Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

XÃ hội học KINH tế DU LỊCH tại TP HCM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.93 KB, 20 trang )

Xã Hội
Học

----------------------------------------Mai Văn Phụng - Trường ĐH Tôn Đức Thắng,
Tp.HCM

Kinh Tế
Du lịch
tại
Tp.HC
M trong
giai
đoạn
hiện
nay

1


MỤC LỤC
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI..........................................................................................2
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................................4
3. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN..........................................................................7
3.1. Khái niệm Du lịch............................................................................................7
3.2. Khái niệm Khách du lịch.................................................................................9
3.3. Khái niệm Ảnh hưởng......................................................................................10
3.4. Vài nét về Thành phố Hồ Chí Minh................................................................11
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................11
4.1. Mục tiêu tổng quát...........................................................................................11
4.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................11
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................................12


6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................12
7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.............................................................................12
8. KHUNG PHÂN TÍCH...........................................................................................13
9. HƯỚNG TIẾP CẬN LÍ THUYẾT........................................................................13
9.1. Tiếp cận lí thuyết nhu cầu của Maslow...........................................................13
9.2. Tiếp cận lí thuyết lựa chọn hợp lí....................................................................16
10. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................................17
10.1. Ý nghĩa lí luận..................................................................................................17
10.2. Ý nghĩa thực tiễn..............................................................................................17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay với xu thế tồn cầu hóa, thế giới ngày càng liên kết về mọi mặt
thì việc giao lưu giữa các quốc gia với nhau ngày càng đươc phổ biến và từ đây,
ngành du lịch ngày được các quốc gia quan tâm. Bên cạnh đó, cơng nghệ thơng tin
cũng phát triển khơng kém do đó mỗi người có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin
phục vụ cho nhu cầu bản thân hơn như việc lựa chọn điểm du lịch, đặt vé máy bay,
khách sạn,…đều thông qua Internet. Cùng với hệ thống thương mại con người có
nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, thu nhập tăng, giáo dục phát triển, mật độ công việc
trở nên phong phú và đa dạng thì nhu cầu giải trí cũng phát triển không kém nhằm
đáp ứng cũng như bắt kịp xu hướng của con người. Và du lịch giải trí được mọi
người quan tâm thì dịch vụ du lịch cũng bắt đầu được quan tâm nhiều hơn. Du lịch
có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế mỗi quốc gia, du lịch mang lại những
tác động to lớn về kinh tế cho mỗi địa phương đón tiếp khách du lịch đồng thời
cũng tạo ra nguồn lao động lớn cho mỗi quốc gia. Nguồn lợi thu từ các khu du lịch

góp phần mang lại nguồn thu nhập lớn đồng thời quảng bá hình ảnh cho đất nước
mình và những vùng hay địa phương có khách du lịch đến đồng thời những phong
tục tập quán của mỗi vùng miền cũng sẽ được mọi người biết đến.
Trong chiến dịch phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2010-2020 và tầm
nhìn đến 2030 xác định: Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng tăng nguồn thu
ngoại tệ cho đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm.
Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) là một trong những trung tâm kinh tế quan
trọng của nước ta. Ở đây có thể nói thể hiện khá trọn vẹn về bản sắc dân tộc của
đất nước, bởi đây là nơi thu hút nguồn lao động từ các nơi đổ về, không chỉ vậy
thành phố hội tụ những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cũng như các đặc
điểm về văn hóa, lịch sử, phong tục của mỗi vùng miền,…Với xu hướng việc du
lịch ngày càng được chú trọng như hiện nay thì Tp. HCM cũng khơng ngừng lớn
mạnh về dịch vụ du lịch, đóng góp doanh thu khơng nhỏ vào nền kinh tế đất nước.
Trong những năm vừa qua, Tp. HCM đã có những đóng góp vào du lịch Việt Nam
và cũng gặp rất nhiều thách thức khi nước ta gia nhập WTO tuy nhiên ngành du
3


lịch thành phố đã có những chiến lược để khẳng định vai trò là ngành kinh tế quan
trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của mình. Bên cạnh phát triển kinh
tế đứng đầu cả nước thì dịch vụ du lịch cũng đang chiếm thị phần lớn của thành
phố. Số lượt khách du lịch vào Việt Nam được chia theo giới tính, độ tuổi, quốc
tịch vào năm 20051, 20092 và năm 20133 lần lượt là 8195, 9287 và 9500 du khách.
Như vậy có thể nói ở nước ta ngành du lịch đang ngày càng phát triển và tăng đều
lên từng năm. Hơn nữa về tiêu chí tác động đến việc lựa chọn thành phố là địa
điểm du lịch của khách quốc tế có nhiều ưu điểm như: có nhiều điểm du lịch hấp
dẫn, phương tiện đi lại thuận tiện, thủ tục và nhập cảnh đơn giản,…
Tuy nhiên cũng theo Tổng Cục Thống Kê - Kết quả điều tra khách du lịch
năm 2009 thì có đến 70% du khách đến Tp.HCM và khơng quay trở lại với rất
nhiều lí do. Đây là thực tế chung cho toàn ngành du lịch mà trong đó có Tp. HCM,

sự kém phát triển này từ nhiều yếu tố khác nhau như sản phẩm du lịch còn nghèo
nàn, chưa hấp dẫn khách du lịch, sự quản lý yếu kém của các công ty du lịch, chưa
xây dựng được cái riêng cho mình, chương trình du lịch chưa đa dạng, chậm đổi
mới. Chính vì vậy, thành phố cần tạo ra những giá trị riêng cho mình chú trọng
vào những điểm mạnh như du lịch sinh thái, du lịch di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh,… Và điều quan trọng không thể bỏ qua là cần có nguồn nhân lực du lịch
phải được đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Trình độ đào tạo phải được cải
thiện để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để có thể thu hút khách du lịch đến
nhiều lần tiếp theo. Đồng thời khẳng định Tp. HCM tiềm năng phát triển là vơ
hạng có thể đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho mỗi cá nhân khi vào thành phố.
Là trung tâm kinh tế của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh hội tụ những điều
kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng hiện đại lẫn những đặc điểm về lịch sử, văn hóa…
để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Tuy lượng khách du lịch trong
1 Tổng cục Thống kê: Kết quả điều tra khách du lịch năm 2005.
2 Tổng cục Thống kê: Kết quả điều tra khách du lịch năm 2009.
3 Tổng cục Thống kê: Kết quả điều tra khách du lịch năm 2013.

4


những năm gần đây có sự tăng trưởng cao, nhưng hiệu quả của hoạt động thu hút
khách du lịch trong nước và quốc tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và chưa
thực sự đưa thành phố Hồ Chí Minh trở thành một điểm đến có sức hút lớn. Nhận
thức được những yêu cầu cấp thiết như vậy, nhóm sinh viên chúng tôi quyết định
lựa chọn nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn du lịch tại
Tp.HCM của khách du lịch trong và ngoài nước hiện nay”. Để tìm ra những
giải pháp hợp lý đưa Tp.HCM trở thành điểm đến hấp dẫn, ấn tượng với khách du
lịch khi đến với thành phố.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


Qua q trình tìm hiểu thơng tin từ các dữ liệu thứ cấp thu thập được,
chúng tơi nhận thấy có một số cơng trình liên quan đến đề tài này, như sau:
Đề tài “Nhu cầu du lịch của khách tây balơ tại khu phố tây Tp. Hồ Chí
Minh”, luận văn tốt nghiệp tại trường đại học Tôn Đức Thắng của Nguyễn Thị
Minh Thanh - 06VN vào tháng 7/2010, giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Quang
Hiếu. Bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với công cụ thu
thập thông tin và khảo sát bảng hỏi thì tác giả đã đưa ra kết quả nghiên cứu như
sau: loại hình du lịch bụi (du lịch balô) đang ngày càng phổ biến và đem lại nhều
nguồn lợi cho ngành du lịch Tp. HCM, việc phát triển khu phố Tây sẽ tạo nên một
điểm nhấn, quảng bá cho du lịch thành phố. Nắm bắt được nhu cầu khách Tây,
chúng ta có thể thiết kế ra những sản phẩm du lịch nhằm thu hút đối tượng này,
“nghiên cứu để bán ra những gì du khách cần”. Mặt khác giữ chân du khách quay
lại Việt Nam thì các cơ sở ban ngành du lịch cần phối hợp tốt với nhau, hình thành
những chiến lược mới nhằm xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam như một điểm
đến hấp dẫn, hữu nghị, an toàn, và cung cách phục vụ chuyên nghiệp.
Đề tài “Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế
của thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn khóa luận tốt nghiệp, trường đại học
Ngoại Thương Tp. HCM của Đỗ Ngọc Quyên, tháng 5/2013, giảng viên hướng
dẫn ThS.Nguyễn Thúy Phương. Đề tài được nghiên cứu với mục đích thơng qua
việc xác định các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khác du lịch quốc tế tại
5


Tp. HCM, nhằm đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của Tp. HCM. Trong quá trình nghiên
cứu, người viết sử dụng mơ hình kinh tế lượng với phần mềm Eviews 6.0 để xác
định các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của
Tp.HCM hiện nay. Kết quả nghiên cứu của đề tài được rút ra như sau: Ở chương
một, người viết trình bày về cơ sở lý luận của hoạt động thu hút kách du lịch cùng
với một số nhân tố có thể tác động hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch quốc

tế được đút kết từ những nghiên cứu trước đây. Ở phần chương 2, thực trạng thu
hút khách du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh được trình bày với các số liệu về số
lược khách du lịch đến thành phố mỗi năm, cơ cấu lượt khách, số ngày khách
dừng chân lại, các khoảng chi tiêu của khách du lịch. Qua khóa luận này, tác giả
muốn đem đến cái nhìn rõ hơn về các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút
khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh thơng qua cách tiếp cận định
lượng. Từ đó, sẽ giúp xác định các yếu tố cần hoàn thiện và nâng cao để có thể cải
thiện hiệu quả thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố trong thời gian tới.
Đề tài: “Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển du lịch MICE ở thành
phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2015” của tác giả Phạm Thị Mai Anh - Khóa
luận tốt nghiệp chuyên ngành Việt Nam Học Trường đại học Tôn Đức Thắng,
tháng 8/2010 sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu thứ cấp, đó là
những thơng tin từ sách, báo, tạp chí và trên mạng Internet đã đưa ra một số giải
pháp để phát triển ngành du lịch của thành phố như sau: tác giả đã phân tích, đánh
giá tồn diện những nguồn lực và thực trạng phát triển su lịch MICE thành phố Hồ
Chí Minh trong những năm qua. Nêu bật lên những thành công, hạn chế, đánh giá
thời cơ và nhận diện một số thách thức cần tập trung giải quyết từ nay đến năm
2015. Cũng từ đó, tác giả cũng đề xuất các chiến lược và hệ thống giải pháp đồng
bộ để thực hiện chiến lược phát triển du lịch MICE trong thời gian tới.
Cũng liên quan đến đề tài cần nghiên cứu một tác phẩm cũng ra đời do tác
giả Trần Diễm Thúy, Nhà xuất bản Văn Hóa - Thơng Tin, 2009 với tựa đề “Văn
Hóa Du Lịch”, trong tác phẩm này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê,
6


miêu tả phân tích vấn đề. Tác giả đề cập đến nguồn tài nguyên phát triển du lịch
Việt Nam, giới thiệu một số loại hình du lịch như du lịch sinh thái, nêu lên những
giá trị văn hóa của dân tộc phục vụ du lịch như: văn hóa của các tộc người, văn
hóa tâm linh, văn hóa làng nghề, giá trị của các nền văn hóa cổ, văn hóa ẩm thực
và các loại hình nghệ thuật trong hoạt động du lịch.

Với những tài liệu thứ cấp thu thập được thì chúng tôi thấy rằng, đề tài du
lịch chẳng những hấp dẫn được các nhà nghiên cứu khoa học trong nước mà kể cả
các nhà khoa học nước ngoài. Đề tài “The Determinant of international tourism
demand for Egypt: Panel Data Evidence” 4, tạm dịch là “Các nhân tố quyết định
đến cầu về du lịch quốc tế của Ai Cập” của Ibrahim (2011). Hoặc đề tài xem xét
các nhân tố ảnh hưởng tới cầu về du lịch tại các nước thuộc Liên minh Tiền tệ
Đông Ca-ri-bê (Eastern Caribbean Currency Union) với tên gọi “What Attracts
Tourists to Paradise?”5, tạm dịch là “Điều gì thu hút khách du lịch đến với thiên
đường?” của Evridiki Tsounta (2008),...các cơng trình này đều có kết quả nghiên
cứu là xây dựng mơ hình du lịch hiện đại và chứng minh các yếu tố như thu nhập
của khách du lịch hay mức sống của khách ở nơi cư trú thường xun của du
khách có tác động tích cực đến lượng khách du lịch quốc tế đến du lịch tại địa
phương của các nước này hay khơng.
Ngồi ra, một số đề tài khác tập trung vào các yếu tố thuộc về địa phương
là cung cấp sản phẩm du lịch quốc tế như sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc sản của
vùng…để xây dựng mơ hình định lượng cho thấy được ảnh hưởng của các yếu tố
này đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của địa phương như các đề tài “A
empirical analysis of influential factors in international tourism income in
Sichuan province”6, tạm dịch là: “Một phân tích theo kinh nghiệm về những yếu
tố ảnh hưởng đến thu nhập từ du lịch quốc tế của tỉnh Tứ Xuyên”, của Yang, Ye
và Yan (2011) hay cơng trình nghiên cứu của Khadaroo và Seetanah (2007) về ảnh
4, 5 Trích dẫn từ Academia.edu.
5
6, 7 Trích dẫn từ Academia.edu.

7


hưởng của cơ sở hạ tầng lên sự phát triển của du lịch trong đề tài “Transport
Infrastructure and Tourism Development”7, Tạm dịch: “Cơ sở hạ tầng giao thông

và sự phát triển của du lịch”. Kết quả nghiên cứu của các đề tài này cũng đã
chứng minh rằng các nhân tố thuộc địa phương cung cấp dịch vụ du lịch như số
lượng lao động, cơ sở vật chất, hạ tầng, cảnh quan thiên nhiên,...cũng tác động đến
hiệu quả của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế, ảnh hưởng lớn đến việc giữ
chân lượng khách du lịch quay trở lại tham quan, nghỉ dưỡng tại các quốc gia này.
Đề tài “Souvenir seller and perception of authenticity - the retailers ò Hoi
An, Vietnam” - 2014 - Tác giả Trịnh Thị Thu. Đề tài sử dụng phương pháp phân
tích phần mềm văn bản từ đó tìm hiểu về sự khác biệt về nhận thức của các tiểu
thương, cũng như những sản phẩm lưu niệm mà họ bày bán. Ngoài ra cuộc nghiên
cứu còn đề cập đến bối cảnh động lực của doanh nghiệp và nguồn cung cấp là hai
yếu tố quan trọng tác động đến các sản phẩm lưu niệm ở Hội An thiếu tính đa
dạng và đặc trưng riêng của địa phương. Cụ thể như ở Hội An các sản phẩm lưu
niệm trừ tị le, và làng gốm Thanh Hà. Thì đa số các sản phẩm cịn lại chưa mang
tính đặc sắc bản địa, mà lai tạp về xuất xứ như nhiều sản phẩm không rõ nguồn
gốc kém chất lượng, ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh Hội An.
 Nhìn chung, các đề tài trên đã khái quát tương đối rõ ràng về tình hình du lịch và

một số giải pháp phát triển du lịch tại Tp.HCM hiện nay. Tuy nhiên, vì mục đích
nghiên cứu khác nhau nên các tác giả chưa đề cập đến việc xu hướng lựa chọn
Tp.HCM là địa điểm du lịch của khách trong và ngoài nước như thế nào.
3. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
3.1. Khái niệm Du lịch

Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành
một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của
dân cư là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khái
niệm “Du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều
góc độ khác nhau.
7


8


Theo Từ điển Tiếng Việt 8 thì “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các
mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa Khu du lịch, các nhà kinh doanh,
chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong q trình thu hút và tiếp đón
Khu du lịch”.
Trong đó, khái niệm về du lịch theo cách tiếp cận của các đối tượng liên
quan đến hoạt động du lịch:
- Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở
ngồi nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hồ bình, hữu nghị, tìm kiếm
kinh nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác.
- Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều
kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du
lịch và đạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận.
- Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về
hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là
tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong
việc hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu
ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa
phương.
- Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội
mà hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu
nền văn hố, phong cách của những người ngồi địa phương mình, vừa là cơ hội
để ìm việc làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng
gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh
XH, nơi ăn, chốn ở,...

8 Từ điển tiếng Việt - Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1988.


9


Theo Luật du lịch Việt Nam 9: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Theo các nhà kinh tế học thì cho rằng du lịch khơng chỉ là một hiện tượng
xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học
Picara - Edmod đưa ra định nghĩa: “Du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức
năng của nó khơng chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện
giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền
đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu
cầu hiểu biết và giải trí”.
Đối với đề tài này, du lịch được hiểu là tất cả mọi hoạt động của những
người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải
nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành
nghề và những mục đích khác nữa.10
3.2. Khái niệm Khách du lịch

11

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization) thì khách du
lịch được hiểu là những người đi ra khỏi mơi trường sống thường xun của mình
để đến một nơi khác trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích chính
của chuyến đi là thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác
ngồi việc tiến hành các hoạt động để đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến.
Khái niệm khách du lịch này được áp dụng cho cả khách du lịch quốc tế và khách
du lịch trong nước và áp dụng cho cả khách đi du lịch trong ngày và đi du lịch dài
ngày có nghỉ qua đêm.


9 Luật số 44/2005/QH11 của Quốc hội : Luật du lịch Việt Nam, 2005.
10 Trích khái niệm Du lịch theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), (Tr.87).
11 Trích khái niệm Du lịch theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), (Tr.96).

10


Trong đó có:
Khách du lịch quốc tế
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (cụ thể ở một địa phương nào đó của
Việt Nam) là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của một nước
đang thường trú đến Việt Nam trong thời gian ít hơn 12 tháng với mục đích của
chuyến đi khơng phải để tiến hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập và kiếm
sống ở Việt Nam.
Khách du lịch trong nước
Khách du lịch trong nước là những người đi ra khỏi môi trường sống
thường xuyên của mình để đến một nơi khác ở trong nước với thời gian liên tục ít
hơn 12 tháng và mục đích chính của chuyến đi để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi
giải trí hay các mục đích khác ngồi việc tiến hành các hoạt động nhằm đem lại
thu nhập và kiếm sống ở nơi đến.
Khách du lịch đi theo tour
Là những người đi theo các chuyến du lịch được tổ chức và phục vụ trọn gói

hay khơng trọn gói do các đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành đứng ra tổ chức.
Những người du lịch theo tour được các đơn vị du lịch lữ hành lo phương tiện đi
lại, ăn ở, các chương trình vui chơi giải trí, thăm quan... từ lúc bắt đầu chuyến đi
cho đến khi kết thúc chuyến đi.
Khách du lịch không đi theo tour (tự do)
Là những người tự đứng ra tổ chức, sắp xếp chuyến đi cho mình hay cả
đồn về phương tiện đi lại, ăn ở, các chương trình vui chơi giải trí...

3.3. Khái niệm Ảnh hưởng12

Ảnh hưởng là mức độ tác động từ vật này lên vật khác, hành vi người này
lên hành vi người khác. Trong xã hội loài người, mỗi cá nhân chịu sự ảnh hưởng
sâu sắc của những con người sự vật xung quanh và đồng thời tạo ảnh hưởng theo
12 Nguồn: />11


chiều ngược lại, bao gồm ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực. Mức độ thể
hiện thứ bậc chịu tác động nhiều hay ít và phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân, cường
độ tác động và tính thường xuyên.
3.4. Vài nét về Thành phố Hồ Chí Minh13

Thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay vẫn được gọi phổ biến với tên cũ là Sài
Gịn) là thành phố đơng dân nhất cả nước, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn
hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Trên cơ sở diện tích tự nhiên, thì thành
phố Hồ Chí Minh là đơ thị lớn thứ nhì Việt Nam (sau khi thủ đô Hà Nội được mở
rộng). Nếu xét về quy mơ dân số, thì thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất
Việt Nam.
Thành phố nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo.
Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 kcal/cm2/năm, nắng trung bình 6,8
giờ/ngày. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,50C. Biên độ trung bình giữa các
tháng trong năm thấp là điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển quanh
năm của động thực vật. Ngồi ra, thành phố có thuận lợi là không trực tiếp chịu
tác động của bão lụt.
Với những thuận lợi nói trên Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trong
những trung tâm văn hóa - giải trí với nhiều địa điểm du lịch phổ biến nhất trong
khu vực Miền Nam.
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
4.1.

Mục tiêu tổng quát

Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn du lịch tại Tp.HCM của
khách du lịch trong và ngoài nước hiện nay.
4.2.
Mục tiêu cụ thể
- Xác định thực trạng khách du lịch trong và ngoài nước tại Tp.HCM hiện nay.
- Xác định các yếu tố tác động đến việc lựa chọn Tp.HCM là địa điểm du lịch của

khách du lịch trong và ngồi nước.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn mà ngành du lịch tại Tp.HCM đang gặp
phải.
13 Nguồn:

12


- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác thác tối đa tiềm năng du lịch của Tp.HCM.
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Trong đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề thông qua các câu hỏi
sau:
- Thực trạng hoạt động du lịch của khách du lịch trong và ngoài nước ở Tp.HCM
trong thời gian gần đây như thế nào?
- Các yếu tố nào tác động đến việc lựa chọn Tp.HCM là địa điểm du lịch của
khách du lịch trong và ngoài nước?
- Khách du lịch mong muốn địa điểm du lịch tại Tp.HCM cần đầu tư và phát triển
thêm những gì để trở thành một trung tâm du lịch hấp dẫn du khách?
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
(dữ liệu thứ cấp) để phân tích và tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Khách du lịch trong và ngoài nước đến Tp.HCM trong những năm gần qua tăng.
- Các yếu tố về: cơ sở hạ tầng du lịch, môi trường đơ thị, truyền thơng đại chúng,…

có ảnh hưởng đến việc lựa chọn Tp.HCM là địa điểm du lịch của du khách.
- Đa dạng trong loại hình du lịch, cung cách phục vụ, nâng cao chất lượng du lịch

của các công ty dịch vụ lữ hành cũng như cải thiện môi trường đô thị là điều mà
du khách mong muốn khi đến du lịch tại Tp.HCM.

8. KHUNG PHÂN TÍCH

Điều kiện Kinh tế - Xã hội

Cơ sở hạ tầng DL

13
Chất lượng phục vụ DL

Truyền thông đại chúng


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN DU LỊCH
TẠI TP.HCM CỦA KHÁCH DU LỊCH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Giải pháp và Khuyến nghị
9. HƯỚNG TIẾP CẬN LÍ THUYẾT
9.1.

Tiếp cận lí thuyết nhu cầu của Maslow14

Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong
những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (Humanistic
psychology), trường phái này được xem là thế lực thứ 3 (The Third Force) khi thế
giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phân tâm học
(Psychoanalysis) và Chủ nghĩa hành vi (Behaviorism).
Vào năm 1954, Abraham Maslow đã đưa ra quan điểm về nhu cầu của con
người và nhu cầu này được sắp xếp theo các thứ bậc khác nhau. Học thuyết của
ông được dựa trên những con người khoẻ mạnh, sáng tạo, những người sử dụng tất
cả tài năng, tiềm năng và năng lực trong công việc. Vào thời điểm đó, phương
pháp này khác biệt với các cơng trình nghiên cứu tâm lý con người khác được dựa
trên việc quan sát con người bị chi phối bởi các phiền muộn là chủ yếu.
Theo thuyết nhu cầu của mình, Maslow cho rằng con người có 5 nhu cầu cơ
bản: nhu cầu sinh lí (cơ bản) (basic needs), nhu cầu về an toàn (safety needs), nhu
cầu về xã hội (social needs), nhu cầu được tôn trọng (esteem needs) và nhu cầu
muốn tự được thể hiện mình (self-actualizing needs) .

14 Nguồn Giaovien.net
14


Hình 1. Tháp nhu cầu của Maslow - Nguồn Giaovien.net

Maslow cho rằng con người muốn và luôn đấu tranh để thoả mãn những
nhu cầu khác nhau. Xuất phát từ việc những mức nhu cầu bậc thấp bao giờ cũng
cấp thiết và quan trọng hơn, nên chúng sẽ đóng vai trị như nguồn và định hướng
của một mục tiêu cá nhân nếu những nhu cầu này không được thoả mãn.
Sau khi những nhu cầu bậc thấp được thoả mãn, những nhu cầu cao hơn sẽ là động
cơ hành động. Những nhu cầu chưa được thỏa mãn ở bậc dưới sẽ lấn át những nhu

cầu chưa được thỏa mãn ở bậc cao hơn, và chúng cần được thỏa mãn trước khi
một cá nhân tiến lên các bậc cao hơn của tháp nhu cầu.
Sau 2 lần bổ sung năm 1970 và 1990, sự phân cấp này đã được Maslow
hiệu chỉnh thành 8 bậc như sau:
- Nhu cầu sinh lí (cơ bản) (basic needs)
- Nhu cầu về an toàn (safety needs)
15


- Nhu cầu về xã hội (social needs)
- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
- Nhu cầu về nhận thức (cognitive needs)
- Nhu cầu về thẩm mỹ (aesthetic needs)
- Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
- Sự siêu nghiệm (transcendence)

Hình 1. Tháp nhu cầu của Maslow – Nguồn Giaovien.net

Trong môi trường xã hội thay đổi và ngày được nâng cao như hiện nay thì
nhu cầu về cái tơi cá nhân và tự thể hiện bản thân càng được coi trọng và đề cao.
Trong đó, Maslow nhận định về nhu cầu xã hội như sau: Nhu cầu xã hội còn được
gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó hoặc nhu
cầu về tình cảm, tình thương. Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như
việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào
đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm…và sợ bị
16


cô độc, bị coi thường. Nội dung của nhu cầu này bao gồm các vấn đề tâm lí như:
được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, yêu thương, ủng hộ và mong muốn

được hòa nhập với cộng đồng, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung cao nhất
của nhu cầu này. Chính vì vậy, du lịch là một hình thức đã đáp ứng khá đầy đủ
những nhu cầu thực tại này nên rất được nhiều người trong xã hội quan tâm.
9.2.

Tiếp cận lí thuyết lựa chọn hợp lí 15
Thuyết lựa chọn hợp lí có nguồn gốc từ triết học, nhân học và kinh tế học

vào thế kỉ XVIII - XIX. Thuyết này gắn với tên tuổi của rất nhiều nhà xã hội học
tiêu biểu như: George Homans, John Elster, Peter Blau, James Coleman…
Từ góc độ Triết học cho rằng bản chất con người là vị kỷ ln tìm đến sự
hài lịng, sự thỏa mãn và lãng tránh nỗi khổ đau.
Một số nhà kinh tế học cổ điển lại nhấn mạnh lợi nhuận tạo động cơ khi
con người quyết định lựa chọn hành động. Con người luôn hành động có chủ đích,
có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực có hạn một cách hợp lí nhằm
đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Tuy nhiên, trong kinh tế học hiện đại thì
cho rằng hành vi kinh tế là hành vi lựa chọn hợp lí. Giải thích hành vi kinh tế là
yếu tố chi phí, giá cả, lợi nhuận, lợi ích…
Theo James Coleman định nghĩa lựa chọn hợp lí là: Hành động có mục
đích của cá nhân hướng tới một mục tiêu, mục tiêu đó được định hướng bởi các
giá trị hay sở thích.
Trong khi đó, nhà xã hội học người Mỹ George Homans - là một trong
những tác giả của lí thuyết trao đổi xã hội, chủ trương trả lại con người cho xã hội
học và John Elster lại nói về thuyết lựa chọn hợp lí rất ngắn gọn như sau: Khi đối

15 Nguồn: Giaovien.net

17



diện với một số hành động, mọi người thường làm cái mà họ cho có khả năng đạt
được kết quả cuối cùng tốt nhất.
Theo Marx, mục đích tự giác của con người như là quy luật quyết định toàn
bộ cấu trúc, nội dung, tính chất, của hành động và ý chí của con người. Thuật ngữ
Lựa chọn được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính tốn để quyết định sử
dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách
thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực. Phạm
vi của mục đích đây khơng chỉ là yếu tố vật chất như lãi, lợi nhuận, thu nhập… mà
cịn có cả yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần.
Thuyết lựa chọn hợp lí được dùng trong nghiên cứu này nhằm xem xét lí do
khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa có nhu cầu đi du lịch tại Tp.HCM là
vì các yếu tố nào. Bên cạnh đó, nhằm xem xét cách “lựa chọn” của họ như vậy là
hành động hợp lí hay khơng hợp lí.
10. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
10.1.

Ý nghĩa lí luận
Việc nghiên cứu đề tài này giúp cũng cố thêm phương pháp, tri thức khoa

học xã hội cho người nghiên cứu, đồng thời hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào
kho tư liệu phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu lĩnh vực có liên quan trong các
đề tài sau này.
10.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chúng tôi hi vọng rằng với kết quả của bài nghiên cứu từ đề tài này có thể
phục vụ, hỗ trợ cho các đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực văn hóa du lịch. Bên cạnh
đó, đề tài này giúp chúng tơi có được kiến thức khi phân tích, tìm hiểu các yếu tố
tác động đến việc lựa chọn điểm du lịch của du khách tại Tp.HCM nói riêng và
định hướng phát triển ngành du lịch vững mạnh nói chung trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


18


1. Lê Thị Mai, Xã Hội Học Kinh Tế, tái bản lần thứ 2, NXB Khoa học xã hội,
2.
3.
4.
5.

năm 2013.
Lê Ngọc Hùng, Xã Hội Học Kinh Tế, NXB Đại học Quốc gia, năm 1999.
Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt , NXB Khoa học xã hội, 1988.
Trần Diễm Thúy, Văn Hóa Du Lịch - NXB Văn Hóa - Thơng Tin, 2009.
Đề tài “Nhu cầu du lịch của khách tây balơ tại khu phố tây Tp. Hồ Chí Minh”,
luận văn tốt nghiệp tại trường đại học Tôn Đức Thắng của Nguyễn Thị Minh
Thanh - 06VN vào tháng 7/2010, giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Quang

Hiếu.
6. Đề tài “Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của
thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn khóa luận tốt nghiệp, trường đại học Ngoại
Thương Tp. HCM của Đỗ Ngọc Quyên, tháng 5/2013, giảng viên hướng dẫn
ThS. Nguyễn Thúy Phương.
7. Đề tài “Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển du lịch MICE ở thành phố
Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2015” của tác giả Phạm Thị Mai Anh - Khóa
luận tốt nghiệp chuyên ngành Việt Nam Học Trường đại học Tôn Đức Thắng,
tháng 8/2010.
8. Đề tài “The Determinant of international tourism demand for Egypt: Panel
Data Evid”, của Ibrahim, năm 2011 [Trích dẫn từ Academia.edu.]
9. Đề tài “What Attracts Tourists to Paradise?”, của Evridiki Tsounta, năm 2008.

[Trích dẫn từ Academia.edu.]
10. Đề tài “A empirical analysis of influential factors in international tourism

income in Sichuan province” của Yang, Ye và Yan năm 2011.
11. Đề tài “Souvenir seller and perception of authenticity - the retailers ò Hoi
An, Vietnam” - 2014 - Tác giả Trịnh Thị Thu.
12. Luật du lịch Việt Nam, Trích Luật số 44/2005/QH11 của Quốc hội, năm
2005.
13. Kết quả điều tra khách du lịch năm 2005, 2009, 2013 của Tổng cục Thống

kê.
Nguồn từ Internet:
- />-
- Giaovien.net

19


20



×