Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tâm 02 - 02 - 1980- LV tóm tắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.29 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Đóng góp của luận văn: 10
6. Bố cục luận văn 10
Chương 1: Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ và hình tượng cái tôi trữ tình
trong thơ Anh Thơ 11
1.1 Thế giới nghệ thuật thơ 11
1.2 Cuộc đời và quan niệm nghệ thuật của Anh Thơ 14
1.3 Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Anh Thơ 17
1.3.1 Cái tôi khát khao giao cảm, chan hòa với thiên nhiên cảnh vật 18
1.3.2 Cái tôi cá nhân gắn với sinh hoạt lao động đời thường 22
1.3.3 Cái tôi trữ tình công dân gắn với cuộc sống kháng chiến 25
Chương 2: Hình tượng không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật
trong thơ Anh Thơ 33
2.1. Hình tượng không gian nghệ thuật 33
2.1.1. Không gian làng quê gắn với sinh hoạt đời thường và những
sinh hoạt mang tính cộng đồng 33
2.1.2 Không gian kháng chiến qua hình ảnh rừng núi chiến khu,
vùng biển, vùng trời, cánh đồng, con đường 37
2.2. Hình tượng thời gian nghệ thuật 44
2.2.1. Thời gian tuyến tính theo ngày, mùa 44
2.2.3 Thời gian hoài niệm và hướng về tương lai 51
Chương 3: Phương thức nghệ thuật thơ trong thơ Anh Thơ 56
3.1. Thể thơ
3.1.1 Thể thơ tám chữ 56
3.1.2 Thể thơ tự do 61
3.1.4 Một số thể thơ khác 65


3.2. Ngôn ngữ
3.2.1 Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị gần gũi với đời sống 70
3.2.2 Ngôn ngữ mang tính cộng đồng 72
3. 3. Giọng điệu 74
3.3.1 Giọng điệu êm đềm trầm buồn, nhẹ nhàng sâu lắng 74
3.3.2 Giọng điệu nhanh, gấp gáp, vui tươi 77
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi Anh Thơ xuất hiện trên thi đàn, Thơ mới đã ổn định với khá nhiều tên tuổi nổi tiếng, nhưng
nữ sĩ cũng tìm cho mình được tiếng nói riêng, độc đáo. Trong khi một số nhà Thơ mới đang thoát li hiện
thực, trốn vào men rượu, vào ái tình hay vào tháp ngà nghệ thuật, vào cái tôi cô đơn để gặm nhắm tâm
tư…, Anh Thơ lại quay về với thiên nhiên thôn dã, cảnh vật bốn mùa, với các phong tục lễ hội ở miền Bắc
qua bút pháp nghệ thuật đậm nét tả chân. Cùng với Nguyễn Bính, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ…, nữ sĩ
Anh Thơ làm giàu thêm bức tranh quê hương làng cảnh Việt Nam. Những bài thơ viết về nông thôn của
nữ sĩ thực sự đóng góp độc đáo cho bức tranh quê xứ Bắc tươi tắn, chân chất, sinh động, hồn nhiên. Bên
cạnh Bức tranh quê, Anh Thơ say đắm dẫn dắt người đọc vào một thế giới hiện thực đầy nóng bỏng về hai
cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc ta, với hình ảnh những xóm làng bị giặc tàn phá,
với hình ảnh những chiến sĩ đầy quả cảm, đầy tinh thần lạc quan cách mạng, với hình ảnh chân thực về
người phụ nữ trong kháng chiến… Với Anh Thơ, tinh thần dân tộc, nhà thơ và người chiến sĩ gắn bó với
nhau như hình với bóng, đồng hành tạo nên một cốt cách nghệ thuật riêng, sinh động và đầy ắp hiện thực
nóng bỏng. Có thể nói, từ khi xuất hiện, thơ Anh Thơ thực sự lôi cuốn sự quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu
của không ít các thế hệ bạn đọc.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu học tập thơ Anh Thơ vẫn còn khá ít ỏi, chưa xứng tầm với tên tuổi của
một nhà thơ có vai trò to lớn lưu giữ hình ảnh bức tranh quê cùng những giá trị văn hoá cổ truyền của quê
hương làng cảnh Việt Nam một cách chân thực đầy đủ, sinh động, hồn nhiên, tự nhiên…Do vậy, chọn đề
tài nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ, chúng tôi mong muốn góp phần xác định vị trí của
một nhà thơ mới đậm chất điệu hồn quê chân chất, mộc mạc, giữa hiện thực đất nước đầy sôi nổi, nóng

bỏng lúc bấy giờ.
Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ được nhìn nhận, nghiên cứu từ góc độ một chỉnh thể nghệ thuật
với những quy luật vận động nội tại của nó, chứ không phải nhìn nhận trong sự riêng biệt tách rời giữa
hình thức với nội dung, cũng không phải chỉ là một hiện tượng xã hội lịch sử đơn thuần… Tìm hiểu thế
giới nghệ thuật chính là đi vào tìm hiểu cấu trúc lô gíc bên trong, sự kết hợp hài hoà biện chứng giữa nội
dung và hình thức nghệ thuật; từ đó góp phần xác định đúng vai trò vị trí và những đóng góp cho thi ca
dân tộc của nữ sĩ Anh Thơ.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Trước Cách mạng Tháng Tám - 1945
Ngay từ năm 1939, khi tập thơ Bức tranh quê ra đời và được giải khuyến khích của Tự lực văn
đoàn, nữ sĩ Anh Thơ được các nhà lí luận phê bình, các nhà văn, nhà thơ chú ý, quan tâm. Chỉ chưa đầy
một tháng, với thể thơ tám chữ viết về đề tài thiên nhiên, phong tục, sự ra đời tập thơ Bức tranh quê được
giới văn nghệ sĩ cũng như bạn lúc bấy giờ đánh giá cao, quả là hiếm có. Lúc đầu phải kể tới những người
công tác ở Tự lực văn đoàn như Nhất Linh, Thế Lữ… Nhất Linh cho rằng: “Bức tranh quê của cô Anh
Thơ là một tập ba mươi bài thơ. Bài nào cũng mười hai câu. Tác giả đã tả cảnh thôn quê từ đầu năm cho
đến tết. Mùa nọ sang mùa kia. Tác giả nhất định tả cảnh theo thời tiết. Nhất định dùng một thể thơ giống
nhau. Tự đặt mình vào con đường khó khăn, hình như để cốt tỏ rõ sự tài tình và khéo léo của mình. Lối ấy
làm cho tập thơ kém vẻ linh hoạt, thành ra nặng nề uể oải, từ đầu đến cuối cứ đều đều một giọng” [50;
tr52].
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh cho rằng: “Anh Thơ từ lâu chuyên lối tả cảnh, mà lại tả những
cảnh tầm thường: một phiên chợ, một đứa bé quét sân, một cụ bà ngồi bắt chấy. Thơ của người biệt hẳn ra
một lối…”.[44, 192 ]. Thơ Anh Thơ “biệt hẳn một lối”, tức là nữ sĩ đã chọn cho mình lối đi riêng với chất
liệu hoàn toàn mới mẻ. Tuy nhiên, những sự vật, sự việc diễn ra hàng ngày rất nhiều, quan trọng là ta biết
nhìn nhận, quan sát từ những cái rất bình thường ấy để nói lên được cái cốt yếu của đời sống. Nữ sĩ Anh
Thơ đã làm được điều ấy. Cái bình thường ấy lại phản ánh rất thật cái cốt lõi, cái hồn quê, duyên quê của

2
làng quê, đồng quê Việt Nam. Nhìn một góc độ khác, lý giải giọng điệu thơ Anh Thơ, trên tờ báo Thanh
Nghị số 37 ra tháng 10 năm 1942, Lê Huy Vân lí giải: “Anh Thơ đã đổi giọng, lối văn xuôi làm cho nàng
được giải thưởng không còn nữa, giọng văn có vẻ bác học hơn nhiều…’’. Như vậy, trong giai đoạn này,

thơ Anh Thơ đã được một số bạn đọc và giới phê bình văn học quan tâm để ý đến. Nhưng phải đến giai
đoạn sau, sự nhìn nhận về thơ Anh Thơ mới thực sự khách quan và sáng giá hơn.
2.2. Từ 1945 đến 1986
Ánh sáng cách mạng, lí tưởng Đảng Cộng sản thực sự soi sáng, lay động thức tỉnh, định hướng
cho trái tim và trí tuệ văn nghệ sĩ. Họ quay về với những đề tài phục vụ nhân nhân, phục vụ kháng chiến,
ca ngợi cuộc sống mới. Họ hăng hái lên đường tìm nguồn cảm hứng sáng tạo từ những vùng đất mới.
Trong thời kì này, cũng như nhiều nhà văn khác, nữ sĩ Anh Thơ vừa hăng hái tham gia hoạt động cách
mạng vừa sáng tác thơ văn để cổ vũ, phục vụ cách mạng. Chuyển từ đề tài thiên nhiên, phong tục trước
1945 sang đề tài phản ánh hiện thực cuộc sống – kháng chiến đầy nóng bỏng của dân tộc, Anh Thơ cho ra
đời hàng loạt tác phẩm như: Kể chuyện Vũ Lăng ( 1957 ), Đảo ngọc (1963 ), Theo cánh chim câu (1965 )
…Mỗi tác phẩm là một góc nhìn riêng về cuộc sống – kháng chiến, nó góp phần làm phong phú thế giới
nghệ thuật thơ Anh Thơ.
Năm 1969, khi nhận định về một số nhà thơ mới trong bài Khuynh hướng thơ Việt hiện đại, tác
giả Uyên Thao cho rằng: “Huy Thông bộc lộ tình cảm hùng mạnh của thanh niên trong những bài thơ
đanh thép, Đoàn Văn Cừ, Nam Trân, Anh Thơ biểu hiện tình cảm êm đẹp trong những bài thơ tả cảnh
mộc mạc…” [50; 118, 119 ]. Khác với vẻ đẹp trong thơ Huy Thông hùng tráng, mạnh mẽ; vẻ đẹp của thơ
Anh Thơ toát ra từ bức tranh làng quê, đồng quê êm đềm, hồn hậu, chân chất, mộc mạc và hiện thực đời
sống, kháng chiến nóng bỏng.
Năm 1978, trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập 5, Nguyễn Hoành Khung nhận xét về các thi
sĩ đồng quê như Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ : “Những người này tìm đến một mối tình quê,
những cảnh vật quen thuộc của quê hương, và đã đem lại cho thơ mới một phong vị riêng…Với xu hướng
đi về đồng quê, Thơ mới đã phần nào gợi được hình ảnh đất nước, quê hương thân thuộc, nên thơ… [24;
tr105]. Bên cạnh những nhà thơ thể hiện cái tôi cá nhân thấm đẫm buồn đau cô đơn rất đặc trưng cho Thơ
mới, Anh Thơ không chỉ say mê dẫn dắt độc giả chiêm ngưỡng một bức tranh quê với những phong tục,
hội hè đình đám, với những sinh hoạt văn hóa dân gian đậm chất cổ truyền mà còn đem đến cho người đọc
bức tranh hiện thực cuộc sống, lao động và chiến đấu đầy nóng bỏng trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ.
Năm 1982, trong cuộc hội thảo Văn chương Việt Nam giữa hai cuộc thế chiến tại trường Đại học
Harvad (Hoa Kì), Hà Minh Đức khẳng định tình yêu quê hương đất nước trong Thơ mới, ở đó “Người ta
có thể tìm thấy nhiều miền quê với những vẻ đẹp riêng. Một làng biển trong thơ Tế Hanh, miền quê Hà

Tĩnh trong thơ Huy Cận; Nam Trân hay viết về xứ Huế; phong cảnh nên thơ ở đồng quê miền Bắc trong
thơ Nguyễn Nhược Pháp, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử…”. Sau đó,
bài viết của Hà Minh Đức được in trong cuốn Một thời đại thi ca – Về phong trào thơ mới 1932 - 1945
[15; 82,86]. Anh Thơ được mệnh danh là “nhà thơ đồng áng”[30, 1295 ], thơ Anh Thơ không chỉ là bức
tranh quê thuần túy mà ẩn chứa trong bức tranh ấy rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Sự xuất
hiện của Anh Thơ trên thi đàn làm cho nền thơ ca Việt Nam có phần phong phú hơn.
2.3. Từ 1986 đến nay
Đại hội Đảng VI (Tháng 12 năm 1986 tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện sâu sắc,
trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội…. Thơ mới được nhìn nhận lại một cách tích cực,
toàn diện nhất. Thơ mới đã đem được linh hồn, sức sống của dân tộc, sắc màu thiên nhiên tươi tắn và bản
sắc văn hoá vùng miền, đồng thời có sự cách tân mạnh mẽ về nghệ thuật, thi pháp, quan điểm thẩm mĩ.
Trong thời kì này, có nhiều nhận định đánh giá về Anh Thơ, Văn Tâm cho rằng: “Khi bước chân lên thi
đàn, Anh Thơ là người có trình độ học vấn nhà trường thấp nhất trong làng Thơ mới: Lớp ba. Nhưng tác
giả Bức tranh quê khiến nhiều người ngạc nhiên…Tập thơ này cũng thuộc về lối thơ của người có học.
Phải là người có học mới có thể đưa vào thơ cái cảnh: “ Chó lè lưỡi ngồi thừ nhìn cũi đóng/ Lợn trói nằm
hồng hộc thở căng dây”[44, 189]. Tác giả khẳng định những nỗ lực hiếm có và tài năng nghệ thuật của nữ

3
sĩ Anh Thơ. Nhận định về các nhà thơ trong phong trào Thơ mới 1932 – 1945, Phan Cự Đệ cho rằng“ Nếu
đem Thơ mới hồi ấy gạn đục khơi trong, thì đây đó người ta cũng bắt gặp một vài nét trong sáng gần gũi
với dân tộc (Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ) một lòng yêu cuộc sống” [10; 50,51]. Cái nét trong
sáng, hồn hậu ấy trong thơ Anh Thơ cũng được rất nhiều nhà phê bình nghiên cứu văn học khẳng định
ngay từ tập Bức tranh quê – tập thơ đầu tay, hay những sáng tác sau đó của nữ sĩ như : Hương Xuân, Đảo
ngọc, Hoa dứa trắng, Theo cánh chim câu.
Gần như đồng quan điểm với Phan Cự Đệ, Đỗ Quốc Tuý lí giải “Sở dĩ các nhà Thơ mới: Anh
Thơ, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ có được cái nhìn đằm thắm tươi duyên, cái hồn hậu, phác thực của tâm
hồn Việt Nam chính là họ chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá dân gian nói chung và của ca dao nói
riêng ” [49; 63]. Và thơ Anh Thơ ảnh hưởng rất sâu đậm phong vị của ca dao, dân ca, văn hóa dân gian
truyền thống. Mỗi người cảm nhận thơ Anh Thơ ở những góc độ khác nhau, tầm nhìn khác nhau, lại tìm
thấy thơ Anh Thơ có những nét riêng biệt độc đáo. Đỗ Lai Thuý cho rằng : “…Người ta có thể nhìn thế

giới bằng - mắt - thời gian…người ta có thể hình thành cái nhìn nghệ thuật riêng biệt qua mối xung đột
giữa văn hoá nông thôn và văn hoá thành thị trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ…” [48;
21,22]. Cái nhìn của tác giả Đỗ Lai Thúy ở đây là nhìn thơ Anh Thơ trong tương quan so sánh giữa văn
hóa nông thôn và văn hóa thị thành với nhiều mối quan hệ riêng - chung phức tạp.
Trong cuốn Việt Nam thi nhân tiền chiến, khi nhận định về Anh Thơ, Nguyễn Tấn Long cho rằng:
“ Thoạt đầu khi Anh Thơ vừa góp mặt vào làng thơ với những bài thơ ghi lại nếp sống đồng quê, tả những
cảnh thiên nhiên, những sinh hoạt thôn dã, thì có người chỉ trích cho rằng hướng này không hợp với
đường lối của lớp người trẻ đương thời. Tuy nhiên lập luận ấy, Anh Thơ vẫn xem thường và không thay
đổi định hướng sáng tác của mình…”[30; 1295]. Nguyễn Tấn Long khẳng định và ngợi ca lập trường sáng
tạo nghệ thuật kiên định của Anh Thơ, chính sự kiên định và niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật ấy đã đem
đến cho Anh Thơ vị trí xứng đáng trên thi đàn. Anh Thơ nhìn cuộc đời với con mắt tươi non, thân thiện,
gần gũi và đầy nữ tính. Cho nên, trong thơ Anh Thơ, bức tranh cuộc sống hiện lên có nét nhẹ nhàng, tươi
vui, đầy nữ tính.
Như vậy, ngay từ khi ra đời cho đến nay, thơ Anh Thơ được sự quan tâm chú ý của rất nhiều tầng
lớp bạn đọc khác nhau. Từ đó, mỗi người lại nhìn nhận thơ Anh Thơ ở một phương diện khác nhau. Tất cả
những góc nhìn, những cách hiểu ấy góp phần soi sáng, định hướng giúp chúng tôi có điều kiện làm rõ
hơn những giá trị đặc sắc trong Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Tham khảo những bài nghiên cứu về thơ Anh Thơ của các tác giả có uy tín, luận văn hệ thống
hóa hình tượng nghệ thuật thơ Anh Thơ nhằm nêu bật lên được quan điểm nghệ thuật và tư tưởng thẩm mĩ
của nhà thơ. Do đó, đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là chỉnh thể nghệ thuật thơ Anh Thơ.
3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn gồm các tập thơ của Anh Thơ sáng tác từ 1939 đến 2002:
Bức tranh quê (1939), Xưa (in chung 1942), Hương xuân (in chung 1944), Kể truyện Vũ Lăng (Truyện
thơ, 1957), Đảo ngọc (1963), Theo cánh chim câu (1965), Mùa xuân màu xanh (1974), Quê chồng (1977),
Lệ sương (1997), Thơ Anh Thơ ( 2002 ).
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ, chúng tôi vận dụng lí thuyết tiếp nhận hiện đại về Thi
pháp học và Phong cách học, cũng như Ngôn ngữ học làm tiền đề kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu
văn học để nghiên cứu đề tài này:
4.1. Phương pháp phân tích

Việc khám phá nghệ thuật thơ Anh Thơ là để tiếp cận với thế giới thơ, thế giới hình tượng và thế
giới trữ tình. Vì thế, phương pháp phân tích văn học được vận dụng nghiên cứu chủ chốt. Với phương
pháp nay, chúng tôi khai thác, phân tích, lí giải những hiện tượng nghệ thuật trong thơ Anh Thơ như cách
thức vận dụng từ ngữ, xây dựng hình ảnh, vận dụng thể thơ, nhịp điệu câu thơ Trên cơ sở ấy, chúng tôi
dễ dàng phát hiện giá trị thẩm mĩ của những yếu tố này.
4.2. Phương pháp so sánh

4
Để khám phá nghệ thuật thơ Anh Thơ, trong luận văn này, chúng tôi sử dụng phương pháp so
sánh lịch đại và đồng đại. Nếu phương pháp so sánh lịch đại giúp chúng ta nhận rõ sự vận động và phát
triển của nghệ thuật thơ, thấy được sự kế thừa và cách tân của các yếu tố nghệ thuật trong thơ Anh Thơ thì
phương pháp đồng đại giúp chúng tôi nhận thức sâu sắc đặc diểm nổi bật của thế giới nghệ thuật thơ Anh
Thơ, tìm ra nét khu biệt trong thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ.
4.3. Phương pháp hệ thống
Sự nghiệp thơ ca của Anh Thơ là một cấu trúc hệ thống sống động, một chỉnh thể toàn vẹn. Do đó, trong
quá trình triển khai luận văn, song song với phương pháp so sánh và phân tích, chúng tôi vận dụng
phương pháp hệ thống để phân tích và giải mã các chi tiết, các cấp độ của yếu tố nghệ thuật và xem xét
mối quan hệ của chúng trong cấu trúc của chỉnh thể nghệ thuật. Phương pháp này còn giúp chúng tôi có
một cách nhìn đầy đủ chính xác về thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ.
4.4. Phương pháp thống kê
Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ là một chỉnh thể nghệ thuật. Chúng tôi sử dụng phương pháp
thống kê để xác định được hình tượng nghệ thuật đặc sắc và phát hiện những thủ pháp nghệ thuật thơ Anh
Thơ, sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Đây là phương pháp cần thiết để chúng tôi khảo sát, thống kê,
tìm hiểu tần số xuất hiện chi tiết, yếu tố từ ngữ, hình ảnh và đặc trưng thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ.
5. Đóng góp của luận văn:
5.1 Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu được các nhà nghiên cứu quan tâm, luận văn góp phần
tạo nên tiếng nói thống nhất khi đánh giá tư tưởng nghệ thuật và giá trị thẩm mĩ trong thơ Anh Thơ. Có
thể nói, đây là lần đầu tiên thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ được nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn vẹn
nhất.
5.2 Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ. Nó là

cơ sở, là phương pháp cần được tham khảo, vận dụng nghiên cứu thế giới nghệ thuật của những nhà thơ
khác.
5.3 Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ, luận văn góp phần xác
định một cách chính xác hơn vị trí vai trò và những đóng góp to lớn của Anh Thơ đối với phong trào Thơ
mới nói riêng và trong nền thi ca dân tộc Việt Nam nói chung.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, kết luận, luận văn gồm có ba chương chính sau:
Chương 1:Thế giới nghệ thuật thơ và hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Anh Thơ.
Chương 2: Hình tượng không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật thơ Anh Thơ
Chương 3: Phương thức nghệ thuật trong thơ Anh Thơ.

5
Chương 1: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ
VÀ HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ ANH THƠ
1.1 Thế giới nghệ thuật thơ
Trước tiên, thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật. Tính chỉnh
thể là sự tập hợp, tổng hợp các mặt, các yếu tố các bộ phận tạo thành. Đó chính là sự thống nhất, lôgic
giữa cái chủ quan và cái khách quan; hiện thực với lí tưởng; hình thức với nội dung, thậm chí cả cái tất
nhiên và cái ngẫu nhiên…Tính chỉnh thể được hiểu rất đa dạng và phong phú, chỉnh thể của một tác giả,
tác phẩm, của một trào lưu văn học, một giai đoạn hay một nền văn học. Trong chỉnh thể lớn lại có thể bao
hàm các chỉnh thể nhỏ hơn, có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Vì vậy, tiếp cận tác phẩm văn học
đầy đủ nhất là tiếp cận nó trong chỉnh thể nghệ thuật. Cũng chỉ trong chỉnh thể nghệ thuật, ý nghĩa của tác
phẩm mới biểu hiện một cách đầy đủ nhất, rõ nét nhất. Và ở đấy nội dung và hình thức vừa có mối quan
hệ biện chứng với nhau, vừa thể hiện quy luật của chỉnh thể tác phẩm, chỉnh thể nghệ thuật, vừa thể hiện
được cấu trúc nội tại của thế giới nghệ thuật tác phẩm.
Cùng với các nguyên tắc, thế giới nghệ thuật có không gian, thời gian và có quan hệ xã hội riêng.
Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật chính là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là sản
phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống qua thế giới hình tượng nghệ thuật tác
phẩm.
1.2 Cuộc đời và quan niệm nghệ thuật của nữ sĩ Anh Thơ.

Anh Thơ – Vương Kiều Ân (1921 – 2005), con gái thứ ba của ông Vương Đan Lộc và bà Kiều
Thị Thư, cháu ngoại của cụ phó bảng Kiều Oánh Mậu, một nhà nghiên cứu sử nổi tiếng đầu thế kỉ XX,
một danh sĩ yêu nước. Nữ sĩ Anh Thơ sinh trưởng trong một gia đình dòng dõi bà chúa chè Đặng Thị Huệ
tức Trịnh Sâm quốc công phu nhân, bị hành hình phải đổi làm họ Vương lẫn với người Trung Hoa, tránh
họa tru di tam tộc… Khi sinh được cô gái xinh xắn, thùy mị, cha mẹ Anh Thơ lấy hai họ kết hợp đặt tên
cho con gái mình.
Anh Thơ lớn lên trong sự giáo dục, dạy dỗ cổ hủ, lạc hậu của cha, ông cho rằng con gái chủ yếu tề
gia nội trợ, không nên học nhiều, không sa vào văn chương lãng mạn, dễ hư hỏng. Gia đình Anh Thơ vốn
khó khăn về kinh tế lại đông con. Cha Anh Thơ lấy nhiều vợ, rồi bị kiện tụng, phải bồi thường cho người
khác. Anh Thơ sớm bộc lộ năng khiếu văn chương từ lúc còn nhỏ tuổi. Dù rất mê làm thơ nhưng Anh Thơ
luôn bị thân phụ cấm một cách gắt gao, quyết liệt. Năm mười hai tuổi, sau khi nghỉ học, là chị cả trong gia
đình nên bà phải trợ giúp bố mẹ mọi việc, giúp mẹ chăm sóc đàn em. Công việc mà bà yêu thích đó là
mỗi sáng đi chợ, qua đường cái quan trải đá, có hoa phù dung nở trắng tường gạch, rồi những hàng tre và
một cánh đồng thẳng tắp trước khi dẫn đến chợ, những hình ảnh thật trữ tình và thơ mộng chân chất thôn
quê ấy luôn ám ảnh trong tâm trí của bà. Chính vì vậy, sau này Anh Thơ tâm sự: những ngày còn là một
cô bé 13, 14 tuổi thường cắp rổ đi trên con đường này xuống chợ. Tôi đi chợ mà như được đi vào thiên
nhiên. Bờ ao kia, tôi đã đứng ngắm không chán những con chuồn chuồn rỡn nắng. Dưới gốc tre này, tôi đã
từng ngồi xem hoa mướp rụng cả đóa, vàng hết bờ cỏ. Lòng yêu quê hương tha thiết, đã khiến tôi làm
được Bức tranh quê, mặc dù bị cha tôi cấm đoán Có lẽ, tuổi thơ Anh Thơ may mắn gắn liền với ruộng
đồng, sông nước quê hương, lại được nuôi dưỡng trong gia đình yêu thi phú, âm nhạc. Đó là ông ngoại,
người đã từng có nhiều vần thơ bày tỏ nỗi lòng của mình trước vận nước, thơ về đạo làm người. Một
nguồn cảm hứng nữa để Anh Thơ quyết chí theo nghiệp văn chương đó là qua người cô ruột của mình.
Một người tài năng, thích đánh đàn và làm thơ. Lúc rỗi rãi Anh Thơ thường lục sách của cô ra đọc. Từ
"Tái sinh duyên", "Đông Chu liệt quốc", "Song phượng kỳ duyên" , đến "Kiều", "Lục Vân Tiên", "Chinh
phụ ngâm", thơ Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan và nhất là thơ tả cảnh của Nguyễn Khuyến. Bà
cũng trộm đọc của bố tập "Văn đàn bảo giám", thuộc lòng từ thơ Lê Thánh Tông đến các nhà thơ Việt
Nam cuối thế kỷ XIX. Mỗi khi đọc, nghiên cứu các thi tập, Anh Thơ luôn chú ý đến bảng luật bằng, trắc
và cách bố cục của bài thơ bát cú Đường luật. Những bài thơ đầu tiên của bà đã ra đời theo kiểu này. Ban
đầu nội dung còn chưa theo trật tự nhất định, hết làm thơ "nói chí" theo cách của bố, đến viết trường ca về
chuyện con vua Hùng dong buồm gấm rong ruổi đầu non cuối bể, hoặc chuyện chàng Trương Chi bị Mỵ

Nương chê xấu Vào khoảng năm 16 - 17 tuổi, một hôm bố bà mua về tờ báo "Phong hóa" có đăng bài

6
thơ của Thế Lữ: “ Tiếng ve ran trong bóng cây râm mát/ Giọng chim khuyên ca ánh sáng mặt trời./ Gió
nồng gieo trên hồ sen rào rạt/ Mùa xuân còn, hết? Khách đa tình ơi! ”. Càng đọc càng thích cái âm điệu
thiết tha, cái không khí náo nức, mà tự nhiên, trong sáng, khác với cái nghiêm trang, nặng nề của thơ
Đường luật.
Năm 1941, Báo Ngày Nay của nhóm Tự Lực Văn Đoàn tổ chức cuộc thi thơ. Và "Bức tranh quê"
- đứa con đầu tiên của Anh Thơ đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy. Theo nữ sĩ, tập thơ là tất cả vốn liếng
tuổi thơ của mình. Dù viết vội vàng, chưa nắm kỹ thuật nhưng bà đã viết nó bằng xúc cảm trung thực, hồn
nhiên như cảnh vật nơi mình đã sống… Cùng với cuộc đời nữ sĩ Anh Thơ, chúng ta cùng tìm hiểu về quan
niệm nghệ thuật thơ Anh Thơ. Mỗi nhà thơ lại có một quan niệm riêng của mình về thơ. Và nói như Tiến sĩ
Nguyễn Quốc Khánh: “Chỉ khi nào quan niệm về thơ hóa thân thành những câu thơ, bài thơ có giá trị thẩm mĩ
thì khi ấy quan niệm thơ mới trở thành yếu tố thi pháp thơ” [ 24, 23]. Anh Thơ có cuộc đời thơ và sự nghiệp cách
mạng gắn với nhau như hình với bóng. Thi sĩ đã kí thác vào những đứa con tinh thần ấy nỗi lòng khúc uẩn của
mình. Với Anh Thơ "Thơ phải ngắn gọn, không nên rườm rà, phải nói ít viết ít mà người đọc lại hiểu
nhiều. Thơ hay phải là những gì tinh túy, vĩnh cửu nhất từ trong tâm hồn con người. Người làm thơ cũng
đừng cầu kỳ câu chữ quá mà khiến cho người đọc khi đọc rồi cứ phải suy luận. Thơ là hào quang soi rọi
những bước đường kháng chiến gian khổ nhất. Thơ giải phóng được cuộc đời bình lặng của lớp người
con gái dưới thời phong kiến’’,[52, 157 ] nữ sĩ Anh Thơ đã yêu thơ như yêu một lẽ sống ý nghĩa nhất
trong cuộc đời mình. Theo Anh Thơ, thơ phải gần gũi mộc mạc, không nên để cho người đọc khó hiểu,
phải suy luận. Thơ chủ yếu là gợi, gợi cảnh, gợi tình. Thơ hay là những gì tinh túy nhất trong tâm hồn.
Xuất phát từ quan niệm nghệ thuật như vậy, Anh Thơ đã viết nên những vần thơ mộc mạc, chân chất đến
lạ thường, thấm đẫm hiện thực và gặt hái được thành công rực rỡ trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của
mình. Sau Bức tranh quê…Năm 1956, tập thơ Kể chuyện Vũ Lăng của bà được tặng thưởng của Trung
ương Hội Phụ nữ Việt Nam. Năm 2001, ở tuổi 80 bà vinh dự được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình
trao Giải thưởng Nhà nước. Sang năm 2002 bà cho ra đời bộ Hồi ký Anh Thơ (1.111 trang, gồm 3 tập: Từ
bến sông Thương, Tiếng chim tu hú và Bên dòng sông chia cắt - NXB Phụ Nữ, Hà Nội), đây là tác phẩm
cuối cùng Anh Thơ để lại cho đời. 85 tuổi bà trở về với "bến sông Thương". Tiễn đưa bà có lẽ không gì
thấm thía hơn những câu thơ của cô gái quê hai mươi tuổi ngày ấy, đã trở nên rất quen thuộc với nhiều thế

hệ người yêu thơ: " Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng. Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời"
(Chiều xuân).
Có thế nói trong cuộc đời, Anh Thơ luôn gặp nhiều trắc trở, từ bức rào cản về trình độ học vấn, về
quan niệm giáo dục phong kiến của cha, sự vất vả lo toan về kinh tế và kể cả nỗi khổ của một người phụ
nữ không có con. Tuy nhiên trong đời thơ, Anh Thơ lại gặt hái được nhiều thành công. Đó chính là sự nỗ
lực vươn lên chính mình và niềm đam mê cháy bỏng, yêu thơ như yêu một lẽ sống ý nghĩa nhất trong cuộc
đời mình.
1.3 Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Anh Thơ
1.3.1 Cái tôi khát khao giao cảm, chan hòa với thiên nhiên, cảnh vật
Khát khao giao cảm với thiên nhiên đất trời, non nước và hóa thân trong những bức tranh cuộc
sống sinh động, một cách hồn nhiên, tự nhiên chính là bút pháp chủ lực của nữ sĩ Anh Thơ. Có lẽ nữ sĩ
quá mê đắm phong cảnh thiên nhiên, phong tục tập quán, từ những nét sinh hoạt bình dị đời thường của
làng quê cổ truyền người Việt đến những bức tranh khung cảnh của núi rừng, xóm làng đượm mùi khói
lửa chiến tranh. Niềm vui, tâm trạng nhẹ nhàng thư thái của nhân vật trữ tình hòa vào thiên nhiên cảnh vật
trong bầu xuân, ngày xuân ấm áp, hay nắng thu vàng, hoa mướp rụng , nữ sĩ sáng tác tới tám bài thơ về
mùa xuân như: Chiều ba mươi tết, Đêm ba mươi tết, Ngày tết, Ngày xuân, Chiều xuân, Đêm trăng xuân,
Đêm rằm tháng giêng, Chợ ngày xuân. Những bài thơ viết về mùa xuân chiếm tỉ lệ khá nhiều: 8,98 %,
trong khi đó các bài thơ về mùa hè chỉ có bảy bài, chiếm tỉ lệ: 7,86 %. Đối lập tâm trạng nhẹ nhàng thư
thái của buổi chiều xuân, là tâm trạng cô đơn buồn chán của nhân vật trữ tình trước cái nóng bức ngột ngạt
của những trưa hè đầy nắng gió. Qua thơ Anh Thơ, ta có thể thấy nhân vật trữ tình với một nỗi buồn mênh
mông trống trải như khoảng trời thiếu mây nên quá rộng, vì cuộc đời ấy như dòng sông đọng nắng, không
chịu trôi đi những bến bờ xa: “ Mây đi vắng, trời xanh buồn rộng rãi/ Sông im dòng, đọng nắng đứng

7
không trôi.”( Bức tranh quê ). Chính sự “ứ đọng” ấy trong tâm hồn mà Anh Thơ buộc phải thốt lên thành
những vần thơ như một sự giải tỏa, giải thoát. Cái tôi hòa vào cảnh vật tưởng hai mà là một, tâm nguyện
của Anh Thơ:“ Tôi muốn tôi với cảnh vật là một. Cảnh vật vui, tôi vui, cảnh vật buồn, tôi buồn…” [52,
53]. Thiên nhiên được Anh Thơ hình tượng hóa giống như con người vậy: “ Trời quang qủe đêm nay
không mưa nữa/ Nước trong ngòi chảy tắm mấy ngôi sao./ Tàu chuối láng che mặt trăng xấu hổ,/ Khóm
tre già đợi gió đứng ven ao”( Đêm xuân ). Đêm trăng xuân, thiên nhiên e ấp, chờ mong và bẽn lẽn giống

như con người.
Anh Thơ cảm nhận bức tranh cuộc sống sinh động không chỉ bằng thính giác, thị giác mà dường
như bằng cả tấm lòng khát khao giao hòa, giao cảm mãnh liệt với thiên nhiên cảnh vật, với cuộc sống.
Anh Thơ mê đắm và hòa nhập hoàn toàn vào cảnh vật, đất trời và cuộc sống sôi động để nói lên cái cốt lõi
bên trong của cuộc sống. Cho nên, bức tranh cuộc sống trong thơ Anh Thơ hiện lên sinh động tươi
nguyên, hồn hậu, chân chất.
1.3.2 Cái tôi cá nhân gắn với sinh hoạt lao động đời thường
Quá trình sáng tác của nữ sĩ Anh Thơ là quá trình cái tôi trữ tình của nhà thơ đi tìm tòi, ghi chép,
sao chụp lại những cảnh đẹp của quê hương đất nước một cách đầy tinh tế. Chỉ qua vài chi tiết nho nhỏ,
nhà thơ say sưa dẫn người đọc đi từ cảnh đẹp này đến cảnh đẹp khác, từ không gian này đến không gian
khác, giống như một sự sắp đặt sẵn của cả thiên tạo lẫn nhân tạo. Cảnh đẹp làng quê, đồng quê làm nền
cho sự xuất hiện của con người lao động bình dị đời thường: “ Ngoài đồng lúa một vài cô tát nước/ Múc
trăng lên theo tiếng hát mơ màng/ Thấp thoáng bóng trên sông đào phía trước/ Bọn trai làng bơi tắm nói
cười vang/” ( Đêm hè).
Những cô gái tát nước đêm trăng, bọn trai làng bơi tắm vui vẻ, nói cười vang. Hình ảnh người dân
lao động bình dị đời thường không chỉ gắn liền với công việc đồng áng, các sinh hoạt văn hóa làng xã
bình dị mà còn gắn liền với những biến thái về cuộc đời mưa nắng, sương gió dãi dầu.
Cuộc sống làng quê luôn bị thiên tai đe dọa, hết hạn hán triền miên, đồng khô, lúa cháy…lại đến
lụt lội, giông gió làm cửa nhà xiêu vẹo. Anh Thơ thể hiện cái nhìn tinh tế khi miêu tả cảnh vật và con
người. Hình tượng người lao động bình dị, đời thường xuất hiện trong các sinh hoạt lễ hội đình, đám ở
làng quê thật vui nhộn. Các bô lão yếm hồng tươi mới, các cô nàng khuyên bạc sáng như sao, bác cung
văn cao giọng nhịp tơ đàn, con hương xoa xuýt kêu van, lũ trai tơ rộn rịp ra vào, tếu táo, tinh nghịch trêu
đùa các cô gái dâng hoa, dâng lễ…Như vậy, cái tôi cá nhân gắn liền với hình tượng những con người lao
động bình dị đời thường được hiện lên qua nhiều góc độ, tâm trạng khác nhau. Anh Thơ mô tả cuộc sống
của họ dưới nhiều góc độ, người lao động gắn với ruộng đồng, gắn với nghề chài lưới, gắn với cảnh hội hè
đình đám… Ở góc độ nào, họ cũng đều mang được vẻ đẹp hồn hậu, tự nhiên, chân chất, mộc mạc.
1.3.3 Cái tôi trữ tình công dân gắn với cuộc sống kháng chiến
Thời đại chiến tranh cách mạng là thời đại gắn liền với gian khổ, hi sinh mất mát và những chiến
thắng oai hùng của dân tộc trong lịch sử. Lòng yêu nước và lòng căm thù giặc của dân tộc đã hóa thành
sức mạnh không cùng, thành những lời thề sắt đá “ quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của các chàng trai cô

gái, của mọi người dân đất việt các thế hệ cùng nhau ra trận, cùng hát vang những khúc quân hành: “ Hôm
qua đi tát nước/ Nghe loa gọi giữa làng/ Xóm trên thôn dưới sẵn sang/ Mai đây lệnh tuyển trai làng đầu
quân/ …,Tiễn chồng ra trận cuối bờ đồi cao/ Mai về tươi thắm cờ sao/ Em cười, ngăn nỗi dạt dào nhớ
thương”( Đầu quân, Thái Nguyên – 1948). Hình ảnh cô gái mở đường thật đẹp, bất khuất, kiên cường. Họ
bất chấp mưa bom bão đạn, vẫn đảm bảo cho đoàn xe kịp giờ ra trận trong tháng năm chiến tranh ác liệt.
Cái tôi trữ tình tác giả nhập vai vào hình ảnh cô giáo kháng chiến để nói lên tấm chân tình yêu nghề mến
trẻ của họ. Người giáo viên vừa dạy cho học trò vừa tăng gia sản xuất, vừa tham gia kháng chiến: “ …
Tình thương gửi lớp học trò/ Tối đi dạy học, ngày lo cuốc vườn/ Ngoài kia sung rộn sa trường/ Tôi theo
chiến dịch lên đường dân công…”( Cô giáo kháng chiến ). Cô giáo trẻ đẹp từ giã làng xóm, quê hương,
gác những kỉ niệm vui buồn đầy mộng đẹp của một thời để đi vào cuộc chiến đấu đầy gian khổ hi sinh
hiện lên thật đẹp. Tiếng chim tu hú trở thành nỗi niềm nhớ mong khắc khoải lưu dấu những kỉ niệm đẹp
của đời người vừa là lời nhắn gửi thầm lặng đến cha yêu, đến bao nhiêu em gái: “ Nhắn với chim tu hú/ -
Cha già vui đợi mong/ Mười năm trong khói lửa/ Má con dù nhạt hồng/ Nhưng bao nhiêu em gái/ Đẹp lên

8
mùa vải chín ven sông” (Tiếng chim tu hú). Tiếng chim tu hú - dấu hiệu thời gian xuân qua hè đến nhưng
nó có sức ám ảnh lạ kì, khơi gợi về bao nhiêu nỗi niềm nhung nhớ về một làng quê rực nắng.
Anh Thơ nhập vai vào nhân vật người phụ nữ Vũ Lăng để phản ảnh bức tranh cuộc sống của một
vùng quê nghèo, giàu truyền thống cách mạng. Những người con trong gia đình ấy khi trưởng thành lại
tiếp bước cha anh lên đường đi chiến đấu để bảo vệ đất nước quê hương( Kể chuyện Vũ Lăng ). Những
người đàn ông lực lưỡng, thanh niên trai tráng đều tham gia chiến trận, trong làng còn lại phụ nữ người
già và em nhỏ, nên phải làm đổi công cho nhau để kịp mùa vụ. Họ ước mơ có cuộc đời tự do, cuộc sống
thanh bình, bộc lộ niềm tự hào hân hoan đón mừng ngày Cách mạng thành công. Hình tượng người phụ
nữ Vũ Lăng là hình tượng tiêu biểu cho hình tượng bà mẹ cách mạng, hình ảnh người phụ nữ trong kháng
chiến.
Anh Thơ cất tiếng ngợi ca những đóng góp lớn lao của người phụ nữ trong xã hội mới. Những con
người vừa lao động sản xuất vừa cầm súng chiến đấu để bảo vệ mùa màng, bảo vệ sản xuất, xóm làng… là
hậu phương vững chắc cho tiền tuyến thắng lợi. Nữ sĩ Anh Thơ thấu hiểu, cảm thông sâu sắc và cùng sẻ
chia niềm vui với những chị phụ nữ lần đầu tiên được cắp sách đến trường: “Chị đã run tay cầm ngọn bút/
Bàn tay đánh giặc chẳng hề run/ Thơm thơm vở mới non môi trẻ” ( Đi học). Họ được sống, được

làm chủ quê hương, đất nước, làm chủ cuộc đời mình…Mỗi câu chuyện là một bức tranh đời sống riêng,
sinh động về người lính. Như vậy, cái tôi trữ tình trong thơ Anh Thơ gắn liền với cảm xúc chan hòa với
thiên nhiên, cảnh vật và cuộc sống con người. Cái tôi ấy biểu hiện qua các cung bậc cảm xúc với thiên
nhiên, tạo vật. Cái tôi trữ tình hóa thân vào hình tượng những con người bình dị trong cuộc sống sinh hoạt
đời thường , hình tượng con người trong kháng chiến hiện lên sinh động chân thật và đầy nóng bỏng. Họ
hiện lên với nét trung hậu, hồn nhiên, mộc mạc.

9
Chương 2: HÌNH TƯỢNG KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ ANH THƠ
2.1. Hình tượng không gian nghệ thuật
2.1.1. Không gian làng quê gắn với sinh hoạt đời thường và những sinh hoạt
mang tính cộng đồng.
Mỗi con người, mỗi xã hội đều có quá trình lịch sử nhất định nào đó, gắn liền với không gian, thời
gian nào đó, cho dù là không gian, thời gian vật lí hay tâm linh. Trong thơ Anh Thơ, không gian làng quê
có hai kiểu cơ bản: không gian cảnh sắc làng quê và không gian sinh hoạt cộng đồng. Không gian cảnh sắc
làng quê gắn liền với những sinh hoạt đời thường bình dị của con người. Từ không gian nhỏ hẹp của một
gia đình, đến xa hơn là không gian khung cảnh đồng quê mênh mông bát ngát gắn liền với hình ảnh con
đường, bờ đê, ruộng đồng, đồi bãi, đàn trâu, lũ trẻ con thả diều, hình ảnh khách đợi đò, hình ảnh cô gái tát
nước đêm trăng, hình ảnh cô gái lao động trên ruộng lúa, hình ảnh cánh cò Không gian sinh hoạt cộng
đồng gắn liền với lễ hội, phong tục cổ truyền.
Không gian ấy cũng được trải dài theo hình ảnh những cánh đồng lúa xanh non trải dài đến tận
chân trời. Không gian ấy làm nền cho sự xuất hiện của đám người đi trẩy hội ven sông, ven đê mang nếp
sống phong tục cổ truyền miền Bắc: Lúa xanh đồng gợn sóng tại chân mây , Dọc đường cỏ ven sông
cùng trẩy hội , Trong khi gió ngang đường tung phấp phới”. ( Ngày xuân ) , Ngoài đê thẳm, không
người đi vắng vẻ/ Lũ chuồn chuồn dỡn nắng đuổi nhau bay ( Trưa hè ). Hình ảnh lũ chuồn chuồn dỡn
nắng làm cho không gian đồng quê thêm vắng vẻ, rợn ngợp. Không gian ấy bị thu hẹp lại trong những cơn
mưa. Ngược dòng bờ đê, ta trở về với không gian bến vắng, không một bóng người qua lại, chỉ có một cô
lái đò ngồi đợi khách trên sông trăng: Trên bến vắng bờ tre ôm bực đá / Bờ đê cao không một bóng in
người , Ngồi mơ mộng đầu thuyền cô lái nhỏ/ Khua trăng vàng trong nhịp hát đò đưa ”( Bến đò ngày

mưa ), Ngoài đồng lúa một vài con vạc trắng / Lướt ăn đêm thưa thớt tiếng kêu buồn ” ( Đêm trăng đông
). Cảnh vật trải dài rộng và tràn ngập ánh trăng đêm, gió thoảng, khói sương mù. Đối lập với không gian
tĩnh lặng, huyền ảo của cánh đồng quê trong những đêm trăng, chúng ta lại được chiêm ngưỡng một
không gian đồng quê thoáng đãng, ấm áp, cao rộng gắn liền với hình ảnh mưa bụi, hoa xoan tím, đàn sáo
đen, lũ cò con, mấy cánh bướm trôi trước gió Cảnh vật đồng quê hiện lên sinh động có hồn: “ Mưa đổ
bụi êm êm trên bến vắng / Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi/ , Trong đồng lúa xanh rờn và ướt
lặng/ Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra/ Làm giật mình một cô nàng yếm thắm / Đang cuốc cào ruộng cỏ
rắp ra hoa ” ( Chiều xuân ). Không gian ấy làm nền cho sự xuất hiện đột ngột khỏe khoắn tươi tắn của
cô thôn nữ với công việc đồng áng.
Không gian làng quê thanh bình với tiếng gà trưa xao xác, tiếng võng đưa kẽo kẹt , gắn liền với
hình ảnh đàn ruồi rạc nắng, hoa lựu đỏ vườn: “Trong thôn vắng tiếng gà xao xác gáy/ Các bà già đưa
võng hát thiu thiu/ Những đĩ con ngồi lê bắt chấy/ Bên đàn ruồi rạc nắng hết hơi kêu ” ( Trưa hè ),
không gian làng quê mênh mông, oi bức của buổi trưa hè dần bị thu hẹp trong những cơn mưa tầm tã, làm
nền cho sự xuất hiện của cảnh vật, cuộc sống: nhà cửa bị gió cuốn xiu vẹo, lợn trong chuồng nằm ngủ
quên trưa , rất sinh động, rất tiêu biểu cho nông thôn miền chiêm trũng trong những ngày mưa gió : “Yên
ổn nhất trong gian chuồng êm cỏ / Lũ lợn nằm mát mẻ ngủ quên trưa ” ( Mưa ); “ Khắp làng xóm nhà
nhà xiêu tốc mái/ Mưa như tên vun vút bắn tung hoành ” ( Đêm giông tố ) Trải dài rộng theo bước chân
của nữ sĩ Anh Thơ, ta lại được chiêm ngưỡng không gian chợ quê rất vui nhộn gắn liền với các hình ảnh
người buôn bán ra vào tấp nập, những người đánh bạc tụ tập, các cô gái chen nhau vào bói quẻ duyên tình:
“Chợ đông quá! Chỗ này vài chiếu bạc/ Những chàng trai ô mới mở dương vây/ Trên những giải lưng
điều bay phấp phới/ Các cô nàng lơ lẳng nón quai thao ” ( Chợ ngày xuân ). Qua vài nét cơ bản, chúng
ta thấy khung cảnh họp chợ ở làng quê thật vui nhộn.
Như vậy, không gian sinh hoạt cộng đồng trong thơ nữ sĩ được hiện lên rất phong phú, đa dạng.
Không gian sinh hoạt cộng đồng không chỉ là cảnh vật sinh động mà thấm đẫm chất lễ nghi, phong tục tập
quán cổ truyền bao đời. Những hình ảnh được kết tinh từ những cái bình dị, mộc mạc nhất trong thơ nữ sĩ
hiện lên những cái thường ngày của con người như; cách ăn mặc, lối sống, nếp suy nghĩ…mang đậm bản
sắc văn hóa làng quê.

10
2.1.2 Không gian kháng chiến

Cùng với không gian làng quê gắn với sinh hoạt cộng đồng, thơ Anh Thơ còn hiện lên không gian
kháng chiến qua hình ảnh rừng núi, chiến khu, con đường, cánh đồng… Trong thơ nữ sĩ, chúng ta theo
dấu chân người lính trong những năm tháng chiến tranh ta thấy hiện lên những cảnh, khoảnh khắc đầy kỉ
niệm về một thời máu lửa oai hùng gắn liền với cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc: “ Rừng lam vừa
ngớt mưa chiều/ Tôi đi gặp chị lưng đèo bước mau/ Nắng đồng bằng thắm áo nâu/ Khăn vuông che mắt
bồ câu dịu dàng/ …, Gió nâng tiếng hát lên đèo/ Cả rừng hoa nở bay theo dáng người ( Chị cán bộ kháng
chiến, Bắc Sơn -1947 )
Không gian rừng núi chiến khu hùng vĩ làm nền cho cô cán bộ kháng chiến xuất hiện. Hình ảnh
người nữ cán bộ kháng chiến hiện lên thật đẹp, chị gắn liền với hình ảnh nhà sàn, bếp lửa, với dao cài sáng
ánh trăng khuya, với bản sương giăng, núi rừng trùng trùng điệp điệp, với những người thương binh trong
những đêm rừng sốt sét…, Chị là bông hoa tươi thắm của đồng bào, chiến sĩ giữa núi rừng đại ngàn, non
xanh bất tận.
Cùng với hình ảnh chị cán bộ kháng chiến, những cô gái Bắc Sơn hiện lên giữa bản làng, rừng núi
với vẻ đẹp giản dị lạ thường: “ Khi đêm bếp lửa chập chờn/ Nhịp nhàng chày dã gạo còn tới khuya/ Đêm
rừng cây lá thì thầm/ Lắng nghe chị hát đôi khi, dịu hiền” ( Cô gái Bắc Sơn, 1947 ).Không gian núi rừng
mở rộng theo từng bước chân cô gái đến bản làng, nương rẫy, trong những đêm hoạt động du kích đánh
địch, trong nhưng đêm dã gạo ở bản làng. Không gian nghệ thuật trong thơ Anh Thơ cũng thường có sự
biến đổi chứ không tĩnh tại, cố định, chết cứng. Không gian rộng/ hẹp, ngắn / dài, cao/thấp… chuyển
động, biến đổi theo bước chân hành quân của người chiến sĩ vượt núi băng rừng, hoặc trải dài trên con
đường hành quân ra trận mạc. Đường khu bốn gập ghềnh, gió cuốn vừa là hình ảnh thực vừa lãng mạn.
Những đoàn xe từ Bắc vào để chi viện người và của cho các chiến trường, cho miền Nam ruột thịt như
dòng sông ào ạt cuộn chảy băng qua mưa bom bão đạn xối xả của kẻ thù.
Ngược dòng về với núi rừng miền Tây Bắc -Thanh Hóa, Anh Thơ dẫn dắt ta đến với địa danh Cổ
Lũng ngăn cách suối Chiềng Vàng. Nơi từng là chiến khu cách mạng, có nương sắn Cộng Sản. Hình ảnh
không gian núi rừng miền Tây Thanh Hóa được tái hiện lên thật sinh động, hùng vĩ: “ Một con chim thức/
Hai con chim thức/ Pha Hang bừng giấc/ Mây ngừng lưng nương/ Nghe ai hô giòn/ Hai…một !/ Hai …
một !”( Buổi sáng Cổ Lũng , 1966).
Không gian kháng chiến trải dài theo bước chân của người lính từ rừng núi – chiến khu đến vùng
trời biển xa xôi. Không gian ấy làm nền cho ngư dân xuất hiện đột ngột khỏe khoắn: “…Có o tiếc sung
đưa nam giới/ Miệng mím tay xăn càng xốc tới/ - “Mẻ cá này đánh Mĩ, chị em ơi !/ Ta góp chiến công

giữa biển giữa trời/ …, Một túi cá, tôm lòe ngũ sắc”( Kéo rùng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, 5 - 1966). Không
gian trải dài theo tiếng hát của nhân vật trữ tình, hát về sông Cầu, sông Đuống, sông Thương…Tiếng hát
vang theo từng nhịp sống, nhịp kéo rùng của ngư dân Thanh Hóa, họ thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời,
lạc quan cách mạng. Chúng ta cùng trở về địa danh Hàm Rồng – Thanh Hóa, nơi diễn ra trận chiến đấu
oanh liệt của không quân Việt Nam đánh kẻ thù “Hai chúng ta dưới đất trên trời/ Không cùng hẹn mà
cùng thắng Mỹ/ ,Cô có cần viết gì đâu nữa nhỉ/ Không gian đang trải bức thư tình” ( Không gian đang
trải bức thư tình, Hàm Rồng 6 – 1965 ). Trong kháng chiến chống Mỹ, Cầu Hàm Rồng – Thanh Hóa, nơi
diễn ra trận chiến không quân ác liệt của bộ đội ta và địch.
Trong kháng chiến, ngược dòng từ Châu Mai, Châu Mộc, từ vùng đất trời miền Bắc, miền Trung,
nữ sĩ Anh Thơ dẫn dắt ta vào không gian biển trời, cuộc sống của đồng bào Nam Bộ với sông Ô Chang,
với kênh Xắc Cò, với rừng U Minh, với bãi dừa Côn Đảo, địa đạo Củ Chi, bến Ninh Kiều…Mỗi bước
không gian trải dài gắn liền với dòng lịch sử kháng chiến của dân tộc( Xuồng đêm, Cần Thơ – 1976 ).
Như vậy, thơ Anh Thơ đã tái hiện không gian kháng chiến rộng lớn. Mỗi không gian gắn liền với
một chặng đường thơ của nữ sĩ Anh Thơ. Trước Cách mạng tháng Tám – 1945, Anh Thơ say mê dẫn dắt
bạn đọc đến với không gian làng cảnh với mướp cái hoa vàng, với hoa xoan, mưa bụi…, trong bức tranh
tứ bình êm nhẹ, tươi sáng. Sau Cách mạng tháng Tám – 1945, không gian mở rộng dần theo bước chân
của nữ sĩ từ Bắc vào Nam, từ vùng biển, vùng trời đến trung du miền núi…

11
2.2. Hình tượng thời gian nghệ thuật
2.2.3 Thời gian tuyến tính theo ngày, mùa
Thời gian trong văn học trung cổ là thời gian tuần hoàn. Nó có tính chu kì dựa trên sự tuần hoàn
bốn mùa, dựa trên sự vận hành của các vì tinh tú, của mùa màng: “ Sen tàn cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày
ngắn đông đà sang xuân”. Thời gian tuyến tính là kiểu thời gian theo tình tự: sáng - trưa – chiều – tối, thời
gian của sự việc có mở đầu – diễn biến và kết thúc sự việc. Đối với nữ sĩ Anh Thơ, Anh Thơ mô tả Bức
tranh quê theo từng ngày, mùa mang tính tuyến tính.
Quỹ thời gian tuyến tính được thể hiện cụ thể trong một thời đoạn – một ngày, một mùa. Như
chiều xuân – đêm xuân – ngày xuân; họp chợ - đông chợ - tan chợ; vào hè – sáng hè – trưa hè – chiều
hè; sang thu – chiều thu – đêm thu. Sự chuyển mùa, cảnh vật đất trời thay đổi là dấu hiệu sự chuyển biến
về thời gian cuộc đời và thời gian nghệ thuật trong thơ Anh Thơ. Anh Thơ mô tả mùa xuân cụ thể hơn.

Mùa xuân trong Bức tranh quê thật thoáng đãng, mát mẻ, trong lành. Cây cối đang đâm chồi nảy lộc, trăm
hoa đua nở, chim én gọi bầy: “Trời hơi lạnh và nắng vàng hơi hửng/ Lúa xanh đồng gợn sóng lượn chân
mây/ Vài con én liệng ngang trời lơ lửng/ Từng lũ cò phấp phới đậu rồi bay”( Ngày xuân ). Và tô điểm
thêm cho đồng lúa xanh non bất tận, không chỉ là hình ảnh cánh én, từng lũ cò đậu rồi bay mà còn là khí
trời hơi lạnh và nắng vàng hơi hửng. Tiếp nối thời gian của một ngày xuân, một buổi chiều xuân hiện lên
phủ đầy mưa xuân, hoa xoan tím đang rụng rơi bời trong gió chiều: “ Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng/
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi/ Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng/ Bên chòm xoan hoa tím
rụng tơi bời” ( Chiều xuân ). Những từ ngữ: mưa bụi, đò nằm mặc nước sông trôi, quán tranh vắng vẻ…
là tín hiệu thẩm mĩ chỉ buổi chiều xuân miền đồng bằng Bắc Bộ đang dần tàn. Trăng sao và cảnh vật đêm
xuân hiện lên như có tình với nhau: “Tàu chuối láng che mặt trăng xấu hổ/ Khóm tre già đợi gió đứng bên
ao…”( Đêm xuân). Với nghệ thuật quan sát, đối cảnh sinh tình, Anh Thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên
cũng duyên dáng, bẽn lẽn, nhẹ nhàng tình tứ giống con người trong độ tuổi đầy xuân sắc xuân tình vậy.
Từ thời gian của mùa xuân đã qua, Anh Thơ miêu tả một bức tranh mùa hè rất cụ thể, đầy oi bức,
khắc nghiệt:“ Trong thôn vắng, tiếng gà xao xác gáy/ Các bà già đưa võng hát thiu thiu/ Những đĩ con
ngồi buồn lê bắt chấy/ Bên đàn ruồi rạc nắng hết hơi kêu…”( Trưa hè ). Âm thanh tiếng gà trưa xao xác
gáy trưa hè, âm thanh đều đều của tiếng võng bà đưa cháu ngủ…Ta thấy cái vắng vẻ buồn tẻ, oi bức của
buổi trưa hè. Hình ảnh mặt trời lặn, đàn cò trắng bay phía trời xa, tiếng diều sáo véo von vọng về…báo
hiệu chiều mùa hè, một ngày sắp tàn. Thời khắc báo hiệu một ngày sắp tàn, chuyển dần về đêm với những
nét rất tiêu biểu: “ Nhà trong xóm đèn mờ qua tấm rại/ Các ông già ra võng hát thơ xưa/ Những đàn bà
lên khung ngồi dệt vải/ Tiếng thoi gieo cùng điệu nhịp nhàng đưa”( Đêm hè ). Ánh đèn sáng là tín hiệu
thời gian trời tối dần.
Bên cạnh đó, trong thơ Anh Thơ, thời gian tuyến tính của sự việc biểu hiện rất rõ. Đó là thời gian
hoạt động buôn bán của buổi họp trong thơ Anh Thơ - kiểu thời gian tuyến tính: Họp chợ, Đông chợ, Tan
chợ. Hình ảnh hoạt động của người mua bán lúc mới bắt đầu vào họp chợ… hoạt động buôn bán dần vào
thời điểm tấp nập: “ Mấy ông lão khiêng vào lồng lợn giống/ Mấy bà già quẩy đến gánh bèo non”( Họp
chợ ).
Như vậy, hình tượng thời gian tuyến tính theo ngày, mùa là đặc điểm nổi bật nhất, chi phối rất lớn
đến bút pháp nghệ thuật miêu tả cảnh vật, hay con người của nữ sĩ tài hoa này.
2.2.2. Thời gian hoài niệm và hướng về tương lai
Trong Thơ mới, kiểu thời gian hoài niệm hoài tưởng khá nhiều. Riêng thơ Anh Thơ, thời gian

hoài niệm hồi tưởng được biểu hiện xen lẫn với thời gian hiện tại, được lồng ghép trong câu truyện kể,
trong chính cuộc đời của nhân vật trữ tình trong tác phẩm thơ…Trong Kể chuyện Vũ Lăng, người đàn bà
hoài tưởng về một thời quá khứ khi chồng cô còn khỏe, đi phát nương tranh, rẫy để tỉa bắp, tỉa lúa… trong
cảnh đói nghèo triền miên. Trong đợt càn quét của địch, chồng cô bị bắt, bị giết hại. Cô trở thành góa phụ,
nuôi con cái trưởng thành đi tham gia vệ quốc, làm việc làng việc nước: “ Chồng xưa vạm vỡ con người/
Ăn cơm bắp phát cây đồi quanh năm/ Vẫn nghèo vì ở Vũ Lăng/ Đồn rằng Tây đánh lan tràn/ Con xin vào
Vệ Quốc đoàn lại…đi…”( Kể chuyện Vũ Lăng ). Bài thơ được kết cấu theo lối kể chuyện, từ chồng xưa

12
và cụm từ thế rồi từ bấy đến nay , đó là mạch hồi tưởng của nhân vật trữ tình, một con người có cuộc đời
từng chứng kiến bao nhiêu đổi thay trên chính mảnh đất quê mình.
Trong tác phẩm Nỗi nhớ chúng con mang xanh theo thời gian, nhân vật trữ tình hồi tưởng lại
những kỉ niệm về những con đường hàng cây, những kênh mương, làng quê, những công trường …, từng
in dấu hình bóng và công lao to lớn của Bác. Người đã đi xa để lại trong lòng con, trong lòng mỗi người
dân đất Việt nỗi nhớ thương, xót thương vô hạn. Hình ảnh mỗi con đường, dòng sông, bản làng Tây
Bắc Sự đổi thay cả quê hương, bản làng, trên những vùng đất khô cằn đầy hố bom, thép gai cháy đỏ
ấy…, giờ đây thành những nông trường, những vùng quê xanh xanh bất tận, đầy sức sống.
Bên cạnh đó, trong tâm thế của người đi dạo cảnh, qua vùng đèo Ngang – ranh giới của tỉnh Hà
Tĩnh - Quảng Bình, nữ sĩ Anh Thơ hoài niệm hồi tưởng về cố nhân - bà Huyện Thanh Quan. Bài Chiếc
cáng thơ thể hiện rất rõ tấm lòng tôn kính và sự tri âm của nữ sĩ với người nữ sĩ tài hoa, uyên bác xưa kia:
“ Ta nhớ nàng thơ xưa mến yêu/ Chiều xuân đủng đỉnh dáng yêu kiều/ Trao hồn man mác tình non nước/
Những vận thơ vàng phơi phới deo” ( Chiếc cáng thơ ). Trong bài thơ này rất nhiều từ, cụm từ là tín hiệu
thời gian của sự hoài niệm, hồi tưởng của con người về nỗi nhớ, về kỉ niệm nhớ nàng thơ xưa, nào buổi
đèo Ngang, trông hoài cổ…vịnh cảnh đèo Ngang điệp điệp trùng trùng, cảnh núi non hùng vĩ, sơn thủy
hữu tình.
Anh Thơ nhập vai vào nhân vật trữ tình ở nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau để phản ánh cuộc
sống chiến đấu gian lao của họ. Nhưng dù ở đâu, dù khó khăn thế nào, nhân vật trữ tình trong thơ nữ sĩ
vẫn hiện lên niềm tin tưởng lạc quan, yêu đời có niềm tin mãnh liệt và ước vọng về ngày mai sáng tươi.
Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong thơ Anh Thơ vừa có điểm tương đồng độc
đáo vừa có điểm khác biệt. Kiểu thời gian tuyến tính gắn liền với mùa vụ với hành trình của sự việc là một

đặc điểm nổi bật trong thơ nữ sĩ Anh Thơ. Cùng với kiểu thời gian tuyến tính, thơ Anh Thơ có sự kết hợp
chặt chẽ với thời gian hoài niệm và hướng về tương lai ánh sáng, cái đẹp.

13
Chương 3: PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ ANH THƠ
3.1. Thể thơ
Thơ Anh Thơ có sự phong phú về thể thơ: thơ tự do, thơ bốn chữ, năm chữ, thơ bảy chữ, thơ tám chữ, thơ
lục bát. Ở thể thơ nào, nữ sĩ Anh Thơ cũng có thành công nhất định. Qua khảo sát thơ Anh Thơ chúng ta
có kết quả tỉ lệ các thể thơ như sau:
Thể thơ Số bài Tỉ lệ Ghi chú
Thơ 4 chữ 1 1,12 %
Thơ 5 chữ 3 3,37 %
Thơ 7 chữ 9 10,11 %
Thơ 8 chữ 45 50,56 %
Thơ lục bát 5 5,61 %
Thơ tự do 26 29,21 %
Tổng: 89 100 %
3.1.1 Thể thơ tám chữ
Thơ tám chữ là một thể thơ sáng tạo của Thơ mới. Một câu có tám tiếng. Thơ tám chữ thường làm
theo lối liên vận hoặc cách vận. Theo lối liên vận câu đầu thường không bắt vần, câu thứ hai trở đi mới bắt
vần. Hai câu thơ bằng rồi đến hai câu thơ trắc và ngược lại. Thơ tám chữ theo lối cách vận thì câu lẻ vần
với câu lẻ, câu chẵn vần với câu chẵn. Gieo vần trong thơ tám tiếng có nhiều cách gieo vần ôm và gieo
vần chéo. Thể thơ này chiếm tỉ lệ khá lớn 50,56 % số lượng bài thơ Anh Thơ. Bốn mươi lăm bài thơ theo
thể thơ tám chữ đều theo một kiểu gieo vần. Từ cuối câu 1 vần với từ cuối câu 3, từ cuối câu 2 vần với từ
cuối câu 4; và một bài thơ có nhiều khổ thơ. Mỗi khổ thơ đều gieo vần theo kiểu cách vận.
Bức tranh quê là tập theo thể thơ tám chữ, theo lối cách vận: T – B – T – B. Là tập thơ có giá trị
nổi bật của nữ sĩ Anh Thơ, nhưng với cách gieo vần theo một mô típ, một giọng điệu đều đều chung chung
như vậy, rất dễ gây sự nhàm chán cho độc giả. Khảo sát vần B, T qua bốn mươi lăm bài thơ, tỉ lệ từ có vần
B = 2278/3182 = 71,59 %. Cho nên thơ nữ sĩ mang âm hưởng vui tươi hồn nhiên, tự nhiên là chủ yếu.
Trong thơ tám chữ của Anh Thơ thể hiện cái đẹp, cái đẹp của người nghệ sĩ tôn thờ nhiều sắc thái,

nhiều biểu hiện. Cái đẹp của một khách bộ hành phiêu lãng bị cảnh vật làng quê, bị các phong tục, nếp
sống cổ truyền làm cho mê đắm.
Từ ngữ bình thường, giọng điệu bình thường, như vậy chất thơ Anh Thơ chủ yếu là nằm ở cú
pháp theo mẫu : danh từ A+ động từ + danh từ B. Trong đó A và B hoán đổi vị trí cho nhau, tạo nên nhiều
câu thơ tám chữ có cú pháp đảo ngược độc đáo: “…Tre lả lướt nghiêng đầu cho nước gội/ Cau thẳng
mình dang lá đón mưa rơi/ Đồng chìm xuống bông lúa vàng rũ rượi/ Ao dềnh lên bè rau muống xanh
tươi…” ( Mưa ). Câu thơ đăng đối, cảnh vật dưới mưa hiện lên rất rinh động.
Bên cạnh đó, có nhiều câu thơ tám chữ, Anh Thơ dùng biện pháp nhân hóa đảo ngược làm cho
hình tượng thiên nhiên hiện lên giống như con người: “ Tàu chuối láng che mặt trăng xấu hổ/ Khóm tre
già đợi gió đứng bên ao…” ( Đêm hè ). Thiên nhiên cũng e ấp, bẽn lẽn, mong chờ. Cú pháp thơ cổ điển
thường khá ổn định và đăng đối, cú pháp thơ Anh Thơ tự nhiên, phóng khoáng hơn. Trên cơ sở cú pháp
này, Anh Thơ đã tạo nên loại “thơ miêu tả”.
Thơ tám chữ của Anh Thơ lại khác hẳn, quan hệ giữa các câu thơ là quan hệ đồng đẳng, kiểu diễn
đạt song hành:“ Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác/ Lũ chuồn chuồn dỡn nắng ngẩn ngơ bay…”
( Sang thu ). Với cú pháp câu, quan hệ đồng đẳng, diễn đạt song hành, đăng đối về ý nghĩa làm cho câu
thơ có được âm hưởng thanh thoát, thoáng đãng, tự nhiên, tươi vui. Bên cạnh đó, Anh Thơ cũng sáng tạo
những câu thơ tám chữ có quan hệ với nhau theo tầng bậc, logic, câu trước làm tiền đề cho câu sau.
Bên cạnh đó, Anh Thơ có nét riêng, độc đáo về cảm hứng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật thực
sự khơi nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào cho nữ sĩ. Anh Thơ nhớ không gian, giao tiếp với không gian,
khát vọng lớn nhất của chủ thể trữ tình Anh Thơ là chiếm lĩnh không gian, xem không gian như một đối
tượng thẩm mĩ.

14
Thơ tám chữ của Anh Thơ rất phong phú về chất liệu hiện thực. Cùng miêu tả về bức tranh làng
Việt cổ truyền, ở mỗi mùa vụ khác nhau, thơ tám chữ của Anh Thơ lại mang những đặc trưng riêng về
chất liệu nghệ thuật.
Với thể thơ tám chữ, Anh Thơ có đóng góp mới mẻ cho Thơ mới và đồng thời nhằm giới thiệu
đến độc giả và đặc biệt là những người chốn thị thành hiểu biết được cảnh đẹp, được phong tục tập quán
của người Việt sau lũy tre làng.
3.1.2 Thơ tự do

Thể thơ tự do là thể thơ không gò bó về niêm, luật, vần, điệu như thi ca cũ. Câu thơ, bài thơ có thể
ngắn hay dài tùy ý và không quy định về số câu trong bài , số từ trong câu. Cho nên, ta thấy thể thơ tự do
có lúc rất gần với văn xuôi. Lô gic bài thơ chủ yếu là lô gic về mạch cảm xúc, về tâm trạng của nhân vật
trữ tình. Qua khảo sát thơ Anh Thơ, ta thấy Anh Thơ sử dụng khá nhiều thơ tự do và số chữ trong câu
cũng rất linh hoạt phù hợp với cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình của cuộc sống hiện thực vô cùng
sinh động. So sánh số câu thơ tự do trong thơ Anh Thơ với Tuyển tập thơ Việt Nam 1945 – 1985, ta có kết
quả như :
Câu Thơ
Tác phẩm
Số câu thơ
dưới 5 chữ
Số câu thơ
từ 5 đến
8 chữ
Số câu thơ
Từ 9 chữ
trở lên
Tổng cộng Ghi chú
Tuyển tập
Thơ Việt Nam
1945 -1985
729 câu
9 %
6.632 câu
82,5 %
680 câu
8,5 %
8041 câu Tr. 139, luận án Tiến sĩ
Nguyễn Quốc Khánh
Thơ Anh Thơ 46

4,8 %
705
74,65 %
193
20,4 %
944 câu
Anh Thơ sử dụng nhiều câu từ 5 đến 8 chữ nhưng ít hơn so với các tác giả tuyển thơ Việt Nam
1945 – 1985. Anh Thơ sử dụng câu từ 9 chữ trở lên cao hơn 11,9 % so với các tác giả tuyển thơ Việt Nam
1945 – 1985. Lý giải cho sự chênh lệch ấy, chúng tôi nhận thấy tác giả sử dụng câu 9 chữ trở lên phù hợp
với việc diễn tả hiện thực rộng lớn, vô cùng phong phú và sinh động lúc bấy giờ, đồng thời cũng chứng tỏ
và khẳng định sự sáng tạo, tìm tòi thể nghiệm và cá tính của Anh Thơ rất cao.
Thơ tự do có số lượng khá lớn ( 26 bài ), chiếm tỉ lệ 29,21 % số lượng bài, Anh Thơ Anh Thơ
dùng nhiều câu thơ bậc thang để kí thác vào đó nỗi lòng, tình cảm của mình và có sức thuyết phục, lắng
sâu trong tâm thức bạn đọc nhiều thế. Câu thơ bậc thang trong thơ Anh Thơ làm cho ta thêm xao xuyến,
ngân vang mãi.
Với thể thơ tự do và dùng câu thơ vắt dòng độc đáo, bài thơ bộc lộ nỗi niềm cảm xúc của nhân vật
trữ tình. Bài thơ Chúng ta không mất, Anh Thơ dùng thể thơ tự do và sử dụng nhiều câu thơ bậc thang để
tái hiện về câu chuyện lịch sử rộng lớn: “ Chị vẫn đi/ Men theo sóng bể rì rào/ Nắng nghiêng chao/ Gió
rạt !/ Chuyện đã một năm qua/ Chưa nguôi thương tiếc/ Vì chiếc xe/ Mang dấu vết/ Tình yêu/ Chiến đấu/
Căm thù ’’ ( Chúng ta không mất).Tác giả lồng câu chuyện về cuộc đời nhà văn vào nhiều câu
chuyện khác: về Hội nhà văn dân chủ Đức, kể về tội ác của bè lũ Giôn xơn, kể về người phụ nữ từ giã gia
đình đi kháng chiến.
Như vậy, Anh Thơ đã dùng thể thơ tự do trong thơ để phản ánh hiện thực cuộc sống, chiến tranh
cách mạng của đồng bào ta trên cả bề rộng và chiều sâu một cách sôi nổi và đầy nóng bỏng, và thể thơ tự
do còn đáp ứng được yêu cầu thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình một cách tự nhiên,
hồn nhiên.
3.1.3 Một số thể thơ khác
Thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Thể thơ lục bát trong thơ Anh Thơ chỉ
có năm bài, chiếm tỉ lệ 5,61 %. Thơ lục bát của Anh Thơ viết về người chiến sĩ, người anh hùng cách
mạng, người mẹ Việt Nam hay viết về hình ảnh của Hà Nội trong những tháng ngày chiến tranh ác

liệt Tác giả chọn hình thức thơ lục bát, hầu hết là vần bằng đó phù hợp với việc diễn tả tình cảm nhẹ
nhàng, sâu lắng, rất mực thiết tha. Đó là tình cảm nhớ thương da diết, kính yêu người mẹ Việt Nam và pha
lẫn cả niềm xót thương căm phẫn kẻ thù. Kẻ thù đã gây nên tội ác tày trời, tàn hại cả sinh linh bé nhỏ,

15
cuộc sống của con người, người mẹ bị bom Mỹ sát hại: “…Mẹ là mẹ cả xóm thôn/ Mái đầu càng bạc, yêu
thương càng giàu/ Giờ dây nắng chói tàu cau/ Tóc vương bay trắng cả bầu không gian/ ( Mái tóc mẹ
bay). Bài thơ lục bát chứa đầy nước mắt, uất ức căm hờn.
Thơ lục bát của Anh Thơ nhẹ nhàng tình tứ góp một tiếng nói quan trọng khẳng định và ngợi ca
Như vậy, với thể thơ lục bát, Anh Thơ thể hiện tâm tư tình cảm một cách nhẹ nhàng, đằm thắm của mình
trước cảnh. Đấy là những tình cảm, niềm vui của nữ sĩ trước vùng giải phóng; nỗi đau xót, căm hờn trước
hình ảnh một bà mẹ bị bom Mĩ sát hại chỉ còn mái tóc trắng bay trên nóc nhà; sự kính yêu, cảm thông,
chia sẻ tình cảm với người chiến sĩ tuần tra, canh gác ở Đèo Ngang; đó là nỗi đau về sự mất mát hi sinh
của đồng bào Hà Nội trong trận B52 vào những ngày cuối năm 1972
Cùng với thể thơ lục bát, Anh Thơ còn sử dụng thể thơ bảy chữ, tất cả có chín bài chiếm 10,11 %
và có đặc điểm: một câu có bảy tiếng và một bài thường có ba khổ, mỗi khổ bốn câu. Đây là thể thơ được
nhiều nhà thơ dùng để sáng tác. Thơ bảy chữ thường diễn tả nỗi niềm riêng tư và bức tranh cuộc sống hiện
hình tươi nguyên sinh động, có hồn. Có những bài thơ bảy chữ của Anh Thơ là hồi tưởng lại kỉ niệm của
một thời còn sum họp đại gia đình. Thơ bảy chữ của Anh Thơ vừa bộc lộ nét trang nghiêm cổ kính lại vừa
bộc lộ sự thanh thoát.
Anh Thơ cũng có những nỗi buồn riêng tư duyên phận. Khi chồng qua đời, nữ sĩ dường như khóc
than người chồng xấu số của mình trong tập thơ Lệ sương: “Rào hoa rơi mái, cây nghiêng đổ/Cửa đóng,
nhà im quạnh quạnh tờ” ( Ngõ cũ em về ). Nữ sĩ có khóc than, đau đớn bao nhiêu cũng chỉ tăng thêm cô
đơn, buồn tuổi, cũng không níu kéo được người quá cố. Câu thơ đọng đầy nước mắt, ai cũng xót thương
tội nghiệp cho nàng. Cách ngắt nhịp trong thơ bảy chữ của Anh Thơ chủ yếu là nhịp 4/3 và 2/2/3 tạo nên
sự uyển chuyển, linh hoạt, thanh thoát trong thơ Anh Thơ.
Bên cạnh thơ bảy chữ, Anh Thơ sử dụng thơ năm chữ để phản ánh cuộc sống trong quan hệ riêng
– chung. Thơ năm chữ là thể thơ có nguồn gốc từ thể hát dặm Nghệ Tĩnh, thể ngũ ngôn thường có nhịp
3/2 và vần không đổi, số câu tùy ý. Đây là thể quen thuộc của thơ cổ phong và thơ Đường. Đặc điểm của
loại thơ này rất phù hợp với tự sự, lời nói nhanh, mạnh mẽ, ý gọn. Vần trong thơ ngũ ngôn có hai kiểu

gieo vần: Liên vận và cách vận. Trong bài thơ này chủ yếu dùng lối cách vận, theo đúng niêm luật của thơ
năm chữ. Vần cuối câu 1 cùng vần với cuối câu 3, vần cuối câu 2 vần với cuối câu 4.
Thể thơ này chiếm tỉ lệ: 5,61 % so với tổng số lượng tác phẩm thơ Anh Thơ. Quy luật về hiệp vần
trong thơ năm chữ của nữ sĩ Anh Thơ là vần cách: Câu lẻ 1 – 3 – 5 – 7 – 9 …hiệp vần ở cuối câu là vần T,
câu chẵn 2 – 4 – 6 – 8 – 10…hiệp vần với nhau ở cuối câu là vần B. Với thể thơ này, Anh Thơ phản ánh
niềm vui của cặp vợ chồng sĩ quan tên lửa, mới cưới nhau có một hôm, hôm sau mỗi người mỗi ngả lên
đường làm nhiệm vụ cách mạng.
Bên cạnh thể thơ 5 chữ, thể thơ bốn chữ có 1 bài chiếm tỉ lệ: 1,12 %. Anh Thơ cũng hóa thân vào
hình ảnh người mẹ hiền để bộc lộ niềm khát khao tình mẫu tử. Mẹ chờ con thêm một mùa xuân nữa thôi,
đối với lịch sử đất nước dù quá ngắn ngủi nhưng đối với mẹ già như chuối chín cây, những ngày tháng
cuối đời thì thời gian ấy lại dài đằng đẵng: “ Khoảng trời của mẹ !/ Con gái thương ơi/ …, Dù còn gian
khổ/ Mẹ sẽ vượt qua…”( Hôn con ). Anh Thơ đã hóa thân vào nhân vật người mẹ để nói lên tâm trạng
khát khao tình cảm mẫu tử của mình. Nhịp thơ nhanh, vui vẻ như tâm hồn trẻ thơ vậy. Và ở đấy, đứa con
sẽ là niềm tin, là động lực vươn lên trong cuộc sống nghèo khổ của mẹ. Anh Thơ cảm nhận rất tinh tế tình
cảm mẹ con. Những khoảnh khắc tình cảm đâu đó cũng hiện lên trong thơ nữ sĩ thật đẹp. Ngoài thơ tám
chữ và thơ tự do, các thể thơ khác đều chiếm số lượng khá khiêm tốn trong thơ Anh Thơ. Mỗi thể loại thơ
mang một diện mạo riêng, thành công riêng. Điều đó chứng tỏ tài năng nghệ thuật của Anh Thơ trên nhiều
thể loại và không chỉ có thể thơ mà còn cả hồi kí, kịch, truyện ngắn…Anh Thơ đã vẽ lên bức tranh cuộc
sống bằng chất liệu dân gian bình dị, bằng thiên nhiên – phong tục, bằng sự chiến đấu, mất mát hi sinh của
một thời đại hào hùng trong lịch sử dân tộc.
3.2. Ngôn ngữ
3.2.1 Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần gũi với đời sống
Ngôn ngữ là phương tiện, chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Theo
Anh Thơ: "Thơ phải ngắn gọn, không nên rườm rà, phải nói ít viết ít mà người đọc lại hiểu nhiều. Thơ

16
hay phải là những gì tinh túy, vĩnh cửu nhất từ trong tâm hồn con người. Người làm thơ cũng đừng cầu kỳ
câu chữ quá mà khiến cho người đọc khi đọc rồi cứ phải suy luận…”.[51, 157]., Anh Thơ không cầu kì,
gọt giũa câu chữ, mà giản dị lạ thường. Bởi vì, Anh Thơ tự học ở nhiều nơi chốn theo cách thức đa dạng,
hòa đồng cùng lễ hội dân gian với nghệ thuật diễn xướng sân khấu dân gian, học thuộc cả Văn đàn bảo

giám, học lỏm cả những lúc bố và các ông bạn cử, tú phê bình những bài thơ không đúng niêm luật, học
truyện thơ lừng danh như Truyện Kiều, lẫn khuyết danh như Nhị độ mai, học tục ngữ, ca dao, dân ca qua
Tái sinh duyên , Anh Thơ ảnh hưởng sâu đậm tính giản dị, dân dã từ ca dao dân ca. Âm hưởng dân gian,
chất liệu đời thường in đậm trong thơ Anh Thơ.
Trong hồi kí Từ bến sông Thương, Anh Thơ tâm sự: tôi thích những cảnh quê mùa thôn dã, thích
ngắm nhìn những đàn gà, đàn chim câu…, tung tăng nô đùa, quấn quýt quanh chân và được thỏa thê đắm
mình trong không khí ngát hương cau hương bưởi ấy. Vì vậy, ngôn ngữ thơ Anh Thơ giản dị, mộc mạc,
hồn nhiên. Đó là lớp từ bình dân, những lời nói, ngôn ngữ của những người trồng dâu nuôi tằm, chân quê
mộc mạc, hồn hậu của cô thôn nữ gánh nước đêm trăng, của em bé nô đùa lấm lem trong bếp khói, của
những cô gái quê với bàn tay nhẹ nhàng hồn hậu dệt nên những tấm lưới để đánh bắt cá tôm, của các cụ
già say sưa nơi quán rượu trong những ngày phiên chợ làng quê.
Anh Thơ đã phản ánh bức tranh cuộc sống từ chính chất liệu dân gian mộc mạc, cuốn hút người
đọc, mang âm hưởng du dương của hồn quê, tình quê, chân chất, hồn hậu.
3.2.2 Ngôn ngữ mang tính cộng đồng
Thơ nữ sĩ gắn liền với những chặng đường lịch sử của dân tộc, những làng quê thanh bình hay
những vùng biên giới, rừng núi hải đảo mà nữ sĩ đã từng cùng đồng bào chiến sĩ trải qua trong những ngày
lao động chiến đấu gian khổ đượm mùi khói lửa chiến tranh sau cách mạng tháng Tám, Anh Thơ tham gia
Việt Minh trong những ngày đầu kháng chiến, làm công tác dân vận, làm thanh niên xung phong rồi phụ
trách hội phụ nữ, và đặc biệt là công tác văn nghệ tư tưởng quần chúng trong kháng chiến, rồi làm thư kí,
ủy viên hội nhà văn Chất liệu ngôn ngữ trong thơ Anh Thơ mang tính cộng đồng thể hiện trong các bài
thơ viết về đề tài phong tục, phản ánh các lễ hội, các sinh hoạt văn hóa cộng đồng người Việt.
Ngôn ngữ mang tính cộng đồng là ngôn ngữ thể hiện đặc điểm chung của cộng đồng về lời ăn
tiếng nói, về tâm lí xã hội, quan niệm đạo đức truyền thống, phong tục tập quán Ngôn ngữ cộng đồng ở
đây ta xét trong mối quan hệ giữa công dân với cộng đồng dân tộc trong kháng chiến. Đó là ngôn ngữ biểu
hiện của lòng yêu nước, của ý thức công dân với cộng đồng, dân tộc.
Như vậy, thơ Anh Thơ thể hiện ngôn ngữ rất đa dạng phong phú, nhưng chủ yếu tập trung ở chất
liệu ngôn ngữ mang tính dân gian bình dị và chất liệu ngôn ngữ mang tính cộng đồng trong mối quan hệ
với trách nhiệm chung của công dân đôi với cộng đồng, dân tộc. Xuất phát từ lòng yêu nước, tinh thần
trách nhiệm với cộng đồng, lòng đam mê thơ ca, nghệ thuật, đồng hành tạo nên trong ngôn ngữ thơ Anh
Thơ cái chất dân gian, bình dị, tiếng nói chung thống thiết. Điều ấy góp phần to lớn tạo nên chất liệu riêng

phong phú trong thơ nữ sĩ, vừa thiên nhiên – phong tục vừa nóng bỏng hiện thực của một thời đại lịch sử
hào hùng, ngợi ca lí tưởng cách mạng, ca ngợi Đảng và Bác Hồ kính yêu.
3. 3. Giọng điệu
3.3.1 Giọng êm đềm, trầm buồn và nhẹ nhàng sâu lắng
Việc lựa chọn giọng điệu để phản ánh hiện thực cuộc sống của người nghệ sĩ là vô cùng quan
trọng. Nó thể hiện tài năng nghệ thuật của nghệ sĩ. Thơ nữ sĩ Anh Thơ, giọng điệu này chủ yếu thể hiện ở
thể loại lục bát bộc lộ đó tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình qua bức tranh cuộc sống sinh động.
Bài thơ Mái tóc mẹ bay đã gợi lên niềm phẫn uất căm hờn sâu sắc trong lòng độc giả. Với cái nhịp
điệu nhẹ nhàng mà sâu lắng ấy, cái chết của mẹ đã hóa thành bất tử hòa vào mây trời non nước, hoa lá cỏ
cây và đốt cháy thành ngọn lửa căm hờn, soi sáng cho những người chiến sĩ quyết tâm giết giặc, bảo vệ
non sông, gấm vóc.
Có người cho rằng cả tập thơ Bức tranh quê của nữ sĩ đều đều một giọng, thiếu hấp dẫn khiến
người đọc chán nản. Khảo sát về nhịp điệu trong tập thơ Bức tranh quê của nữ sĩ đa số là nhịp 3/2/3 chiếm
96 %, thỉnh thoảng có đôi câu có nhịp điệu 3/3/2 xen vào nhưng vô cùng ít Cái buồn xâm nhập từ cảm
giác không gian mênh mông, hiu quạnh vào tâm hồn thứ lữ đơn độc lạc loài trước đất trời, hay hoài vọng

17
về quá khứ. Có khi cái buồn cô đơn gợi lên từ tâm trạng buồn lo của người nông dân những năm đại hạn
mất mùa, thất bát: “…Rồi chiều đến khi mặt trời lặn đỏ/ Mây phương đoài tắm rực nắng bên sông/ Các cô
gái đưa nhau thăm ruộng cỏ/ Cuốn dây gầu chán nản tát đồng không” ( Đại hạn ). Cái hoang vắng của
cảnh cũng dần xâm chiếm vào tâm hồn con người thứ lữ.
Anh Thơ sử dụng kiểu câu thơ có giọng điệu đều đều trầm buồn, nhẹ nhàng sâu lắng góp phần
làm nổi bật cái mênh mông, yên tĩnh của bức tranh làng quê xứ Bắc vừa thể hiện tâm trạng cô đơn của con
người trước cảnh, cái cô đơn rợn ngợp gợi lên từ không gian non nước mênh mông vừa diễn tả tâm trạng
nhẹ nhàng thư thái, hay sự đồng cảm, sẻ chia vui buồn cùng với cảnh vật, cuộc sống. Và mỗi cung bậc tâm
trạng, nhân vật trữ tình hiện lên trong những hoàn cảnh cụ thể.
3.3.2 Giọng điệu nhanh, gấp gáp, vui tươi
Mỗi thể thơ có một đặc trưng riêng về thanh điệu, nhịp điệu. Thơ lục bát thì thường nhẹ nhàng êm
đềm như lời ru của bà của mẹ thưở nào, thơ năm chữ lại thể hiện không khí gấp gáp tươi vui, nhí nhảnh…,
tuy nhiên cũng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bên cạnh đặc điểm thể loại thơ. Cho dù hồi tưởng lại

những gian khổ, hi sinh trong chiến tranh hay phản ánh cuộc sống hiện tại, thơ vẫn hiện lên nét đẹp thanh
thoát tươi vui, lạc quan của con người trong cuộc sống: “ Cưới nhau đêm mười bảy/ Mười tám giặc gieo
bom/ Từ phòng hạnh phúc dậy/ Chồng vợ hai tuyến đường/ ,Niềm vui bừng đêm đêm”.( Chuyện vợ
chồng sĩ quan tên lửa quê Uy Nổ). Mỗi con người đều có lòng yêu thương gia đình, lòng căm thù giặc
xâm lăng và tinh thần yêu nước. Nhịp thơ chủ yếu 2/3, nhanh mạnh gấp gáp, khẩn trương, nhưng cũng đầy
niềm vui, tin tưởng. Hình ảnh quê hương anh vẫn tay súng tay cày…, vẫn cấy hái, cày bừa dưới mưa bom
bão đạn của địch luôn hiện hình sức sống bất diệt.
Với nhịp điệu ấy, nhân vật trữ tình bộc lộ niềm vui hân hoan trong qua hồi tưởng về một thời gia
đình sum họp, hạnh phúc. Hình ảnh hiện tại của căn phòng lại thôi thúc tinh thần yêu nước, cống hiến cho
cách mạng của nhân vật trong bài thơ này. Bên cạnh đó, nhân vật trữ tình cũng bộc lộ niềm vui, hân hoan,
lạc quan đầy cảm xúc trước cảnh: “…Giữ bầu trời son/ Cho con chim con/ Cho con của mẹ” ( Con chim
nhỏ ). Với nhịp điệu nhanh, khẩn trương, âm hưởng vui tươi, người mẹ thể hiện niềm vui tươi trò chuyện
với đứa con mình, qua hình ảnh chú chim non, bị mất tổ sau trận bom thù. Người mẹ ra trận để giữ bầu
trời son, cho cảnh vật muôn loài, cho con của mẹ được yên bình, hạnh phúc. Từ hình ảnh con chim non,
Anh Thơ liên hệ đến cuộc sống gia đình hết sức tự nhiên vui tươi như tâm hồn trẻ thơ và rộng lớn hơn
chính là tình yêu đồng loại, yêu cảnh vật, thiên nhiên, yêu đồng bào.
Say đắm, nhập tâm vào cảnh vật, cuộc sống, Anh Thơ phân thân, nhập vai vào nhân vật để nói lên
niềm vui sum họp gia đình, niềm hạnh phúc riêng tư cá nhân trong quan hệ với trách nhiệm chung, niềm
vui chung của dân tộc. Thơ Anh Thơ vừa có đều đều trầm buồn thể hiện cái tôi cô đơn, chan hòa cùng
thiên nhiên, tạo vật, cuộc sống, vừa có âm điệu, nhịp điệu nhẹ nhàng, vui tươi hồn nhiên tự nhiên để diễn
tả niềm lạc quan của con người trong lao động hay của người chiến sĩ cách mạng, tâm trạng của nhân vật
trữ tình trong thời khắc giao mùa. Nhưng niềm vui lớn nhất của nhân vật trữ tình vẫn là niềm vui được
cống hiến, hi sinh cao đẹp và trọn vẹn cho Tổ quốc. Chính nhịp điệu này đã tạo nên cho thơ Anh Thơ một
diện mạo mới mẻ lôi cuốn độc giả, mang tâm thế một người con ưu tú của dân tộc trong thời đại hào hùng.

18
KẾT LUẬN
1. Là nhà thơ của đồng quê, hồn quê, Anh Thơ tượng trưng cho núi sông hùng vĩ, cho cánh đồng
thơm mát, phù sa màu mỡ của đất Việt. Đọc thơ Anh Thơ, chúng ta càng được bồi đắp thêm lòng yêu
thiên nhiên, lòng yêu quê hương đất nước. Với hành trình sáng tạo nghệ thuật trong sáu mươi năm đầy

đam mê, không mệt mỏi và yêu thơ như yêu chính cuộc đời mình, Anh Thơ để lại một sự nghiệp văn
chương lớn với những đóng góp riêng, độc đáo được bạn bè, đồng nghiệp và độc giả mến mộ, ngợi ca,
khẳng định. Anh Thơ được trao tặng giải thưởng nhà nước đợt I, đây là giải thưởng có ý nghĩa lớn nhất
trong cuộc đời sự nghiệp Anh Thơ, và là sự khẳng định vai trò vị trí của Anh Thơ trong nền thi ca dân tộc.
Nghiên cứu, khám phá thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ, chúng ta khám phá hình tượng nghệ thuật, với
những đặc sắc nghệ thuật trong tính chỉnh thể toàn vẹn theo quy luật tổ chức nội tại chung và riêng của nó.
2. Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ là một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn, đa dạng, phong phú, độc
đáo. Ở đó, con người thơ, sự nghiệp cách mạng, tinh thần dân tộc gắn bó máu thịt đồng hành tạo nên một
cốt cách nghệ thuật riêng, tiếng nói riêng. Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ không chỉ thể hiện ở cuộc đời
và quan niệm nghệ thuật của nữ sĩ. Đó là cuộc đời thơ đầy những chông gai, trắc trở. Bằng lòng yêu thơ
như yêu chính bản thân mình, bằng nghị lực vươn lên và tinh thần tự học hỏi không ngừng, Anh Thơ gặt
hái được thành quả to lớn trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình. Bên cạnh đó, thế giới nghệ thuật
thơ Anh Thơ còn thể hiện ở cái tôi cá nhân giao cảm, chan hòa với thiên nhiên, tạo vật bốn mùa Xuân –
Hạ - Thu – Đông gắn liền với bản sắc văn hóa làng Việt cổ và cái tôi trữ tình gắn bó với đời sống kháng
chiến. Anh Thơ nhập vai vào chị dân công, người lái xe, anh phi công, cô thanh niên xung phong, người
mẹ cách mạng, người dân lao động, đứa bé…, để nói lên tâm sự của họ và cùng cảm thông và chia sẻ
niềm vui, nỗi buồn với họ. Cái tôi trữ tình ấy thể hiện ở không gian nghệ thuật, không gian làng quê gắn
với phong tục cổ truyền và không gian kháng chiến gắn liền với hình ảnh núi rừng chiến khu, với hình ảnh
con đường, cánh đồng thơm mát, hình ảnh vùng trời , vùng biển…; và thời gian nghệ thuật với những
quan hệ xã hội riêng, đó là kiểu thời gian tuyến tính theo ngày, mùa, theo quy luật tuần hoàn của tạo hóa
và sự vận động của các vì tinh tú… Bên cạnh đó, thơ Anh Thơ có thời gian hoài niệm và hướng về tương
lai với những ước mơ khát vọng cao đẹp, mang tính nhân văn sâu sắc. Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ
thể hiện qua phương thức nghệ thuật thơ độc đáo, qua sự đa dạng về thể thơ, qua chất liệu ngôn từ nghệ
thuật vừa mang tính bình dị đời thường vừa đậm tính cộng đồng, qua sự đa dạng về giọng điệu có giọng
trầm buồn, nhẹ nhàng sâu lắng, có giọng nhanh – gấp gáp – vui tươi, qua cú pháp đảo lộn độc đáo, giàu
chất thơ… Như vậy, đến với thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ, chúng ta thỏa thích chiêm ngưỡng hai bức
tranh cuộc sống nóng bỏng, đầy chất liệu hiện thực: một bức tranh về đồng quê, làng quê Việt xưa với
cảnh sắc bốn mùa Xuân – Hạ - Thu - Đông, với phong tục, tập quán trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền của
người Việt và một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống sống – kháng chiến của dân tộc ta với những vùng
miền khác nhau của Tổ quốc từ Bắc – Trung – Nam. Hai bức tranh đời sống ấy phản ánh hiện thực lịch sử

trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945 của dân tộc với chất liệu khách quan, đầy nóng bỏng, thấm đẫm
hơi thở thời đại.
3. Tìm hiểu, khám phá nghệ thuật thơ Anh Thơ, chúng ta nhận thức sâu sắc tính phong phú độc
đáo trong phong cách nghệ thuật thơ, một quan niệm nghệ thuật rất chân thật gần gũi đến lạ thường và cá
tính sáng tạo của nữ sĩ Anh Thơ. Khám phá, tìm hiểu những vấn đề này, chúng ta có một cái nhìn toàn vẹn
hơn về thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ; Từ đó, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của nữ sĩ Anh Thơ
trong phong trào Thơ mới nói riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. Những khám phá về thế giới
nghệ thuật thơ Anh Thơ đem lại cho chúng ta cái nhìn hệ thống, toàn diện về thế giới hình tượng cùng với
những đặc sắc về nghệ thuật trong sáng tác của Anh Thơ. Tiếp cận với hướng nghiên cứu này, chúng ta
có cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn giá trị của thơ ca Việt Nam hiện đại, cùng những thành tựu của nó
trong lịch sử thơ ca dân tộc.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aristotle, Nghệ thuật thi ca, Nxb Lao động, Hà Nội, 2007.
2. Lại Nguyên Ân, Cuộc cải cách thơ của phong trào Thơ mới và tiến trình thơ tiếng Việt, Tạp chí
Văn học, số 1- 1993.
3. Nguyễn Duy Bắc, Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hoá dân tộc, 1998.
4. Bakhtin, Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn
dịch. Nxb Giáo dục, Hà Nội 1993.
5. Phan Văn Cảnh, Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội 1984.
6. Nguyễn Văn Dân, Phương pháp nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội , 2006.
7. Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Quốc gia, TP Hồ Chí Minh, 2002.
8. Lê Tiến Dũng, Thể thơ tám tiếng trong thơ Việt Nam,Tạp chí Văn học số 3, năm 2000.
9. Phan Huy Dũng, Một đặc điểm của loại hình kết cấu của nhiều bài Thơ mới (1932 – 1945 ), Tạp
chí Văn học, số 2, năm 1999.
10. Phan Cự Đệ, Phong trào Thơ Mới 1932 – 1945, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1992.
11. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hựơu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Hà Văn Đức, Văn học
Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Giáo dục, 2000.
12.Nguyễn Đăng Điệp, Giọng điệu thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội 2002.

13.Hà Minh Đức, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1998.
14. Hà Minh Đức, Lí luận văn học và báo chí, Tập 1,2,3, Nxb Giáo dục,Hà Nội 2004.
15.Hà Minh Đức, Một thời đại thi ca - về phong trào Thơ mới 1932 – 1945, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội 1999.
16.Nhiều tác giả, Thơ mới 1932 – 1945, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 2004.
17.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1992.
18. Hồ Thế Hà, Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Nxb Văn học, 2004.
19.Như Hiên - Nguyễn Ngọc Hiền, Nữ sĩ Việt Nam cổ - cận - hiện đại, Nxb văn học, TP. Hồ Chí
Minh 2006.
20. Lưu Hiệp, Văn tâm điêu long, Nxb Văn học, Hà Nội 1999.
21. Đỗ Đức Hiểu, Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới 2004.
22.Bùi Công Hùng, Tiếp cận nghệ thuật thi ca, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội 2000.
23. Nguyễn Kim Hồng, Sự thể hiện làng quê Việt Nam trong văn xuôi hiện thực trước Cách mạng
tháng Tám – 1945, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội 2002.
24.Nguyễn Quốc Khánh (1999), Thi pháp thơ Chế Lan Viên (luận án), ĐH Quốc gia, Thành phố Hồ
Chí Minh.
25.Nguyễn Hoành Khung, Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945, Tập 5, Phần 1, Nxb Giáo dục,
Hà Nội 1978.
26.Nguyễn Hoành Khung, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam 1932 – 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1986.
27.Lê Đình Kị, Thơ Mới - Những bước thăng trầm, Nxb trẻ, TP. Hồ Chí Minh 1993.
28.Mã Giang Lân, Chữ Quốc ngữ và sự phát triển thơ ca Việt Nam đầu thế kỉ XX - Tạp chí Văn
học, Số 8 – 1998.
29.Mã Giang Lân, Qúa trình hiện đại hoá văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Văn hoá thông tin,
Hà Nội 2000.
30.Phong Lê, Vũ Văn Sĩ, Bích Thu, Lưu Khánh Thơ, Thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Lao động, Hà
Nội 2002.
31.Nguyễn Tấn Long, Việt Nam Thi nhân tiền chiến (Tái bản có sửa chữa), Toàn tập, Nxb Văn học,
TP. Hồ Chí Minh 2000.
32.Nguyễn Văn Long, Văn học Việt Nam trong thời đại mới ( Từ sau cách mạng tháng Tám 1945),
Nxb Giáo dục, Hà Nội 2003

33.Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, Lý luận văn học, Tập 1, 2,3 Nxb
Giáo dục 1986 - 1988

20
34.Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục 2000.
35.Lạc Nam, Tìm hiểu các thể thơ, Nxb Văn học, Hà Nội 1992.
36.Bùi Văn Nguyên, Các thể thơ và sự phát triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam, In
lần thứ 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1971.
37.Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, Tập 2, Nxb Khoa học xã hội 1989.
38.Nguyễn Hưng Quốc, Tìm hiểu nghệ thuật thơ Việt Nam, Nxb Quê mẹ, Pari 1988.
39.Chu Văn Sơn, Về bản sắc dân tộc và một hướng kiếm tìm trong thơ, Tạp chí Văn học, số 10 –
1994.
40.Chu Văn Sơn, Thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mạc Tử - Luận án Tiến sĩ, Hà Nội 2001.
41.Chu Văn Sơn, Ba đỉnh cao thơ mới, Nxb Giáo dục (Tái bản) 2006.
42.Trần Đình Sử, Những thế giới nghệ thuật thơ (Tái bản lần thứ nhất), Nxb Giáo dục 1997.
43.Trần Đình Sử, Thi pháp học hiện đại, Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh 1993.
44.Trần Đình Sử, Thi pháp truyện Kiều, Tái bản, Nxb Giáo dục, 2005
45.Văn Tâm, Góp lời thiên cổ sự, Nxb Văn học, Hà Nội 1991
46.Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, in lần thứ 5, Nxb Văn học, Hà Nội 1998.
47.Hoàng Trung Thông (Giới thiệu), Ngọc Trai (Sưu tầm và tuyển chọn), Tuyển tập Anh Thơ, Nxb
Văn học, Hà Nội 1987.
48.Đỗ Lai Thuý, Mắt thơ 1, tái bản có bổ sung, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội 2000.
49.Hoàng Trinh, Bản sắc văn hóa Việt Nam trong tiến trình lịch sử, Tạp chí Văn học, Số 8 – 1998.
50.Nguyễn Quốc Tuý, Thơ mới – Bình minh thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Văn học , Hà Nội 1995.
51.Uyên Thao, Thơ Việt Nam hiện đại 1900 – 1960, Nhận định, Nxb Hồng Lĩnh, Sài Gòn 1969.
52.Anh Thơ, Từ bến sông Thương (Hồi kí ), Nxb Văn học, Hà Nội 1986.
53.Nhiều tác giả, Thơ Anh Thơ, (Tác phẩm được giải thưởng nhà nước đợt I, năm 2001), Hội văn
học nghệ thuật Bắc Giang xuất bản năm 2002.

21

×