TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 3 NĂM 2015
MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 180 phút)
Câu I (3 điểm)
1. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
THI THỔI XÔI NẤU CƠM
Ðây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Ðỉnh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá. Cuộc thi
bắt đầu từ sáng tinh mơ ngày giáp tết. Hàng năm, dân làng phải tuyển 48 (trong số hàng trăm) trinh nữ cho đội
đền Mã Cương. Sau tiếng trống lệnh, mỗi nữ sinh xuống một thuyền thúng trên đầm Giang Ðình, mang theo
kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi. Các cô chèo thuyền ra giữa đầm, chuẩn bị bếp,
vo gạo để chờ lệnh bắt đầu cuộc thi. Sau tiếng trống lệnh mới được nhóm lửa, các cô thổi cơm hay đồ xôi trước
tuỳ ý, miễn là xong sớm để chèo thuyền vào nộp cơm và xôi cho Ban giám khảo. Nếu xong trước, xôi vẫn phải
ngon, dẻo thì mới đạt điểm cao.
Khó khăn đối với các cô là ở chỗ nhóm bếp thổi lửa, phải giữ sao cho thuyền khỏi chòng chành, bếp lửa
hướng ra phía gió dễ tắt. Các bà mẹ đã dạy các cô cách thức nhóm lửa bằng mồi ướt, thổi lửa mỗi khi bếp tắt,
cách chọn hướng kê bếp theo chiều gió, giữ lửa cháy điều hoà, cách ước lượng thời gian. Các cô đốt những
nén hương và trông theo những đoạn hương cháy để biết nồi cơm, chõ xôi đã vừa chín chưa.
Nếu gặp mưa phùn gió bấc, các cô sẽ trải qua một cuộc thi vất vả, còn nếu như mưa nặng hạt thì các cô
sẽ được đưa lên bãi Giang Ðình, trổ tài dưới những mái tranh. Cuộc thi diễn ra suốt buổi sáng.
a) Văn bản trên đây sử dụng phương thức biểu đạt gì? Dựa vào đâu để nhận ra điều ấy? (0,25 điểm)
b) Đây là trò chơi dân gian truyền thống hay là là trò chơi hiện đại? Câu nào trong văn bản cho ta biết
điều đó? Kể tên những đồ dùng, vật liệu mà mỗi cô gái tham gia thi nấu cơm, thổi xôi mang theo. Trong những
thứ ấy, có thứ nào khác thường? (0,25 điểm)
c) Những khó khăn mà các cô gái dự thi thổi xôi nấu cơm gặp phải là gì? Điều ấy đòi hỏi ở người con
gái những đức tính nào? (0,5 điểm)
d) Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của anh chị về việc phục hồi một số trò chơi dân gian trong những
năm gần đây. (0,5 điểm)
2. Đọc đoạn văn sau:
“Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lí nào như thế được? Hắn đã già
rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn
đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực
nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một
cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi
già, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.
(Nam Cao, Chí Phèo, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 149 – 150)
Trả lời các câu hỏi:
a) Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Nêu ý chính của đoạn văn. (0,25 điểm)
b) Nêu cụ thể những câu trần thuật, câu cảm thán, câu nghi vấn trong đoạn văn trên. Sự đan xen nhiều
loại câu như vậy có tác dụng gì? (0,5 điểm)
c) Hãy chỉ ra những hình ảnh ẩn dụ và hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn văn. (0,25 điểm)
d) Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề: sự thức tỉnh của Chí Phèo. (0,5 điểm)
Câu II (3 điểm)
Hiện nay, bạo lực học đường đang là tình trạng đáng báo động. Có người cho rằng cá nhân gây ra bạo
lực phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Lại có người đi tìm nguyên nhân từ gia đình, nhà trường, xã hội.
Ý kiến của anh (chị) về vấn đề trên? (Trình bày trong một bài văn khoảng 600 từ).
Câu III (4 điểm)
Trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, nhân vật trữ tình thổ lộ:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Anh (chị) hãy trình bày cảm nhận của mình về những điều “em” đã “nghĩ”, cũng là những điều đã làm
nên nội dung trữ tình của bài thơ.
Hết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 3 NĂM 2015
MÔN: NGỮ VĂN
CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM
I
1 Đọc hiểu một đoạn văn 1,5
a
Văn bản trên sử dụng phương thức thuyết minh. Dấu hiệu để nhận biết: văn bản giới
thiệu đầy đủ về địa danh, thời gian, thành phần, nguyên vật liệu và các bước tiến
hành một hội thi.
0,25
b
Hội thi thổi xôi nấu cơm là một trò chơi dân gian truyền thống. Câu “Ðây là một
trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Ðỉnh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá”
cho ta biết điều đó. Những đồ dùng mà các cô gái mang theo khi thi thổi xôi nấu
cơm gồm: kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi. Trong
những thứ ấy, rơm ướt, bã mía – nhiên liệu dùng để đun bếp là thứ khác thường.
0,25
c
Những khó khăn mà các cô gái gặp phải trong trò chơi này là: một mình nổi lửa đun
bếp trong một chiếc thuyền thúng chòng chành giữa đầm lộng gió, phải đun bếp
bằng rơm ướt và bã mía là những thứ rất khó cháy. Những điều đó đòi hỏi ở các cô
gái sự thông minh, khéo léo, kiên trì, chịu khó.
0,5
d
Đoạn văn phải được viết bằng những câu đúng ngữ pháp, các câu liên kết chặt chẽ
với nhau để cùng làm nổi bật chủ đề. Chủ đề của đoạn văn có thể là: việc phục hồi
những trò chơi dân gian trong thời gian gần đây đã có tác dụng tích cực trong việc
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
(Lưu ý: Thí sinh cũng có thể trình bày chủ đề khác, miễn là hợp lý).
0,5
2 1,5
a
Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Ý chính của đoạn văn: Chí
Phèo thức tỉnh.
0,25
b
- Những câu trần thuật trong đoạn: Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc
Ngoài bốn mươi tuổi đầu Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu
sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng
biết bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có
thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối
thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy
trước tuổi già, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm
đau.
- Những câu nghi vấn: Có lí nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao?
- Câu cảm thán: Buồn thay cho đời!
Việc đan xen nhiều loại câu như vậy làm cho lời kể trở nên nhiều giọng (đa thanh),
thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc. Cũng nhờ vậy, hiện trạng cuộc đời của Chí Phèo
được soi từ nhiều góc nhìn khác nhau.
0,5
c
- Trong đoạn văn, cái dốc bên kia của đời, cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió
rét, nay mùa đông đã đến là những hình ảnh ẩn dụ.
- Cả câu Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến
là một cấu trúc so sánh. Như vậy, ở đây hình ảnh có tính ẩn dụ được dùng trong một
câu văn sử dụng phép so sánh.
0,25
d
Đoạn văn phải được viết bằng những câu đúng ngữ pháp, liên kết chặt chẽ với nhau
để làm nổi bật chủ đề theo yêu cầu.
0,5
II
Nghị luận xã hội: Viết một bài văn (khoảng 600 từ) phát biểu suy nghĩ của anh
(chị) về nguyên nhân tình trạng bạo lực học đường hiện nay.
3,0
1
Tình trạng bạo lực học đường là tình trạng sử dụng “ngôn ngữ của quả đấm” để giải
quyết các mâu thuẫn, xích mích trong không gian của trường học. Đây là tình trạng
0,5
đã được các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều trong thời gian qua, gây nên
nhiều lo lắng, bất bình trong mọi tầng lớp xã hội.
2
Rất nhiều người đã suy nghĩ về nguyên nhân của tình trạng này và ý kiến nêu lên
không phải bao giờ cũng thống nhất. Có người cắt nghĩa vấn đề từ bản năng thích
phô diễn bạo lực của giới trẻ. Có người truy tìm cái gốc của vấn đề ở sự phối hợp
chệch choạc giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục con em. Sự đa
dạng của ý kiến giúp ta có được cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề.
0,5
3
Loại ý kiến lý giải vấn đề bằng cách quy trách nhiệm cho các cá nhân gây bạo lực
hoàn toàn có cơ sở. Tại sao trong cùng một môi trường, chỉ có một ít kẻ thích phô
diễn sức mạnh cơ bắp để giải quyết vấn đề? Rõ ràng, ở họ có sự lệch lạc về nhân
cách, có sự méo mó về nhận thức và tình cảm. Những người như thế, bất kể là học
sinh, thầy cô giáo hay phụ huynh đều cần phải bị phê phán. Trước hết, họ phải chịu
trách nhiệm về chính hành động của họ, không thể đổ lỗi cho ai.
0,75
4
Loại ý kiến quy mấu chốt của vấn đề vào môi trường giáo dục, vào sự phối hợp
chưa tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội, cũng có căn cứ vững chắc. Khi nào, ở
đâu có sự phối hợp giáo dục tốt thì khi đó, ở đó, tình trạng bạo lực học đường ít xảy
ra, và nếu có xảy ra thì cũng chỉ ở mức xô xát nhẹ, có thể hòa giải được. Ngược lại,
khi nào, ở đâu có sự buông lỏng kỷ cương, có sự ỷ lại về trách nhiệm, sự coi thường
tác động xấu của các hình thức giải trí kích động bạo lực thì khi đó, ở đó, tình trạng
đánh nhau tàn tệ (đôi khi theo kiểu xã hội đen) càng trở nên khó kiểm soát. Rõ ràng,
nhà trường, gia đình và xã hội không thể chối bỏ được trách nhiệm của mình trên
vấn đề này.
0,75
5
Liên hệ bản thân: Là học sinh, chúng ta không thể làm ngơ trước hiện tượng bạo lực
học đường. Tình trạng này chỉ có thể được ngăn chặn nếu mỗi cá nhân sống hiền
hòa, thương yêu, không vô cảm với nỗi đau và bất hạnh của kẻ khác; biết tôn trọng
kỷ cương; biết học cách đối thoại với nhau;… Bạo lực học đường và nhiều loại bạo
lực khác có mẫu số chung là sự mất nhân tính. Chính vì vậy, nó, cũng như những
loại bạo lực đó cần phải được loại trừ để chúng ta có được một môi trường sống văn
minh, nhân ái.
0,5
Chú ý: Bài viết cần đưa ra các dẫn chứng tiêu biểu để tăng thêm sức thuyết phục.
III
Nghị luận văn học: Hãy trình bày cảm nhận của mình về những điều “em” đã
“nghĩ”, cũng là những điều đã làm nên nội dung trữ tình của bài thơ Sóng.
4,0
1
Giới thiệu chung về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng (vị trí của nhà thơ trong
nền thơ Việt Nam hiện đại, bài thơ Sóng trong di sản thơ Xuân Quỳnh, nội dung
cảm xúc của bài thơ…).
0,5
2
“Em” trong bài thơ là nhân vật trữ tình – một người con gái đang yêu và tôn thờ tình
yêu. Qua những điều “em” đã nghĩ “trước muôn trùng sóng bể”, người đọc nhận ra
được nhiều điều về bản chất của tình yêu cũng như những nỗi niềm rất cụ thể của
nhân vật trữ tình – sự hóa thân của chính tác giả.
0,5
3
“Em” – nhân vật trữ tình đã thật tinh tế khi mượn “sóng” làm ẩn dụ tình yêu. Nhờ
ẩn dụ này, bao nhiêu điều “em” khám phá về tình yêu được nói ra một cách đầy cảm
xúc. Sóng có nhiều đối cực như tình yêu cũng có nhiều đối cực. Sóng luôn “tìm ra
tận bể” như tình yêu chân chính hướng về những điều cao cả. Sóng có nguồn gốc bí
ẩn cũng như sự bí ẩn vô tận của tình yêu. Sóng không bao giờ ngừng lặng như tình
yêu luôn trăn trở, bồi hồi. Sóng luôn hướng về bờ như tình yêu luôn hướng đến sự
gắn bó chung thủy. Sóng còn mãi giữa cuộc đời như tình yêu chân chính có sức
sống vượt thời gian…
1,0
4
Những điều “em” đã nghĩ cho thấy “em” vừa có khát vọng hiểu thấu tình yêu nói
chung, vừa có mong muốn cháy bỏng được hiểu mình và bộc lộ mình trong tình
yêu. Quả thật, “em” đã bộc lộ mình như một người con gái cả nghĩ, đầy lo toan, đầy
trách nhiệm. Đặc biệt, em cũng là một con người táo bạo, muốn dâng hiến tất cả cho
tình yêu dù trong lòng luôn có nỗi thao thức trước thời gian.
1,0
5
Bài thơ Sóng bộc lộ khá rõ nữ tính của nhân vật trữ tình và phần nào của chính tác
giả. Những điều “em” nghĩ về cơ bản cũng là những điều “em” đã trải nghiệm.
Chính vì vậy, bài thơ có tính triết lý mà không hề khô khan. Nó là triết lý của trái
tim, triết lý được chưng cất từ những dữ kiện cuộc đời của một người đã sống hết
mình cho tình yêu.
0,5
6
Bên cạnh những điều “em” đã “nghĩ”, cách “em” bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình
cũng gây cho người đọc những ấn tượng đặc biệt. Câu thơ 5 chữ được sử dụng rất
phù hợp để tạo nên giọng điệu tự sự nồng nàn. Ân dụ “sóng” vừa kín đáo vừa phơi
mở tự nhiên hé lộ một nội tâm vừa già dặn, sâu sắc, vừa trẻ trung, bồng bột. Sự xuất
hiện luân phiên của hai hình tượng là “sóng” và “em” cũng góp phần tạo cho bài thơ
một nhịp sóng đầy sức gợi…
0,5
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu I: (2 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt
em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống
đường. Liên chỉ thoáng thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người,
đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại
những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm
nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.
- Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ.
Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu hôm nay không đông như mọi khi,
thưa vắng người và hình như kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về ! Liên lặng
theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như
đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác
hẳn các vầng đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung
quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia đồng ruộng mênh mang và yên lặng”.
(Trích “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam)
1. Cảnh được miêu tả trong đoạn trích có những hình ảnh tương phản, anh (chị)
hãy chỉ ra những hình ảnh tương phản đó (1,0 điểm)
2. Tâm trạng của hai chị em Liên được miêu tả trong đoạn trích có niềm khao khát
gì? (1,0 điểm)
Câu II (3 điểm)
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau đây: “Cuộc sống như một cuốn sách.
Kẻ điên rồ giở qua nhanh chóng. Người khôn ngoan vừa đọc vừa suy nghĩ vì biết
rằng mình chỉ đọc có một lần” (Giăng Pôn)
Câu III (5 điểm)
Bàn về nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia
đình (Nguyễn Thi), có người cho rằng tính cách ở hai nhân vật này vừa có những
nét giống nhau lại vừa có những nét khác nhau.
Suy nghĩ của em về ý kiến trên?
Đáp án đề thi thử THPTQG môn Văn
THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Gia Lai năm 2015
CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM
I Đọc hiểu 2,0
1 Những hình ảnh tương phản trong đoạn trích (1,0 điểm)
- Tương phản giữa đoàn tàu và phố huyện.
- Tương phản giữa ánh sáng và bóng tối.
0,5
0,5
2 Niềm khao khát của chị em Liên (1,0 điểm)
- Khao khát về một thế giới giàu sang, nhộn nhịp, rực rỡ…
- Muốn thoát khỏi cuộc sống buồn tẻ, tăm tối nơi phố huyện.
0,5
0,5
* Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đủ và rõ ý, diễn đạt tốt.
II “Cuộc sống như một cuốn sách. Kẻ điên rồ giở qua nhanh chóng.
Người khôn ngoan vừa đọc vừa suy nghĩ vì biết rằng mình chỉ đọc
có một lần” (Giăng Pôn)
3,0
Yêu cầu chung: Học sinh
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Biết vận dụng kết hợp các thao
tác lập luận để làm sáng tỏ vấn đề.
- Bài văn có bố cục và luận điểm rõ ràng, diễn đạt lưu loát, cảm xúc
chân thành, có sức thuyết phục.
Yêu cầu cụ thể:
1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 0,25
2 Giải thích, luận bàn về ý kiến
- Hình ảnh so sánh: “Cuộc sống như một cuốn sách”. Cuốn sách là
nơi chứa đựng kiến tthức phong phú được chắt lọc từ cuộc sống,
mỗi trang sách in dấu những hình ảnh của cuộc sống và những
cảm xúc của người viết. Cũng như cuốn sách, cuộc sống vô cùng
phong phú, đa sắc màu. Bước vào cuộc sống, con người được học
hỏi, được hiểu biết, được nếm trải, bước qua những chặng đường
khác nhau của cuộc đời mình. Nhưng cuộc sống là một cuốn sách
đặc biệt bởi mỗi con người chỉ có thể sống một lần.
+ Kẻ điên rồ giở qua nhanh chóng: chỉ lối sống hời hợt, sống gấp,
sống vội, không cảm nhận hết ý nghĩa của cuộc sống.
+ Người khôn ngoan vừa đọc vừa suy ngẫm: chỉ lối sống nghiêm
túc, sâu sắc, luôn suy nghĩ để phát hiện và đón nhận các giá trị của
cuộc sống, trân trọng những giây phút quý giá của cuộc sống.
→ Giăng Pôn đã nêu ra hai cách sống, thái độ sống trái ngược nhau
của con người trong xã hội và nhắn nhủ mỗi chúng ta phải biết
hướng tới lối sống tích cực, biết trân trọng và nắm bắt các giá trị
quý báu của cuộc sống.
0,5
- Người sống hời hợt:
+ Không có ý thức học hỏi, tích lũy tri thức, mở rộng và nâng cao
hiểu biết của bản thân do vậy không biết cảm nhận vẻ đẹp và sự kì
diệu của cuộc sống.
+ Sống vô tâm, vô trách nhiệm, không quan tâm tới những người,
những hoàn cảnh xung quanh mình, không thấu hiểu, đồng cảm,
yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ mọi người vì vậy tâm hồn trở nên cằn
cỗi, vô cảm.
+ Sống không có ước mơ, hoài bão, không có ý chí và lòng quyết
tâm để thực hiện những khát vọng của mình. Đó là sự tồn tại vô
nghĩa. Con người dễ rơi vào trạng thái chán nản, bi quan, tuyệt
vọng, dễ bị cám dỗ, lầm đường, lạc lối
- Người sống sâu sắc, nghiêm túc:
+ Biết phát hiện, cảm nhận, tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống
xung quanh: thưởng thức một cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cảm
nhận sự ấm áp của cuộc sống bình dị với những tình cảm thân
thương, ngưỡng mộ trước một tài năng, cảm phục trước một trái tim
vĩ đại
+ Biết tự tin khẳng định những khả năng của chính mình, sống có
mục đích, có lí tưởng, nắm bắt cơ hội để đạt tới thành công, biết
0.5
0,5
sống hết mình với những ước mơ, khát vọng để khẳng định ý nghĩa
của cuộc đời mình. Biết cảm nhận và đứng lên sau thất bại mới thấy
hết ý nghĩa của thành công.
+ Biết yêu thương hết lòng, cảm nhận cả niềm hạnh phúc lẫn nỗi
đau khổ, bất hạnh của chính mình và những người xung quanh, biết
đem lại hạnh phúc cho mọi người. Đó là một lối sống tích cực, sống
có ý nghĩa của những người khôn ngoan.
- Lời nhận định của Giăng Pôn không chỉ bàn về hai lối sống khác
nhau của con người mà còn thể hiện thái độ phê phán lối sống hời
hợt, vô trách nhiệm với chính bản thân và cộng đồng, lối sống vô
nghĩa, vô ích và đề cao lối sống sâu sắc, nghiêm túc, có ý nghĩa.
- Bài học nhận thức và hành động của bản thân.
0,5
3 Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận 0,25
III Bàn về nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con
trong gia đình (Nguyễn Thi), có người cho rằng tính cách ở hai
nhân vật này vừa có những nét giống nhau lại vừa có những nét
khác nhau.
Suy nghĩ của em về ý kiến trên?
Yêu cầu chung:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Bố cục rõ ràng, lập luận
chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. Biết vận dụng linh hoạt các thao tác, giải
thích, phân tích, so sánh, bình luận. Khai thác ý sâu sắc, có cảm xúc
và phát hiện riêng trong cảm thụ.
Yêu cầu cụ thể
1 Giới thiệu về tác giả Nguyễn Thi và tác phẩm Những đứa con
trong gia đình, về nhân vật Việt và Chiến.
0,5
2
- Nét tính cách chung của hai chị em:
+ Chung một hoàn cảnh: con một gia đình nông dân nghèo chịu
nhiều mất mát đau thương, nhưng giàu truyền thống yêu nước và
cách mạng nên họ giống nhau về bản chất.
+ Chung tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em: thương
ba má, chị Hai và em, kính trọng và nghe lời chú Năm; cùng mối
thù với bọn xâm lược, hai chị em cùng một ý nghĩ : phải trả thù cho
ba má, và có cùng nguyện vọng được cầm súng đánh giặc nên giành
nhau đi tòng quân.
+ Cả hai đều là những chiến sĩ dũng cảm gan góc và từng lập được
nhiều chiến công.
+ Có những nét rất ngây thơ - có phần trẻ con: tranh giành công bắt
ếch, thành tích bắn tàu chiến giặc.
- Nét riêng ở Việt và Chiến
* Nhân vật Việt:
+ Việt là một thanh niên đáng yêu, vô tư, thơ ngây. Việt có dáng
vẻ vụng về, lộc ngộc của một câu bé mới lớn, thích bắt ếch, bắt
cá, bắn chim… Trước ngày lên đường chiến đấu, Chiến bàn
việc gia đình, Việt không mấy quan tâm mà chỉ mải chụp đom
đóm, rồi ngủ lúc nào không hay. Vào bộ đội, Việt còn mang theo
cây súng cao su, ra trận không sợ chết nhưng lại sợ ma; gặp lại
đồng đội mừng quá, khóc òa…
+ Tình yêu thương gia đình sâu đậm: Việt rất yêu thương chị Chiến,
chú Năm… Lúc bị thương, hình ảnh của ba, má luôn chập chờn
trong ký ức của Việt.
+ Tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu dũng cảm: Từ nhỏ đã
dám xông vào đá cái thằng đã giết cha mình; Việt cùng với chị
đã đã chủ động tìm giặc để đánh: bắn tàu giặc trên sông, phá xe
tăng địch; giành nhau với chị đi tòng quân để trả thù cho gia
đình.
+ Khi chỉ còn một mình trên chiến trường, mình đầy thương
tích nhưng Việt vẫn quyết sống mái với quân thù.
* Nhân vật Chiến:
+ Chiến mang vóc dáng của má: "hai bắp tay tròn vo rám
nắng…thân người to và chắc nịch…”
+ Chiến đặc biệt giống má khi thu xếp việc nhà trước khi cùng em
1,0
(2,0)
1,0
trai lên đường tòng quân: biết lo liệu, thu xếp việc nhà đâu ra đấy …
+ Chiến biết nhường nhịn em nhưng cũng rất kiên quyết khi ghi tên
tòng quân…
+ Chiến là người con gái dũng cảm, quyết tâm diệt giặc để trả thù
cho ba má…
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Nhà văn đã xây dựng nhân vật vừa có cá tính, vừa phù hợp với lứa
tuổi, giới tính…
- Nguyễn Thi đã sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ vừa thể hiện nét riêng
của nhân vật vừa tạo nên màu sắc địa phương độc đáo cho tác
phẩm.
- Trong người anh hùng luôn có sự kết hợp giữa cái đời thường
và cái phi thường - đó là hình mẫu về người anh hùng chúng ta
thường gặp trong tác phẩm của Nguyễn Thi.
1,0
1,0
3 Đánh giá khái quát
- Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến.
- Chiến và Việt là khúc sông sau chảy xa hơn trong dòng sông của
một gia đình cách mạng. Họ là hiện thân cho vẻ đẹp của thế hệ
thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ với những phẩm chất của
người anh hùng trên quê hương Nam Bộ.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA
ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA NĂM 2015
MÔN: NGỮ VĂN
Phần 1. Đọc – hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm.
Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố.
Lúc râm con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ!
Con ngỡ ngàng: Sao nắng, sao râm đều phải vội?
Trời vẫn nắng vẫn râm…
Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.
(Theo vinhvien.edu.vn)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. “Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.”
Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp đó?
Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về bài học mà anh/ chị rút ra từ văn bản
trên?
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 7
Cuối năm nay, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức được thành lập, theo đó các
quốc gia thành viên phải thực hiện cam kết về tự do luân chuyển lao động. Việc lưu
chuyển lao động trong khu vực là một yêu cầu tất yếu để tạo điều kiện thúc đẩy cho quá
trình hợp tác và lưu thông thương mại giữa các nước.
Như vậy, trong một cộng đồng gồm 660 triệu dân, các nhân sự có chuyên môn cao có thể
tự do luân chuyển công việc từ quốc gia này tới bất kỳ quốc gia nào khác trong khối. Đây
vừa tạo ra cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lực lượng lao động Việt
Nam trong công cuộc cạnh tranh khắc nghiệt với lao động trong khu vực.
(Báo Giáo Dục và Thời Đại, số 86, ngày 10/04/2015)
Câu 5. Xác định thao tác lập luận chủ yếu?
Câu 6. Văn bản nói về vấn đề gì?
Câu 7. Theo anh/ chị cơ hội và thách thức đối với lực lượng lao động Việt Nam là gì?
Phần 2. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. (3.0 điểm)
“Người tinh thần mạnh dù đau khổ vẫn không hề phàn nàn, còn kẻ tinh thần yếu thì phàn
nàn dù không hề đau khổ” (Ngạn ngữ Nhật Bản).
Anh/chị hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về nội dung của ngạn ngữ trên.
Câu 2. (4.0 điểm)
Từ “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh), anh/chị có suy nghĩ gì về độc lập, tự do trong
thời đại ngày nay đối với dân tộc và mỗi cá nhân.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn 2015 THPT chuyên Hoàng Lê Kha
Phần 1. Đọc – hiểu (3.0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức biểu cảm/ biểu cảm.
- Điểm 0.25: trả lời đúng theo một trong hai cách trên.
- Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ: biện pháp nói quá/cường điệu/thậm xưng.
- Điểm 0.25: trả lời đúng theo một trong ba cách trên.
- Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời.
Hiệu quả nghệ thuật: nắng vỡ đầu ra làm tăng sức gợi hình, gây ấn tượng về cái nắng gay
gắt.
- Điểm 0.25: diễn đạt được nội dung trên có thể theo nhiều cách khác nhau.
- Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3. Nội dung chính của văn bản: Những khó khăn, thử thách khắc nghiệt trong cuộc
đời và những cơ hội, thuận lợi đến với mỗi người trong cuộc sống.
- Điểm 0.25: diễn đạt được nội dung trên có thể theo nhiều cách khác nhau.
- Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 4. Bài học mà người con rút ra: Cần phải biết vượt qua những khó khăn, thử thách
khắc nghiệt trong cuộc đời, đồng thời phải biết nắm bắt và tận dụng cơ hội để đạt đến
đích.
- Điểm 0.5: diễn đạt được nội dung trên có thể theo nhiều cách khác nhau. - Điểm 0: trả
lời sai hoặc không trả lời.
Câu 5. Thao tác lập luận chủ yếu: thao tác lập luận phân tích/thao tác phân tích/phân tích
- Điểm 0.5: trả lời đúng theo một trong ba cách trên.
- Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 6. + Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức được thành lập vào cuối năm 2015 và
việc cam kết thực hiện tự do luân chuyển lao động trong khối.
+ Đây vừa là cơ hội lớn, cũng vừa là thách thức lớn cho lực lượng lao động Việt Nam.
- Điểm 0.5: diễn đạt được hai nội dung trên có thể theo nhiều cách khác nhau.
- Điểm 0.25: diễn đạt được một nội dung trên có thể theo nhiều cách khác nhau.
- Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 7. + Cơ hội đối với lực lượng lao động Việt Nam: Có cơ hội tự do lao động ở nhiều
nước trong khu vực.
+ Thách thức đối với lực lượng lao động Việt Nam: Trong quá trình hội nhập, đòi hỏi cần
phải có trình độ chuyên môn và khả năng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.
- Điểm 0.5: diễn đạt được hai nội dung trên có thể theo nhiều cách khác nhau.
- Điểm 0.25: diễn đạt được một nội dung trên có thể theo nhiều cách khác nhau.
- Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời.
Phần 2. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. (3.0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội
để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt
trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0.5 điểm):
- Điểm 0.5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn
dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết
chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể
hiện được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0.25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa
thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có
1 đoạn văn.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5 điểm): - Điểm 0.5: Xác định đúng vấn đề cần
nghị luận: Ý nghĩa của ý chí, nghị lực và khát vọng phấn đấu trong cuộc sống của mỗi
con người.
- Điểm 0.25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai
theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai
các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp
giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh
động (1.0 điểm):
Điểm 1.0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giải thích: “tinh thần mạnh” là có ý chí, nghị lực và luôn có khát vọng vươn lên; còn
“tinh thần yếu” thì ngược lại.
+ Bình luận và chứng minh tính đúng đắn của vấn đề: “người có tinh thần mạnh” thì dù
gặp đau khổ, bất hạnh, thất bại trong cuộc sống vẫn không hề phàn nàn, than thở, bi quan,
mà luôn biết tiếp tục nỗ lực phấn đấu; còn “kẻ tinh thần yếu” thì dễ bi quan, chán nản,
thậm chí tuyệt vọng mỗi khi gặp bất hạnh, thất bại, đau khổ trong cuộc sống, từ đó nhụt
chí phấn đấu, dễ buông xuôi số phận…
+ Rút ra bài học cho bản thân.
- Điểm 0.75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải
thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 0.5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0.25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d. Sáng tạo (0.5 điểm)
- Điểm 0.5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình
ảnh và các yếu tố biểu cảm); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng
không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0.25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ
riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ
riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.5 điểm):
- Điểm 05: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0.25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (4.0 điểm)
* Yêu cầu chung: thí sinh biết vận dụng kiến thức và kỹ năng vào bài văn nghị luận văn
học để tạo lập văn bản. Bài viết có bố cục đầy đủ, luận điểm rõ ràng, luận cứ- luận chứng
chính xác, diễn đạt tốt, đảm bảo tính liên kết- có sức thuyết phục, không mắc lỗi chính tả,
từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0.5 điểm):
- Điểm 0.5: Trình bày đầy đủ 3 phần của bài văn nghị luận. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp
lý và nêu được vấn đề nghị luận; phần thân bài được tổ chức thành nhiều đoạn văn liên
kết chặt chẽ với nhau để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận; phần kết bài khái quát được vấn đề
và liên hệ sâu sắc…
- Điểm 0.25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa
thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có
1 đoạn văn.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5 điểm):
- Điểm 0.5: Vấn đề cần nghị luận là: Từ Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), suy nghĩ về
độc lập - tự do trong thời đại ngày nay đối với dân tộc và mỗi cá nhân:
+ Khái quát được những nội dung chính của bản tuyên ngôn trong hoàn cảnh lịch sử cụ
thể.
+ Trình bày những suy nghĩ về độc lập- tự do trong thời đại ngày nay…
- Điểm 0.25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c. Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm triển khai theo trình
tự hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai luận điểm;
biết kết hợp giữa nêu lý lẽ và dẫn chứng (2.0 điểm):
- Điểm 2.0: đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
+ Khái quát những nội dung chính của bản tuyên ngôn (Các luận điểm chính của bản
tuyên ngôn) trong hoàn cảnh lịch sử- Cách mạng tháng Tám:
Hoàn cảnh lịch sử: Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp lâm le trở lại
Việt Nam…
Các luận điểm chính của bản tuyên ngôn: nêu nguyên tắc về quyền bình đẳng giữa các
dân tộc, tố cáo tội ác thực dân trong 80 năm qua - phủ nhận quyền của Pháp đối với Việt
Nam, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và thể hiện quyết tâm bảo vệ nền độc
lập.
+ Suy nghĩ về độc lập- tự do trong thời đại ngày nay (Trong mỗi giai đoạn lịch sử, độc
- tự do có ý nghĩa khác nhau):
Thời đại ngày nay- xu thế hội nhập, toàn cầu hóa (Xu thế không thể đảo ngược). Độc
lập- tự do thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau: bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ- biên giới hải
đảo; độc lập về kinh tế- không phụ thuộc vào các nước khác trên tinh thần hợp tác; về
văn hóa: chúng ta “Hòa nhập” nhưng không “Hòa tan”, khẳng định .vị thế, bản sắc văn
hóa dân tộc trên trường quốc tế…
Với mỗi cá nhân: suy nghĩ, hành động luôn trên tinh thần của công dân nước Việt
Nam độc lập- tự hào dân tộc. Trong đời sống cá nhân, độc lập - tự do có ý nghĩa hết sức
lớn lao khi ta thực sự sống là chính mình.
- Điểm 15 - 1.75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm
còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
- Điểm 1.0 -1.25: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0.5 - 0.75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0.25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d. Sáng tạo (0.5 điểm)
- Điểm 0.5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình
ảnh và các yếu tố biểu cảm, ) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn
học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức
và pháp luật.
- Điểm 0.25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ
riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ
riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.5 điểm):
- Điểm 0.5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0.25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN
KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LONG AN MÔN: NGỮ VĂN
ĐỀ THI THỬ LẦN 2 Thời gian làm bài: 180 phút
(Gồm 2 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3:
Ngày xưa, Trần Hưng Đạo khuyên vua chước giữ nước hay hơn cả là “lúc bình thời, khoan
sức cho dân để kế sâu rễ, bền gốc”. Nguyễn Trãi chê Hồ Quý Ly để mất nước vì chỉ biết ngăn sông
cản giặc, mà không biết lấy sức dân làm trọng. Các đấng anh hùng dân tộc đều lập nên công lớn,
đều rất coi trọng sức dân để giữ nước, chống giặc.
Ngày nay, Hồ Chủ Tịch kêu gọi: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Người
nói: phải “dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân”. Khác với người xưa, Hồ Chủ Tịch chỉ rõ:
Làm những việc đó là “để mưu cầu hạnh phúc cho dân”.
(Những ngày đầu của nước Việt Nam mới – Võ Nguyên Giáp)
Câu 1. Đặt nhan đề cho phần trích trên? (0,5 điểm)
Câu 2. Phần trích trình bày ý theo trình tự nào? (0,25 điểm)
Câu 3. Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly
vào đoạn văn thứ nhất để tạo hiệu quả lập luận như thế nào? Trả lời trong khoảng 4-6 dòng. (0,25
điểm)
Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 4 đến Câu 8:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Câu 4. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất. (0,25)
Câu 5. Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai. (0,25 điểm)
Câu 6. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên? (0,5 điểm)
2
Câu 7. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc
mẹ”? (0,5 điểm)
Câu 8. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả
lời trong khoảng 6-8 dòng. (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng bạo lực
học đường và phương châm hành động: “Nói không với hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội” của học
sinh hiện nay.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp độc đáo của hai đoạn văn sau:
Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông,
dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng
Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng
con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa
hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa
sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió,
cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà
nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
(Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân)
Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông
Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một
bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn
xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa
những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã
sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã
hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi
đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở
người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng
và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng phủ Ngọc Tường)
HẾT
3
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN
KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LONG AN MÔN: NGỮ VĂN
THI THỬ LẦN 2 Thời gian làm bài:180 phút
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM (Gồm 5 trang)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. Nhan đề: Lấy dân làm trọng/ Vì dân/ Tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh.
- Điểm 0,5:
+ Trả lời đúng theo một trong các cách trên;
+ Nhan đề khác nhưng hợp lí.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2. Phần trích trình bày ý theo trật tự thời gian/ ngày xưa –ngày nay.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3. Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào đoạn
văn thứ nhất nhằm làm nổi bật những điểm kế thừa và khác biệt với truyền thống trong tư tưởng
“thân dân” của Hồ Chí Minh – được nói đến ở đoạn văn thứ hai. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức
thuyết phục.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.
- Điểm 0,25:
+ Trả lời đầy đủ theo cách trên;
+ Diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.
- Điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Nêu thiếu một trong hai ý trên;
+ Nêu các ý khác nhưng không hợp lí;
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục;
+ Không có câu trả lời.
Câu 4. Hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất: Miêu tả, biểu cảm.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên.
- Điểm 0 cho một trong những trường hợp sau:
+ Nêu thiếu một trong hai phương thức biểu đạt trên;
+ Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 5. Thể thơ của đoạn thơ thứ hai: thơ sáu tiếng hiện đại/ thơ tự do sáu tiếng/ thơ sáu tiếng.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong các cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
4
Câu 6. Xác định nghệ thuật tương phản trong đoạn thơ thứ nhất: tương phản giữa “Lũ chúng tôi
lớn lên” và “bí và bầu lớn xuống”; trong đoạn thơ thứ hai: tương phản giữa “Lưng mẹ còng dần
xuống” và “con ngày một thêm cao”.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 biện pháp nghệ thuật tương phản theo cách trên.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp nghệ thuật tương phản theo cách trên.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 7. Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”: Nhân
hóa “Thời gian” qua từ “chạy”, cho thấy thời gian trôi nhanh làm cho mẹ già nua và người con xót
xa thương mẹ.
- Điểm 0,5:
+ Trả lời đúng hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa theo cách trên;
+ Diễn đạt khác nhưng hợp lí.
- Điểm 0,25: Trả lời chung chung, chưa thật rõ ý.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 8. Hai đoạn thơ trên có điểm giống nhau về nội dung: Bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của
con trước những hi sinh thầm lặng của mẹ; về nghệ thuật: ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm, biện pháp
tương phản, nhân hóa. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
- Điểm 0,5:
+ Nêu đầy đủ và rõ ràng những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ theo
cách trên;
+ Diễn đạt khác nhưng hợp lí, có sức thuyết phục.
- Điểm 0,25:
+ Nêu đúng 1 trong 2 phương diện (nội dung, nghệ thuật) theo cách trên;
+ Nêu 2 phương diện (nội dung, nghệ thuật) nhưng chưa thật rõ ý.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập
văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm
tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt
hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với
5
nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của
cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài, nhưng các phần chưa thể hiện
được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết bài, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng bạo lực học đường và phương châm
hành động: “Nói không với hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội” của học sinh hiện nay.
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo
trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm
(trong đó phải có thao tác phân tích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn
chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Phân tích hiện tượng bạo lực học đường: thực trạng, nguyên nhân, tác hại.
+ Phương châm hành động: “Nói không với hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội” của học sinh
hiện nay: học sinh không tham gia, không tổ chức đánh nhau; khuyên can bạn bè; ứng xử lịch sự
với mọi người; không tham gia các tệ nạn xã hội ; Nhà trường tăng cường giáo dục kĩ năng sống,
tuyên truyền pháp luật, quản lí học sinh; phụ huynh gương mẫu, sâu sát con em,
+ Bài học nhận thức và hành động của bản thân.
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn chưa đầy đủ
hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các
yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu
sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc
quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
6
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (4,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo
lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm
thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt
hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với
nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm
xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài, nhưng các phần chưa thể hiện
được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết bài, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp riêng, độc đáo của hai đoạn văn trích từ bài
Người lái đò sông đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc
Tường.
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo
trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm
(trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0
điểm):
- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu về các tác giả, tác phẩm;
+ Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn văn:
. Đoạn văn trích từ bài Người lái đò sông đà của Nguyễn Tuân: Thí sinh có thể trình bày
theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được vẻ đẹp hùng vĩ ở đoạn “Cảnh đá bờ sông
dựng vách thành”, quãng sông dài hàng cây số với sự hợp lực của nước, đá và gió; cái tôi nồng
nhiệt với thiên nhiên của Nguyễn Tuân; nghệ thuật độc đáo với ngôn từ mới lạ, phép trùng điệp, so
sánh, nhân hóa, liên tưởng tưởng tượng,
7
. Đoạn văn trích từ bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Thí sinh
có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được vẻ đẹp của sông Hương
khúc thượng nguồn như bản trường ca của rừng già với nhiều tiết tấu, như những người phụ nữ đẹp,
đầy sức sống và cá tính; tình yêu quê hương xứ Huế đằm thắm, sâu nặng của Hoàng Phủ Ngọc
Tường; nghệ thuật độc đáo trong việc sáng tạo hình ảnh, câu văn dài mà khúc chiết, nhịp nhàng,
nhiều biện pháp tu từ hợp lí.
+ Sự tương đồng: làm sống dậy vẻ đẹp hùng vĩ ở khúc thượng nguồn của dòng sông; tình cảm mãnh
liệt với thiên nhiên, quê hương xứ sở của tác giả; văn xuôi đậm chất trữ tình, giàu hình ảnh, nhạc
điệu.
+ Sự khác biệt:
. Đoạn văn của Nguyễn Tuân như khúc hùng ca trận mạc: sự dữ dội của dòng sông ở mức
khủng khiếp; hình tượng vừa là kết quả của sự trải nghiệm, vừa tưởng tượng bay bổng; lời văn giàu
chất văn xuôi, “xương xẩu”, “gồ ghề”.
. Đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường là khúc hùng ca – tình ca cuộc sống: dòng sông có
vẻ đẹp phóng khoáng, man dại và trữ tình; hình tượng nghệ thuật có sự tích hợp vốn văn hóa sâu
rộng; lời văn giàu chất thơ, mềm mại, hướng nội.
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích,
so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các
yếu tố biểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và
thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu
sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc
quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
THPT chuyên Lý Tự Trọng
Đề thi thử THPT Quốc gia
Môn: Ngữ Văn
I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (2 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN PHÚC KHẢO BÀI THI
Kính gửi: Ban Giám Hiệu trường THPT X.
Em là A., học sinh lớp 12C
Thưa Ban Giám Hiệu, trong kì thi học kì I hồi thứ 6 tuần trước, môn Hóa học của em
được có 4 điểm. Trong khi em dò kết quả trên mạng thì phải là 6 điểm mới đúng.
Vì vậy, em làm đơn này xin Ban Giám Hiệu xem xét chấm lại bài để em khỏi bị oan ức.
Em xin chân thành cảm ơn.
… ngày…tháng…năm….
Người làm đơn
LÊ NGỌC A.
a. Anh/ chị hãy chỉ ra những lỗi sai về chính tả, về cách sử dụng từ ngữ, diễn đạt không
phù hợp với phong cách ngôn ngữ hành chính trong lá đơn trên.
b. Điều chỉnh những lỗi sai đó bằng cách viết lại hoàn chỉnh lá đơn trên.
Câu 2: (1,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau
Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách
dựng nên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới khốc liệt của
AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ.
(Trích “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003”-
Cô-phi An-nan, SGK Ngữ văn 12 tập 1, trang 82)