1
1.1. Xây dựng xã hội học tập đã được xác định là một trong những nhiệm vụ, giải
pháp thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 -
2020. Điều này, được khẳng định trong Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
cũng xác định: “Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân,
bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học
tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” và
nhấn mạnh: “đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân…thực hiện “giáo dục cho
mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”. Theo đó, cần phải “phát triển đa
dạng các hình thức đào tạo” ; “thực hiện chương trình giáo dục cho mọi người. Tiếp
tục đa dạng hoá các loại hình trường lớp, tạo cơ hội học tập cho mọi tầng lớp nhân
dân có nhu cầu” .
1.2. Người học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh (sau đây gọi là
học viên) là những người đã trưởng thành. Họ là những học viên người lớn. Vì thế,
việc tổ chức dạy học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh phải được thực
hiện theo lý luận về dạy học người lớn. Đội ngũ giảng viên, giáo viên tại các trung
tâm giáo dục thường xuyên phải là các chuyên gia về dạy học người lớn. Tuy nhiên,
lý luận về dạy học người lớn ở Việt Nam chưa được đầu tư nghiên cứu có hệ thống.
1.3. Tham gia vào hoạt động học tập ở môi trường giáo dục thường xuyên, mỗi
học viên đều mang theo những đặc điểm phát triển nhận thức đặc trưng cho lứa tuổi
và cả những nét riêng của cá nhân. Mỗi học viên sẽ có cách tiếp nhận, giữ gìn và xử
lý thông tin khác nhau. Có người thiên về nhìn, có người thiên về nghe hay xúc giác –
vận động tạo thành những phong cách rất đa dạng. Một số học viên sẽ gặp khó khăn
trong quá trình học tập nếu việc giảng dạy vô tình không phù hợp với phong cách học
tập ưu thế của họ. Kết quả nghiên cứu về phong cách học tập của học viên người lớn
cho thấy, người học sẽ thành công hơn nếu như người dạy kết hợp phong cách dạy
của họ với phong cách học tập của người học. Vì thế, để nâng cao chất lượng dạy học
tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, việc nghiên cứu đặc điểm học tập, đặc biệt
là phong cách học tập của học viên là rất cần thiết.
2
Từ những lý do nêu trên, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài : “Dạy học dựa vào
phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên” là
cần thiết.
Đề xuất các biện pháp dạy học phù hợp với phong cách học tập của học viên
người lớn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tại các trung tâm giáo dục thường
xuyên.
!"#$
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học và phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm
giáo dục thường xuyên.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa hoạt động dạy học với phong cách học tập của học viên
người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên.
%&'()*+
Nếu thiết kế và thi công dạy học bằng các biện pháp dạy học dựa vào phong
cách học tập của học viên người lớn tại các trung tâm giáo dục thường xuyên như:
thiết kế qui trình dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại
TTGDTX; lập kế hoạch dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn
tại TTGDTX; sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp phong cách học tập
của học viên người lớn tại TTGDTX; và hướng dẫn tự học dựa vào phong cách học
tập của học viên người lớn tại TTGDTX thì kết quả học tập của học viên sẽ được
nâng cao.
,-./!
5.1. Xác định các khái niệm công cụ; hệ thống hoá các vấn đề lý luận về đặc
điểm học tập, phong cách học tập và tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của
học viên người lớn để thiết lập khung lí thuyết cho vấn đề nghiên cứu;
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng phong cách học tập của học viên người lớn
và tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại các trung
tâm giáo dục thường xuyên;
3
5.3. Đề xuất và thực nghiệm sư phạm các biện pháp dạy học dựa vào phong
cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh.
0&1232/!
- Học viên được nghiên cứu là các học viên theo học các lớp ngắn hạn tại các
trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh;
- Thực nghiệm sư phạm được tiến hành với các chương trình bồi dưỡng, đào
tạo ngắn hạn (những ngành nghề có thời gian đào tạo dưới một năm).
45#633
45#63378
Những quan điểm phương pháp luận sau đây được sử dụng trong nghiên cứu đề
tài luận án:
- Quan điểm phương pháp luận duy vật biện chứng: Xem xét các sự vật hiện
tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Theo đó, nghiên cứu dạy học dựa
vào phong cách học tập của học viên phải được triển khai trong mối quan hệ đồng bộ
với các quan điểm, lí thuyết, chiến lược, mô hình, phương pháp và kĩ thuật dạy học
khác nhau.
- Quan điểm hệ thống cấu trúc: Không xem xét các sự vật hiện tượng một cách
riêng lẻ mà luôn đặt chúng trong một hệ thống, chịu sự ảnh hưởng, tác động của nhiều
yếu tố trong hệ thống đó. Vì thế, nghiên cứu dạy học dựa vào phong cách học tập của
học viên phải xác định được các thành tố cơ bản qui định phong cách học tập của học
viên.
- Quan điểm hoạt động trong dạy học: Tổ chức hoạt động cho học viên, hình
thành và phát triển hoạt động học tập cho học viên bằng chính hoạt động tự giác, sáng
tạo của học viên. Điều này đòi hỏi, khi nghiên cứu nghiên cứu dạy học dựa vào phong
cách học tập của học viên phải thiết kế được các biện pháp dạy học và hiện thực hóa
các biện pháp đó ở cấp độ hoạt động.
- Quan điểm thực tiễn: Giải quyết các vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu đề
tài phải xuất phát từ thực tiễn dạy học, giáo dục. Nghiên cứu về nghiên cứu dạy học
dựa vào phong cách học tập của học viên phải thiết thực giải quyết những tồn tại
trong dạy học ở các Trung tâm GDTX hiện nay.
4
493#633
7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra viết bằng phiếu trưng cầu ý kiến; Phương pháp quan
sát; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp trắc nghiệm; Phương pháp thực nghiệm;
PP xin ý kiến chuyên gia; PP nghiên cứu trường hợp.
7.2.3. Nhóm phương pháp đo đạc, xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu về định
lượng.
:-;78 /<'!.
- Học viên người lớn ở các trung tâm giáo dục thường xuyên đã hình thành
phong cách học tập và thường học tập theo phong cách đó. Tuy nhiên, có thể giáo
viên chưa quan tâm đúng mức đế phong cách học tập của họ và học viên chưa được
học tập phù hợp với phong cách học tập của mình.
- Các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên ở trung tâm
giáo dục thường xuyên là hệ thống các hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ được thiết
kế và thực thi nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thu nhận, xử lý thông tin
trong học tập phù hợp với phong cách học tập của học viên.
- Dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên sẽ nâng cao được kết
quả học tập của học viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh.
= //1>+78
- Bổ sung và hoàn thiện lý luận dạy học cho học viên người lớn. Hệ thống hoá
và phát triển lý luận về đặc điểm học tập của học viên người lớn.
- Xác định được các đặc điểm và những phong cách học tập cơ bản của học
viên tại trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Đề xuất được một số biện pháp dạy học theo đặc điểm học tập và phong cách
học tập của học viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên.
?9@AB78
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án có cấu trúc 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học dựa vào phong cách học tập
của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên
5
Chương 2: Biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người
lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên
Chương 3: Thực nghiệm dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên
người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên.
9#6C9DEFG-HIJKL9JMN-HOPQRKS9PLTHIU
5KU-&9V9KKS9JG59WTKS9HMX--&YZM[-JQMJ\-&J]
&MVUP^9JKYZ-&_RX-
J`a+!@
Các công trình nghiên cứu phong cách học tập rất phong phú và đa dạng trên
nhiều bình diện, lý thuyết cũng như thực hành. Các nghiên cứu về phong cách học tập
tập trung vào một số vấn đề chính như sau:
583
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Phong cách
Phong cách là toàn bộ những phản ứng, thủ thuật tiếp nhận và xử lý thông tin
tương đối ổn định về các chiến lược học, thái độ, động cơ, hứng thú học nhằm đáp
ứng các nhiệm vụ trong những hoạt động cơ bản của cá nhân.
1.2.1.2. Phong cách học tập
Phong cách học tập là toàn bộ những phản ứng, thủ thuật tiếp nhận và xử lý
thông tin tương đối ổn định (mang tính trội) trong các tình huống học tập của người
học nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập đã đề ra
1.2.2. Các mô hình phong cách học tập
1.2.2.1. Mô hình phong cách học tập dựa vào yếu tố gen - môi trường
1.2.2.2. Mô hình phong cách học tập phản ánh các đặc điểm bên trong của cấu
trúc nhận thức, gồm nhiều khả năng khác nhau
1.2.2.3. Mô hình phong cách học tập là tập hợp các kiểu nhân cách
1.2.2.4. Mô hình phong cách học tập là các ưu thế linh hoạt trong học tập
1.2.2.5. Mô hình phong cách học tập dựa trên cách thức thực hiện nhiệm vụ học
tập
6
Qua phân tích, đánh giá 5 mô hình PCHT dựa trên sự phân loại phong cách học
tập do Trung tâm nghiên cứu học tập và kỹ năng tại Anh đã hệ thống, tác giả luận án
lựa chọn “Mô hình phong cách học tập là các ưu thế linh hoạt trong học tập” dựa
trên kết quả phân loại phong cách học tập của hai tác giả Honey và Mumford là phong
cách học tập của học viên ở các trung tâm GDTX.
583>+!#b71
1.3.1. Đặc điểm của học viên người lớn
- Học viên người lớn cần biết rõ lý do của học tập (Người lớn cần biết - the need
to know)
- Học viên người lớn tự quyết định việc học tập theo quan niệm của họ (Quan
niệm của bản thân người học - the learners’ self-concept)
- Học viên người lớn sử dụng rất nhiều kinh nghiệm của bản thân trong học tập
(Vai trò kinh nghiệm của người lớn - the role of the learners’ experiences)
- Học viên người lớn có tâm thế học tập tốt (Sẵn sàng để học - readiness to
learn)
- Học viên người lớn định hướng học tập bởi cuộc sống và công việc (Định
hướng cho việc học - orientation to learning)
- Học viên người lớn học tập với động cơ rõ ràng (Động lực học - motivation)
1.3.2. Các phong cách học tập cơ bản của học viên người lớn
1.3.2.1. Phong cách học tập người hoạt động
Phong cách học tập này có đặc điểm:
- Người học thích khám phá và thử thách. Người học được phát huy tối đa khả
năng khi được tham gia vào các hoạt động đa dạng và thường xuyên đổi mới.
- Người học thích làm trung tâm của sự chú ý, thích khẳng định mình trong các
hoạt động chung, dù chủ trì một cuộc họp lớp hay phát biểu ý kiến.
- Người học tận dụng các cơ hội bày tỏ ý kiến trong các cuộc thảo luận hay
tương tác với những người khác.
- Người học không thích đóng vai trò thụ động trong lớp.
- Người học không thích những công việc cưỡng ép, hay những việc đòi hỏi
phải tiếp thu sáng tỏ.
7
- Người học thích học nhóm, không thích học một mình. Do đó, người học
không học tập hiệu quả với hình thức tự học.
1.3.2.2. Phong cách học tập người phản ánh
Phong cách này có đặc điểm:
- Thích cơ hội được suy ngẫm tất cả những điều ẩn chứa trong điều người này
nghe hay đọc được trước khi đưa quan điểm nào đó.
- Thích ngồi phía sau trong các cuộc thảo luận.
- Học từ nghe, quan sát chứ không thể hiện mình.
- Khoái những cơ hội được học và làm việc độc lập.
- Thích công việc đòi hỏi suy ngẫm thấu đáo hơn là đi tắt.
- Học hiệu quả qua các công việc kế hoạch cá nhân, nghe giảng và học độc lập.
- Không muốn đóng góp ý kiến xây dựng bài trên lớp. Trong cuộc thảo luận mà
không cân nhắc mọi điều.
- Không muốn vội vàng chuyển từ việc này đến việc khác.
- Lo ngại thời hạn chót phải làm việc hay học mà không cân nhắc suy nghĩ cẩn
thận.
- Học không hiệu quả khi hoạt động tự phát không cho phép thời hạn, kế hoạch
cẩn thận. Học nhập vai, thảo luận nhóm tự phát.
1.3.2.3. Phong cách học tập người lý thuyết
Phong cách học tập này có đặc điểm:
- Học hiệu quả với mô hình lý thuyết, qua các vấn đề trên lớp, thảo luận tìm
hiểu những lý thuyết với các bạn bè thầy cô, ham đọc và đánh giá các cuốn sách, bài
báo.
- Thích khám phá mối quan hệ giữa các mô hình, các vấn đề khái niệm.
- Quan tâm đến việc chắc chắn rằng các phong cách luận làm cơ sở cho các lý
thuyết và logic hợp lý.
- Phát huy khả năng về hiểu biết và tham gia các tình huống phức tạp.
- Thích một mục đích học tập, công việc rõ ràng cụ thể.
- Không thích chạm trán những trường hợp không có nền tảng nhận thức, lý
thuyết rõ ràng hay nghi ngờ những điều đó.
- Thoải mái với những sự việc khách quan và ngược lại.
8
- Học không hiệu quả qua các câu hỏi mở, công việc kế hoạch có tính chuyển
động khám phá, thực hành kỹ năng.
1.3.2.4. Phong cách học tập người thực tế
Phong cách học tập này có đặc điểm:
- Thích xem lý thuyết liên hệ với thực tế như thế nào?
- Thích các kỹ năng thực hành, học tập phù hợp với lĩnh vực môn học và đi làm
sau này.
- Thích tập trung thực hành củng cố qua thực tế hơn lý thuyết.
- Thích chỉ dẫn rõ ràng để tiến hành thực hiện.
- Không thích tài liệu lý thuyết, không có khả năng ứng dụng.
- Học thiếu hiệu quả: Khi hội thảo, tranh luận
Các đặc điểm của từng loại phong cách học tập nêu trên là cơ sở trực tiếp cho
việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập
của người học.
%-(c!(d>+2(e+!383>+!
#b712Af/#bg(
1.4.1. Quan niệm về dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn
Các quan niệm về dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn
về bản chất, dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn là khai thác
kinh nghiệm của học viên, dạy học dựa vào kinh nghiệm của học viên bằng việc xây
dựng và thực hiện các phương án khác nhau trong thực hiện chương trình dạy học
hiện có phù hợp với những phong cách học tập điển hình của học viên.
1.4.2. Đặc điểm của tổ chức dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên
- Về người học và hoạt động học tập
- Về người dạy và hoạt động giảng dạy
- Về nội dung, chương trình dạy học của giáo dục thường xuyên
- Về hình thức tổ chức và phương pháp dạy học chương trình GDTX
1.4.3. Nguyên tắc tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người
lớn tại TTGDTX
- Nguyên tắc tập trung vào học viên
+ Chuyển hóa mục tiêu dạy học thành mục tiêu học tập của học viên.
9
+ Tạo môi trường thuận lợi để học viên học tập theo phong cách học tập của
mình.
- Nguyên tắc phân hóa
Nội dung và phương thức hoạt động trong học trình tổng thể hoặc ở từng môn
học phải được thiết kế và thực hiện theo nhiều hướng khác nhau phù hợp những
phong cách học tập điển hình của người học.
1.4.4. Yêu cầu của dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại
TTGDTX
- Lựa chọn các hình thức dạy học có ưu thế để tổ chức dạy học dựa vào phong
cách học tập của học viên
- Kết hợp giữa phát huy được điểm mạnh và khắc phục hạn chế của từng loại
phong cách học tập
- Chú ý đến những khác biệt về phong cách học tập của học viên do ảnh hưởng
của các yếu tố như giới tính, độ tuổi, văn hóa và thành tích học tập
,JeA2383!`2(e+!59KJ>+
!#b71h/ij"JJ&PJ_
1.5.1. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng
1.5.2. Kết quả khảo sát và bình luận
1.5.2.1. Thực trạng phong cách học tập của học viên ở TTGDTX
Bng 1.4: Các loại phong cách học tập ca học viên TTGDTX
STT Phong cách học tập X Thứ bậc
1 Người thực tế 2.75 1
2 Người phản ánh 2.68 2
3 Người hoạt động 2.34 4
4 Người lý thuyết 2.56 3
Kết quả số liệu bảng 1.4 cho nhận xét: Tồn tại đồng thời 4 loại phong cách học
tập ở học viên của các TTGDTX; số lượng học viên ở các loại phong cách học tập
này không có sự khác biệt đáng kể. Trong 4 phong cách học tập của học viên, loại
phong cách học tập “người thực tế” xếp thứ bậc cao nhất.
1.5.2.2. Thực trạng tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên
người lớn
10
+k-8!l+>+2(e+!383>+ học
viên người lớn tại trung tâm GDTX
Bng 1.5: Ý nghĩa ca việc tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập ca học viên
người lớn tại trung tâm GDTX
Stt Ý NGHĨA
Tỷ lệ %
TT
ĐB
Tb
TT
MN
Tb
TT
TP
Tb
1 Kích thích hứng thú học tập 88 1 87 1 92 4
2 Thực hiện được sự phân hoá DH. 80 2 80 2 100 1
3 Phát huy tính tích cực, chủ động 88 1 68 3 90 5
4 Đảm bảo mối liên hệ ngược. 79 3 67 4 98 2
5 Nâng cao hiệu quả bài dạy. 75 4 66 5 98 2
6 Đảm bảo tính vững chắc 75 5 65 6 83 6
7 Lý do khác 4 6 7 7 2 7
Đa số giáo viên ở các trung tâm GDTX nhận thấy được vai trò và sự cần thiết
của việc tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của người học để phát huy tính
tích cực của người học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
b) Những biện pháp tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên
người lớn tại trung tâm GDTX
Bng 1.6: Những biện pháp tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập ca học
viên người lớn tại trung tâm GDTX hiện nay
TT
Biện pháp
Tỉ lệ %
TT
ĐB
Tb
TT
MN
Tb
TT
TP
Tb
1 Để HV tự lựa chọn nhóm học
tập, giáo viên không định
hướng
24.8 2 33.8 2 18.8 2
2 Tìm hiểu phong cách học tập
HV
12.0 5 18.8 4 24.8 5
3 Thiết kế bài học theo định
hướng phong cách học tập của
HV
14.8 3 18.8 4 20.0 4
4 Giao nhiệm vụ cho nhóm được
phân chia theo PCHT
12.8 4 20.8 3 24.8 3
11
TT
Biện pháp
Tỉ lệ %
TT
ĐB
Tb
TT
MN
Tb
TT
TP
Tb
5 Thiết kế tài liệu học tập phục
vụ dạy học dựa vào phong cách
học tập của HV
4.0 6 8.8 6 10.8 6
6 Lựa chọn các PPDH dựa vào
phong cách học tập của HV
52.8 1 64.0 1 70.8 1
Kết quả số liệu bảng 1.6 cho thấy: Để tổ chức dạy học dựa vào phong cách học
tập của người học, ở các trung tâm GDTX, các giáo viên đã sử dụng các biện pháp
sau:
- Biện pháp “Lựa chọn các phương pháp dạy học dựa vào phong cách học tập
của người học” được sử dụng phổ biến nhất. Có 52.8%% giáo viên các trung tâm
GDTX ở đồng bằng và 64 – 70.8 % giáo viên các trung tâm GDTX miền núi và thành
phố thường sử dụng. Kết quả này phản ánh phần nào tác dụng của phong trào đổi mới
PPDH hiện nay ở các trung tâm GDTX. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học được
giáo viên lựa chọn, sử dụng có phải là những PPDH có ưu thế trong dạy học dựa vào
phong cách học tập của người học hay không thì chưa được khẳng định. Kết quả khảo
sát thu được có sự khác biệt giữa các giáo viên trung tâm GDTX ở miền núi và ở
đồng bằng cho thấy, giáo viên các trung tâm GDTX ở miền núi tích cực lựa chọn và
sử dụng các phương pháp dạy học dựa theo phong cách học tập của người học hơn
giáo viên các trung tâm GDTX ở đồng bằng.
- Biện pháp “ Để người học tự lựa chọn nhóm học tập” được giáo viên sử dụng
nhằm tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của người học. Cụ thể, giáo viên
các trung tâm GDTX ở miền núi là 33.8%, các trung tâm ở thành phố có 18.8% và ở
nông thôn có 24,8%, xếp thứ bậc thứ 2.
- Biện pháp “Giao nhiệm vụ cho nhóm được phân chia theo phong cách học
tập” trong tổ chức dạy học dựa theo phong cách học tập của người học được được các
giáo viên sử dụng được xếp ở thứ bậc 3.
c) Những nguyên nhân ảnh hưởng đến dạy học dựa vào phong cách học tập của
học viên người lớn tại trung tâm GDTX
12
Bng 1.7: Những nguyên nhân nh hưởng đến dạy học dựa vào phong cách học tập
ca học viên người lớn tại trung tâm GDTX
Stt NGUYÊN NHÂN
TỶ LỆ%
TT
TP
Tb
TT
ĐB
Tb
TT
MN
Tb
1 Sĩ số lớp quá đông. 98 1 81 3 76 4
2 Cơ sở vật chất thiếu thốn. 98 1 89 1 87 1
3 GV chưa được bồi dưỡng nhiều về
dạy học dựa theo PCCT
78 7 40 8 35 7
4 Thói quen sử dụng P. Pháp cũ 85 4 86 2 75 5
5 Tốn kém thời gian soạn bài. 98 1 78 5 78 3
6 Không có thời gian để thực hiện các
biện pháp dạy học dựa vào PCCT
79 6 78 4 86 2
7 Năng lực sư phạm của GV kém 82 5 77 6 63 6
8 Tính tích cực, độc lập của học viên
chưa cao
66 8 45 7 40 8
9 Nguyên nhân khác 10 9 7 9 2 9
Nguyên nhân sĩ số lớp quá đông là nguyên nhân được giáo viên phản ánh là
gây khó khăn cho việc tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của người học ở
trung tâm GDTX. Ý kiến về nguyên nhân này của các giáo viên trung tâm GDTX ở
thành phố là 98%, trung tâm ở đồng bằng là 81%, và ở miền núi là 76%. Do sĩ số lớp
học đông nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp để tổ
chức dạy học dựa vào phong cách học tập cho học viên.
9#6CmMn-5KV5PQRKS9PLTHIU5KU-&9V9KKS9JG59WT
KS9HMX--&YZM[-JQMJ\-&J]&MVUP^9JKYZ-&_RX-
-(cgf(e<.332(e+!383>+
!#b712JJ&PJ_
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu đào tạo
Mọi nỗ lực của chủ thể quản lý, của giáo viên và học viên trong tổ chức, vận
hành quá trình dạy học ở các TTGDTX xét đến cùng là nhằm thực hiện mục tiêu của
các chương trình GDTX một cách có chất lượng và hiệu quả. Do đó, việc đề xuất các
biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX
13
cũng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi mục tiêu đào tạo của trung tâm nói
chung, của từng chương trình đào tạo nói riêng.
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Nguyên tắc này đòi hỏi việc xây dựng các biện pháp dạy học dựa vào phong cách
học tập của học viên người lớn tại các trung tâm GDTX phải đảm bảo các yêu cầu:
- Đảm bảo logic mối quan hệ giữa ba thành tố chính của quá trình dạy học
- Đảm bảo tác động đồng bộ đến các thành phần tính tích cực cá nhân của học để
di chuyển chúng, hoặc hình thành mới tính tích cực học tập cho học viên.
- Đảm bảo phù hợp với đặc điểm của từng loại phong cách học tập của học viên.
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại
TTGDTX được xây dựng phải phù hợp với thực tiễn dạy học ở các TTGDTX và có khả
năng chuyển giao cho những cơ sở giáo dục khác có những tương đồng về môi trường
và điều kiện dạy học.
m.332(e+!383>+!#b712
Af/&#bg(
2.2.1. Thiết kế qui trình dạy học dựa vào PCHT tập của học viên người lớn
Với phân tích trên, kế thừa qui trình dạy học nhóm đã được tác giả Trần Duy
Hưng công bố trong kết quả nghiên cứu luận án của mình [28], tác giả luận án xây
dựng qui trình chung về dạy học dựa trên phong cách học tập của học viên tại
TTGDTX như hình 2.1.
Nghiên cứu cá nhân
Thực hiện các trắc
nghiệm của giáo viên
(nếu có)
Hướng dẫn
Xác định mục tiêu dạy
học của chủ để/bài học
Trao đổi kết quả với lớp
Tự kiểm tra, tự đánh giá
9+
2
K!&!
Xác định PCHT của học
viên, trên cơ sở đó xác
định nhiệm vụ học tập
phù hợp…
Thiết kế NDDH theo
nguyên tắc của DHPH
Hình thành các nhóm
cùng phong cách học
tập
Tiếp nhận nhiệm vụ học
tập
Tổ chức làm việc
nhóm
Hợp tác với các bạn
trong nhóm
Tổ chức trao đổi kết
quả giữa các nhóm
Trọng tài, cố vấn, kết
luận
Tổng kết, khái quát
bài
Nhận xét, đánh giá
chung
J
K
L
9
K
M
n
-
J
o
-
&
p
J
Tiếp nhận nhiệm vụ mới
Rút kinh nghiệm về PP
học
Tóm tắt vấn đề, rút kết
luận
Nêu nhiệm vụ học tập
mới
q
-
K
K
Y
[
-
&
14
Hình 2.1: Qui trình dạy học dựa vào PCHT ca học viên tại TTGDTX
Qui trình này gồm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn bao gồm tập hợp các tương tác
thông qua hoạt động của giáo viên, học viên và nội dung dạy học xoay quanh chủ đề
trí dục/bài học đã xác định.
2.2.2. Lập kế hoạch dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn
- Xác định những điểm chính của kế hoạch dạy học
- Thiết kế các phần của kế hoạch dạy học
2.2.3. Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp phong cách học tập
của học viên người lớn
15
Phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học viên rất đa
dạng. Trong những phương pháp đó, có một số phương pháp thể hiện rõ ưu thế trong
dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên. Một trong những phương pháp này
là phương pháp Dạy học theo góc. Khi sử dụng phương pháp này, những kĩ thuật dạy
học tương ứng sẽ được sử dụng.
2.2.4. Hướng dẫn tự học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn
Biện pháp hướng dẫn tự học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn
tại các TTGDTX được giới hạn trong phạm vi hướng dẫn học viên tự học ở nhà sau
khi kết thúc bài học/chủ đề học tập.
*.e.!/"a+.;+<.33
2.3.1. Điều kiện thực hiện các biện pháp
- Về giáo viên
Để thực hiện dạy học dựa vào phong cách học tập của người học, giáo viên
phải được bồi dưỡng về dạy học dựa vào phong cách học tập của người học; đặc biệt
là về các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn ở các
Trung tâm GDTX. Thêm vào đó, giáo viên cần phải vượt qua rào cản là thói quen
trong thiết kế dạy học và sử dụng phương pháp dạy học.
- Về học viên
Trước hết, sĩ số lớp học viên phải không quá đông để có thể thuận lợi triển khai
các hoạt động khi áp dụng các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học
viên người lớn tại Trung tâm GDTX. Tiếp nữa, học viên phải phát huy cao độ tính
tích cực, độc lập của bản thân trong quá trình học tập.
- Về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Thực hiện các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên
người lớn tại Trung tâm GDTX cần đến sự hỗ trợ của trang thiết bị dạy học và các
điều kiện cơ sở vật chất khác.
- Về quản lý dạy học
Các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại
Trung tâm GDTX cần đến sự đầu tư công sức và thời gian của cả người dạy lẫn người
học, đặc biệt là với người dạy. Do đó, quản lý dạy học trong dạy học dựa vào phong
16
cách học tập của học viên người lớn tại Trung tâm GDTX đòi hỏi phải linh hoạt, không
quá phụ thuộc vào những qui định cứng nhắc của quản lý dạy học theo phương pháp
hành chính.
2.3.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại Trung
tâm GDTX có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Biện pháp thiết kế qui trình dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên
người lớn tại TTGDTX tạo ra khuôn mẫu, cách thức kĩ thuật có tính qui chuẩn để thi
công dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn.
Lập kế hoạch dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại
TTGDTX là bước chuẩn bị để giáo viên có thể thực hiện dạy học dựa vào phong cách
học tập của học viên lớp học mình phụ trách.
Căn cứ vào kế hoạch dạy học đã thiết kế, giáo viên sử dụng phương pháp, kỹ thuật
dạy học phù hợp phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX.
9#6CJKL9-&KMnPQRKS9PLTHIU5KU-&9V9KKS9JG5
9WTKS9HMX-JQMJ\-&J]&MVUP^9JKYZ-&_RX-
a!e./
* Chúng tôi tiến hành thực nghiệm làm 2 đợt:
- Đợt 1: thực nghiệm được tiến hành từ 1/3 đến 15/4/2011 với các nội dung:
thực nghiệm thăm dò, khảo sát kế hoạch, chương trình và chất lượng dạy học ở các
lớp thực nghiệm.
- Đợt 2: thực nghiệm được tiến hành từ 1/3 đến 15/4/2012 ở các lớp đã lựa
chọn ở trên.
* Chúng tôi tiến hành thực nghiệm các giờ lên lớp chuyên đề “Tổ chức công tác
kế toán và vai trò, nhiệm vụ kế toán trưởng”.
Khi tổ chức dạy học theo qui trình này, các biện pháp dạy học dựa vào phong
cách học tập của học viên người lớn đã đề xuất như: “Lập kế dạy học dựa vào phong
cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX”; “Sử dụng phương pháp, kỹ thuật
dạy học phù hợp phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX”; “Hướng
dẫn tự học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX”.
17
5f*)a'e./
3.2.1. Kết quả trước thực nghiệm
Kiểm tra ban đầu kết quả học tập về chuyên đề Tổ chức công tác kế toán và vai
trò, nhiệm vụ kế toán trưởng ở những lớp thực nghiệm và đối chứng cho kết quả như
sau:
Bng 3.1. Kết qu kiểm tra trước thực nghiệm
Khóa
Ngành
học
Số
học viên
KẾT QUẢ KIỂM TRA (TỶ LỆ%)
Kém T.B Khá Giỏi
3
Kế toán
trưởng DN
TN (34) 11.7 23.5 32.3 32.3 7.0
ĐC (34) 11.7 23.5 38.2 26.6 7.5
Kế toán
trưởng
HCSN
TN (47) 4.2 8.5 46.8 40.4 7.8
ĐC (47) 6.3 17.0 40.4 36.1 7.4
4
Kế toán
trưởng DN
TN (27) 22.2 33.3 29.6 14.8 6.0
ĐC (27) 22.2 25.9 29.6 22.2 6.3
Kế toán
trưởng
HCSN
TN (35) 14.2 40.0 25.7 20.0 6.7
ĐC (35) 11.4 40.0 31.4 17.1 6.6
Phân tích kết quả thống kê nêu trên cho phép rút ra nhận xét:
- Giữa 2 lớp thực nghiệm và đối chứng có sự chênh lệch nhau về kết quả học
tập nhưng sự chênh lệch này không đáng kể.
- Các chỉ tiêu khác của thực nghiệm như tính tích cực, hứng thú học tập của học
viên (qua quan sát theo hình thức dự giờ) cho thấy sự tương đồng giữa 2 lớp.
Như vậy, với điều kiện và môi trường học tập như nhau, kết quả học tập của
học viên 2 lớp thực nghiệm và đối chứng trước khi vào nghiên cứu về chủ đề “Tổ
chức kế toán và vai trò, nhiệm vụ của kế toán trưởng” là tương đương nhau.
Với xuất phát điểm như vậy (các giá trị ban đầu của hai lớp thực nghiệm và đối
chứng là tương đương nhau), những thay đổi về kết quả học tập của mỗi lớp sẽ phụ
18
thuộc vào những tác động dạy học khi chuyên đề “Tổ chức kế toán và vai trò, nhiệm
vụ của kế toán trưởng” được triển khai. Kết quả học tập của học viên được xác định là
biến phụ thuộc, tác động thực nghiệm (các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học
tập của học viên người lớn) là biến độc lập và biến này được đánh giá qua những thay
đổi của biến phụ thuộc sau khi thực nghiệm kết thúc.
3.2.2. Kết quả sau thực nghiệm lần 1
Qua kết quả kiểm tra của hai lớp thực nghiệm và đối chứng ở lớp kế toán
trưởng doanh nghiệp và Kế toán trưởng hành chính sự nghiệp, chúng tôi lập được
biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.3- So sánh giá trị trung bình và độ lệch chuẩn ca lớp TN và lớp ĐC
So sánh và độ lệch chuẩn của lớp thực nghiệm và đối chứng cho ta
thấy, lớp kế toán trưởng doanh nghiệp có tn = 6,3, đc= 5,7. Ở các lớp kế toán
trưởng hành chính sự nghiệp tn=6,6, đc = 5,9.
Độ lệch chuẩn của các lớp thực nghiệm luôn luôn nhỏ hơn độ lệch chuẩn của
các lớp đối chứng (δtn = 1,7; δ đc = 1,81). Các kết quả trên mới chỉ là ở giai đoạn
đầu. Do các các thao tác và kỹ thuật dạy và học của thầy trò còn chưa thuần thục, các
khâu dạy học đôi khi còn trồng chéo, đòi hỏi phải có sự làm quen và có thời gian
luyện tập.
3.2.3. Kết quả thực nghiệm lần 2
19
Sau một thời gian giáo viên và học viên sử dụng thành thạo các kỹ thuật dạy
học học tập dựa vào phong cách học tập của người học với các phương án đã nêu ở
trên. Chúng tôi tiến hành khảo sát kết quả thực nghiệm lần 2 ở đối tượng trên, kết quả
thu được ở bảng 3.4 như sau:
Bng 3.4. Phân phối tần suất kết qu thực nghiệm chuyên đề Tổ chức công tác kế
toán và vai trò, nhiệm vụ kế toán trưởng (lần 2)
Qua bảng phân phối tần suất trên chúng ta thấy:
- Tỷ lệ học viên khá và giỏi ở nhóm lớp thực nghiệm cao hơn hẳn các lớp đối
chứng.
- Ở lớp kế toán trưởng doanh nghiệp, K4 tỷ lệ khá-giỏi TN= 66.6%, ĐC=
40.1%.
- Ở kế toán trưởng doanh nghiệp K3 tỷ lệ học viên khá-giỏi TN = 62.8% trong
khi đó ở các lớp đối chứng tỷ lệ này chỉ có 42.8%. Ngược lại tỷ lệ học viên kém và
trung bình ở các nhóm lớp thực nghiệm thấp hơn hẳn so với các nhóm lớp đối chứng
(TN = 33.3% và ĐC = 59.2%).
3.2.4. Kết quả học viên tự đánh giá
Khóa
Ngành
học
SL
Kết quả kiểm tra (TL%)
Kém T.B Khá Giỏi
3
Kế toán
trưởng
DN
TN(34) 5.8 29.4 29.4 35.2 7.4
ĐC(34) 11.7 20.5 38.2 29.4 7.2
Kế toán
trưởng
HCSN
TN(47) 2.1 17.0 31.0 48.9 8.2
ĐC(47) 6.3 23.4 34.0 36.1 7.7
4
Kế toán
trưởng
DN
TN(27) 11.1 22.2 40.7 25.9 7.1
ĐC(27) 22.2 37.0 25.9 14.8 6.1
Kế toán
trưởng
HCSN
TN(35) 5.7 31.4 31.4 31.4 7.3
ĐC(35) 17.1 40.0 20.0 22.8 6.2
20
Biểu đồ 3.4 : Mức độ hứng thú học tập ca lớp TN và lớp ĐC
Qua kết quả trên cho thấy:
- Hứng thú nhận thức của học viên hai khối lớp thực nghiệm và đối chứng
không giống nhau. Tỷ lệ học viên hứng thú trong các khối lớp có sự chênh lệch.
- Ở lớp thực nghiệm, mức độ học viên rất thích và thích giờ lên lớp chiếm một
tỷ lệ khá cao (85,4%). Trong đó số lượng học viên tỏ ra thích chiếm tỷ lệ 66.1%. Còn
ở khối lớp đối chứng tỷ lệ này chiếm 70.7%. Mức độ rất thích chiếm 38.7%.
- Hai mức độ học viên tỏ ra bình thường hoặc không thích giờ lên lớp ở khối lớp
đối chứng có biểu hiện rõ (chiếm tỷ lệ 29.3%). Trong đó 11.6% học viên tỏ ra không
thích giờ lên lớp. Các tỷ lệ này ở lớp thực nghiệm chiếm tỷ lệ rất nhỏ (14.4%). Trong
đó rất ít học viên có biểu hiện không thích (3.2%). Mức độ rất không thích ở cả hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng đều không có ý kiến nào.
21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
)78
1. Phong cách học tập là toàn bộ những phản ứng, thủ thuật tiếp nhận và xử lý
thông tin tương đối ổn định (mang tính trội) trong các tình huống học tập của người
học nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập đã đề ra. Phong cách học tập thể hiện rõ nét
phong độ, kỹ năng học tập nổi trội, thói quen và các sử dụng giá trị các nhân (kinh
nghiệm) của người học trong hoạt động học tập. Dựa trên “Mô hình phong cách học
tập là các ưu thế linh hoạt trong học tập” theo phân loại phong cách học tập của hai
tác giả Honey và Mumford, tác giả luận án xác định các loại phong cách học tập cơ
bản của học viên người lớn như sau: Phong cách học tập người hoạt động; Phong
cách học tập người phn ánh; Phong cách học tập người lý thuyết; Phong cách học
tập người thực tế.
Phong cách học tập là một trong những đặc điểm của cá nhân người học. Người
học có thể học tập theo những cách học tập khác nhau, nhưng sẽ có một phong cách
học tập đặc trưng ở từng giai đoạn phát triển của người học. Người học ở các trung
tâm GDTX là những học viên đã trưởng thành, do đó phong cách học tập của họ được
định hình rõ nét.
2. Dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn là quá trình
thiết lập và vận hành mối quan hệ giữa các thành tố: hoạt động dạy, nội dung dạy học
và hoạt động của học viên nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho học viên sáng tạo
trong tiếp nhận, xử lí thông tin, giải quyết nhiệm vụ học tập để đạt được mục tiêu học
tập đã đề ra đồng thời tạo ra tính toàn všn của quá trình dạy học.
Ngoài những nguyên tắc tổ chức dạy học nói chung, tổ chức dạy học dựa vào
phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX phải tuân thủ 2 nguyên tắc
cơ bản là nguyên tác tập trung vào học viên và nguyên tắc phân hóa, đồng thời phi
đm bo các yêu cầu: Lựa chọn các hình thức dạy học có ưu thế để tổ chức dạy học
dựa vào phong cách học tập ca học viên; Kết hợp giữa phát huy được điểm mạnh và
khắc phục hạn chế ca từng loại phong cách học tập; Chú ý đến những khác biệt về
phong cách học tập ca học viên do nh hưởng ca các yếu tố như giới tính, độ tuổi,
văn hóa và thành tích học tập.
22
3. Học viên người lớn ở các trung tâm giáo dục thường xuyên đã hình thành
phong cách học tập và thường học tập theo phong cách đó. Tuy nhiên, giáo viên chưa
quan tâm đúng mức đến phong cách học tập của họ và học viên chưa được học tập
phù hợp với phong cách học tập của mình. Thực trạng này xuất phát từ một số nguyên
nhân như: nhận thức chưa đầy đủ của giáo viên về dạy học dựa vào phong cách học
tập của học viên; phương pháp và kỹ thuật dạy học dựa vào phong cách học tập của
học viên của giáo viên còn hạn chế; điều kiện để giáo viên có thể dạy học dựa vào
phong cách học tập của học viên chưa được đảm bảo.
4. Để tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của người học ở Trung tâm
Giáo dục thường xuyên, quá trình dạy học phải thực hiện theo những bước phù hợp
với lôgic của quá trình dạy học, đồng thời thể hiện được đặc điểm của dạy học dựa
vào phong cách học tập của người học. Muốn vậy, các biện pháp dạy học dựa vào
phong cách học tập của học viên tại các TTGDTX phải xác lập được tính quy trình để
học viên học tập theo phong cách học tập của họ, đồng thời phải có những tác động
mang tính kĩ thuật để tính tích cực học tập của họ được phát huy ở mức độ cao.
Các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên tại các
TTGDTX là tổ hợp những tác động sư phạm của giáo viên hướng đến học viên và
hoạt động của họ nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho học viên đạt được
mục tiêu học tập theo phong cách học tập của mình. Vì thế, các biện pháp này phải
đảm bảo những nguyên tắc chung của dạy học phân hóa, dạy học nhóm và các nguyên
tác chỉ đạo việc đề xuất các biện pháp dạy học cụ thể như: nguyên tắc đảm bảo mục
tiêu dạy học, nguyên tắc tính hệ thống và nguyên tắc tính thực tiễn.
Với các nguyên tắc và yêu cầu trên, luận án đã đề xuất 4 biện pháp dạy học dựa
vào phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX là:
1/ Thiết kế qui trình dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người
lớn tại TTGDTX;
2/ Lập kế hoạch và tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên
người lớn tại TTGDTX;
3/ Sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp phong cách học tập của học
viên người lớn tại TTGDTX;
23
4/ Hướng dẫn tự học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại
TTGDTX.
5. Sau thực nghiệm, kết quả học tập của học viên lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối
chứng. Điều này khẳng định các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của
học viên người lớn tại TTGDTX đã có tác động đến kết quả học tập của học viên.
Các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn đã
góp phần thực hiện dạy học phân hóa ở TTGDTX. Dạy học dựa vào phong cách học
tập của học viên sẽ tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để học viên được học tập
theo nhịp độ riêng, theo phong cách học tập của mình, giúp cho quá trình dạy học
sát với đối tượng do đó thúc đẩy được tính tích cực nhận thức, tính tích cực học tập
của học viên. Hầu hết học viên đều có kết quả học tập đáp ứng tốt với mục tiêu dạy
học đã xác định.Đối với giáo viên, qua vận dụng các biện pháp, kỹ thuật nêu trên
giúp họ rèn luyện, nâng cao tay nghề, khắc phục lối giảng giải lý thuyết, hạn chế sự
gò ép học viên trong dạy học.
)r
- Với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đưa học phần ‘Dạy học người lớn” vào chương
trình đào tạo sư phạm và chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên GDTX hiện
hành
- Với Sở Giáo dục và Đào tạo:
Sở Giáo dục và Đào tạo cần có kế hoạch cụ thể về bồi dưỡng giáo viên các
Trung tâm GDTX các cấp. Trong giai đoạn tới, cần đảm bảo biên chế giáo viên Trung
tâm GDTX đủ theo các môn học trong Chương trình giáo dục thường xuyên.
- Về phía các trung tâm GDTX:
Cần tạo ra môi trường học tập thuận lợi cho HV (VD như: phòng học sạch sẽ,
thoáng mát, có đầy đủ phương tiện dạy – học; thư viện có đầy đủ, đa dạng các giáo
trình, tài liệu tham khảo; thường xuyên tổ chức, phát động các đợt thi đua dạy tốt –
học tốt, các cuộc hội thảo chuyên đề, semina ) nhằm giúp hình thành và phát triển
động lực và hứng thú trong học tập cho HV.
- Về phía giáo viên:
Giáo viên các TTGDTX cần vận dụng thường xuyên, tích cực hơn nữa các
24
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực. Đồng thời trong quá trình giảng
dạy, giáo viên cũng cần có biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ cũng như động viên
khen thưởng kịp thời đối với các hoạt động học của HV nhằm hình thành, nâng cao
động cao - hứng thú học tập cho học viên.
- Về phía các học viên:
Học viên cần phải tích cực tổ chức và tham gia vào các buổi thảo luận,
xemina, hội thảo, nghiên cứu khoa học, các câu lạc bộ. nhằm góp phần mở rộng,
nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn. Đồng thời, đó cũng là những điều kiện
thuận lợi để học viên sử dụng kinh nghiệm thực tiễn, rèn luyện, nâng cao các khả
năng: giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng phân tích so sánh từ đó góp phần hình thành
PCH tích cực, hiệu quả cho bản thân.