BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ:
THUỐC HÓA ĐỜM,
CHỈ KHÁI, BÌNH SUYỄN
BỘ MÔN Y HỌC CỔ TRUYỀN
ĐỜM LÀ GÌ?
Chất dịch nhớt và dính , tạo ra trong quá trình hoạt động của lục phủ, ngũ tạng
ngưng đọng lại thành đờm.
Đờm ở phế gây bệnh cho phế
Đờm ở tỳ vị gây bệnh cho tỳ vị
Đờm ở não gây bệnh động kinh, điên giản
Đờm liên quan đến ho suyễn
Đờm đọng lại ở các phế khí quản làm cho:
Không khí lưu thông khó khăn gây khó thở
Môi trường tốt cho vi khuẩn KHỬ
Kích thích niêm mạc gây ho ĐỜM
Kích thích cơ trơn phế khí quản gây co thắt, suyễn
THUỐC HÓA ĐỜM
Tác dụng chung:
Trừ đờm, chữa ho
Chữa kinh giật, hôn mê, trúng phong
Thông khiếu
Lao hạch ở cổ, nách, bẹn
Quy kinh: PHẾ
Thuốc ôn hóa đờm hàn
Cay, ấm, nóng, ôn táo
Chữa chứng đờm hàn
Đờm lỏng trong, dễ khạt, tay chân lạnh, đại tiện lỏng.
Gồm các vị: Bán hạ, Bạch giới tử, Cát cánh….
PHÂN LOẠI
Thuốc thanh nhiệt hóa đờm Ngọt, hàn, lương
Chữa chứng đờm nhiệt
Ho có đờm đặc, vàng, mùi hôi
Gồm các vị: Mạch môn, Thiên môn…
PHÂN LOẠI
THUỐC CHỈ KHÁI BÌNH SUYỄN
TÁC DỤNG CHUNG:
- Trừ đờm
- Giảm ho
- Trừ hen suyễn, khó thở
Thuốc ôn phế chỉ khái
Tính ôn táo, trị ho do hàn: ho do ngoại cảm phong hàn,
người già dương khí suy kém, ho nhiều khi trời lạnh.
Gồm các vị: Hạnh nhân, Bách bộ, Khoản đông hoa….
PHÂN LOẠI
Thuốc thanh phế chỉ khái
Tính hàn, lương chữa chứng ho do nhiệt.
Ho khan đờm dính, sốt, đại tiện táo.
Gồm các vị: Ma hoàng, Cà độc dược, Địa long…
PHÂN LOẠI
TPHH chung:
* Alcaloid: có tác dụng làm giảm sự hưng phấn của trung khu hô hấp
làm giảm ho (alcaloid của Bách bộ, Bối mẫu).
* Saponin: có tác dụng xúc tiến sự phân tiết của khí quản, làm giảm
sức căng bề mặt của đờm nên làm đờm loãng ra do đó có tác dụng
long đờm (saponin của Cát cánh, Viễn chí).
* Tinh dầu: sát trùng, chống viêm nhiễm đường hô hấp (tinh dầu của
Húng chanh, Bạch giới tử ).
CHÚ Ý SỬ DỤNG
•
Thuốc ho hay gây cảm giác chán ăn cho bệnh nhân, nên chỉ sử
dụng khi cần thiết.
•
Thuốc điều trị triệu chứng, khi sử dụng tùy theo nguyên nhân gây
ho mà cần phối hợp thuốc, như: ho do ngoại cảm phối hợp thuốc trị
cảm sốt; ho do âm hư gây phế táo phối hợp thuốc bổ âm…
•
Thuốc chỉ khái lọai hạt (Hạnh nhân, La bạc tử, Tô tử,…) nên giã
nhỏ trước khi sắc, thuốc có nhiều lông mịn (Tỳ bà diệp) cần phải lau
sạch lông và bọc trong túi vải khi sắc.
KIÊNG KỴ
* Dương hư không dùng thuốc thanh nhiệt
hóa đờm.
* Âm hư không dùng thuốc ôn hóa đờm hàn
vì thuốc khô táo gây mất tân dịch.
* Tỳ hư không dùng thuốc thanh nhiệt hóa
đờm.
TỪ KHÓA
Tạng Phế: Phế chủ về hô hấp, chủ khí, chủ túc giáng, khai khiếu ra
mũi, bên ngoài hợp với bì mao.
Phế chủ túc giáng, thông điều thủy đạo: Nước uống vào Vị, tinh khí
của nước qua sự chuyển vận của Tỳ mà dồn lên Phế, Phế khí túc
giáng thì thủy dịch theo đường thủy đạo của tam tiêu mà thấu xuống
bàng quang. Nếu Phế mất khả năng túc giáng, sự thay đổi cũ mới của
thủy dịch sẽ bị trở ngại thì thủy dịch sẽ dồn đọng lại, tiểu tiện sẽ
không thông, thậm chí thành bệnh thủy thũng. Vì thế tiểu tiện có thông
lợi hay không thường có quan hệ tới công năng túc giáng của Phế.
Phế chủ khí: khí là vật chất trọng yếu, cơ thể nhờ
khí để duy trì sự sống. Khí có hai nguồn: một là
tinh khí trong đồ ăn thức uống, hai là khí trời hút
vào người. Khí trời do phế hút vào, khí của đồ
ăn uống do tỳ mạch chuyển vận lên phế. Hai khí
ấy kết hợp lại chứa vào khí hải ở lồng ngực gọi
là “tôn khí’. Tôn khí là nguồn gốc của khí trong
toàn thân đi ra họng thở để làm hô hấp, dẫn vào
tâm mạch phân bố khắp toàn thân.
Phế chủ bì mao: sự liên hệ giữa Phế với bì mao chủ yếu
biểu hiện ở 2 mặt dưới đây:
Phế chủ khí, coi sóc việc hô hấp, là cơ quan chính để
trao đổi khí ở trong và ngoài cơ thể mà lỗ chân lông, da
cũng có tác dụng tán khí, cho nên lỗ chân lông còn được
gọi là “khí môn”.
Da lông nhờ sự hun nóng của Phế khí mới được tươi
nhuận, Phế khí đầy đủ thì da lông mỡ màng tươi tốt,
ngược lại Phế khí suy kiệt thì da lông khô khan xơ xác.
THUỐC THANH HÓA ĐỜM NHIỆT
MẠCH MÔN
(Ophiopogon japonicus
(L.f.) Ker.Gawl.), họ Thiên
môn (Asparagaceae)
BPD: rễ củ
MT: Rễ hình thoi, ở mỗi đầu còn vết
tích rễ con, dài 1,5 – 3,5 cm, đường
kính 0,2 – 0,8 cm, để nguyên hay bổ
đôi theo chiều dọc. Mặt ngoài có màu
vàng nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc.
Mặt cắt ngang có lớp vỏ mỏng màu
nâu nhạt, phần ruột trắng ngà, có lõi
nhỏ ở chính giữa. Mùi thơm nhẹ, vị
hơi ngọt sau đó hơi đắng.
TPHH: chất nhày, đường, Ophiopogonin, ruscogennin, sitostorol,
stigmastrol.
CD:
- Trị ho do nhiệt táo làm tổn thương phế âm, ho khạc ra máu, ho lao.
- Chữa vị nhiệt, tâm phiền khát nước, táo bón do âm hỏa, sốt cao mất tân
dịch.
- Chữa huyết nhiệt gây chảy máu cam, khái huyết, chảy máu chân răng
- Trị phù, tiểu buốt, tiểu rắt
LD: 6 - 20 g sắc uống.
Homoisoflavonoid có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa trên thực
nghiệm
THIÊN MÔN
(Asparagus cochinchinensis
(Lour) Merr.), họ Thiên môn
đông ( Asparagaceae)
BPD: rễ củ
MT: Dược liệu hình thoi, hơi cong, dài
5 – 18 cm, đường kính 0,5 – 2 cm. Mặt
ngoài màu vàng nhạt đến vàng nâu
(màu hổ phách), trong, mờ, sáng bóng
hoặc có vân dọc sâu hoặc nông không
đều, có khi còn sót lại vỏ ngoài màu
nâu xám. Chất cứng, dai, có chất nhày
dính, mặt cắt dạng chất sừng, trụ giữa
màu trắng ngà. Mùi nhẹ, vị ngọt, hơi
đắng.
TPHH: acid amin là asparagin, β-sitosterol, chất nhày, tinh bột,
saccarose, Oligofurostanosides.
TDDL: Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Thiên môn có tác dụng ức
chế liên cầu khuẩn A và B, Phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn vàng, trực
khuẩn bạch cầu.
- Tác dụng chống khối u: Nước sắc Thiên môn có tác dụng ức chế
Sacroma –180 và Deoxygenase của tế bào bạch cầu ở chuột nhắt bị
viêm hạch bạch huyết cấp hoặc viêm hạt bạch huyết mạn.
-
Nước sắc Thiên môn có tác dụng giảm ho, lợi tiểu, thông tiện,
cường tráng
-
TM có tác dụng chống viêm da cấp và mãn
CD:
- Trị phế âm suy nhược, ho lâu ngày, ho khan, ho có đờm
khó khạc ra, viêm phổi hoặc ho gà.
- Dùng cho người mới ốm dậy, tân dịch hao tổn, miệng
khát.
-
Bổ tâm huyết, an thần (tâm huyết không đủ, tim đập loạn
nhịp, hồi hộp, ngắn hơi, vô lực, lưỡi miệng sinh mụn nhọt,
mồ hôi nhiều
-
Tác dụng nhuận tràng, dùng trong trường hợp cơ thể háo
khát dẫn đến đại tiện bí táo.
LD: 4 - 12g
Lưu ý:
Thiên môn tính hàn, trệ hơn Mạch môn, nên
không nhuận phế mà chủ yếu dùng để bổ thận âm.
Nếu thận âm hư sinh nội nhiệt, phế thận đều hư thì
dùng Mạch môn là chính.