Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

Bài giảng Tổng quan du lịch và khách sạn Chương 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 46 trang )

TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
Chương 2: Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực
khác – Các điều kiện để phát triển du lịch
2.1. Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác:
2.1.1. Mối quan hệ giữa du lịch và các ngành kinh tế
khác:
-Du lịch có hiệu quả trực tiếp đối với một số
ngành và lĩnh vực kinh doanh như giao thông vận
tải, lưu trú và ăn uống và thông qua doanh thu của
các bộ phận này tăng đáng kể. Mặt khác, một số
ngành có liên quan đến du lịch như công nghiệp
hàng tiêu dùng, nông nghiệp cũng có lợi từ du lịch.
Đó là hiệu quả gián tiếp của sự phát triển ngành
du lịch.
- Mối quan hệ giữa du lịch với thương mại
TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
- Mối quan hệ giữa du lịch với thương mại
Nếu người Việt Nam đi nước ngoài trong các kì nghỉ
mang theo tiền bạc và chi tiêu tiền bạc ở nước ngoài thì lợi
ích kinh tế của du lịch bị ảnh hưởng. Các nước đang phát
triển như Việt Nam cần nhiều khách du lịch đến đất nước
hơn so công dân nước mình đi du lịch nước ngoài để đảm
bảo có lợi ích kinh tế dương trong cán cân thương mại.
Những năm gần đây do sự phát triển kinh tế, thu nhập của
người dân được nâng lên nên số người Việt Nam đi du lịch
nước ngoài cũng tăng dần. Có một số cách để hạn chế đi du
lịch nước ngoài, buộc họ ở nhà trong các kì nghỉ và do đó
giúp cải thiện tình trạng của cán cân thanh toán thương
mại. Một số nước áp dụng giấy thị thực hoặc giấy phép cho
người đi du lịch nước ngoài. Một số nước hạn chế số lượng
tiền người đi du lịch có thể mang ra khỏi đất nước. Ngoài ra


tỉ giá trao đổi cũng có thể ảnh hưởng tới số người đi du lịch.
Khi tỉ giá trao đổi các ngoại tệ mạnh biến động một cách đột
ngột sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng chú ý của mô hình du lịch.
-
Mối quan hệ giữa du lịch với nông nghiệp và công nghiệp
Khi một khu vực nào đó trở thành một điểm du lịch, du khách tự mọi nơi
đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá tăng lên đáng kể. Việc đòi hỏi
một số lượng lớn vật tư, hàng hoá các loại đã kích thích mạnh mẽ các
ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là nông nghiệp và công nghiệp chế
biến. Bên cạnh đó, các hàng hoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất
lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp và hấp dẫn. Điều này
có nghĩa là yêu cầu hàng hoá phải được sản xuất trên một công nghệ cao,
trình độ tiên tiến. Các chủ xí nghiệp buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện
đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao để sản xuất các
mặt hàng đáp ứng nhu cầu du khách. Ngành du lịch cũng tạo ra sự nổi
tiếng cho sản xuất công nghiệp cũng như nông nghiệp địa phương thông
qua việcđáp ứng nhu cầu của du khách về các sản phẩm lương thực -
thực phẩm, dụng cụ, đồ đạc. Đồng thời tạo khả năng để tăng khối lượng
sản xuất cảu địa phương nhằm đáp ứng những nhu cầu mới, nhu cầu bổ
sung thêm từ khách. Ngoài ra những sản phẩm thủ công, hàng lưu niệm
từ những ngành nghề đang bị mai một vì người dân địa phương không
còn quan tâm đến sẽ được khôi phục và phát triển lại.
-
Mối quan hệ giữa du lịch với giao thông vận tải
Một yếu tố quan trọng giúp điểm, địa phương du lịch hấp dẫn
du khách hay không là nhờ vào khả năng kinh hoạt và tiện
nghi của ngành giao thông vận tải. Khách đi du lịch luôn muốn
được phục vụ với chất lượng cao nhất. Đòi hỏi này thúc đẩy sự
phát triển của giao thông vận tải, nhất là ngành vận tải hành
khách. Các nhà kinh doanh vận tải sẽ phải chú trọng nâng cao

chất lượng phục vụ ngành vận tải. Không những số lượng
phương tiện được nâng cao mà chất lượng phương tiện cũng
như chất lượng đường ngày càng hoàn thiện hơn. Sự tiến bộ và
hoàn thiện đó tạo ra bộ mặt mới của hệ thống cơ sở hạ tầng
giao thông. Kéo theo đó, nó gián tiếp tạo ra sự tiến bộ nói
chung của ngành giao thông vận tải đối với địa phương.
TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
Chương 2: Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực
khác – Các điều kiện để phát triển du lịch
2.1. Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác:
2.1.1. Mối quan hệ giữa du lịch và các ngành kinh tế
khác:
2.1.2. Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá –xã hội
Giữa văn hóa và du lịch luôn có mối liên hệ mật
thiết, bởi lẽ các di sản văn hóa, giá trị văn hóa
chính là nguồn lực cho phát triển du lịch. Văn hóa
cung cấp tri thức, các phép ứng xử văn minh lịch
sự cho hoạt động du lịch.
Văn hoá là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch (nguồn
nguyên liệu để hình thành lên hoạt động du lịch). Khi nói văn
hoá là nguồn nguyên liệu để hình thành lên hoạt động du lịch,
tức là chúng ta nói đến vật hút / đối tượng hưởng thụ của du
khách. Nguồn nguyên liệu văn hoá có hai loại cơ bản: Văn hoá
vật thể là những sáng tạo của con người tồn tại, hiện hữu trong
không gian mà có thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác, chẳng
hạn những di tích lịch sử văn hoá, những mặt hàng thủ công,
các công cụ trong sinh hạt, sản xuất, các món ăn dân tộc…
Văn hoá phi vật thể như lễ hội, các loại hình nghệ thuật, cách
ứng xử, giao tiếp…

TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
Chương 2: Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực
khác – Các điều kiện để phát triển du lịch
2.1. Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác:
2.1.1. Mối quan hệ giữa du lịch và các ngành kinh tế
khác:
2.1.2. Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá –xã hội
2.1.3. Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường:
*Đối với môi trường tự nhiên:
Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống
hoặc sử dụng không hiệu quả. Giảm sức ép do khai thác tài
nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh, kinh tế tại các khu
vực nhạy cảm (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ).
Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực
phát triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp
thoát nước được áp dụng.
Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch
nhờ những dự án có các công viên
cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học
thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch
Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ
các dự án thường có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên
cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo…
* Đối với môi trường nhân văn xã hội
Góp phần tăng trưởng kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xuất khẩu tại
chỗ).
Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng dân cư
địa phương.
Góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa

phương (y tế, thông tin, vui chơi giải trí) kèm theo các hoạt động phát
triển du lịch.
Bảo tồn, nâng cao giá trị và khôi phục các di sản kiến trúc, nghệ thuật,
vật thể và phi vật thể, văn hóa, thủ công mỹ nghệ, trang phục, phong tục
truyền thống… bằng các nguồn kinh phí thu trực tiếp hay gián tiếp từ
hoạt động du lịch.
Phát triển du lịch tạo tiền đề cho việc khôi phục các sinh hoạt văn hóa
truyền thống của cộng đồng vốn đã bị mai một, đặc biệt là các lễ hội.
Nhiều lễ hội truyền thống của một địa phương riêng lẻ đã được nâng cấp
thành các lễ hội du lịch, thu hút số lượng lớn khách từ các vùng miền
khác cùng tham gia.
*Tuy nhiên:
-Hoạt động du lịch làm tăng áp lực về chất thải sinh
hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy
cơ ô nhiễm môi trường đất, nước.
- Hoạt động du lịch cũng gây những tác động tiêu cực
đến đời sống văn hóa - xã hội ở một số khu vực.
Thực tế cho thấy phát triển du lích thường đi kèm với
những tác động tiêu cực đến môi trường. Nếu trong quá trình
phát triển, các tác động tiêu cực đến môi trường không được
liệt kê thông qua những biện pháp bảo vệ môi trường quản lý
hữu hiệu thì hậu quả sẽ dẫn tới suy thoái môi trường, ảnh
hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững. Do vậy, trong
quá trình phát triển du lịch phải lồng ghép các yêu cầu và giải
pháp về bảo vệ môi trường, ngay từ khâu lập quy hoạch, xây
dựng các chiến lược phát triển đến triển khai các dự án, thiết
kế các sản phẩm du lich cụ thể.
TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
Chương 2: Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực
khác – Các điều kiện để phát triển du lịch

2.1. Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác:
2.2. Các điều kiện để phát triển du lịch:
2.2.1. Các điều kiện chung:
2.2.1.1. Tình hình an ninh chính trị- an toàn xã hội
Du lịch chỉ được phát triển trong một bầu không khí hòa bình,
trong tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Khi có tình hình chính trị ổn định và hòa bình thì sẽ cho du khách
cảm giác an toàn và tính mạng được coi trọng. Tại những nơi này du
khách có thể đi lại tự do trong đất nước mà không lo sợ và không cần sự
chú ý đặc biệt nào. Những điểm du lịch mà tại đó không có sự phân biệt
chủng tộc, tôn giáo… du khách có thể gặp dân bản xứ, giao lưu và làm
quen với phong tục tập quán của địa phương, sẽ thu hút được nhiều du
khách hơn những nơi họ bị cô lập với dân sở tại.
TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
Chương 2: Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác –
Các điều kiện để phát triển du lịch
2.1. Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác:
2.2. Các điều kiện để phát triển du lịch:
2.2.1. Các điều kiện chung:
2.2.1.1. Tình hình an ninh chính trị- an toàn xã hội
2.2.1.2. Điều kiện kinh tế:
Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và
phát triển ngành kinh tế du lịch. Sự phát triển của du lịch có
thể kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, nhưng
bên cạnh đó bản thân du lịch cũng lệ thuộc vào các ngành này
về nhiều mặt: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải…
TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
Chương 2: Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác – Các
điều kiện để phát triển du lịch
2.1. Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác:

2.2. Các điều kiện để phát triển du lịch:
2.2.1. Các điều kiện chung:
2.2.1.1. Tình hình an ninh chính trị- an toàn xã hội
2.2.1.2. Điều kiện kinh tế:
2.2.1.3. Chính sách phát triển du lịch:
-
Chính sách của chính quyền có ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của
du lịch. Bộ máy và cơ chế quản lí có tác dụng thúc đẩy hay kìm hãm sự
phát triển của du lịch. Một quốc gia có tiềm tài nguyên du lịch phong
phú, mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương
không có chính sách hỗ trợ cho du lịch thì ngành du lịch cũng khó phát
triển được và ngược lại.
-
Ở Việt Nam, chính sách phát triển du lịch được nêu rõ ở:
Điều 6. Chính sách phát triển du lịch- Luật du lịch năm 2005.
TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
Chương 2: Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực
khác – Các điều kiện để phát triển du lịch
2.1. Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác:
2.2. Các điều kiện để phát triển du lịch:
2.2.1. Các điều kiện chung:
2.2.1.1. Tình hình an ninh chính trị- an toàn xã hội
2.2.1.2. Điều kiện kinh tế:
2.2.1.3. Chính sách phát triển du lịch:
2.2.1.4. Các điều kiện làm nãy sinh nhu cầu du lịch:
-
Thời gian rỗi.
-
Khả năng tài chính của du khách.
-

Trình độ dân trí.
▪ Thời giam rỗi:
Trước đây thời gian nghỉ của người lao động không
nhiều, các ngày nghỉ, ngày lễ, người lao động thường nghỉ
ngơi hoặc thực hiện các nghi lễ tôn giáo hay thực hiện bổn
phận.
Hiện nay thời gian rảnh rỗi của người lao động tăng lên,
việc sử dụng thời gian rỗi vào du lịch cũng có xu hướng tăng.
Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện chế độ làm
việc 40h/tuần. Điều này cho phép người lao động có điều kiện
nghỉ ngơi, phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần.
Có thể nói thời gian rỗi cũng là đối tượng nghiên cứu của
ngành du lịch. Trong chiến lược phát triển du lịch cần nghiên
cứu và đưa ra chiến lược quảng bá, hướng dẫn người dân sử
dụng thời gian rỗi vào việc nâng cao sức khỏe, mở rộng tầm
hiểu biết bằng con đường du lịch, tránh sử dụng thời gian này
vào các hoạt động tiêu cực.
▪ Khả năng tài chính của du khách:
Nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân được
nâng lên. Điều này đã kích thích sự phát triển của du lịch. Khi
đi du lịch và lưu trú lại bên ngoài nơi thường trú du khách phải
tiêu thụ nhiều loại dich vụ, hàng hóa (tàu xe, phòng ở, ăn
uống, mua sắm…) do vậy thu nhập của người dân được coi là
chỉ tiêu quan trọng, là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của du
lịch.
▪ Trình độ dân trí.
Khi trình độ dân trí, trình độ văn hóa của người dân tăng
lên thì nhu cầu du lịch cũng tăng khi lòng ham hiểu biết, mong
muốn mở rộng tầm nhìn, ước mơ làm quen với nhiều nền văn
hóa khác nhau trên thế giới đã làm cho du lịch trở thành hoạt

động không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của người
dân.
TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
Chương 2: Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác –
Các điều kiện để phát triển du lịch
2.1. Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác:
2.2. Các điều kiện để phát triển du lịch:
2.2.1. Các điều kiện chung:
2.2.1.1. Tình hình an ninh chính trị- an toàn xã hội
2.2.1.2. Điều kiện kinh tế:
2.2.1.3. Chính sách phát triển du lịch:
2.2.1.4. Các điều kiện làm nãy sinh nhu cầu du lịch:
2.2.2. Các điều kiện đặc trưng:
2.2.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên:
Không giống các ngành dịch vụ khác mà sự phân bố
ngành du lịch bị quy định bởi thị trường tiêu thụ, có liên quan
rất mật thiết với sự phân bố các tài nguyên du lịch.
“Tài nguyên du lịch là các thành phần và những kết hợp khác
nhau của cảnh quan tự nhiên và các đối tượng lịch sử, văn
hóa, kiến trúc, các giá trị văn hóa phi vật thể có thể được sử
dụng vào dịch vụ du lịch và nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch”.
- Vị trí địa lí
Khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn khách có ý
nghĩa quan trọng đối với nước nhận khách. Nếu nước nhận
khách ở xa nước gửi khách sẽ ảnh hưởng đến khách du lịch ở
ba khía cạnh:
- Du khách phải chi thêm tiền cho việc đi lại
- Du khách phải rút ngắn thời gian lưu trú tại nơi du
lịch do mất nhiều thời gian đi lại
- Du khách phải hao tốn khá nhiều sức khỏe cho việc đi

lại (nhất là khách đi lại bằng ô tô, tàu hỏa, tàu thủy)
- Tài nguyên du lịch tự nhiên
▪Địa hình
Địa hình là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong
cảnh và sự đa dạng của các thành phần tự nhiên. Đối với du
khách địa hình càng đa dạng, tương phản, độc đáo càng có sức
hấp dẫn. Trong các kiểu địa hình thì các dạng địa hình ven bờ,
địa hình xâm thực đặc sắc như các hang động, địa hình cacxtơ
ngập nước, địa hình vùng núi granit… tạo ra các cảm xúc
thẩm mĩ mạnh ở du khách. Ngành du lịch thế giới đã đưa hàng
ngàn hang động vào khai thác du lịch và đã thu hút hơn 3%
tổng số khách du lịch
Động Phong Nha
- Tài nguyên du lịch tự nhiên
▪Địa hình
▪ Các điều kiện sinh khí hậu
Các đặc điểm mùa khí hậu có ảnh hưởng đến tính mùa
của hoạt động du lịch. Trong các yếu tố của khí hậu thì nhiệt
độ và độ ẩm có liên quan chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng
đến sức khỏe của con người.
Những nơi có khí hậu ôn hòa thường có sức hấp dẫn cao
đối với du khách. Nhiều cuộc thăn dò cho thấy khách du lịch
thường tránh những nơi quá nóng, quá lạnh, nơi có gió thổi
mạnh. Tuy nhiên một số loại hình du lịch lại thích hợp với
điều kiện khí hậu đặc biệt.
Là địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đà Lạt
- Tài nguyên du lịch tự nhiên
▪Địa hình
▪ Các điều kiện sinh khí hậu
▪Tài nguyên nước

Là yếu tố không thể thiếu được trong việc duy trì sự
sống của con người, đồng thời có ảnh hưởng đến khả năng
phát triển các loại du lịch. Nơi có gương nước lớn thường có
không khí trong lành, đến đây khách sẽ cảm thấy thanh thản,
dễ chịu, sức ép của cuộc sống căng thẳng dường như tan biến.
Trong tài nguyên nước các nguồn nước khoáng có giá
trị chữa bệnh nên có sức hấp dẫn cao đối với du khách.

×