biến cũng bằng 0. Chi phí khả biến của các đối tƣợng nuôi cá mú thƣơng
phẩm chủ yếu bao gồm: Chi phí mua con giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc phòng
trừ dịch bệnh, vi sinh, vi lƣợng; chi phí năng lƣợng; chi phí tiền lƣơng công nhân trực
tiếp; chi phí sửa chữa nhỏ, các khoản chi phí giao dịch khác.
+ Chi phí mua giống: Bao gồm tiền mua con giống và tiền vận chuyển.
+ Chi phí thức ăn: Bao gồm toàn bộ tiền mua thức ăn cho cá ăn từ lúc thả
giống đến khi thu hoạch. Tùy thuộc vào quan điểm và tiềm năng vốn của của từng hộ
nuôi với từng loại thức ăn chất lƣợng khác nhau và số lần cho ăn trong ngày. Với chất
lƣợng tốt thì giá cả đắt hơn nhƣng bù lại sẽ cho hiệu quả kinh tế hơn.
+ Chi phí thuốc phòng trừ dịch bệnh, vi sinh, vi lƣợng: Bao gồm các khoản
chi phí, mua các loại thuốc phòng trị bệnh cá, các vi sinh vi lƣợng xử lý trong nƣớc
hoặc trộn vào thức ăn làm tăng sức đề kháng của cá.
+ Chi phí năng lƣợng: Bao gồm chi phí điện năng, xăng dầu chạy máy.
+ Chi phí sửa chữa nhỏ: Là những khoản chi phí phát sinh đột suất trong quá
trình nuôi cá mú chấm đen, giá trị nhỏ nhƣ sửa chữa máy móc thiết bị hƣ hỏng
+ Các khoản chi phí khác: Là các khoản đóng góp địa phƣơng, chi phí thuê
thu hoạch, thuê lƣới, ghe, thuê thiết bị,…
 Chi phí cơ hội (Opportunity costs).
Là lợi ích bỏ qua khi quyết định lựa chọn các phƣơng án. Lợi ích cao nhất của
một trong các phƣơng án bỏ qua trở thành chi phí cơ hội của phƣơng án đƣợc chọn.
Khái niệm chi phí cơ hội là một yếu tố quan trọng và chủ yếu khi tính toán hiệu quả
của một dự án, nhất là về mặt giá trị kinh tế, mặc dù chúng không đƣợc hoặc chƣa
từng đƣợc phản ánh trong sổ sách của kế toán chi phí.
11
Chi phí cơ hội đƣợc tính cho các hộ nuôi cá mú thƣơng phẩm đƣợc tính toán
dựa trên mức lãi suất bình quân từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ ngân hàng, dự án nhỏ,

quỹ xóa đói giảm nghèo,… tại thời điểm các hộ nuôi bỏ vốn để đầu tƣ. Tuy nhiên, việc
đầu tƣ vốn vào nuôi cá mú thƣơng phẩm dàn trải trên các tháng nuôi và không đều
nhau; các tháng đầu chủ yếu đầu tƣ vào TSCĐ, máy móc thiết bị, phục vụ nuôi, hóa
chất xử lý, cải tạo ao đìa chuẩn bị nuôi, con giống,… chi phí đầu tƣ cho cá nuôi cao
thƣờng tập trung vào giai đoạn cá đƣợc 1 tháng tuổi. Vì vậy chi phí cơ hội tác giả
không tính toán để hạch toán lợi nhuận kinh tế.
Doanh thu từ hoạt động nuôi cá mú thƣơng phẩm
Doanh thu từ hoạt động nuôi cá mú thƣơng phẩm là tổng giá trị các lợi ích kinh
tế mà các cơ sở nuôi thu đƣợc từ việc nuôi cá mú thƣơng phẩm và tiêu thụ cá mú.
Doanh thu của các hộ nuôi đƣợc thay đổi theo sản lƣợng cá thƣơng phẩm mà
các hộ nuôi đạt đƣợc. Sản lƣợng cá thƣơng phẩm càng lớn thì doanh thu càng cao
(trong điều kiện cố định giá). Tuy nhiên, cá mú thƣơng phẩm khi thu hoạch phải đạt
đƣợc độ đồng đều về kích cỡ (size), khối lƣợng trung bình mỗi con khi thu hoạch đạt
>500 gram/con mới bán đƣợc giá cao.
Lợi nhuận từ hoạt động nuôi cá mú thƣơng phẩm.
Lợi nhuận của hoạt động nuôi cá mú thƣơng phẩm là chỉ tiêu phản ánh kết quả
cuối cùng của hoạt động nuôi cá mú thƣơng phẩm của các hộ nuôi; là phần còn lại của
doanh thu sau khi đã trừ đi các khoản chi phí để nuôi cá mú thƣơng phẩm.
Hệ thống chỉ tiêu xác định kết quả kinh tế nghề nuôi cá mú thƣơng phẩm.
Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản lƣợng cá mú thƣơng
phẩm thu đƣợc trong một chu kỳ nuôi tính trên một năm.


Trong đó:
GO
:
Doanh thu từ hoạt động nuôi cá mú
chấm đen thƣơng phẩm
Q
i

:
Khối lƣợng sản phẩm thứ i
P
i
:
Giá trị của sản phẩm i tƣơng ứng.
GO = ∑Q
i
*P
i
i = 1
n
12
+ Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí đƣợc sử dụng trong
quá trình nuôi cá mú thƣơng phẩm trong một chu kỳ nuôi, không tính khấu hao TSCĐ
và tiền công lao động trả cho công nhân viên; bao gồm: Chi phí mua con giống, chi
phí thức ăn, chi phí thuốc phòng trừ dịch bệnh, vi sinh, vi lƣợng; chi phí năng lƣợng;
chi phí sửa chữa nhỏ, các khoản chi phí giao dịch khác.

Trong đó:
IC: Chi phí trung gian
C
i
: Số lƣợng đầu tƣ vào sản phẩm thứ i
G
i
: Đơn giá đầu tƣ vào sản phẩm i tƣơng ứng.
Giá trị gia tăng (VA): Là chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian
nó phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
hộ nuôi trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định.


Trong đó:
VA
:
Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm.
IC
:
Chi phí trung gian.
Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của toàn bộ chu kỳ nuôi
cá mú thƣơng phẩm gồm cả công của lao động gia đình và lợi nhuận có thể nhận đƣợc
trong một chu kỳ sản xuất sau khi đã trừ đi chi phí trung gian, khấu hao TSCĐ, thuế.

Trong đó:
MI
:
Thu nhập hỗn hợp
VA
:
Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm
A
:
Khấu hao tài sản cố định
T
:
Thuế
Lợi nhuận (Pr):
.
Trong đó:
Pr = MI – CL


MI = VA – A - T

VA = GO – IC

IC = ∑C
i
*G
i
i = 1
n
13
Pr
:
Lợi nhuận
MI
:
Thu nhập hỗn hợp
CL
:
Chi phí tiền lƣơng công nhân
+ Năng suất diện tích mặt nước: Đƣợc tính bằng sản lƣợng cá mú thu hoạch
trên một ha diện tích mặt nƣớc nuôi cá mú trong một năm.


Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế nghề nuôi cá mú chấm đen
thƣơng phẩm
* Hiệu quả của chi phí sản xuất, thể hiện việc bỏ ra 1 đồng chi phí sản xuất sẽ
thu đƣợc bao nhiêu đồng giá trị sản xuất hoặc bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.
Các công thức tính:
Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian (T

GI
): là tỷ số giá trị sản xuất sản
lƣợng cá chẽm thu đƣợc trong một chu kỳ nuôi so với chi phí trung gian.


Tỷ suất Giá trị sản xuất/Chi phí cố định (T
GF
):



Tỷ suất Thu nhập hỗn hợp/Chi phí trung gian (T
MI
):



Tỷ suất Thu nhập hỗn hợp/Chi phí cố định (T
MF
):


*Hiệu quả sử dụng lao động: thể hiện giá trị sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp
của một ngƣời lao động hoặc của một lao động gia đình trong một năm.
Các công thức tính:
Giá trị sản xuất/1 lao động/1 năm (T
GL
):
=
Diện tích mặt nƣớc nuôi cá mú

Sản lƣợng cá mú thu hoạch
Năng suất
=
IC
GO
T
GI

=
FC
GO
T
GF

=
IC
MI
T
MI

=
FC
MI
T
MF

14


Giá trị sản xuất/ngày công lao động (T

GN
):


Thu nhập hỗn hợp/1 lao động/1 năm (T
ML
):


Thu nhập hỗn hợp/ngày công lao động (T
MN
):


*Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: đƣợc tính bằng giá trị sản xuất hoặc thu
nhập hỗn hợp trên một hecta (ha) diện tích mặt nƣớc nuôi cá mú chấm đen thƣơng
phẩm trong một năm.
Các công thức tính:
Giá trị sản xuất/1 ha diện tích mặt nƣớc nuôi cá mú (T
GD
):




Thu nhập hỗn hợp/1 ha diện tích mặt nƣớc nuôi cá mú (T
MD
):




Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất (T
Pr
):



Trong đó:
Pr
:
Lợi nhuận
IC
:
Chi phí trung gian
=
LD
GO
T
GL

=
360
T
GL

T
GN

=
LD

MI
T
ML

=
360
T
ML


T
MN

=
Diện tích mặt nƣớc nuôi cá mú
Giá trị sản xuất
T
GD

=
Diện tích mặt nƣớc nuôi cá mú
Thu nhập hỗn hợp
T
MD

=
IC+CL+A+T
Pr
T
Pr


15
CL
:
Chi phí tiền lƣơng công nhân
A
:
Chi phí khấu hao TSCĐ
T
:
Thuế
Đánh giá chung về hiệu quả xã hội của nghề nuôi cá mú chấm đen thƣơng phẩm.
*Đánh giá về lao động, việc làm và một số vấn đề kinh tế, xã hội khác
Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy yếu tố con ngƣời, nguồn
nhân lực trong phát triển kinh tế, ổn định và lành mạnh hóa xã hội, đáp ứng nhu cầu
cần giải quyết của xã hội…
*Đánh giá về vấn đề môi trƣờng
Để hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững thì môi trƣờng luôn là vấn đề đƣợc
quan tâm, nghề nuôi có hiệu quả môi trƣờng phải hạn chế thấp nhất sự ô nhiễm môi
trƣờng, duy trì và cải thiện điều kiện môi trƣờng.
1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Hiện nay trong nƣớc và nƣớc ngoài đã có nhiều nghiên cứu của các cá nhân và
tổ chức về cá mú chấm đen. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập
đến các vấn đề liên quan đến kỹ thuật nuôi nhƣ: đặc điểm sinh học, kỹ thuật sinh sản,
kỹ thuật ƣơng và nuôi cá mú chấm đen thƣơng phẩm mà chƣa có nghiên nào đánh giá
đƣợc về hiệu quả kinh tế – xã hội của nghề nuôi cá mú chấm đen thƣơng phẩm (Lê
Trọng Phấn, 1997; Lê Anh Tuấn, 2004; Liao và E.M Leano, 2008; Luu, 2002; Son,
1996; Tuan và CTV., 2000). Nghề nuôi cá mú chấm đen thƣơng phẩm tại một số vùng
nuôi tại Khánh Hòa đang giảm sút vì vậy vấn đề đặt ra cần phải có một nghiên cứu về
đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi cá mú thƣơng phẩm nhằm đề xuất các

biện pháp giúp hộ nuôi mú thƣơng phẩm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, và
phát triển nghề nuôi cá mú chấm đen theo hƣớng bền vững.
Một số đề tài nghiên cứu trong nƣớc có liên quan tới nội dung điều tra hiện trạng
kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của một số đối tƣợng nuôi thủy sản nhƣ:
Đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của nghề nuôi tôm sú giống (Penaeus
monodon) tại tỉnh Khánh Hòa (2008)” của tác giả Hoàng Thu Thủy, luận văn thạc sỹ,
Đại học Nha Trang. Kết quả nghiên cứu đƣợc tác giả xác định nghề nuôi tôm sú giống
đã giải quyết đƣợc công ăn việc làm cho 3.387 lao động trực tiếp cho nghề nuôi tôm sú
giống và 20.169 lao động cho nghề nuôi tôm thƣơng phẩm trong 2 năm 2005 và 2006.
Đề tài cũng xác định đƣợc một số nhân tố ảnh hƣởng đến sản lƣợng sản xuất ấu trùng

×